Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH đạo của HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU học PHÚ LONG, THÀNH PHỐ SA đéc, TỈNH ĐỒNG THÁP, năm học 2021 – 2022”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG

“ XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LONG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC,
TỈNH ĐỒNG THÁP, NĂM HỌC 2021 – 2022”

Người thực hiện : LÊ MINH THẮNG
Đơn vị công tác: Tiểu học Phú Long, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn!
Ban lãnh đạo trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành khố học này.
Q thầy, cơ trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức hay, những kinh nghiệm quý báu, thiết thực,
bổ ích trong cơng tác quản lý nhà trường phổ thơng.
Lãnh đạo Phịng giáo dục và Đào tạo Tp Sa Đéc, Ban giám hiệu, quý thầy
cô trường TH Phú Long TP Sa Đéc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi hồn thành bài tiểu luận cũng như hồn thành khố học này.
Sa Đéc, ngày 09 tháng 09năm 2021
Người viết

Lê Minh Thắng




MỤC LỤC

Nội dung
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Lý do pháp lý
1.2. Lý do về lý luận
1.3. Lý do thực tiễn
2. Phân tích tình hình thực tế về việc xây dựng phong cách lãnh
đạo của Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Long
2.1. Khái quát về trường Tiểu học Phú Long
2.2. Phân tích tình hình thực trạng về phong cách lãnh đạo của
Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Long
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới
phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Long
2.4. Những kinh nghiệm thực tế về việc vận dụng phong cách lãnh
đạo trong quản lí nhà trường
3. Kế hoạch hành động để xây dựng phong cách lãnh đạo tối ưu
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
4.2. Kiến nghị


1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do pháp lý

Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay rất cần khả năng lãnh đạo và
hướng dẫn của hiệu Trưởng. Theo quy định, Hiệu trưởng khơng chỉ là người quản
lý mà cịn chịu trách nhiệm cả về chất lượng và hiệu quả giáo dục tại đơn vị mình.

Đây là người có ảnh hưởng lớn đến đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Quản trị hoạt động dạy và học của hiệu trưởng có hiệu quả thì chất lượng
giáo dục tại đơn vị sẽ tăng và ngược lại. Dựa trên điều kiện thực tế của trường học,
hiệu trưởng sẽ là người giám sát việc lên kế hoạch chương trình giảng dạy, giúp
triển khai các hoạt động dạy học, giải pháp quản lý, đánh giá chất lượng giáo dục.
Do đó “Hiệu trưởng được xem như là người thuyền trưởng , dẫn dăt, lèo lái cho cả
con thuyền đi đến đích đã đề ra và là người định hướng cho đội ngũ giáo viên trong
quá trình dạy học để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay”
Thông tư số 14/2018/TT - BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ giáo
dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ
thông (Thông tư này thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu
trưởng trường tiểu học). Tại các điều: quy định về phấm chất chính trị và đạo đức
nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lí nhà
trường. Khi đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng phải khách quan, tồn diện, cơng bằng và
dân chủ. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng trong điều
kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

Điều 11 của Điều lệ Trường Tiểu học (Ban hành kèm theo thông tư số
28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong vai trò quản lý nhà
trường, cụ thể: Xây dựng bộ máy nhà trường; Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng
trường; Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; Thành lập các tổ chuyên mơn, tổ
văn phịng và hội đồng tư vấn trong nhà trường; Quản lý giáo viên, nhân viên; Quản lý
chuyên môn; Phân công công tác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại; Quản lý HS và các hoạt
động của HS do nhà trường tổ chức; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Thực hiện
các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với GV, nhân viên và HS; Tổ chức thực hiện
quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo

1



dục của nhà trường; Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của
ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi
dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của
pháp luật.
Việc hoàn thành các nhiệm vụ và thực hiện được những quyền hạn của người
Hiệu trưởng thì cần địi hỏi người Hiệu trưởng phải tạo cho mình cách thức, phương
pháp làm việc với giáo viên, nhân viên của mình một cách khoa học để tạo được động
lực lao động của tập thể sư phạm nhà trường. Việc làm đó chính là phải xây dựng
phong cách lãnh đạo của người Hiệu trưởng.
1.2. Lý do về lý luận
Qua việc học tập và nghiên cứu chuyên đề 19 về phong cách lãnh đạo trong
chương trình lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Phổ thông, bản thân nhận thức:
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người quản lý, được hình
thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh
đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Trong hai yếu tố trên thì yếu
tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo - đó là những phẩm chất tâm lý cá nhân là yếu
tố tương đối ổn định, cịn yếu tố mơi trường xã hội là yếu tố ln biến động và có tính
chất tình huống. Có nhiều cách phân loại về phong cách lãnh đạo.
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa người quản lý với những người cấp
dưới, Kurt Lewin đã chia ra 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản sau:
+ Phong cách lãnh đạo dân chủ còn được gọi là phong cách lãnh đạo tập thể.
Đây là phong cách lãnh đạo mà trong đó nhà quản lý ra quyết định sau khi bàn bạc,
trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới. Thường sử dụng hình thức động viên,
khuyến khích, khơng địi hỏi cấp dưới phải phục tùng mình một cách tuyệt đối.
Thường thu thập ý kiến của mọi người và thu hút tập thể tham gia vào việc ra quyết
định và thực hiện quyết định. Tạo cho những người thừa hành sự chủ động cần thiết.
Phong cách lãnh đạo dân chủ địi hỏi người quản lý ngồi năng lực chun mơn cần
phải có năng lực tổ chức và sự điềm tĩnh để quan sát, nhận xét sự việc.

+ Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách lãnh đạo mà trong đó nhà quản
lý ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người cấp dưới. Do chỉ chú
trọng về công việc và đặt công việc lên trên hết cho nên người lãnh đạo thường đòi hỏi
người dưới quyền làm việc quá sức, ít tạo điều kiện thuận lợi cho người dưới quyền
thực hiện nhiệm vụ, ít quan tâm đến tâm tư nguyện vọng cũng như đời sống vật chất
và tinh thần của họ.
+ Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà trong đó nhà quản lý sử dụng
rất ít quyền hành, thường cho phép người cấp dưới quyền một sự tự do trong việc

2


quyết định và hồn thành cơng việc theo cách mà họ cho là tốt nhất. Cũng như các
phong cách lãnh đạo khác, phong cách lãnh đạo tự do cần được các nhà quản lý sử
dụng hợp lý trong các hoạt động quản lý của mình.
Tuy nhiên mỗi loại phong cách lãnh đạo cũng đều có những ưu điểm và những
hạn chế nhất định. Vì vậy mỗi loại phong cách lãnh đạo chỉ phát huy được tác dụng
trong những điều kiện và tình huống nhất định. Chẳng hạn với phong cách lãnh đạo
dân chủ thì:
+
Ưu điểm: Khai thác tối đa được các nguồn lực của tập thể; tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cơng của bản thân; hình
thành và phát triển bầu khơng khí tâm lý thoải mái, dễ chịu của tập thể; tạo điều kiện
cho mọi người thề hiện sự gắn bó, đoàn kết, hỗ trợ, tin tưởng lẫn nhau. Quyết định của
người quản lý luôn được mọi người chấp nhận, ủng hộ và làm theo.
+
Khuyết điểm: Kém hiệu quả khi tập thể có trình độ phát triển thấp: các thành
viên chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, chưa thống nhất mục tiêu của tập thể,
chưa ủng hộ người lãnh đạo đơn vị, chưa có sự đồn kết, hỗ trợ nhau trong việc thực
hiện nhiệm vụ chung giữa các thành viên; Kém hiệu quả trong những trường hợp khẩn

cấp đòi hỏi cần có quyết định ngay để giải quyết vấn đề. Ngồi ra, do có sự tham gia
rộng rãi của mọi người cho nên trong một số trường hợp nó sẽ khơng đảm bảo được
tính bí mật của cơng việc lẽ ra cần phải có. Mặt khác, trong nhiều trường hợp nếu
người lãnh đạo thiếu tính quyết đốn sẽ dễ dẫn tới việc theo đuôi cấp dưới, thỏa hiệp
vô nguyên tắc.
Phong cách lãnh đạo độc đoán
+
Ưu điểm: Giải quyết được các trường hợp khẩn cấp đòi hỏi người quản lý
phải có quyết định ngay. Tiết kiệm được thời gian, khơng làm phiền mọi người.
+
Khuyết điểm: Mọi ý kiến góp ý của cấp dưới đều không được người lãnh đạo
quan tâm, họ thường rất hay tự ái và dễ nhạy cảm với thể diện của bản thân và thường có
những phản ứng gay gắt trước những lời chỉ trích, phản bác của những người khác.

Không khai thác tối đa được các nguồn lực của tập thể; không tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cơng của bản thân; khơng
tạo được bầu khơng khí tâm lý thoải mái, dễ chịu của tập thể; không tạo điều kiện cho
mọi người thề hiện sự gắn bó, đồn kết, hỗ trợ, tin tưởng lẫn nhau; Ít được cấp dưới
chấp nhận, đồng tình, thậm chí có thể dẫn đến sự chống đối của một số thành viên,
Phong cách lãnh đạo tự do
+
Ưu điểm: Cho phép người cấp dưới quyền một sự tự do trong việc quyết
định và hoàn thành công việc theo cách mà họ cho là tốt nhất. Người cấp dưới quyền
có điều kiện thể hiện hết tài năng của bản thân nhằm thực hiện tốt công việc được giao,
khơng bị gị bó, ức chế tâm lý khi làm việc.

3


+

Khuyết điểm: Người lãnh đạo không giám sát được người cấp dưới quyền
mình, họ tự do muốn làm gì thì làm mà không cần hỏi ý kiến dẫn đến lâu ngày họ thiếu
đi sự tôn trọng, lấn quyền hạn của người lãnh đạo. Tập thể sẽ rất lộn xộn khó quản lý.
Tuy nhiên, đôi khi tạo ra dân chủ quá trớn, mỗi người một ý kiến không thống nhất
được, dẫn đến không đưa ra được một quyết định nào và mục tiêu chung sẽ khơng
hồn thành.
- Việc xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp với môi trường lãnh đạo sẽ có ý
nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lí của người Hiệu trưởng như sau:
+
Xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển tay nghề,
tinh thần trách nhiệm, tính tự tin, tính năng động tự chủ của giáo viên, nhân viên trong
đơn vị.
+
Tạo bầu khơng khí tâm lý đồn kết, tạo động lực làm việc cho mỗi GV và tập
thể sư phạm.
+Tạo được uy tín cao của người lãnh đạo.
Do đó việc nghiên cứu lý luận để hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Hiệu
trưởng trường Tiểu học Phú Long, xã Tân Phú Đơng, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường trong thời
gian tới.
1.3. Lý do thực tiễn
Trong những năm học qua chất lượng giáo dục luôn duy trì sự ổn định ở mức
độ cao. Giáo viên rất chú tâm đến việc học của học sinh, không để tình trạng học sinh
phải gặp nhiều khó khăn trong học tập, học sinh có vướng mắc gì thì giáo viên kịp thời
có biện pháp khắc phục ngay khơng để tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học. Tuy nhiên
về việc tham gia các phong trào do nhà trường và các cấp tổ chức, một số giáo viên
chưa nhiệt tình tham gia điều đó dẫn đến đạt kết quả khơng cao làm cho phong trào thi
đua của nhà trường không được nổi bậc. Sự sơi nổi nhiệt tình ngày càng giảm đi, nhà
trường khơng đạt được nhiều thành tích thi đua điều đó chưa tương xứng với thực lực
của nhà trường. Điều đó làm cho cơng tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng chưa

đạt hiệu quả như mong muốn của tập thể sư phạm nhà trường. Để khắc phục được
những hạn chế đã nêu thì Hiệu trưởng phải xây dựng được phong cách quản lý khoa
học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Sau khi được nghiên cứu chuyên đề Phong cách lãnh đạo, tôi hiểu được rằng:
Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng
trường Tiểu học Phú Long chính là Hiệu trưởng cịn có một số vụ việc khi giải quyết
chưa có phong cách lãnh đạo khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa
phương. Trong một số trường hợp khi cần phải có một phong cách lãnh đạo dân chủ

4


thì Hiệu trưởng lại vận dụng phong cách tự do; Có những vấn đề cần phong cách lãnh
đạo tự do, phong cách ủy quyền thì Hiệu trưởng lại thực hiện phong cách lãnh đạo độc
đốn. Từ đó hiệu quả cơng tác quản lý cịn hạn chế, đơi lúc chưa tạo được lòng tin của
tập thể sư phạm, một số hoạt động giáo dục chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vì
vậy, để từng bước đưa nhà trường phát triển tốt hơn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tôi quyết định chọn chủ đề tiểu luận: “Xây dựng
phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường tiểu học phú long thành phố Sa Đéc tỉnh
Đồng Tháp năm học 2021- 2022 ” để nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm nhằm khắc
phục những hạn chế đã nêu, từng bước đưa chất lượng hoạt động mọi mặt của Trường
Tiểu học Phú Long phát triển hơn trong tương lai.
2.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LONG, XÃ TÂN PHÚ
ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Khái quát về Trường Tiểu học Phú Long, xã Tân Phú Đông, Thành
phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

- Trường Tiểu học Phú Long được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở cấp1

Tân Phú Đơng năm 1984 có tên là trường Phổ thông cơ sở cấp 1 Phú Long, đến
ngày 19/11/1994 được đổi tên là Trường Tiểu học Phú Long. Trường được xây
dựng mới vào năm 2004, là một trường vùng ven Thành phố Sa Đéc. Tọa lạc trên con
kênh Họa Đồ thuộc ấp Phú Long, xã Tân Phú Đông, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Địa bàn tiếp giáp với các xã bạn như: xã Hòa Thành và Long Thắng thuộc huyện Lai
Vung, xã Tân Phú Trung thuộc huyện Châu Thành.

2
Diện tích khn viên trường là 3.925 m ,với 15 phịng học kiên
cố; có
các phịng chức năng như: Tin học, Anh văn, Thư viện-thiết bị, Y tế, Đoàn - đội,

văn phịng. Năm học 2020-2021 trường có 14 lớp ( học 2 buổi/ngày), tổng số
học sinh toàn trường là 435/226 nữ, chiếm tỷ lệ 52% học sinh toàn trường. Đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 23 người , trong đó hiệu trưởng
01(khuyết 01 phó hiệu trưởng); giáo viên 19; nhân viên 3 (kể cả bảo vệ); Trình
độ chuyên môn 100% đạt chuẩn, 98,4% trên chuẩn, giáo viên bộ mơn có trình độ
chun ngành; các nhân viên được đào tạo và đảm bảo trình độ đào tạo chun
ngành cơng tác 100%. Tỷ lệ giáo viên trẻ cao, năng nổ, nhiệt tình trong giảng
dạy.

5


-

Trường Tiểu học Phú Long có Chi bộ sinh hoạt độc lập hiện nay số

đảng viên là 16 đồng chí đảng viên chính thức; Có tổ chức cơng đồn, Ban
chấp hành gồm có 03 thành viên, hiện nay số cơng đồn viên là 22 người; có

Chi đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường , Tỷ lệ giáo viên
dạy giỏi các cấp, Chiến sĩ thi đua, số lượng học sinh đạt giải cao trong các phong
trào tăng dần theo từng năm học. Đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
-

Đặc điểm nổi bậc của đơn vị: Trường được sự quan tâm của Đảng, chính

quyền các cấp, của các ban ngành, đồn thể địa phương, của Sở, Phịng Giáo dục –
Đào tạo và của Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường. Đội ngũ cơ bản đạt chuẩn về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản phát triển đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo
chương trình giáo dục phổ thong 2018. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đủ phục vụ
cho việc giảng dạy. Số giáo viên giỏi trong năm qua:
+ Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh: 1;
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 3;
+ Giáo viên giỏi cấp thành phố:04.
+ Hội khỏe Phù đổng cấp thành phố: 1giải nhì bóng đá, 1 giải nhất bậc xa
+ Thi hung biện tiếng Anh cấp thành phố: 1 giải ba
+ Thi viết chữ đẹp học sinh cấp thành phố đạt 2 giải ba và 3 giải KK.
+ Chi bộ được xếp loại đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh ”.
+Trường được xếp loại “Tập thể lao động xuất sắc”
+ Cơng đồn được xếp loại “Cơng đồn vững mạnh”
+ Liên đội đạt “vững mạnh”

+ Trường đạt đơn vị văn hoá.
2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Phú Long trong thời gian vừa qua
Trong thời gian vừa qua để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trong nhà
trường Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Long thường giải quyết cơng việc theo

phương thức cấp trên nói cấp dưới phải nghe và thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là
phong cách lãnh đạo độc đốn.
Ví dụ1: Khi phân công bồi dưỡng học sinh tham gia thi các phong trào do cấp
trên tổ chức thì Hiệu trưởng đều chỉ định thẳng giáo viên A, hay giáo viên B bồi

6


dưỡng và huấn luyện chứ không cần hỏi ý kiến của hội đồng sư phạm nhà trường. Hay
chọn người thi giáo viên giỏi cấp thành phố theo đúng là phải thi vịng trường rồi mới
chọn người nhưng Hiệu trưởng khơng làm như vậy mà chọn sẵn người rồi thông báo
lên hội đồng làm như vậy là không phù hợp.Việc làm đó có khi phát huy tác dụng
nhưng cũng có khi làm cho kết quả thi không cao do chỉ định người khơng đúng sở
trường, khơng có chun mơn tốt, khơng có tinh thần cầu tiến.
Điều đó dẫn đến người thì làm nhiều việc, người làm ít việc, người có mối
quan hệ tốt với Hiệu trưởng người thì khơng dẫn đến ganh tị lẫn nhau làm nội bộ mất
đoàn kết, ảnh hưởng đến bầu khơng khí khơng tốt trong tập thể sư phạm của nhà
trường.
Bên cạnh đó Hiệu trường trường Tiểu học Phú Long còn sử dụng phong cách
lãnh đạo dân chủ để giải quyết công việc và đưa ra quyết định quản lý cụ thể.
Ví dụ 2: Khi một vấn đề liên quan đến quyền hạn và lợi ích của tập thể thì Hiệu
trưởng mời hội đồng nhà trường họp để lấy ý kiến tập thể trên nguyên tắc “tập thể lãnh
đạo cá nhân phụ trách” như quá trình tăng thu nhập hằng năm khi hết năm tài chính mà
ngân sách cịn dư một số tiền thì Hiệu trưởng mời hội đồng nhà trường họp để thông
báo trong năm nay trường mình cịn bao nhiêu và cách tính để chia như thế nào để hội
đồng nhà trường biết và xin cho ý kiến phản hồi nếu khơng có ý kiến gì thì biểu quyết
thống nhất. Hay lấy ý kiến đề bạc phó hiệu trưởng trong trường phải được thơng qua
lấy ý kiến hội đồng sư phạm nhà trường, nếu tập thể đồng ý thì mới làm hồ sơ gửi về
trên đề xuất xin ý kiến ở trên bổ nhiệm.
Trong trường hợp khác nữa là khi họp hội đồng xét thi đua cuối năm sau khi

Hiệu trưởng thơng qua quy trình và cách thức xét thi đua như thế nào cho các danh
hiệu thi đua cá nhân, cũng như của tập thể. Hiệu trưởng cho phép tất cả các thành viên
trong hội đồng tự do phát biểu trình bày ý kiến của mình và cuối cùng đi đến biểu
quyết cho từng người không chèn ép hay bên vực ai cả mọi người được xét rất công
bằng không ai phải khiếu nại, buồn phiền gì cả.
Việc làm này đã mang lại một số ưu điểm như tập hợp được ý kiến của nhiều
người khi đưa ra quyết định quản lý trên tinh thần đặt quyền và lợi ích của tập thể lên
trên.
Hình thành và phát triển bầu khơng khí tâm lý thoải mái, dễ chịu của tập thể,
tạo điều kiện cho mọi người thề hiện sự gắn bó, đồn kết, hỗ trợ, tin tưởng lẫn nhau.
Quyết định của người quản lý luôn được mọi người chấp nhận, ủng hộ và làm theo.
Bên cạnh phong cách lãnh đạo độc đốn, dân chủ, đơi khi Hiệu trưởng còn sử
dụng phong cách lãnh đạo tự do trong những trường hợp khác. Việc sử dụng phong
cách này cũng mang lại hiệu quả nhất định trong những tình huống khó khăn.

7


Ví dụ 3: Hiệu trưởng chủ động giao quyền cho giáo viên chủ nhiệm phụ đạo
học sinh cịn khó khăn trong học tập của lớp mình dứt điểm trong tình hình dịch bệnh
covid 19 kéo dài trong năm học . Giáo chủ nhiệm tự do sử dụng tất cả những hình thức
mà mình cảm thấy áp dụng được như để các em tiến bộ thì làm miễn làm sao đạt kết
quả như mong đợi là được và chú ý là không vi phạm dạy thêm học thêm, dạo dức nhà
giáo mà ngành đang cấm là được. Hay giao quyền cho tổ khối chuyên môn tự chọn
nhân sự soạn chuyên đề các giáo dục để hội giảng cấp tổ, cấp trường theo kế hoạch
đầu năm học. Thơng qua đó nhằm phát huy vai trị chủ động của tổ trưởng chun mơn
đối với một lĩnh vực sở trường nào đó của các thành viên trong tổ mình quản lý. Tạo
điều kiện thuận lợi để các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường cùng chia sẽ và
trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường lên
một tầm cao hơn.

2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để hồn thiện phong cách
lãnh đạo của Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Long, xã Tân Phú Đông, Thành
phố Sa Đéc , tỉnh Đồng Tháp
2.3.1. Điểm mạnh
Bản thân được học tập lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do các thầy cô
trường Cán bộ quản lý thành phố Hồ Chí Minh nhiệt tình giảng dạy những kiến thức
hay, bổ ích và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý. Bản thân
hiểu được các loại phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm nhất định và nhược
điểm của từng loại phong cách lãnh đạo. đồng thời hiểu được ý nghĩa của phong cách
lãnh đạo đối với việc nâng cao trình độ tay nghề và tạo nên động lực lao động cho mỗi
giáo viên và tập thể sư phạm.
Bản thân về trường công tác đến nay đã được 14 năm nên cũng phần nào hiểu
được đặc điểm, tính cách, hồn cảnh sống, năng lực công tác của từng giáo viên, nhân
viên trong nhà trường.
2.3.2. Điểm yếu
Bản thân là người sống thiên về mặt tình cảm, ngại va chạm, sợ mất lịng
đồng nghiệp, nhất là đối với những người lớn tuổi.
Công tác quản lý còn rất mới đối với bản thân nên phần nào cũng làm ảnh
hưởng đến phong cách lãnh đạo trong giải quyết công việc.
Việc vận dụng phong cách lãnh đạo thời gian qua đã làm một số giáo viên
mất lòng tin, không hăng hái tham gia các hoạt động của trường.
2.3.3. Cơ hội
Được sự quan tâm của lãnh đạo PGD Thành phố Sa Đéc và Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân xã Tân Phú Đông tạo mọi điều kiện cũng như giúp đỡ kịp thời những lúc gặp
khó khăn trong cơng tác.

8


- Đa số giáo viên đều có trình độ chun mơn tốt, đào tạo trên chuẩn 100%

- Trường chỉ có một điểm nên việc quản lý nhà trường cũng dễ dàng hơn.
- Giáo viên, nhân viên đa số trẻ nhiều nên rất nhiệt tình trong cơng tác.
- Lực lượng giáo viên cốt cán và các tổ trưởng có tinh thần trách nhiệm cao.
2.3.4. Thách thức
Trường thuộc vùng ven nên điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
Học sinh đa số là con em gia đình làm nghề nơng nên cuộc sống cịn nhiều khó khăn,
cha mẹ lo cuộc sống mưu sinh khơng có thời gian để quan tâm đến việc học của con
em mình nên cơng tác phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường cịn bị động điều
đó làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em và làm cho chất lượng giáo dục nhà
trường chưa cao.Công tác xã hội gặp rất nhiều khó khăn từ phía phụ huynh.
Địa bàn rộng tiếp giáp nhiều với các xã thuộc các huyện khác nên việc quản
lý học sinh học để duy trì sỉ số thực hiện tốt công tác phổ cập đúng độ tuổi rất vất vả.
Lực lượng giáo viên chưa ổn định, thường xuyên thay đổi trong công tác nên
việc sắp xếp nhân sự, phát triển chun mơn gặp nhiều khó khăn.
Giáo viên lớn tuổi trình độ tin học cịn hạn chế nên việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến cơng tác chun
mơn.
Giáo viên lớn tuổi trình độ tin học cịn hạn chế nên việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến cơng tác chuyên
môn.
Tuổi tác giáo viên gồm các thành phần già, trung niên, trẻ đều có nên mối
quan hệ khó gần gũi do không tương đồng về quan điểm sống.
Dịch bệnh covid 19 kéo dài ảnh hưởng đến công tác dạy và học của giáo
viên, học sinh trong tình hình mới hiện nay.
2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân về việc vận dụng phong cách lãnh
đạo trong quản lí nhà trường
Sau khi tìm hiểu kĩ và phân loại chính xác từng nhóm người đang ở mức độ
nào thì tơi nhận thấy rằng tập thể nhà trường đang chia ra thành nhiều nhóm người như
tích cực có, khơng nhiệt tình có và có cả nhóm người tiếp thu chậm.
Tơi đã nghiên cứu kĩ lý luận về phong cách lãnh đạo và tìm hiểu nắm rõ tình

hình của từng giáo viên nhân viên trong nhà trường để bản thân sử dụng đúng từng
loại phong cách lãnh đạo cho phù hợp.
Đối với nhóm người tích cực tơi thường áp phong cách lãnh đạo tự do chỉ gợi
ý công việc và giao thẳng nhiệm vụ cho họ làm

9


Đối với nhóm người khơng nhiệt tình tơi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ
để động viên khích lệ phân tích giải thích cho họ hiểu tường tận sự việc để họ hiểu và
thực hiện theo yêu cầu của Hiệu trưởng đưa ra.
Đối với nhóm người tiếp thu chậm tơi áp dụng phong cách lãnh đạo độc đốn
để giải quyết cơng việc Hiệu trưởng cho người kèm cập có kiểm tra giám sát. Chính vì
vậy thời gian qua bản thân Hiệu trưởng sử dụng phong cách lãnh đạo chủ đạo là phong
cách dân chủ đã gặp phải một số vướng mắc, khó khăn nhất định trong q trình quản
lý. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chung của toàn trường. Như vậy
Hiệu trưởng khẳng định việc sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong thời gian qua
là phong cách chủ đạo có những lúc, những trường hợp là chưa phù hợp với môi
trường tập thể sư phạm.
Nhìn chung trong thời gian qua, việc sử dụng phong cách lãnh đạo để quản lí
chưa được linh hoạt. Nhất là việc nắm đặc điểm tâm lý của giáo viên để sử dụng phong
cách lãnh đạo cho phù hợp chưa được quan tâm và áp dụng tốt.
Hoàn thiện phong cách lãnh đạo phù hợp với đặc điểm của bản thân người
Hiệu trưởng: là người nhanh nhẹn, hoạt bát, có trình độ chun mơn nhất định.
- Phong cách lãnh đạo phải phù hợp với môi trường lãnh đạo:
+
Phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm đang ở giai đoạn phân
hóa thành 3 hạng người. Sử dụng phong cách phù hợp với từng hạng người đó (phong
cách tư vấn chỉ dẫn, chỉ dẫn, hỗ trợ). Khi nào trình độ tập thể thay đổi thì phải thay đổi
phong cách lãnh đạo phù hợp.

+
Phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí của giáo viên như theo thâm niên cơng tác,
theo khí chất của từng người hoặc theo giới tính, theo trình độ nghiệp vụ, theo tuổi tác,
theo tính cách.
+ Phù hợp với đặc điểm của tình huống quản lý cụ thể.
3.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LONG, XÃ TÂN PHÚ
ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP. NĂM HỌC 2021-2022

Từ những vấn đề thực tiễn trên là người cán bộ quản lý giáo dục tơi thầy
cần phải có những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của nhà trường để
xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo
dục của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ mới. Trong thời gian tới để tiến tới
phong cách lãnh đạo tối ưu: phong cách lãnh đạo dân chủ, phù hợp với tình
huống quản lý, đặc điểm tâm lý của cán bộ, giáo viên, nhân viên và trình độ
phát triển của tập thể sư phạm, bản thân tôi tiến hành một số nội dung công
việc sau:

10


Dự kiến kế hoạch hành động từ tháng 8/2021 đến tháng 06/2022
Tên
công
việc

1.Nghiên
cứu lý


Hiểu và
nắm rõ ưu,

luận về

nhược

phong

điểm của

cách lãnh

từng loại

đạo

phong cách
lãnh đạo và
điều kiện
áp dụng
của từng
phong cách
lãng đạo
cho phù
hợp.

2. Học
tập


Hiểu rõ
những

những

thành công

kinh

và hạn chế

nghiệm

trong công


hay về

tác quản lý

phong

ở trường

các lãnh

Tiểu học

đạo


rút kinh

trong
công tác

nghiệm để
nâng cao

quản lý.

năng lực

11


quản lý, uy
tín của bản
thân.
3.Tìm

Nắm thơng

hiểu

tin chính

hồn

xác về các


cảnh

đối tượng

sống,

quản lý để

trình độ

lựa chọn

chun

phong cách

mơn,

lãnh đạo

các đặc

cho phù

điểm

hợp.

tâm lý
khác

của cán
bộ giáo
viên.

4.Tìm
hiểu
trình độ

Nhằm xác
định giai
đoạn phát

phát

triển thực


triển

tế của tập

của tập

thể sư

thể sư

phạm để có

phạm


phong cách

nhà
trường.

lãnh đạo
phù hợp.

12


5.Nâng
cao
trình độ
phát
triển
của tập
thể sư
phạm
nhà
trường.

6. Tạo
sự đồng
thuận,
trong
ban
lãnh
đạo.


Tạo điều
kiện cho
tập thể nhà
trường có
cơ hội đi
học tập
kinh
nghiệm,
tập huấn
chun
mơn và
nâng cao
năng lực.

Đạt
sự
thuận,
thống nhất,
đồn
trong
lãnh
nhà
trường.


13


7.Vận

dụng lý
luận
phong
cách

Sử dụng
một cách
linh hoạt
PCLĐ phù
hợp vào

lãnh

từng tình

đạo vào

huống cụ

từng

thể, từng

tình
huống
cụ thể

thành viên
cụ thể
nhằm đem

lại hiệu

quả cao
trong cơng
việc.

8.Tổ
chức sơ,
tổng kết

Nhằm
đánh
ưu, nhược

việc vận
dụng các
phong

điểm. Rút
kinh
nghiệm

cách lãnh

để có


đạo trong

điều


quá trình

chỉnh
thời, hiệu

quản lý.

14


quả
thời
tới

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người quản lý giáo dục
được hình thành trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của nhà
quản lý trong ngành giáo dục với yếu tố môi trường xã hội.
Mối quan hệ giữa hiệu trưởng và tập thể sư phạm nhà trường cần được xây
dựng trên cơ sở tập trung dân chủ: “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Hiệu trưởng
với tập thể sư phạm nhà trường phải thể hiện hiệu trưởng “như thuyền”; giáo viên,
cơng nhân viên “như nước” như thế thì “ thuyền xơ sóng dậy, nước đẩy thuyền lên”,
tạo mơi trường làm việc thân thiện, hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.
Tóm Lại để loại bỏ phong cách lãnh đạo quyết đoán quan liêu, máy móc chuyên
quyền để xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với trình độ phát triển của
tập thể sư phạm, phù hợp đặc điểm tâm lý của nhân viên, phù hợp với tình huống quản
lý cụ thể của Hiệu trưởng là một trong những nhiệm vụ cần thiết nhất trong việc thực
hiện đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục hiện nay theo chương trình giáo dục phổ

thông 2018. Bởi lẽ mọi hoạt động đổi mới đều phải được xuất phát từ vai trò chủ động
của người Hiệu trưởng. Muốn thay đổi một thói quen, một phương pháp hay cách thức
tổ chức nào phải thay đổi đồng bộ từ khâu chỉ đạo, lãnh đạo đến tổ chức triển khai
thực hiện. Vì vậy, để góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý theo
chương trình giáo dục phổ thơng 2018, người Hiệu trưởng phải thực hiện việc đổi mới
bản thân, đổi mới phương pháp quản lý, phải xây dựng cho bản thân những phong
cách lãnh đạo hiệu quả, phù hợp với mọi tình huống để nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường.
Như vậy, phong cách lãnh đạo phù hợp, hiệu quả là một phong cách lãnh đạo
mà ở đó người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn rộng, có năng lực và uy tính cao để tập
hợp trí tuệ của tập thể sư phạm nhà trường, phải biết xây dựng tinh thần đoàn kết trong
nội bộ, phải có trình độ chun mơn giỏi…Thường xuyên theo dõi kiểm tra, giúp đỡ


15


giáo viên, nhân viên, học sinh có hồn cảnh khó khăn để giúp đỡ kịp thời, xây dựng
mối quan hệ gần gũi với Phụ huynh học sinh và các đoàn thể ở địa phương trong công
tác phối hợp. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải có tính quyết đốn thể hiện qua các phẩm
chất dám nghe, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; biết tạo điều kiện thuận lợi
để cấp dưới phát huy hết năng lực, lịng nhiệt tình vào cơng việc, thể hiện sự gắn bó,
đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau, tạo bầu khơng khí tâm lý thoải mái, dễ chịu trong tập thể sư
phạm nhà trường. Đồng thời có các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời,
thích đáng nhằm động viên giáo viên, nhân viên phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh
thần và đời sống.
Người Hiệu trưởng có phong cách lãnh đạo tốt được thể hiện qua sự linh hoạt,
nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình
huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa của nhà trường. Chính
phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, hiệu quả của Hiệu trưởng sẽ làm thúc đẩy

trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên và sự
phát triển của tập thể sư phạm nhà trường. Để có được phong cách lãnh đạo đó, địi hỏi
người Hiệu trưởng không ngừng học tập, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu trong chính q
trình quản lý của minh.
4.2 Kiến nghị
Phòng Giáo dục đào tạo thành phố Sa Đéc cần:
Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ quản lý cho Hiệu trưởng để Hiệu
trưởng thường xuyên cập nhật những kiến thức hay, những kinh nghiệm bổ ích nhằm
phục vụ cho cơng tác quản lý được tốt hơn từ đó góp phần trong việc vận dụng phong
cách lãnh đạo được hoàn thiện hơn.
Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc cần:
-Tổ chức tuyển dụng thường xuyên nhằm bổ sung nhân sự kịp thời đầu năm
học. Trong phân cấp quản lý, mạnh dạn giao quyền tự chủ thật sự cho Hiệu trưởng nhà
trường. đó là quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tổ chức, biên chế, tài chính.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chuyên đề 19: Phong cách lãnh đạo – Trường cán bộ quản lý giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh;
- Thơng tư số 41/2010/TT-BGD ĐT, ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
- Thông tư số 14/2011/TT-BGD ĐT, ngày 8/4/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
- Điều lệ trường Tiểu học, điều 11 (Ban hành theo TT 28 2020 TT-BGDĐT
ngày 4 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo).
- Tiểu luận xây dựng Phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường Tiểu
học trong những khóa học trước.


17


×