Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Luận văn
Đề tài: CÔNG TY VIỄN THÔNG
VIETTEL (VIETTEL TELECOM)
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ GIÁ TRỊ
MỘT THƯƠNG HIỆU
- 1 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Mục lục
I. Giới thiệu chung về công ty 3
II. Nội dung chính 4
III. Giá trị thương hiệu 15
- 2 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL
(VIETTEL TELECOM)
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ GIÁ TRỊ MỘT THƯƠNG HIỆU
I. Giới thiệu chung về công ty
1. Giới thiệu chung
Ngày 5/4/2007 công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công
ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet
Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam,
Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó
không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh
doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe,
chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy,
Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói
theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách
hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
Thời gian qua, vietel đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của quý khách hàng cho
các sản phẩm và dịch vụ của mình từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế
- 3 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
178, đến dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động
098. Đến nay, chúng tôi thật vinh dự được đón chào và phục vụ hơn 20 triệu khách hàng
điện thoại di động, hơn một triệu năm trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định
….sau chưa đầy 05 năm kinh doanh trên thị trường. Một điều chưa từng có, một kỳ tích
trong lịch sử viễn thông Việt Nam.
2. Triết lý kinh doanh và quan điểm phát triển
a. Triết lý kinh doanh
• Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo
đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù
hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
• Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như
những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
• Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo,
hoạt động xã hội.
• Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà
chung Viettel.
b. Quan điểm phát triển
• Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
• Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng.
• Đầu tư nhanh và phát triển nhanh.
• Kinh doanh hướng vào thị trường.
• Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển.
Ta thấy rằng có thể tạo dựng những đặc điểm khác biệt cho bất kỳ một công ty hay
nhãn hiệu nào. Thay vì nghĩ rằng mình đang bán một món hàng, công ty phải thấy nhiệm
vụ của mình là biến sản phẩm không khác biệt thành một sản phẩm khác biệt. Vấn đề một
phần là ở chỗ phải ý thức được người mua có nhu cầu khác nhau và vì vậy mà họ chú ý
đến những hàng hóa khác nhau.
II. Nội dung chính
1. Toàn cảnh thị trường viễn thông Việt Nam
- 4 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Lĩnh vực viễn thông Việt Nam có thể nói là phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhiều
công nghệ di động mới được đưa vào, mạng lưới phủ sóng rộng khắp, chất lượng dịch vụ
ngày càng được nâng cao. Điều này có được chính là nhờ có sự phá vỡ độc quyền và ngày
càng có nhiều tổ chức doanh nghiệp tham gia vào nghành đã tạo ra một sự cạnh tranh
khốc liệt trên thị trường viễn thông.
1.1. Thị trường di động
Thị trường di động tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của ba đại gia GSM
là VinaPhone, Mobilephone và Viettel. Về thị phần Viettel đang dẫn đầu với 20 triệu thuê
bao (chiếm 36,6%), tiếp theo là MobilePhone với 16,8 triệu thuê bao (30,3%), VinaPhone
với 12,5 triệu thuê bao (23%), Sphone với 4,5 triệu thuê bao (6,25%), và Evn Telecom
với 3,5 triệu thuê bao (4,5%). Tuy nhiên một vấn đề khiến nhiều người không khỏi băn
khoăn là dù tốc độ phát triển thuê bao của các mạng di động là rất nhanh song có đến trên
90% thuê bao di động là thuê bao trả trước. Điều này không chỉ gây khó khăn trong vấn
đề quản lý mà còn tạo sự không ổn định trong các mạng di động.
1.2. Điện thoại cố định
Do sự phát triển bùng nổ của di động nên sự phát triển của các thuê bao cố định đã
chững lại. Mạng di động với nhiều tiện ích, chương trình khuyến mại hấp dẫn đã khiến thị
- 5 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
trường điện thoại cố định gần như đạt mức bão hòa. Thị trường điện thoai cố định vẫn gần
như là sự độc chiếm của VNPT, với khoảng 10 triệu thuê bao.
Cố định không dây
Tuy nhiên bên cạnh sự trầm lắng của thị trường cố định, thị trường điện thoại cố
định không dây đã có những bước tiến đáng kể. Tính đến hết tháng 9/2008, tổng số thuê
bao cố định không dây trên toàn quốc ước đạt 4,5 triệu thuê bao, trong đó Ecom của EVN
Telcom có 3,2 triệu thuê bao (chiếm 71%), HomePhone của Viettel có 800.000 thuê bao
(chiếm 17,8%) và Gphone của VNPT đạt 500.000 thuê bao (chiếm 11,2%).
1.3. Internet
Internet Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh, trong đó VNPT vấn đóng vai trò
chủ đạo với 75% thị phần (tính theo số người sử dụng internet). Số người sử dụng Internet
trên toàn quốc đạt trên 20 triệu người, tăng gấp 4 lần so với thời điểm đầu tháng 1/2008.
- 6 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Tuy nhiên bên cạnh tốc độ phát triển khá nhanh, vấn đề chất lượng (tốc độ) của
Internet Việt Nam vẫn là vấn đề nhức nhối. Các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo tốc độ
của mình với các gói cước khác nhau, song tốc độ thực tế khách hàng sử dụng không đạt
như tốc độ cam kết. Trong thời gian tới cần tăng cường quản lý về vấn đề này để người
dùng thực sự được hưởng tốc độ tương ứng với chi phí họ bỏ ra.
2. Những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Viettel
Nghiên cứu của Markcom Research & Consulting về thị trường viễn thông VN và
động thái cạnh tranh của từng nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường trong ba năm qua cho
phép đánh giá 50% thành công của Viettel là do khai thác hiệu quả sự lơi lỏng (nếu không
muốn nói là sai lầm) của đối thủ về marketing và 50% là do nỗ lực của đội ngũ nhân viên
năng động.
2.1.Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh
Đánh giá về sự sai lầm trong marketing của các đối thủ của Viettel, theo đó có ba
nguyên nhân và điều này đã tạo lợi thế cho Viettel khi biết tận dụng thời cơ. Đó là sự
chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh (thiếu linh hoạt) và xử lý rủi ro chậm (ví dụ vụ
nghẽn mạng Vinaphone đầu năm 2005); chăm sóc quyền lợi khách hàng chưa đúng mức;
cuối cùng là có sai lầm trong xây dựng hình ảnh.
Chính vì vậy việc “đánh bóng” hình ảnh của mình nhân sự lơi lỏng về chiến lược
marketing của đối thủ đã là một giải pháp làm nên thành công của Viettel. Tuy nhiên,
- 7 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
thành công của thương hiệu Viettel, theo chúng tôi, còn do hai nguyên nhân bao trùm
khác. Đó là một chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước,
vì mình sau”.
2.2.Chiến lược dịnh vị đúng
Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có hẳn
sách lược chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh
doanh rất đúng đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu nhất cho một mạng di động
trong bối cảnh thị trường di động VN cách đây 2 - 3 năm (S-Fone tuy ra trước đã không
làm điều này).
2.3. Quan điểm kinh doanh chiến lược
Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì
khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo
được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi cho khách hàng, các cách
chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng như
chọn số thât sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh khá gay gắt thì sự năng động trong chiến lược tiếp
thị được thực hiện bởi một đội ngũ nhân sự linh hoạt luôn bám sát tiêu chí xây dựng hình
ảnh của thương hiệu gắn bó mật thiết với quyền lợi của khách hàng đã tạo nên sự thành
công của thương hiệu Viettel.
3. Xây dựng chiến lược định vi
Từ việc phân tích rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh Viettel đã xây dựng cho mình
những chiến lược định vị nhằm tạo nên sự khác biệt và ưu thế để dần chiếm lĩnh thị
trường.
- 8 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
3.1. Tạo dựng sự khác biệt về sản phẩm
Hiện tại trên thị trường viễn thông Viettel đã tung ra nhiều gói cước sản phẩm dịch
vụ khác nhau. Tùy theo tích chất, mục đích sử dụng khách hàng có thể lực chọn cho
mình những gói cước phù hợp để mang lại những hiệu quả và giá trị về kinh tế lớn nhất
Trong lĩnh vực mạng di động:
Viettel không ngững nỗ lực sáng tạo ra những những sản phẩm dịch vụ mới.Với
Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn, sáng tạo để có những dịch vụ mới với tính năng lần
đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như
Tomato, Ciao và gần đây nhất là gói cước “Cha và con” đều thể hiện triết lý “Caring –
Innovator” (Sẻ chia - Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các khách
hàng.
Sự phát triển của Viettel không chỉ đạt đến mức cung cấp cái khách hàng cần mà
còn tích cực tạo ra nhu cầu của khách hàng, tức là sáng tạo ra những sản phẩm mới và chỉ
cho khách hàng biết họ cần sử dụng dịch vụ đó.
Tuy giá trị mang lại không lớn lắm những thực sự nó đã tạo ra một sự khác biệt
trong lĩnh vực di động. Thông qua hình thức này Viettel đã thể hiện được sự thiện chí của
mình đối với khách hàng, từ đó càng thiết lập nên mối quan hệ trung thành với sản phẩm
và dịch vụ của công ty.
Trong lĩnh vực Internet
Tuy mới tham gia vào lĩnh vực nàu những Viettel cũng đã khẳng định được tên tuổi
của mình, bằng các gói sản phẩm dịch vụ cùng với những tiện ích đi kèm đã tạo ra sự
khác biệt
3.2. Sự khác biệt về giá
Vào thời điểm gia nhập nghành, Viettel nhận định giá cước viễn thông di động của
Việt Nam vẫn ở mức cao so với thế giới và so với mức thu nhập bình quân trong nước.
Việt Nam có hơn 80% dân số sống ở nông thôn có thu nhập thấp, vì thế muốn mang dịch
vụ liên lạc di động này đến với họ, giá cước rẻ là điều kiện tiên quyết. Viettel đã cụ thể
hóa mục tiêu đưa viễn thông đến cho mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và
nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
- 9 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Trong khi các doanh nghiệp khác hài lòng với khái niệm “mọi lúc, mọi nơi” thì
Viettel lại tự đặt ra cho mình mục tiêu 4 any (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi,
anybody: mọi người, anyprice: mọi giá) để tiếp tục thực hiện nỗ lực mang dịch vụ di động
đến cho mọi người dân Việt Nam. Tính cộng đồng được thể hiện rõ nét trong mục tiêu
kinh doanh này của Viettel. Hiện tại trên thị trường Việt Nam, Viettel là nhà cung ứng
dịch vụ viễn thông di động rẻ nhất.
Biểu đồ giá cước bình quân/ phút của một số nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông hiện nay
Tuy nhiên, mục đích kinh doanh vì cộng đồng của Viettel lại được kết hợp với triết
lý thương hiệu “luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt”. Viettel xem xét khách
hàng ở góc độ cá thể với những đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Vì thế, Viettel liên tục
mở ra những phân khúc thị trường mới để có những sách lược cụ thể nhằm mang dịch vụ
công nghệ cao đến tận tay người sử dụng. Hay nói cách khác Viettel đang định giá theo
đối tượng khách hàng.
- 10 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Cước quốc tế
Một trong những chính sách giá được coi là một bước ngoạt lớn không chỉ ở Viettel
mà chung cho cả thị trường viễn thông Việt Nam. Đó chính là việc giảm giá cước các
cuộc gọi quốc tế. Theo đó, nếu so với giá cước gọi đi quốc tế của các nhà cung cấp khác
trên thị trường trong nước, thì giá cước này của Viettel thấp hơn đến 52%. Còn nếu so với
giá cước gọi quốc tế trực tiếp của các nước khác trong khu vực, như Trung Quốc, giá
cước của Viettel thấp hơn khoảng 30%; so với Singapore, thấp hơn đến 65% và so với
Thái Lan thì thấp hơn khoảng 79%. Không chỉ có vậy, nếu xét trên phạm vi thế giới, thì
giá cước quốc tế của Viettel cũng nằm trong top giá cước thấp nhất. Cụ thể, giá cước này
thấp hơn đến 87% so với giá cước quốc tế trực tiếp tại Úc, và thấp hơn đến 81% so với
Anh, và nếu so với Mỹ thì thấp hơn khoảng 23%.
Biểu đồ:
Trước kia, trong nhận định của người tiêu dùng, gọi điện thoại quốc tế luôn là một
loại dịch vụ viễn thông xa xỉ với giá cước rất đắt. Vào trước năm 2003, cước quốc tế gọi
đi tại các bưu điện là vào khoảng 27.000 đồng/phút, năm 2005, giảm xuống còn 9.800
đồng/phút, năm 2008 là 8.500 đồng. Đến tháng 8/2008 Viettel giảm xuống còn 3.600
đồng/phút, đưa cước gọi quốc tế nằm trong nhóm những nước có mức cước gọi thấp nhất
thế giới.
Thực tế, Viettel luôn theo đuổi chính sách giá tốt nhất, nhằm đem lại lợi ích tối đa
cho khách hàng. Công ty muốn xóa bỏ khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới bằng
- 11 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
việc đưa ra mức giá hợp lý nhất với khách hàng, qua đó mở rộng kết nối của người
dân Việt Nam tới bạn bè năm châu.
Không chỉ dừng lại ở những gói cước hấp dẫn, Viettel còn có những chính sách chiết
khấu nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ. Một trong những chính sách có thể
gọi là chiêu độc của Viettel là “ Tặng tiền cho người nhận cuộc gọi”. Theo đó, khách
hàng của Viettel Mobile sẽ được tặng 100 đồng/phút nhận cuộc gọi từ bất kỳ mạng điện
thoại nào, kể cả nội địa lẫn quốc tế. Số tiền được tặng khi nhận cuộc gọi của khách hàng
sẽ được cộng dồn theo tháng và cộng vào đầu tháng tiếp theo
Theo tính toán của Viettel Mobile, với chính sách này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chia
sẻ khoảng 20 - 30% doanh thu kết nối của mình cho khách hàng và giúp khách hàng giảm
từ 8% – 10% chi phí sử dụng dịch vụ thông tin di động.
3.3. Sự khác biệt về chất lượng và dịch vụ
Hiện tại Viettel là một nhà cung câp dịch vụ viễn thông lớn có độ phủ sóng lớn nhất
Việt Nam. Với nhiều lợi thế: kết hợp mạng lưới viễn thông của quân đội, nguồn tài chính
và nhân lực dồi dào và năng động Viettel đã tạo ra cái nhìn mới trong chất lượng và dịch
vụ Viễn thông Việt Nam.
Nếu như trước đây chất lượng sóng điện thoại hay dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách
hàng không được nhiều nhiều doanh nghiệp chú trọng thì nay đây chính là yếu tố cho sự
sống còn của doanh nghiệp trong nghành. Và đây cùng chính là nhân tố tạo nên lợi thế
cho Viettel. Với việc phân tích và nhân định đúng thị trường để tạo nên sự khác biệt riêng
cho mình và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Sự tham gia vào ngành của Viettel dường như đã thức tỉnh cả nghành viễn thông
Việt Nam. Sự cạnh tranh diễn ra nghành diễn ra ngày càng trở nên gay gắt đã có tác động
tích cực tới thị trường, chất lượng dịch vụ ngày càng được gia tăng, nhiều ứng dụng công
nghệ mới được đưa vào đã tạo ra hiều lợi ích cho khách hàng nói chúng.
Về Viettel, hiện tại Viettel vân không ngừng nỗ lực gia tăng những giá trị cho khách
hàng. Năm 2008 Viettel đã nâng tổng số trạm BTS của mình lên con sô 12000 trạm và
tiếp tục xây dựng nhiều trạm mới năm 2009 nhằm gia tăng chất lượng cuộc gọi cho
khách hàng, giảm thiểu tình trạng nghẽn mạng vào các dip lễ tết.
- 12 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Với quan điểm phát triển kinh doanh hướng tới lợi ích của khách hàng, từ năm
2005, Viettel đã xây dựng chuỗi cửa hàng đa dịch vụ trên toàn quốc. Đến với hệ thống
cửa hàng và siêu thị Viettel, quý khách hàng sẽ thật sự hài lòng về dịch vụ đồng bộ: Thu
cước, cố định, ADSL, 098… Đặc biệt, gần đây dịch vụ kinh doanh máy ĐTDĐ chính
hãng với chủng loại đa đạng, giá cả hợp lý, chất lượng cao đang ngày càng thu hút sự
quan tâm. Bên cạnh đo Viettel cũng phát triển hệ thống tư vấn và chăm sóc khách hàng
24/24 nhằm tạo ra cho khách hàng thuận tiện mới.
Trong lĩnh vực bán lẻ: Viettel đã nhanh chóng “lấn sân” sang lĩnh vực phân phối
máy điện thoại di động bằng việc mở các siêu thị điện thoại di động ở 64 tỉnh thành với
giá cả được xem là cạnh tranh nhất trong số các nhà bán lẻ hiện nay.
Kênh phân phối của Viettel được chia thành 2 nhánh chính: Tiến tới 81 siêu thị bán
lẻ với quy mô lớn ở các thành phố, thị xã, và hơn 600 cửa hàng đa dịch vụ (outlet) với
diện tích quy mô nhỏ hơn ở tuyến huyện.
3.4. Tạo sự khác biệt về hình ảnh
Logo của Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên
tục, sáng tạo không ngừng (văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa
quyện vào nhau. Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu
vàng (địa), và màu trắng (nhân).
Với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh màu sắc và slogan rất ấn tượng, Thương hiệu
Viettel nhanh chóng được mọi người biết tới thông qua các hoạt động truyền thông như
quảng cáo, tổ chức sự kiện…
• Quảng cáo
Viettel quảng cáo dịch vụ của mình trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng: báo,
tạp chí, website, truyền hình…Mỗi phương tiện quảng cáo, Viêttel đều muốn tạo cho
mình một nét riêng, một phong cách riêng và có một cái gì đó đặc biệt hơn.
Chẳng hạn: đoạn phim quảng cáo 60 giây của Viettel 178 người xem sẽ có một cảm giác
hoàn toàn khác biệt đối với một chương trình khuyến mại. Đoạn phim quảng cáo diễn ra
với hình ảnh của một cô bé đang đọc sách, em bé vừa chào đời, hình ảnh cây non đang
đâm chồi nảy lộc và lên cao trào với lời thoại: Với 60 giây bạn làm được bao điều có ý
- 13 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
nghĩa, với 60 giây người ta cũng sẽ nói được bao điều. Viettel tặng bạn 60 giây cho mọi
cuộc gọi qua 178 để bạn có thể nói những điều ý nghĩa nhất theo cách của mình.
Một chuyên gia về quảng cáo nhận xét: Phim quảng cáo khuyến mại thông thường
đánh vào tính tư lợi của khách hàng với những phần thưởng vật chất, làm trỗi dậy trong
khách hàng sự ham muốn và từ đó kích thích việc mua hàng. Thế nhưng phim quảng cáo
của Viettel 178 khơi dậy trong họ những thông điệp mang tính nhân bản và gợi nên ước
muốn sẻ chia, tâm tình. Đây thực sự là một điểm khác biệt lớn, Viettel 178 đã khiến cho
khách hàng cảm nhận về chương trình khuyến mại rất khác: họ không chỉ được tặng quà;
họ còn được gửi gắm một thông điệp với những lời yêu thương.
• Khuyến mãi:
Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng chạy đua gay gắt và cạnh tranh
khốc liệt. Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông cùng lúc đưa ra nhiều phương thức
khuyến mãi nhằm giành thị phần, khiến cuộc đua giảm giá ngày càng trở nên sôi động.
Trong đó, mạng viễn thông quân đội (Viettel Mobile) nổi bật lên với nhiều loại hình mới
và vươn lên vị trí hàng đầu về tốc độ phát triển khách hàng
Viettel lại tỏ ra quy mô hơn khi đồng loạt áp dụng cũng lúc nhiều hình thức khuyến
mãi cho các khách hàng đang sử dụng và khách hàng hoà mạng với nhiều chương trình
ưu đãi hấp dẫn nhân các ngày lễ lớn của năm.
Chương trình khuyến mãi đặc biệt chào mừng thuê bao thứ 888.888 của Viettel được xem
là khá ấn tượng đối với khách hàng sử dụng. Theo chương trình này, tất cả các khách
hàng hòa mạng 098 của Viettel sẽ được tặng 50% phí hòa mạng. Bên cạnh đó, tất cả các
khách hàng (cũ và mới) đều được tặng bloc gọi thứ 5 cho tất cả các cuộc gọi trong thời
gian khuyến mãi.
Ngày 20/8/2005, mạng điện thoại này đã chính thức vượt qua mốc 888.888 khách hàng và
vị khách hàng đặc biệt này đã được tặng 50 triệu đồng, 10 khách hàng đứng trước và
đứng sau được tăng 1 triệu đồng.
Tiếp theo đó, Viettel lại tặng 98 triệu đồng cho khách hàng thứ 1 triệu.
• Tổ chức Sự kiện - hoạt động xã hội
- 14 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Để xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu, kích thích một cách gián tiếp tăng
nhu cầu về dịch vụ, tăng uy tín của doanh nghiệp, Viêttel đã đưa ra hàng loạt các hoạt
động sự kiện và tài trợ cho nhiều hoạt động xã hội như:
• Tặng giống cây trồng cho các hộ nghèo
• Hơn 1 tỷ đồng dành cho các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
• Viettel là nhà tài trợ chính cho Cuộc đua xe đạp “Về Trường Sơn 2007” tranh Cúp
báo Quân đội Nhân dân
• Trao xe lăn và học bổng cho trẻ em nghèo Hà Tây
• VIETTEL đảm bảo duy trì thông tin trong lũ lịch sử
• VIETTEL ủng hộ gia đình nạn nhân sập cầu Cần Thơ
• VIETTEL ủng hộ các địa phương vùng lũ 1 tỷ đồng
• Năm 2006, VIETTEL dành 3,5 tỷ đồng tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo
• Ngoài ra, nhân dịp khai giảng năm học mới, quỹ "Viettel-tấm lòng Việt" đã
tặng quà cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn và chuẩn bị tặng quà cho 10 thí sinh đạt
điểm cao nhất trong kỳ thi đại học năm 2005 của 10 trường đại học, khoa công nghệ
thông tin.
Một trong những sự kiện được chú ý mang đậm bản chất của Viễn thông quân đội
Viettel là việc tài trợ cho chương trình “chúng tối là chiến sỹ”.
III. Giá trị thương hiệu
1. Thương hiệu Viettel
Thương hiệu
Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu
hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn,
thậm chí nó còn tác động đến sự thành- bại của hoạt động kinh doanh. Vì lý do đó, một
hướng đi cho thương hiệu luôn là thách thức đối với doanh nghiệp.
- 15 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Viettel được Informa plc xác định giá trị thương hiệu khoảng 536 triệu USD và trở
thành công ty duy nhất Việt Nam, lọt vào danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất
thế giới xếp trên cả thương hiệu SingTel (Singapore).
Viettel cũng là 1 trong 4 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia
đang phát triển do tổ chức WCA (World Communication Awards) bình chọn vào tháng
10/2008.
Ngoài ra, Viettel cũng liên tục thăng hạng trên bảng số liệu xếp hạng các nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông dựa trên số lượng thuê bao do tổ chức WI (Wireless Intelligence)
đưa ra. Theo đó, quý 1/2008 xếp thứ 53; quý 2/2008 xếp thứ 42 và hiện nay Viettel đứng
thứ 41 trên tổng số hơn 650 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn thế giới.
Như vậy, với thương hiệu Viettel, Việt Nam đã trở thành một quốc gia được xếp
hạng và có tên tuổi trên bản đồ viễn thông thế giới đồng thời khẳng định sự lớn mạnh của
các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
2. Lợi ích mang lại từ thương hiệu Viettel
Với những chiến lược xây dựng thương hiệu Viettel dần đã khẳng định được tên tuổi
của mình trong nghành viễn thông trong nước và quốc tế.
Giá trị thương hiệu Viettel là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương
hiệu này. Có 5 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, gia duy trì khách hàng trung
thành,, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh
tranh.
Thứ nhất, có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các
chương trình tiếp thị.
Thực tế đã chứng minh lượng khách hàng của Viettel đã không ngừng tăng lên trong
những năm vừa qua và dần vượt xã các đối thủ khác. Còn nhớ, ngày 8/9/2005, chưa đầy
1 năm hoạt động, Viettel đã có 1 triệu thuê bao. Khi vừa tròn 2 tuổi, ngày 15/10/2006,
Viettel đã đạt 5 triệu thuê bao. Và chỉ đến tháng 4/2007, Viettel đã đạt 10 triệu thuê bao.
Đến nay (tháng 6/2008), tổng số thuê bao thực của mạng di động Viettel đã lên tới con số
20 triệu, gần gấp đôi so với mạng di động đứng thứ 2 trên thị trường.
- 16 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Thứ hai, sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách
hàng cũ trong một thời gian dài.
Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi 4 thành tố trong tài sản thương hiệu là: sự nhận
biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác.
Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu
sẽ tạo thêm niềm tin và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng như những thành tố này
sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Gia tăng sự trung thành về thương hiệu
đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sang
tạo và có những sản phẩm vượt trội. Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài
sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu. Sự trung thành thương
hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty.
Với những gì tạo dựng từ trước tới này, Viettel đã dần khẳng định dược vị thị của
mình trên thị trường Viễn Thông trong nước và quốc tế. Lượng khách hàng đến với
Viettel càng ngày càng tăng lên (hiện tại là 130.000 thuê bao mới mỗi ngày) và lượng
thuê bao “ảo” cũng đã giảm đi rõ rệt trong những năm vừa qua.
Thứ ba, tài sản thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc
mở rộng thương hiệu.
- 17 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Hiện tại, Viettel cũng đã và đang phát triển thêm nhiều lĩnh vực hoạt động mang
thương hiệu “ Viettel” như lĩnh vực bán lẻ (điện thoại di động, và các thiết bị viễn
thông ” hay lĩnh vực địa ốc,bất động sản.
Thứ tư, Thương hiệu còn giúp cho Viettel mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân
phối.
Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân phối
những sản phẩm không nổi tiếng. Bên cạnh đó thương hiệu đã giúp cho công ty dễ dàng
nhận được hợp tác của nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị.
Hiện tại trong lĩnh vực bán lẻ: Viettel đã nhanh chóng “lấn sân” sang lĩnh vực phân
phối máy điện thoại di động bằng việc mở các siêu thị điện thoại di động ở 64 tỉnh thành
với giá cả được xem là cạnh tranh nhất trong số các nhà bán lẻ hiện nay.
Thứ 5, thương hiệu Viettel còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo ra
rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
Với những bước phát triển không, Viettel đã tạo dựng cho mình được những “ thế
và lực mới”. Bằng chứng là Viettel đã không chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh trong
nước Viettel còn mỏ rộng ra thị trường quốc tế. Mới đây nhất là Lào và Campuchia, và
bước đầu đã gặt hái được những thành công.
IV. Kết luận
Sự khác biệt chính là một điểm mạnh và lợi thế của doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh. Song không phải những đặc điểm khác biệt nào cũng có ý nghĩa hay có giá trị.
Không phải mọi thứ khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt. Mỗi điểm khác biệt đều có
khả năng gây ra chi phí cho công ty cũng như tạo ra lợi ich cho khách hàng. Vì vậy công
ty phải lựa chọn một cách thận trọng cách để làm cho mình khác biệt với đối thủ cạnh
tranh.
Định vị là lựa chọn chiến lược quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Định vị
hiệu quả phải có ưu thế lợi ích được hỗ trợ bởi lợi thế cạnh tranh.
- 18 -
Gvhd: Đinh Thị Lệ Trâm
Hết
- 19 -