Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

báo cáo Thực tập Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 14 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN
VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

NỘI DUNG BÁO CÁOTHỰC TẬP
Đợt thực tập: Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động
của tổ chức hành nghề công chứng
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................................................................2
I. Tổng quan về quá trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.....2
II. Cơ cấu tổ chức, quản lý, dịch vụ của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn............................2
1. Cơ cấu tổ chức của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn....................................................2
Thư ký nghiệp vụ...............................................................................................................4
Kế tốn - Thủ quỹ..............................................................................................................4
Văn thư - Lưu trữ...............................................................................................................4
2. Quản lý của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn................................................................5
3. Dịch vụ của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn................................................................5
III. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn..................6
1. Quyền của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn..................................................................6
2. Nghĩa vụ của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn..............................................................6
IV. Bài học kinh nghiệm sau khi thực tập tại Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn....................7
V. Đề xuất, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề
cơng chứng..................................................................................................................................7
KẾT LUẬN.................................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM.......................................................................................11
1. (Khung cảnh Văn phịng Cơng chứng Thanh Sơn)...........................................................11
2. (Giấy đăng ký hoạt động của Văn phịng Cơng chứng Thanh Sơn).................................12
3. (Quyết định bổ nhiệm Công chứng viên của bà Trần Thị Như).......................................13
...............................................................................................................................................14


4. (Thẻ Công chứng viên của bà Trần Thị Như)...................................................................14

1


MỞ ĐẦU
Thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề công chứng của Học viện tư pháp đối với lớp
D1, khóa 24.1, tại Hà Nội và hướng dẫn nội dung thực tập theo Công văn số
1696/HVTP-ĐTCông chứng viên ngày 26 tháng 10 năm 2021, tơi đã liên hệ thực tập
tại Văn phịng Công chứng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, địa chỉ trụ sở tại: phố Tân Thịnh,
thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Quá trình thực tập từ ngày 08
tháng 11 năm 2021 đến ngày 11/11/2021, về nội dung: “Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức,
chức năng nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng”.

NỘI DUNG
I. Tổng quan về quá trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ
Hiện nay, Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn là văn phịng đầu tiên và duy nhất
được thành lập tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, là một trong những huyện miền núi
có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình
kinh tế tại địa bàn đã có bước phát triển nhất định, nhu cầu cơng chứng của người dân
ngày càng cao.
Khi đến thực tập tại Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn, tơi được Trưởng văn
phịng tiếp nhận vào thực tập, giới thiệu sơ bộ về văn phòng, cơ cấu tổ chức của văn
phòng. Trưởng văn phòng cử Công chứng viên Trần Thị Như trực tiếp hướng dẫn tôi
thực tập, tôi đã được hướng dẫn, phân công cụ thể những công việc trong thời gian
thực tập. Theo đó, những nội dung chính tơi được tìm hiểu bao gồm: Cơ cấu tổ chức,
nội quy quy chế, cách thức quản lý của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn; Các dịch
vụ mà văn phịng cơng chứng Thanh Sơn cung cấp; Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng.

II. Cơ cấu tổ chức, quản lý, dịch vụ của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn
1. Cơ cấu tổ chức của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn
- Tên tổ chức hành nghề công chứng: Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn.
Tên gọi này phù hợp với quy định tại Khoản 3, Điều 26, Luật Công chứng năm
2006. Theo đó“Tên gọi của Văn phịng cơng chứng do công chứng viên lựa chọn
nhưng phải bao gồm cụm từ "Văn phịng cơng chứng", khơng được trùng hoặc gây
nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ
ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục
2


của dân tộc”. Sau khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực, tên gọi của Văn phịng
được giữ ngun theo quy định tại Khoản 2, Điều 79, Luật Công chứng năm 2014.
- Địa chỉ trụ sở: phố Tân Thịnh, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ.
- Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết
định số: 602/QĐ-UBND ngày 08/3/2012, của UBND tỉnh Phú Thọ. Tại thời điểm này,
văn phòng thành lập và hoạt động theo mơ hình Doanh nghiệp tư nhân, theo Khoản 1,
Điều 26, Luật Công chứng năm 2006. Đến ngày 29/12/2016, thành lập và hoạt động
theo mơ hình cơng ty hợp danh, theo Quyết định 3600/QĐ-UBND, của UBND tỉnh
Phú Thọ. Theo đó từ ngày Luật Cơng chứng năm 2014 có hiệu lực, trong thời hạn 24
(hai mươi bốn) tháng, Văn phịng phải chuyển đổi mơ hình hoạt động sang mơ hình
Cơng ty hợp danh theo quy định tại Khoản 1, Điều 79 và Điều 22 của Luật này.
- Trưởng Văn phịng: Cơng chứng viên – Hồng Thị Kim Hịa.
Trưởng Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng, quản lý và
điều hành mọi hoạt động của văn phịng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tồn bộ
hoạt động của văn phịng. Bà Hồng Thị Kim Hịa là Công chứng viên đã hành nghề
công chứng từ năm 2012, đủ tiêu chuẩn hành nghề từ 02 (hai) năm trở lên, theo Khoản
2, Điều 22, Luật Công chứng năm 2014.
Một số cơng việc của Trưởng văn phịng:

+ Quản lý cơng tác tổ chức, phân công nhiệm vụ cho công chứng viên và nhân
viên văn phòng. Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra chất lượng, hiệu quả công việc; nhận
xét đánh giá nhân viên của văn phòng theo quy định.
+ Thực hiện báo cáo đột xuất và báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo
tình hình hoạt động với cơ quan thuế, Sở tư pháp theo quy định. Giải quyết khiếu nại,
tố cáo theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thu chi tài chính của văn
phịng.
+ Thực hiện nhiệm vụ của Công chứng viên theo quy định của Luật Công
chứng và các văn bản pháp luật liên quan khác.
Văn phịng có 02 Cơng chứng viên hợp danh
STT Họ tên

Năm
sinh

QĐ bổ nhiệm

1

1956

QĐ bổ nhiệm số: Trưởng
152/QĐ-BTP ngày Văn
18/01/2012.
phịng

Hồng Thị Kim Hịa

3


Chức
vụ

Ghi chú

Cơng chứng
viên hợp danh


2

Trần Thị Như

1960

QĐ bổ nhiệm số:
515/QĐ-BTP ngày
16/3/2020.

Công Chứng
viên hợp danh

- Công chứng viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy
định của Luật công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Tiếp nhận hồ sơ cơng chứng, hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu công
chứng, chứng nhận các hợp đồng, giao dịch và một số công việc khác như chứng thực
chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính.
- Nhân viên văn phịng
STT


Họ tên

Năm sinh

Cơng việc trong tổ chức hành
nghề cơng chứng

1

Đào Dũng Tiến

1993

Thư ký nghiệp vụ

2

Hồng Tuấn Anh

1992

Kế tốn- Thủ quỹ

3

Nguyễn Phương Thảo

1995


Văn thư - Lưu trữ

Thư ký nghiệp vụ
- Soạn thảo các hợp đồng, giao dịch trình Cơng chứng viên kiểm tra.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân cơng của Trưởng văn phịng.
Kế tốn - Thủ quỹ
- Tham mưu cho Trưởng văn phòng về lĩnh vực tài chính, thực hiện chế độ thu
chi tài chính, phí công chứng, thù lao công chứng theo quy định của pháp luật.
- Thu chi tài chính, thanh quyết tốn và xác lập các loại biểu mẫu, chứng từ sổ
sách nghiệp vụ kế tốn, đảm bảo tính chính xác hợp pháp của các loại hóa đơn, chứng
từ theo quy định.
- Tổng hợp báo cáo tình hình tài chính cho các cơ quan thẩm quyền quy định và
theo sự chỉ đạo của Trưởng văn phịng.
- Thực hiện những cơng việc khác theo sự phân cơng của Trưởng văn phịng.
Văn thư - Lưu trữ
- Đóng dấu các loại văn bản của Văn phịng
- Tiếp nhận, ghi chép trình lãnh đạo Văn phịng cơng văn đi, đến đúng quy định
trong ngày.
- Tiếp nhận và tổng hợp văn bản đã công chứng, chứng thực, vào sổ thụ lý, cập
nhật nội dung Văn bản công chứng lên hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng và hồ sơ lưu
4


trữ tại văn phịng chính xác, đầy đủ, kịp thời và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
ngăn chặn, phục vụ cơng tác sao lục kịp thời, chính xác theo quy định.
- Lưu trữ bảo quản hồ sơ nghiệp vụ của Văn phịng, cung cấp số liệu thơng tin
để tổng hợp báo cáo Sở Tư pháp và Trưởng văn phòng theo quy định. Bảo đảm chế độ
bảo mật theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện những công việc khác theo quy định của Văn phịng và sự phân
cơng của Trưởng văn phịng.

2. Quản lý của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn
Thời gian làm việc của Văn phòng phù hợp với quy định tại Khoản 3, Điều 33,
Luật Công chứng năm 2014. Theo đó Văn phịng cơng chứng có nghĩa vụ: “Thực hiện
chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước”.
Cụ thể thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến sáng thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ, nghỉ tết)
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút – 11 giờ 30 phút
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút – 17 giờ 00 phút
- Cơng chứng viên và nhân viên Văn phịng thường xuyên chú trọng đến việc
phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ cơng chứng, hồn thành
tốt nhiệm vụ chun mơn. Trong q trình làm việc căn cứ vào tình hình thực tế và
năng lực, đạo đức của cán bộ, nhân viên mà Trưởng văn phịng có thể phân cơng điều
chỉnh cơng việc cho phù hợp để phát huy hiệu quả công việc. Cán bộ, nhân viên trong
văn phịng có nghĩa vụ chấp hành và báo cáo kết quả về việc thực hiện nhiệm vụ được
giao, nếu có ý kiến khác thì được trao đổi phản ánh với Trưởng văn phòng.
3. Dịch vụ của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn
+Cơng chứng hợp đồng, giao dịch;
+ Chứng thực bản sao từ bản chính;
+ Chứng thực chữ ký/ điểm chỉ.
Về việc cơng chứng bản dịch, Văn phịng công chứng Thanh Sơn chưa triển
khai thực hiện việc công chứng bản dịch.
- Ngồi ra Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn cịn đáp ứng các dịch vụ tự
nguyện như:
+ Cơng chứng ngoài trụ sở theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật Cơng
chứng năm 2014.
+ Cơng chứng ngồi giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp
luật để đáp ứng nhu cầu của nhân dân theo quy định tại Khoản 3, Điều 32, Luật Công
chứng năm 2014.

5



III. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Văn phịng cơng chứng
Thanh Sơn
1. Quyền của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với các công chứng viên làm việc
theo chế độ Hợp đồng lao động và các nhân viên làm việc tại Văn phòng.
Việc này thể hiện quyền của văn phịng cơng chứng theo quy định tại Khoản 1
Điều 32 Luật công chứng 2014: “Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công
chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân
viên làm việc cho tổ chức mình.”.
- Thu phí cơng chứng, thù lao cơng chứng, chi phí khác theo đúng quy định.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngồi ngày, giờ làm việc của cơ quan hành
chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng. Cơ sở dữ liệu
công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài
sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan
đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng để đảm bảo an tồn pháp lý, giảm tơi đa
rủi ro trọng Hợp đồng giao dịch trước khi giao kết.
- Các quyền khác theo quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan.
2. Nghĩa vụ của Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn
- Văn phịng thực hiện tổ chức, quản lý công chứng viên trong việc tuân thủ
pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Chấp hành quy định của pháp
luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ
làm việc theo quy định..
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người u cầu cơng
chứng, phí cơng chứng, thù lao cơng chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình
theo quy định tại Khoản 4 Điều 33 Luật cơng chứng năm 2014.
- Văn phịng cơng chứng cũng đã thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp cho cơng chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại điều 37 Luật

công chứng 2014 và bồi thường thiệt hại theo quy định điều 38 Luật công chứng 2014.
- Ngồi ra văn phịng cơng chứng cịn thực hiện tốt yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao
dịch, bản dịch đã công chứng và lập sổ công chứng và hồ sơ lưu trữ công chứng theo
từng năm.

6


IV. Bài học kinh nghiệm sau khi thực tập tại Văn phịng cơng chứng Thanh
Sơn
Trong thời gian tham gia thực tập tại Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn là một
cơ hội trải nghiệm và tiếp xúc thực tế tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm giúp ích
cho q trình học tập sắp tôi, cũng như trong công việc hành nghề công chứng sau này.
Thời gian thực tập tuy là ngắn nhưng cũng cho tơi có những hiểu biết thêm cơ cấu tổ
chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hiểu được cách vận dụng các quy định của pháp luật để đi đến hành động
trong thực tiễn khi tôi được là công chứng viên thực hiện các dịch vụ công chứng đặc
biệt là cách xây dựng cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của Văn phịng cơng chứng;
hiện thực hóa quyền và nghĩa vụ của Văn phịng cơng chứng để đưa ra các hành động
phù hợp.
- Kết quả đạt được khi thực tập tại Văn phịng cơng chứng Thanh Sơn đó là sự
chun nghiệp, khoa học và chuẩn mực của những người đang hoạt động nghề công
chứng:
+ Thực hiện cách sắp xếp, bố trí hợp lý, cụ thể các khu vực, phịng làm việc
riêng biệt, thuận tiện.
+ Học hỏi tác phong làm việc ln đúng giờ đối với tồn thể nhân viên, đặc biệt
công chứng viên luôn là người gương mẫu trong tác phong này để nhân viên văn
phòng noi theo.
+ Cách tạo nên mối quan hệ của Trưởng phịng cơng chứng với đội ngũ các

nhân viên, công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ Hợp
đồng khác tạo nên một khối thống nhất, khoa học, chuyên nghiệp khi phát ngôn, tiếp
xúc và làm việc với khách hàng.
- Trong thực tiễn, việc ban hành đầy đủ các quy định pháp lý nội bộ, ban hành
sơ đồ tổ chức, bố trí định biên nhân sự, quy chế quản lý hoạt động là cực kỳ quan
trọng bởi nó là cơng cụ điều hành, bảo đảm hoạt động công chứng của văn phòng được
ổn định, xuyên suốt
V. Đề xuất, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ
chức hành nghề công chứng.
1. Tại Khoản 1, Điều 22, Luật Cơng chứng năm 2014, quy định. “Văn phịng
cơng chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình cơng ty hợp danh.Văn phịng cơng
chứng phải có từ hai cơng chứng viên hợp danh trở lên.Văn phịng cơng chứng khơng
có thành viên góp vốn”.

7


Việc bắt buộc thành lập Văn phịng cơng chứng với 02 thành viên hợp danh ở
các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn như huyện Thanh Sơn khơng đem lại hiệu quả
kinh tế do lượng việc ít, Văn phịng cơng chứng 02 thành viên rất khó tồn tại ở các địa
bàn này.
Đề xuất: Tiếp tục giữ loại hình Văn phịng cơng chứng theo mơ hình cơng ty
hợp danh khơng có thành viên góp vốn như Luật Cơng chứng năm 2014, đồng thời cho
phép Văn phịng cơng chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân tại các địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Việc cho phép tổ chức
Văn phịng cơng chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân ở một số địa bàn nhất
định giúp Công chứng viên giảm chi phí về cơ sở vật chất và bộ máy nhân sự để bảo
đảm về thu nhập của Công chứng viên, đồng thời tránh tình trạng cung nhiều hơn cầu,
do các địa bàn này có lượng việc cơng chứng ít, giá trị việc công chứng thường thấp.

2. Mặc dù Luật Cơng chứng quy định gần như tồn bộ các bước trong quy trình
cơng chứng đều do Cơng chứng viên thực hiện, tuy nhiên thực tế các Công chứng viên
khi hành nghề thường có các nhân viên giúp việc. Các nhân viên này thường giúp
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, kiểm tra thành phần hồ sơ,
nghiên cứu hồ sơ công chứng, dự thảo văn bản cơng chứng…
Đề xuất: Luật Cơng chứng nên có quy định về chức danh thư ký nghiệp vụ
công chứng để làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh này trong quy trình cơng
chứng. Một số nội dung có thể quy định như sau:
- Cơng chứng viên có thể có thư ký nghiệp vụ công chứng. Tổ chức hành nghề
công chứng ký hợp đồng lao động với thư ký nghiệp vụ cơng chứng có ghi rõ vị trí
làm việc.
- Tiêu chuẩn, điều kiện: Có bằng cử nhân Luật trở lên, đã tốt nghiệp khóa đào
tạo/bồi dưỡng nghề cơng chứng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn: Giúp Công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu
cầu công chứng, tham mưu cho Công chứng viên phương án giải quyết hồ sơ, sắp xếp
hồ sơ để đưa vào lưu trữ.
- Trách nhiệm, quyền lợi:
+ Thư ký nghiệp vụ công chứng làm việc theo phân công của Công chứng viên,
chịu trách nhiệm trước Công chứng viên về cơng việc của mình.
+ Cơng chứng viên chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc của thư ký
nghiệp vụ cơng chứng và tồn bộ việc cơng chứng liên quan đến hồ sơ u cầu cơng
chứng đó.
+ Được hưởng lương, thưởng theo hợp đồng với Tổ chức hành nghề công
chứng; thời gian làm thư ký nghiệp vụ được tính vào thời gian cơng tác pháp luật

8


KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập môi trường hành nghề cơng chứng, tại Văn phịng cơng chứng

Thanh Sơn, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các công chứng viên và nhân viên,
tại đây tôi không những hiểu kỹ hơn về các quy định của pháp luật về tổ chức hành
nghề công chứng và các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề cơng chứng mà cịn
hiểu rõ hơn về thực tiễn áp dụng pháp luật, trong thời gian thực tập bản thân tôi đã
hiểu hơn về cơ cấu, tổ chức hoạt động của Văn phịng cơng chứng. Những nội dung
được học tại Học viện tư pháp đã được hiện thực hóa một phần thơng qua thời gian
thực tập. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và kiến thức cùng kỹ năng vẫn còn hạn
chế nên bản báo cáo thực tập khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự
chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các Công chứng viên cùng các thầy cô giáo để bản báo
cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

9


10


DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM

1. (Khung cảnh Văn phịng Công chứng Thanh Sơn)

11


2. (Giấy đăng ký hoạt động của Văn phịng Cơng chứng Thanh Sơn)

12



3. (Quyết định bổ nhiệm Công chứng viên của bà Trần Thị Như)

13


4. (Thẻ Công chứng viên của bà Trần Thị Như)

14



×