TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
VIỆN KHCN & QLMT
Môn: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN
TÀI NGUYÊN CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
VÀ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
GVHD: VÕ ĐÌNH LONG
LỚP : DHMT7LT
NHÓM: 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
VIỆN KHCN & QLMT
Môn: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN
TÀI NGUYÊN CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
VÀ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
GVHD: VÕ ĐÌNH LONG
LỚP : DHMT7LT
NHÓM: 3
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất được tạo thành
trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên,
cuộc sống của sinh vật và con người; các dạng vật chất này
cung cấp nguyên - nhiên - vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của con người và thế giới
động vật
Định nghĩa tài nguyên:
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin
được con người sử dụng để tạo ra của cải, vật chất hoặc giá
trị sử dụng mới.
Tài nguyên có thể được phân loại theo nhiều cách:
•
Có nhiều cách phân loại tài nguyên
•
Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước,
tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng
sản (lại chia ra than, dầu, khí…)
•
Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên
công nghiệp, tài nguyên du lịch…
•
Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của
con người
•
Dựa vào khả năng tái tạo:
+ Loài tài nguyên không khôi phục được
+ Loại tài nguyên khôi phục được
Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Phân loại căn cứ vào phương thức và khả năng tái tạo của
tài nguyên
NướcĐất Rừng Sinh
vật
Tài nguyên môi trường
Tài nguyên không có khả
năng phục hồi
Tài nguyên có khả năng
phục hồi
Dầu mỏ Khí thiên
nhiên
Than đá
Khoáng sản
Năng lượng
Là các loại tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục
và được con người sử dụng lâu dài với điều kiện khả năng sử
dụng của con người không vượt quá khả năng tái tạo của tự
nhiên. Ví dụ: tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật biển…
Tài nguyên có thể phục hồi
Tài nguyên đất
Đất là một vật thể tự nhiên có cấu tạo phân lớp được hình
thành qua một thời gian dài từ quá trình hoạt động tổng
hợp của yếu tố gồm: mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa
hình, thời gian và con người.
Đá mẹ Nguồn cung cấp vật chất khoáng cho đất.
Khí hậu Nguồn cung cấp vật chất khoáng cho đất.
Ảnh hưởng gián tiếp qua chuổi tác động:
KHSVĐất.
Sinh vật Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ cho đất.
Địa hình Ảnh hưởng tới tích lũy mùn của đất.
Thời gian Quyết định tuổi của đất.
Con người Tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên
hay xấu đi.
Các nhân tố hình thành đất
Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Đất chia làm 2 loại:
chất vô cơ và chất hữu cơ.
•
Chất vô cơ: là thành phần chủ yếu của đất, nó chiếm từ 97 -
98 % trọng lượng khô của đất. Các chất vô cơ tạo thành 2
dạng hợp chất: hợp chất khó tan và hợp chất dễ tan.
•
Chất hữu cơ: tuy chỉ chiếm 2% - 3% nhưng lại rất quan
trọng. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất là do các xác bã của
thực vật, động vật và vi sinh vật tạo nên. Các chất hữu cơ này
sẽ bị biến đổi dưới tác động của không khí, nước, nhiệt độ, vi
khuẩn, vi sinh vật… theo 2 quá trình khoáng hóa và mùn hóa.
Thành phần và tính chất của đất
www.themegallery.com
Company Logo
Tính chất của đất
1
Tính hấp phụ của
đất: Trong đất có
những hạt nhỏ có
đường kín <
0,001mm gọi là
hạt keo đất.
2
Độ xốp của đất:
do sự kết cấu của
các loại hạt như
sét, mùn, cát, sỏi
trong đất, tạo nên
những khoảng
trống giữa các hạt
gọi là tế khổng
3
Độ acid và độ
kiềm của đất: là
những yếu tố
quan trọng để
xác định loại đất
nào có khả năng
canh tác được.
Đất là giá đỡ cho các động vật sống trên bề mặt của nó, là
nền móng cho tất cả các công trình xây dựng của con
người.
•
Đất cung cấp cho con người trực tiếp hay gián tiếp hầu
hết các nhu cầu thiết yếu cho cuộc.
•
Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng… đồng thời là nơi
neo cho thực vật phát triển.
•
Đất có các cộng đồng sinh vật phân hủy mà chúng có vai
trò sống còn trong sự vận hành các chu trình C và các chất
dinh dưỡng trong tự nhiên.
•
Đất có chức năng lọc các chất bẩn có từ nước.
Tầm quan trọng của đất
.
Tài nguyên đất trên thế giới:
•
Năm 1980: tổng điện tích đất là 14.777 triệu ha, với 1527
triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng.
Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới
khai thác 1.500 triệu ha. Trong đó 12% tổng điện tích là đất
canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư
trú, đầm lầy.
•
Hiện nay: đất trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng
do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô
nhiễm đất do biến đổi khí hậu.Trong 3,2 tỷ ha đất có khả năng
canh tác thì có đến 2 tỷ ha đất đã bạc màu hoặc đang trên đà
sa mạc hóa.
Tài nguyên đất trên thế giới và Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam:
Diện tích đất: 33.123.000 ha, gồm 22 triệu ha đất do phong hóa
và 11 triệu ha đất được bồi tụ, xếp thứ 55 trong số 200 nước
trên thế giới và được phân bố thành các loại đất sau :
Đất lâm nghiệp 11,6 triệu ha, chiếm 35,3%
•
Đất nông nghiệp 9, 4 triệu ha, chiếm 28,6%
•
Đất chuyên dụng 15 triệu ha, chiếm 4,2%
•
Đất ở 5 triệu ha chiếm 1,5%
•
Đất chưa sử dụng 10 triệu ha, chiếm 30,4%
Trong số 33.12 triệu ha đất thì có tới 16.5 triệu ha đất đỏ
vàng (đất feralit), 3.7 triệu ha đất vàng đỏ trên núi 3.2 triệu ha
đất xám bạc màu, 2 triệu ha đất mặn, 1.7 triệu ha đất phèn, 0.5
triệu ha đất cát ven biển, 0.4 triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá, chỉ
có 3,1 triệu ha đất phù sa.
Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển và có ý
nghĩa lớn trong sự phát triển KTXH, sinh thái và MT. Rừng
là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất,
giữ vai trò to lớn đối với con người:
•
Cung cấp nguồn gỗ, củi.
•
Điều hoà khí hậu, tạo ra oxy.
•
Điều hoà nước.
•
Nơi cư trú động của động, thực vật và tàng trữ các nguồn
gen quý hiếm.
Tài nguyên rừng
Tầm quan trọng của rừng đối với đời sống
của con người
•
Rừng với khí quyển : Vai trò quan trọng nhất của rừng đối
với khí quyển là cung cấp oxy, là màng lọc không khí trong
lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi
khuẩn gây hại . Ngoài ra, rừng còn có vai trò quan trọng trong
sự điều hòa khí hậu .Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh
của hành tinh.
•
Rừng đối với đất: tham gia vào quá trình hình thành và phát
triển của đất, ngược lại đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát
triển của rừng. Hệ thống đất-rừng đảm nhiệm chức năng quan
trọng là yếu tố tối cần thiết cho sự sống của con người và các
động vật khác.
•
Rừng đối với mùa màng: có tác động che chắn gió, cường
độ mưa rơi, cường độ dòng chảy, cung cấp chất dinh dưỡng
cho đất làm tăng độ phì của đất.
•
Rừng giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt và lớp khí quyển sát với
tầng đất mặt, điều hòa tiểu khí hậu.
•
Rừng điều hòa nhiệt độ nên làm giảm sự thoát hơi nước của
cây, sự bốc hơi nước của đất và giữ lại nước trong đất giúp
cho sự hòa tan chất dinh dưỡng, nhờ đó mà rễ cây hấp thụ
được dễ dàng.
•
Rừng ngăn chặn được các luồng gió mạnh, chắn rét cho đàn
gia súc, giúp cho cây trồng tránh được sự gãy đổ.
•
Rừng còn cung cấp chất đốt cho việc sấy hoa màu, lương
thực, chế biến thực phẩm…
Hiện trạng của tài nguyên rừng
Hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới:
Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện
tích và trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng
của trái đất thay đổi theo thời gian như sau:
Đầu thế kỷ XX diện tích rừng trên thế giới là 6 tỷ ha
Năm 1958 4,4 tỷ ha
Năm 1973 3,8 tỷ ha
Năm 1995 2,3 tỷ ha
Tốc độ mất rừng hàng nằm của thế giới là 20 triệu ha
Nguyên nhân: mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu
lấy củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng,
phá rừng để trồng cây đặc sản và cây công nghiệp, cháy rừng.
Hiện trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam:
Theo tài liệu của Maurand thì trước năm 1945, Việt Nam có
14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả
nước
Năm 1990 diện tích rừng chỉ còn 28,4%,
Năm 2000 diện tích tăng lên 33,2% (11 triệu ha), trong đó có
8 triệu ha rừng đã được giao cho chủ rừng, mỗi năm vùng
Tây Nguyên mất đi 10.000 ha rừng. Hiện nay mỗi năm chúng
ta trồng được 200.000 ha rừng nhưng diện tích rừng bị mất
khoảng 120.000 - 150.000 ha.
Nguyên nhân : Đốt nương làm rẫy, sống du canh du cư.
Chuyển đất rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh .
Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi của rừng.
Do chiến tranh.
Nạn cháy rừng , khai thác không hợp lý, gây lãng phí.
Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
•
Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng nhất là
rừng nhiệt đới.
•
Đẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về
vai trò của rừng cũng như hậu quả của việc khai thác
rừng bừa bãi.
•
Sử dụng phương pháp nông - lâm kết hợp và lâm -
nông kết hợp.
•
Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia.
Tài nguyên nước
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản
của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt
động kinh tế xã hội của con người.
Tầm quan trọng của nước
•
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả
các sinh vật trên trái đất.
•
Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các
yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo
chính yếu trong cơ thể sinh vật.
•
Nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công
nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công
nghiệp, trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều
hoạt động khác của con người.
•
Nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng
trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất
có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con
người.
Phân bố
•
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất, trong đó có
97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt.
•
Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất thì có khoảng
hơn 3/4 lượng nước con người không sử dụng được vì nó
nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong
khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa. . . chỉ có 0,5% nước
ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và
đang sử dụng.
Các vấn đề về môi trường nước hiện nay
Các vấn đề về MT nước hiện nay liên quan đến tài nguyên
nước quy mô toàn cầu có thể phân ra như sau:
•
Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất
•
Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài
nguyên nước hơn
•
Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt
động của con người
•
Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng
Tình hình khai thác và sử dụng nước
•
Gần ½ dân số đô thị được cấp nước
•
32% dân số nông thôn được cấp nước sạch
•
Nước có xu thế cạn kiệt
•
Nhu cầu sử dụng ngày càng cao
•
Chưa có nhận thức đúng đắn về tài nguyên nước
•
Bất hợp lý trong công tác quy hoạch
Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước
•
Quy hoạch nguồn nước để bảo vệ nước, đưa nước vào sử
dụng hợp lý, khai thác nguồn nước sẵn có để sử dụng hợp lý
và hiệu quả hơn
•
Các chính sách pháp chế và quản lý nước thích hợp
Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
•
Đa dạng sinh học, theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về bảo
tồn thiên nhiên: là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là
hàng triệu loài sinh vật và vi sinh vật, là những gen chứa
đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức tạp
cùng tồn tại trong môi trường.
•
Ở Việt Nam đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao,
2.393 loài thực vật bậc thấp (Viện Sinh thái và tài nguyên
sinh vật). Hệ động vật có 275 loài thú, 830 loài chim, 258
loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 544 loài cá nước ngọt, 2038 loài
cá nước ngọt, hàng chục ngàn động vật không xương sống.