Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ GIÁ TRỊ NHÂN văn và ý NGHĨA THỜI sự TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế mới NEP của lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.56 KB, 4 trang )

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN VÀ Ý NGHĨA THỜI SỰ CỦA NEP
CHÍNH sách kinh tế mới (NEP) của Lê-nin ra đời đầu những năm 20 của thế kỷ XX
trong bối cảnh lịch sử nước Nga hết sức đặc biệt và tình hình quốc tế có những thay
đổi mang tính bước ngoặt. Để có hoà bình và phát triển, Lê-nin và Đảng Cộng sản
(b) Nga đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có chính sách kinh tế mới
nhằm thay thế cho chính sách "cộng sản thời chiến" không còn phù hợp. Với nội
dung phong phú, bước đi táo bạo và sáng tạo, NEP đã cứu nước Nga thoát ra khỏi
tình trạng khủng hoảng, bế tắc.
Chính sách kinh tế mới có một vị trí đặc biệt trong kinh nghiệm lịch sử mà nhân
dân Nga xô-viết đã tích luỹ được trong tổ chức và quản lý nền kinh tế quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội XI Đảng Cộng sản (b) Nga (cuối tháng 3 đầu tháng 4
năm 1922), Lê-nin khẳng định rõ hơn vai trò lịch sử và ý nghĩa quốc tế của NEP.
Theo Người, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cuộc đấu
tranh quyết liệt mà thực chất của cuộc đấu tranh đó là giải quyết vấn đề "ai thắng
ai"; và nước Nga xô-viết non trẻ chỉ có thể đứng vững trên vị trí của mình và thắng
được chủ nghĩa tư bản trong cuộc chạy đua đó, chỉ khi nào chúng ta thực hiện NEP
thành công và phổ biến kinh nghiệm thực hiện NEP của nước Nga xô-viết trên
phạm vi toàn thế giới. Thực tế những nguyên tắc mang tính lý luận và những quyết
sách chiến lược về xây dựng một nền kinh tế mới trên con đường chạy đua với chủ
nghĩa tư bản đã được Lê-nin xác định từ mùa xuân 1918 và được hoàn thiện vào
đầu những năm 20, là nội dung cơ bản mang ý nghĩa trọng đại: định ra một chiến
lược kinh tế phù hợp với thời kỳ quá độ của một nước bắt tay vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Thời đại của NEP mang tính chất đặc thù và chính bởi yếu tố đặc thù ấy mà
ngay sau khi ra đời, NEP đã phát huy tác dụng, giải quyết được những mâu thuẫn
không thể điều hoà, tồn tại bấy lâu giữa giai cấp công nhân, nông dân, những
người lao động với các thành phần tư bản nhỏ, thậm chí khắc phục được sự bất hoà
và phối hợp có hiệu quả lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Công
hiệu của NEP là ở chỗ, nó xoá bỏ các hình thức lỗi thời, làm giảm bớt lực lượng sản
xuất hàng hoá nhỏ nhằm đạt tới sự "điều hoà" các lợi ích giữa các giai cấp; giác
ngộ, đoàn kết và tập hợp được lực lượng tiến bộ vào những khâu, những điểm quan




trọng có lợi cho cách mạng. Một cuộc sửa đổi sâu sắc đến tận gốc tất cả các cơ chế
kinh tế được thực hiện có hiệu quả chỉ trong một thời gian ngắn (từ 1921 - 1924),
tính chất tương hợp trong việc phân phối các thành quả lao động đã góp phần làm
cân bằng lợi ích của nhân dân lao động. Chính lợi ích đó đã khuyến khích người sản
xuất làm ra nhiều hàng hoá và không ngừng cải thiện chất lượng hàng hoá đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sự hợp tác lao động hình thành như một nhu cầu tất
yếu, khách quan được mọi người chấp nhận và tôn trọng. Một cơ chế như thế đã không
có trong những năm sau ngày cách mạng thành công.
Phải thừa nhận rằng, mối nguy hiểm do nạn đói và nội chiến đã tăng lên và việc
bao vây, phong toả, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc đã làm nảy sinh những biện
pháp bắt buộc trong chính sách "cộng sản thời chiến". Chính sách trong mua lúa mì
đã có tác dụng của nó là cứu giai cấp công nhân thoát khỏi nạn đói nhưng lại gây
tác hại tới lợi ích của người nông dân... Điều đó đã khiến Lê-nin đi tìm con đường
và giải pháp để giải quyết thực trạng đó. Đại hội VIII của Đảng Cộng sản (b)
Nga đã điều chỉnh lại quy chế lương thực, đã giảm thu mua, giảm thuế khoá các
loại. Vì vậy, tầng lớp trung nông - một tầng lớp đông đảo nắm giữ trong tay các vị
trí then chốt của nền kinh tế nông thôn - rất cảm ơn cách mạng, tin tưởng và tích
cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Chính sách kinh tế mới là sự thể hiện tập
trung và phối hợp hài hoà các lợi ích, rất hợp lòng dân. Hơn ai hết, Lê-nin hiểu sâu
sắc rằng, nếu chính sách đi ngược lại hoặc mâu thuẫn với lợi ích của người lao động
thì nó không những có tác hại rất lớn là kìm hãm, cản trở sản xuất mà còn làm rối
loạn hoặc phá vỡ các quan hệ kinh tế, dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội. Phê
phán các quan điểm tư sản, tiền tư sản coi NEP là sự vứt bỏ những nguyên tắc của
chủ nghĩa cộng sản và mở đường phục hồi chủ nghĩa tư bản, Lê-nin đã trình bày
một cách chi tiết, cặn kẽ mục tiêu và phương hướng thực hiện NEP để quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. NEP đã đáp ứng mong muốn của giai cấp nông dân là thay thu
mua bằng thuế lúa mì và giảm tỷ lệ thuế, căn cứ vào mức thu mua của năm qua, mở
rộng quyền tự do sử dụng phần lương thực thừa của nông dân. Nghĩa là người nông

dân được tự do sử dụng phần lương thực thừa sau khi đã hoàn tất việc nộp tô cho
Nhà nước.


Đây là một chính sách hợp lòng dân, nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp trong những năm đầu của thập kỷ thứ 3 thế kỷ XX, khi mà 80% dân số nước
Nga lúc đó là nông dân cá thể. Ngay sau đó, Lê-nin và Đảng Cộng sản (b) Nga đã
đưa ra những biện pháp nhằm ổn định cơ chế kinh tế mới, hạn chế và khắc phục các
yếu tố tư bản chủ nghĩa tự phát, khẳng định vai trò nền tảng của kinh tế nhà nước.
NEP cũng đã đề ra được một loạt các vấn đề chiến lược nhằm thiết lập một hệ thống
tiền tệ, tài chính, tín dụng và tạo ra một đồng rúp mạnh hơn. Qua đó, NEP còn tìm
ra được hình thức phù hợp để giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp; xác
lập nguyên tắc mới nhằm chống lại chủ nghĩa bình quân trong phân chia lợi ích,
khích lệ, cổ vũ những người lao động hăng hái sản xuất. NEP chỉ rõ: ai làm việc tốt,
có chất lượng cao thì thu nhập cao; ai lười biếng hoặc làm ít thì thu nhập thấp; có
làm có hưởng, không làm không hưởng. Nhờ đó, kỷ luật lao động được xác lập; đến
cuối những năm 20 thế kỷ XX sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đã đạt được
mức trước nội chiến. Có thể khẳng định rằng, NEP đã đặt nền móng cần thiết cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền nông nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nga
xô-viết xã hội chủ nghĩa.
NEP mang ý nghĩa lịch sử vĩ đại, mặc dù trên thực tế NEP chỉ được thực hiện ở
nước Nga vài năm. Sau khi Lê-nin mất, vì những lý do khác nhau, người ta đã từ bỏ
NEP. Song điều đó không hề làm giảm giá trị và ảnh hưởng của NEP trong phong
trào cách mạng vô sản thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa ra đời, nhiều nước đã lấy kinh nghiệm thực hiện NEP ở nước
Nga đầu những năm 20 thế kỷ XX để áp dụng vào xây dựng và phát triển kinh tế ở
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, nhiều người đã coi NEP như là một kỷ niệm của quá khứ, luôn nuối
tiếc vì đã kết thúc NEP một cách quá vội vàng; và cũng có không ít người coi NEP
bây giờ đã hết vai trò lịch sử, không còn ý nghĩa, không còn giá trị. Song, dù muốn

hay không, thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chúng ta không có điều kiện và không thể
tái tạo lại NEP, vì điều kiện kinh tế - xã hội ngày nay đã khác xa điều kiện kinh tế
- xã hội trước đây. Tuy nhiên, tính năng động và các phương pháp khoa học của
NEP vẫn còn giá trị thời sự, bởi sức thuyết phục của NEP rất lớn. Mọi người


đều biết rằng, chỉ trong thời gian ngắn 3-4 năm đầu những năm 20 thế kỷ
XX trong điều kiện cực kỳ khó khăn, một cuộc cải cách sâu rộng và tổng
thể về cơ chế kinh tế - xã hội đã được hoàn thành ở nước Nga. Vì vậy, không thể
nói rằng, những kinh nghiệm rút ra từ NEP là "cũ rích" mà luôn là những bài học
quý, rất bổ ích cho tất cả những nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, nhất là quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu với nền
sản xuất nhỏ là phổ biến như nước ta và các nước phát triển thuộc thế giới thứ ba.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa hiện nay, những tư tưởng cơ bản của Lê-nin về NEP là một trong những cơ sở
lý luận khoa học rất quan trọng của Đảng ta. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, ý
nghĩa quốc tế và tính thời sự của NEP, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và tiếp tục
phát triển tư tưởng vĩ đại của Lê-nin về chính sách kinh tế mới; về sử dụng chủ
nghĩa tư bản nhà nước; về điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống tài chính, sử dụng rộng
rãi các thành quả khoa học trong việc tổ chức lao động và quản lý, kinh tế - xã
hội; về xích lại gần hơn, công bằng hơn trên cơ sở kết hợp hài hoà các lợi ích của
giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và các giai cấp, tầng lớp khác trong
sự tổng hoà các lợi ích của họ. Đó là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
được Đảng ta vận dụng sáng tạo, đặt ra những hình thức quá độ, những nấc thang
trung gian, các chặng đường phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của công cuộc đổi
mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thành tựu mà chúng ta đạt được qua gần 20 năm đổi mới đã chứng minh hùng hồn
điều đó.
Giá trị nhân văn và ý nghĩa quốc tế của NEP là không thể bác bỏ. NEP vẫn còn

nguyên giá trị lịch sử, giá trị thời sự và rất có ích cho chúng ta. NEP của Lê-nin đã
và đang là cơ sở lý luận, là bài học kinh nghiệm giúp chúng ta tiến lên; mỗi một
thành công của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay không thể tách rời tư tưởng vĩ đại của NEP,
của Lê-nin kính yêu.



×