Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Học phần địa lý kinh tế thế giới mã học phần – TMA201 tên đề tài địa lý – KINH tế xã hội NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.22 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Học phần: Địa lý kinh tế thế giới – Mã học phần: TMA201
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐỊA LÝ – KINH TẾ - XÃ HỘI NHẬT BẢN
Nhóm số 7 – TMA201(GĐ1–HK2-2122).3
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành Toàn
ThS. Phùng Bảo Ngọc Vân
Hà Nội, tháng 2 năm 2022

download by :


Điểm
Tên thành trung
bình


viên

STT

10
Khắc Hịa
(NT)

1

10

Phương

2

Anh

Việt Ánh

3

10

10

10
Hồng
4
Diệp


8

10

5

Cẩm Ly

10

6

Hà My

10

7

Hồng
Ngọc

Hà Trang 2014110242

3 mục 3.1 và

2
3.2

Làm slide



download by :


DANH SÁCH NHĨM

1

Trần Khắc Hịa

2

Nguyễn Việt Ánh

3
4

Phùng Hà My
Nguyễn Hồng Ngọc

5
6

Kiều Thị Hồng Diệp
Nguyễn Thị Cẩm Ly

7

Nguyễn Phương Anh


8

Đỗ Thị Hà Trang

x

x

x
x

PCCV
STT

DL

1

Trần Khắc Hòa

2

Nguyễn Việt Ánh

3

Phùng Hà My

4


Nguyễn Hồng Ngọc

5

Kiều Thị Hồng Diệp

6

Nguyễn Thị Cẩm Ly

7

Nguyễn Phương Anh

8

Đỗ Thị Hà Trang

NỘP

BÀI
21/2

3


download by :



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.............................................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN.................................................................................................................................................. 7
1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................................. 7
1.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................. 8
1.3. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: DÂN CƯ – XÃ HỘI – CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ............................................. 11
2.1. Dân cư – Xã hội............................................................................................................... 11
2.2. Tôn giáo............................................................................................................................... 12
2.3. Văn hóa................................................................................................................................ 13
2.4. Chính trị............................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: KINH TẾ NHẬT BẢN........................................................................................ 17
3.1. Tổng quan nền kinh tế Nhật Bản................................................................................... 17
3.1.1. Tổng quan nền kinh tế............................................................................................... 17
3.1.2. Chính sách Abenomics......................................................................................... 20
3.2. Các ngành kinh tế............................................................................................................ 22
3.2.1. Nông nghiệp.............................................................................................................. 22
3.2.2. Ngư nghiệp................................................................................................................ 23
3.2.3. Công nghiệp.............................................................................................................. 24
3.2.4. Dịch vụ........................................................................................................................... 25
3.2.5. Giao thông vận tải................................................................................................... 25
3.3. Các vùng kinh tế.............................................................................................................. 26
3.3.1. Vùng Hokkaido......................................................................................................... 26
3.3.2. Vùng Honshu.............................................................................................................. 27
3.3.3. Vùng Kyushu............................................................................................................. 29
3.3.4. Vùng Shikoku............................................................................................................ 30

4


download by :


CHƯƠNG 4: QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN....................31
4.1. Về kinh tế............................................................................................................................. 31
4.2. Về các lĩnh vực khác....................................................................................................... 32
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 33
DANH MỤC THAM KHẢO......................................................................................................... 35

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương
Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Tổng sản phẩm quốc nội
Diễn đàn quốc tế chính thức dành
cho các Nguyên thủ và Thống đốc
ngân hàng trung ương đến từ 19
nền kinh tế hàng đầu trên thế giới
cùng với Liên minh châu Âu (EU)

G20

G7

Diễn đàn của 7 đại cường quốc có
nền kinh tế cơng nghiệp phát triển
với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới bao

gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh,
Pháp, Italya.

Group of Seven

Organization for Economic
OECD

WTO

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Tổ chức Thương mại Thế giới

Word Trade Organization

5

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào,
núi Phú Sĩ, rượu Sake.. mà cịn là cái nơi của một nền văn hóa đặc sắc, đa
dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và một nền khoa học tiên tiến
bậc nhất trên thế giới. Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc
nhất trong khu vực châu Á cũng như trên toàn thế giới. Nhưng trong mắt bạn bè
quốc tế, Nhật Bản không chỉ là một cường quốc kinh tế mà cịn có một nền văn

hóa lâu đời và vô cùng độc đáo. Điều đáng quý là những nét văn hóa truyền
thống đó vẫn được người Nhật trân trọng, giữ gìn qua nhiều thế hệ..
Mặc dù Nhật Bản là một quốc gia nghèo nàn về khoáng sản, diện tích canh tác ít
và do có nhiều núi lửa nên hay xảy ra động đất, lại phải chịu hậu quả to lớn mà chiến
tranh để lại. Thế nhưng Nhật Bản đã tiến hành những cải cách và đạt được nhiều
thành tựu về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục… và trở thành cường quốc công
nghiệp đứng thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Để có thể trở thành một
cường quốc kinh tế, Nhật Bản khơng chỉ nhờ vào những chính sách cải cách đúng đắn
mà phần lớn là do con người Nhật Bản. Họ là những con người thân thiện, nhạy cảm
với nền văn hóa nước ngồi, ham học hỏi và tìm tịi với óc sáng tạo thiên bẩm. Chính
nhờ những đức tính đó mà người Nhật đã xây dựng được một đất nước văn minh,
vươn lên từ đống tro tàn chiến tranh để trở thành một cường quốc hiện đại như ngày
hôm nay, họ là tấm gương sáng để mọi người trên thế giới noi theo.

Nhật Bản tập trung nhiều vào cơng nghệ cao với mục đích đưa nó vào
trong cuộc sống hàng ngày của người dân và cũng đứng đầu trên thế giới về
khoa học cơng nghệ. Ngồi ra ngành đánh bắt thủy hải sản và sản xuất gỗ là
hai ngành phát triển nhất của Nhật Bản. Nhật Bản chia ra 4 vùng kinh tế tương
ứng với bốn đảo lớn, trong đó vùng Honshu có kinh tế phát triển nhất bởi ở đây
tập trung các trung tâm công nghiệp lớn: Tokyo, Yokohama, Kyoto, Osaka,…
Với mong muốn học hỏi và tìm hiểu về địa lý kinh tế một số khu vực trên thế
giới chúng em đã lựa chọn đề tài tiểu luận “ Địa lý - kinh tế - xã hội Nhật Bản” để có
thể tìm hiểu rõ hơn về vị trí địa lý, dân cư xã hội, và tình hình kinh tế của Nhật Bản.

6

download by :


CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI

NGUN THIÊN NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý

Hình 1: Bản đồ quốc gia Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia hải đảo hình vịng cung, nằm ở phía Đơng của châu Á, phía

Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành bao gồm:


Quần đảo Kuril (Chishima).



Quần đảo Nhật Bản.



Quần đảo Ryukyu.



Quần đảo Izu-Ogasawara.

Là một quốc đảo, đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản khá đặc biệt là xung quanh giáp
biển chứ không giáp một quốc gia hoặc lãnh thổ đất liền nào. Các quốc gia lân cận ở vùng
biển giáp Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc. Phía Đơng Hải là Trung

7

download by :



Quốc, Đài Loan, phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Vị trí địa lý Nhật Bản được xác định trên bản đồ vệ tinh như sau:


Điểm cực Đơng: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.



Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.



Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.



Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.

1.2. Điều kiện tự nhiên

* Khí hậu
Nhật Bản cũng có 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đơng như Việt Nam. Do địa
hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến từ Bắc xuống Nam nên khí hậu các vùng phân hóa khá
rõ rệt, cụ thể các vùng phía Bắc có nhiệt độ trung bình thấp hơn hẳn các vùng phía
Nam. Mùa xuân ở Nhật kéo dài từ tháng 3 tới tháng 5, mùa hạ từ tháng 6 tới tháng 8,
mùa thu từ tháng 9 tới tháng 11, và mùa đông từ tháng 12 tới hết tháng 2.
Ở Nhật Bản, nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau lên đến 30 độ.


Vào mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao, những người khơng quen với
khí hậu ở đây có thể cảm thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất
thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường xun thay đổi.


Gió mùa và mưa nhiều.



Có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam: Bắc - Ơn đới gió mùa và Nam - Cận
nhiệt đới gió mùa.
* Địa hình
Nhật Bản là một quần đảo với trên 6800 đảo lớn. nhỏ là những đỉnh của các dãy

núi được nâng lên cạnh bên ngoài thềm lục địa. Khoảng 73% địa núi cao, trong đó phải kể
đến 3 núi nổi tiếng thuộc dãy Alps Nhật Bản là Hinda, Kiso, và Akaishi. Ngoài ra, tại Nhật
Bản chạy dọc từ Bắc vào Nam có 7 vành đai núi lửa trong đó có khoảng 200 núi lửa đang
hoạt động. Nhật Bản có một số núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000
mét. Và ngọn núi cao và nổi tiếng nhất Nhật Bản là núi Phú Sĩ cao 3776 mét. Nhật Bản có
rất ít đồng bằng, chủ yếu là đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Đồng bằng

8

download by :


lớn nhất Nhật Bản là Kanto trên đảo Honshu. Diện tích các cánh đồng được
canh tác chiếm 12,3%, diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm 1,1%. Ngoài ra,
xen lẫn những núi ở Nhật Bản cịn có bồn địa và cao ngun.
* Sơng ngịi



Nhỏ, ngắn và dốc.



Có nhiều suối nước nóng.

* Bờ biển

Dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây
dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các
dịng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....

1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Trên các đảo
Hokkaido và Kyushu có các mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm vào
năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ này khơng hoạt động. Tất cả khống
sản khác, kể cả dầu thơ, đều phải nhập cảng từ nước ngồi.
Tuy nhiên bằng sự tìm tịi để khắc phục nghịch cảnh, Nhật Bản đã bắt đầu
tập trung chú ý đến hai khu vực mang tiềm năng khai thác khổng lồ chính là rừng
và đại dương bao quanh các quần đảo. Hai hạng mục kể trên đã đem đến nguồn
tài nguyên chủ lực đáng kể cho quốc gia này: lâm nghiệp và thủy sản.

* Lâm nghiệp
Mặc dù Nhật Bản có diện tích đất nhỏ, nhưng phần nhiều lại được bao phủ
bởi rừng. Ước tính khoảng 62,8% đất của Nhật là rừng, xếp thứ 4 trên tồn thế
giới. Do có diện tích rừng lớn nên cơ hội xuất khẩu và mở rộng việc làm từ lâm
nghiệp cũng đáng kỳ vọng, nhất là khi nhu cầu thu mua gỗ chất lượng cao đang
tăng, đặc biệt ở các nước trong cùng khu vực như Trung Quốc và Hàn Quốc.


Nắm bắt cơ hội đó, Nhật Bản nhanh chóng xuất khẩu một lượng lớn gỗ
sang các quốc gia không tự đáp ứng đủ bằng nguồn cung trong nước. Chỉ tính
riêng năm 2015, ngành lâm nghiệp Nhật Bản đã sản xuất 20 triệu mét khối gỗ,
thu về khoảng 436 tỷ yên. Lâm nghiệp chính thức chiếm 0,04% GDP cả nước.
9

download by :


Với những con số khả quan như vậy, có thể nói rừng là nguồn tài nguyên
sáng giá của Nhật Bản.
* Thủy sản
Đảo quốc Nhật Bản – từ tên gọi đã giúp phần nào hình dung đất nước này xung
quanh bốn bề đều giáp biển. Với bờ biển trải dài 37.000km, tọa lạc ngay vị trí giao lưu
của các luồng hải lưu lớn, cùng 4,5 triệu km2 lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế lớn
thứ 6 trên thế giới, hoàn tồn khơng ngạc nhiên khi nơi đây phát triển mạnh mẽ ngành
khai thác thủy hải sản. Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với nghề đánh bắt cá và đánh bắt cá
ở biển sâu, thực tế đã đạt đến trình độ chun nghiệp và cơng nghiệp hóa.

Chỉ xét riêng đất nước này đã sở hữu 1.000 xưởng sản xuất chế biến thủy
sản lớn của Châu Á và hơn 2.000 cảng cá bao gồm cả Otaru, Nagasaki, Kushiro và
Abashiri. Hiện nay, mỗi ngày có 500 tàu cá cỡ lớn cùng hơn 2.000 tàu cá cỡ vừa
của Nhật hoạt động trên biển. Chợ cá ở Nhật cũng là một trong những chợ cá bán
buôn sầm uất bậc nhất thế giới, đặc biệt là các sản phẩm cá đông lạnh, cá chế
biến và cá tươi. Những con số đồ sộ này đã lý giải cho sản lượng tiêu thụ thủy hải
sản trong và ngoài nước khổng lồ, chiếm đến 23% tổng GDP.

Tóm lại, bên cạnh rừng gỗ chất lượng, khai thác và chế biến thủy sản,
tiêu biểu là mặt hàng cá biển là những hạng mục nổi bật của kinh tế Nhật Bản.

Tài nguyên thiên nhiên dồi dào chắc chắn là điểm mạnh, hay thậm chí là linh hồn
một quốc gia. Nhật Bản tuy khơng được đánh giá là có vạch xuất phát vững chắc, nhưng

ý thức lao động sáng tạo và tận dụng hiệu quả những gì có trong tay đã giúp quốc gia này
điều chỉnh hạn chế, thậm chí góp phần thúc đẩy tích cực cho sự phát triển nước nhà.

10

download by :


CHƯƠNG 2: DÂN CƯ – XÃ HỘI – CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
2.1. Dân cư – Xã hội
Dân số hiện tại của Nhật Bản là 125.763.033 người theo số liệu được ghi nhận
vào ngày 11/02/2022 từ Liên hợp quốc. Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,59% dân số thế
giới. Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước
và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 345 người/km 2. 91,87% dân số sống
tại thành thị. Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 49,2 tuổi. Người Nhật là một trong
những nước mà người dân có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Theo thống kế năm
2020 thì tuổi thọ của nữ giới người Nhật là 87,8 tuổi và của nam giới là 81,7 tuổi.

Hình 2 : Biểu đồ dân số Nhật Bản qua các năm 1950-2020
Dân số Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập
trung đơng nhất ở khu vực vành đai Thái Bình Dương. Ở Nhật, những vùng
đồng bằng lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya có đơng dân cư sinh sống, ngược lại
những vùng nông thôn hay vùng đồi núi, gần núi, các đảo xa xơi rất ít người
sinh sống. Đặc biệt ở vùng đồi núi Đơng Bắc hay vùng Chugoku, Shikoku giảm
hóa dân số (người sinh sống trở nên ít đi) đang là một vấn đề.
Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề về xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực
lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như là vấn đề lương

hưu. Do các vấn đề về kinh tế và xã hội, nhiều người trẻ Nhật Bản hiện nay có xu
hướng khơng kết hơn hoặc sinh con khi trưởng thành vì nhiều lý do như cơng việc, tính
tình độc lập hoặc do nhu cầu hưởng thụ của bản thân, khiến tỷ suất sinh đẻ đang giảm
mạnh. Cơ cấu dân số Nhật Bản đang dần hướng đến tình trạng già hóa.

11

download by :


Trong nhiều năm qua, nhiều biện pháp đã được Nhật Bản áp dụng để gia
tăng tỷ lệ sinh như giáo dục miễn phí cho trẻ em hoặc mở thêm nhiều trường mẫu
giáo và các trung tâm trông giữ trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm, dẫn tới
lực lượng lao động bị thu hẹp. Năm ngoái, tỷ lệ việc làm so với người tìm việc là
161 trên 100. Gần đây, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thơng qua
đạo luật cho phép nhiều cơng nhân nước ngồi được gia nhập lực lượng lao động
nước này hơn. Một số lao động được phép ở lại làm việc lâu hơn, lên tới 5 năm.
Hồi tháng 4, Nhật Bản chấp nhận 40.000 cơng nhân nước ngồi trong 14 lĩnh vực
thiếu lao động trầm trọng như y tá, công nghệ thông tin, nơng nghiệp và xây dựng.

Hình 3: Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Nhật Bản 1950-2020
Ngày nay ở Nhật, thanh thiếu niên (dưới 14 tuổi) ít đi, người cao niên (trên 65 tuổi)
thì tăng lên. Lão hóa và giảm sinh con đang là một trong những vấn đề lớn của xã hội Nhật
Bản. Đặc biệt tại những vùng mà người trẻ rời bỏ thành phố lớn (Tokyo, Osaka, Nagoya) tỉ
lệ người cao niên đang trở thành vấn đề của xã hội. Nếu việc giảm sinh con cứ tiếp tục
diễn ra, người lao động trong tương lai sẽ ít đi gây ảnh hưởng ít nhiều tới nền kinh tế của
Nhật Bản. Theo đó tỷ lệ dân cư 65 tuổi trở lên chiếm đến 19,2% vào năm 2005, đến năm
2020 tăng lên thành 22,9%. Trong khi đó, tỷ lệ dân cư dưới 14 tuổi năm 2005 chiếm 13,9%
đến năm 2020 giảm cịn 13,1%. Theo như dự đốn của chính phủ Nhật thì tỷ lệ người cao
tuổi tại đất nước này sẽ lên tới 40% trước 2050.


2.2. Tôn giáo
Nhật Bản là nước có nhiều tơn giáo. Thần đạo, tơn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản là
sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đơng Á. Thần đạo có các vị thần được

12

download by :


gọi là “kami” có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hơn nhân.
Ngồi ra, Phật giáo và Nho giáo là hai đạo giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến
việc hình thành tư tưởng của người Nhật. Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc
tôn trọng cha mẹ, người bề trên, và các quan lại là điều rất có lợi cho giai cấp
thống trị... là việc cần thiết, là nền tảng đạo đức của người Nhật. Tư tưởng này đã
góp phần tạo nên sự thống trị của các võ sĩ đạo (samurai) và cho đến thời Minh Trị
thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai
trị quan trọng trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại.

2.3. Văn hóa
Khơng phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có thể trở thành một siêu cường quốc với
nền kinh tế, công nghệ kỹ thuật,... phát triển hàng đầu thế giới từ một nước thất bại
trong chiến tranh thế giới thứ hai và hằng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai xảy ra.
Chính những yếu tố về mặt văn hóa bên trong con người nơi đây là sự bền bỉ, kiên
cường, tinh thần đoàn kết và những phong tục tập quán như những món ăn tinh thần
thúc đẩy họ thay đổi, vươn lên. Những nét văn hóa đặc trưng ở Nhật Bản:

*Tinh thần võ sĩ đạo
Xuất phát từ những khăn, thử thách mà người Nhật Bản phải hứng chịu, tinh
thần võ sĩ đạo tượng trưng cho sự nghị lực, kiên cường. Điều kiện để trở thành võ sĩ

đạo là phải hội tụ đủ 3 yếu tố danh dự, can đảm và trung thành. Người võ sĩ đạo phải
giữ gìn các yếu tố này một cách tuyệt đối. Theo đúng tinh thần của Thần Đạo, từ nhỏ
họ đã được tập luyện kiếm, bắn cung, thực hành trà đạo, học cả thi ca và hội họa.
* Lễ nghi và phong tục Nhật Bản.

Trong những ngày lễ truyền thống, người Nhật Bản thực hiện những nghi lễ
và phong tục độc đáo. Chính những nghi lễ và phong tục này hình thành nên nền
văn hóa đặc sắc mang đậm màu sắc riêng của đất nước, con người Nhật Bản.
* Văn hóa giao tiếp

Đặc trưng chủ yếu trong con người Nhật Bản là họ có tính cách ơn hịa,
khơng thích sự ồn ào, đối đầu nên trong văn hóa giao tiếp họ ln hướng đến
sự nhã nhặn, có phép tắc, kính trên nhường dưới.
13

download by :


Trước tiên trong văn hóa cúi chào, tùy vào vị thế của bản thân với người
đối diện mà người Nhật sử dụng 3 kiểu chào. Đối với cấp trên hoặc người lớn
tuổi thì cúi chào sâu 90 độ, với bạn bè hoặc những người cùng vị thế thường
cúi chào 30 độ, còn đối với những người nhỏ hơn là 15 độ.
Hướng đến sự nhã nhặn, người Nhật thường tránh tranh cãi và từ chối trực tiếp. Họ
sẽ tìm cách nói những lời né tránh hoặc đưa ra ngôn ngữ cơ thể để đối phương có thể
hiểu được, khơng chỉ trích, ngắt lời hay đưa người khác vào thế bất tiện.

Ngoài ra, người Nhật sử dụng lời xin lỗi và cảm ơn rất phổ biến để thể
hiện sự tôn trọng và khiêm tốn cho dù rằng họ khơng làm gì có lỗi hoặc khơng
nhận được điều gì lớn lao từ người khác.
* Rượu Sake


Rượu Sake từ lâu đã trở thành đồ uống quốc hồn của Nhật Bản. Gạo là
nguyên liệu chính sau khi qua nhiều công đoạn lên men, ủ,... trở thành loại
rượu truyền thống đặc trưng. Rượu sake có rất nhiều loại khác nhau, có thể
thưởng thức lạnh, ấm hay nóng tùy theo sở thích hay theo mùa, vùng miền.
* Trà đạo
Trà đạo là hình thức bao gồm chuẩn bị và thưởng thức trà trong một
phòng trà truyền thống dưới sàn trải chiếu. Mục đích của trà đạo là thể hiện sự
hiếu khách của chủ nhà trong một không gian nhẹ nhàng, ấm cúng. Ngày nay,
trà đạo đã phát triển thành một trải nghiệm mà khách du lịch có thể tham gia.
* Kimono
Nói về trang phục ở Nhật thì chắc chắn là nói về Kimono. Có nhiều loại kimono
khác nhau cho các dịp và mùa khác nhau, bao gồm cho cả nam nữ trong tất cả các độ
tuổi. Không chỉ được nhìn thấy trong các lễ hội hay dịp lễ quan trọng, hình ảnh Kimono
cũng gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ Nhật Bản.

2.4. Chính trị
Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị Nhật Bản hiện tại được hình thành từ sau
Chiến tranh Thế giới thứ 2, dựa trên chế độ lưỡng viện đa đảng, là một chính phủ Qn
chủ lập hiến, trong đó quyền lực chính trị được chia thành ba nhánh: hành pháp, lập

14

download by :


pháp và tư pháp. Mặc dù ở Nhật Bản vẫn cịn duy trì chế độ Thiên hồng, nhưng
Thiên hồng khơng can dự vào các cơng việc liên quan đến chính trị của đất nước.

Cơ quan lập pháp của Nhật Bản là Quốc hội gồm:

- Chúng nghị viện (Chúng viện, Hạ viện)
- Tham nghị viện (Tham viện, Thượng viện)

Quốc hội Nhật Bản có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, thơng thường là đại biểu
của chính đảng hoặc liên minh chính đảng thắng cử. Thủ tướng có quyền giải tán
Hạ viện. Mặc dù là chế độ đa đảng nhưng trên thực tế, hệ thống chính trị Nhật Bản
đã tồn tại theo cách thức chưa được biết đến trong các nền dân chủ ở Châu Âu và
Bắc Mỹ, đó là sự thống trị của một đảng – Đảng Dân chủ Tự do.
Hạ viện do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm, số lượng đại biểu
không cố định. Các ứng cử viên bầu vào Hạ viện phải từ 25 tuổi trở lên. Hạ viện có
thể bị giải tán trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Hạ viện có quyền thành lập và bãi nhiệm
Chính phủ. Thành viên Thượng viện có nhiệm kỳ là 6 năm nhưng cứ mỗi 3 năm thì
sẽ được bầu lại một nửa số thành viên. Các ứng cử viên để bầu vào Thượng viện
phải trên 30 tuổi. Thượng viên không bị giải thể như Hạ viện. Cả Hạ viện và
Thượng viện đều có quyền lực như nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt, quyết định của Hạ viện sẽ cao hơn quyết định của Thượng viện.

Cơ quan hành pháp của Nhật Bản là Nội các: Nội các là cơ quan có
quyền hành pháp, bao gồm Văn phịng Nội các và 11 Bộ. Nội các bao gồm Thủ
tướng và 17 thành viên là Bộ trưởng hoặc có chức danh ngang Bộ trưởng (bao
gồm Chánh Văn phòng Nội các). Ngồi ra, Nội các cịn cịn có Hội đồng Kiểm
tốn, có chức năng kiểm tốn báo cáo quyết tốn của Nhà nước.
Cơ quan tư pháp của Nhật Bản bao gồm Tịa án Tối cao (và các tồ án cấp dưới
như các Toà án Dân sự Tối cao, các Toà án Khu vực, Tồ án Gia đình và Tồ án sơ thẩm)
nắm tồn bộ quyền tư pháp. Khơng có tồ án đặc biệt nào có thể được thành lập, và khơng
có cơ quan nào của nhánh Hành pháp có thể có quyền Tư pháp cuối cùng.

Đặc trưng Chế độ chính trị Nhật Bản:
- Quốc hội có rất ít quyền hành thực sự; theo truyền thống, các phe phái trong Đảng
Dân chủ Tự do có tầm quan trọng hơn các đảng chính trị khác; Các cuộc họp Nội các


15

download by :


thường là ngắn gọn và chủ yếu là nghi lễ.
- Sự thống trị của Đảng Dân chủ Tự do trong hệ thống chính trị của Nhật Bản đã

định hình sâu sắc bản chất chính trị ở đất nước này so với các nền dân chủ khác.
Vì đảng nắm quyền hầu như không thay đổi nên các cuộc xung đột, thường rất gay
gắt, đã xảy ra chủ yếu trong LDP hơn là giữa các đảng chính trị khác.

16

download by :


CHƯƠNG 3: KINH TẾ NHẬT BẢN
3.1. Tổng quan nề n kinh tế Nhật Bản
3.1.1. Tổng quan nề n kinh tế
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, Nhật
Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn
sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70.

Đơn vị tiền tệ
Tổng sản phẩm quốc nội
Tăng trưởng GDP
GDP bình quân đầu người
Lạm phát

Tỷ lệ thất nghiệp
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là
nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua
tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trong số các nước
phát triển. Nhật Bản là thành viên của APEC, WTO, CPTPP, OECD, G7, G20 và
một số tổ chức khác. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo
sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đơ la Mỹ (2020).
Nhật Bản từng là quốc gia có số tài sản và sự giàu có thứ hai thế giới chỉ sau Hoa
Kỳ, tuy nhiên cho đến năm 2015 đã bị Trung Quốc vượt qua ở cả 2 chỉ tiêu kinh tế này.
Nhật Bản cũng từng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới về GDP danh nghĩa chỉ đứng sau Hoa
Kỳ nhưng lại để Trung Quốc vượt qua vào năm 2010. Ngành sản xuất của Nhật Bản trước
đây cũng từng xếp ở vị trí thứ hai thế giới (thậm chí từng suýt vượt qua cả Hoa Kỳ vào
năm 1995), nhưng lại một lần nữa Trung Quốc nổi lên và vượt qua Nhật

17

download by :


Bản vào năm 2007 và thậm chí là vượt qua cả Mỹ vào năm 2010. Do đó mà
Nhật Bản ngày nay là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới xếp sau
Trung quốc và Hoa Kỳ.
Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản đã tạo ra một
thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ hay cịn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất
mát kéo dài trong một khoảng thời gian là 20 năm. Từ năm 1995 đến 2007, GDP danh
nghĩa đã giảm từ 5.330 tỷ Đô la Mỹ xuống còn 4.360 tỷ. Vào đầu những năm 2000,
Ngân hàng Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế thơng qua
một chính sách mới về nới lỏng định lượng. Mặc dù vậy mức nợ vẫn tiếp tục tăng do
sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu giai đoạn 2007-2008, trận
động đất ở Tōhoku vào năm 2011 và đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019.

Hậu quả là tính đến cuối năm 2020, Nhật Bản có mức nợ cơng cao hơn đáng kể so với
bất kỳ quốc gia phát triển nào khác với mức 266% GDP. Các khoản nợ này chủ yếu là
đến từ trong nước với 45% được nắm giữ bởi Ngân hàng Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật
Bản phải đối mặt với những thách thức đáng kể do dân số già và đang có xu hướng
giảm, dân số của quốc gia này từng đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2010 và giảm
xuống còn 125,9 triệu người vào năm 2020. Các dự báo cho thấy dân số sẽ còn tiếp
tục giảm và thậm chí là có khả năng giảm xuống dưới 100 triệu vào cuối thế kỷ 21.
Đến năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid, khi Nhật Bản phải ban hành lệnh
đóng cửa tồn quốc nhiều lần, nền kinh tế của đất nước này cũng chịu ảnh hướng lớn.
Theo như văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, trong quý II/2020, GDP tính theo năm
giảm 27,8% so với quý trước theo giá trị thực. Mức giảm này đã vượt xa mức sụt giảm
mạnh nhất trước đó là 17,8% vào quý I/2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Nói
cách khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, GDP Nhật Bản giảm mạnh nhất trong vòng
40 năm. Theo dữ liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất trong nước cũng đã giảm 7,8% trong quý II/2020.

Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm
mạnh là do dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng cho nhiều doanh
nghiệp Nhật Bản, đồng thời khiến nhu cầu bên ngoài sụt giảm mạnh, trong khi các biện
pháp mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng, trong đó có việc ban bố tình trạng khẩn cấp đã
khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước bị đình trệ.

18

download by :


Dịch bệnh không chỉ hạn chế thương mại giữa Nhật Bản và các nước mà còn gây
gián đoạn các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của
nhiều doanh nghiệp. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 18,5% trong quý II/2020.

Nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm như ô tô và phụ tùng ô tô cũng sụt giảm do
ảnh hưởng từ các biện pháp phong tỏa. Trong báo cáo theo quý được Văn phòng
Nội các Nhật Bản đưa ra, tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP nền kinh tế
Nhật Bản, giảm 8,2% trong quý II/2020 so với quý trước đó do việc chi tiêu dành
cho các hoạt động như du lịch, ăn uống và mua sắm giảm đáng kể trong bối cảnh
người dân được yêu cầu ở nhà do lệnh giãn cách xã hội.
Đồng thời, việc Thế vận hội mùa hè tại Tokyo - sự kiện thể thao mùa hè lớn
nhất thế giới của năm 2020 được thống nhất sẽ lùi lại vào hè năm 2021, nhằm đảm
bảo an toàn cho các vận động viên, nhà tổ chức, đã gây ra tổng thiệt hại tài chính cho
Nhật Bản lên tới 600 tỷ đến 700 tỷ yên (5,42 tỷ đến 6,32 tỷ USD). Tác động này sẽ bao
trùm lên toàn bộ nước Nhật, kể cả các cơng ty, tập đồn trước đó đã đầu tư vào sự
kiện này cũng khơng tránh khỏi tổn thất nặng nề. Theo ước tính từ ban tổ chức Thế
vận hội Tokyo 2020, ngân sách mà Nhật Bản bỏ ra cho sự kiện này lên tới 1,35 nghìn
tỷ n, đó là chưa bao gồm các chi phí phát sinh khác, như việc Nhật Bản chuyển địa
điểm thi đấu của môn marathon từ Tokyo sang Sapporo vào tháng 10/2019 cũng tiêu
tốn của nước này gần 30 triệu USD. Trước đó, Olympic Tokyo được dự đốn sẽ là một
cú hích đối với nền kinh tế Nhật Bản trong năm nay. Các chuyên gia kỳ vọng rằng Thế
vận hội sẽ thúc đẩy GDP của nước này lên trên dưới 2 nghìn tỷ n. Tuy nhiên việc trì
hỗn một năm khiến cho hiệu ứng thúc đẩy này cũng sẽ theo đó mà biến mất.
Sang đến năm 2021, bất chấp việc Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba
ở 10 tỉnh, thành trong gần 2 tháng, trong quý II/2021, nền kinh tế Nhật bản bất ngờ tăng
trưởng trở lại. Quý I/2021, GDP thực tế của Nhật Bản giảm tới 3,9% so với cùng kỳ năm
ngoái và giảm 1% so với quý trước đó do ảnh hưởng của việc ban bố tình trạng khẩn cấp
lần thứ hai. Vì vậy, việc GDP thực tế quý II/2021 tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái và
tăng 0,3% so với quý trước đó là một điều khá ngạc nhiên, nhất là khi phạm vi áp dụng của
tình trạng khẩn cấp lần thứ ba chiếm khoảng 50% quy mô của nền kinh tế và hơn 40% dân
số của nước này. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh
tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng trở lại sau khi tăng trưởng

19


download by :


âm trong quý I là do sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng
cá nhân. Trong quý II/2021, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 2,9%, trong khi chi tiêu dùng cá
nhân tăng 0,8%. Đây là quý thứ tư liên tiếp, xuất khẩu của nước này tăng, nhưng là quý
đầu tiên chi tiêu dùng cá nhân phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, đầu tư của khối doanh nghiệp
và đầu tư vào nhà ở của người dân cũng tăng lần lượt là 1,7% và 2,1%.

Tuy nhiên, ngày 15/11/2021, tức quý III/2021, Văn phòng Nội các Nhật
Bản thông báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý III/2021
giảm khoảng 0,8% so với quý trước đó và 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các
nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản bị tăng trưởng âm là
từ tác động tiêu cực của việc ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 cũng như sự
sụt giảm về doanh số bán xe ơ tơ do tình trạng thiếu hụt chíp bán dẫn và các
linh kiện khác trên toàn cầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trong quý III, Nhật Bản đã phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 5 của dịch
COVID-19 với số ca nhiễm mới liên tục tăng. Ngày 8/7, Chính phủ Nhật Bản đã phải
ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 ở thủ đô Tokyo ngay trước thềm lễ khai mạc
Olympic Tokyo. Sau đó tình trạng khẩn cấp đã liên tục được mở rộng phạm vi áp dụng
ở nhiều tỉnh thành. Chịu ảnh hưởng của tình trạng khẩn cấp, mức tiêu dùng cá

nhân trong quý trên đã giảm 1,1% do chi tiêu cho các dịch vụ như nhà hàng,
khách sạn và du lịch giảm mạnh.
Trong khi đó, các hãng chế tạo ơ tơ của Nhật Bản đã buộc phải cắt giảm sản lượng
vì nguồn cung ứng chíp bán dẫn và linh kiện bị hạn chế do sự gián đoạn của các chuỗi
cung ứng ở Đông Nam Á. Điều này đã khiến cho đầu tư vào hoạt động kinh doanh và kim
ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm với mức tương ứng là 3,8% và 2,1%.


Cũng theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý III/2021, GDP danh
nghĩa của nước này giảm với tốc độ chậm hơn, ở mức 0,6% so với quý trước
và 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc tăng trưởng âm trong quý trên,
nhiều khả năng GDP của Nhật Bản sẽ không thể hồi phục ở mức trước đại dịch
COVID-19 như kỳ vọng của chính phủ nước này vào cuối năm nay.
3.1.2. Chính sách Abenomics
Giai đoạn 1990 - 2012, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng tiệm cận mức 0 trong vòng

20

download by :


2 thập kỷ, chi tiêu tiêu dùng đình trệ do giảm phát và sự già hóa dân số thúc đẩy xu
hướng tiết kiệm ở người dân. Thảm họa động đất năm 2011 cùng những hệ lụy kéo dài
sau đó, cộng thêm khoản nợ công khổng lồ từ các đời Thủ tướng trước đã gây sức ép
nặng nề lên nền kinh tế Nhật Bản. Trong lĩnh vực tiền tệ, đồng Yên mạnh dẫn đến xuất
khẩu suy giảm. Trên thị trường lao động, tỷ lệ lao động nữ giới thấp, tỷ lệ thất nghiệp
cao, nhiều ngành chứng kiến lực lượng lao động giảm mạnh. Chính sách Abenomics
năm 2013 đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản. Abenomics là cách gọi chương trình
kinh tế đa hướng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thuật ngữ Abenomics là sự kết
hợp giữa “Abe” là họ của Thủ tướng Nhật Bản và từ “economics”. Nội dung của chính
sách Abenomics là tập hợp các cải cách tiền tệ, tài chính, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng và đưa Nhật Bản thốt khỏi tình trạng giảm phát kéo dài trong nhiều thập kỷ
qua. Bao gồm các nhóm chính sách:
Chính sách nới lỏng tiền tệ: Đây là chính sách thực hiện giảm lãi suất thực
được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng nhằm nới lỏng tiền tệ, hạ giá
đồng Yên, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng
khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Nhật Bản trên thị trường nước ngồi.


Kích thích chi tiêu: Đẩy mạnh đầu tư cho cơng trình cơng cộng, nắm giữ
dài hạn trái phiếu chính phủ, tăng cường chi tiêu cho trợ cấp xã hội, tăng ngân
sách tài khóa lên 5,3 nghìn tỷ n năm 2013.
Cải cách cơ cấu nền kinh tế: Chính phủ muốn thực hiện tái cấu trúc nền
kinh tế thông qua tăng cường quản trị doanh nghiệp, cải cách thuế, khuyến
khích lao động nữ, thực hiện cuộc cách mạng robot,…với mục tiêu tạo sự phát
triển bền vững cho nền kinh tế.
*Nhận xét chính sách Abenomics:
Chính sách cải cách kinh tế Abenomics do ông Shinzo Abe khởi xướng đã chấm
dứt thời kỳ giảm phát kéo dài nhiều thập niên của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Từ cuối
năm 2012, đầu năm 2013, ơng Shinzo Abe nhanh chóng đạt được thỏa thuận nới lỏng
chính sách tiền tệ chưa từng có với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), đưa lãi suất
xuống mức âm nhằm giảm chi phí cho vay, thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và đầu tư kinh
doanh, đồng thời đẩy lạm phát lên mức mục tiêu 2%. Nhờ đó, nền kinh tế Nhật

21

download by :


Bản chứng kiến tăng trưởng trong 71 tháng liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp giảm
xuống mức dưới 3%, thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ.
Bước sang đầu năm 2018, giá cổ phiếu đã lên đến mức 24.000 Yên lần đầu tiên
trong khoảng 26 năm, dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát càng rõ nét. Hoạt động của
các doanh nghiệp phục hồi, tỷ lệ lợi nhuận thông thường trong ngành công nghiệp sản xuất
từ 4,6% tăng lên 8,9%, số doanh nghiệp phá sản đã giảm 30,3% so với năm 2012.

Abenomics góp phần quan trọng vào hạ giá đồng Yên trên thị trường hối
đối và kích thích xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định. Trong quý
I/2013, tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng 1,3%, lớn hơn rất nhiều so với con số

âm 0,115% năm 2011 cùng quý.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách Abenomics vẫn đang gặp
khơng ít khó khăn, thách thức. Cụ thể là “bài toán” giải quyết việc làm cho người lao
động vẫn chưa được giải quyết triệt để trong ngắn hạn. Chính phủ Nhật Bản đang
đứng trước sức ép phải đảm bảo mức sống ổn định cho người dân, giảm bớt những
tác động tiêu cực đến nền kinh tế do mục tiêu theo đuổi lạm phát của nước này. Chi
phí sản xuất đầu tư có xu hướng tăng lên do việc đồng Yên yếu đi, những lợi thế trong
xuất khẩu có thể bị mất đi nếu không hạn chế được mức tăng của chi phí sản xuất; nợ
cơng ngày càng tăng. Nhật Bản hiện có số nợ cơng cao nhất thế giới. Mặc dù nền kinh
tế Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể từ khi áp dụng chính sách Abenomics, nhưng
tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này vẫn chưa bền vững. Điều này cho thấy, sự
hạn chế của tính thiếu bền vững trong thực thi chính sách Abenomics.

3.2. Các ngành kinh tế
3.2.1. Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp ở Nhật Bản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP (1,2%)
và chỉ sử dụng 3,4% lực lượng lao động.
Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần
lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đơ thị hay cho mục đích
cơng nghiệp nên diện tích đất nơng nghiệp ít, chỉ 13,3% diện tích đất đai được
dùng cho canh tác. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh
tác lúa nước. Nông nghiệp Nhật Bản gắn liền với khoa học kỹ thuật.
22

download by :


Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người
Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều
loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng

được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc
thang trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp
nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.

Phân loại nơng nghiệp:


Trồng trọt (lúa gạo, chè, dâu tằm...).



Chăn ni (bị, lợn, gà...).



Đánh bắt hải sản (cá thu, tơm...).



Ni trồng hải sản (tơm, rau câu, trai lấy ngọc...) được chú trọng.

3.2.2. Ngư nghiệp
Nhờ có vùng biển rộng lớn, quốc gia này là một trong những nhà sản xuất
các sản phẩm đánh bắt cá lớn nhất thế giới. Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản
đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu
thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật
Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng
kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.
Nhật Bản nằm giữa biển khơi và cá là thành phần quan trọng trong bữa ăn của
người Nhật (mỗi người trung bình ăn 37,9 kg cá/1năm) nên ngư nghiệp của Nhật Bản

cũng phát triển nhất thế giới. Năm 1996 Nhật Bản có 378.431 thuyền cá được đăng ký.
Sản lượng đánh bắt hàng năm lúc cao nhất tới 12 triệu tấn, nay cịn khoảng hơn 6
triệu tấn gồm: cá, tơm, cua, sị hến… ngồi ra cịn khoảng 1,4 triệu tấn nữa được thu
hoạch từ các trại nuôi thả đặc biệt với chừng 100 loài. Tuy vậy Nhật Bản vẫn phải nhập
khẩu trên 40% lượng cá tiêu thụ hàng năm. Phạm vi hoạt động của tàu cá Nhật Bản
những năm gần đây bị thu hẹp đáng kể do các nước thực hiện chủ quyền kinh tế trên
biển. Việc Nhật đánh bắt nhiều cá voi, nói là để nghiên cứu khoa học, cũng bị các tổ
chức bảo vệ môi trường và nhiều quốc gia phản đối.

23

download by :


×