Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.61 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Lê Thành Dự - 2051050083 - 010100510622

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA GẮN VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRONG ĐIỀU
KIỆN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

1


Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ...........................................................................2
1.1. Khái niệm ..............................................................................................................2
1.1.1. Cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa...................................................................................................................................2
1.1.2. Nền kinh tế tri thức .............................................................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG NGHIỆP HĨA HIỆN ĐẠI HĨA GẮN VỚI
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC. .................................................................5
2.1. Thực trạng chung ...................................................................................................5
2.2. Tích cực ................................................................................................................. 5


2.3 Tiêu cực ..................................................................................................................6
2.4 Phương hướng .........................................................................................................7
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA HIỆN ĐẠI HĨA
GẮN VỚI NỀN KINH TẾ TRI THỨC .........................................................................8
3.1. Thực trạng chung ...................................................................................................8
3.2. Các giải pháp trọng tâm .........................................................................................8
KÊT LUẬN ................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta
đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước là tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi chỉ có con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa mới đưa nước ta trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng được một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng
cách với các quốc gia phát triển. Một bước phát triển hơn nữa là tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, lần đầu tiên Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về
phát triển kinh tế tri thức với tư cách là một yếu tố mới cấu thành đường lối cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đến Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức...”1.
Điều đó thể hiện sự nhất qn, tầm nhìn xa và tính nhạy bén của Đảng ta về vấn đề
này. Đồng thời cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, đưa tới nền kinh tế - xã hội thông
minh và đang phát triển rất mạnh mẽ. Điều đó càng chứng minh cho quan điểm cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Bên cạnh những

lợi ích mà chủ trương này mang lại nó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều
quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Việc tìm hiểu và đưa ra những
định hướng đúng đắn cho chủ trương phát triển trong thời gian tới là cấp bách, thiết
thực. Và đây cũng là lí do để em chọn đề tài “Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam”.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng trong q trình viết khơng thể
tránh khỏi sai sót nên em kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của thầy để bài
viết này thêm phần hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
2. Mục tiêu:
Kế thừa có chọn lọc những kết quả của các nhà nghiên cứu, thơng qua việc trình
bày nội dung một cách có hệ thống, dựa trên cơ sở lý luận kinh tế học chính trị Mác –
Lênin và thực tiễn của nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay.
1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QT VỀ CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA VÀ
NỀN KINH TẾ TRI THỨC
1.1. Khái niệm
1.1.1 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
a) Định nghĩa – thực trạng chung:
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi toàn diện
các hoạt động kinh tế xã hội từ sản xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công đơn giản,
sang sản xuất công nghiệp tiên tiến, công nghiệp hiện đại làm tăng năng suất lao động.
Là quá trình nâng cao tỷ trọng về lao động, giá trị gia tăng của cơng nghiệp trong
tồn bộ các ngành kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cơng nghiệp hóa khơng
chỉ hiện hữu trong q trình phát triển lực lượng sản xuất mà còn là yếu tố rất cấp thiết
trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và thường được gọi là Cơng

nghiệp hóa đất nước. Cơng nghiệp hóa là một phần của q trình hiện đại hóa. Q
trình phát triển kinh tế - xã hội này song hành với tiến bộ của công nghệ.
Hiện đại hóa là q trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội. Là q trình biến đổi nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất hiện đại và
trình độ tiên tiến nhất của thời đại. Hiện đại họá là một xu thế toàn cầu trong thời kỳ
hội nhập hiện nay là chiến lược, cơ sở căng bản nhất để phát triển, đổi mới, để có đủ
tiềm lực với các nhóm quốc gia phát triển.
Cơng nghiệp hóa, hiện địa hóa là cuộc cách mạng trên khắp Thế giới với 2 loại
mơ hình cơ bản đó là: cơng nghiệp hóa truyền thống và cơng nghiệp hóa kiểu mới.
Cơng nghiệp hóa truyền thống đã xuất hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX. Hiện nay,
q trình cơng nghiệp hóa kiểu mới đang được tiếp tục tiến hành. Chiến lược cơng
nghiệp hóa kiểu mới hướng đến việc gắn kết với yêu cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn
thời gian thực hiện và đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài với phương hướng đúng
đắn, cụ thể.
2


b) Đặc điểm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Khắc phục những điểm yếu của công nghiệp truyền thống về bất cơng xã hội,
lãng phí vật chất, làm ơ nhiễm mơi trường.
Gắn kết việc cơng nghiệp hóa với phát triển nền kinh tế và công nghệ, tiếp cận
kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao.
Chú trọng phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ an ninh xã hội
và các vấn đề về mơi trường.
c) Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Do các yêu cầu cần phải xây dựng về một hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội.
Do các yêu cầu tạo ra một nguồn năng suất lao động chất lượng, giúp đảm bảo
cho sự tồn tại cũng như phát triển trong chủ nghĩa xã hội.
Do những yêu cầu rút ngắn khoảng cách giữa các nền kinh tế, khắc phục tụt hậu

kỹ thuật và công nghệ của nước ta với một số nước ở trong khu vực và trên toàn thế
giới.
d) Vai trị của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tới nhiều tác dụng to lớn đối với sự phát
triển của nền kinh tế – xã hội Việt Nam. Cụ thể:
Tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động.
Góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân.
Củng cố và tăng cường vai trị của nền kinh tế Nhà nước. Nhờ đó con người sẽ
được phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
Khoa học và cơng nghệ được phát triển nhanh chóng và hiện đại, tiên tiến. Cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.2 Nền kinh tế tri thức:
a) Định nghĩa – thực trạng chung:
Kinh tế tri thức là một khái niệm mà nó khơng có trong chủ nghĩa Mác Lê nin
cũng như trong các tài liệu triết học trước đó. Nó ra đời trong bối cảnh nền công nghệ
3


thơng tin tồn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có. Đặc trưng cơ bản của
nền kinh tế tri thức là ở đó con người sử dụng các loại hình cơng cụ chủ yếu là để thực
hiện các thao tác trí tuệ.
b) Đặc điểm:
Tri thức là nguồn vốn vơ hình to lớn, quan trọng trong đầu tư phát triển, nền kinh
tế dựa chủ yêu vào tri thức.
Sáng tạo là động lực của sự phát triển
Nền kinh tế có tính chất tồn cầu hóa, trong đó mạng thơng tin trở thành kết cấu
hạ tầng quan trọng nhất của xã hội.
Sự di chuyển cơ cấu lao động theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra của
cải, tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm và làm văn

phòng.
Học suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên để không ngừng phát triển
tri thức, sáng tạo công nghệ mới, làm chủ cơng nghệ cao, hồn thiện các kỹ năng; xã
hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Tri thức hóa các quyết sách kinh tế
Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân với các công cụ cơ khí,
cho năng suất lao động cao; cịn nền kinh tế tri thức, chủ thể là cơng nhân trí thức với
công cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức
Một quốc gia muốn chuyển sang nền kinh tế tri thức, trước tiên cần hình thành 4
trụ cột quan trọng, đó là:
1. Mơi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức. Một
môi trường và thể chế theo luật, cho phép dòng chảy tự do của tri thức, hỗ trợ công
nghệ thông tin và truyền thơng, khuyến khích việc làm chủ doanh nghiệp như trọng
tâm của kinh tế tri thức.
2. Giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục và đào tạo có chất lượng cao để người dân
được giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tri thức,
nguồn nhân lực chất lượng cao
3. Hạ tầng cơ sở thông tin (ICT) hiện đại. Một cơ sở thông tin động, từ radio đến
4


internet, là cần thiết để cho phép dễ dàng liên lạc, phổ biến và sử lý thông tin.
4. Hệ thống sáng tạo có hiệu quả. Một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ
chức chuyên gia, cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu
nhận được kho tri thức tồn cầu ln khơng ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng
cho các nhu cầu của đất nước,và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết.
Tiểu kết: Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức là một q trình
tiếp nối nền kinh tế cơng nghiệp, phát triển ở trình độ cao hơn nền kinh tế cơng nghiệp,
là nền kinh tế mà nhân loại đang hướng tới. Có thể hiểu kinh tế tri thức là một nền kinh
tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự

phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG NGHIỆP HĨA HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI
PHÁT TRIỂN TRI THỨC Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng chung:
Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến,
hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao”(3).
2.2 Tích cực:
Đổi mới cũng là q trình vừa làm vừa tìm tịi, rút kinh nghiệm; kinh nghiệm của
chính bản thân chúng ta và kinh nghiệm của thế giới. Đó là q trình tiếp thu có chọn
lọc hết sức nghiêm túc và sáng tạo. Một phần tư thế kỷ qua, đổi mới không chỉ là một ý
chí, mong muốn, một khẩu hiệu tuyên truyền mà là quyết tâm chính trị - hành động lan
tỏa, thấm sâu trong mọi tế bào của đời sống xã hội, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm và
gây dựng cơ nghiệp. Đổi mới đã làm thay đổi căn bản và toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến an ninh, quốc phòng và đối ngoại: Kinh tế
tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD.
5


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt
thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định;
quốc phịng, an ninh được giữ vững. Cơng tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển
khai sâu rộng và hiệu quả góp phần tạo mơi trường hịa bình, ổn định và tăng thêm
nguồn lực cho phát triển đất nước.

Vị thế và tiềm lực của đất nước vững mạnh; tiếng nói của Việt Nam trên trường
quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh cơng nghiệp hố,
hiện đại hóa đất nước đặc biệt là gắn với nền kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân.
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ 2010 đến 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
2.3 Tiêu cực:
Tuy vậy, kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
6


thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước.
Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên và lao động, giá trị do tri thức tạo ra
không đáng kể; chưa khơi dậy và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của con người
Nền kinh tế còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển khơng bền vững, có nguy cơ
tụt hậu xa hơn so với các nước khác. Về cơ bản nước ta vẫn là nước chưa phát triển.
Về cơ bản, nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang chuyển dần sang kinh tế công
nghiệp. Theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), xếp hạng chỉ số
sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2011, Việt Nam xếp thứ 51
trong tổng số 125 nước xếp hạng; năm 2012, Việt Nam xếp thứ 76 so với 141 nước và
nền kinh tế được đánh giá dựa trên năng lực và kết quả sáng tạo, tụt 25 bậc so với năm
2011. Năm 2014, Việt Nam xếp thứ 71/143 nền kinh tế trên thế giới, xếp thứ 4 trong
khối các nước ASEAN (kết quả do WIPO và Đại học Cornell (Hoa Kỳ), INSEAD thực
hiện. Xếp hạng về chỉ số sáng tạo là để nhấn mạnh vai trò của hoạt động sáng tạo công
nghệ, coi đây là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế, là chìa khóa để cải thiện năng lực
cạnh tranh của các nền kinh tế. Những chỉ số cho thấy thách thức rất lớn đối với Việt
Nam.
Đồ thị 2.2: Xếp hạng chỉ số sáng tạo các quốc gia


Nguồn: Tổng cục thống kê
2.4 Phương hướng:
Một là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ, có hiệu quả nền giáo dục và đào tạo theo
7


hướng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát huy nhân tài.
Hai là, phát triển mạnh khoa học, công nghệ, chú trọng vào việc việc ứng dụng,
sáng tạo công nghệ cao làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển
KTTT.
Ba là, tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô của Nhà
nước trong cải cách giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học, công nghệ và trong quản lý
và phát triển kinh tế thị trường - xã hội.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM.
3.1 Thực trạng chung:
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), Đảng chủ
trương “thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa”(2).
Sau 10 năm đổi mới, Việt Nam cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho CNH,
Đại hội VIII khẳng định, chúng ta có điều kiện để chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH. Đại hội VIII tiếp tục nhấn mạnh vai trị động lực của khoa học cơng nghệ đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: “Phát triển khoa học và công nghệ,
nâng cao năng lực nội sinh để thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; nắm
bắt các thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, lựa chọn và làm chủ công nghệ phù
hợp để chuyển giao vào Việt Nam. Trong đó, bước đầu phát triển một số lĩnh vực công
nghệ cao về điện tử, thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hóa”(4).
Thập niên cuối thế kỷ XX, kinh tế tri thức trở là xu thế nổi bật, có vai trị quyết
định trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Trước bối cảnh chung đó, Đại hội IX
đã bổ sung nhiều luận điểm mới quan trọng về cơng nghiệp hóa hiện địa hóa . Đó là:

tiến hành “cơng nghiệp hóa rút ngắn theo hướng hiện đại” và “từng bước phát triển
kinh tế tri thức”. Đây là cơ hội để những nước đi sau như Việt Nam có thể đi tắt đón
đầu, từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
3.2 Giải pháp trọng tâm:
8


Khi xác định kinh tế tri thức đang trở thành xu thế nổi bật trong phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại, lần đầu tiên, Đại hội IX nêu luận điểm quan trọng về phát triển
KTTT: “Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo
bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản
phẩm và dịch vụ chủ lực. Cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong
suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển
kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta’’(5).
Tiếp bước những quan điểm tiến bộ của Đại hội IX, Đại hội X nhấn mạnh:
“Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta
để rút ngắn quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng
của nền kinh tế và cơng nghiệp hố, hiện đại hoá”(6).
Qua quá trinh đổi mới và phát triển, chúng ta nhận thấy rằng cơng nghiệp hóa
phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Từ thực tiễn phản ánh phát triển kinh tế tri
thức cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cốt lõi của phát triển kinh tế, là nhiệm
vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Phát triển khoa học và cơng
nghệ, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức là
con đường rút ngắn của quá trình phát triển đất nước. Phát triển khoa học và công nghệ
nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri
thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Đây là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với
xu thế phát triển của thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Những giải pháp quyết liệt nhằm phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với
nền kinh tế tri thức:

Thứ nhất, nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách:
Xây dựng mơ hình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa theo hướng hiện đại. Hồn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, tạo môi trường pháp lý lành
mạnh, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, phát huy vai trò của khoa học, cơng nghệ khuyến
khích phát triển năng lực trí tuệ con người.
Định hướng nền kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành giá trị gia tăng cao dựa
9


nhiều vào tri thức, công nghệ mới, tập trung phát triển công nghiệp năng lượng, công
nghiệp chế tạo, công nghiệp tự động, các ngành công nghiệp mũi nhọn với sự huy động
các nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp chế
biến và dịch vụ dựa nhiều vào tri thức, chấm dứt bán tài nguyên thô; nhập công nghệ
thay cho nhập sản phẩm chế biến - FDI phải đi kèm chuyển giao khoa học, công nghệ;
tăng mạnh vốn đầu tư vào giáo dục - đào tạo.
Thực hiện sự chuyển hướng chiến lược từ sự phát triển dựa vào tài nguyên sang
phát triển dựa vào tri thức, giảm mạnh tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Đổi mới sáng
tạo trong toàn bộ nền kinh tế, tạo sự liên kết hữu cơ khoa học, đào tạo với sản xuất kinh doanh, nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, nhóm giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, với sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa găn với phát triển
kinh tế tri thức. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao,
nhằm hướng đến phát triển bền vững lâu dài, nâng cao lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo
đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
“Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các
ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài;
đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”(7).
Phải tiến hành cải cách giáo dục một cách triệt để, bắt đầu từ những vấn đề căn
bản nhất, khơng chạy theo thành tích, phải đảm bảo thiết thực, nâng cao năng lực thực
chất phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam. Đây là yếu tố quyết định nhất

thúc đẩy Việt Nam đi nhanh vào nền kinh tế tri thức.
Khuyến khích sáng tạo, phát triển trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển
của trình độ kinh tế-xã hội, hiệu quả của các hoạt động khoa học - công nghệ, mối liên
hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức và cơng
nhân trí thức, đó là lực lượng tiên phong và chủ lực để phát triển nền kinh tế tri thức.
Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục - đào tạo và khoa học - cơng nghệ với nước
ngồi; tuyển chọn đưa đi đào tạo ở các nước tiên tiến cán bộ khoa học - kỹ thuật thuộc
10


các lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Thiết lập hệ thống học tập suốt đời, nhanh chóng hình
thành xã hội học tập. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của nền KTTT.
Thứ ba, nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ
Để đạt tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại, giá trị do tri thức tạo ra
chiếm khoảng 40% GDP, công nhân tri thức chiếm khoảng 30% lực lượng lao động,
chỉ số KTTT đạt mức trung bình của thế giới, cần có phương hướng giải quyết tốt mối
quan hệ giữa khoa học, công nghệ; phát triển khoa học - công nghệ và nâng cao năng
lực nghiên cứu khoa học. Phát triển từng bước bền vững, phát triển kinh tế tri thức
trong từng ngành, từng địa phương.
Giai đoạn đầu, cần tập trung vào tiếp thu, chuyển giao cơng nghệ mới, trong đó
ưu tiên xây dựng các khu cơng nghệ cao, để thu hút cơng nghệ mới. Hình thành một số
cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn với sản
xuất. Giai đoạn tiếp theo khuyến khích đối tác nước ngồi hợp tác với cơ sở trong nước
phát triển cơng nghệ mới. Trên nền tảng đó, tạo ra năng lực nghiên cứu nội sinh giúp
các nhà khoa học và cơ sở sản xuất trong nước tiến tới vận dụng và làm chủ những
công nghệ và tri thức mới của nhân loại.
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam và phát triển
các khu công nghệ cao. Ngồi các khu đã có như Cơng viên phần mềm Sài Gịn, Quang
Trung, Khu cơng nghệ cao Láng - Hịa Lạc, trung tâm phần mềm Hải Phịng, cơng viên
phần mềm Đà nẵng, Trung tâm phần mềm Huế, cần phát triển thêm các khu công nghệ

cao mới ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội và Hải Phịng.
Đổi mới công nghệ, sản phẩm, phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh trong
tất cả các ngành. Trong mỗi ngành cần có những mũi nhọn đột phá đi thẳng vào cơng
nghệ cao. Chú trọng sử dụng công nghệ cao để phát triển nhanh ngành cơ khí chế tạo,
đặc biệt là cơ khí chính xác, tự động hóa, trở thành những ngành kinh tế tri thức.
Đồ thị 3.1: Đầu tư vào phát triển công nghệ cao ở Việt Nam

11


Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Tiểu kết: Trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia có xuất phát
điểm thấp, muốn vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới khơng có con đường nào khác
là phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với
phát triển KTTT. Đây là xu thế toàn cầu, đồng thời cũng là con đường “rút ngắn” của
q trình cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại nhằm xây dựng nền kinh tế công nghiệp
- tri thức và nền kinh tế tri thức.
KẾT LUẬN
Qua q trinh 30 năm thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với với triển
nền kinh tế tri thức Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng
đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá - cao, thúc đẩy công tác xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đã đạt được, q trình thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức thời gian qua cũng đang bộc lộ những
hạn chế nhất định như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực còn
thấp , chất lượng nhân lực chưa cao, hệ thống kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển ,
chưa thu hút được nhân tài và đáng tiếc là có hiện tượng “chảy máu chất xám”. Đặc
biệt trong tình hình cách mạng 4.0 trên toàn thế giới, Việt Nam muốn đẩy nhanh quá
12



trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức cần phải thực hiện những
giải pháp mang tính đồng bộ, phải quyết liệt chuyển đổi mơ hình kinh tế, nâng cao hiệu
quả huy động và sử dụng vốn; chú trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát
huy khả năng cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, địa phương, ngành, sản phẩm. Bên cạnh
đó, cần chú ý nâng cao vai trò định hướng của Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế
- xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân; tạo các cơ chế tài chính, hình
thành các chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư. Chỉ khi thực hiện được cái giải
pháp một cách hợp lý, đồng bộ và hiệu quả thì q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
mới càng được đẩy mạnh phát triển, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 72
(2) Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005,
tr.195.
(3) Nguyễn Phú Trọng: Nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của
Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.34.
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996, tr.198.
(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.263.
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr.28-29.
(7) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, tr.79, 98
Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
/>http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang.

13




×