Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.78 KB, 41 trang )

KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN

Phê duyệt
UBND TỈNH …..
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Cơ quan thực hiện

Giám đốc

Bộ phận lập kế hoạch

Phụ trách ATCL

BỘ PHẬN AN TOÀN CHẤT LƯỢNG
PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

MỤC LỤC
1. CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
2. CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ
3. CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
4. CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIỀM ẨN TRÀN DẦU TẠI ... THANH
HÓA
5. CHƯƠNG 5: CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ
SỰ CỐ TRÀN DÂU
6. CHƯƠNG 6: PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ SỰ
CỐ TRÀN DẦU VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ


7. CHƯƠNG 7: PHÂN CẤP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
8. CHƯƠNG 8: TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
9. CHƯƠNG 9: TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ KHI CÓ SỰ CỐ
10. CHƯƠNG 10: CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ TRÀN
DẦU.
11. CHƯƠNG 11: HUẤN LUYỆN VÀ THỰC TẬP ỨNG CỨU SỰ CỐ KHẨN
CẤP:
12. CHƯƠNG 12: TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
13. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục số điện thoại và địa chỉ liên lạc các thành viên BGĐ, Ban chỉ đạo
ứng cứu sự cố và tìm kiếm- cứu nạn Công ty.
Phụ lục 2: Danh mục và địa chỉ các tổ chức bên ngoài.
Phụ lục 3: Mẫu báo cáo tình huống khẩn cấp.
Phụ lục 4: Mẫu báo cáo công tác xử lý hậu quả sự cố.

Trang 2 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết:

Hiện nay Ơ nhiễm do dầu và vấn đề phịng, chống ơ nhiễm do dầu gây ra ở các vùng
biển đã và đang là vấn đề lý luận và thực tiễn khá bức xúc ở Việt Nam. Các sự cố tràn
dầu thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực
khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan

đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thủy sản.
Để đảm bảo ứng sẵn sàng ứng cứu nhanh và hiệu quả đối với các sự cố tràn dầu,
giảm tối đa tác hại do ô nhiễm dầu gây ra trong quá trình …..thuộc Dự án…. nhận thấy
sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu.
II.
Định nghĩa – Viết tắt.
1. Tình huống khẩn cấp (THKC): Tình trạng hay sự cố có bản chất nguy hiểm, có thể
đe dọa tính mạng con người hay phá hủy cơng trình, xảy ra một cách bất ngờ và địi
hỏi con người phải có các hành động đối phó tức thời.
2. Sự cố tràn dầu (SCTD): Là tình huống khẩn cấp – dầu từ các phương tiện chứa khác
nhau hoặc từ lịng đất thốt ra ngồi môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai
hoặc do con người gây ra khơng kiểm sốt được.
3. Ứng cứu khẩn cấp (ƯCKC): Các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị
nhằm xử lý kịp thời các THKC, loại trừ hoặc hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu và
thiệt hại cho con người, tài sản và mơi trường xung quanh.
4. Ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD): Các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện,
thiết bị nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi
trường.
5. Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu: là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ
sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh,
môi trường sau sự cố tràn dầu.
6. Dầu: Dầu thô và các sản phẩm dầu kể cả condensat và các loại dầu khác như dầu thải
hoặc các chất lỏng chứa dầu…
7. Ban chỉ huy (BCH): Tổ chức, nhóm người làm nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động ứng
cứu trong các tình huống khẩn cấp.
8. Chỉ huy hiện trường: là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp chỉ huy
mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu.
9. Công ty ... Thanh Hóa: là Cơng ty cổ phần cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp ... Thanh
Hóa
CHƯƠNG 2

Trang 3 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I.

Mục đích kế hoạch:
- Mục đích của Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu là đảm bảo cho Cơng ty…sẵn
sàng ứng phó nhanh và hiệu quả đối với các sự cố tràn dầu, giảm tối đa tác hại do ô
nhiễm dầu gây ra đối với môi trường và kinh tế trong hoạt động dầu khí tại khu vực Dự
án….

II.

Đối tượng kế hoạch:
- Kế hoạch này nhằm cung cấp cho Ban Giám đốc và các thành viên trong Ban chỉ
huy ứng cứu sự cố khẩn cấp Công ty ….những thông tin cần thiết trong quá trình chỉ
đạo, thực hiện ứng cứu khẩn cấp và sơ tán một cách an tồn, nhanh chóng và hiệu quả.
- Kế hoạch hành động ứng cứu sự cố tràn dầu của các Nhà thầu đang hoạt động
trong Cảng …….thuộc Công ty …..là những bộ phận không tách rời của bản kế hoạch
ứng cứu sự cố tràn dầu của Công ty….
- Kế hoạch này xác định thành phần, nhiệm vụ của các Bộ phận, cá nhân có liên
quan trong việc phối hợp hành động ứng cứu tràn dầu, quy định trách nhiệm của các bộ
phận trong việc xử lý các tình huống sự cố theo phạm vi quản lý của mình. Quy định
các bước cơng việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện, bao gồm báo cáo, thông tin
liên lạc, cách thức xử lý tình huống… trong trường hợp khẩn cấp.

III.


Phạm vi áp dụng
- Kế hoạch này áp dụng đối với toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra liên quan
đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…..

IV.

Cơ sở pháp lý:
- Luật Bảo vệ môi trường Số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005;
- Thông tư số 2262/TT/MTg ngày 29/12/1995 của Bộ khoa học Công nghệ và Môi
trường Hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu;
- Quyết định số 129/2001/TTg ngày 29/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu;
- - Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 ban hành quy chế hoạt động
ứng phó sự cố tràn dầu của Thủ tướng Chính phủ;
- - Thông tư liên tịch 12/2005/TTLT/BTM-BTNMT-BGTVT ngày 08/7/2005 về
việc “Hướng dẫn điều kiện an tồn mơi trường biển đối với hoạt động cung ứng dầu cho
tàu biển”;

Trang 4 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

- - Công văn số 69/CV-UB ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm cứu nạn về việc hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu, bản đồ nhạy cảm các tỉnh và thành phố ven biển;
- - Quy chế quản lý an tồn trong các hoạt động Dầu khí ban hành kèm quyết định
số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
- - Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (tháng 7/2010).

- - Kế hoạch hành động trong các tình huống khẩn cấp (Tổng Cơng ty)
- - Kế hoạch ứng cứu sự cố khẩn cấp Công ty (QT-19/PTH)

Trang 5 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý:
Cơng ty cổ phần cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp ... Thanh Hóa (Cảng Nghi Sơn)
được chuyển giao từ UBND Tỉnh Thanh Hóa sang Tổng Cơng ty cổ phần dịch vụ kỹ
thuật dầu khí Việt Nam từ ngày 27/10/2009.
Cơng ty cổ phần cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp ... Thanh Hóa nằm ở vị trí phía
nam đảo Biện Sơn thuộc Xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Cảng được xây dựng ở phần phía Nam đảo Biện Sơn, vùng vụng Hải Hà phía biển
cực Nam Thanh Hóa, có mét nước sâu tự nhiên tới 10 m tại tọa độ 190 18’20’’N - 1050
49’ 00’’E. Là cảng biển cách Quốc lộ 1A 15 km và cách thành phố Thanh Hóa 70 km..
-

Phía Tây Nam là mặt cầu Cảng tiếp giáp vụng Hải Hà chiều dài 390m;

-

Phía Tây Bắc giáp với dự án xây dựng bến số 3 của cơng ty cổ phần Thương mại và
Dịch vụ dầu khí Nghi Sơn ;


-

Phía Đơng Nam giáp Núi Nghi Sơn và khu vực dự án Vinashin;

-

Phía Đơng Bắc giáp với núi Nghi Sơn;

Hoạt động của công ty:
a. Công ty cổ phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp ... Thanh Hóa có chức năng
cơ bản là:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (cung cấp vật tư thiết bị,
thực phẩm phục vụ ngành dầu khí; cung cấp dịch vụ thử tải, hạ thuỷ, nâng hạng nặng,
dịch vụ cân ); Bn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (kinh doanh phân đạm,
hoá chất phục vụ nông nghiệp)
- Quản lý, điều hành kinh doanh và khai thác cảng căn cứ dịch vụ kỹ thuật dầu
khí; kinh doanh các dịch vụ cảng; kinh doanh vận tải đa phương thức trong và ngoài
nước; cung cấp lao động chuyên ngành dầu khí; chế tạo sửa chữa, bảo dưỡng cơ khí;
cung cấp dịch vụ kiểm tra khơng phá huỷ, xử lý nhiệt trước và sau khi hàn.
- Bốc xếp hàng hoá (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, kiểm đếm và giao nhận hàng
hoá); Kinh doanh, vận chuyển các sản phẩm dầu khí;

Trang 6 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

- Đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, kinh doanh tàu lai kéo-tàu trực-tàu cứu hộtàu dịch vụ; Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị; Kinh doanh khách sạn, nhà ở, văn phòng
làm việc và cung ứng các dịnh vụ hậu cần; Cho thuê máy móc, thiết bị;

- Kinh doanh bất động sản (Cho thuê kho, xưởng, bãi); Quản lý, thi công và đầu
tư xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, cơng trình giao thơng, cơng trình thủy
lợi, cơng trình hạ tầng kỹ thuật;
b. Mục tiêu hoạt động của Công ty là:


Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và phát

triển sản xuất kinh doanh;

Đổi mới tổ chức sản xuất và công tác quản lý, quản trị Công ty
nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa;

Tạo công ăn việc làm cho người lao động;


Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đơng;



Đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty.

c. Công suất hoạt động của Công ty:
- Công suất thiết kế bốc xếp hàng hóa thơng qua cảng (cho 02 bến 1 và 2) là:
1,4÷1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Kinh doanh dầu diesel, dầu nhờn khoảng: 1.000÷ 1.300 tấn/năm.
2. Đặc điểm khí tượng thủy văn.
a. Nhiệt độ:
Cảng ... Thanh Hóa nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 23,8oC và độ ẩm trung bình là 86%.

b. Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm ở khu vực Tĩnh Gia (cảng ... Thanh Hóa) đạt
1.890 mm, mưa tập trung vào các tháng 6-10, chiếm 78,5%. Mưa nhiều nhất vào tháng
9, chiếm 26,2% tổng lượng mưa trung bình năm.
c. Gió
Nằm trong vùng ảnh hưởng chung của chế độ gió mùa, khu vực Tĩnh Gia thịnh
hành các hướng gió bắc ( tần suất 14%) và đơng- bắc (12%) về mùa gió đơng – bắc, các
gió hướng đơng – nam (12%), tây – nam (6%) và tây – bắc (12%) về mùa gió tây- nam
( mùa hè).
Tốc độ gió trung bình các tháng khơng khác nhau nhiều, trong khoảng 1,6- 2,3
m/s. Trong điều kiện bất thường, tốc độ gió có thể đạt tới khoảng từ 12m/s( tháng 2,
hướng tây – bắc) tới 34 m/s ( tháng 9, hướng tây- tây bắc) mặc dù tần suất không cao.

Trang 7 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

Bảng Tốc độ gió ( m/s) trung bình và mạnh nhất trong tháng tại Tĩnh Gia.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
Cả năm

Tốc độ trung bình
1,9
1,8
1,6
1,8
2,1
2,1
2,0
1,8
2,1
2,3
2,3
2,0
2,0

Tốc độ cao nhất và hướng
17- bắc
12- tây- bắc
20- đông – bắc
20- bắc- tây bắc
20- bắc và đông bắc
20- bắc và tây bắc
28- đông
28- tây- bắc
34- tây- tây bắc
20- tây- tây bắc

20 – đông- bắc, bắc- tây bắc
20- tây – bắc

d. Dòng chảy
Dòng chảy ven bờ ở độ sâu trên 10m có hướng tây – nam chiếm ưu thế, tốc độ
cực đại có thể đạt tới 70cm/s ở vùng Biển sơn. Dòng triều định hướng song song với
đường bờ, tốc độ có thể đạt tới 51,4cm/s. Ở sát bờ, dịng chảy gió có hướng và tốc độ
thay đổi rõ rệt theo mùa gió đơng- bắc và mùa gió tây – nam. Về mùa gió đơng bắc,
dịng chảy ưu thế hướng tây- nam và đơng- đơng nam, vận tốc lớn nhất có thể đạt 6070cm/s, thậm chí 100cm/s khi có gió mạnh. Về mùa gió tây- nam, dịng chảy ưu thế
hướng đơng- bắc và đơng- đơng bắc, vận tốc cực đại có thể tới 100cm/s nhưng trung
bình 15-20cm/s. Tuy nhiên, hải lưu ven bờ (dịng ổn định) thường xuyên có hướng bắcnam. Khác với các chế độ khác, chế độ dòng chảy ven bờ khu vực có vai trị của dịng
chảy sơng khơng đáng kể.
e. Bão
Đoạn bờ biển Thanh Hoá (theo thống kê từ 1954- 2000) số cơn bão đổ bộ vào
chiếm khoảng 10 % tổng số cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Thời gian bão từ tháng 5 đến
tháng 10 trong đó tháng 7 và 8 chiếm ưu thế.
f. Sương mù và tầm nhìn xa.
Trung bình mỗi năm có 10,6 ngày sương mù chủ yếu xuất hiện trong khoảng từ
tháng 11 tới tháng 4 năm sau nhưng chủ yếu vào tháng 3. Do ảnh hưởng của sương mù,
trung bình mỗi năm có 2,6 ngày có tầm nhìn xa dưới 1km.
3. Đặc điểm địa hình, đường bờ
a. Hệ mơi trường địa chất (MTĐC) biển.
Kiểu môi trường địa chất biển nông ven bờ.
Trang 8 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

Hệ môi trường địa chất biển ở đây chỉ có một kiểu biển nơng ven bờ, giới hạn về
phía lục địa ở khoảng độ sâu 5m. Thông thường ở các vùng khác, giới hạn này ở độ sâu

10m hoặc hơn do ở đó có các q trình lục địa tác động mạnh vào các q trình biển.
b. Hệ mơi trường địa chất đới bờ.
Kiểu môi trường địa chất vũng vịnh, tương ứng với vụng Hải Hà, đặc trưng bởi
hình thái, thành phần vật chất và các quá trình bờ. Nhìn chung quá trình trầm tích ở cả 2
kiểu A(1) và B(2) rất yếu do nguồn cung cấp ít ỏi. Vì vậy, địa hình đáy biểu hiện rõ lịng
sơng cổ chưa bị lấp đầy hồn tồn. Đây là yếu tố địa hình rất thuận lợi cho việc thiết kế
luồng tầu.
Kiểu mổi trường địa chất vùng triều cửa sông.
Vùng cửa sông Hải Thượng là vùng cửa sơng kiểu Liman bị lấp đầy nhờ có hịn
Nghi Sơn chắn ngoài, động lực biển mạnh ưu thế, phát triển đồi cát chắn cửa từ 2 phía –
từ cửa Bạng về phía Nam và từ mũi Talus về phía bắc( Hình 3.3). Vùng triều cửa sơng
này có đặc điểm sau: trầm tích chủ yếu là cát và cát bột do phụ thuộc vào nguồn cung
cấp. độ mặn cao( trong thang nước lợ), thuận lợi cho làm muối nhưng dễ xâm nhập mặn
và nhiễm mặn nước ngầm vào mùa khô, quần hệ thực vật ngập mặn nghèo và có mặt chủ
yếu là cây mắm.
- Kiểu môi trường địa chất bãi cát và cồn- đụn.
Kiểu này phân bố rộng rãi ở ven bờ Hải Hà, Hải Thượng tới cửa Lạch Bạng độ
cao phổ biến 2-3m, trên đó có rừng filao phịng hộ.
- Kiểu môi trường địa chất đồng bằng thấp ven biển.
Nằm ở phía trong hệ thống cồn – đụn, khơng gian môi trường địa chất kiểu này
đã được chiếm cứ hoàn toàn làm nơi sinh cư và canh tác của các cộng đồng ven biển. Tai
biến môi trường địa chất thường gặp là xâm nhập mặn và nhiễm mặn nước sinh hoạt.
c. Hệ môi trường địa chất đồi núi và đảo ven bờ.
- Thuộc kiểu này, khu vực dự án có hịn Nghi Sơn và Rú Trng (phía tây nam),
nơi các q trình địa chất chủ yếu xâm thực bóc mịn- rửa trơi bề mặt yếu, được phủ bởi
thảm thực vật cạn nghèo nàn và độ phủ thấp.

Trang 9 / 37



Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

II.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

1. Các hoạt động vui chơi, giải trí, các bãi tắm du lịch…
Khu vực Nghi Sơn là khu kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Miền Trung với
tiềm năng phát triển rất lớn, chủ yếu là xây dựng hệ thống các nhà máy công nghiệp. Các
hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển nhưng chưa đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu
cầu của người dân địa phương và khách du lịch. Các hoạt động vui chơi, giải trí trong
mùa du lịch chủ yếu là tắm biển, nghỉ dưỡng, thưởng thức món ăn đặc sản biển ở bải
biển Hải Hòa và vùng ven biển Nghi Sơn, Hải Thượng,....
Phía Đơng đảo Nghi Sơn dự kiến xây dựng khu du lịch sinh thái biển, tuy nhiên
hiện nay vẫn chưa được đầu tư xây dựng. Ở khu vực này chưa có một cơng trình vui
chơi giải trí nổi bật hoặc các loại hình giải trí điển hình nào.
2. Các hoạt động hàng hải:
Là khu vực có mực nước sâu, là địa điểm lý tưởng để xây dựng cảng nước sâu
phục vụ xếp dỡ xuất nhập khẩu hàng hóa trong tỉnh cũng như khu vực. Hiện tại khu vực
có 04 bến cảng, trong đó có 01 bến cảng chuyên dùng của Nhà máy xi măng Nghi Sơn,
01 bến cảng mới xây dựng của Cơng ty CP TM&DV Dầu khí Nghi Sơn, 02 bến cảng của
Trang 10 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

Công ty ... Thanh Hóa với sản lượng hàng hóa thơng qua ước đạt khoảng hơn 4 triệu
tấn/năm, lượng tàu bè ra vào khoảng 1.400 tàu/năm.
3. Các hoạt động ngư nghiệp, sử dụng nguồn nước biển
Hiện tại với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, đánh bắt hải sản và làm muối.

Các hoạt động ngư nghiệp tại khu vực Nghi Sơn tương đối phát triển với các hoạt
động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Biển Nghi Sơn có nhiều hải sản phong phú với trữ
lượng lớn (khoảng 30.000 tấn/năm) là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp chế biến hải
sản xuất khẩu.
Cùng với sản phẩm thuỷ sản, nguồn nước biển ở khu vực này được người dân các
xã Hải Thượng, Hải Hà sử dụng để làm muối biển. Tuy nhiên hiện nay diện tích và sản
lượng muối đang bị thu hẹp do việc sử dụng đất phục vụ phát triển công nghiệp, xây
dựng nhà máy, bến Cảng.
III.

Đặc điểm môi trường sinh thái

1. Hệ sinh thái, động thực vật trên cạn:
Thảm thực vật ở khu vực Nghi Sơn chủ yếu gồm các quần thể cây bụi chịu hạn
thường xanh, xen trảng cở quy mô không đáng kể mặc dù phát triển trên vỏ phong hóa
các thành tạo vụn lục nguyên.
Phân bố ở ven bờ vụng Hải Hà thực vật đặc trưng gồm quần hợp phi lao quy mô
nhỏ và các cây thân thảo, một số trong đó có khả năng tham gia vào quần xã thực vật
ngập mặn nhưng không phải là cây chịu mặn, trong đó có muống biển.
2. Hệ sinh thái dưới nước.
Phân bố ở ven bờ vụng Hải Hà, ven đảo Nghi Sơn thành phần khu hệ động vật
chủ yếu là thân mềm như sị, ngao,.. giáp xác và ít giun nhiều tơ.
Ở vùng biển nông ven bờ hệ sinh thái dưới nước cũng tương đối đa dạng, theo
khảo sát năm 1998 có tổng số 171 lồi thuộc 128 giống và 81 họ đã được ghi nhận, trong
đó có 22 loài rong biển thuộc 19 giống và 14 họ, san hơ có 30 lồi thuộc 20 giống và 11
họ (đều là san hơ tạo rạn), giun đốt có 15 lồi thuộc 11 giống và 7 họ, chân đốt có 20 lồi
thuộc 19 giống và 11 họ, thân mềm có 75 lồi thuộc 50 giống và 31 họ, da gai có 9 loài
thuộc 9 giống và 7 họ.

Trang 11 / 37



Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 4:
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIỀM ẨN TRÀN DẦU TẠI ... THANH HÓA
1. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra:
Tại khu vực Cảng ... Thanh Hóa trong thời gian khai khác chưa xảy ra sự cố tràn
dầu nào.
2. Các nguyên nhân có thể xảy ra tràn dầu tại Cảng ... Thanh Hóa:
Sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại Cơng ty cổ phần Cảng DVDK tổng hợp ... Thanh
Hố , từ các nguyên nhân sau:
- Quá trình bơm chuyển tải từ xe bồn chở dầu của nhà cung cấp dầu xuống tàu
hoặc từ tàu cung cấp dầu sang tàu vận tải.
- Do các tàu đâm va hoặc các phương tiện đâm vào bồn chứa dầu của Công ty.
- Dầu từ những nơi khác trôi tới.
- Các loại dầu tràn có thể là: Dầu Diezen, dầu nhờn, dầu thủy lực hoặc dầu thải…
Sự cố tràn dầu: là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau thốt ra
ngồi mơi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra khơng
kiểm sốt được.
3. Đặc điểm, tính chất hóa lý của các loại dầu có thể tràn ra trong khu vực cảng:
a. Dầu Diesel (DO):
Là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng
cất từ giữa dầu hoả (Kesosene) và dầu bơi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt
độ bốc hơi từ 175 đến 3700C. Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315
đến 4250C.
Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel
Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel
Chỉ số cetan
Thành phần chưng cất, t0C

- 50% được chưng cất ở
- 90% được chưng cất ở
Độ nhớt động học ở 200C (đơn vị cSt: xenti-Stock)
Hàm lượng S(%)
Độ tro (% kl)
Độ kết cốc (%)
Hàm lượng nước, tạp chất cơ học (% V)
Ăn mịn mảnh đồng ở 500C trong 3 giờ
Nhiệt độ đông đặc, t0C
Tỷ số A/F

b. Dầu Fuel (FO): có hai loại chính:
Trang 12 / 37

Loại nhiên liệu Diesel
DO
DO
0.5% S
1.0% S
≥ 50
≥ 45
2800C
3700C
1.8-5.0
≤ 0.5
≤ 0.01
≤ 0.3
≤ 0.05
N01
≤5

14.4

2800C
3700C
1.8-5.0
≤ 1.0
≤ 0.01
≤ 0.3
≤ 0.05
N01
≤5
14.4


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

Dầu FO nhẹ có độ sơi 200-3000C, tỷ trọng 0.88-0.92.
Dầu FO nặng có độ sôi lớn hơn 3200C và tỷ trọng 0.92-1.0 hoặc cao hơn.
Tỷ trọng dầu ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ còn phụ thuộc vào thành phần chất, độ
nhớt, nguồn gốc địa lý…Trung bình ở khoảng 0.9, nhẹ hơn nước.
Độ nhớt của FO rất cao và thay đổi trong phạm vi rộng từ 250-7000 đơn vị RedWood chuẩn.
Dầu FO có thể đem chưng cất trong chân không để cho ra dầu bôi trơn, sáp hay
nhựa đường và dầu DO, tuỳ theo loại dầu thô ban đầu.
-

c. Dầu nhờn:
Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao
gồm dầu gốc và phụ gia,hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia
thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù
hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc khơng có được.

4. Diễn biến của dầu tràn
Khi một vụ tràn dầu xảy ra, dầu nhanh chóng lan toả trên mặt đất, mặt nước. Các
thành phần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong đất, trong nước, cùng với các
điều kiện về sóng, gió, dịng chảy…sẽ trải qua các q trình biến đổi như sau:
a. Q trình hồ tan:
Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là chất lỏng có độ hịa tan rất thấp trong nước, đặc
biệt là nước biển. Do đó, khi khối dầu rơi vào nước sẽ xảy ra hiện tượng chảy lan trên bề
mặt nước. Quá trình này được chú ý đặc biệt nhằm ứng cứu sự cố tràn dầu hiệu quả.
Trong điều kiện tĩnh, 1 tấn dầu có thể lan phủ kín 12km2 mặt nước, một giọt dầu
(nửa gam) tạo ra một màng dầu 20 m2 với độ dày 0.001 mm, có khả năng làm bẩn 1 tấn
nước.
Quá trình lan toả diễn ra như sau:
Dầu lan từ nguồn ra phía có bề mặt lớn nhất, sau đó thì tiếp tục lan chảy vơ
hướng. Khi tạo thành màng đủ mỏng, màng sẽ bị vỡ dần ra thành những màng có diện
tích nhỏ hơn và trên bề mặt dầu xuất hiện các vệt khơng có dầu.
Do các q trình bốc hơi, hoà tan mà mật độ, độ nhớt tăng, sức căng bề mặt giảm
dần cho đến khi độ dày của lớp dầu đạt cực tiểu thì quá trình chảy lan chấm dứt.
Trường hợp khơng có yếu tố nhiễu thì dầu lan toả thành một vòng tròn, bao phủ
một diện tích tối đa là Smax = Rmax2
Trong thực tế thì quá trình chảy lan trên biển chịu tác động lớn bởi các yếu tố
sóng, gió và thuỷ triều.
b. Q trình bay hơi:

Trang 13 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

Song song với quá trình lan toả, dầu sẽ bốc hơi tuỳ thuộc vào nhiệt độ sôi và áp
suất riêng phần của hydro và cacbon trong dầu mỏ cũng như các điều kiện bên ngồi:

nhiệt độ, sóng, tốc độ gió và diện tích tiếp xúc giữa dầu và khơng khí. Các hydro và
cacbon có nhiệt độ sơi càng thấp thì có tốc độ bay hơi càng cao. Ở điều kiện bình thường
thì các thành phần của dầu có nhiệt độ sơi thấp hơn 200oC sẽ bay hơi trong vòng 24 giờ.
Các sản phẩm nhẹ như dầu hoả, gasoil có thể bay hơi hết trong vài giờ. Các loại dầu thô
nhẹ bay hơi khoảng 40%, cịn dầu thơ nặng hoặc dầu nặng thì ít bay hơi, thậm chí khơng
bay hơi. Tốc độ bay hơi giảm dầu theo thời gian, làm giảm khối lượng dầu, giảm khả
năng bốc cháy và tính độc hại, đồng thời quá trình bay hơi cũng tăng độ nhớt và tỉ trọng
của phần dầu còn lại, làm cho tốc độ lan toả giảm.
c. Quá trình khuếch tán:
Đây là quá trình xảy ra sự xáo trộn giữa nước và dầu. Các vệt dầu chịu tác động
của sóng, gió, dịng chảy tạo thành các hạt dầu có kích thước khác nhau, trong đó có các
hạt đủ nhỏ và đủ bền có thể trộn tương đối bền vào khối nước. Điều này làm diện tích bề
mặt hạt dầu tăng lên, kích thích sự lắng đọng dầu xuống đáy hoặc giúp cho khả năng tiếp
xúc của hạt dầu với các tác nhân oxi hoá, phân huỷ dầu tăng, thúc đẩy quá trình phân
huỷ dầu.
Hiện tượng trên thường xảy ra ở những nơi sóng vỗ và phụ thuộc vào bản chất
dầu, độ dày lớp dầu cũng như tình trạng biển. Trong điều kiện thường, các hạt dầu nhẹ
có độ nhớt nhỏ có thể phân tán hết trong một ít ngày, trong khi đó các loại dầu có độ
nhớt lớn hoặc loại nhũ tương dầu nước ít bị phân tán.
d. Q trình hồ tan:
Sự hồ tan của dầu vào nước chỉ giới hạn ở những thành phần nhẹ. Tốc độc hoà
tan phụ thuộc vào thành phần dầu, mức độ lan truyền, nhiệt độ cũng như khả năng
khuếch tán dầu. Dầu FO ít hồ tan trong nước. Dễ hoà tan nhất trong nước là xăng và
kerosen. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hàm lượng dầu hoà tan trong nước luôn
không vượt quá một phần triệu tức 1 mg/l.
Quá trình hồ tan cững làm tăng khả năng phân huỷ sinh học của dầu. Song đây
chính là yếu tố làm tăng tính độc của dầu đối với nước, gây mùi, đầu độc hệ sinh thái
động thực vật trong nước, đặc biệt đối với động vật, dầu thấm trực tiếp và từ từ vào cơ
thể sinh vật dẫn đến sự suy giảm chất lượng thực phẩm.
e. Quá trình nhũ tương:

Đây là quá trình tạo thành các hạt keo giữa dầu và nước hoặc nước và dầu.
- Keo dầu nước: là hạt keo có vỏ là dầu, nhân là nước; là các hạt dầu ngậm nước
làm tăng thể tích khối dầu 3 – 4 lần. Các hạt khá bền, khó vỡ ra để tách lại nước. Loại

Trang 14 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

keo đó có độ nhớt rất lớn, khả năng bám dính cao, gây cản trở cho cơng tác thu gom, khó
làm sạch bờ biển.
- Keo nước dầu: hạt keo có vỏ là nước, nhân là dầu; được tạo ra do các hạt dầu có
độ nhớt cao dưới tác động lâu của sóng biển, nhất là các loại sóng vỡ. Loại keo này kém
bền vững hơn và dễ tách nước hơn.
Nhũ tương hoá phụ thuộc vào tốc độ gió và loại dầu. Gió cấp 3, 4 sau 1 – 2 giờ
tạo ra khác nhiều các hạt nhữ tương dầu nước. Dầu có độ nhớt cao thì dễ tạo ra nhũ
tương dầu nước. Nhũ tương hoá làm giảm tốc độ phân huỷ và phong hoá dầu. Nó cũng
làm tăng khối lượng chất ơ nhiễm và làm tăng số việc phải làm để phịng chống ơ nhiễm.
f. Quá trình lắng kết:
Do tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thường nổi lên mặt nước
mà khơng tự chìm xuống đáy. Các loại nhũ tương sau khi hấp thụ các vật chất hoặc cơ
thể sinh vật có thể trở nên nặng hơn nước rồi chìm dần. Cũng có một số hạt lơ lửng, hấp
thụ tiếp các hạt phân tán rồi chìm dần lắng đọng xuống đáy. Trong đó cũng xảy ra q
trình đóng vón tức là q trình tích tụ nhiều hạt nhỏ thành mảng lớn.
Quá trình lắng đọng làm giảm hàm lượng dầu có trong nước, làm nước tăng DO
nhanh hơn. Nhưng nó sẽ làm hại hệ sinh thái đáy. Hơn nữa, sau lắng đọng, dầu vẫn có
thể lại nổi lên mặt nước do tác động của các yếu tố đáy, gây ra ơ nhiễm lâu dài cho vùng
nước.
g. Q trình oxy hố:
Nói chung, các hydrocacbon trong dầu khá bền vững với oxy. Nhưng trong thực

tế, dầu mỏ tồn tại trong nước hoặc trong khơng khí vẫn bị oxy hố một phần ánh sáng
mặt trời và quá trình xúc tác sinh học tạo thành các hydropeoxit rồi thành các sản phẩm
khác. Sản phẩm quá trình rất đa dạng như: axit andehit, ceton, peroxit, superoxit…
h. Q trình phân huỷ sinh học:
Có nhiều chủng thuỷ sinh vật khác nhau có khả năng tiêu thụ một đoạn nào đó.
Mỗi loại vi sinh chỉ có khả năng phân huỷ một nhóm hydrocacbon cụ thể nào đó. Tuy
nhiên, trong nước sơng có rất nhiều chủng vi khuẩn. Do đó, rất ít loại hydrocacbon có
thể chống lại sự phân huỷ này.
Các vi sinh vật có thể phân huỷ 0.03 – 0.5g dầu/ngày đêm trên mỗi mét vuông.
Khi dầu rơi xuống nước, chủng vi sinh vật hoạt động mạnh. Quá trình khuếch tán xảy ra
tốt thì quá trình ăn dầu cũng xảy ra mạnh. Điều kiện các vi sinh ăn dầu có thể phát triển
được là phải có oxy. Do đó, ở trên mặt nước dầu dễ bị phân huỷ vi sinh, cịn khi chìm
xuống đáy thì khó bị phân huỷ theo kiểu này.
Khả năng phân huỷ sinh học phụ thuộc vào các yếu tố:

Trang 15 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

- Thành phần của dầu: thành phần dầu ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của vi sinh.
Các vi sinh ăn dầu hoạt động mạnh nhất là những vi sinh tiêu thụ được phân đoạn có
nhiệt độ sơi từ 40 – 200oC
- Diện tích dầu trải trên mặt nước: diện tích càng rộng khả năng dầu bị phân huỷ vi
sinh càng mạnh.
- Nhiệt độ mơi trường: nhiệt độ càng cao q trình phân huỷ càng nhanh.

Trang 16 / 37



Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 5
CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ CỐ
TRÀN DẦU

Cảng ... Thanh Hóa nằm ở vùng nước hạ lưu bờ biển phía Nam đảo Nghi Sơn, là
đầu mối giao thông vận tải thủy và vận tải bộ, giữ vai trị quan trọng góp phần thúc đẩy
sự trao đổi hàng hóa, thơng thương, phát triển của kinh tế của Tỉnh Thanh Hóa cũng như
phía bắc tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động trong giao
thông thủy là nguy cơ về tai nạn làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường.
Khu vực Cảng ... Thanh Hóa hàng tháng có khoảng từ 70÷90 tàu vận tải vào nhận
hàng hóa nên có thể xảy ra các sự cố tàu đâm va hoặc hoạt động bơm rót cung cấp nhiên
liệu cho tàu hoạt động dẫn đến dò rỉ, tràn dầu. Do vậy khu vực luồng vào Cảng dài 1,2
hải lý và vùng nước trước bến là nơi có nguy cơ và chịu ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố.
Khu vực Cảng ... Thanh Hóa có chế độ nhật triều khơng đều sẽ góp phần làm gia
tăng sự phát tán của dầu tràn ra khu vực biển ven bờ hạ lưu Cảng ... Thanh Hóa và gây
những khó khăn nhất định trong công tác thu gom và vây dầu.

Trang 17 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 6:
PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ
SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
4.1. Phương tiện, trang thiết bị và nguồn lực của cơng ty ... Thanh Hóa:
4.1.1. Phương tiện & trang thiết bị:
STT

1
2
3
4
5
6
7
8

9

10
11
12
13

Tên danh mục

Số lượng

Cần cẩu

02 cái

Bình cứu hỏa

96 bình

Máy bơm PCCC
TOHATSU V50

Vịi chữa cháy các loại

45 cuộn
02 cái

Áo phao cứu sinh

08 cái

Phao cứu sinh

06 cái

Bột thấm dầu

02 bao x 10kg

Phao quây thấm dầu

01 cần cẩu bánh lốp Hitachi
CCH400 40 tấn và 01 cần cẩu bánh
xích 50 T
Gồm bình Bột & bình CO2 từ 335 kg.

01 cái

Thang dây cứu hộ

Tấm thấm dầu


Đặc điểm

Dài 05 mét/thang.

- Kích thước: 40cm x 50cm, 41cm
x 46cm
01 thùng x 100 tấm
- Vật liệu: Polypropylene. Khả
năng thấm hút: 1000-1200ml/tấm
Vật liệu: Polypropylen. Đường
01 thùng x 20 cái kính 7.6cm x dài 1.2m.
- Khả năng thấm hút: 8L/chiếc.

Cáng cứu thương

02 cái

Xe con

02 cái

Bộ đàm

06 máy

4.1.2. Nhân lực:

Trang 18 / 37



Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

Toàn thể cán bộ cơng nhân viên Cơng ty có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia
phòng chống, ứng cứu sự cố tràn dầu.
Lực lượng nịng cốt:
- Ban chỉ huy ứng phó sự cố khẩn cấp Cơng ty
- Đội ứng phó sự cố khẩn cấp cơng ty.
( Có danh sách kèm theo)
4.2. Nguồn lực bên ngồi:
Trong cơng tác ứng cứu sự cố tràn dầu địi hỏi cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của
nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, Công ty huy động thêm một số nguồn lực bên ngoài
như:
- 01 Tàu Cơng vụ của Cảng Vụ Thanh Hóa, cơng suất 400 CV.
- 01 Thuyền đưa đón hoa tiêu, cơng suất 20 CV.
- Các xuống máy và phao bè của các tàu vận tải trong khu vực cảng.
- Các trang thiết bị ứng cứu tràn dầu trang bị trên các tàu theo quy định của luật hàng
hải.
4.3. Kế hoạch đầu tư, mua sắm, trang bị phương tiện và thiết bị ứng phó:
+ 01 ca nơ phục vụ cơng tác kiểm tra và ứng cứu các sự cố khẩn cấp.
+ Phao quây thấm dầu polypropylen đường kính 7,6 cm x dài 1,2 m: 02 thùng x 20 cái.
+ Sơ bông thấm dầu dùng để thấm hút váng dầu trên mặt nước: 20 kg.
+ Thùng chứa dầu thu gom 05 m3.

Trang 19 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 7: PHÂN CẤP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
5.1. Phân loại mức độ sự cố tràn dầu:

Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các trường hợp tràn dầu xảy ra trong
các hoạt động trong địa bàn của Công ty cổ phần Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp ...
Thanh Hóa; dựa vào cách thức và quy mơ xử lý các sự cố, sự cố tràn dầu được phân chia
thành 3 mức độ khác nhau:
Cấp 1: Trường hợp sự cố tràn dầu với qui mơ nhỏ Dưới 200 lít, khơng lập tức gây
nguy hại đối với tính mạng, tài sản và mơi trường. Tình huống này có thể kiểm sốt
được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ bởi Đội ứng cứu khẩn cấp hiện trường của Công ty
hoặc của các khách hàng, của tàu. Cấp độ này không cần phải huy động Ban chỉ huy Đội
ứng cứu khẩn cấp.
Cấp 2: Trường hợp sự cố tràn dầu ở qui mô trung bình từ 200 lít đến dưới 2000
lít, có thể gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và mơi
trường. Để kiểm sốt được các tình huống này, ngồi việc triển khai các biện pháp ứng
cứu bằng lực lượng ứng cứu tại chỗ của các bộ phận sản xuất trực tiếp hoặc của Nhà
thầu, cịn phải có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty, Ban chỉ huy ƯCSCKC
của Công ty, Tổng Công ty và sự phối hợp hỗ trợ ứng cứu của các lực lượng, phương
tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố và của các cơ quan chính quyền địa phương,
UBND Tỉnh theo các phương án đã xây dựng.
Cấp 3: Trường hợp sự cố tràn dầu qui mơ lớn từ 2000 lít trở lên có thể gây nên
mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với tính mạng, tài sản, sức khỏe và mơi trường. Tình
huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp hơn
do khơng kiểm sốt được và có xu hướng xấu đi nghiêm trọng. Để đối phó với tình
huống này khơng chỉ có lực lượng tại chỗ mà cần phải huy động thêm các lực lượng
khác ở cấp tỉnh, cấp Quốc gia và do Tổng Cơng ty và Tập đồn Dầu khí trực tiếp chỉ
đạo. Cơng ty cổ phần Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp ... Thanh Hóa sẽ thực hiện theo các
chỉ thị, yêu cầu của cấp trên trong việc tham gia giải quyết sự cố nguy hiểm này.
5.2. Trình tự ưu tiên trong cơng tác ứng cứu sự cố:
a. An tồn cho tính mạng;
b. An tồn cho mơi trường;
c. An tồn cho tài sản.


Trang 20 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 8: TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
6.1. Ban chỉ huy ứng cứu sự cố tràn dầu:
Sự cố tràn dầu là một trong 8 tình huống khẩn cấp của Cơng ty ... Thanh Hóa,
Cơng ty ... Thanh Hóa đã thành lập Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp trong đó quy
định trách nhiệm nhiệm, quyền hạn của các thành viên. Do đó Sự cố tràn dầu sẽ do Ban
chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp công ty chỉ huy và có nhiệm vụ cụ thể trong phân cơng
nhiệm vụ của BCH ứng cứu sự cố khẩn cấp công ty dưới đây. Ban chỉ huy Đội ứng cứu
sự cố khẩn cấp bao gồm các thành viên chính và những nhân viên trợ giúp sẽ được mô tả
dưới đây. Các Thành viên chính của Ban phải là các chuyên viên hoặc các Trưởng bộ
phận sản xuất, các nhân viên trợ giúp bao gồm: Chuyên viên an toàn, Người trực điện
thoại, Lái xe, văn thư… do Trưởng phòng Tổ chức Hành chính chỉ định. Khi Giám đốc
vắng mặt, người thay thế sẽ là Người phụ trách. Khi Người phụ trách vắng mặt, người
thay thế sẽ là thành viên khác do Giám đốc chỉ định.
Thành phần của Ban như sau:
Trưởng ban:

Giám đốc Cơng ty

Người phụ trách: Phó Giám đốc Cơng ty- Trưởng Ban an tồn
Trợ giúp Trưởng Ban: Các Phó Giám đốc khác của Cơng ty ... Thanh Hóa
Các thành viên chính:
- Trưởng Phịng Tổ chức HC

- Phó Phịng TCHC- Phụ trách ATCL


- Trưởng Phòng ĐĐSX

- Trưởng Phòng Thương mại

- Trưởng Phòng KH&ĐT

- Trưởng Phòng TC-KT

- Đội Trưởng Đội thiết bị.

- Đội Trưởng Đội bảo vệ

- Đội Trưởng Đội xếp dỡ.

- Đội trưởng Đội giao nhận hàng hoá

Các nhân viên trợ giúp:
- Chuyên Viên an toàn.
- Nhân Viên y tế
- Nhân Viên văn thư
- Nhân Viên lái xe

Trang 21 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

6.2. Lực lượng ứng cứu khẩn cấp tại chỗ
Lực lượng ứng cứu khẩn cấp tại chỗ bao gồm: Tổ, Đội ƯCSSCKC Công ty, Đội
PCCC, Chun viên an tồn, sức khoẻ, mơi trường (Phịng TCHC), Nhân viên y tế,

Trưởng Bộ phận sản xuất liên quan, Đốc cơng, các An tồn vệ sinh viên. Khi có sự cố
tràn dầu xảy ra người phát hiện thấy sự cố tìm cách liên lạc trực tiếp hoặc bằng điện
thoại tới:
Người phụ trách.
Trưởng /Phó Phịng TCHC
Trưởng/phó Phịng Điều độ sản xuất
Đội trưởng Đội PCCC
(Theo Danh bạ điện thoại Ban chỉ huy Đội ứng cứu khẩn cấp)

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN CHỈ HUY ỨNG CỨU SỰ CỐ KHẨN CẤP
TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN
BAN
(GIÁM
(GIÁM ĐỐC)
ĐỐC)

NGƯỜI
NGƯỜI TRỢ
TRỢ GIÚP
GIÚP
TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN
BAN
(PHĨ
(PHĨ GIÁM
GIÁM ĐốC)
ĐốC)

NGƯỜI

NGƯỜI PHỤ
PHỤ
TRÁCH
TRÁCH

THÀNH
THÀNH VIÊN
VIÊN
(TRƯỞNG
(TRƯỞNG
PHỊNG
PHỊNG TCHC)
TCHC)

THÀNH
THÀNH VIÊN
VIÊN
(PHỤ
(PHỤ TRÁCH
TRÁCH
ATCL)
ATCL)

THÀNH
THÀNH VIÊN
VIÊN
(TRƯỞNG
(TRƯỞNG
PHÒNG
PHÒNG ĐĐSX)

ĐĐSX)

CÁC
CÁC THÀNH
THÀNH
VIÊN
VIÊN KHÁC
KHÁC

NHÂN
NHÂN VIÊN
VIÊN TRỢ
TRỢ GIÚP
GIÚP
(VĂN
(VĂN THƯ,
THƯ, TRỰC
TRỰC ĐIỆN
ĐIỆN
THOẠI,
THOẠI, LÁI
LÁI XE….)
XE….)

6.3.

Trách nhiệm, quyền hạn của ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp:

6.3.1 Trách nhiệm của Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp
-


Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp Công ty cổ phần Cảng dịch vụ dầu khí tổng
hợp ... Thanh Hóa trực tiếp chỉ đạo ứng cứu sự cố khẩn cấp trong phạm vi hoạt
Trang 22 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

động của Công ty. Ban chỉ huy chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan tới
cơng tác phịng chống và ứng cứu sự cố khẩn cấp
-

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hành động trong trường hợp khẩn cấp, chuẩn bị
những điều kiện cần thiết, các biện pháp cụ thể để triển khai kế hoạch hành động
khi có yêu cầu.

-

Chỉ đạo các Bộ phận trong Công ty tổ chức lực lượng, lập kế hoạch và phương án
cụ thể triển khai và phối hợp thực hiện hoạt động ứng cứu sự cố.

-

Chỉ đạo việc tổ chức các cuộc thao diễn, tập huấn các tình huống khẩn cấp.

-

Giúp Lãnh đạo Cơng ty thiết lập và duy trì mối quan hệ, hợp tác với các cơ quan
chức năng của Chính quyền địa phương, Tổng Cơng ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật
Dầu khí....trong việc phối hợp các hoạt động ứng cứu sự cố và giải quyết hậu quả

sự cố.

6.3.2. Quyền hạn của Ban chỉ huy Đội ứng cứu sự cố
-

Trong trường hợp khẩn cấp, Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp được quyền huy
động, điều động mọi lực lượng cần thiết bao gồm: con người, phương tiện, thiết
bị kỹ thuật... trong toàn Công ty phục vụ kịp thời các hoạt động ứng cứu sự cố.

-

Trong những tình huống cần thiết, nhằm làm giảm tối đa các thiệt hại do sự cố và
tai nạn có thể gây ra, trên cơ sở có sự chấp thuận của Giám đốc Công ty, Ban chỉ
đạo được quyền áp dụng những biện pháp đặc biệt để tổ chức tốt hoạt động ứng
cứu.

6.3.3. Trách nhiệm của các thành viên.
-

Những trách nhiệm được mô tả dưới đây chỉ là trách nhiệm trong một tình huống
khẩn cấp mang tính nghiêm trọng. Một số tình huống có thể khơng u cầu phải
thực thi toàn bộ trách nhiệm này, mỗi thành viên của Ban phải cân nhắc kỹ lưỡng
xem những công việc nào cần thực hiện trong tình huống cụ thể, nếu khơng quyết
đốn được, có thể hỏi ý kiến Trưởng ban.

-

Mọi thành viên của Ban chỉ huy Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp phải nắm vững nội
dung của Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp và có khả năng thay thế những thành
viên vắng mặt.

a.

-

TrưởngBan: Giám đốc.

Chỉ đạo và có phương án cụ thể ứng cứu sự cố khẩn cấp khi xảy ra, chủ trì các
cuộc họp của Ban chỉ huy.

Trang 23 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

-

Chịu trách nhiệm thực thi chính sách và tất cả các hành động cần thiết. Nhận báo
cáo trực tiếp và thường xuyên liên lạc với Người phụ trách.

-

Giám sát hoạt động của Ban chỉ huy Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp, chỉ đạo và cung
cấp những hướng dẫn cần thiết.

-

Quyết định việc thực hiện một hành động quan trọng nào đó, đặc biệt là khi có
liên quan đến quyền lợi của Cơng ty hay nguồn lực cần thiết. Cùng với Người phụ
trách tiến hành đánh giá và nếu cần thì điều chỉnh các hành động cần thực hiện.
Huy động thêm nguồn lực nếu thấy cần thiết.


-

Làm việc với cơ quan thông tin bên ngồi, quyết định thơng tin cho bên ngồi
biết. Chỉ định người thay thế mình để giao tiếp với các cơ quan nói trên.

-

Chỉ định những người làm cơng tác hỗ trợ cho Ban.
b.

Trợ giúp Trưởng Ban: Phó Giám đốc

-

Giúp Trưởng Ban thực hiện các nhiệm vụ trên khi có yêu cầu.

-

Thay thế Trưởng Ban và Người phụ trách khi vắng mặt.
c.

Người phụ trách:

-

Chịu trách nhiệm và điều phối tất cả các hoạt động do Ban chỉ huy ứng cứu sự cố
khẩn cấp thiết lập. Xác định xem can thiệp của bên ngồi có cần thiết hay khơng
và đến mức độ nào. Đảm bảo mọi thành viên của Ban hiểu rõ điều này.


-

Đánh giá những nguồn lực sẵn có để đáp ứng tình huống đang xảy ra và những hỗ
trợ tiếp theo nào có thể cần.

-

Trên cơ sở thơng tin nhận được, thảo kế hoạch hành động và trình Trưởng ban
phê duyệt.

-

Liên tục báo cáo tiến triển của tình hình cho Trưởng ban.

-

Chuẩn bị các dữ liệu có thể cơng bố và giao tiếp với cơ quan ngôn luận bên ngoài
khi được Giám đốc ủy quyền.

-

Cung cấp cho Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp mọi thông tin, hướng dẫn và
dữ liệu liên quan tới trang thiết bị và những thơng tin quan trọng khác có liên
quan đến tình huống xảy ra.

-

Hợp tác với các tổ chức ứng cứu có liên quan khác và phổ biến các quy trình cần
thiết cho Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp.


-

Bố trí bảo vệ cảnh giới đảm bảo an ninh và an tồn nhằm ngăn ngừa người khơng
có nhiệm vụ hoặc không được phép vào Công ty.
Trang 24 / 37


Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

d.

Các thành viên:

i. Phó phịng TCHC- Phụ trách ATCL:
-

Tổ chức mọi chức năng hành chính trong Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp.

-

Chuẩn bị mọi thông tin về sự cố, sẵn sàng báo cáo với Người phụ trách. Tuỳ theo
mức độ và bản chất của sự cố, giúp Người phụ trách trong việc cử người xuống
hiện trường với nhiệm vụ thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động ứng
cứu và các biện pháp phòng ngừa.

-

Tổng hợp các hậu quả do sự cố xẩy ra

-


Thông báo cho cơ quan bảo hiểm về sự cố. Cung cấp cho họ mọi thông tin cần
thiết và thoả thuận với họ về biện pháp ứng cứu.

-

Thường xun thơng báo cho Người phụ trách về tình hình nạn nhân, diễn biến
của sự cố.

-

Chuẩn bị thơng tin liên lạc với người thân của nạn nhân theo sự chỉ đạo của
Giám đốc, trả lời các câu hỏi của người nhà nạn nhân, tổ chức tiếp đón họ.

-

Liên hệ với cơ quan y tế để bàn về vấn đề cấp cứu nạn nhân.
ii. Trưởng phịng ĐĐSX:

-

Lập và duy trì nhật ký ghi nhận thông tin, ghi rõ thời gian nhận được từng thông
tin một. Liên tục thông báo cho người phụ trách những thông tin vừa mới nhận
được.

-

Theo dõi danh sách huy động Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp để đảm bảo rằng tất cả
các thành viên đã hiểu trách nhiệm của mình.


-

Chuyển mọi thơng tin cho từng thành viên liên quan một cách nhanh chóng.

-

Lưu giữ bản sao của tất cả các công bố, những bài báo có liên quan tới sự kiện
xảy ra và ghi vào sổ.

-

Thông báo cho chủ hàng về sự cố và mức độ thiệt hại. Xác định những nhu cầu
của chủ hàng ngay lúc này.
iii. Trưởng phòng KHĐT, Trưởng phòng TCHC, Đội trưởng đội Thiết bị, Đội
trưởng Đội xếp dỡ, Đội trưởng Đội Bảo vệ, Đội trưởng Đội GNHH, Nhân
viên an toàn, Nhân viên y tế:

-

Đảm bảo việc phục hồi trở lại tình trạng bình thường của phương tiện, thoả thuận
mọi cơng việc cần thiết với nhà máy sửa chữa và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị.

Trang 25 / 37


×