Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kinh tế tư nhân và giải pháp đẩy mạnh kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.03 KB, 11 trang )

612

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

KINH TẾ TƯ NHÅN VÀ GIÂI PHÁP ĐÈY MÄNH KINH TẾ TƯ NHÅN
Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY
TS. Đỗ Huyền Trang
Trường Đại học Tây Bắc

Tóm tắt: Sau gần 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm phát triển và coi trọng các
thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Các chính sách chung và các chính sách
đặc thù được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển của
thành phần kinh tế này. Kinh tế tư nhân đã được phát triển với tốc độ khá cao, trở thành
một trong những lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Hải Phòng là một
thành phố cảng, có tốc độ phát triển kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân đứng
đầu cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu lớn đã đạt được, nền kinh tế của thành
phố cịn gặp một số khó khăn cần được sự quan tâm của Đảng và nhà nước để định
hướng, phát triển hơn nữa trong thời kỳ hiện nay.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, giải pháp đẩy mạnh kinh tế tư nhân, vai trò kinh tế tư nhân,
kinh tế tư nhân ở Hải Phòng.
PERSONAL ECONOMIC AND SOLUTIONS FOR PERSONAL ECONOMIC
DEVELOPMENT IN HAI PHONG TODAY
Abstract: After nearly 30 years of renovation, our Party has always paid attention to
developing and attaching importance to all economic sectors, including the private sector.
The general policies and specific policies issued in recent years have had a positive impact
on the development of this economic sector. The private economy has been developing at a
fairly high rate, becoming one of the main economic forces of the national economy. Hai
Phong is a port city with high economic growth rate, especially the leading private
economic sector in the country. However, besides the great achievements, the economy of
the city still faces a number of difficulties that need the attention of the Party and the State
to orient and further develop in the current period.


Key words: Private economy, a solution to promote the private economy, the role of the
private economy, the private economy in Hai Phong.
I. MỞ ĐỈU

Trong xu thế tồn cầu hóa như hiện nay, đặc biệt là vấn đề hội nhập nền kinh tế thế
giới đã và đang đặt ra những cơ hội cũng như thách thức đối với kinh tế của Việt Nam nói
chung và các địa phương ở Việt Nam nói riêng. Việt Nam đang có những bước tiến vững
chắc trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập nền
kinh tế thế giới. Để có được bước tiến vững chắc như vậy Việt Nam đã phát huy được thế


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

613

mạnh của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp mạnh mẽ của thành phần kinh
tế tư nhân trong việc phát triển kinh tế.
Với những nhận thức ngày càng sáng tỏ của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế tư nhân
từ thời kỳ đổi mới cho đến nay, kinh tế tư nhân đã ngày càng phát triển và đóng góp khơng
nhỏ vào nền kinh tế của cả nước.
Hải Phịng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới của Đảng, thành
phố này đã có tốc độ phát triển vượt bậc, dẫn đầu trong các địa phương của cả nước về
kinh tế tư nhân. Là môi trường đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tuy nhiên cũng như nhiều địa phương khác, tại đây những khó khăn, bất cập kìm hãm sự
phát triển của kinh tế tư nhân vẫn cịn tồn tại. Với khn khổ bài viết này, tác giả đề cập
tới quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân, vai trò và giải pháp đẩy
mạnh thành phần kinh tế tư nhân ở Hải Phòng, nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo mơi
trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
II. NỘI DUNG


1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân
1.1. Nhận thức của Đảng và nhà nước ta về kinh tế tư nhân qua các thời kỳ
Ngay từ thời kì đổi mới, phát triển KTTN là một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài
được Đảng và Nhà nước khẳng định, từng bước phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận và
thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về vị trí, vai trị của KTTN có một quá trình hình
thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế
đất nước.
Trước thời kỳ đổi mới, đường lối kinh tế của Đảng ta là xây dựng một nền kinh tế
quá độ đi lên CNXH với cơ cấu kinh tế một thành phần - XHCN gồm hai bộ phận, quốc
doanh và tập thể, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, cịn các thành phần
kinh tế khác được gọi là phi XHCN, được nằm trong diện cải tạo và xóa bỏ, để tiến tới một
nền kinh tế thuần khiết.
Tại Đại hội VI của Đảng, khởi xướng cơng cuộc đổi mới và đề ra chính sách kinh tế
nhiều thành phần nhưng tư tưởng cải tạo, xóa bỏ các thành phần kinh tế không được coi là
XHCN vẫn được nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội VI đã ghi rõ: “đi đôi với việc phát triển
kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của Nhà nước và
tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần
kinh tế khác” [4]. Kinh tế tư nhân mặc dù vẫn tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế quốc
dân nhưng khơng cịn tên gọi, bị cấm kỵ, thành kiến và bị xa lạ không chỉ trong các văn
kiện của Đảng và Nhà nước mà cả trong các phương tiện thông tin đại chúng và trong cuộc
sống đời thường. Nó được gọi dưới các tên hợp thời hơn như kinh tế ngoài quốc doanh,
kinh tế phi XHCN, kinh tế tư bản tư nhân… Tuy nhiên, thực tiễn vẫn là tiêu chuẩn của
chân lý, tư duy lý luận và quan điểm đường lối cũng không thể né tránh hiện thực xã hội,


614

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP


nên trước sự phát triển khách quan của kinh tế tư nhân, các văn kiện của Đảng đã từng
bước đề cập tới kinh tế tư nhân.
Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI (15-7-1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 khóa VI tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách
kinh tế nhiều thành phần, khẳng định kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa
bàn, quy mô, trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cũng trong năm 1988, Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó
đổi mới cơ bản cách thức quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã tạo động lực cho kinh tế tư
nhân trong nông nghiệp hồi phục và phát triển năng động, bước đầu chuyển sang sản xuất
hàng hóa. Đó là bước khởi đầu đáng quý đối với kinh tế tư nhân nước ta, mở đường cho
những bước đột phá mạnh hơn sau này.
Từ Đại hội VII và đặc biệt từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (1992) kinh tế tư nhân
đã được coi trọng và khuyến khích phát triển, trong đó nhấn mạnh: “Bổ sung, sửa đổi thể
chế nhằm đảm bảo cho kinh tế tư nhân được phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn
hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật khơng cấm; được tự do lựa chọn hình thức
kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định” [5].
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong các động lực để
phát triển đất nước. Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, lần đầu tiên, vấn đề phát triển kinh tế
tư nhân đã được đưa ra thảo luận trong một chuyên đề riêng và ra Nghị quyết Về tiếp tục
đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Đây là
một bước tiến đáng kể về tư duy lý luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng ta, thể
hiện tính nhất quán của đường lối đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế, đã tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà đầu tư được tự do
kinh doanh theo pháp luật.
Về mặt quản lý nhà nước, sự phát triển kinh tế tư nhân từng bước được thể chế hóa
bằng các nghị định và một số bộ luật, trong đó phải kể đến Luật Doanh nghiệp 1999 có
hiệu lực từ 1-1-2000, tồn tại song song với Luật Doanh nghiệp Nhà nước, trong đó quy
định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…, là các hình thức tổ chức

doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Sau 5 năm thực hiện, hai bộ luật này đã được
thống nhất chung vào Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ 1-7-2006, cùng các bộ luật
có liên quan như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Thương mại… được sửa đổi, bổ sung
theo hướng thống nhất hóa về mặt pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật đối với
các thành phần kinh tế.
Đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX khẳng định:
“Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh
tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

615

phát triển kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội
nhập kinh tế quốc tế” [6].
Những thành tựu và tiến bộ của khu vực kinh tế tư nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng
và quản lý của Nhà nước là quá rõ ràng và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực của kinh tế tư nhân, nó cịn tồn tại những mặt hạn chế, tiêu cực, đó là
năng lực kinh tế cịn nhỏ bé, trình độ cơng nghệ và quản lý kinh doanh phần lớn còn yếu
kém, sức cạnh tranh còn yếu, còn nhiều tiêu cực trong kinh doanh. Mặt khác, sự phát triển
kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắt, lúng túng cả về tư duy lý luận, quan điểm,
chính sách đến thực tiễn, như Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã nêu: “Quan điểm của
Đảng trên một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để có sự
thống nhất cao. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của
kinh tế tư nhân đại bộ phận có quy mơ nhỏ và vừa; quản lý có phần bng lỏng và có
nhiều sơ hở, hạn chế việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng” [6].
Với nhận thức về vị trí, vai trị quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược phát triển
KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đại hội XI (tháng 1-2011), Đảng

tiếp tục xác định chủ trương là phải hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển KTTN trở
thành một trong những động lực của nền kinh tế.
Đại hội XII (tháng 12-2016), Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã phát triển lý luận,
chính thức xác nhận: Hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển
mạnh KTTN ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực quan trọng của
nền kinh tế. Đây là sự khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn quan điểm của Đảng khi coi
KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Như vậy, nhận thức về vị trí, vai trị
của KTTN đã có những bước tiến quan trọng, ngày càng tích cực, đầy đủ hơn.
Nghị quyết số 10 Hội nghị Trung ương 5, khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân
trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là kết tinh trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân ta, là tổng hợp những kinh nghiệm, bài
học quý báu của hơn 30 năm đổi mới, là kế thừa có chọn lọc những thành tựu về phát
triển kinh tế thị trường của nhân loại. Đây là một điểm mốc quan trọng do trong quá
khứ, doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đã phải trải qua một q trình phát triển nhiều
sóng gió. Tại Nghị quyết lần này, Đảng ta đã xác định, phát triển kinh tế tư nhân lành
mạnh là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thường xuyên trong suốt q trình hồn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và coi đây là một phương thức
quan trọng để giải phóng sức lao động, sản xuất, để huy động, phân bổ và sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển.
Đảng ta xác định phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và cũng là lần đầu tiên Đảng ta xác định kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để xây dựng một nền kinh tế
độc lập, tự chủ. Số lượng doanh nghiệp đăng ký gia tăng mạnh mẽ, phản ánh cả q trình
chính thức hố hộ kinh doanh cũng như sự thành lập các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, có
một khoảng cách đang ngày càng lớn dần giữa số lượng doanh nghiệp đã đăng ký kinh


616

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP


doanh và số lượng những doanh nghiệp đang thực sự hoạt động. Bên cạnh các doanh
nghiệp được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các hộ kinh doanh đã và đang trở thành một cấu phần quan trọng của khu vực kinh
tế tư nhân ở Việt Nam. Sự mở rộng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam song hành với
sự giảm bớt về số lượng doanh nghiệp nhà nước và với sự tăng trưởng chậm chạp của khu
vực hợp tác xã (kinh tế tập thể). Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân đã dẫn đến sự
tăng trưởng mạnh mẽ về tổng vốn của các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân
đã đóng góp lớn vào việc hình thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực doanh
nghiệp nói riêng và của tồn bộ nền kinh tế nói chung.
1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ, cùng các chính
sách chung và các chính sách đặc thù được ban hành trong thời gian qua đã có tác động
tích cực đến sự phát triển của kinh tế tư nhân, KTTN đã được phát triển với tốc độ khá
cao, trở thành một trong những lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. KTTN
đã có vai trị khơng nhỏ trong nền kinh tế nước ta. Trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì
tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào
giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển
nguồn nhân lực,… tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà
nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong giai đoạn 2001 - 2016, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp ngày
càng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nghiệp tư nhân phát triển ở
hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền, số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng
nhanh, từ 55.236 doanh nghiệp năm 2002 thì đến năm 2016 đã có khoảng 500.000 doanh
nghiệp với nhiều loại hình đa dạng.
Hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân dần được nâng lên, có tỷ trọng đóng
góp GDP khoảng 39 - 40%. Khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm trên 85% lao động đang
làm việc của nền kinh tế; thu hút khối lượng vốn khá lớn từ nền kinh tế để đầu tư, phát
triển sản xuất, kinh doanh (năm 2002, tổng nguồn vốn đăng ký hoạt động của các doanh

nghiệp tư nhân khoảng 3,842 triệu tỷ đồng, năm 2015 là 11,469 triệu tỷ đồng, tỷ trọng
trong vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên lần lượt là 25,3% và 38,7%). Đội ngũ doanh nhân
ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao
năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo
đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên. Đóng góp của khu vực kinh
tế tư nhân trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43%GDP (so với khu vực kinh tế nhà nước
28,9% GDP và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi FDI là 18% GDP). Số lượng doanh
nghiệp tư nhân tăng mạnh, đạt hơn 110.000 doanh nghiệp mới (năm 2016) [1]. Thương
hiệu của khu vực tư nhân đã không chỉ được ghi nhận ở thị trường trong nước mà cả ở thị
trường khu vực và quốc tế. Đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mơ lớn cả
về vốn và cơng nghệ cao.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

617

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn 1,2 lần so với mức
bình quân của nền kinh tế và hơn 1,9 lần so với khu vực nhà nước. Vai trò của kinh tế tư
nhân càng trở nên quan trọng hơn khi mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương hai năm 2017-2018 có 258.134 doanh
nghiệp được thành lập mới và 60.458 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại nhờ
mơi trường kinh doanh được cải thiện và các chính sách của Nhà nước hỗ trợ, phát triển
doanh nghiệp. [1]
Điểm tích cực trong hai năm qua là tinh thần khởi nghiệp lan tỏa rộng rãi trong xã
hội và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong một số lĩnh vực như xây dựng, chế
biến, chế tạo, công nghiệp ơ tơ, vận tải hàng khơng, tài chính, ngân hàng...góp phần khơng
nhỏ trong phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam trong những ngành, lĩnh vực có nhiều
tiềm năng, thế mạnh. Xu hướng phát triển các mơ hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo

diễn ra sơi động; hiện có hơn 3000 công ty khởi nghiệp sáng tạo (startup) đang hoạt động,
trong đó có nhiều doanh nghiệp thành cơng.
Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng
lên nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu
hiệu tăng lên. [1]
Hiện nay, chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước đang hướng tới việc tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn. Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước
làm ăn kém hiệu quả với những dự án lớn đang bị thua lỗ thì vị trí, vai trị của kinh tế tư
nhân ngày càng được đánh giá tích cực hơn Chính phủ cam kết sẽ cải thiện mơi trường kinh
doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an tồn và thân thiện, tạo mọi điều kiện để doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi
nghiệp phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, khu vực tư nhân cũng ln đổi mới, nâng cao năng
lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường và hoạt động theo cơ chế thị trường.
2. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay
2.1. Thực trạng kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay
Với địa thế là thành phố có bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn, là đầu mối giao thông
huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, một môi trường để phát triển hiệu quả kinh tế tư
nhân, và thực sự đã để lại những dấu ấn quan trọng. Hải Phịng có hệ thống cảng lớn nhất
miền Bắc, là trung tâm tài chính, công nghệ và các ngành sản xuất nổi tiếng, luôn là địa
phương tiên phong, đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới của Đảng.
Sau sự kiện sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đơng Âu, kéo theo sự đổ vỡ
của mơ hình kinh tế lớn “Hội đồng tương trợ kinh tế” năm 1991. Hệ quả là nhiều ngành
kinh tế mũi nhọn của Hải Phịng đứng trước nguy cơ đổ vỡ tồn diện, hàng loạt nhà máy
phải đóng cửa, nhiều ngành dịch vụ bị ngưng trệ, tạo ra cuộc khủng hoảng về nguồn lực và
an sinh xã hội. Kinh tế Hải Phòng đã vận dụng hiệu quả cơng cuộc đổi mới của Đảng, tìm


618


KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

ra hướng phát triển mới trong các ngành dịch vụ, cơng nghiệp như vận tải biển, đóng tàu,
giày dép, may mặc, cơ khí…
Hiện nay, Hải Phịng có hơn 20 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động theo
nhiều mơ hình khác nhau trong đó có các mơ hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân,
doanh nghiệp tư nhân… cùng với 40 doanh nghiệp dịch vụ cảng biển, lượng hàng hóa qua
cảng với mức tăng trưởng từ 13% đến 15% mỗi năm. Nhiều ngành nghề, dịch vụ du lịch
phát triển. Đóng góp của các doang nghiệp vào thu nội địa của thành phố chiếm 73% (16000
tỷ đồng/ 22.000 tỷ đồng). Đi đầu trong cả nước về khởi nghiệp và sáng tạo [2]. Nhiều dự án
khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, như dự án trăm nghìn tỷ đồng của
VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao
Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận
Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast ở huyện Cát Hải, SunGroup với dự án phát triển du
lịch Cát Hải, Tập đoàn Mường Thanh với dự án phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn…
Năm 2017, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh mới được cơng bố, Hải
Phịng vươn lên vị trí thứ 9/63 tỉnh thành phố, tăng 12 bậc so với năm 2016, là thứ hạng
cao nhất trong 13 năm qua và nằm trong 10 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất
của cả nước. Trong bảng xếp hạng về chỉ số thương mại điện tử năm 2017 Hải Phòng
đứng vị trí thứ 3, tăng 2 bậc [3]. Đây là một bước tiến ngoạn mục của Hải Phòng về cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh và cải cách hành chính. Hải Phịng thực sự chuyển
động, tinh thần kinh doanh, tinh thần doanh nghiệp được thể hiện rất rõ từ các cấp lãnh đạo
cao nhất thành phố tới các ngành, các địa phương. Hải Phòng thực sự tạo ra tinh thần hứng
khởi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến lớn kinh tế tư nhân ở Hải Phòng còn gặp một
số khó khăn như: chưa thực sự được hệ thống hóa thành một mơ hình phát triển đột phá.
Chưa có nhiều sản phẩm tư nhân có sức cạnh tranh cao, tình trạng tự phát, chụp giật trong
sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định, tình trạng vi phạm pháp luật
theo kiểu “làm liều” cũng không thể hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tính tự
phát, manh mún của kinh tế tư nhân cịn hiện hữu và thiếu mục tiêu phát triển bền vững;

công tác cải cách thủ tục hành chính dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chưa thực sự đáp ứng
yêu cầu đề ra. Hoạt động của các tổ chức hiệp hội chưa phát huy hiệu quả về nghề nghiệp,
cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp thông qua các trung tâm chuyên
trách còn yếu… điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp tư nhân ở Hải
Phịng cần có những bước đi mới, cách thức và chiến lược lâu dài để phát huy tiềm lực
mạnh của thành phố
2.2. Giải pháp đẩy mạnh kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay
UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày
3/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 44-Ctr/TU ngày 21/9/2017 của
Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

619

UBND thành phố đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải
Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa kinh tế - xã
hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phịng, an
ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại.
Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây
dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phịng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây
dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nhiệp tham gia mạng sản xuất chỗi giá trị
khu vực và toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp
hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên

53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng
trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư
nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm
2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65%.[9]
Để cụ thể hoá và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017, một số giải pháp
nhằm phát triển KTTN ở Hải Phòng như sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh cơng tác tun truyền góp phần nâng cao nhận thức của các
doanh nghiệp, doanh nhân trong việc thực hiện Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân,
nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, để kinh tế tư nhân “là một động lực quan
trọng” góp phần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Hải phịng.
Mục đích là nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng,
biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối
tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể
tuyên truyền đặt ra. Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động đối với
doanh nghiệp và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Chú trọng những hình thức
tuyên truyền vận động phù hợp, có ảnh hưởng sâu sắc. Có thể thấy rằng nhờ vào việc
tuyên truyền, kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh
và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố
sản xuất và các loại thị trường, hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên, hoạt động đa
dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền.
UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện một số nhiệm
vụ: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân, tạo sự
thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương,
giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh
thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại
hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Tăng cường



620

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phối hợp của cấp ủy đảng, nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở
đảng trong các doanh nghiệp.
Thứ hai: Khuyến khích hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân
góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tư
nhân và các loại hình doanh nghiệp khác. Theo đó, thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên
kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị
trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ
tiên tiến và quản trị hiện đại.
Thành phố đã đề ra những cơ chế mở, thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng của các tập
đồn kinh tế tư nhân mạnh như VinGroup, SunGroup, Him Lam… đầu tư vào các dự án
lớn. Song song với đó, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Đồng thời tổ
chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ một lần/tháng, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp để
hoàn thiện cơ chế.
Tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa cơng nghệ và phát
triển nguồn nhân lực thơng qua việc khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các
hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp, ý tưởng
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Thúc đẩy hình thành và phát
triển các khu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ cao và các doanh nghiệp khoa học
công nghệ.
Thứ ba: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp
tư nhân. Xóa sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân với loại hình
doanh nghiệp khác. Đẩy mạnh xây dựng nâng cao văn hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh
nhân. Hiện nay, thực trạng văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Hải Phịng nói riêng,
bên cạnh những cái tích cực thì cịn nhiều yếu tố tiêu cực. Cần phải thường xuyên tuyên

truyền, nâng cao ý thức tuân thủ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực hành vi,
ứng xử trong các doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hạn chế
rủi ro cho đạo đức nghề nghiệp có thể phát sinh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gian
lận (nếu có) để răn đe, phòng ngừa chung.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong đó, đội ngũ cán bộ, cơng chức,
cần có sự đột phá trong tư duy và hành động, kiên trì đổi mới, hồn thiện và tổ chức thực
hiện thật tốt luật pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với quy luật thị trường và thông lệ,
chuẩn mực quốc tế. Xóa bỏ mọi định kiến, rào cản, cải cách mạnh các thủ tục hành chính
rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển….UBND Hải Phòng cần
tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong đó, nhấn mạnh vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các
Chương trình đổi mới cơng nghệ, hợp tác phát triển, đơn giản hóa các loại hình thủ tục.Tạo
mọi khả năng để các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực phát triển
như: Tài chính, đất đai, cơng nghệ, nhân lực.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

621

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các hộ và cá nhân tự nguyện liên kết hình
thành doanh nghiệp hoặc các hình thức tổ chức hợp tác khác. Về phía Nhà nước và
đội ngũ cán bộ, cơng chức, cần có sự đột phá trong tư duy và hành động, kiên trì đổi
mới, hồn thiện và tổ chức thực hiện thật tốt luật pháp, cơ chế, chính sách phù hợp
với quy luật thị trường và thơng lệ, chuẩn mực quốc tế; xóa bỏ mọi định kiến, rào
cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
tế tư nhân phát triển.
Thứ tư: Tập trung phát triển và tạo điều kiện phát triển các nguồn lực trong đó
có NNL chất lượng cao và cơ sở hạ tầng, nâng cao lợi thế, thu hút cạnh tranh. Bám sát
yêu cầu của Chính phủ trong việc quy hoạch và phát triển nhân lực chung của cả nước,

UBND Thành phố Hải Phòng đã triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhân lực
thành phố giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Hải Phịng hướng đến mục tiêu phát triển
nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng phân bố hợp lý, trong đó chú trọng điều
chỉnh, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa đào tạo nhân lực từ cao đẳng trở lên so với trung
học chuyên nghiệp và đào tạo nghề, từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế, sử
dụng nhân lực có hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố Hải Phòng và cả nước, trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp
nhân lực chất lượng cao cho vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước. Hàng năm, ưu tiên các
nguồn lực để phát triển các ngành đào tạo ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu nhân
lực của các ngành: Phục vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, hàng hải, vận tải,
kho bãi dịch vụ cảng biển, công nghiệp tàu thủy, cơ khí chính xác, điện - điện tử. Các
ngành cơng nghệ cao như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tự động hóa, vật
liệu mới.
Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực
hành nghề chuyên môn, kỹ năng mềm, đặc biệt kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, kỷ
luật đạo đức làm việc, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm lao động. Tập trung vào
việc xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp phù hợp với
xu thế hội nhập, nâng cao chất lượng dạy nghề, tiếp cận các chuẩn khu vực trong và
ngoài nước.
III. KẾT LUẬN

Hiện nay, chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước đang hướng tới việc tạo điều
kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn. Vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân
ngày càng được đánh giá tích cực hơn. Để đạt được hiệu quả cao khu vực kinh tế tư nhân
cần phải làm tốt các công tác đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh …Nhà nước cần tạo lập môi trường đầu tư,
kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng
tạo, hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phối hợp của cấp ủy đảng, nâng cao vai trò của tổ
chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp có như vậy kinh tế tư nhân mới có thể đứng vững

trên thị trường hiện nay.


622

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

TÀI LIỆU THAM KHÂO
1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam , (2019), Kinh tế tư nhân từng
bước khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế.
2. Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp , (2018), Dấu ấn doanh nghiệp tư
nhân Hải phòng
3. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017, (2017), trang 40
4. Đảng cộng sản Việt Nam, (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự
thật, Hà Nội, 1987, tr.56.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương
khóa VII, NXB CTQG, Hà Nội, 1993, tr.75.
6. Đảng cộng sản Việt Nam, (2002): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
khóa IX, NXB CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 57-58, 56, 131-132.
7. Đảng cộng sản Việt Nam, (2017), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hồn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB CTQG, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam, (2017), Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về phát triển kinh tế tư nhân trở
thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
9. Quyết định số 821/QT- TTg ngày 6/7/2018, Quyết định phê duyệt, điều chỉnh. Bổ sung Quy
hoạch tổn thể phát triển Kinh tế - Xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.




×