Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHOÁ FTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.31 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
_________o0o_________

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK CHI
NHÁNH HÀ NỘI

HÀ NỘI – THÁNG 8 NĂM 2020


DANH MỤC SƠ ĐỜ
Sơ đờ 1.1 Cơ cấu tở chức VINALINK Hà Nội ................................................................. 3
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu nhân sự phòng Dịch vụ Biển nhập ..................................................... 4
Sơ đồ 3.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đường biển tại VINALINK Hà Nội ... 12
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VINALINK Hà Nội từ năm 2017-2019. ... 5


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS
VINALINK CHI NHÁNH HÀ NỢI ............................................................................. 2
1.1 Q trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp......................................... 2
1.1.1 Tởng quan về doanh nghiệp .................................................................................. 2
1.1.2 .Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ....................................... 2
1.2 Sứ mệnh và phương châm hoạt động ..................................................................... 3


1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ........................................................................... 3
1.3.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................................... 3
1.3.2 Giới thiệu về phòng ban thực tập .......................................................................... 4
1.4 Tình hình hoạt đợng giao nhận trong những năm gần đây của công ty ............. 5
CHƯƠNG 2: NHẬT KÍ THỰC TẬP ........................................................................... 6
2.1 Vị trí thực tập và người hướng dẫn ........................................................................ 6
2.2 Nhật kí thực tập cụ thể ............................................................................................ 6
2.3 Kinh nghiệm và ý nghĩa thực tiễn với bản thân sau kì thực tập.......................... 9
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS
VINALINK CHI NHÁNH HÀ NỘI ........................................................................... 12
3.1 Thực trạng tổ chức nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển tại
công ty VINALINK Hà Nợi ......................................................................................... 12
3.1.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển: .................................... 12
3.1.2 Điểm khác biệt của quy trình trên thực tế và lý thuyết....................................... 16
3.2 Đánh giá .................................................................................................................. 17
3.2.1 Ưu điểm ................................................................................................................ 17
3.2.2 Hạn chế ................................................................................................................. 18
3.3 Giải pháp kiến nghị ................................................................................................ 19
3.3.1 Khắc phục những sai sót trong khâu chuẩn bị chứng từ .................................. 19
3.3.2 Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công ty ................................................ 19
3.3.3 Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ............................................................. 20
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Xuất nhập khẩu đã và đang giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động ngoại thương. Ngày nay,
khơng chỉ ở các nước phát triển thì hoạt động này mới diễn ra rầm rộ, mà ở các nước
đang phát triển, xu thế này ngày một phát triển mạnh. Hòa nhập cùng với xu hướng này,

nhiều công ty ở Việt Nam chuyên về mảng Forwarding và Logistics đã lần lượt ra đời,
đánh dấu bước phát triển mới của ngoại thương Việt Nam.
Nhận thấy được điều này nên sau một thời gian học các môn nghiệp vụ và theo yêu cầu
của Nhà trường về đợt thực tập giữa khóa, em đã xin được thực tập 5 tuần tại công ty Cổ
phần Logistics VINALINK chi nhánh Hà Nội. Với kiến thức được học trên lớp cùng
những thơng tin hữu ích tích lũy trong thời gian thực tập, em xin chọn đề tài “TỔ CHỨC
THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK CHI NHÁNH HÀ
NỢI” nhằm tìm hiểu và đi vào thực tế hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu.
Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Logistics VINALINK chi nhánh Hà
Nội
Chương 2: Nhật kí thực tập
Chương 3: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển
tại công ty Cổ phần Logistics VINALINK chi nhánh Hà Nội
Mặc dù đã rất nỡ lực, cố gắng nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung
cũng như hình thức. Rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của quý công ty
và giáo viên hướng dẫn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
LOGISTICS VINALINK CHI NHÁNH HÀ NỢI
1.1 Q trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp
Tên cơng ty: CHI NHÁNH CƠNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK
Tên giao dịch: VINALINK HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 6, Số 14, Láng Hạ, Thành Cơng, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 7724234

Fax: (84-4) 37724235/7724235
Mã số thuế: 0301776205-001
Email:
Website: www.vinalinklogistics.com
1.1.2 .Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Logistics VINALINK được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng
Bộ Thương mại trên cơ sở cở phần hóa một phần Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại
thương TP. Hồ Chí Minh (Vinatrans) và chính thức họat động theo mơ hình cơng ty cở
phần từ ngày 01/09/1999, niêm yết cở phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ
Chí Minh (HOSE) từ tháng 8/2009.
VINALINK Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của Cơng ty Cở phần Logistics VINALINK
trên tồn quốc, được thành lập vào 01/01/2005 với nhiều chức năng và nhiệm vụ như:
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ đường biển, đường hàng
không, kho vận,... xây dựng được Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
– 2000 và hoạt động ngày càng hiệu quả.
VINALINK Hà Nội luôn không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng cơng tác phục vụ
của mình, vì muốn khách hàng và các hãng tàu Việt Nam cũng như trên thế giới biết đến
VINALINK là một đại lý giao nhận phục vụ tốt nhất và uy tín nhất tại Việt Nam, nhất là
trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các đại lý khác trong thời gian hiện nay.
2


1.2 Sứ mệnh và phương châm hoạt động
Lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty là cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ hàng không,
dịch vụ đường biển, dịch vụ logistics, dịch vụ kho – bãi container, dịch vụ hàng cross
border,... hoạt động của VINALINK được tổ chức và thực hiện trên cơ sở kết nối nội bộ,
kết nối với các khách hàng và đối tác để đạt mục đích là mang lại thành cơng cho tất cả.
VINALINK ln mang trong mình sứ mệnh của cơng ty là: Cùng kết nối – Cùng thành
công.
Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Logistics, VINALINK luôn đồng hành cùng

khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao
chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm sốt chi phí hợp lý và hiệu quả với phương châm
hoạt động: Chuyên nghiệp – Tận tâm – Tin cậy – Hiệu quả.
1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ CHƯƠNG 1.1 Cơ cấu tổ chức VINALINK Hà Nợi
BAN GIÁM ĐỚC

KHỚI VĂN PHÒNG
KẾ TỐN-NHÂN
SỰ- IT

KHỚI SALES VÀ
MARKETING

KHỐI DỊCH VỤ
ĐƯỜNG BIỂN

KHỐI DỊCH VỤ
HÀNG KHÔNG

KHỐI DỊCH VỤ
LOGISTICS

PHÒNG
MARKETING

PHÒNG DỊCH VỤ
BIỂN XUẤT


PHÒNG DỊCH VỤ
XUẤT KHẨU
HÀNG KHÔNG

PHÒNG DỊCH VỤ
CHUỖI CUNG ỨNG

PHÒNG SALES

PHÒNG DỊCH VỤ
BIỂN NHẬP

PHÒNG DỊCH VỤ
NHẬP NHẬP KHẨU
HÀNG KHÔNG

PHÒNG DỊCH VỤ
VẬN TẢI

KHO BÃI

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự Công ty Cổ phần VINALINK Chi nhánh Hà Nội)
3


Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu phân cấp quản lý, theo chức năng
và phân công công việc. Lãnh đạo công ty tham gia phụ trách trực tiếp từng cơ sở. Cơ
cấu này nhằm giúp cho các phịng ban có thể hỡ trợ cho Ban Giám Đốc của Công ty vừa
điều hành tốt vừa đảm bảo tính tn thủ tại cơng ty. Đồng thời quan hệ giữa các phòng
ban với nhau là quan hệ phối hợp, các phịng ban chun mơn chỉ tham mưu và làm

nhiệm vụ nghiệp vụ, các phòng ban chức năng khơng có quyền ra quyết định hay mệnh
lệnh. Quan hệ cấp dưới là quan hệ hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm cụ thể hóa để thực
thi mệnh lệnh của Giám đốc.
Mơ hình quản lý được cơng ty áp dụng phù hợp với quy mô và tầm hoạt động của cơng
ty, thực hiện được chế độ thủ trưởng có hiệu quả, tránh trùng lắp, chồng chéo công việc,
những vẫn phát huy được năng lực và trí tuệ của đội ngũ chuyên môn, cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ.
1.3.2 Giới thiệu về phòng ban thực tập
Phòng ban em tham gia thực tập là phịng Dịch vụ Biển nhập trong đó có tất cả 9 nhân
viên được phân công nhiệm vụ như sơ đồ bên dưới. Trong quá trình thực tập thì em cảm
nhận được sự phân chia công việc và phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên. Khơng
khí của phịng làm việc rất thân thiện và cởi mở, các anh chị nhân viên rất nhiệt tình
trong việc giúp đỡ người mới.
Sơ đồ CHƯƠNG 1.2 Cơ cấu nhân sự phòng Dịch vụ Biển nhập

TRƯỞNG PHÒNG

1 NHÂN VIÊN
CHỨNG TỪ
HÀNG SALE

2 NHÂN VIÊN
CHỨNG TỪ
HÀNG COLOAD

2 NHÂN VIÊN
CHỨNG TỪ
HÀNG CONSOL

2 NHÂN VIÊN

GIAO NHẬN

1 NHÂN VIÊN KẾ
TỐN

(Ng̀n: Tác giả tự tởng hợp)

4


1.4 Tình hình hoạt đợng giao nhận trong những năm gần đây của công ty
Bảng CHƯƠNG 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VINALINK Hà Nội từ năm
2017-2019.
(Đơn vị: nghìn đờng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Tởng doanh thu

311,805,331

325,232,315

320,917,765


Tởng chi phí

295,867,250

306,961,407

305,265,582

Lợi nhuận thực hiện

15,938,081

18,270,908

17,652,183

Lợi nhuận sau thuế

15,938,081

18,270,908

17,652,183

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VINALINK Hà Nợi 2017-2019, Phịng Kế tốn - Tài
chính)
Thơng qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, có thể thấy doanh
thu và lợi nhuận của cơng ty trong giai đoạn vừa qua có xu hướng tiến triển khá ổn định.
Giai đoạn từ năm 2017-2018 doanh thu của cơng ty tăng khoảng 4,3% trong khi đó mức
lợi nhuận tương ứng tăng 14,6% nguyên nhân một phần là do năm 2018 tình hình kinh

tế trong nước ởn định và có tăng trưởng cao hơn năm trước song thị trường giao nhận
vận tải tiếp tục cạnh tranh gay gắt với sự tham gia ngày càng nhiều và sâu của các doanh
nghiệp nước ngồi, có nhiều doanh nghiệp mới trong nước tham gia nên mức doanh thu
giữ ở mức ổn định có tăng nhẹ. Mức lợi nhuận tăng cao hơn nhờ hoạt động kinh doanh
trực tiếp các dịch vụ Hàng không và Logistics tăng so với năm trước, nhất là dịch vụ
Hàng không.
Giai đoạn từ năm 2018-2019 doanh thu và lợi nhuận của cơng ty có sự giảm nhẹ: doanh
thu giảm 1,3% và lợi nhuận giảm 3,3%. Nguyên nhân một phần là do tình hình kẹt cửa
khẩu dịch vụ hàng hóa đi Campuchia kéo dài nên công ty đã chủ động giảm khối lượng
dịch vụ so với năm 2018. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của cơng ty vẫn giữ vững
tại mức ổn định.

5


CHƯƠNG 2: NHẬT KÍ THỰC TẬP
2.1 Vị trí thực tập và người hướng dẫn
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Logistics VINALINK chi nhánh Hà Nội,
em được thực tập ở phòng Dịch vụ Biển nhập. Nhiệm vụ của em là tìm hiểu quy trình
hàng hóa nhập khẩu đường biển đặc biệt là các khâu liên quan đến chứng từ. Ngồi ra
em cịn giúp đỡ các anh chị nhân viên trong phịng một số cơng việc khác.
Người hướng dẫn thực tập chính của em tại cơng ty là chị Nguyễn Hồng Nhung – Nhân
viên chứng từ của phòng Dịch vụ Biển nhập. Chị có kinh nghiệm làm việc với cơng ty
trên 7 năm. Ngồi ra trong q trình thực tập em còn nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ nhiệt tình của các anh chị khác trong phịng.
Thơng tin liên hệ của chị Nhung:
SĐT: 0988 396856
Email:
2.2 Nhật kí thực tập cụ thể
Thời gian

Tuần 1

Thứ Hai
(13/7)

Công việc thực hiện
− Trước đó em đã đến gặp phịng nhân sự của công ty
VINALINK Hà Nội để xin thực tập ở vị trí nhân viên chứng
từ trong vịng 5 tuần.
− Xác định sẽ thực tập ở phòng dịch vụ biển nhập
− Được giới thiệu người hướng dẫn thực tập là chị Nhung –
nhân viên chứng từ phòng Dịch vụ Biển nhập.
− Vào phòng ban thực tập và và làm quen với các anh chị trong
phịng.
− Đăng kí thời gian thực tập phù hợp với lịch trình của bản thân
và người hướng dẫn. Thời gian thực tập là cả ngày thứ 2, thứ
4, thứ 6 hàng tuần.

6


− Được chị Nhung phỏng vấn và hỏi qua một số kiến thức về
chuyên ngành và những gì mong muốn nhận được trong q
trình thực tập.
Thứ Tư

− Chính thức bắt đầu q trình thực tập tại cơng ty

(15/7)


− Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng, nhiệm vụ
của các phòng ban.
− Làm quen với các loại chứng từ thực tiễn như vận đơn, giấy
báo hàng đến, Debit note,…nghiên cứu các đặc điểm, phân
loại các loại vận đơn House B/L, Master B/L, Vận đơn gốc,
Telex Bill,…
− Học cách sử dụng máy scan và máy photocopy

Thứ Sáu
(17/7)

− Phân biệt các loại hàng hóa như hàng console, coload, hàng
sale và sự khác biệt trong quy trình làm việc với các loại hàng
trên.
− Phân biệt khách hàng là Forwarder hay khách hàng trực tiếp
dựa vào bộ chứng từ và mã số thuế, tìm hiểu các điểm cần
chú ý khi kiểm tra các loại chứng từ để tránh sai sót.

Tuần 2

Thứ Hai
(20/7)

− Quyết định lựa chọn đề tài về “ Quy trình giao nhận hàng
nhập khẩu tại cơng ty” để viết báo cáo thực tập nên tìm hiểu
kỹ về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
− Được chị Nhung giải thích các bước chính trong quy trình và
được chị đưa ra một số câu hỏi về mức độ hiểu bài.
− Đưa ra một số thắc mắc hoặc các vấn đề chưa hiểu rõ để b̉i
sau chị giải thích


Thứ Tư

− Giải đáp một số thắc mắc buổi trước

(22/7)

− Tiếp tục nghiên cứu các loại vận đơn và mẫu vận đơn của một
số đối tác làm ăn lâu dài với công ty cho nhuần nhuyễn.

7


− Được chị Thanh trưởng phòng giao cho việc tự mình kiểm tra
một bộ chứng từ mới và phát hiện một số lỗi nhỏ trong bộ
chứng từ.
Thứ Sáu
(24/7)

− Làm quen với phần mềm quản lý Logistics FMS của công ty,
quan sát các chị nhập dữ liệu vào phần mềm.
− Được các chị trong phòng hướng dẫn về chức năng, các tab,
mục của phần mềm và thao tác cách nhập dữ liệu.
− Đưa ra các thắc mắc về phần mềm để được các chị giải đáp

Tuần 3

Thứ Hai

− Tiếp tục quan sát các chị thao tác với phần mềm.


(27/7)

− Luyện tập với phần mềm bằng cách nhập thử một bộ chứng
từ đã có sẵn và thay thế một chút dữ liệu. Do còn bỡ ngỡ với
phần mềm và nhiều loại chứng từ có form khác nhau nên việc
này mất khá nhiều thời gian và có một chút sơ sót cần các chị
sửa lại.

Thứ Tư
(29/7)

− Luyện tập cho thành thạo việc nhập dữ liệu với phần mềm
bằng cách nhập thêm một bộ chứng từ có sẵn khác
− Được chị Thanh – nhân viên chứng từ khác hướng dẫn cách
xuất ra cover sheet và tờ khai hải quan E – manifest từ phần
mềm

Thứ Sáu
(31/7)

− Làm quen với hệ thống E-manifest của tổng cục hải quan,
một số lưu ý về hải quan như luồng xanh, luồng vàng luồng
đỏ và các công việc cần làm với hải quan,…

Tuần 4

Thứ Hai

− Tham gia tiệc sinh nhật tháng của công ty.


(3/8)

− Quan sát các anh chị nhân viên của phòng thực hiện giao
dịch với các đối tác, trong đó có cách viết email và nói chuyện
điện thoại bằng tiếng Anh để trao đổi và đàm phán với các
bạn hàng.

8


− Tìm hiểu về một số đối tác thường xuyên có giao dịch với
cơng ty, đặc điểm, phong cách làm việc của họ.
Thứ Tư
(5/8)

− Được chị Thu – nhân viên giao nhận hướng dẫn một số công
việc và kỹ năng khi xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình
giao nhận hàng hóa.
− Quan sát chị Thu xử lý một tình huống khi hàng về tới cảng
bị móp méo với khách hàng.
− Tìm hiểu đặc điểm của một số cảng ở Hải Phịng

Thứ Sáu
(7/8)

− Học cách tính chi phí local charge đối với khách hàng trực
tiếp và đối với các forwarder khác
− Xin chị Trang kế tốn các thơng tin, số liệu về tình hình kinh
doanh của cơng ty để làm báo cáo thực tập.


Tuần 5

Thứ Hai
(10/8)

− Được chị Nhung hướng dẫn trực tiếp giao cho việc làm hoàn
toàn một bộ chứng từ của một lô hàng mới từ kiểm tra, nhập
dữ liệu, tính chi phí, xuất Manifest,… tuy nhiên một số phần
khác như liệ hệ với khách hàng hay kiểm tra mức độ chính
xác cuối cùng vẫn do chị thực hiện

Thứ Tư
(12/8)

− Tập trung hoàn thành nốt bản bảo cáo để nộp cho chị Nhung
và xin ý kiến đánh giá của chị.
− Hỗ trợ các chị trong việc sắp xếp, in và kiểm tra chứng từ

Thứ Sáu

− Đến xin lại mẫu phiếu đánh giá thực tập tại công ty

(14/8)

− Chia tay và cảm ơn các anh chị trong phòng Dịch vụ Biển
nhập

2.3 Kinh nghiệm và ý nghĩa thực tiễn với bản thân sau kì thực tập
Sau 5 tuần thực tập tại công ty Cổ phần Logistics VINALINK Hà Nội, được sự hỡ trợ

nhiệt tình của các anh chị trong phòng ban, em đã học hỏi được một số kinh nghiệm thực
tế sau đây.
9


Thứ nhất là bài học về thái độ đối với cơng việc. Sinh viên cần có thái độ chăm chỉ, nhiệt
tình và cầu thị trong quá trình làm việc. Đầu tiên là phải tuân thủ các quy định, kỷ luật
của công ty như đi làm đúng giờ, trang phục đi làm phù hợp. Ngồi ra vì chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tế nên sinh viên cần thể hiện rõ thái độ ham học hỏi, nhiệt tình sẵn
sàng với cơng việc được giao. Nếu cảm thấy bản thân có thể làm được cơng việc nào thì
mạnh dạn nhận cơng việc đó. Phần nào chưa hiểu rõ thì cần phải hỏi rõ tuy nhiên những
kiến thức cơ bản hay đơn giản sinh viên nên chủ động tìm kiếm trên các nguồn mở như
internet hoặc người thân trước, tránh việc đưa ra quá nhiều câu hỏi hoặc câu hỏi quá đơn
giản.
Thứ hai là bài học về thái độ đối với các nhân viên khác trong công ty. Thái độ này
không chỉ thể hiện trong việc lễ phép chào hỏi, giao tiếp mà còn thể hiện thông qua mức
độ tương tác với các thành viên khác trong cùng công ty, đặc biệt là trong cùng phịng
ban. Trong q trình thực tập, khơng thể tránh khỏi những khoảng thời gian trống do
người hướng dẫn trực tiếp bận một số cơng việc khác, khi đó sinh viên có thể chủ động
trao đởi với các anh chị nhân viên ở vị trí khác để học hỏi thêm. Không nên xuất phát từ
tâm lý e ngại và lo sợ, chỉ tập trung giao tiếp với người hướng dẫn trực tiếp của mình.
Việc này giúp các bạn sinh viên gắn kết hơn với tập thể, tạo được các mối quan hệ và có
thể học thêm được những kiến thức mà người hướng dẫn trực tiếp của mình có thể khơng
biết hoặc khơng nắm rõ. Sinh viên có thể khơng cần q câu nệ trong việc trao đởi này
mà có thể thực hiện trong tâm thế thoải mái, tự nhiên miễn là vẫn tỏ ra tôn trọng, lễ phép
với các anh chị nhân viên là được.
Trong quá trình thực tập, em cũng nhận ra một số thiếu sót và một số điểm mà bản thân
cần học hỏi và cải thiện thêm để phù hợp với công việc sau này:
Thứ nhất là cần trau dồi kiến thức chuyên môn và kĩ năng mềm. Đây là yêu cầu chung
cho mọi công việc tuy nhiên em nhận thấy cụ thể đối với công việc liên quan đến ngành

xuất nhập khẩu thì các kiến thức chuyên môn là vô cùng quan trọng. Các kiến thức về
lĩnh vực xuất nhập khẩu lại thường xuyên cập nhật đổi mới liên tục nên sinh viên cần

10


ln ln giữ tâm thế sẵn sàng học hỏi. Ngồi ra các kĩ năng mềm cũng vô cùng quan
trọng trong việc hồn thành tốt cơng việc.
Thứ hai là cần chú ý, cẩn thận hơn trong công việc. Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
là một cơng việc địi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu sai một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến
rắc rối trong rất nhiều khâu khác nhau. Không chỉ làm ảnh hưởng đến thời gian tiến độ
làm việc của các bên khác, gây ảnh hưởng thiệt hại về kinh tế cho các bên và cho cả
chính bản thân. Tuy nhiên em tự nhận thấy bản thân chưa được cẩn thận cho lắm, về vấn
đề này em cần phải cải thiện nhiều hơn.
Thứ ba là nhìn nhận rõ hơn về định hướng nghề nghiệp. Kết thúc quá trình thực tập em
cảm thấy bản thân khá phù hợp với Logistics và muốn đi sâu hơn về lĩnh vực này. Đối
với cơng việc thực tập thì đây có lẽ là một bước đệm để em hiểu rõ hơn về quy trình giao
nhận và tình hình Logistics ở Việt Nam có thể sẽ giúp ích cho em trong q trình theo
đ̉i các vị trí khác trong ngành này. Qua đây em cũng cảm thấy việc nhà trường tạo
điều kiện cho sinh viên năm 3 đi thực tập giữa khóa như thế này là một việc rất ý nghĩa,
để sinh viên trải nghiệm xem cơng việc đó có phù hợp với bản thân mình hay khơng. Từ
đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn cho mình một mơi trường làm việc thích
hợp với bản thân hơn để gắn bó và cống hiến lâu dài cho cơng việc đó.

11


CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HĨA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
LOGISTICS VINALINK CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1 Thực trạng tổ chức nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển tại
công ty VINALINK Hà Nợi
3.1.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển:
Sơ đồ CHƯƠNG 3.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đường biển tại
VINALINK Hà Nội
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN

NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU
TỪ KHÁCH HÀNG VÀ KIỂM TRA

LẤY LỆNH GIAO HÀNG

KHAI BÁO HẢI QUAN

LẤY PHIẾU XUẤT NHẬP BÃI

THANH LÝ Ở HẢI QUAN CỔNG

GIAO CHỨNG TỪ CHO NGƯỜI
VẬN CHỦN

BÀN GIAO CHỨNG TỪ, THANH
TỐN VỚI KHÁCH HÀNG

(Ng̀n: Tác giả tự tổng hợp)
12


BƯỚC 1: Ký kết hợp đồng giao nhận
Bộ phận kinh doanh của VINALINK sẽ xác định các khách hàng là các doanh nghiệp

trong nước có nhu cầu nhập khẩu nhưng chưa có khả năng thực hiện cả một quy trình
giao nhận đầy đủ, chuyên nghiệp với chi phí và thời gian hợp lí. Trong hợp đồng sẽ đề
cập đến các điều khoản cơ bản như:


Thời gian thực hiện dịch vụ: là nghiệp vụ giao nhận thực hiện cho một lần nhập

khẩu (ngắn hạn) hay cho các lần sau trong một khoảng thời gian nhất định (dài hạn).


Chi phí của dịch vụ giao nhận (có bao gồm các chi phí liên quan đến nghiệp vụ

giao nhận: phí hải quan, phí lưu container, phí cược container,…)


Mức độ đại diện của VINALINK,…

BƯỚC 2: Nhận chứng từ nhập khẩu từ khách hàng
Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ, nhân viên của VINALINK sẽ hỏi trực tiếp người nhập khẩu
hoặc đại diện của người nhập khẩu về việc chứng từ đã đến chưa, nếu bộ chứng từ đã về
đầy đủ, khách hàng sẽ fax hoặc mail bộ chứng từ cho VINALINK. Các nhân viên chứng
từ của VINALINK sau đó nhập các dữ liệu trên vào phần mềm quản lý Logistics FMS
của công ty và phải kiểm tra tính chính xác và tính hợp lệ của Bộ chứng từ trước khi khai
báo Hải quan. Nếu có sai sót thì phải báo ngay cho khách hàng để kịp thời điều chỉnh,
bổ sung vào bộ chứng từ cho phù hợp, tránh sau này khi khai báo mới phát hiện ra thì sẽ
mất rất nhiều thời gian và chi phí điều chỉnh, ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng
hóa.
Một bộ chứng từ thơng thường bao gồm: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng
gói, vận đơn đường biển, giấy báo hàng đến… Tùy theo đặc điểm của từng lơ hàng mà
bộ chứng từ cần có thêm các giấy tờ khác.

BƯỚC 3: Liên lạc với hãng tàu để nhận lệnh giao hàng
Sau khi nhận được vận đơn hoặc giấy thông báo hàng đến (Arrival notice), nhân viên
giao nhận của VINALINK xuất trình vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng tàu để
nhận D/O. Thông thường khi nhận D/O, nhân viên cũng sẽ đóng các loại phí như phí
13


chứng từ, phí vệ sinh container, phí lưu kho bãi,... và cung cấp mã số thuế của công ty
nhập khẩu để hãng tàu đối chiếu, xuất hóa đơn và đóng dấu “Đã thanh toán”. Trong
trường hợp lệnh giao hàng đã hết hạn trong một ngày trước đó và bắt đầu tính lãi phát
sinh thì nhân viên VINALINK sẽ phải trả thêm 1 phí gọi là phí lưu cơng (thường thì
nhân viên sẽ yêu cầu hãng tàu kiểm tra lại vì trong đa phần trường hợp thì cơng ty nhập
khẩu đã gia hạn với hãng tàu từ trước).
Ngoài ra, nhân viên cũng có thể làm đơn mượn container (theo yêu cầu của khách hàng)
và phải trả một khoản phí để đem container về kho dỡ hàng, phí này gọi là phí cược
container. Sau khi cung cấp vận đơn hợp lệ và đóng đầy đủ các loại phí, hãng tàu sẽ giữ
lại vận đơn gốc và cấp cho nhân viên từ 3-5 bản D/O gốc và hóa đơn.
BƯỚC 4: Khai báo hải quan
VINALINK Hà Nội áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử. Với phần mềm quản
lý logistics FMS chuyên dụng, nhân viên cung cấp đầy đủ các thông tin có từ bộ hồ sơ
như cảng đi, cảng đến, số hiệu tàu, tên chuyến đi, số lượng các container, loại container,
số hiệu vận đơn, phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại,… Sau khi đã kiểm tra kĩ lưỡng
các thông tin trên, nhân viên chứng từ của VINALINK sẽ nộp tờ khai hải quan thông
qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải Quan. Sau khi đã điền đầy đủ thông tin,
mạng lưới hải quan sẽ gửi phản hồi cho nhân viên số tờ khai hải quan, số tiếp nhận
(người tiếp nhận hồ sơ hải quan) và phân luồng hải quan. Có 3 luồng tất cả:


Luồng xanh: Nhân viên chỉ cần cầm tờ khai hải quan (gồm 2 tờ và giống nhau) đưa


cho người tiếp nhận. Người này sẽ kiểm tra và đóng dấu, sau đó đưa cho nhân viên cả 2
tờ khai để nhân viên đến bàn của trưởng/phó/ người chịu trách nhiệm chính trong phịng
khai hải quan đó để kí nháy. Sau khi kí nháy xong, nhân viên sẽ đưa lại cho người tiếp
nhận một tờ khai để lưu trữ, tờ còn lại nhân viên giữ, kết thúc q trình này gọi là “hàng
hóa đã được thơng quan”.


Luồng vàng: Nhân viên cầm tờ khai và bộ hồ sơ để xuất trình. Người tiếp nhận sẽ

kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ xem có đúng với những gì đã tiếp nhận từ mạng hải quan hay
khơng. Các bước cịn lại tương tự như luồng xanh.
14




Luồng đỏ: Ngoài việc kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ, hàng hóa cũng sẽ bị kiểm tra. Nhân

viên sẽ cầm hồ sơ đến nộp ở kiểm tra viên, sau đó sẽ có nhân viên luân chuyển của hải
quan đến tiếp nhận các hồ sơ đó và nhập dữ liệu vào máy và truyền đến bộ phận kiểm
hóa. Ngay lúc này, nếu nhân viên VINALINK nộp hồ sơ vào buổi sáng thì nhân viên sẽ
điền vào một tờ giấy tên là “Giấy đăng kí phân kiểm”, giấy này sẽ được bộ phận kiểm
hóa chuyển lên cho Trưởng phịng phân kiểm và tiến hành phân kiểm (phân xem ai và
vào thời gian nào sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa). Sau khi nhân viên VINALINK có đầy
đủ thơng tin sẽ cầm hồ sơ và tiến hành việc kiểm tra và kí nháy như luồng xanh và luồng
vàng. Tuy nhiên, nếu nhân viên nộp hồ sơ vào b̉i chiều thì nhân viên khơng cần ghi
vào “Giấy đăng kí phân kiểm” mà sẽ rút và cầm hồ sơ trực tiếp mang đến cho trưởng
phịng phân kiểm (vì bộ phận phân kiểm bắt đầu làm việc vào buổi chiều).
BƯỚC 5: Lấy phiếu xuất nhập bãi
Tại cảng, nhân viên nộp 1 bản gốc D/O và cung cấp mã số thuế của công ty nhập khẩu.

Sau khi đóng phí, nhân viên sẽ nhận được phiếu xuất nhập bãi, là phiếu thơng hành để
người vận chuyển có thể vào bãi container để chở hàng về.
BƯỚC 6: Thanh lý ở hải quan cổng
Hải quan sẽ đối chiếu các giấy tờ sau: tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã đóng dấu của hải
quan (1 bản sao), vận đơn (1 bản chính), 2 bản gốc D/O.
Sau khi xem xét, đối chiếu, nhân viên hải quan đóng dấu và trả lại 1 bản D/O. Nhân viên
VINALINK đến khu vực hải quan cởng, xuất trình: phiếu xuất nhập bãi, tờ khai hải quan
gốc và D/O đã có đóng dấu đối chiếu. Cán bộ ở đây sẽ giữ lại D/O, đóng dấu vào phiếu
xuất nhập bãi và trả lại cùng với tờ khai gốc. Lúc này, phiếu mới có tác dụng.
BƯỚC 7: Giao chứng từ cho người vận chuyển
Nhân viên VINALINK giao phiếu xuất nhập bãi kèm phiếu vận chuyển (biên bản giao
hàng) cho người vận chuyển. Người vận chuyển đến cảng, xuất trình phiếu này và mang
hàng về kho của người nhập khẩu. Tại kho, biên bản giao hàng sẽ được truyền lại cho
người nhập khẩu. Sau khi dỡ hàng, container được trả về bãi theo yêu cầu của hãng tàu,
15


nhân viên VINALINK nhận phiếu hạ rỗng tại bãi rồi đến hãng tàu xuất trình cùng với
giấy mượn container để nhận lại tiền cược đã đóng ban đầu.
BƯỚC 8: Tiến hành thanh tốn chi phí làm hàng với khách hàng
Sau khi hồn thành thủ tục thơng quan cho hàng hố và chuyển hàng về kho cho nhà
nhập khẩu xong thì VINALINK Hà Nội tiến hành việc thanh tốn chi phí làm hàng với
khách hàng như sau:
Lập giấy báo nợ (DEBIT NOTE) trong đó bao gồm:


Các khoản phí mà cơng ty mà cơng ty đã nộp thay cho khách hàng có hố đơn đóng

hộ: phí D/O, phí THC (phí cầu cảng), phí vệ sinh, nâng hạ container…



Phí dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá dựa trên hợp đồng ký kết giữa

VINALINK và nhà nhập khẩu


Các chi phí phát sinh (nếu có)



Số tiền mà khách hàng phải trả

Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với giấy báo nợ đến quyết toán với khách
hàng
3.1.2 Điểm khác biệt của quy trình trên thực tế và lý thuyết
Thứ nhất, trên lý thuyết việc giao nhận hàng hóa chủ yếu thực hiện trên vận đơn gốc, tuy
nhiên như ta thấy ở quy trình trên, việc trao đởi chứng từ lại chủ yếu là vận đơn surrender.
Việc làm này, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho Đại lý Vận tải cũng như với
doanh nghiệp.
Thứ hai, trên lý thuyết thì việc làm thủ tục Hải quan là do người gửi hàng phụ trách.
Nhưng trên thực tế cơng việc này có thể do nhân viên của VINALINK làm. Việc này
được làm theo yêu cầu của khách hàng (người nhận hàng nhập khẩu), và khách hàng sẽ
phải trả thêm một khoản phí cho người giao nhận.
Thứ ba, trong quy trình lý thuyết khơng có bước “Nhận chứng từ nhập khẩu từ khách
hàng” và bước “Tiến hành thanh tốn chi phí làm hàng với khách hàng” như trong quy
trình thực tế. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do VINALINK không phải là chủ lô
16


hàng mà là người môi giới, thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu trọn gói cho

chủ hàng.
Thứ tư, trên thực tế, các công việc kiểm tra, quản lí, lập chứng từ hay kê khai hải quan
hầu hết đều được thực hiện trên phần mềm quản lý Logistics do đó có thể tiết kiệm thời
gian, tính chính xác cao và thuận tiện quản lý.
Mặc dù giữa hai quy trình có những khác biệt, và trong quy trình lý thuyết các bước thực
hiện không được nêu một cách cụ thể, nhưng về cơ bản thì hai quy trình khá giống nhau.
Quy trình lý thuyết một phần nào đã giúp em áp dụng được những kiến thức ấy vào quy
trình thực tế trong q trình thực tập tại Cơng ty. Quá trình thực tập cũng giúp em hiểu
rằng lý thuyết khi áp dụng vào thực tế sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh, đòi hỏi chúng ta
phải đi vào thực tế, tìm hiểu, nắm bắt thơng tin về ngành chúng ta một cách chính xác
kết hợp với khả năng ứng xử nhanh nhạy, linh hoạt trước mọi tình huống thì mới có thể
hồn thành tốt cơng việc.
3.2 Đánh giá
3.2.1 Ưu điểm
Tở chức nghiệp vụ giao nhận hàng hố nhập khẩu tại VINALINK được thực hiện chuyên
nghiệp và hiệu quả. Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu cùng với kinh nghiệm
hằng ngày được đúc kết cho chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của cơng ty ngày càng
nâng cao. Trong q trình kinh doanh, cơng ty cũng đã tạo được mối quan hệ tốt với các
đại lý hãng tàu, Hải quan. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơng ty trong q trình
làm việc, giúp cho q trình giao nhận của cơng ty diễn ra thuận lợi và không gặp phải
nhiều kho khăn trong quá trình làm hồ sơ.
Trong cơng việc, các phịng ban trong cơng ty ln có sự phối hợp nhịp nhàng để kịp
thời thực hiện đơn hàng, giao hàng đúng, đủ và kịp lúc. Dù ở khâu nào có sự chậm trễ
thực hiện thì cũng được kiểm tra, giám sát, đơn đốc và hỗ trợ giải quyết từ đồng nghiệp
và cấp trên để đảm bảo các bước được hoàn thành đúng tiến độ. Mỡi phịng có cách làm
việc linh động, mỡi nhân viên của phịng theo dõi đơn hàng của mỡi khách hàng từ đầu

17



đơn hàng cho đến khi kết thúc đơn hàng, giúp cơng việc nhanh chóng. Khi xảy ra sự cố,
các nhân viên hỗ trợ nhau trước khi nhận được đề xuất từ trưởng phịng.
Nhìn chung hoạt động của cơng ty phát triển nhanh chóng, cơng ty khẳng định tên t̉i
của mình trên thị trường và tạo lòng tin cho khách hàng. Đó là một q trình phấn đấu
của ban lãnh đạo cùng tồn thể nhân viên trong cơng ty.
3.2.2 Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, nghiệp vụ kinh doanh giao nhận vận tải của cơng ty cịn
có một số những hạn chế sau:


Công tác làm hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ giao nhận còn nhiều bất cập: Đây là một

cơng việc rất phức tạp vì nó bao gồm nhiều công đoạn và phải chuẩn bị nhiều loại giấy
tờ như: hợp đồng, hóa đơn thương mại, giấy phép nhập khẩu… Trong quá trình lên hồ
sơ, do các yếu tố khách quan cũng như chủ quan, đôi khi nhân viên công ty có những sai
sót trong việc đối chiếu thơng tin giữa các loại giấy tờ, hệ thống mạng hải quan gặp sự
cố, doanh nghiệp phải xin nhiều loại giấy phép…gây ra sự chậm trễ trong việc hoàn thiện
bộ chứng từ.


Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ yêu cầu công việc: Hiện nay, số lượng các phương

tiện của công ty để phục vụ cho q trình lưu thơng hàng hóa hiện nay của công ty chưa
đáp ứng đủ các đơn hàng của khách hàng. Để có đủ phương tiện phục vụ cho việc vận
chuyển, công ty phải thuê container ở ngoài làm cho việc giao hàng bị chậm trễ và đẩy
chi phí lên cao.


Thiếu nguồn nhân lực, trình độ chun môn của các nhân viên chưa đồng đều: Số


lượng nhân viên chưa đáp ứng được hết công việc, các nhân viên giao nhận phải đảm
nhiệm nhiều công việc cùng lúc, vừa làm giấy tờ khai báo Hải quan, vừa lo vận chuyển,
chạy các giấy tờ ở bên ngoài… nên hiệu quả làm việc chưa cao, ảnh hưởng đến chất
lượng cung cấp dịch vụ của cơng ty. Trình độ của các nhân viên chưa đồng đều, khả
năng tiếp thu những kinh nghiệm cũng như việc giải quyết sự việc trong mỗi tình huống
của một số nhân viên cịn hạn chế.

18


3.3 Giải pháp kiến nghị
Trước tình hình thị trường Logistics cạnh tranh gay gắt, VINALINK Hà Nội phải không
ngừng nâng cao nghiệp vụ, cải tiến những khâu, quy trình cịn nhiều vướng mắc nhằm
tạo mơi trường cạnh tranh tốt. Có như thế, công ty mới giữ được mối quan hệ tốt với
khách hàng quen và tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Qua phân tích tình hình tở chức thực hiện giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Cơng
ty VINALINK Hà Nội, ta thấy quy trình thực hiện gặp khá nhiều thuận lợi, và bên cạnh
những thuận lợi này cũng có khơng ít khó khăn, trở ngại. Do đó, em xin đề xuất một số
giải pháp cho tình hình này.
3.3.1 Khắc phục những sai sót trong khâu chuẩn bị chứng từ
Để khắc phục những sai sót trong quá trình giao nhận bộ chứng từ, các nhân viên trong
cơng ty cần phải kiểm tra đối chiếu cẩn thận giữa các chứng từ với nhau. Nếu có sự sai
lệch thơng tin về hàng hóa giữa các chứng từ thì cần phải tìm hiểu ngun nhân gây ra
sự sai lệch đó và yêu cầu sửa đổi chứng từ cho ăn khớp với nhau.
Các nhân viên phụ trách việc lên tờ khai cho công ty cần chú ý điền đầy đủ và chính xác
các mục trong tờ khai như: Người nhập khẩu, người xuất khẩu, loại hình nhập khẩu, hợp
đồng, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, điều kiện giao hàng, đồng tiền thanh tốn – tỷ
giá tính thuế, tên hàng – quy cách phẩm chất, mã số hàng hóa, xuất xứ hàng hóa…
Hiện tại, phịng ban có 6 nhân viên chun phụ trách việc làm chứng từ, mỡi loại hàng
hóa có 2 nhân viên cung thực hiện, các nhân viên này có thể hỡ trợ lẫn nhau bằng cách

kiểm tra chéo, như vậy có thể hạn chế được việc nhập sai chứng từ.
Trong quá trình lập một số chứng từ cần thiết, công ty cần phải cập nhật thông tin thường
xuyên cũng như các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước và tuyệt đối phải tuân
thủ những quy định đó.
3.3.2 Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công ty
Cơ sở vật chất của công ty hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải. Số lượng phương tiện vận chuyển hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
19


cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên hiện tại, cơng ty cần có chính sách đầu tư vào cơ
sở vật chất, trước mắt công ty nên mua thêm phương tiện nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu
của khách hàng.
Hiện nay, nguồn vốn của cơng ty có hạn, có thể cần vay mượn vốn bên ngoài để đầu tư
sẽ làm cơng ty mất thêm một khoản chi phí lãi vay tuy nhiên có thể cải thiện được tình
hình thiếu hụt phương tiện vận tải, thiết bị và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
3.3.3 Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay, số lượng các nhân viên làm việc trong công ty VINALINK Hà Nội chưa đáp
ứng được hết nhu cầu cơng việc đề ra. Vì vậy, hiện tại, cơng ty cần có chính sách tuyển
dụng nhân viên mới để có thể giảm áp lực làm việc cho các nhân viên hiện tại trong công
ty, đồng thời giải quyết hết các yêu cầu của công việc giao nhận vận tải. Việc tuyển dụng
phải được thực hiện một cách khách quan và nghiêm túc để có thể có được những nhân
viên trẻ, tài năng, nhiệt tình.
Cơng ty nên thường xun tở chức các lớp học, các khóa đào tạo về nghiệp vụ giao nhận,
khai báo hải quan, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp với khách hàng cũng như là
các buổi phổ biến về luật, các thay đổi của nguồn luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty, đặc biệt là các điều chỉnh về thuế.
Thực hiện việc đào tạo ngắn hạn kết hợp với đào tạo dài hạn, vừa làm vừa tích lũy thêm
kinh nghiệm. Cử nhân viên tham gia các buổi đào tạo do các tổ chức như: chi cục Hải
quan, Hiệp hội vận tải FIATA, hay các khóa học của VIBASA… để có được một lực

lượng lao động tinh thơng, đồng thời có được cơ hội cọ xát với các vấn đề như đàm phán,
thương thảo và kí kết hợp đồng…Đồng thời, cơng ty nên tở chức định kì các cuộc thi sát
hạch về nghiệp vụ, ngoại ngữ để tạo cho nhân viên ý thức luôn tự học tập, trau dồi và
nâng cao kiến thức cũng như trình độ của bản thân.
Cuối cùng, công ty cần đưa ra những nội qui với qui định chặt chẽ, kết hợp với chính
sách lương thưởng rõ ràng, hợp lý để khuyến khích nhân viên làm việc, tạo cơ hội cho
những cá nhân có tính cầu tiến và sáng tạo trong công việc.
20


KẾT LUẬN
Giao nhận vận tải là một trong những ngành nghề đang phát triển ở ở Việt Nam những
năm gần đây. Giao nhận vận tải có sự liên kết chặt chẽ với hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa và có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Công ty
Cổ phần Logistics VINALINK Chi nhánh Hà Nội bắt đầu hoạt động kinh doanh ở lĩnh
vực này từ năm 2005. Sau gần 15 năm hoạt động, từ một cơng ty với số vốn ít ỏi và quy
mô nhỏ, đến nay, công ty đã đi vào hoạt động kinh doanh ổn định và đã gặt hái được khá
nhiều thành công trong công việc. Công ty đã tạo lập được mối quan hệ thân thiết với
các khách hàng là những cơng ty có uy tín lớn trên thị trường hiện nay.
Trong bối cảnh thị trường có tính chất thường xun thay đởi như hiện nay, cùng với
mơi trường cạnh tranh khốc liệt. Để cơng ty có thể đứng vững và không ngừng phát triển,
mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh của mình, cơng ty cần đưa ra và thực hiện các
chính sách phát triển phù hợp với mục tiêu, chiến lược của công ty. Đây sẽ là một nhiệm
vụ khó khăn cho cơng ty. Để làm được điều này, cơng ty cần có sự nỡ lực làm việc của
tất cả các thành viên trong công ty đông thời mỗi cá nhân trong công ty phải ln tự ý
thức về vai trị cũng như trách nhiệm của mình trong cơng việc.
Khoảng thời gian thực tập tại công ty đã giúp em kiểm chứng lại những kiến thức đã
được học ở trường, liên hệ lý thuyết vào thực tế và tìm ra điểm khác biệt giữa chúng.
Mặc dù chỉ là khoảng thời gian ngắn nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của các cơ chú,
anh chị trong cơng ty mà em đã tích lũy nhiều điều, góp phần hồn thiện kiến thức chun

mơn của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Nhà trường, TS. Nguyễn Phúc Hiền , Ban giám
đốc và toàn thể các anh chị trong cơng ty đã giúp em hồn thành đề tài thực tập giữa
khóa này.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Châu (2009) – Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế. Nhà x́t bản
thơng tin và truyền thơng Hà Nợi.
2. Phịng Tở chức Nhân sự Công ty Cổ phần Logistics VINALINK Chi nhánh Hà Nội
– Báo cáo cơ cấu tổ chức của Công ty.
3. Phịng Kế tốn Tài chính Cơng ty Cở phần Logistics VINALINK Chi nhánh Hà Nội
– Báo cáo thường niên VINALINK chi nhánh Hà Nợi năm 2017.
4. Phịng Kế tốn Tài chính Cơng ty Cở phần Logistics VINALINK Chi nhánh Hà Nội
– Báo cáo thường niên VINALINK chi nhánh Hà Nội năm 2018.
5. Phịng Kế tốn Tài chính Cơng ty Cở phần Logistics VINALINK Chi nhánh Hà Nội
– Báo cáo thường niên VINALINK chi nhánh Hà Nội năm 2019.
6. Trang web chính thức của Cơng ty Cở phần Logistics VINALINK - Địa chỉ:
- Truy cập ngày 03/08/2020


×