Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

VAI TRÒ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP – LIÊN HỆ THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.23 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

Nguyễn Thị Hồng Hạnh – 2054010021 – 010100510620

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI
VAI TRỊ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP – LIÊN HỆ THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS-GVC Trần Như Tiến

Thành phố Hồ Chí Minh, 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍCH LŨY CƠ BẢN..................................... 2
1.1. Bản chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định đến quy mơ tích lũy tư
bản .............................................................................................................................. 2
1.1.1. Bản chất của tích lũy tư bản ............................................................................. 2
1.1.2. Các nhân tố quyết định qui mơ của tích lũy tư bản ......................................... 3
1.2. Những quy luật chung của tích lũy tư bản ......................................................... 4
1.2.1. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản ...................................... 4
1.2.2. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản ....................................... 5
1.2.3. Tích lũy tư bản làm khơng ngừng gia tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư
bản với thu nhập của người lao động làm thuê ......................................................... 6
CHƯƠNG 2: VAI TRỊ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ........................................ 8


2.1. Thực trạng q trình tích lũy vốn ở Việt Nam ................................................... 8
2.2. Giải pháp cho q trình tích luỹ vốn ở Việt Nam .............................................. 9
2.2.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng .................................... 9
2.2.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ................................................................... 10
2.2.3. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước
ngồi ........................................................................................................................ 10
2.3. Tích lũy tư bản dẫn đến hệ quả là sự phân hóa giàu nghèo .............................. 11
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 15


MỞ ĐẦU
Tích lũy tư bản là một nhân tố quan trọng, đóng vai trị quyết định đối với sự
hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Có thể khẳng định rằng tích luỹ
tư bản là sự địi hỏi mang tính khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở
bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu khơng tích luỹ và huy động nguồn lực tư bản
cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ khơng phát triển mạnh mẽ và
cường thịnh.
Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì hội nhập, phát triển
năng động nhất từ trước đến nay, tích lũy là rất cần thiết cho quá trình tái sản xuất,
đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế, không bị phụ thuộc vào nước ngoài cũng như
giữ vững con đường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đã lựa chọn.
Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Vai trị của tích lũy tư bản đối với sự phát
triển của doanh nghiệp - liên hệ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam.”. Để nhận thức
sâu sắc hơn về vai trị của tích lũy tư bản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, trong
bài tiểu luận này em sẽ trình bày những lý luận chung về tích lũy tư bản và ứng dụng
của nó vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam.

1



CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN
1.1. Bản chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định đến quy mơ tích lũy
tư bản.
1.1.1. Bản chất của tích lũy tư bản.
Song song với nhu cầu tiêu dùng ngày càng nâng cao của con người, quá trình
lao động sản xuất cũng không ngừng phát triển và tăng cao.
Nếu xét theo tiến trình đổi mới khơng ngừng của bất cứ q trình sản xuất xã
hội nào, có thể thấy chúng đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất. Tái sản xuất là
quá trình sản xuất liên tục, được lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. Đây
là quá trình tất yếu, khách quan của xã hội lồi người diễn ra dưới hai hình thức: tái
sản xuất đơn giản và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất đơn giản là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ,
đặc trưng cho sản xuất nhỏ và toàn bộ giá trị thặng dư sẽ được tiêu dùng cho cá nhân.
Tuy nhiên, tái sản xuất đơn giản khơng phải là đặc trưng điển hình của nền sản xuất
tư bản, mà đặc trưng là tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mô lớn hơn, là
đặc trưng của nền sản xuất lớn. Để mở rộng quá trình tái sản xuất, nhà tư bản khơng
thể dùng tồn bộ giá trị thặng dư cho mục đích cá nhân mà phải biến một phần của
giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tăng qui mô đầu tư nhiều hơn so với năm
trước). Sự chuyển hóa này gọi là tích lũy tư bản.
Tích lũy tư bản là tất yếu, khách quan do các qui luật của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa quy định với nguồn gốc duy nhất là giá trị thặng dư. Như vậy,
thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành
tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư để mở rộng sản xuất. Trong quá
trình sản xuất, lãi tiếp tục được bổ sung vào vốn, nhà tư bản sản xuất và bán càng
nhiều hàng hóa đồng nghĩa giá trị thặng dư càng nhiều, nhà tư bản càng giàu có.
2



Động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng chính là quy luật kinh
tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư và quan hệ cạnh tranh. Bởi
để làm cho giá trị không ngừng tăng lên các nhà tư bản phải khơng ngừng tích lũy và
tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để bóc lột cơng nhân. Mặt khác
do tính cạnh tranh quyết liệt buộc nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của
mình tăng lên, điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy.
1.1.2. Các nhân tố quyết định qui mơ của tích lũy tư bản.
Quy mơ của tích lũy tư bản đặc trưng bởi khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ
phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập.
Việc phân chia tỷ lệ này quyết định đến qui mơ của tích lũy. Nếu nhà tư bản
sử dụng phần lớn khối lượng giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân thì tích lũy sẽ ít
đi, quy mơ tích lũy sẽ giảm. Ngược lại, tiêu dùng ít đi sẽ làm tăng tích lũy, quy mơ
tích lũy cũng sẽ tăng theo. Tích lũy càng tăng đồng nghĩa qui mơ sản xuất càng mở
rộng, việc bóc lột cơng nhân càng tăng và thu về càng nhiều giá trị thặng dư.
Nếu ngay từ đầu, tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được các nhà tư bản xác
định rõ thì lúc này quy mơ của tích lũy sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư
quyết định. Dưới đây là bốn nhân tố quyết định đến quy mô của khối lượng giá trị
thặng dư.
- Thứ nhất, trình độ bóc lột sức lao động.
Các nhà tư bản sẽ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động, kéo
dài ngày lao động. Việc này làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó tăng tích lũy. Ngồi
ra, mức độ bóc lột cịn được nâng cao bằng cách cắt xén tiền cơng. Nó có vai trị quan
trọng trong q trình tích lũy tư bản bởi người cơng nhân vừa bị chiếm đoạt về giá trị
thặng dư, vừa bị cắt xén tiền công, chiếm đoạt một phần lao động tất yếu. Với cách
làm này, thời gian công nhân làm ra giá trị càng lớn, chi phí càng được cắt giảm.
- Thứ hai, năng suất lao động xã hội.
Nâng cao năng suất lao động xã hội làm tăng thêm giá trị thặng dư đặc biệt là
giá trị thặng dư tư bản hóa. Lúc này, giá cả của tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
3



đều giảm xuống, làm giảm giá trị sức lao động. Điều này giúp các nhà tư bản thu về
nhiều giá trị thặng dư, góp phần làm quy mơ của tư bản tích lũy càng lớn. Như vậy,
năng suất lao động là nhân tố quan trọng quyết định quy mơ tích lũy.
- Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc, hay còn được biết đến là sự chênh lệch giữa tư
bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Máy móc tham gia vào tồn bộ q trình sản xuất nhưng giá trị của nó khơng
mất đi hẳn mà khấu hao dần vào sản phẩm. Trải qua mỗi thời kì sản xuất, giá trị của
bản thân máy móc bị giảm dần do tính giá khấu hao để chuyển vào sản phẩm song nó
vẫn có tác dụng như khi cịn đủ giá trị, nên xem như rằng hoạt động của máy móc là
hoạt động khơng cơng. Ngày nay khi máy móc thiết bị phát triển càng hiện đại càng
làm cho sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, tức lao động
phục vụ không công càng lớn. Kết quả là quy mơ tích lũy tư bản càng lớn.
- Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước.
Với mức bóc lột không đổi, khối lượng tư bản khả kiến quyết định khối lượng
giá trị thặng dư được tạo ra. Hàng hóa bán được càng nhiều, tư bản ứng trước càng
lớn thì giá trị thặng dư bóc lột càng nhiều và quy mơ tích lũy càng lớn. Karl Marx
từng nói rằng tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dịng sơng của sự tích lũy
mà thơi, song chúng ta khơng thể phủ định tầm quan trọng của nó đối với sự tích lũy
của xã hội.
1.2. Những quy luật chung của tích lũy tư bản.
1.2.1. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Karl Marx cho rằng nền kinh tế sản xuất hàng hóa có thể được quan sát cả về
mặt hình thái hiện vật lẫn hình thái giá trị.
Trước hết, xét về mặt hình thái hiện vật, trong sản xuất luôn luôn tồn tại hai
yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động, chúng được gọi là cấu tạo kĩ thuật. Cấu tạo kĩ
thuật là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu lao động và khối lượng tư bản cần thiết để sử dụng
tư liệu đó.


4


Cấu tạo kĩ thuật =

𝐒ố 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐭ư 𝐥𝐢ệ𝐮 𝐬ả𝐧 𝐱𝐮ấ𝐭
𝐒ố 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐬ứ𝐜 𝐥𝐚𝐨 độ𝐧𝐠

.

Vì thuộc hình thái hiện vật nên cấu tạo kĩ thuật thường được hiểu là nhiên liệu,
số lượng máy móc,… nó phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Xét về mặt hình thái giá trị, cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản
phân thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (m) cần thiết để tiến hành sản xuất.
Cấu tạo kĩ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi.
Vậy cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ thuật
quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ =

𝑪
𝑽

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của
tiến bộ khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng
ngày càng tăng lên do cấu tạo kỹ thuật vận động theo hướng tăng. Sự tăng lên đó biểu
hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản
bất biến tăng tương đối và tăng tuyệt đối, cịn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối
nhưng lại giảm xuống tương đối.
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất
tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao

động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động. Nó địi hỏi việc sử dụng lao động
mới được đào tạo với giá trị sức lao động cao nhưng năng suất lao động tăng cao lại
làm cho hàng hóa kỹ thuật hiện đại giảm xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng người
lao động có trình độ cao, lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, gây nên những hậu quả
xã hội tiêu cực đối với toàn bộ đội ngũ người lao động làm thuê.
1.2.2. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
Trong q trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, tích tụ và tập trung tư bản đã
làm tăng quy mô của tư bản cá biệt đồng thời chúng là quy luật phát triển của nền sản
xuất lớn tư bản chủ nghĩa.

5


Tích tụ tư bản là việc tăng quy mơ tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị
thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, qua đó cũng làm tăng quy mơ tư bản xã hội. Nó
là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở
rộng và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mặt khác là sự tăng lên của khối
lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo
khả năng cho tích tụ tư bản.
Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ đã có sẵn thành một tư bản
lớn cá biệt, diễn ra dưới hai hình thức: tự nguyện (các nhà tư bản liên hiệp hợp tác
thành các tập đồn, cơng ty cổ phần) và cưỡng bức (các nhà đầu tư bị thơn tính do
thua lỗ, phá sản). Nguyên nhân dẫn đến sự tập trung tư bản là do cạnh tranh và tín
dụng. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản buộc họ phải liên kết, sáp nhập các
tư bản cá biệt. Bên cạnh đó, quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập
trung các khoản tiền nhàn rỗi vào tay các nhà tư bản.
Nhìn chung trong q trình tích lũy, tích tụ và tập trung tư bản đều luôn luôn
thúc đẩy lẫn nhau, làm tăng quy mô của tư bản cá biệt nhưng lại không đồng nhất với
nhau. Cụ thể, nguồn gốc để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, phản ánh mối quan hệ
giữa tư bản và lao động qua đó làm tăng quy mơ tư bản xã hội. Đối với tập trung tư

bản, nó có nguồn gốc được hình thành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa các
ông chủ, các nhà tư bản với nhau, đặc biệt nó khơng làm tăng quy mơ tư bản xã hội
mà chỉ phân phối lại và tổ chức lại tư bản xã hội, biến quá trình sản xuất thủ cơng,
riêng lẻ thành q trình sản xuất với quy mơ lớn, hiện đại.
Q trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, tạo tiền đề cho các nhà tư
bản thu về nhiều giá trị thặng dư, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được
xã hội hóa, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu
sắc.
1.2.3. Tích lũy tư bản làm không ngừng gia tăng chênh lệch giữa thu nhập của
nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê.
Theo như những gì đã phân tích, q trình tích lũy tư bản là q trình cấu tạo
hữu cơ tăng lên, tức là tư liệu sản xuất tăng lên đồng thời nhu cầu về sức lao động
6


ngày càng giảm. Tư bản khả biến có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến
là nguyên nhân của nạn thừa nhân khẩu. Có ba hình thái nhân khẩu thừa là nhân khẩu
thừa lưu động (thất nghiệp tạm thời), nhân khẩu thừa tiềm tàng (luôn trong khả năng
thất nghiệp) và nhân khẩu thừa ngừng trệ (bị thất nghiệp thường xuyên).
Bên cạnh đó, mặc dù tư bản xã hội ngày càng tăng, giá trị thặng dư các nhà tư
bản thu về ngày càng nhiều nhưng thu nhập họ trả cho cơng nhân làm th dưới hình
thức tiền cơng khơng tăng lên, thậm chí cịn bị cắt giảm dẫn đến sự bần cùng hóa đối
với người lao động. Đây là hậu quả tất nhiên của q trình tích lũy và nó tồn tại ở hai
hình thức: bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
Bần cùng hóa tương đối biểu hiện ở lượng sản phẩm phân phối cho giai cấp
công nhân bị giảm tương đối so với giai cấp tư sản. Bần cùng hóa tuyệt đối của công
nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút tuyệt đối. Sự giảm sút này xảy ra cả trong trường
hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, tiêu dùng cá nhân tăng lên, đối với người
lao động làm thuê nói chung và một bộ phận người lao động thất nghiệp nói riêng.
Đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi nền kinh tế bị khủng hoảng, trì trệ.

Q trình tích lũy tư bản đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc trong nền
kinh tế. Một bên là chủ nghĩa tư bản ngày càng lớn mạnh, mở rộng quy mô sản xuất.
Nhờ có sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ đã đem lại sự giàu có, xa hoa cho tầng lớp tư
sản. Mặt khác, đối với tầng lớp lao động, do sự chèn ép và bóc lột từ các nhà tư bản
đã dẫn đến sự nghèo khổ, bần cùng. Người giàu có càng giàu có thêm, người nghèo
khổ thì càng nghèo khổ. Đó là quy luật chung của tích lũy tư bản.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản là tước đoạt của những người sản xuất nhỏ.
Thơng qua sự bóc lột tầng lớp lao động làm thuê biến sản xuất nhỏ, phân tán thành
nền sản xuất lớn, tập trung, từ chế độ tư hữu nhỏ thành chế độ sở hữu tư bản chủ
nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa hình thành đã tạo làm cho tư bản và sản xuất tập
trung ngày càng lớn đồng thời làm tăng mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất với
tính sỡ hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Tất yếu dẫn đến phải thay thế bằng một xã hội
cao hơn, công bằng hơn. Đây là xu hướng mang tính lịch sử của tích lũy tư bản, tạo
tiền đề vật chất và xã hội cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản.
7


CHƯƠNG 2
VAI TRỊ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ
LIÊN HỆ THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Thực trạng q trình tích lũy vốn ở Việt Nam.
Trước đây, q trình tích lũy vốn ở Việt Nam gặp nhiều trở ngại nhất là trong
thời kì quan liêu bao cấp, nền kinh tế bị phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước, các tổ
chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng, tích lũy dường như khơng có
hiệu quả.
Đến năm 1986, sau khi đất nước ta chuyển sang thời kỳ đổi mới, đời sống nhân
dân đã được cải thiện rõ rệt và thu nhập cũng tăng lên. Tỷ lệ huy động bình quân vào
ngân sách nhà nước đạt 22,5% GDP.Cơ cấu thu ngân sách nhà nước đã từng bước
vững chắc hơn, thu nội địa trở thành nguồn thu quan trọng và chủ yếu (tỷ trọng thu
nội địa không kể dầu thô tăng từ 50,7% tổng thu ngân sách năm 2001 lên 57,5% năm

2004).
Trong 5 năm 2001 - 2005, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân
ước đạt 35,6% GDP, cao hơn so với giai đoạn 1996 - 2000 (33% GDP). Trong cơ cấu
vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và dân cư có xu
hướng tăng về tỷ trọng: Vốn đầu tư thuộc khu vực dân doanh chiếm khoảng 26%,
tăng hơn so với giai đoạn 1996 - 2000 (23,8%). Nhờ kết quả đó, mức huy động các
tiềm năng trong nước tăng đáng kể đạt 70%.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước
có 72.012 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng. Trong đó
doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước, doanh
nghiệp ngồi quốc doanh chiếm 19,55%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước. Xét riêng đối với mỗi doanh
nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp là rất nhỏ.
Thời điểm 31/12/2011 tổng số doanh nghiệp ngành Thống kê điều tra, thu được
là 324.691 doanh nghiệp. Theo tiêu chí lao động, số doanh nghiệp lớn là 7750 doanh
8


nghiệp, chiếm 2,4%, số doanh nghiệp vừa và nhỏ là 316.941 doanh nghiệp, chiếm
97,6% (trong đó doanh nghiệp vừa chiếm 2,1%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 28,8% và
doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với 66,8%). Tỷ lệ vốn vẫn còn nhỏ.
Tuy nhiên đến giai đoạn những năm gần đây, tỷ lệ vốn của các doanh nghiệp
đã có sự tăng trưởng. Giai đoạn 2016-2019, bình quân mỗi năm doanh nghiệp đang
hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thu hút 35,8 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD,
tăng 90,3% so với vốn bình quân giai đoạn 2011-2015.
Đến năm 2021, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài với sự xuất hiện của biến thể
Delta, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã tác động nặng nề, tỷ
lệ vốn của doanh nghiệp có sự giảm sút tuy nhiên với mức độ không quá lớn. Cụ thể,
trong tháng 12/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã có sự gia tăng so với
cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 12/2021 là

11.221 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 156.878 tỷ đồng, tăng 5% về số doanh
nghiệp và giảm 56% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ cấu phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính đã có nhiều chuyển biến tích
cực theo hướng giảm các khoản chi bao cấp từ ngân sách, tăng dần tỷ lệ chi cho đầu
tư phát triển, tập trung ưu tiên cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế quan trọng và
giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển dự kiến
khoảng 29,2% tổng chi ngân sách nhà nước, đạt 8,2% GDP.
2.2. Giải pháp cho q trình tích luỹ vốn ở Việt Nam.
2.2.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng.
Ngày nay các doanh nghiệp không ngừng đặt mục tiêu tái sản xuất mở rộng,
nâng cao chất lượng sản phẩm và mức sống xã hội nên cần phải xác định rõ mối quan
hệ giữa tích lũy với tiêu dùng.
Khi tiêu dùng cao hơn tích lũy sẽ làm thâm hụt đến ngân sách doanh nghiệp,
dẫn đến việc không thể cải tiến, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nếu tích lũy cao hơn
tiêu dùng sẽ tạo nên mâu thuẫn trong xã hội, phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Vì vậy,
tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản
9


hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ
cao ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân chia tỉ lệ này không
cố định mà thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế, quan niệm của từng doanh
nghiệp.
2.2.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, chúng ta phải xác định và phân bổ nguồn
vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Cần
tiến hành khai thác tối đa các nguồn lực trong nước mang tính quyết định: vốn ngân
sách Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân cư
đồng thời khai thác và phát huy khả năng tranh thủ vốn ở nước ngồi.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ nên tiến hành cổ phần hóa

doanh nghiệp thay vì cấp toàn bộ vốn cho họ. Điều này giúp các doanh nghiệp khơng
chủ quan và có trách nhiệm hơn với nguồn vốn của họ, đồng thời phát huy tối đa năng
lực quản lý, vận hành, phát triển nguồn vốn và cũng làm giảm bớt gánh nặng lên ngân
sách nhà nước.
Đối với nguồn vốn huy động và tích luỹ từ nội bộ các doanh nghiệp cần phải
tiết kiệm. Tiết kiệm phải nhằm vào các đối tượng phù hợp đặc biệt tiết kiệm trong chi
tiêu mua sắm. Tránh sử dụng các dịch vụ đắt tiền gây lãng phí, tiết kiệm thời gian
nguyên vật liệu, đặc biệt doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh
để đảm bảo doanh thu ngày càng mạnh.
Ngoài ra, việc sử dụng hiệu quả đồng vốn một phần lớn phụ thuộc vào yếu tố
con người. Cần tăng cường việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực
chun mơn và trách nhiệm cao. Cải tiến cơng tác quản lý phân tích tình hình tài
chính tham mưu giúp lãnh đạo doanh nghiệp đạp sát thực tế để đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Đồng thời, không nên bỏ qua các vấn đề
mang tính rủi ro bất khả khán như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh để có các biện pháp
ứng phó kịp thời tránh làm lỗ vốn.
2.2.3. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
10


Giải pháp hàng đầu để tích lũy vốn trong nước là nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trị quan trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà
nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và cho các khoản vay của chính
phủ. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà
nước là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
Để tăng lượng vốn, doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại,
ngân sách Nhà nước dưới hình thức tín dụng ngân hàng hoặc tín dụng thương mại
qua việc huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Để thực hiện chính sách huy động,
Nhà nước cần phải ổn định lãi suất, tiền tệ, đa dạng hố các hình thức cơng cụ huy

động vốn để mọi người dân ở bất cứ nơi nào thời điểm nào có cơ hội bỏ vốn phát
triển,… Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn
tài nguyên quốc gia và từ những tài sản cơng cịn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện
pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho
đầu tư phát triển.
Ngồi ra cịn có thể áp dụng biện pháp tích lũy vốn thơng qua thị trường chứng
khốn, đây là hình thức tích tụ và tập trung vốn rất có hiệu quả đang được các nước
phát triển áp dụng. Bên cạnh đó, nên xây dựng chính sách tài chính phát triển thị
trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và thị trường nhà ở đô
thị nhằm giải phóng và phát huy các nguồn lực của đất nước đưa vào đầu tư phát triển
kinh tế.
Bên cạnh việc tích lũy nguồn vốn trong nước, cần chú trọng quan tâm đến yếu
tố nước ngoài, mở cửa hội nhập phát triển. Đó là nguồn vốn đầu tư nước ngồi, bao
gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ý
nghĩa vơ cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Chủ động huy
động trên thị trường tài chính quốc tế thơng qua phát hành trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp, đa dạng hoá các nguồn vốn tài trợ phát triển cho nhiều ngành.
Đối với đầu tư trực tiếp FDI cần khẩn trương thực hiện luật đầu tư nước ngồi, quan
tâm cải thiện mơi trường và xố trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngồi.
2.3. Tích lũy tư bản dẫn đến hệ quả là sự phân hóa giàu nghèo.
11


Bên cạnh những cơ hội, lợi ích tích lũy tư bản mang lại là làm tăng quy mơ
tích lũy xã hội cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức , đặc biệt là sự phân hóa giàu
ngày càng sâu sắc trong xã hội.
Mặc dù nhờ thành tựu 20 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của người dân
được cải thiện và tăng rất nhanh, song q trình phân hóa giàu nghèo giữa các tầng
lớp dân cư, giữa các vùng diễn ra nhanh chóng và phổ biến. Thể hiển rõ rệt nhất là sự
chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ngày càng lớn. Sau

đây là một số liệu thống kê cụ thể cho thấy sự phân hóa trong thu nhập của người lao
động trong nền kinh tế Việt Nam.
Bảng 2.1. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng giai đoạn 2010-2020
ĐVT: Nghìn đồng
Bình

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

qn

1

2

3

4

5

2010


1387

369

669

1000

1490

2012

2000

512

984

1500

2014

2637

660

1314

2016


3098

771

2018

3876

2019

Năm

a

b (lần)

2410

3041

9.2

2222

4784

4272

9.3


1972

2830

6413

5753

9.7

1516

2301

3356

7547

6776

9.8

932

1907

2934

4291


9320

8388

10.0

4295

988

2100

3330

4954

10103

9115

10.2

2020

4249

1139

2491


3528

4896

9193

8053

8.1

GĐ 2010-2020

11.8

11.9

14.1

13.4

12.6

10.4

Nguồn: Niên giám thống kê, TCTK
Trong đó: a: khoảng cách (chênh lệch tuyệt đối) về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5
b: số lần chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5
Trong giai đoạn 2010-2020, thu nhập của tất cả các nhóm dân cư đều tăng,
khoảng cách về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 tăng từ 9,2 lần năm 2010 tăng lên
10,2 lần năm 2019. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng không

nhỏ tới thu nhập của người làm công ăn lương và do tác động của một số chính sách
12


hỗ trợ, ảnh hưởng dịch bệnh nên mức chênh lệch này giảm cịn 8,1 lần. Chênh lệch
giàu nghèo nhìn rõ hơn trên góc độ chênh lệch về giá trị tuyệt đối giữa các nhóm thu
nhập, năm 2010 chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1) và thu nhập cao
nhất (nhóm 5) là 3 triệu đồng, đến năm 2019 chênh lệch này tăng lên gấp 3 lần năm
2010 là 9,1 triệu đồng, năm 2020 mức chênh lệch này tuy có giảm nhưng khoảng
cách vẫn lớn ở mức gần 8,1 triệu đồng.
Để giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo, trước hết phải giảm tỷ lệ đói nghèo
và bất bình đẳng xã hội. Việc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là
một chặng đường rất khó khăn, gian khổ và cần rất nhiều thời gian vì vậy chúng ta
phải có những chính sách mang tính chiến lược về lâu dài, đó chính là ổn định kinh
tế chính trị xã hội:
- Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm
đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế quốc dân.
- Phát huy tích cực của kinh tế thị trường bằng cách duy trì và phát triển quan hệ thị
trường, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cuốn hút mọi người vào
phát triển kinh tế xã hội.
- Tạo điều kiện cho người nghèo được vay lãi theo lãi suất ưu đãi, đánh thuế luỹ tiến
vào người có thu nhập cao, nhằm hạn chế sự phân biệt giàu nghèo và thực hiện xố
đói giảm nghèo.

13


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về tích lũy tư bản đã cho ta thấy tầm quan trọng của tích lũy
đối với nền kinh tế sản xuất hàng hóa: làm tăng của cải trong xã hội. Tuy nhiên, bên

cạnh những lợi ích nó mang lại đi kèm là những mâu thuẫn mang tính xã hội: cạnh
tranh và phân hóa giàu nghèo. Tích lũy là phương tiện để giai cấp tư sản bóc lột lao
động làm th, tích lũy càng nhiều lao động làm thuê càng bị bóc lột nặng nề gây
mâu thuẫn đối kháng không thể giải quyết được.
Khi vận dụng vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, vốn không là nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa, cũng đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định. Quy luật cạnh
tranh đã bắt buộc bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải không ngừng mở rộng vốn
đầu tư để phát triển doanh nghiệp, thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Song, tích lũy tư bản cũng mang lại hệ quả tích lũy hai đầu trong xã hội vẫn cịn
tồn tại cho đến ngày nay.
Trên đây là phần trình bày tiểu luận “Vai trị của tích lũy tư bản đối với sự phát
triển của doanh nghiệp – liên hệ thực tiễn nền kinh tế việt nam”, em đã tìm hiểu và
phân tích nhưng chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót rất mong được q thầy cơ xem
xét và sửa chữa, em xin cảm ơn!

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Tác động của đơ thị hóa đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam. Trang web Tổng
cục thống kê

< />
dong-cua-do-thi-hoa-den-chenh-lech-giau-ngheo-o-viet-nam/>

[Truy

cập


ngày

12/01/2022].
3. Tích lũy tư bản và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trang web academia.edu
< />_vi%E1%BB%87c_v%E1%BA%ADn_d%E1%BB%A5ng_vao_th%E1%BB%B1c
_ti%E1%BB%85n_vi%E1%BB%87t_nam> [Truy cập ngày 12/01/2022].
4. Tích lũy tư bản và ứng dụng lí luận đó vào thực tiễn Việt Nam. Trang web
123docz.net < [Truy cập ngày 12/01/2022].

15



×