ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
VŨ THỊ THANH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP
THẦU DẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
VŨ THỊ THANH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP
THẦU DẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUN
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Lê Sỹ Trung
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn, các thơng tin tham khảo trong luận văn đều được trích
dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
bảo quý báu của các thày giáo, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người trực tiếp
hướng dẫn tôi là PGS TS. Lê Sỹ Trung đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Phịng, Ban,
Ngành, UBND Phú Bình, UBND các xã, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh
lúa nếp Thầu dầu đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để tơi
thực hiện luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ
tận tình, q báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ........................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 5
1.1.1.2. Khái niệm về sản xuất .......................................................................... 6
1.1.2. Phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu ...................................................... 8
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu ......... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
1.2.1. Phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam. ...................................................... 12
1.2.2. Sản xuất lúa nếp Thầu dầu .................................................................... 14
1.3 Các cơng trình nghiên cứu về lúa nếp Thầu dầu tại khu vực nghiên cứu. 21
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Phú Bình ................................. 23
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 23
2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình ............................... 26
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 30
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................... 32
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 33
2.3.3.Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38
2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất ........................................ 38
2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ..................... 38
2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất............................................ 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa nếp Thầu dầu tại huyện Phú Bình
......................................................................................................................... 40
3.1.1. Diện tích sản xuất lúa nếp Thầu dầu...................................................... 40
3.1.2. Biến động về diện tích và năng xuất từ năm 2016-2020 ...................... 41
3.1.3. Công tác quy hoạch vùng sản xuất........................................................ 43
3.1.4. Công tác phát triển giống sản xuất ........................................................ 43
3.1.5. Công tác quản lý và sử dụng nhãn hiệu ................................................ 46
3.1.6. Công tác phát triển thị trường tiêu thụ .................................................. 47
3.2. Kết quả sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại các hộ điều tra............................. 51
3.2.1. Thơng tin các hộ điều tra....................................................................... 51
3.2.2. Chi phí sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại các hộ điều tra .......................... 53
3.2.3. Hiệu quả sản xuất .................................................................................. 54
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu ............ 58
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 58
3.3.2.Nguồn lực sản xuất của các hộ............................................................... 59
3.3.3. Yếu tố xã hội ......................................................................................... 61
3.4. Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 65
v
3.4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết ......................... 65
3.4.2. Quy hoạch vùng sản xuất lúa nếp Thầu dầu ......................................... 66
3.4.3.Tăng cường công tác khuyến nông ........................................................ 67
3.4.4. Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ ....................................................... 68
3.4.5.Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất .......... 69
3.4.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất........................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71
1.Kết luận ........................................................................................................ 71
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTNT: Giao thông nông thôn
HQKT: Hiệu quả kinh tế
KHKT: Khoa học kỹ thuật
PTSX: Phát triển sản xuất
SXKD: Sản xuất kinh doanh
UBND: Ủy ban nhân dân
TBKT: Tiến bộ kỹ thuật
BVTV: Bảo vệ thực vật
GĐLH: Gặt đập liên hợp
KCN: Khu công nghiệp
NXB: Nhà xuất bản
NTD: Nếp Thầu dầu
HTX: Hợp tác xã
THT: Tổ hợp tác
ĐVT: Đơn vị tính
DT: Diện tích
SX: Sản xuất
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam................................................. 12
Bảng 1.2 Phân bón cho 01 sào lúa nếp Thầu dầu .......................................... 16
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Phú Bình năm 2019 ................... 25
Bảng 2.2. Phân bổ mẫu phỏng vấn.................................................................. 35
Bảng 2.3. Quy mô mẫu điều tra hộ sản xuất ................................................... 36
Bảng 3.1. Diện tích trồng lúa nếp Thầu dầu các xã trong huyện năm 2020 ... 40
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng nếp Thầu dầu giai đoạn 2016-2020
......................................................................................................................... 41
Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra................................................ 52
Bảng 3.4. Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa nếp Thầu dầu của các nhóm hộ
điều tra tính trung bình cho 1sào ..................................................................... 53
Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra theo vùng sản xuất tính bình
qn cho 1sào .................................................................................................. 54
Bảng 3.6.Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại các nhóm hộ
điều tra tính trung bình cho 1sào ..................................................................... 56
Bảng 3.7. Giá lúa nếp Thầu dầu năm 2019 ..................................................... 56
Bảng 3.8.Năng suất cao nhất, thấp nhất, trung bình của Lúa Nếp Thầu dầu
năm 2019 ......................................................................................................... 57
Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất nếp Thầu dầu năm 2019 trên 1 sào . 57
Bảng 3.10. Các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên quyết định ................... 59
đến chất lượng gạo nếp Thầu dầu huyện Phú Bình ........................................ 59
Bảng 3.11. Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của yếu tố thuộc ................... 60
Bảng 3.12. Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của yếu tố xã hội .................. 63
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Năng suất lúa, lúa nếp Thầu dầu huyện Phú Bình giai đoạn
2017-2020........................................................................................................ 42
Hình 3.3. Thu hoạch lúa nếp Thầu dầu ........................................................... 44
Hình 3.4. Thóc nếp Thầu dầu, ......................................................................... 45
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái
Ngun, có vị trí địa lý phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái
Nguyên; phía tây giáp thành phố Sơng Cơng và huyện Phổ n, phía đơng và
nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và n Thế). Phú
Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.336,96 ha, trong đó đất nơng nghiệp có
20.402,6 ha (chiếm 83,83%), trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 14.442,3 ha
(chiếm 59,34 %), điều đó chứng tỏ nơng nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong
kinh tế của huyện.
Huyện Phú Bình được coi là vựa lúa của tỉnh Thái Nguyên. Sản lượng
lương thực cây có hạt hàng năm của huyện ln đứng cao nhất tỉnh. Trong
các giống lúa được trồng tại huyện Phú Bình thì lúa nếp Thầu dầu được người
dân địa phương gọi là Nếp ả Thầu dầu, đây là giống lúa thuần cổ truyền chất
lượng cao, giống lúa đặc sản của huyện bởi hương thơm nhẹ, ăn vị đậm và
dẻo thường được dùng để làm bánh chưng, bánh dày, xôi,... để cúng vào
những ngày rằm, lễ, tết... được nhiều người ưa chuộng và cũng là một món
quà quê ý nghĩa dành tặng bạn bè.
Gạo nếp Thầu dầu còn được dùng để làm ra loại đặc sản nổi tiếng, đó
là tương nếp. Đã có trên 100 năm hình thành và phát triển, xã Úc Kỳ huyện
Phú Bình hiện là làng nghề tương nếp truyền thống chuyên sản xuất và chế
biến tương nếp rất nổi tiếng. Và mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và
Cơng nghệ) đã cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Tương Úc
Kỳ đậm đà vị quê hương”. Quyết định này có hiệu lực từ ngày cấp và hết hiệu
lực sau 10 năm tính từ ngày nộp đơn (17/3/2020). Do được làm từ gạo nếp
Thầu dầu nên tương nếp do người dân nơi đây chế biến có hương vị đặc
trưng, nhuyễn đặc như mật, đậm đà và ngọt mềm. Việc phát triển nghề làm
2
tương ở đây không chỉ nhằm bảo tồn một nghề truyền thống mà còn giúp người
dân địa phương nâng cao thu nhập, tiêu thụ một lượng lớn gạo nếp Thầu dầu.
Giống lúa nếp Thầu dầu được gieo cấy từ rất lâu đời với diện tích
khoảng gần 200ha tập trung chủ yếu tại các xã Úc Kỳ, Xuân Phương, Nhã
Lộng. Tuy nhiên, do một thời gian dài không được thanh lọc nên giống lúa
này đã bị thối hóa và lẫn tạp nhiều. Trước thực trạng đó, năm 2008, Phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các cơ quan chuyên
môn đã xây dựng và thực hiện Dự án chọn lọc, phục tráng giống lúa nếp
Thầu dầu. Nhờ vậy, những đặc tính thơm, dẻo, vị đậm của nếp Thầu dầu đã
cơ bản được khôi phục. Năm 2012, giống lúa nếp Thầu dầu được Cục Sở hữu
trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
tập thể.
Sau 8 năm được công nhận nhãn hiệu tập thể, việc quản lý, khai thác và
phát triển nhãn hiệu thu được một số kết quả nhất định, diện tích gieo cấy lúa
nếp Thầu dầu tại huyện Phú Bình cao gấp 2 lần so với trước khi được công
nhận. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, UBND huyện Phú Bình phối hợp với
Trung tâm hợp tác Quốc tế Đại học Thái Nguyên tổ chức phục tráng giống lúa
nếp Thầu dầu tại Úc Kỳ với quy mô 2 ha, nhờ đó gạo nếp Thầu dầu giữ được
những đặc trưng thơm, dẻo và năng suất cũng được nâng lên đáng kể, từ 33
tạ/ha năm 2012, đến nay đã tăng lên 47,02 tạ/ha.
Tuy nhiên, để loại lúa đặc sản này trở thành hàng hóa có thương hiệu
trên thị trường trong và ngồi tỉnh vẫn còn nhiều việc phải làm như việc bảo
tồn nguồn gen quý cần phải được tiến hành một cách nghiêm ngặt, không bị
lẫn tạp và cung ứng đủ giống cho các hộ gia đình sản xuất. Cùng với đó là
việc chính quyền địa phương tuyên truyền để mở rộng diện tích và quy hoạch
cánh đồng riêng để trồng nếp Thầu dầu; các cơ quan chuyên môn cần thường
xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo đầu bờ, nhằm đánh giá và nghiệm thu các kết
quả đạt được để giúp nhân rộng giống lúa này.
3
Để góp phần vào việc bảo tồn và phát triển thương hiệu “ Lúa nếp Thầu
dầu” đặc sản của huyện Phú Bình tơi tiến hành nghiên cứu: “Giải pháp phát
triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu của
huyện Phú Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát
triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên;
Tiến hành điều tra, khảo sát các hộ nông dân sản xuất lúa nếp Thầu
dầu tại một số xã được chọn để đánh giá tình hình sản xuất lúa nếp Thầu
dầu của hộ nơng dân ở huyện Phú Bình.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Những vấn đề lý luận, thực tiễn sản xuất lúa gạo nói chung và lúa nếp
Thầu dầu nói riêng;
+ Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến phát triển sản
xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình như: phân tích tình hình
sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa nếp Thầu dầu; hiệu quả kinh
tế sản xuất lúa…
+ Đề xuất giải pháp sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại huyện Phú Bình.
- Phạm vi về không gian: Tại một số vùng sản xuất lúa nếp Thầu dầu
trên địa bàn huyện Phú Bình, cụ thể là 03 xã: Úc Kỳ, Nhã Lộng, Xuân
Phương.
4
- Phạm vi về thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của
các năm trước, khảo sát thực trạng tiến hành khoảng thời gian từ năm 20192020. Định hướng và giải pháp dự kiến được áp dụng vào các vụ tiếp theo từ
năm 2021.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp
theo về lúa, gạo nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình. Cung cấp một số
luận cứ khoa học về phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu, góp phần hồn thiện
cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên góp phần quảng bá, nâng cao giá trị
của lúa, gạo Thầu dầu trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập
cho người sản xuất, từ đó duy trì khả năng phát triển, mở rộng một cách bền
vững diện tích trồng lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình.
5. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Đặc điểm địa bàn, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.
Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng
thái bất biến mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu
vong. Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến
đổi ấy. Có nghĩa là bất cứ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào
không đơn giản chỉ có biến đổi, mà ln ln chuyển sang những trạng thái
mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và khơng bao giờ lặp lại
hồn tồn chính xác những trạng thái đã có. Nguồn gốc của phát triển là sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển
hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất.Trong thời đại
ngày nay có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản
ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người (World Bank,1992)
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế,
chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự do cơng dân của mọi người dân (Ngơ
Dỗn Vịnh, 2003)
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
6
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề
kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng,2006)
Phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của
nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối
cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế. Phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại
mà không làm thương tổn đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu
hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của tương
lai. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải
vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ơ nhiễm
cạn kiệt tự nhiên và nghèo đói. Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa
hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật,
kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường.
1.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất
ra bản thân con người. Ba q trình đó gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó
sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội (Bộ Giáo dục và
Đào tạo,2005).
Liên hợp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia
đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động
và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở
hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh
tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và
dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng
có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
7
Sản xuất là q trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản
xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập
trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Tóm lại sản xuất là q trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống con người (Phạm Văn Dũng, 2005).
1.1.1.3. Khái niệm phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất (PTSX) là một quá trình sản xuất tăng tiến về quy
mơ sản lượng và hồn thiện về cơ cấu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các
doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành PTSX phải lựa chọn
ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như
thế nào? (Phạm Thị Mỹ Dung, 1996).
PTSX cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó
quy mơ sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường
chấp nhận.
PTSX có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và
phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng
8
kỹ thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng
diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên
(Phạm Thị Mỹ Dung, 1996).
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mơ diện tích của mỗi hộ nơng dân
hoặc cả hai.
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều
kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng
sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu
tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong q trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất
về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mơ sản xuất, về hình thức tổ
chức sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng
bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo. (Phạm Thị Mỹ Dung, 1996).
1.1.2. Phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu
1.1.2.1.Khái niệm phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu
Phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu là quá trình tổng hợp, kết hợp các
yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: chính sách, khoa học kỹ
thuật, vốn, điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, con người,… nhằm tăng diện
tích, năng xuất, sản lượng nếp Thầu dầu ở mức tốt nhất có thể hiểu đây là q
trình từ quy mơ nhỏ sang quy mơ lớn, từ chưa có đến bắt đầu phát triển, từ
hiệu quả thấp đến hiệu quả cao, từ sản phẩm thô đến sản phẩm chất lượng
cao, sản xuất trở nên tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao
(Đinh Huyền Trang, 2015).
Phát triển sản xuất (PTSX) lúa nếp Thầu dầu có thể diễn ra theo hai xu
hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
* Phát triển sản xuất theo chiều rộng
Phát triển sản xuất theo chiều rộng là tăng số lượng lao động, khai thác
thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản
9
lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế
chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết,
nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển sản xuất theo
chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi
trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó thể hiện ở chỗ mức tăng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân vừa dựa vào lực lượng lao động và tài sản cố
định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kỹ thuật, công nghệ và tăng năng suất lao
động. Tuy nhiên phát triển sản xuất theo chiều rộng có những giới hạn, mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp (Nguyễn Đức Quân, 2012).
* Phát triển sản xuất theo chiều sâu
Phát triển sản xuất theo chiều sâu là chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng
công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân
công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực
hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng
đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát
triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu
mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển
sản xuất theo chiều sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu
hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá
thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân theo đầu người (Đinh Huyền Trang, 2015).
Sản xuất lúa phát triển theo chiều sâu là đầu tư thâm canh, nâng cao
chất lượng giống, cải tiến quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, chế biến, nâng
cao trình độ kỹ thuật của hộ nông dân,... Kết quả phát triển sản xuất theo
chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng
suất, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng thu nhập, tăng lợi nhuận trên một đơn
vị diện tích và đời sống kinh tế, xã hội của nông hộ ngày càng nâng cao
(Đinh Huyền Trang, 2015)
10
1.1.2.2.Vai trò phát triển của lúa nếp Thầu dầu
Phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu đóng vai trị quan trong trong sản
xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng của huyện Phú Bình.
Phát triển sản xuất Thầu dầu sẽ góp phần tăng tổng sản lượng lương thực và
một phần làm tăng năng suất lúa bình quân trên địa bàn huyện Phú Bình. Phát
triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu giải quyết một lượng lớn nguồn lao động dư
thừa tại địa phương, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống. Nếp Thầu dầu còn
được chế biến ra rất nhiều sản phẩm như bánh, xôi, tương, rượu, cốm... dùng
phổ biến trong ngày lễ tết, sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó việc sản xuất
nếp Thầu dầu cũng góp phần phát triển ngành chăn ni trâu, bị bằng các phụ
phẩm làm thức ăn chăn nuôi và làm các vật dụng dùng trong sinh hoạt như chổi
rơm hoặc sản xuất nấm rơm.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì các yếu tố như: điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ kỹ thuật, lực lượng lao động, các yếu tố đầu
vào, đầu ra…được xem là những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh
tế của quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Với sản xuất nơng nghiệp
nói chung và sản xuất lúa nếp Thầu dầu nói riêng cũng vậy, các yếu tố tác
động đến hiệu quả kinh tế cụ thể là:
1.1.3.1. Nguồn lực của người dân
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của
các ngành sản xuất, kinh doanh. Đối với sản xuất lúa nếp Thầu dầu, con
người là nhân tố quyết định đến sản xuất, họ sẽ quyết định việc có tiếp thu
hay khơng tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những kỹ năng, kinh
nghiệm áp dụng vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế, cũng như hiệu quả
xã hội cao nhất trong sản xuất lúa nếp Thầu dầu.
Nông dân là đối tượng chính sản xuất và cung cấp lúa nếp Thầu dầu
làm lương thực và cho tiêu dùng chế biến. Vai trị của nơng dân trong việc
PTSX lúa nếp Thầu dầu sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp
nguyên liệu và sức lao động cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, chế biến
11
1.1.3.2. Điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên. Do vậy điều kiện
tự nhiên của vùng sản xuất có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản
phẩm. Các nhân tố như: đất, nước, khí hậu và cây trồng có mối quan hệ
khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp. Vì vậy chúng ta
cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản
xuất. Vị trí địa lý cũng là yếu tố quan trọng cho việc phát triển sản xuất lúa
nếp Thầu dầu. Vị trí gần thị trường tiêu thụ, giao thơng thuận lợi… là yếu tố
lợi thế cho tiêu thụ và giảm chi phí sản xuất, kích thích sản xuất phát triển.
Trong sản xuất nông nghiệp, đặc điểm nổi bật nhất là điều kiện tự
nhiên, đó chính là đất đai, thời tiết, khí hậu và thủy văn… Do đó, muốn sản
xuất lúa nếp Thầu dầu đem lai hiệu quả kinh tế cần phải hiểu rõ điều kiện tự
nhiên của vùng sản xuất, để tạo tiền đề cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao
nhất.(Phạm Công Nghiệp, 2014)
1.1.3.3.Yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển sản xuất.
Đối với những mơ hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới thì kênh tun truyền
mạnh mẽ nhất chính là hoạt động khuyến nông. Đây là lực lượng chủ đạo để
chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật đến với người dân, cung cấp thông tin, tập
huấn kỹ thuật cho người dân, giúp người dân xây dựng các mơ hình trình diễn
để họ thấy được hiệu quả mà PTSX mang lại (Phạm Công Nghiệp, 2014).
Công tác khuyến nông, đào tạo khuyến khích phát triển sản xuất rất cần
thiết. Sản xuất muốn đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh
tế cao địi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Cán bộ khuyến khích
hướng dẫn người dân tiếp cận cơng nghệ giống, kỹ thuật phịngtrừ sâu bệnh,
bảo quản sau thu hoạch…đã được các hộ nông dân áp dụng vào thực tế địa
phương. Đặc biệt là việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật theo đúng quy trình
sản xuất vì điều đó ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy
khuyến nơng và đào tạo để PTSX luôn là những yêu cầu bức thiết (Nguyễn
Thị Minh An, 2006).
12
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng là một yếu tố tác động trực tiếp
đến các khâu của quá trình sản xuất như hệ thống kênh mương phục vụ tưới
tiêu, hệ thống giao thông nội đồng (Phạm Công Nghiệp, 2014).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam.
Cây lúa là thế mạnh của Việt Nam do Việt Nam thuộc Đông Nam Châu
Á với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho phát triển cây lúa.
Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp thường xuyên (đồng
bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long) cùng một loạt các châu thổ
nhỏ hẹp ở ven các dịng sơng, ven biển miền Trung khác. Các đồng bằng châu
thổ đều được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa.
Sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nơng nghiệp ở Việt Nam.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Năm
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
7,66
42,5
7,34
49,5
7,32
48,9
7,20
49,1
7,40
52,3
7,44
52,3
7,51
53,2
7,66
55,0
7,75
56,3
7,90
55,7
8,00
53,7
7,99
56,0
7,98
55,7
7,72
55,5
7,57
58,1
7,47
58,2
(Nguồn: 2020)
32,55
36,34
35,80
35,90
38,73
38,95
39,99
42,4
43,66
44,03
42,90
43,60
43,18
42,80
43,98
43,45
13
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng lúa có xu hướng
giảm dần nguyên nhân chủ yếu là do q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố đã
và đang làm cho diện tích đất nơng nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói
riêng giảm đáng kể. Nếu so sánh năm 2000 với 2005 thì diện tích trồng lúa
của ta giảm tới 315.000 ha. Diện tích trồng lúa vẫn tăng từ năm 2011 đến năm
2014 nhưng tăng chậm.
Về năng suất và sản lượng: diện tích giảm trong khi năng suất lúa và sản
lượng lúa tăng nhanh. Liên quan tới quá trình năng suất lúa tăng nhanh.
Từ năm 2000 đến năm 2011: Năng suất lúa đạt từ 4 lên 5 tấn/ha, tăng
thêm 1 tấn.
Năm 2011 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,6 triệu ha. Sản xuất nông
nghiệp phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất trên cùng diện tích
canh tác, trong giai đoạn 2000 – 2011 năng suất lúa đã tăng bình quân hàng
năm 2,13%, năm 2011 năng suất lúa đạt 5,5 tấn/ha, tăng 1,3 tấn/ha so với năm
2000. Sản lượng lúa đã tăng đều trong các năm qua và năm 2011 đạt 42,4
triệu tấn.
Năm 2012 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,75 triệu ha, năng suất lúa
đạt 5,63 tấn/ha và sản lượng đạt 43,66 triệu tấn cao hơn so với năm 2011 là
1,26 triệu tấn.
Năm 2013 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,9 triệu ha tăng hơn so với
năm 2012 tuy nhiên năng suất lại giảm chỉ còn 5,57 tấn/ha, sản lượng tăng
hơn so với năm 2012 là 0,37 triệu tấn và đạt 44,03 triệu tấn.
Năm 2014 diện tích trồng lúa cả năm tăng nhưng năng suất và sản lượng
giảm. Năng suất giảm 2 tạ/ha, sản lượng giảm 1,13 triệu tấn.
Năm 2015 diện tích trồng lúa của cả nước giảm 1ha nhưng năng suất và
sản lượng lại tăng hơn so với năm 2014.
Năm 2016 diện tích đất trồng lúa là 7,98 triệu ha giảm hơn so với năm
2015 nhưng trong đó năng suất và sản lượng lại giảm nhẹ.
14
Năm 2017 diện tích đất trồng lúa lại tiếp tục giảm xuống 7,72 triệu ha
năng suất giảm xuống còn 5,55 tấn/ha và sản lượng đạt 42,8 triệu tấn.
Năm 2018 diện tích đất trồng lúa giảm xuống 7,57 triệu ha năng suất
tăng 58,1tấn/ha và sản lượng đạt 43,98 triệu tấn.
Năm 2019 diện tích đất trồng lúa giảm cịn 7,47 triệu ha năng suất tăng
lên cao nhất 58,2 tấn/ha và sản lượng đạt 43,45 triệu tấn.
1.2.2. Sản xuất lúa nếp Thầu dầu
1.2.2.1. Đặc điểm chung
Giống lúa nếp Thầu dầu được người dân địa phương gọi là nếp ả Thầu
dầu, đây là giống lúa thuần cổ truyền chất lượng cao, được gieo cấy từ rất lâu
đời. Gạo nếp Thầu dầu có hương thơm nhẹ, ăn vị đậm và dẻo, thường được
dùng để làm bánh chưng, bánh dày, xôi, làm tương hoặc ủ rượu...
Nếp Thầu dầu chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 7 đến tháng
11dương lịch. Nếp được gọi là “nếp Thầu dầu” do khi chín lúa có màu nâu đen.
Nếp Thầu dầu là giống cảm quang, phản ứng với ánh sáng ngày ngắn
nên chỉ thích hợp gieo cấy trong vụ mùa chính vụ, lúa trỗ vào dịp tiết Hàn lộ
(khoảng 10/10 dương lịch) và thu hoạch vào khoảng 10/11 dương lịch. Thời
gian sinh trưởng của cây khoảng 130-135 ngày.
Hiện tại nếp Thầu dầu có 2 dạng hình: (T) dạng thấp cây, hạt nâu sáng,
ít đổ. (C) dạng cao cây, hạt nâu đen, cao cây dễ đổ. Song chủ yếu người dân
cấy dạng cây thấp. Hạt lúa nếp Thầu dầu hình bầu dục, hạt to, có vỏ trấu mầu
nâu sẫm có vằn, gạo màu trắng đục ít bị gẫy, tỷ lệ gạo sát đạt từ 70% trở lên.
Cây nếp Thầu dầu có khả năng đẻ nhánh khoẻ, cây cao trung bình: 125
- 130 cm/cây, gốc thân to, có khả năng chống đổ tương đối tốt. Số nhánh tối
đa: 13-15 nhánh; tỷ lệ nhánh hữu hiệu 68-69%, chiều dài bông: 27,1-27,8cm.
Tổng số hạt/bông: 148-162 hạt/bông; tỷ lệ hạt chắc/bông: 89%; Năng suất:
trong điều kiện thâm canh trung bình đạt từ 150 -155 kg/ sào (41- 43 tạ/ha).
Trong điều kiện thâm canh tốt có thể đạt 160 - 180 kg/ sào (45-50tạ/ha), trung
bình đạt:170-172kg/sào (47,2 tạ/ha). (Nguồn: Phịng NN&PTNT huyện Phú
Bình, 2019)
15
Giống lúa Nếp Thầu dầu được áp dụng phương pháp canh tác cải tiến
SRI có khả năng chống chịu với điều kiện sâu bệnh tốt hơn so với phương
pháp canh tác truyền thống của nhân dân: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu đặc biệt
bệnh khô vằn và đốm sọc vi khuẩn.
Nguyên nhân: Do cấy lúa theo kỹ thuật SRI là cấy thưa, cấy vuông mắt
sàng, cấy mạ non, sử dụng phân hữu cơ, điều tiết nước hợp lý... tất cả cây lúa
trong quần thể đều nhận được đủ ánh sáng nên cây lúa quang hợp tốt, lá lúa
cứng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
1.2.2.2.Kỹ thuật cây lúa nếp Thầu dầu
Theo hướng dẫn của Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện
Phú Bình(2019) kỹ thuật gieo trồng nếp Thầu dầu theo Hệ thống canh tác lúa
cải tiến SRI như sau:
- Thời vụ:
Gieo mạ từ ngày 18/6 đến ngày 23/6 dương lịch;
Cấy: từ ngày 01/7 đến ngày 05/7 dương lịch, tuổi mạ 12-15 ngày.
- Gieo và chăm sóc mạ:
+ Giống: Sử dụng giống được chọn lọc từ vụ mùa năm trước: Hạt khơ,
sạch, chắc mẩy, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn hạt giống khác, không bị lẫn
cỏ và tạp chất, khơng có hạt đen, lép, dị dạng, khơng bị côn trùng làm hư hại
(sâu, mọt), không mang mầm bệnh, tỷ lệ nảy mầm đạt từ 85% trở lên; Số lượng
giống tính trên 1sào Bắc bộ: từ 0,2đến 0,3 kg.
+ Mật độ gieo: 1 kg hạt giống gieo trên 12 – 15 m2 đất mạ.
+ Loại bỏ lửng lép: Hoà bùn ao vào nước, thả trứng gà vào thử, đến khi
trứng nổi lên có đường kính 0,5 - 1 cm là được. Cho thóc vào khoắng đều,
dùng rá vớt bỏ lửng, lép lơ lửng trong nước, sau đó rửa sạch.
+ Ngâm, ủ hạt giống: Ngâm mạ theo phương pháp 3 sôi + 2 lạnh, trong
24-36 giờ, cứ 8 giờ thay nước 1 lần. Sau đó ủ ấm, cứ 8 giờ cho nước vào rửa
nước chua rồi lại ủ đến khi mầm mạ được gieo.
- Kỹ thuật làm mạ: Chọn chân đất tốt đủ ánh sáng, làm đất kỹ, lên
luống rộng 1,2 -1,5m, để gieo mạ.