Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nguồn nhân lực chất lượng cao - Nhân tố quyết định kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.22 KB, 13 trang )

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

702

NGUỐN NHÂN LỰC CHÇT LƯỢNG CAO - NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH
KINH TẾ TƯ NHÅN TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THÀNH PHỐ HÂI PHỊNG
ThS. Nguyễn Thị Bích
Khoa Lý luận Chính trị,
Đại học Hải Phịng

Tóm tắt: Kinh tế tư nhân ở Hải Phịng khơng chỉ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội thành
phố phát triển, mà còn tạo cơ sở phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngược lại, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nhân tố quyết định thúc đẩy khu vực kinh tế tư
nhân phát triển. Vì vậy, muốn tăng trưởng nhanh và bền vững, Hải Phịng cần có những giải
pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển,
trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Từ khóa: Nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế tư nhân Hải Phòng, phát triển, thúc đẩy.
HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES – THE FACTOR DETERMINES
PRIVATE ECONOMY TO BECOME A DRIVING FORCE OF ECONOMY
DEVELOPMENT OF HAI PHONG CITY
Abstract: The private economy in Hai Phong is not only a driving force for the city's socioeconomic development, but also creates a basis for developing high - quality human
resources. In contrast, the development of high quality human resources is the decisive
factor to promote the development of the private sector. Therefore, in order to grow fast
and sustainably, Hai Phong needs to have solutions to develop high quality human
resources to promote the development of the private economy, becoming an important
driving force of the economy.
Keyword: High quality human resources, Hai Phong private economy, develop, promote.
1. ĐẶT VÇN ĐỀ

Sau hơn 33 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, kinh


tế tư nhân (KTTN) đã trở thành một bộ phận tất yếu cấu thành nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần. Theo đó, việc đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao (NNLCLC) là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm khuyến
khích, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Hải Phòng là thành phố trọng điểm quốc gia, có những đóng góp to lớn vào sự phát
triển chung của đất nước. Vì vậy Thành ủy Hải Phịng ln quán triệt các Nghị quyết của


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

703

Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ CNH, HĐH. Ngày
21/9/2017 Ban Thường vụ Thành ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 44-Ctr/TU
thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ Năm BCHTU Đảng
khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Trên cơ sở đó, thành phố xác định mục tiêu: “Tiếp tục phát
triển KTTN theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế-xã hội thành phố phát triển nhanh, bền
vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống, thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, bảo đảm quốc phịng an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành
trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại”[1].
Muốn thực hiện được những mục tiêu trên, cần phát huy động tối đa các nguồn lực,
trong đó NNLCLC giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định. Bài viết
đánh giá khái quát vai trò của NNLCLC đối với KTTN và thực trạng phát triển KTTN Hải
Phòng hiện nay, đề xuất một số giải pháp phát triển NNLCLC góp phần thúc đẩy KTTN
từng bước trở thành động lực của nền kinh tế thành phố.
2. NỘI DUNG


2.1. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao và kinh tế tư nhân
Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
Khái niệm nguồn nhân lực (NNL): Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nguồn
nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao
động; Ngân hàng Thế giới (WB) lại cho rằng nguồn nhân lực là tồn bộ vốn người (gồm
thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp...) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động trong sản
xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó. Có thể hiểu nguồn nhân lực là những
yếu tố trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC): Theo quan điểm của Đảng ta,
NNLCLC là bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực đất nước, với tính cách là nhóm tinh
hoa của cộng đồng, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối
sống; có trình độ học vấn, chun mơn cao; có sức khỏe tốt; luôn đi đầu trong lao động,
sáng tạo khoa học, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là những “cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp
giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn”[8, tr.130].
Nguồn nhân lực chất lượng cao, về định lượng là những người lao động đã qua đào
tạo, có bằng cấp và trình độ chun mơn, kỹ thuật; về định tính NNLCLC là một bộ phận
của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra
năng suất, hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội. Có thể hiểu
NNLCLC là những người lao động phát triển cả về trí lực và thể lực, khả năng lao động
sáng tạo, tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng.
Trong xu thế phát triển của thời đại, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế tri thức,
NNLCLC ngày càng khẳng định được vai trò quyết định đối với sự phát triển.Vì vậy, xây


704

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

dựng, phát triển NNLCLC hiện nay luôn được đề cập như một ưu tiên hàng đầu trong các

chiến lược phát triển chung của đất nước, của thành phố. Ngay từ rất sớm Đảng ta đã luôn
chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của
xã hội.
Khái niệm kinh tế tư nhân (KTTN)
Việc hình thành nhận thức về KTTN và vai trò của KTTN trong thời kỳ đổi mới của
Đảng ta được thể hiện rõ nét qua các kỳ Đại hội. Đại hội lần thứ VI của Đảng nêu ra sáu
thành phần kinh tế, trong đó KTTN được tiếp cận dưới góc độ là thành phần kinh tế được
tồn tại với hai thành phần riêng biệt. Đó là thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tiểu thương
(gồm thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể)
và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Đến Đại hội VII, nhận thức về KTTN có một bước
phát triển mới. Trên cơ sở vẫn xác định hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư
nhân, Đại hội VII nhấn mạnh hai thành phần này tuy có sự tách biệt nhau nhưng đều dựa
trên chế độ tư hữu tư nhân và hợp thành KTTN trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
Kế thừa quan điểm các kỳ Đại hội VIII, IX, X, Đại hội XII của Đảng đã khẳng định
rõ ràng hơn về KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. “Hồn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh KTTN ở hầu hết các ngành và lĩnh
vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế” [10, tr.107 - 108].
Từ quan điểm của Đảng ta, có thể hiểu: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân hoạt
động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta chính là
sự vận động, biến đổi của các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh dựa trên chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường và sự định
hướng của nhà nước XHCN, thể hiện ở sự gia tăng về số lượng, quy mơ cùng với sự
chuyển dịch về cơ cấu, trình độ sản xuất, kinh doanh theo hướng tiến bộ, hiệu quả, nhằm
góp phần hiện thực hố các mục tiêu kinh tế- xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
2.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển của kinh tế tư
nhân Hải Phòng hiện nay
2.2.1. Về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong thời gian qua, công tác đào tạo NNLCLC Hải Phòng đã đạt được những kết

quả quan trọng. Thành phố xây dựng quy hoạch Chiến lược phát triển NNLCLC bao gồm
3 nhóm: cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia khoa học công nghệ đầu đàn,
quản trị doanh nghiệp giỏi, nhân lực lao động kỹ thuật lành nghề. Hệ thống cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học nhiều cấp và loại hình ngày càng phát triển và hồn thiện hơn; xây
dựng một số cơ chế, chính sách đào tạo, khuyến khích, thu hút, sử dụng NNLCLC.
Hải Phịng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo của cả nước, hiện có 4
trường đại học, 2 viện nghiên cứu biển, 16 trường cao đẳng, 26 trường trung cấp chuyên
nghiệp, 56 trường THPT và 426 trường THCS, Tiểu học... Từ năm 2010 đến nay, thành phố


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

705

đã phê duyệt 19 dự án mới, điều chỉnh 15 dự án, đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào giáo dục và
đào tạo. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp
của thành phố nhiều năm nay quan tâm đào tạo NNLCLC không chỉ đạt chuẩn chất lượng
giáo dục đại học Việt Nam, mà còn phấn đấu đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV đã chỉ rõ: “Thành phố hiện có
136.470 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, đạt tỷ lệ 734 người có trình độ cao
đẳng, đại học/1 vạn dân, trong đó có khoảng 4.200 người có trình độ trên đại học... Lực
lượng cán bộ khoa học thành phố tăng nhanh, hiện có gần 4.900 cán bộ khoa học và công
nghệ; số cán bộ nghiên cứu và phát triển đạt 8,4 người/1vạn dân (trung bình cả nước đạt
7người/1 vạn dân)”[9, tr.6]. Hiện nay số lượng nhân lực có trình độ trên đại học tăng
tương đối nhanh, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, đạt 1.954 người (chiếm
39,88%), vượt chỉ tiêu “nhân lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học, cao
đẳng, viện nghiên cứu, tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố có trình độ trên đại học
vào năm 2015 đạt 35%”[4].
Với những kết quả to lớn trên, NNLCLC của thành phố ngày càng khẳng định vai trò
quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển KTTN nói riêng.

Thứ nhất, NNLCLC là nguồn lực quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là
chủ thể phát triển. Xét trong mối quan hệ của hệ thống các nguồn lực tạo nên sự phát triển,
nguồn nhân lực không chỉ là một bộ phận cấu thành, mà còn là nhân tố quyết định việc
khai thác, sử dụng và tái tạo các nguồn lực khác. Thực tiễn đã chỉ rõ: nguồn tài nguyên
thiên nhiên, khoa học công nghệ, vốn... là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có thể
trở thành nhân tố động và phát huy tác dụng khi được kết hợp hiệu quả với NNL, đặc biệt
NNLCLC. Trong đó, NNL có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu được bồi dưỡng, khai
thác và sử dụng hợp lý.
Với thành phố Hải Phòng, sự phát triển của các khu vực kinh tế nói chung, khu vực
KTTN nói riêng khơng thể tách rời vai trị của NNL có chất lượng cao. Thực tiễn trong
thời gian qua đã chứng minh, những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá
thể của thành phố bị phá sản, bị thu hồi giấy phép kinh doanh có rất nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân quan trọng là sự thiếu hụt NNLCLC. Vì vậy, mối quan hệ giữa phát
triển NNLCLC và phát triển KTTN là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại. Giải quyết tốt
mối quan hệ này cũng là một nhiệm vụ lâu dài, là nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại
và phát triển bền vững của thành phố.
Thứ hai, NNLCLC là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự
nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của thành phố.
Sự nghiệp CNH, HĐH mà nhân dân ta đang tiến hành là “cuộc cách mạng kép”, đó là
vừa kết hợp thực hiện cơng nghiệp hóa - phát triển kinh tế cơng nghiệp, vừa thực hiện hiện
đại hóa - phát triển kinh tế tri thức. Theo quan điểm của Đảng ta “CNH, HĐH là quá trình
chuyển đổi căn bản, tồn diện nền kinh tế dựa vào nơng nghiệp và thủ cơng sang máy móc
cơng nghiệp là chính. Đây là quá trình sử dụng nguồn lao động được đào tạo kết hợp với


706

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP


công nghệ phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [5, tr.65]. Thực chất của CNH,
HĐH là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương
tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho CNXH. Vì vậy, Đảng ta
đã nhấn mạnh: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”[8, tr.21].
Cùng với sự phát triển của cả nước, Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế. Trong hàng loạt các nhân tố của q trình đó thì NNL, đặc biệt
NNLCLC có ý nghĩa quyết định sự thành công sự nghiệp CNH, HĐH của thành phố. Bởi
NNL vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình CNH, HĐH. Sự thành công đến mức
độ nào, tốc độ nhanh hay chậm của q trình đó phụ thuộc vào chính q trình đào tạo,
phát triển NNL, NNLCLC, vào phương thức sử dụng và đãi ngộ NNLCLC. Có thể thấy,
NNLCLC là điều kiện quan trọng giúp thành phố có những bước nhảy vọt, mang tính
quyết định để thực hiện mục tiêu: “Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố
đi đầu cả nước trong sự nghiệp CNH, HĐH; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của
cả nước; có cơng nghiệp phát triển hiện đại, thơng minh, bền vững”[12].
Thứ ba, NNLCLC là nhân tố quyết định phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ,
rút ngắn sự lạc hậu về kinh tế, khoa học - công nghệ, chuyển giao và ứng dụng những
thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cho nền kinh tế thành phố. Đồng thời,
giúp cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan
trọng nhất của Hải Phòng, đảm bảo cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Đề cập đến vai trò của NNLCLC, GS. Phạm Minh Hạc chỉ rõ: “Đội ngũ nhân lực có
trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ tiên tiến,
thực hiện có kết quả việc ứng dụng vào nước ta, là hạt nhân lĩnh vực của mình vào CNH,
HĐH” [12]. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố thúc đẩy quá trình sáng tạo và ứng
dụng khoa học - cơng nghệ. Do đó, NNLCLC (trong đó NNLCLC trong lĩnh vực khoa học
- công nghệ) của thành phố thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng các quy trình cơng
nghệ mới, các thiết bị, cơng cụ mới, các vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản
xuất; cải tiến và hệ thống hóa cơng nghệ truyền thống, nâng cao trình độ cơng nghệ trong
tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tạo sự thay đổi về chất cho năng suất lao

động, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.2.2. Thực trạng sự phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng hiện nay
Phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên cả nước nói
chung, ở Hải Phịng nói riêng xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của nền kinh tế theo yêu
cầu của các quy luật kinh tế khách quan. Thực chất là xuất phát từ chính vị trí, vai trị của
KTTN trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và đáp ứng các nhu cầu của xã hội.
Trải qua 33 năm đổi mới, KTTN Hải Phòng đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, tăng
nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng, từng bước khẳng định vị trí, vai trị quan
trọng trong nền kinh tế thành phố và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế
- xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

707

Về thành tựu: kinh tế tư nhân Hải Phòng ngày càng trở thành động lực phát triển
kinh tế
Phát triển KTTN là nhân tố không chỉ bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu
nhập cao cho ngân sách thành phố, mà còn tham gia giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội
như: góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống
nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển NNLCLC... Ngược lại, phát triển NNLCLC
chính là nhân tố quyết định, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất,
từng bước nâng cao chất lượng nền kinh tế thành phố nói chung, khu vực KTTN nói riêng.
Một là, về thu hút vốn đầu tư và hiệu quả hoạt động
Nhiều năm nay thành phố Hải Phòng là một trong những điểm sáng trong thu hút
vốn đầu tư của cả nước, được Trung ương đặc biệt quan tâm và các nhà đầu tư trong và
ngoài nước hướng đến. Khu vực KTTN Hải Phịng đang có bước đột phá trong việc kêu
gọi vốn đầu tư. Cụ thể năm 2017 nguồn vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố là

69.371 tỷ đồng (tăng 23,04% so với năm 2016). Năm 2018 ước tính là 100.541,3 tỷ đồng,
tăng 31,71% so với 2017 (Trong đó vốn nhà nước là 14.465,6 tỷ đồng; vốn Trung ương là
3.716,4 tỷ đồng; vốn địa phương là 10.749,2 tỷ đồng; vốn ngoài nhà nước là 63.569,5 tỷ
đồng (tăng 52,4% so năm 2017); vốn đầu tư nước ngoài là 22.506,2 tỷ đồng (tăng 13,3%
so năm 2017). Riêng 6 tháng năm 2019 vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố ước
tính 70.637.511,7 tỷ đồng, tăng 76,82% so cùng kỳ (trong đó vốn nhà nước là 4.768.979,5
tỷ đồng; vốn Trung ương quản lý là 1.229,9 tỷ đồng; vốn địa phương quản lý là 3.539 tỷ
đồng;vốn ngoài nhà nước là 45.043.319,7 tỷ đồng, tăng 114,07% so cùng kỳ; vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài là 20.825.212,5 tỷ đồng, tăng 48,64% cùng kỳ) [16].
Tập đoàn VinGroup đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng cho khu vui chơi giải trí đảo
Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco Vĩnh Bảo, Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô
VinFast, nhà máy sản xuất điện thoại VinSmat, khu đô thị cao cấp Vinhomes Imperia,
bệnh viện Vinmecs ở quận Lê Chân; Tập đoàn SunGroup với dự án phát triển du lịch Cát
Hải 3 tỷ USD; Dự án của Tập đồn LG có tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD; Dự án Trung
tâm thương mại Aeon Mall Hải Phòng (Nhật Bản) với tổng mức đầu tư gần 190 triệu
USD; Tập đoàn Ren A Port (Bỉ) đầu tư thêm hơn 150 triệu USD xây dựng Khu công
nghiệp Deep C3 Cát Hải và đưa vào hoạt động Khu công nghiệp Deep C2 với tổng vốn
đầu tư 141 triệu USD...
Hiệu quả hoạt động của khu vực KTTN tương đối cao, có những sáng kiến, đổi mới
mang tính sáng tạo. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực KTTN trên cả nước cao hơn 1,2
lần so mức bình quân của nền kinh tế, hơn 1,9 lần so với khu vực kinh tế nhà nước. Ở Hải
Phịng cũng khơng phải ngoại lệ, khu vực KTTN, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân có
quy mơ lớn, hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá đạt mức tốt, giữ ổn định tương đối cao.
Hai là, về quy mơ, sự đóng góp cho GRDP thành phố ngày càng tăng.
Hải Phịng hiện có gần 20 nghìn doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp
tư nhân vừa và nhỏ. Quy mô của khu vực KTTN những năm qua không ngừng tăng, hoạt


KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP


708

động đa dạng, trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề: cơng nghiệp (ngành đóng tàu, sản xuất ơ
tơ, điện tử, sơn, xây dựng...), công nghệ, thương mại - dịch vụ, dịch vụ vận tải cảng biển
(logistics), may mặc, y tế (có hàng chục bệnh viện tư nhân), giáo dục (với hàng trăm
trường học dân lập ở các bậc học)...
Khu vực KTTN Hải Phịng đã có những đóng góp to lớn cho nguồn thu ngân sách
của thành phố, không ngừng tăng lên qua các năm so với các khu vực kinh tế khác.
Bảng: Tổng thu nội địa thành phố và cơ cấu đóng góp của các loại hình doanh nghiệp
năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 (Đơn vị tính: tỷ đồng)
Doanh nghiệp Doanh nghiệp
có vốn nước
ngồi nhà
ngồi
nước

Tổng thu nội
địa

Doanh nghiệp
nhà nước

2017

21.500

3.060

3.134


3.486

2018

24.365,2

3.384,1

3.572,4

4.285,3

12.593,869

1.320,6

2.614,1

2.083,6

Năm

6 tháng đầu năm 2019

(Nguồn: Theo Báo cáo của Tổng Cục Thống kê thành phố Hải Phòng).

Ba là, về tính năng động, sáng tạo và tốc độ tăng trưởng: so với các thành phần kinh
tế khác trên địa bàn thành phố, khu vực KTTN thể hiện tính năng động, sáng tạo vượt trội.
Đặc biệt, Chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước đang hướng tới việc tạo điều kiện
thuận lợi cho KTTN phát triển mạnh hơn: môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng,

minh bạch, an tồn và thân thiện. Đó là điều kiện quan trọng cho các doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thực
hiện tính tự chủ, sáng tạo, thuận lợi phát triển. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã vận dụng
sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nói chung, của thành phố Hải
Phịng nói riêng trong sản xuất, kinh doanh, khơng ngừng mở rộng quy mô doanh nghiệp,
thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp khẳng định được uy
tín, thương hiệu khơng chỉ thị trường trong nước, mà cả trên thị trường quốc tế.
Bốn là, về năng lực cạnh tranh, xu hướng kinh doanh
Về năng lực cạnh tranh: hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành
phố đầu tư tài chính đạt hiệu quả thấp, nhiều dự án thua lỗ; một số doanh nghiệp nhà nước
chưa thực hiện được vai trò là bộ phận nòng cốt, chủ đạo của kinh tế nhà nước. Trong khi
đó, khu vực KTTN của thành phố phát triển tương đối ổn định, có năng lực cạnh tranh cao
hơn so với các khu vực kinh tế khác. Điều đó thể hiện rõ nét qua các chỉ số tăng về số
lượng, quy mơ, thu hút nguồn vốn đầu tư, sự đóng góp cho nguồn thu nội địa của thành
phố. Khu vực KTTN Hải Phòng ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh để đứng vững
trong nền kinh tế định hướng XHCN và vai trò động lực thúc đẩy kinh tế phát triển cũng
từng bước được khẳng định.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

709

Về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp, theo đánh giá của Tổng Cục Thống
kê Hải Phòng trong 6 tháng đầu năm 2019 (điều tra 181 doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố thuộc ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo) cho thấy: Có 74,58% số doanh nghiệp
đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2019 so với quý I/2019 tốt lên và giữ ổn
định (38,67% doanh nghiệp tốt lên, 35,91% doanh nghiệp giữ ổn định), 25,41% doanh
nghiệp khó khăn hơn. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước có 71,43% doanh nghiệp

tốt lên và giữ ổn định (50% tốt lên; 21,43% giữ ổn định); tỷ lệ ở khu vực doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi có 81,16% doanh nghiệp đánh giá tốt và giữ ổn định (44,93% tốt
lên; 36,23% giữ ổn định); tỷ lệ ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 70,41% là tốt
lên và giữ ổn định (32,65% tốt lên; 37,76% giữ ổn định)[16].
Hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng
Bên cạnh những kết quả đạt được, KTTN Hải Phòng vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập.
Một là, sự phát triển thiếu tính bền vững: Trong khu vực KTTN, chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó các hộ kinh doanh cá thể chiếm khoảng 95%. Khó khăn
lớn nhất đối với bộ phận lớn các hộ kinh doanh này là thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn
đầu tư, thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn, hạn chế trong việc mở rộng, phát triển sản xuất,
kinh doanh, hoặc tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ... Vì vậy, nhiều
doanh nghiệp vừa, nhỏ, cá thể không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường,
không tham gia bảo hiểm xã hội, nợ thuế... thành phố buộc phải thu hồi giấy phép kinh
doanh. Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề của khu vực KTTN Hải Phòng thời gian qua còn
nhiều bất cập, hầu hết các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, thương
mại, dịch vụ...; đầu tư vào nơng nghiệp rất ít.
Hai là, trình độ quản lý và tay nghề lao động, năng lực cạnh tranh: Một bộ phận
không nhỏ khu vực KTTN, giới chủ doanh nghiệp cịn yếu về trình độ quản trị, năng lực
quản lý, lãnh đạo, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; trình độ của lực lượng lao động
cịn thấp, cịn nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ quản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thói
quen, khơng có bằng cấp chun môn và quản lý; mặt bằng chung của người lao động chủ
yếu lao động phổ thơng, sản phẩm mang tính chất gia công, lắp ráp, chất lượng không cao.
Nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất này thường xuyên bị thiếu hụt và không đáp ứng
được yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế cá thể
năng lực cạnh tranh còn thấp, thậm chí có nguy cơ phá sản.
Vì vậy, khu vực KTTN vẫn chưa thực sự đáp ứng được vai trò động lực quan trọng
của nền kinh tế thành phố. Trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm, khả
năng liên kết và tham gia chuỗi giá trị vẫn cịn yếu.
Ba là, về việc thực hiện chính sách, pháp luật: Trên cả nước hiện nay nói chung và ở
Hải Phịng nói riêng, nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN vi phạm pháp luật và cạnh

tranh không lành mạnh; nhiều quy định của pháp luật về KTTN chưa được thực hiện
nghiêm. Môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro và
thiếu minh bạch. Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ơ nhiễm mơi trường, khơng bảo đảm
vệ sinh an tồn thực phẩm, gian lận trong thương mại... diễn ra nghiêm trọng, phức tạp.


710

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

Bên cạnh đó, khu vực KTTN cũng bộc lộ những tiêu cực như nợ lương công nhân, gian
lận thương mại, trốn thuế, hối lộ, bóc lột người lao động, sản xuất hàng kém chất lượng,
hàng giả (điển hình như Cơng ty TNHH 19-8 Hải Phịng sản xuất và bn bán hàng giả;
Cơng ty TNHN Vinaca Hải Phịng sản xuất thuốc ung thư giả từ bột than tre...).
Nguyên nhân của những hạn chế này có nhiều như: thiếu nguồn vốn, thiếu NNL,
đặc biệt NNLCLC, thiếu điều kiện nâng cao tay nghề cho người lao động, thiếu điều
kiện tiếp cận và ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ; một bộ phận
cán bộ công chức yếu kém, thiếu trách nhiệm; nhiều doanh nghiệp tư nhân để được
thuận lợi trong hoạt động phải mất chi phí “bơi trơn”, chi phí khơng chính thức; cơ chế,
chính sách của thành phố về phát triển KTTN chưa nhất quán, chưa công bằng giữa các
khu vực kinh tế, thủ tục hành chính cịn rườm rà, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
tư nhân. Ví dụ: Cơng ty TNHH Sơn Trường Hải Phòng đã phải mất 10 năm (từ 20082018) mới được cấp sổ đỏ cho mặt bằng khu nuôi tôm công nghệ cao có quy mơ lớn
nhất miền Bắc ở Cát Hải...
Trong đó, ngun nhân mang tính quyết định của những hạn chế trên chính là do các
doanh nghiệp tư nhân thiếu NNLCLC, thiếu điều kiện nâng cao tay nghề cho người lao
động. Chiến lược đào tạo, phát triển NNLCLC của thành phố vẫn cịn những bất cập, hạn
chế. Vì vậy, NNL của Hải Phịng có chất lượng cịn thiếu và yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn
thấp, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề, trung cấp chun nghiệp trở lên chưa
cao. Một bộ phận cán bộ quản lý trình độ chun mơn, tin học, ngoại ngữ cịn thấp, chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển. Công tác đào tạo NNL chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của

xã hội, cơng tác sử dụng lao động cũng cịn nhiều bất cập, và đặc biệt công tác đãi ngộ lao
động (lao động có trình độ cao) chưa hợp lý, chưa tương xứng, hạn chế việc phát huy khả
năng đóng góp, tiềm năng, sức sáng tạo của người lao động, gây hiện tượng lãng phí chất
xám, chảy máu chất xám.
Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra là cần có những giải pháp tích cực để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân thành phố ngày càng phát triển.
2.3. Giải pháp phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu thúc đẩy KTTN trở thành động
lực phát triển kinh tế
2.3.1. Giải pháp về nhận thức
Trong những năm qua, Thành ủy Hải Phòng cũng đã thấm nhuần quan điểm của
Đảng, quán triệt sâu sắc về vị trí, vai trị, mục tiêu, nội dung đào tạo, phát triển và sử dụng
tối đa các nguồn lực, đặc biệt NNLCLC của thành phố, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy KTTN
phát triển. Để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các vấn đề nêu trên, thành phố cần
làm tốt các công tác giáo dục, tuyên truyền trên phạm vi rộng rãi, nhằm tạo ra những
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, mọi người dân.
Trước hết, cần tập trung nâng cao nhận thức của một số đối tượng xã hội: cán bộ
lãnh đạo trong hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước các cấp của thành phố, giới chủ các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; đổi mới nhận thức cho đội ngũ trí
thức, cho thế hệ trẻ (những học sinh, sinh viên, thanh niên) là những chủ thể trực tiếp,


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

711

quan trọng nhất của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNLCLC, và bản thân họ là
lực lượng sản xuất quan trọng nhất của thành phố.
Đồng thời, cần thay đổi nhận thức của tồn dân về vị trí, vai trị của KTTN trong nền
kinh tế thành phố, tạo điều kiện thuận phát triển KTTN theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển KTTN phải trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, đồng thời vận dụng linh hoạt sáng tạo vào điều kiện cụ thể của
thành phố, của từng doanh nghiệp, vừa bảo đảm phải giữ vững định hướng XHCN, vừa
chủ động phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của thành
phần kinh tế này đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Mặt khác, cần thiết phải thay đổi nhận thức của chính các doanh nghiệp thuộc khu
vực KTTN. Để thực sự tồn tại, phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường, bản thân
các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng phải xác định xu hướng kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh, giữ gìn và phát triển thương hiệu Việt Nam, đưa thương hiệu Việt Nam ra thị
trường khu vực và quốc tế. Các doanh nghiệp tư nhân cũng cần có những thay đổi mang
tính đột phá, thực sự tự nỗ lực vươn lên phát triển, không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ hay
ưu đãi của nhà nước; thường xuyên rút kinh nghiệm để tránh những hiện tượng tiêu cực
mà những doanh nghiệp tư nhân khác trên địa bàn thành phố đang mắc phải. Sự phát
triển của bản thân các doanh nghiệp phải luôn gắn với các vấn đề xã hội, môi trường, an
sinh xã hội, đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích cộng đồng
và người lao động.
2.3.2. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [11 - Tr 54]. Đây là chủ trương đúng đắn của
Đảng và là căn cứ khoa học để Đảng bộ thành phố Hải Phòng xây dựng, triển khai thành
công chiến lược phát triển NNLCLC. Thực hiện giải pháp này sẽ góp phần khắc phục một
cách căn bản, triệt để thực trạng thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng, sự bất hợp lý
về cơ cấu nguồn nhân lực, đặc biệt NNLCLC của thành phố hiện nay.
Việc xây dựng chiến lược phát triển NNLCLC là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của thành phố, xác định rõ về mục tiêu, số lượng, quy mô, cơ cấu của từng loại nhân
lực cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển KTTN nói riêng.
Thành phố nói chung, đặc biệt các doanh nghiệp tư nhân nói riêng muốn có được
NNLCLC cần xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng nhân tài trên địa
bàn thành phố và trên cả nước.
Thành phố cần quyết liệt hơn trong việc xây dựng cơ chế, chính sách định hướng sự

phát triển KTTN, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về khu vực KTTN. Cần bổ
sung những chính sách về phát triển KTTN như: chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách về
mặt bằng sản xuất, chính sách thuế, chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, chính sách
hỗ trợ phát triển KTTN theo cơ chế thị trường. Khuyến khích và tạo điều kiện cho KTTN
tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục và đào tạo của thành phố, đào tạo, bồi dưỡng và


712

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

phát triển NNLCLC; tham gia vào các dịch vụ công, giúp đông đảo nhân dân thành phố
được thụ hưởng những lợi ích từ đóng góp của khu vực KTTN.
2.3.3. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp đào tạo, phát triển NNLCLC Hải Phòng muốn đạt được hiệu quả cao
cần phải có sự chuẩn bị tốt trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, giáo dục và đào tạo là
lĩnh vực giữ vai trò quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng của NNLCLC. Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ XV đã xác định nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo: “Xây
dựng nền giáo dục và đào tạo Hải Phịng có quy mô cơ cấu phù hợp, phương thức giáo
dục và đào tạo hiện đại; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, thích ứng với quá trình phát triển
của thành phố và đất nước, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Sản phẩm giáo dục
và đào tạo Hải Phịng có sức cạnh tranh cao trên thị trường nhân lực...; củng cố vững
chắc vị thế của Hải Phòng là “Trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng duyên hải Bắc
bộ”[9, tr.34].
Đổi mới giáo dục và đào tạo Hải Phòng cần phải được thực hiện một cách căn bản,
toàn diện, đồng bộ ở tất cả các cấp, các bậc học, từ chương trình, nội dung, hình thức,
phương pháp dạy và học, theo tinh thần chỉ đạo của Đảng trong Đại hội XII: “Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát triển giáo dục và
đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với

tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”
[10, tr.114-115]. Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc học, đặc biệt các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành
phố. Trong đó, quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục; đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ chun gia có trình độ lao động trí tuệ
bậc cao; đội ngũ kỹ thuật viên và chuyên viên lành nghề...
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển nguồn nhân lực của thành phố. Trong đó,
chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề, đào tạo NNLCLC ngày càng được
nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nhân lực thúc đẩy
KTTN phát triển. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy KTTN đổi mới, sáng tạo, tham gia
vào các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, gắn với ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động.
Mặt khác, đổi mới giáo dục và đào tạo cần quan tâm đến mối quan hệ hữu cơ, không
thể tách rời giữa phát triển NNLCLC với phát triển KTTN cho thành phố, qua đó có sự kết
nối giữa đào tạo và sử dụng, khắc phục những rào cản giữa cung (cơ sở cung cấp nhân lực)
và cầu (cơ sở sử dụng nhân lực). Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo sự kết
nối giữa “cung” và “cầu” NNLCLC. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp tạo
điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Trong đó nhà trường phải đáp ứng nhanh,
kịp thời được nhu cầu về NNL, NNLCLC cho doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố cũng cần đổi mới tư duy, khơng chỉ địi hỏi một phía đối với các cơ
sở đào tạo, mà cần có những đầu tư thỏa đáng cho các cơ sở đào tạo (đặc biệt là đầu tư về


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

713

nguồn vốn, cơ sở vật chất, mơi trường thực hành..., giúp người học có cơ hội tìm học bổng,
điều chỉnh nhận thức, nâng cao động cơ học tập, tăng cơ hội việc làm khi ra trường).
2.3.4. Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, đổi mới cơ chế, chính sách

Thành phố cần xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng hơn cho
khu vực KTTN phát triển. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp,
các ban ngành, chính quyền địa phương, tránh tình trạng bng lỏng, thả nổi. Giảm bớt các
khâu hành chính rườm rà, sách nhiễu doanh nghiệp. Mặt khác, để khu vực KTTN phát
triển bền vững, thành phố phải thật công bằng với các loại hình doanh nghiệp, khắc phục
những bất cập trong chính sách phát triển KTTN, kịp thời đưa ra các biện pháp kiểm tra,
giám sát hữu hiệu. Đặc biệt, Thành phố cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện trong
cơng tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, xây dựng nền hành chính thơng
thống, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển.
Đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực cho sự phát triển NNLCLC phải được
thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện: giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, môi
trường học tập, môi trường làm việc, chính sách phát triển thị trường lao động, an sinh xã
hội, bảo hiểm xã hội... Trong đó, cần coi trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách thu hút, sử
dụng, đãi ngộ NNLCLC theo hướng công khai, minh bạch.
Mặt khác, các nhà lãnh đạo thành phố, nhà quản lý doanh nghiệp phải mạnh dạn sử
dụng NNLCLC trẻ tuổi. Cần có những chính sách đãi ngộ, tơn vinh kịp thời, hợp lý đối với
những NNL trẻ tài năng như: chế độ tiền lương, tiền thưởng, tạo môi trường làm việc,
nghiên cứu thuận lợi, tạo động lực khuyến khích cho các nhà khoa học, những tài năng trẻ
lao động sáng tạo, đạt hiệu quả cao nhất. Tránh hiện tượng coi thường “chất xám”, lãng
phí “chất xám”, và đặc biệt là hiện tượng “chảy máu chất xám”. Đây là một giải pháp quan
trọng, góp phần huy động được sức mạnh tổng hợp, trong đó có sức mạnh to lớn của
NNLCLC của thành phố, hướng tới thực hiện mục tiêu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế,
phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng
xanh văn minh, hiện đại.
3. KẾT LUẬN

Hải Phòng là một trong những thành phố công nghiệp trọng điểm của quốc gia, có
những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, NNL của Hải
Phòng vẫn chưa thực sự tương xứng, chưa ngang tầm nhiệm vụ, yêu cầu của công cuộc
xây dựng thành phố, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được thành phố xác định là đầu tư, xây
dựng con người Hải phịng phát triển tồn diện, trong đó trọng tâm là phát triển
NNLCLC. Bên cạnh đó, phải khẳng định, hiện nay kinh tế Hải Phịng có nhiều trụ cột
trong các ngành không phải là doanh nghiệp nhà nước, mà do KTTN đóng góp. Vì vậy,
vấn đề cấp thiết cần giải quyết là chú trọng phát triển NNLCLC, tạo điều kiện thuận lợi
cho KTTN phát triển thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát
nhanh và bền vững.


KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

714
TÀI LIỆU THAM KHÂO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương trình hành động số 44-Ctr/TU ngày 21/9/2017 của Ban
Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017): Hội nghị lần thứ 5 BCHTU khóa XII, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Nghị số số 32 - NQ/TW 05/8 KIX của Bộ Chính trị “Về
xây dựng và phát triển TP Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: “NQ08-NQ/TW ngày 16/5/2013 của Thành ủy về phát triển
KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994): Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, BCH Trung ương khóa VII,
Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1994.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam – Thành ủy Hải Phòng (2015): Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017): Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa XII (Văn
phòng TW Đảng), Hà Nội 2017.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2019): Nghị quyết 45-NQ/TU của Bộ Chính trị về xây dựng và
phát triển Thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

13. Sở Khoa học và công nghệ (2013): Phụ lục đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn
2030 (Lưu Sở Khoa học và cơng nghệ Hải Phòng).

14. Nguyễn Xuân Trường: Những thành tựu tự hào của ngành Giáo dục và đào tạo Hải Phòng.
http:/www.Baohaiphong.com.vn/.

15. Phạm Minh Hạc (2001): Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH, Nxb
TCQG, Hà Nội.


16. Tổng Cục Thống kê thành phố Hải Phịng: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải
Phòng năm 2017, 2018, 6 tháng đầu năm 2019



×