Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Bài tập nhóm môn quản trị chuỗi cung ứng đề tài các xu hướng phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Bài tập nhóm mơn Quản trị chuỗi cung ứng
Đề tài: Các xu hướng phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng.
Liên hệ thực tế.

Giảng viên hướng dẫn :

Ths. Phạm Thị Phượng

Người thực hiện :

Nhóm 8 :
Ngơ Thị Bích Ngọc

-19051171

Nguyễn Thị Minh Trang

-19051240

Hồng Phương Thảo

-19051209

Nguyễn Thị Ngọc Mai

-19051151


Lê Thu Trang

-19051235

Hà Nội, 11/2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................................4
I. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng........4
1.1 Chuỗi cung ứng bền vững...........................................................................4
1.2 Quản lý chuỗi cung ứng bền vững..............................................................4
1.3 Phát triển bền vững ba trụ cột trong quản lý chuỗi cung ứng...................4
1.3.1 Trụ cột môi trường trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững..................5
1.3.2 Trụ cột xã hội trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững..........................6
1.3.3 Trụ cột kinh tế của quản lý chuỗi cung ứng bền vững............................7
1.4 Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững...................................................7
II. Các xu hướng phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng..........9
1. Trí thơng minh nhân tạo được “nhúng” vào các hoạt động chuỗi cung
ứng...................................................................................................................10
2. Áp dụng blockchain rộng rãi hơn...............................................................11
3. Sử dụng dịch vụ “Green Logistics”............................................................13
4. Tích hợp cảm biến thông minh - IoT..........................................................14
5. Sử dụng nguyên liệu sinh học, nguồn năng lượng xanh...........................16
6. Chuỗi cung ứng được thiết kế để phục vụ cho tầng lớp thấp.....................17
7. Chuỗi cung ứng khép kín............................................................................17
III. Liên hệ thực tế..........................................................................................19
3.1 Cơng ty IKEA ứng dụng các xu hướng phát triển bền vững trong chuỗi
cung ứng..........................................................................................................19

3.2 Quản lý chuỗi cung ứng của UNIQILO...................................................22
IV. Hàm ý cho doanh nghiệp VN...................................................................25
KẾT LUẬN.....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................28
I. Tài liệu tiếng việt :......................................................................................28
II. Tài liệu tiếng anh :.....................................................................................29

2


LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý chuỗi cung ứng đang là một trong những vấn đề được quan tâm
trong các doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Một doanh nghiệp
sở hữu chuỗi cung ứng phù hợp cũng như hiệu quả sẽ đem lại một nguồn doanh
thu lớn và nâng cao vị thế của họ trên thị trường.
Cùng với sự phát triển của cơng nghệ và tồn cầu hóa, việc quản lý chuỗi
cung ứng đang ngày càng hướng tới sự phát triển bền vững. Phát triển bền
vững trong quản lý chuỗi cung ứng đem lại hiệu quả dài hạn cho doanh nghiệp,
đồng thời tác động tới tính bền vững trong hệ thống xã hội và môi trường sinh
thái.
Bài nghiên cứu của nhóm thực hiện nghiên cứu về các xu hướng phát triển
bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm phân tích các xu hướng hiện nay,
tác động của các xu hướng tới tính bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng. Và
cuối cùng là đưa ra một số hàm ý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm
nâng cao hiệu quả cũng như tính bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng của
họ.

3



NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng
1.1 Chuỗi cung ứng bền vững
Chuỗi cung cung ứng bền vững là chuỗi tích hợp đầy đủ các dữ kiện có tính
minh bạch, có đạo đức và trách nhiệm với mơi trường vào một mơ hình cạnh
tranh và thành cơng. Tính minh bạch của chuỗi cung ứng đầu cuối là rất quan
trọng. Các sáng kiến bền vững phải mở rộng từ tìm nguồn cung ứng nguyên
liệu thô, đến hậu cần cuối cùng và thậm chí đến quy trình tái chế và trả lại sản
phẩm.
1.2 Quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Quản lí chuỗi cung ứng bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable
Supply Chain Management - SSCM. Quản lí chuỗi cung ứng bền vững được
định nghĩa là việc tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội
nhập kinh tế, môi trường và xã hội với các hệ thống kinh doanh tở chức chính
được thiết kế để quản lí có hiệu quả và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông
tin, và dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc
dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan và cải thiện khả năng
cạnh tranh, và khả năng phục hồi của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn.
1.3 Phát triển bền vững ba trụ cột trong quản lý chuỗi cung ứng
“Ba trụ cột của phát triển bền vững” - Triple Bottom Line là một khái niệm
hội nhập về mặt kinh tế, với sự nhấn mạnh đến hiệu suất môi trường, xã hội và
kinh tế để cải tiến chất lượng cuộc sống của con người. Về bản chất, TBL thể
hiện sự mở rộng chương trình mơi trường theo một cách hợp nhất các đường
lối kinh tế và xã hội (Elkington, 1997). Nền tảng của tư duy bền vững đã trở
thành ý tưởng về ba kích thước mơi trường, xã hội và kinh tế, chúng được vẽ
bằng nhiều cách, như ba trụ cột, ba vòng tròn đồng tâm, hoặc ba vòng kết nối .

4



Hình 1: Ba hình ảnh đại diện của tính bền vững
(Nguồn: Report of the IUCN Renowned Thinkers Meeting, 2006)
1.3.1 Trụ cột môi trường trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Trụ cột môi trường trong chuỗi cung ứng bền vững chủ yếu đề cập đến vấn
đề bảo tồn môi trường mà chuỗi cung ứng đang vận hành. Điều này đòi hỏi các
quy trình và chức năng của chuỗi cung ứng cần được vận hành theo cách sao
cho hệ sinh thái không bị xáo trộn và tổn hại. Muốn đạt được điều đó thì các
mục tiêu, kế hoạch, cơng cụ và kỹ thuật nhằm khuyến khích trách nhiệm mơi
trường cao hơn và thúc đẩy các công nghệ thân thiện với môi trường và không
gây ô nhiễm cần được sử dụng trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp lãnh đạo
chuỗi có thể áp dụng các chiến lược mua sắm xanh thông qua việc yêu cầu các
nhà cung cấp của mình áp dụng các biện pháp bền vững như sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, giảm chất thải nguy hại và khí
thải...
Thúc đẩy các bên liên quan bao gồm bộ phận R&D, nhà thiết kế và nhà
cung cấp tập trung thiết kế các sản phẩm thân thiện với mơi trường, có khả
năng tái chế, tái sử dụng cao (Rusinko, 2007).
Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất đến mức thấp nhất
cũng có thể giúp chuỗi cung ứng giảm đáng kể lượng phát thải carbon. Việc sử
dụng phương tiện vận tải năng suất cao và vận hành bằng nhiên liệu sạch cũng
sẽ giảm thiểu tác động của nó đối với mơi trường (Lee và Wu, 2014).

5


Logistics ngược cũng là một trong những quy trình quan trọng trong chuỗi
cung ứng xanh và bền vững, giúp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên khan
hiếm thông qua tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải và cải thiện khả
năng cạnh tranh (Rao và Holt, 2005). Một số nhà nghiên cứu đã cảm nhận được
tầm quan trọng về vai trò của các nhà bán lẻ trong việc giảm thiểu lượng khí

thải carbon trong chuỗi cung ứng (Wiese và cộng sự, 2012). Tất cả những giải
pháp này không chỉ giảm tác động của các hoạt động trong chuỗi cung ứng mà
còn trong việc tối ưu hóa các hoạt động đầu cuối của chuỗi cung ứng để đạt
được lợi nhuận và tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên, những thách thức lớn đối
với việc đảm tính bền vững của chuỗi cung ứng nằm ở sự khơng chắc chắn,
tính phức tạp, văn hóa tở chức, chi phí và việc vận hành các sáng kiến bền
vững.
1.3.2 Trụ cột xã hội trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Đảm bảo các mục xã hội là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong
quản lý chuỗi cung ứng bền vững vì các chuỗi cung ứng bao gồm nhiều bên
liên quan với các mục tiêu, quan điểm khác nhau (Hall và Matos, 2010). Tính
bền vững xã hội liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong xóa
đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, nhân quyền và tất cả các phúc lợi toàn
diện của người lao động (Krause và cộng sự, 2009). Việc đảm bảo các yêu cầu
của trụ cột bền vững về mặt xã hội là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với các
chuỗi cung ứng. Một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội phải mở rộng các
giá trị và tiêu chuẩn của mình cho các nhà cung cấp của họ thông qua việc thực
hiện các phương thức giao tiếp phù hợp, duy trì và phát triển quan hệ đối tác
lâu dài với nhà cung cấp (Leire và Mont, 2010). Thương mại công bằng là một
hoạt động xã hội nhằm đạt được quan hệ đối tác công bằng hơn với các nhà
cung cấp. Để tạo điều kiện phối hợp thích hợp giữa các hoạt động khác nhau
như mua sắm, sản xuất, phân phối và tiếp thị, không thể bỏ qua việc thúc đẩy
các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các nhà quản lý chuỗi
cung ứng cần đưa ra quyết định về các khía cạnh chiến lược, thiết kế và hoạt
động có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi động việc áp dụng các

6


thực hành bền vững xã hội. Các bước này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng sống, sự an toàn, các mối quan tâm về sức khỏe và phúc lợi cơng cộng
(Sarkis và cộng sự, 2010). Do đó, có một yêu cầu về cấu trúc quản lý hỗ trợ có
hệ thống và đầu tư tiền tệ vào lĩnh vực SSCM.
1.3.3 Trụ cột kinh tế của quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Cùng với các khía cạnh mơi trường và xã hội, nhiều tác giả cũng đã nhấn
mạnh đến các khía cạnh kinh tế như hiệu quả tài chính, giảm thiểu chi phí, lợi
thế cạnh tranh và lợi nhuận trong việc đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung
ứng (Winter và Knemeyer, 2013). Để đạt được sự bền vững về kinh tế, các
chuỗi cung ứng cần phải giải quyết một số yếu tố quan trọng như hiệu quả kinh
tế, tài chính, mối quan hệ hợp tác thông qua chia sẻ thông tin, tối ưu hóa
logistics và lợi nhuận. Bên cạnh đó, các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong
quản lý chuỗi cung ứng bền vững cũng hồn tồn khả thi thơng qua các cơng
cụ khuyến khích tài chính, các khoản vay và thời gian hoàn vốn thấp (Dam và
Petkova, 2014). Việc thực hiện các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng bền
vững thông qua phối hợp các mục tiêu kinh tế, mơi trường và xã hội của tở
chức giúp duy trì tính minh bạch của tất cả các quy trình kinh doanh của họ.
Khi chi phí được đo lường trong tồn bộ vòng đời sản phẩm, các chiến lược
bền vững mang lại hiệu quả về chi phí cho cả ngắn hạn và dài hạn, dẫn đến lợi
thế cạnh tranh bằng cách xác định, xây dựng và truyền đạt các chiến lược và
mục tiêu chuỗi cung ứng của công ty phối hợp với các nhà cung cấp của họ
(Krause và cộng sự, 2009).
1.4 Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững
Đánh giá chuỗi cung ứng và cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng đòi hỏi sự
phát triển của các hệ thống đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng và các biện pháp
thực hiện.
Thứ nhất, Sloan (2010) đã đặt nền móng lý thuyết cho việc phát triển một
biện pháp khách quan về sự bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu. Bằng cách

7



sử dụng các nghiên cứu của Carter và Rogers (2008), Sloan nhân rộng việc đo
lường hiệu suất bền vững chuỗi cung ứng tồn cầu (Hình 2). Mặc dù khơng đề
xuất một biện pháp cụ thể nào, các nhân tố và biến số được thảo luận thể hiện
tởng hợp và tích hợp các khái niệm đã được nghiên cứu trong các nghiên cứu
trước đây về tính bền vững và quản lý chuỗi cung ứng tồn cầu.

Hình 2: Khung bền vững chuỗi cung ứng
(Nguồn: Sloan, 2010)
Thứ hai, Chardine-Baumann và Botta-Genoulaz (2011) đã đưa ra một
khung đánh giá về kinh tế, môi trường và xã hội trong chuỗi cung ứng và đề
xuất một mơ hình cho hiệu suất “tồn cầu”, kết hợp ba hoạt động liên quan là
kinh tế, xã hội và môi trường trong chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu đã đề
xuất một mơ hình cho việc mơ tả hiệu suất tởng thể, được xây dựng xung
quanh ba kích thước, năm vấn đề trong mỗi kích thước được trình bày trong
hình 3 như sau:

8


Hình 3: Khung đánh giá về kinh tế, mơi trường và xã hội trong chuỗi cung ứng
(Nguồn: Chardine-Baumann và Botta-Genoulaz, 2011)
Thứ ba, Kwarteng et al. (2016) nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra tác động
của tính bền vững được đo bằng các kết cấu ba dòng dưới cùng về lợi thế cạnh
tranh của các công ty sản xuất ở Ghana để hiểu được tác động của tính bền
vững đến lợi thế cạnh tranh. Cùng với việc rà soát lại tài liệu, tác giả đề xuất
các giả thuyết và mơ hình khái niệm để kiểm tra tác động của tính bền vững
được thể hiện bằng ba điểm chính (kinh tế, xã hội và môi trường) đến lợi thế
cạnh tranh của công ty được biểu hiện bởi hình ảnh cơng ty.
Ngồi ra, Closs et al. (2011) quan sát thấy rằng thực hành tốt ba trụ cột kinh

tế, xã hội và môi trường cuối cùng dẫn đến tăng khả năng sinh lợi và hiệu quả
trong dài hạn. De Brito và Laan (2010) cho thấy việc kết hợp các hoạt động
kinh tế, xã hội và mơi trường với các mục tiêu truyền thống có thể làm gia tăng
giá trị cho các doanh nghiệp và mang lại lợi thế cạnh tranh. Brandenburg et al.
(2014) trong nghiên cứu các mơ hình định lượng để quản lý chuỗi cung ứng
bền vững cho rằng SSCM có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận, hiệu quả
hoạt động và lợi thế cạnh tranh. Azevedo et al. (2012) đề xuất một bộ các biện
pháp thực hiện bao gồm quan điểm của Triple Bottom Line để đánh giá ảnh
hưởng của việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh lên tính bền vững của
công ty,...
II. Các xu hướng phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng
1. Trí thơng minh nhân tạo được “nhúng” vào các hoạt động chuỗi
cung ứng
9


Tự động hóa đã là một xu hướng trong hầu hết các ngành cơng nghiệp.
Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đã nởi lên như là động lực chính cho tự động
hóa trong ngành chuỗi cung ứng. Bằng cách thu thập dữ liệu từ các hoạt động
trước đây, các thuật tốn AI có thể thực hiện các hoạt động cơ bản một cách tự
động.
Đối với kinh tế: điều này giúp tiết kiệm phần lớn thời gian và khả năng sơ
sót. Giảm chi phí nhân lực, tập trung vốn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ
phức tạp hơn. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các tùy chọn giao hàng sẽ giảm bớt
chi phí; thay thế cho giao hàng truyền thống. Chẳng hạn, máy bay khơng người
lái đóng vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp chuỗi cung ứng. Mở ra tương
lai mới cho công ty giao hàng. Điều này sẽ tác động mạnh đến ngành vận tải
đường bộ. Hơn thế, AI có thể được sử dụng để xác định các mẫu trong dữ liệu
và mang lại những hiểu biết hữu ích. Ví dụ, điều này có thể được sử dụng để dự
báo nhu cầu trong tương lai gần. Với sự trợ giúp của AI, các hoạt động trong

chuỗi cung ứng có thể trở nên hiệu quả và chính xác hơn. AI có thể giúp giảm
đáng kể tỷ lệ lỗi, giảm chi phí hoạt động và tối ưu hóa quy trình chuỗi cung
ứng. Đối với hàng hóa lưu kho, AI và vị trí có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì
lợi thế cạnh tranh cho hoạt động phân phối sản phẩm và chuỗi cung ứng của
họ.
Đối với xã hội: những cải tiến này giúp các doanh nghiệp đạt được sự hài
lòng của khách hàng, giúp đáp ứng nhu cầu của con người mà khơng cần nhanh
chóng làm suy giảm tài nguyên, môi trường hoặc tác động đến các nỗ lực bảo
tồn thiên nhiên.
Đối với môi trường: theo PwC và Microsoft, AI có thể giúp giảm 4%
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên tồn cầu vào năm 2030 - tương
đương với 2,4 tỷ tấn CO2 phát thải.
Ví dụ như đối với ngành dệt may Việt Nam, xu hướng ứng dụng đo, cắt tự
động, máy móc hóa, sử dụng robot may hàng loạt cơng đoạn khó như ghép cở,
vào tay, măng séc... nhằm đáp ứng được độ chính xác của sản phẩm, số lượng

10


đơn hàng nhanh, giảm các chi phí đầu vào đang được áp dụng. Từ đó có thể
tăng năng suất từ 400-500 vòng/phút lên tới 1.000-1.200 vòng/phút sẽ giúp
doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế hơn. Việc ứng dụng công nghệ tự động
hóa, thơng minh hóa vào khâu thải bỏ và tái chế, nhằm gia tăng yếu tố xanh
trong từng bước của chuỗi được các doanh nghiệp thế giới ứng dụng ngày một
nhiều là những bước tiến dài, góp phần phát triển bền vững các khâu trong
chuỗi cung ứng.
Ở khâu dệt nhuộm, AI cũng đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng trên thế
giới như công nghệ nhuộm khô, không dùng nước và hóa chất, giúp hạn chế xả
thải ra mơi trường các chất độc hại. Mặc dù chi phí đầu tư khá lớn, có thể lên
tới 4 triệu đơ la Mỹ cho một chiếc máy nhuộm nhưng công nghệ này đang góp

phần khơng nhỏ trong việc bền vững hóa chuỗi cung ứng ở góc độ mơi trường.
Từ đó, những dòng sản phẩm sử dụng công nghệ mới được đưa vào sử dụng,
đã được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Do đó, khách hàng sẽ tin dùng
hơn, sẽ mua nhiều loại sản phẩm đó hơn. Theo đó, doanh nghiệp có điều kiện
phát huy hơn ở góc độ kinh tế, môi trường và xã hội.
2. Áp dụng blockchain rộng rãi hơn
Blockchain đã được gọi cách khác là “bước đột phá lớn nhất” và cũng là
“xu hướng mới nổi” trong những năm qua. Nghiên cứu cho thấy rằng
blockchain có thể tiết kiệm 31 tỷ đô la vào năm 2024 cho riêng ngành thực
phẩm và đồ uống. Trong năm tới, chúng ta có thể mong đợi việc áp dụng cơng
nghệ blockchain rộng rãi hơn trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Việc sử dụng chính của blockchain là để cải thiện tính minh bạch. Việc
thiếu công khai minh bạch ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của chuỗi
cung ứng. Blockchain cho phép chia sẻ dữ liệu trên toàn bộ chuỗi cung ứng, có
thể để theo dõi hành trình vận chuyển từ đầu đến cuối; làm cho tồn bộ q
trình trở nên minh bạch hơn. So với chia sẻ dữ liệu trên đám mây, blockchain
an tồn hơn nhiều; nó là bất biến và hoàn toàn minh bạch.

11


Đối với kinh tế: chuỗi cung ứng Blockchain có thể giúp người dùng và các
công ty theo dõi giá cả, ngày, vị trí, chất lượng và các thơng tin liên quan khác
để quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng. Điều này làm tăng khả năng truy xuất
nguồn gốc của chuỗi cung ứng nguyên liệu, giảm thiểu tổn thất và chi phí phát
sinh từ các sản phẩm giả mạo, và cải thiện khả năng hiển thị và tuân thủ, từ đó
nâng cao vị thế thị trường của tở chức. Việc tích hợp công nghệ blockchain
trong chuỗi cung ứng đã giúp khắc phục ba vấn đề chính của chuỗi cung ứng;
tối ưu hóa quy trình, khả năng hiển thị dữ liệu và quản lý nhu cầu và điều này
đã thúc đẩy việc áp dụng nó bởi các cơng ty khác nhau trong lĩnh vực bán lẻ và

chuỗi cung ứng. Theo phân tích mới nhất của Emergen Research, chuỗi cung
ứng blockchain toàn cầu dự kiến sẽ đạt 14.180 triệu USD vào năm 2028, ghi
nhận doanh thu mạnh mẽ 63,9% trong giai đoạn dự báo.
Ví dụ như Walmart đang sử dụng cơng nghệ Blockchain để tăng tính minh
bạch cho hệ sinh thái cung cấp thực phẩm bằng cách số hóa tồn bộ quy trình
chuỗi cung ứng thực phẩm. Với sự trợ giúp của vải hyperledger, cơng ty có thể
làm cho q trình minh bạch, có thể truy xuất nguồn gốc và đáng tin cậy. Thời
gian cần thiết để truy xuất xứ nguồn gốc của công ty đã giảm từ bảy ngày
xuống chỉ còn 2,2 giây giúp đảm bảo năng suất, hiệu quả hoạt động của chuỗi
cung ứng và tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với xã hội: nhân viên có thể theo dõi sản phẩm cho nguồn gốc của nó,
và chỉ mất vài giây để quét hàng chục sản phẩm để biết trái cây đến từ đâu và
hiện tại nó được lưu trữ ở đâu. Công nghệ giúp người lao động theo dõi nguồn
gốc thực phẩm chỉ trong vài giây thay vì vài ngày. Với công nghệ blockchain
cho phép khả năng truy xuất nguồn gốc cao. Việc này sẽ giúp cứu nhiều mạng
sống bằng cách cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hành động nhanh
chóng hơn và bảo vệ “kế sinh nhai” của nông dân bằng cách loại bỏ các sản
phẩm khơng an tồn do ảnh hưởng từ đất nơng nghiệp.
Đối với môi trường: blockchain làm giảm chất thải giấy, giảm phát thải, tự
động hóa tồn bộ q trình và đẩy nhanh tính minh bạch của chuỗi cung ứng.

12


Một ví dụ về nền tảng blockchain làm giảm tác động đến môi trường của NFT
(Các Token-không-thể-thay-thế) là Binance NFT Marketplace, sử dụng mạng
Proof of Staked Authority (PoSA) - sự kết hợp của Proof of Authority (PoA) và
PoS - thân thiện với môi trường, năng lượng - hiệu quả và bền vững và đặc biệt
là giảm lượng khí thải carbon. Biến Thị Trường Binance NFT thành một nền
tảng thậm chí ít sử dụng blockchain hơn vì mọi người dùng đều có thể truy cập

Binance NFT mà khơng cần phải có nhiều tài khoản.
Từ đây có thể thấy blockchain đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
bền vững của kinh tế, xã hội cũng như môi trường trong quản lý chuỗi cung
ứng. Nó có thể được tận dụng để tăng doanh thu, giảm chi phí, cải thiện chất
lượng, sản xuất và các nhà cung cấp của có thể kê khai lượng khí thải carbon
của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp giúp làm giảm chất thải từ việc sản
xuất sản phẩm giúp môi trường xanh hơn và nâng cao chất lượng đời sống của
người tiêu dùng hơn.
3. Sử dụng dịch vụ “Green Logistics”
Green Logistics là các chiến lược và cách tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng
nhằm giảm năng lượng và tác động môi trường của việc phân phối hàng hóa,
trong đó tập trung vào quản lý chất thải, xử lý vật liệu, đóng gói và vận chuyển.
Mục đích cơ bản của việc thực hiện Logistics xanh là phát triển, duy trì mơi
trường khơng khí sạch với hiệu quả tích cực của việc cân bằng cách sử dụng
năng lượng.
Đối với kinh tế: Green Logistics giúp cắt giảm chi phí và giành được khách
hàng. Các cơng ty logistics đang tích hợp các nỗ lực, cải tiến, ứng dụng mang
tính bền vững vào chiến lược chung của họ; bằng cách giữ cho môi trường
xanh và loại bỏ ô nhiễm. Điều này khơng chỉ giúp ích cho mơi trường mà còn
tăng cường danh tiếng của công ty, tăng cường hiệu quả Logistics, giúp cải
thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí chuỗi cung ứng và giúp cơng ty có thêm
uy tín hơn.

13


Đối với xã hội: giúp bảo vệ được sức khỏe con người, giảm những tác
động xấu từ chất thải công nghiệp, giảm được những tác động xấu lên cộng
đồng và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp. Và quan trọng nhất
là tăng lòng trung thành của khách hàng đối với cơng ty, tăng sự tín nhiệm của

họ đối với doanh nghiệp.
Đối với môi trường: Việc triển khai Logistics xanh trong các cơng ty có thể
mang lại hiệu quả tích cực bao gồm giảm ơ nhiễm, giảm tiêu thụ nguyên liệu,
tăng cường việc tuân thủ luật môi trường và giảm sự không bền vững thông
qua điều chỉnh tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch
vụ. Theo tiêu chuẩn ISO 14000, Logistics xanh cung cấp chỉ dẫn để các công ty
cải thiện và hệ thống hóa nỗ lực quản lý mơi trường của mình. Ngồi ra, nó còn
có thể giúp các cơng ty giảm khí thải carbon và đạt được sự bền vững thơng
qua việc áp dụng một số kỹ thuật đơn giản trong hoạt động hàng ngày. Một số
phương pháp bao gồm giảm lượng khí thải carbon dioxide, giảm việc sử dụng
năng lượng khơng tái tạo (dầu đốt, than và khí đốt), ít phá rừng, giảm lãng phí
và nâng cao hiệu quả, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm - tái sử dụng - tái
chế, thúc đẩy sử dụng tài nguyên sạch, bền vững.
FedEx là một trong những doanh nghiệp có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư
cho hoạt động kinh doanh vì môi trường. Họ đã sử dụng đội bay Boeing 777F
vốn tiết kiệm nhiên liệu hơn hay các xe hoạt động bằng điện nhằm giảm thiểu
việc thải khí CO. Ngồi ra, FedEx cũng phát triển chương trình Eco-Driving,
trong đó các tài xế của FedEx được hướng dẫn những cách thức để làm giảm
thiểu việc thải khí CO vào mơi trường bằng các cách như lên ga nhẹ nhàng, lái
với tốc độ ổn định và giảm thời gian chạy không tải.
4. Tích hợp cảm biến thông minh - IoT
Internet of things (IoT) là một công nghệ khác được ngành chuỗi cung ứng
nhanh chóng áp dụng ngồi blockchain. Giống như blockchain, IoT hoạt động
theo hướng thúc đẩy tính minh bạch trên tồn bộ chuỗi cung ứng. Cảm biến
GPS có thể được trang bị trong các phương thức vận chuyển như xe tải để theo

14


dõi vị trí trực tiếp. Các thiết bị cảm biến trong nhà kho giúp hiển thị trong quản

lý hàng tồn kho, trong khi các thiết bị cảm biến trong cửa hàng bán lẻ giúp
đánh giá nhu cầu.
Đối với kinh tế: IoT có thể được sử dụng dễ dàng trong tồn bộ chuỗi cung
ứng, từ đầu đến cuối giúp các công ty tăng hiệu quả, giảm thiểu thời gian chết,
giảm thiểu chi phí lao động. Một kho thơng minh sẽ khơng lãng phí tài nguyên,
dẫn đến tăng lợi nhuận và giảm chi phí quản lý.
Đối với xã hội: chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng ROI
tổng thể. IoT sẽ đảm bảo sử dụng tối ưu lao động, tiện ích và khơng gian lưu
trữ. IoT sẽ giúp giám sát luồng của chuỗi cung ứng đến và đi thông qua kho.
Cơng nhân có thể tìm thấy vị trí chính xác của hàng hóa trong kho với dịch vụ
định vị thời gian thực; họ có thể xem chi tiết sản phẩm trực quan mà khơng cần
tìm kiếm trong ngăn xếp giấy tờ và hướng dẫn sử dụng. Với sự trợ giúp của
người máy vận hành tự động (Autonomous Mobile Robots - AMR) sẽ tham gia
vào quá trình quản lý hàng tồn kho để di chuyển hoặc xử lý các hàng hóa trong
kho. Điều này có thể làm giảm nguy cơ chấn thương cho nhân viên. Hơn nữa
IoT còn cải thiện khả năng tương tác và tìm hiểu tâm lý khách hàng cặn kẽ
bằng khối lượng thông tin cập nhật từ các thiết bị kết nối. Từ đó giúp nâng cao
sự hài lòng của khách hàng, đời sống xã hội phát triển hơn.
Đối với môi trường: sử dụng cảm biến và camera, AMR được lập trình để
phân tích các điều kiện mơi trường, di chuyển an tồn và tự động. Sử dụng IoT
có xu hướng giảm mức độ tiêu thụ tài nguyên như giảm tiêu thụ điện, nhiên
liệu trong quá trình sản xuất, giảm áp lực lên mơi trường.
Ví dụ về chi nhánh Đài Loan của một chuỗi siêu thị toàn cầu đã triển khai
giải pháp chuỗi lạnh của Advantech tại các trung tâm phân phối, kho bãi, …
giám sát chặt chẽ việc vận chuyển và lưu trữ các sản phẩm thực phẩm. Thông
qua các cảm biến nhiệt độ và độ ẩm của Advantech được lắp đặt trong xe tải tủ
lạnh có thể giúp theo dõi được nhiệt độ thích hợp cho các sản phẩm; giúp cho
chủ cửa hàng có thể kiểm soát được hiệu quả và chất lượng của các sản phẩm

15



thực phẩm; giảm thiểu rủi ro do bảo trì mơi trường lưu trữ kém. Từ đó giúp duy
trì chất lượng và độ an toàn của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng,
giúp nâng cao lượng tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu cho cửa hàng.
5. Sử dụng nguyên liệu sinh học, nguồn năng lượng xanh
Hiện nay các doanh nghiệp cũng như các mắt xích trong chuỗi cung ứng
đều có thải ra mơi trường những chất thải có hại như khí CO2, khói bụi, nilon,..
Điều này gây ra ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của xã
hội. Một xu hướng đang dần trở nên phở biến và phủ sóng tồn các chuỗi cung
ứng khi hiệu ứng nhà kính đang chuyển biến xấu chính là Sử dụng nguyên liệu
sinh học và nguồn năng lượng xanh ( gió, mặt trời, sóng,..) .
Đối với kinh tế: sử dụng nguồn nguyên liệu sinh học cũng như nguồn năng
lượng xanh giúp cho các doanh nghiệp có thể duy trì được các mắt xích cung
ứng tại các nhà máy sản xuất, đồng thời, nguyên liệu sinh học cũng được sử
dụng trong quá trình logistics vận tải như xăng sinh học E5,…
Đối với môi trường: nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường, năng
lượng từ thiên nhiên giúp cho số lượng khí thải, chất thải giảm thiểu trong q
trình sản xuất được thải ra môi trường. Rác thải từ các khâu sản xuất , vận
chuyển cũng dễ dàng xử lý và không gây nhiều hậu quả xấu đến sự trong lành
của môi trường tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo.
Đối với xã hội : Khi kinh tế phát triển và mơi trường trong sạch thì xã hội
cũng sẽ phát triển, phát triển bền vững là khi kinh tế tăng trưởng, xã hội công
bằng , văn minh , và môi trường được bảo vệ. Sử dụng nguyên liệu sinh học
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế hóa chất trong sản phẩm cuối
cùng. Từ đó, sức khỏe của người tiêu dùng được đảm bảo và cải thiện nâng
cao.
6. Chuỗi cung ứng được thiết kế để phục vụ cho tầng lớp thấp

16



Theo quyển sách The Fortune at the Bottom of the Pyramid , giáo sư
C.K.Prahlad chỉ ra rằng : thị trường tiềm năng chính là hơn 5 tỷ người có thu
nhập ít hơn 2000 USD/ năm - nhóm khách hàng có thu nhập thấp.
Xu hướng này có nghĩa là như thế nào ?Các doanh nghiệp dù ở bất kỳ hàng
ngành nào cũng nên có một chuỗi cung ứng để thiết kế phục vụ cho tầng lớp
khách hàng này. Đây là một thị trường tiềm năng và có nhu cầu tiêu thụ những
mặt hàng cần thiết rất lớn. Xu hướng đang ngày càng trở nên phở biến hơn khi
bình đẳng giữa người với người ngày càng được quan tâm, dần dần xóa bỏ
phân biệt chủng tộc và tồn cầu hóa thế giới.
Đối với kinh tế : Xu hướng này giúp cho các doanh nghiệp có thể thích ứng
và đáp ứng mọi nhu cầu của tất cả các khách hàng trên toàn cầu, ở mọi tầng
lớp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng được mở rộng, đồng thời giúp tăng hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà phân phối cũng dễ dàng tiếp
cận nhiều khách hàng hơn, nguồn doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
cũng tăng lên, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với xã hội : một chuỗi cung ứng phục vụ cho tầng lớp thấp cũng có tác
động tích cực đến xã hội, khi mà nhóm khách hàng có thu nhập thấp có thể tiếp
cận được nhiều nguồn hàng cần thiết với mức giá phù hợp và phương thức
nhận hàng hợp lý. Chất lượng đời sống của người dân được nâng cao hơn nhờ
tiếp cận nhiều mặt hàng hơn, và sức khỏe cũng dần dần được cải thiện. Bên
cạnh đó, xu hướng này còn góp phần đẩy lùi nạn phân biệt chủng tộc và nâng
cao bình đẳng hóa xã hội.
7. Chuỗi cung ứng khép kín
Các chuỗi cung ứng khép kín đang ngày càng trở thành xu hướng hữu hiệu
trong sự phát triển bền vững của quản lý chuỗi cung ứng .

17



Hình 4: Các quá trình cơ bản trong chuỗi cung ứng bền vững
(Nguồn: VILAS)
Chuỗi cung ứng khép kín nhằm tối đa hóa các giá trị kinh tế hoặc sinh thái.
Bên cạnh quá trình như một chuỗi cung ứng truyền thống thì còn chú trọng vào
q trình phục hồi và tích hợp, do đó giá trị của sản phẩm sẽ được tái tạo tại
những mắt xích cần thiết cũng như trong cả chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng khép kín đem lại các lợi ích về ba trụ cột của phát triển bền
vững.
Đối với kinh tế : Chuỗi cung ứng khép kín tạo ra nguồn lực giá rẻ thông
qua việc tái tạo và phục hồi vật liệu, phụ tùng sản xuất. Từ đó, chi phí cho
ngun liệu đầu vào được giảm bớt và tăng lợi nhuận. Ví dụ như trong ngành
sản xuất xe hơi, tái chế các bộ phận xe hơi có thể giúp giảm chi phí sản xuất tới
50% , với mức giá bán thấp hơn không đáng kể. Lợi nhuận của doanh nghiệp
cũng tăng lên.
Đối với môi trường : Thu hồi vật liệu, các sản phẩm được thực hiện khoa
học và đúng quy trình, bên cạnh đó còn tái sử dụng chúng làm cho nhu cầu
khai thác vật liệu và năng lượng được giảm bớt, đồng thời giúp giảm thiểu chất

18


thải ra mơi trường. Tác động tích cực đến nguồn nguyên liệu trong tự nhiên
cũng như bảo vệ môi trường khỏi chất thải công nghiệp.
Việc tái chế nhôm sử dụng ít hơn 90% năng lượng so với việc chế biến
nhôm từ quặng khai thác tự nhiên. Tái sử dụng giúp cho nguồn tài nguyên tự
nhiên được bảo vệ phong phú đồng thời còn hạn chế lượng khi thải khi chế
biến.
Đối với xã hội : Việc thực hiện chuỗi cung ứng khép kín tạo thêm một q
trình là tái chế và phục hồi , đòi hỏi thêm nhu cầu về lao động. Điều này tạo

thêm nhiều việc làm cho người dân. Bên cạnh đó, giảm thiểu khí thải và bảo vệ
mơi trường cũng là cải thiện chất lượng môi trường sống cho người dân.
III. Liên hệ thực tế
3.1 Công ty IKEA ứng dụng các xu hướng phát triển bền vững trong chuỗi
cung ứng

Hình 5: Cơng ty IKEA (Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd)

19


(Nguồn : Internet )
IKEA (Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd)- một công ty đa quốc gia ở
Thụy Điển, chuyên thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà và
là nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Thành lập từ năm 1943 bởi Ingvar
Kamprad, đến nay, IKEA đã có 174 trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 31 quốc
gia, với 76.000 nhân viên, doanh thu hàng năm đạt trên 12 tỷ Euro. Tầm nhìn
của IKEA là trở thành nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng
cuối cùng theo cách đem lại lợi ích chung cho con người lẫn mơi trường,
hướng tới sự phát triển bền vững và ổn định. IKEA chịu trách nhiệm một cách
nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình khi vận dụng tất cả những
yếu tố như hợp tác, tích hợp các thành viên chính của chuỗi cung ứng, vận
hành, hoạt động phân phối,... để triển khai các giải pháp bền vững chuỗi cung
ứng:
Mua hàng và quản lý nguồn cung nguyên liệu bền vững:
Mối quan hệ chặt chẽ giữa IKEA với các nhà cung cấp nguyên vật liệu là
một yếu tố quan trọng trong thành cơng của của chuỗi cung ứng bền vững.
Trong đó, chuỗi cung ứng của IKEA ln đảm bảo tìm kiếm những nhà cung
ứng có đạo đức thơng qua đánh giá các nhà cung cấp này có tuân thủ các tiêu
chuẩn bền vững trong sản xuất nguyên liệu thô hay không. Năm 2000, IKEA

công bố Bộ tiêu chuẩn về môi trường- xã hội cho toàn bộ nhà cung cấp của tập
đoàn này trên toàn thế giới. Cách tiếp cận này IKEA mong muốn các đối tác
của mình đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và
hình thành một chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường.
IKEA còn có trách nhiệm với việc tìm kiếm nguồn cung ứng để bảo vệ
nguồn nguyên liệu đầu vào trong tương lai và duy trì nguồn tài ngun thiên
nhiên có giá trị. Ví dụ, đối với nguồn nguyên liệu chiếm tỷ lệ lớn là gỗ, IKEA
đã đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực lâm nghiệp bền vững khi vào năm 2014,
khoảng 40% gỗ mà IKEA sử dụng có nguồn gốc bền vững, tỷ lệ này tăng lên
61% vào năm 2016, 75% vào năm 2017 và 100% vào năm 2020.

20


Sản xuất bền vững:
Các sản phẩm của IKEA được sản xuất theo quy trình an tồn, thân thiện
với mơi trường. Các tiêu chí mà IKEA đặt ra trong suốt quá trình sản xuất là
sản phẩm có thể tái tạo và tái chế được, đảm bảo độ bền, khơng hóa chất, độc
hại, cho phép người dùng giảm chất thải, sống lành mạnh hơn. Ví dụ: đèn LED
sử dụng ít năng lượng hơn 85% so với bóng đèn sợi đốt truyền thống, pin sạc
Ladda có thể sạc 1500 lần, vòi nước nhà bếp Almaren giúp giảm lượng nước sử
dụng 40%.
Các loại chất thải từ quá trình sản xuất được phân loại, tái chế và xử lý sao
cho không gây tác hại đến môi trường. Các nguyên vật liệu thừa được chọn lọc
và phân loại để tái sử dụng.
Vận tải bền vững:
IKEA đưa ra giải pháp tối ưu hóa q trình đặt hàng, đóng gói sản phẩm để
tăng khối lượng vận chuyển nhưng giảm số lần vận chuyển.
Tăng cường vận tải đường biển nhằm giảm khí thải CO2 so với vận tải
đường bộ. Đồng thời hợp tác với nhà cung cấp vận tải để tăng sử dụng các

phương tiện vận tải hiện đại, tiết kiệm nhiên vật liệu.
Kho hàng hóa bền vững: IKEA sử dụng hệ thống kho 2 cấp: cấp thấp lưu
trữ mặt hàng có doanh thu ít, được vận chuyển bằng cách thủ cơng; cấp cao dự
trữ các sản phẩm có nhu cầu cao và yêu cầu mức độ tự động hóa thơng qua
phần mềm lập kế hoạch tài ngun.
Bao bì bền vững:
IKEA cam kết loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng 1 lần khỏi các hệ thống cửa
hàng của mình.
IKEA phát triển các hình thức đóng gói có thể phân huỷ sinh học hoàn toàn
được làm từ sợi nấm.

21


Triển khai dự án loại bỏ pallet gỗ thay thế bằng pallet giấy với mục tiêu
giảm chi phí, giảm thiểu tác động tới môi trường khi pallet giất nhẹ hơn, có thể
tái chế, khơng cần hun trùng, cho phép vận tải nhiều sản phẩm hơn trên một tải,
đặc biệt, việc sử dụng pallet giấy giúp cắt giảm 75.000 tấn CO2 mỗi năm.
Bằng những giải pháp đồng bộ, IKEA đã đạt được những thành tựu trong
chuỗi cung ứng bền vững trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế ( đạt 36,3 tỷ euro tởng
doanh số bán lẻ, 85 triệu bóng đèn LED được bán ra,...); xã hội (54% nhân viên
là phụ nữ, đảm bảo thu nhập cho 149 nghìn nhân viên,...) và môi trường (tạo ra
năng lượng tái tạo tương đương 73% năng lượng IKEA sử dụng trong hoạt
động của mình, 91% chất thải từ các cửa hàng được tái chế hoặc đốt để thu hồi
năng lượng,...).
3.2 Quản lý chuỗi cung ứng của UNIQILO
UNIQLO là một là một công ty thiết kế, may mặc và bán lẻ trang phục
thường ngày của Nhật Bản. Ban đầu là một bộ phận của công ty Fast Retailing,
UNIQLO trở thành một công ty con từ tháng 11 năm 2005. Thương hiệu này đã
mở rộng mạng lưới 2.298 cửa hàng tại 40 quốc gia trên khắp thế giới. UNIQLO

là một ví dụ về một cơng ty tồn cầu đã phát triển chuỗi cung ứng của họ với
mục đích bền vững.
Với mục đích “ Khơng để cho quần áo chúng ta tạo ra Vào bãi rác”,
UNIQLO đã triển khai chương trình “Hành trình tái chế”, kết hợp với Toray
Industries để tạo ra lông vũ tái chế và công nghệ DRY-EX từ chai PET (được
làm từ nhựa nguyên sinh polyethylene terephthalate).

22


Hình 6: UNIQLO
(Nguồn : Internet)
Để tham gia vào mơ hình nền kinh tế xoay vòng cũng như kiến tạo một
tương lai vững bền hơn, UNIQLO đã tạo ra chương trình tái chế lông vũ bằng
cách thu thập bất kỳ chiếc áo khốc lơng vũ nào của UNIQLO đã qua sử dụng,
tiến hành tách lông và xử lý để dùng lại chúng trong những sản phẩm mới, trên
quy mô hàng chục ngàn chiếc áo. UNIQLO đã phát lời kêu gọi trên toàn bộ đất
nước Nhật Bản và đến 2/2020, UNIQLO đã thu được khoảng 620.000 món
trang phục, đồng loạt được gửi về từ khắp cả nước.
Năm 2020, dòng trang phục thể thao DRY-EX mà UNIQLO phát triển đã
hoàn toàn được làm mới, lấy chất liệu là polyester tái chế từ những chai nhựa
PET đã qua sử dụng. Không chỉ dùng vật liệu một cách hiệu quả, công nghệ
này còn tạo ra những bộ trang phục thi đấu chất lượng cao, hút ẩm, khô nhanh,
mặc vào thoải mái. Hiện tại, khoảng 15% sợi polyester mà UNIQLO sử dụng
đến từ chai nhựa PET tái chế. Công ty cho biết họ sẽ thử nghiệm với với sợi
tổng hợp như rayon và nylon khi bắt đầu nâng cao tỷ lệ nguyên liệu tái chế
trong hàng may mặc của mình.

23



UNIQLO cũng tiếp tục hành trình kiến tạo cộng đồng – môi trường với dự
án RE.UNIQLO. Sáng kiến RE.UNIQLO thể hiện cam kết của UNIQLO đối
với trách nhiệm phát triển bền vững. Dự án này nhằm mục đích thu thập quần
áo UNIQLO khơng còn nhu cầu sử dụng từ phía khách hàng và tiến hành làm
mới, để tiếp tục mang lại giá trị cho số quần áo này. Dự án là bước tiến mới của
UNIQLO trong hành trình kiến tạo lợi ích cho mơi trường, cộng đồng địa
phương thơng qua việc ngăn chặn các nguồn lực giá trị không bị thải bỏ.
UNIQLO đã cam kết mang đến cho khách hàng của thương hiệu ngày càng
nhiều những trang phục bền vững hơn, đặc biệt là đưa vào sử dụng các nguyên
vật liệu bền vững và hạn chế tối đa các hao tởn trong tồn bộ quy trình sản
xuất. Trên thực tế sản xuất, lượng chất thải, khí CO2 và mức độ tiêu thụ
nguyên vật liệu được giảm thiểu đáng kể trong suốt vòng đời của sản phẩm.
Dự án RE.UNIQLO đã được triển khai khai hoạt động không chỉ ở Nhật
Bản mà còn ở khắp nơi trên trên thế giới, trong đó có Việt Nam. UNIQLO Việt
Nam bắt tay với Quỹ Hy Vọng, một quỹ xã hội – từ thiện hoạt động vì cộng
đồng, phi lợi nhuận, được vận hành bởi Báo điện tử VnExpress và Công ty cổ
phần FPT, thu gom quần áo đã qua sử dụng tại tất cả cửa hàng UNIQLO tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và trao tặng quần áo cho các cộng đồng khó
khăn

24


Hình 7: Quá trình thực hiện thu gom quần áo cũ dành cho người có hồn cảnh
khó khăn tại Việt Nam
(Nguồn: UNIQLO)
IV. Hàm ý cho doanh nghiệp VN
Từ kinh nghiệm của chuỗi cung ứng bền vững của các case study trên, các
chuỗi cung ứng của Việt Nam cần lưu ý một số bài học sau trong phát triển bền

vững:
- Hoạch định chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển bền vững cho
chuỗi cung ứng trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Từ đó, xây dựng các
phương án quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả, hợp lý cho từng giai đoạn.

25


×