Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP QUỐC tế của VIETTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.78 KB, 13 trang )

PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP
QUỐC TẾ CỦA VIETTEL,
PHÂN TÍCH THÀNH CƠNG VÀ
THẤT BẠI CỦA HỌ
NHÓM 7
NGUYỄN TUẤN MINH
ĐỖ THỊ KIM OANH
BÙI QUANG DUY
TRƯƠNG THỊ UYÊN
NGUYỄN HẢI CHI
PHAN NGUYỄN VIỆT QUANG


MỤC LỤC

A.
B.

PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Giới thiệu tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel
2.

Viettel thâm nhập thị trường quốc tế
2.1.
2.2.

3.

Động cơ thâm nhập thị trường của viettel
Phương thức thâm nhập thị trường của viettel



Phân tích thành cơng thất bại của viettel
3.1. Thành tựu của Viettel
3.2. Khó khăn khi thâm nhập thị trường quốc tế
3.3. Những bài học kinh nghiệm

C.

KẾT LUẬN


A. LỜI NĨI ĐẦU

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004, từ một công ty viễn thông với doanh thu
chỉ vào khoảng 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận chưa đến 1.500 tỷ đồng, Viettel đã vươn
lên trở thành một trong những Tập đồn cơng nghệ – viễn thơng hàng đầu thế giới.
Tính đến nay, Viettel là Tập đồn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt
Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thơng có tốc độ phát
triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 30 thương hiệu Viễn thông giá trị nhất thế
giới. Xuất phát từ đó, nhóm em lựa chọn đề tài “Phương thức thâm nhập thị trường
quốc tế của Viettel, thành công và thất bại của họ” để có thể tìm hiểu được sâu sắc hơn
những lí do, phương thức mà Viettel đã sử dụng để có thể vươn mình ra thị trường thế
giới và trở thành một tập đồn lớn mạnh trong lĩnh vực viễn thơng.

B. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIETTEL, PHÂN

TÍCH THÀNH CƠNG VÀ THẤT BẠI CỦA HỌ

1. Giới thiệu tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội Viettel


Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thơng Qn đội (Viettel) là một tập đồn Viễn
thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Trụ sở
chính của Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường n
Hịa, quận Cầu Giấy, thủ đơ Hà Nội. Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị
phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của
Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Các ngành nghề chính của tập đồn
bao gồm: ngành dịch vụ viễn thơng & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện
tử viễn thông, ngành cơng nghiệp quốc phịng, ngành cơng nghiệp an ninh mạng và
ngành cung cấp dịch vụ số. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở
3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mĩ và Châu Phi. . Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10
tỷ USD (234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn
thơng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh


nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công
ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được
Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế
giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thơng Qn đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế
quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp
lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Cơng ty Viễn thơng Qn đội. Tập đồn Viễn thơng
Qn đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh
nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thơng và cơng nghệ thơng
tin. Với slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel ln cố gắng nỗ lực phát triển
vững bước trong thời gian hoạt động. Hiện nay, Viettel là Tập đồn Viễn thơng và
Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những
công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 cơng
ty viễn thơng tồn cầu về số lượng thuê bao. Viettel hiện đang hoạt động và kinh
doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường
270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thơng, Viettel cịn

tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như
bưu chính, xây lắp cơng trình, thương mại và XNK, IDC. Chiến lược của Tập đoàn
Viettel trong thời gian tới là tiếp tục phát triển các ứng dụng CNTT để đưa vào mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và cụ thể hóa tại nhiều thị trường nước ngoài, vươn lên
trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 DN viễn thông lớn nhất thế giới.
2. Viettel thâm nhập thị trường quốc tế

2.1. Động cơ thâm nhập thị trường của viettel
Động lực thâm nhập thị trường quốc tế của 1 doanh nghiệp:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Cho phép doanh nghiệp kéo dài vịng đời sản phẩm:
- Giảm chi phí sản xuất
- Trải rộng thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh


Động lực thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel (cụ thể với Campuchia)
Lực đẩy:
-

Thị trường bão hòa: thị trường viễn thông tại Việt Nam vào thời điểm
này đã bão hòa với rất nhiều nhà mạng cùng với dịch vụ và ưu đãi khá
giống nhau, việc này khiến Viettel khó khăn trong kinh doanh dịch vụ
của mình

-

Cạnh tranh cùng các doanh nghiệp khác: ngồi Viettel, Việt Nam cịn có
sự góp mặt của các doanh nghiệp như VNPT, FPT, Mobifone,... điều này
tạo nên thách thức lớn cho Viettel


Lực kéo:
-

Đây là nơi có nền kinh tế vĩ mơ, hệ thống tài chính khá ổn định, kinh tế giữ
được mức tăng trưởng dưới 10%/năm trong những năm gần đây.
-

Quan hệ Việt Nam – Campuchia đang phát triển về mọi mặt => là nền
tảng quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tận dụng các cơ
hội tăng cường đầu tư và thúc đẩy thương mại.

-

Viettel có lợi thế đầu tư vào Campuchia hơn Thái Lan, Trung Quốc do vị
trí địa lý gần, vận chuyển hàng hoá, nhân sự qua lại thuận lợi khi có cả
đường sơng, đường bộ, đường hàng khơng, cùng nhiều cửa khẩu quốc tế
thuận tiện.

-

Thị trường Campuchia có thị hiếu tiêu dùng tương đồng với thị trường
trong nước, rất phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam từ
chất lượng đến giá cả. Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam tại
Campuchia cũng là đối tượng người tiêu dùng đơng đảo.

-

Hiện nay đã có hơn 500 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kinh doanh tại
nước sở tại => Viettel có thể tận dụng chiến lược kinh doanh đã áp dụng
tại đây.


-

Chính phủ Campuchia tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính mở
cửa, tạo điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tăng cường
đâu tư nước ngoài.


-

Đầu tư vào Campuchia sẽ nhận được nhiều ưu đãi về thuế vì hiện
Campuchia cịn nhận được các ưu đãi từ GPS về ưu đãi thương mại tối
huệ quốc (MFN) từ hơn 40 quốc gia.

2.2.Phương thức thâm nhập thị trường của viettel
Viettel sử dụng phương thức đầu tư để thâm nhập thị trường quốc tế. Với hành
động đầu tư vào thị trường quốc tế, Viettel đã đưa ra những chiến lược để nâng cao vị
thế và giá trị của mình trên thị trường thế giới nói chung và thị trường campuchia nói
riêng. Những chiến lược này đã góp một phần không nhỏ giúp Viettel liên tục phát
triển trong những năm vừa qua với Metfone tại Campuchia, Unitel tại Lào, Bitel tại
Peru và ngồi ra cịn rất nhiều các nước khác.Có thể nhận thấy chiến lược đầu tư ra
nước ngoài của Viettel là chiến lược xuyên quốc gia. Việc lựa chọn thị trường quốc
gia mục tiêu của Viettel Là “đánh” vào những thị trường khó, những thị trường các
nước đang phát triển, thậm chí là bất ổn về chính trị và khó khăn về tự nhiên. Điều đó
khẳng định rằng Viettel “đánh” ra nước ngoài với tham vọng trở thành số 1 của các thị
trường đó. Để làm được điều này, Viettel đã áp dụng chiến lược Đại dương xanh –
nghĩa là họ đang tự tạo ra một ngành kinh doanh, một thị trường mới, một “đại
dương” các dịch vụ mới ở một vùng đất còn chưa được ai khai phá.
2.2.1. tại thị trường Campuchia
Sau 3 năm chuẩn bị, mạng di động của Viettel tại Campuchia chính thức kinh

doanh và ngay lập tức đối mặt với một thị trường có tới 7 doanh nghiệp và Metfone thương hiệu được Viettel lựa chọn cho thị trường Campuchia - là thành viên thứ 8.
Trong đó, riêng Mobitel đang chiếm tới 50% thị phần.
Thế nhưng, khơng có doanh nghiệp nào ngay khi bắt đầu kinh doanh đã sở hữu
hệ thống cáp quang bao phủ 70% số huyện, hơn 1.700 trạm phát sóng BTS phủ đến
80% số xã, cung cấp dịch vụ 25/25 tỉnh, thành phố như Metfone. Những nơi xa xôi,
hiểm trở và hẻo lánh khơng có nhà mạng nào muốn đến đặt trạm, đều có dấu chân
Metfone.
Ở Việt Nam, Viettel mất 4 năm để từ vị trí thứ 4 vươn lên số 1. Còn ở
Campuchia, Metfone chỉ mất 2 năm để từ vị trí thứ 8 vươn lên số 1, với 46% thị phần


di động, 60% thị phần cố định băng rộng. Vị trí đó vẫn được duy trì cho đến nay. Và
câu chuyện thần kỳ này của Viettel khi đi đầu tư ra nước ngoài lại tiếp tục được kể ở
những quốc gia tại các lục địa xa xôi khác.
2.2.2. Châu Mỹ La Tinh và lục địa đen
Năm 2010, chỉ 3 ngày trước khi Viettel sang Haiti ký hợp đồng thành lập liên
doanh viễn thông, trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại đã xảy ra.
Không ai nghĩ rằng Viettel sẽ tiếp tục đầu tư, chỉ những người Viettel tin chắc một
điều: Họ không bỏ cuộc. Sau hơn 1 năm chính thức đầu tư, ngày 7/9/2011, Natcom
khai trương mạng viễn thông với cơ sở hạ tầng về mạng di động đứng số 1 Haiti.
Vào thời điểm khai trương, Natcom là công ty duy nhất tại Haiti cung cấp đầy
đủ dịch vụ viễn thông, công ty duy nhất cung cấp công nghệ 3G và cũng là nhà mạng
sở hữu cổng kết nối Internet quốc tế duy nhất của Haiti qua tuyến cáp quang biển
10Gbps tới Bahamas kết nối đi Mỹ. Sự xuất hiện của Natcom đã trực tiếp đẩy mặt
bằng giá cước viễn thông giảm tới 20% so với trước đây.
Gần giống như tại Haiti, vào năm 2014, khi Viettel chính thức kinh doanh tại
Burundi - một quốc gia châu Phi - thì đất nước này rơi vào trạng thái bất ổn về chính
trị. Các nhà mạng đang kinh doanh tại đây đều tạm ngừng hoạt động và đưa các nhân
sự chủ chốt rời đi để đảm bảo an toàn.
Vẫn là quyết định khác người, những người Lumitel - thương hiệu của Viettel

tại Burundi đã ở lại để thực hiện một “kỳ tích”. Do là mạng di động duy nhất cịn liên
lạc thơng suốt và cịn bán sim thẻ trên khắp đất nước, Lumitel hoàn thành mốc
600.000 khách hàng và có lãi trong vịng 1 tháng. Sau 4 tháng, Lumitel đạt 1 triệu thuê
bao, tương đương 10% dân số Burundi.
Đây không những là thị trường mà Viettel vươn lên vị trí số 1 nhanh nhất trong
lịch sử, mà cịn là doanh nghiệp viễn thông duy nhất trên thế giới bước chân vào một
thị trường bị “trấn giữ” bởi 5 mạng di động, mà có thể có lãi trong thời gian chỉ hơn 4
tuần.
Cũng tại lục địa đen, mạng Movitel của Viettel tại Mozambique từng được
mệnh danh là “Điều kỳ diệu châu Phi” khi làm bùng nổ một cuộc cách mạng về di
động và giành tới 6 giải thưởng quốc tế. Trước khi Movitel xuất hiện, chỉ dân thành
phố mới có thể sử dụng Internet và điện thoại di động với mức giá cước “người giàu”.


Năm 2012, Movitel bắt đầu kinh doanh và hiện nay, người dân Mozambique có
thể sở hữu một chiếc điện thoại di động 2G với giá 799 Metical (khoảng 250.000
đồng), hay điện thoại 3G với giá 3.199 Metical (chưa tới 1 triệu đồng) với mức cước
thấp hơn các nhà mạng khác.
Giữa tháng 3/2019, khi siêu bão Idai đổ bộ vào Mozambique, hủy hoại mọi thứ
trên đường đi, bao gồm các mạng di động. Với tác phong của Viettel, Movitel là nhà
mạng đầu tiên khắc phục cơ bản các sự cố để đảm bảo liên lạc thông tin trở lại.
2.2.3. Thị trường Đông Timor và Myanmar
Đông Timor là một thị trường rất nhỏ với dân số chỉ tương đương 1 thành phố
nhỏ ở Việt Nam. 90% địa hình nơi đây là đồi núi nên việc triển khai hạ tầng mạng lưới
rất gian nan, đẩy chi phí đầu tư lên rất cao. Thị trường kém hấp dẫn khiến cho đảo
quốc này chỉ có một mạng di động, cho đến khi Viettel đặt chân đến.
Với kinh nghiệm “làm những việc không ai làm”, Viettel khơng khó khăn để
giải quyết bài tốn trồng trạm trên địa hình xấu, và với chi phí thấp.
Sau thời gian là 6 tháng khai trương, Telemor đã có lãi. Doanh nghiệp tí hon
được trao giải “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm tại khu vực châu Á, châu

Úc và New Zealand" trong khuôn khổ giải thưởng kinh doanh quốc tế năm 2015 của
tổ chức Stevie Awards (Mỹ).
Thủ tướng Xanana Gusmao của Dong Timor nói rằng, Viettel đã tạo ra sự khác
biệt và làm biến đổi nhanh chóng cho đất nước này. Chỉ sau 1 năm xây dựng, hạ tầng
mạng lưới của Telemor đã phủ rộng khắp các huyện, xã. Nhiều cột điện, cáp quang
viễn thông được triển khai cả ở những nơi điện lưới quốc gia chưa tới. Viễn thông đã
đến với người nghèo, kể cả những nơi mà việc tiếp cận thơng tin là rất khó khăn.
Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 và mới nhất của Viettel khi chính thức
kinh doanh vào tháng 6/2018. Thế nhưng, Myanmar lại là nơi mà những người Viettel
đã “nằm vùng” cả thập kỷ, trải qua rất nhiều lần lỡ hẹn mới có thể chinh phục.
Myanmar - “cơ gái khơng cịn trẻ nhưng vẫn rất đẹp” đã một lần nữa chứng tỏ
những chiến lược của Viettel là đúng đắn. Nhà mạng Mytel (thương hiệu Viettel tại
đây) trở thành hiện tượng hiếm có của ngành viễn thông thế giới với tốc độ tăng
trưởng đáng kinh ngạc. Chỉ sau 8 tháng kinh doanh, đã đạt gần 5,2 triệu thuê bao di
động, vươn lên chiếm 14% thị phần viễn thông và đứng thứ 3 trên thị trường. Mytel


cũng là cơng ty có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Viettel trong lịch sử hoạt động,
bao gồm cả thị trường Việt Nam.
Với lợi thế về hạ tầng 4G tốc độ cao và mạng lưới rộng lớn nhất đất nước
Myanmar, đem đến các dịch vụ chất lượng cao nhưng giá rẻ, Mytel đã tạo ra một cuộc
cách mạng trên thị trường dữ liệu di động, làm bùng nổ hoạt động truy cập Internet
tìm kiếm thơng tin, nghiên cứu, giải trí… trong cộng đồng người dân đất nước chùa
tháp.
3. Phân tích thành cơng thất bại của viettel

3.1. Thành tựu của Viettel
-Viettel là Tập đồn Viễn thơng và Cơng nghệ thơng tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời
được đánh giá là một trong những cơng ty viễn thơng có tốc độ phát triển nhanh nhất
thế giới và nằm trong Top 30 thương hiệu Viễn thông giá trị nhất thế giới.

- Hiện nay Viettel đã đầu tư tại 10 quốc gia ở ba châu lục gồm châu Á châu Mỹ châu
phi với slogan "hãy nói theo cách của bạn" Viettel ln cố gắng nỗ lực phát triển vững
bước trong thời gian hoạt động và gặt hái cấp thành công
-Mạng Viettel ở Lào và Campuchia đã cho thấy những kết quả khả quan. Ở Lào với
thương hiệu Unitel công ty liên doanh của Viettel. Sau 10 năm, Unitel đã tạo nên hạ
tầng viễn thông bao gồm mạng Internet băng thông rộng di động 3G, 4G, 4.5G phủ
khắp 100% tỉnh, thành phố với 8.000 trạm phát sóng, 30.000 km cáp quang... cùng 3
triệu khách hàng. Unitel đóng góp cho ngân sách nhà nước Lào gần 650 triệu USD.
Unitel hiện chiếm 56% thị phần viễn thông và doanh thu lũy kế đạt hơn 1,45 tỷ USD.
-Hiện tại mạng metfone thương hiệu của Viettel ở Campuchia vẫn giữ vững vị trí
mạnh dạn đầu về hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất chỉ sau hơn một năm kể từ
khi khai trương nét phun đã lắp đặt phát sóng hơn 4.000 chạm vào 15.000km gấp con
cung cấp dịch vụ viễn thông đến hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc tốc độ
phát triển này tương đương với Viettel ở Việt Nam sau hơn 2 năm triển khai kinh
doanh. Đến hết năm 2018, Metfone đã giúp Viettel hoàn vốn về cổ tức gần 250 triệu
USD, gấp gần 6 lần vốn đầu tư.
-Viettel cũng đã thắng thầu giấy phép ở viễn Thông Peru. Bitel đã xây dựng được hạ
tầng di động vượt xa các đối thủ có mặt trên thị trường trước đó hàng chục năm khi


trở thành mạng cáp quang lớn nhất với 26.000 km, gấp 1,5 lần so với nhà mạng đứng
thứ hai. Năm 2019, Bitel trở thành nhà mạng tăng trưởng thị phần tốt nhất tại Peru.
Hiện tại, Bitel đạt 16,3% thị phần và 2020, Bitel đạt 18% thị phần
-Tại Mozambique, mạng Movitel của Viettel đã tham gia dự án 20 triệu USD của
Ngân hàng Thế giới (WB). Còn tại thị trường Burundi, ví điện tử của Lumitel là ví
điện tử số 1 tại thị trường này với 1,4 triệu thuê bao đang hoạt động, tương đương hơn
60% thị phần.
-Ở Haiti, Natcom của Viettel đã thành công trong lĩnh vực khách hàng doanh nghiệp
khi ký hợp đồng với Ngân hàng TW Haiti (BRH), cung cấp dịch vụ cho Bộ Y tế Haiti,
Cục Quản lý thông tin quốc gia Haiti, Tổng cục Xổ số Haiti, Cơng ty Tin học

Novteck, Tổ chức tín dụng FonKoze... mở nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hứa hẹn
đóng góp lớn vào doanh thu của Natcom. 9 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận của
Natcom tăng trưởng 28%, lên mức 261 tỷ đồng.
-Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 và mới nhất của Viettel khi chính thức kinh
doanh vào tháng 6/2018. Đây là thị trường ấn tượng, mang lại nhiều cảm xúc thăng
hoa nhất sau 14 năm đầu tư ra nước ngoài của Viettel. Hiện nay, Mytel cán mốc 8 triệu
khách hàng, chiếm 22% thị phần viễn thông di động của Myanmar, đứng thứ 3 thị
trường và là nhà mạng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Myanmar.
-Tính cuối năm 2019, thị trường nước ngoài của Viettel đã tăng trưởng gần 40%, chiều
dài cáp quang triển khai lên tới 303.600km, tương đương 7 vòng quanh Trái Đất hay
hơn 265 triệu người đang phục vụ
3.2. Khó khăn khi thâm nhập thị trường quốc tế


Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông : phải cạnh tranh với nhiều
nhà mạng viễn thông nổi tiếng thế giới như Orange, Vodafone, Telefonica,
SingTel. với doanh thu và kinh nghiệm hơn nhiều lần. Điển hình cho những
khó khăn này là việc Viettel khơng trúng thầu tại thị trường Myanmar khi tham
gia đấu thầu tại đây và phải chọn hướng tiếp cận đầu tư mới vào thị trường này.
Bên cạnh đó, Viettel chưa trả hết nợ tại 50% thị trường có đầu tư, chưa thu hồi


được vốn; số tiền lãi chuyển về nước hiện không lớn, một số thị trường có lợi
nhuận thấp.


So với các tập đồn quốc tế khác thì Viettel đã muộn hơn họ từ 10- 20 năm và
còn rất non trẻ về tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm khó khăn về rào cản ngơn
ngữ văn hóa




Khó khăn trong vấn đề cấp phép hoạt động kinh doanh viễn thông và các rủi ro
tại những thị trường mới: Theo đánh giá của các chun gia viễn thơng, thị
trường viễn thơng nhìn chung có 3 loại: thị trường chưa phát triển (với độ phủ
dưới 20% dân số); thị trường đang phát triển (với độ phủ dưới 60%); thị trường
đi vào bão hòa (với độ phủ trên 60%). Trừ thị trường chưa phát triển, thì dù ở
đâu, viễn thông cũng là lĩnh vực cạnh tranh cao và khá rủi ro.



Viettel là một doanh nghiệp quân đội: nhiều nơi môi trường làm việc quen với
sự thoải mái, khơng hợp tác phong của doanh nghiệp. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là
Viettel có sẵn sàng thay đổi tác phong trong mơi trường làm việc để thích nghi?



Trên thế giới có 1.500 cơng ty đang nắm giữ giấy phép, nhưng chỉ 500 cơng ty
có lãi. Thị trường dưới 20% hiện chỉ cịn Myanmar, Cuba, Triều Tiên. Trong
khi đó, thị trường có độ phủ 20 - 60% cịn khá nhiều, nhất là tại châu Phi. Như
vậy, để đầu tư vào các thị trường nước ngoài, các DNVT Việt Nam khơng thể
lựa chọn các thị trường phát triển vì hết giấy phép trong khi các thị trường chưa
phát triển thì khả năng thu hồi vốn không cao; cạnh tranh và rủi ro lớn (vấn đề
ổn định chính trị; chính sách bao vây cấm vận, khả năng đổi mới của nền kinh
tế các thị trường này.). Viettel đã phải "tìm đường tắt“ đầu tư vào thị trường
Myanma bằng kế hoạch góp 800 triệu USD để phát triển viễn thông với một
đối tác Myanmar vào cuối năm 2014.

3.3. Những bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, giảm chi phí, giá thành và khơng th ngồi: Trên thực tế, nhờ việc

giảm chi phí, giảm giá thành mà Viettel đã thành công ở nhiều thị trường đang phát


triển. Bên cạnh đó, do khơng phải sử dụng dịch vụ th ngồi và tự làm tất cả các
cơng đoạn, nên dù doanh thu thấp mà vẫn có lãi và phát triển. Chỉ sau 8 năm thực
hiện ĐTRNN, đến nay, Viettel đã có mặt tại 9 quốc gia, với tổng dân số 175 triệu dân.
Tính đến nay, thị trường nước ngoài đã mang về 278 triệu USD lợi nhuận cho Viettel.
Đó là kết quả của sự lựa chọn đúng thị trường, chớp cơ hội nhằm cụ thể thế chiến
lược của mình.
Thứ hai, xây dựng chiến lược đầu tư, kinh doanh khác biệt: Với Viettel, để
thành công tại thị trường Mozambique, Viettel đã phải tìm một đối tác địa phương để
thành lập liên doanh Movitel. Để giành được giấy phép viễn thông thứ 3 tại
Mozambique vào năm 2010, Viettel đã vượt lên 12 DNVT đến từ nhiều châu lục
khơng phải vì bỏ giá cao nhất, mà đạt điểm kỹ thuật cao (90/100 điểm).
Thứ ba, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đầu tư ứng dụng công nghệ hợp lý:
Việc nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ thị trường và triển khai thật nhanh để
cạnh tranh cũng như đưa ra các quyết định đầu tư vào công nghệ hiện đại hợp lý để
cung cấp đúng loại dịch vụ mà thị trường cần. Ở Peru, Viettel đã quan sát kỹ đối thủ,
hiểu rõ thị trường để chọn hướng đi, chiến lược cho mình.
Thứ tư, nắm bắt và hiểu đúng thủ tục ĐTRNN và các cam kết quốc tế: nắm
vững luật pháp nước sở tại; nắm vững luật pháp, văn bản hướng dẫn và ưu đãi của
Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài; hiểu rõ các hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định
song phương và đa phương và là phải có một đơn vị tư vấn đầu tư một cách tận tâm,
có năng lực và có trách nhiệm.

C. Kết luận

Có thể nói, thị trường nước ngồi ln là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp viễn thơng nói riêng nhắm tới. Đặc biệt trong bối
cảnh tồn cầu hóa hiện nay, mơi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt và thị trường

trong nước ở tình trạng “ bão hịa” thì lựa chọn đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị
trường được đánh giá là con đường đúng đắn và phù hợp nhất. Tuy nhiên, con đường
đến với các thị trường này không phải đơn giản bởi các rào cản vơ hình và hữu hình
của các quốc gia. Đối với Tổng cơng ty Viễn thơng Qn đội Viettel, cơ hội vẫn cịn ở


phía trước song cũng khơng ít những thách thức và rủi ro. Muốn tồn tại và phát triển ở
thị trường nước ngồi thì Viettel cần phải năng động trong kinh doanh, ln tìm tịi,
sáng tạo và nắm bắt được xu thế và nhu cầu của thị trường.



×