Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN môn kinh tế chính trị mác – lênin tên đề tài lợi ích kinh tế và đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.07 KB, 14 trang )

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Đại học Ngoại Thương
-----

-----

TIỂU LUẬN
Mơn Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Tên đề tài: Lợi ích kinh tế và đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát
triển ở Việt Nam

Họ và tên: Vũ Ngọc Nhật Minh
Lớp: TRI115E
MSV: 2111510056
SBD: 61
Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh

download by :


MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương I: Lý luận về lợi ích kinh tế và vai trò của lợi ích kinh tế trong phát triển
4
1. Khái niệm và bản chất của lợi ích kinh tế 4
2. Vai trị của lợi ích kinh tế
3. Các nhân tố ảnh hưởng
Chương II: Quan hệ lợi ích kinh té trong nền kinh tế thị trường 7
1. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế 7
2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế 7


Chương III: Đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển tại Việt
Nam 9
1. Quan niệm về sự hài hòa của những lợi ích kinh tế
2. Phương pháp đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích tại Việt Nam
Kết luận

11

Tài liệu tham khảo 11

2

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển dựa trên mơ hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc vận hành với các quy luật của
thị trường, nền kinh tế Việt Nam còn hướng tới tạo dựng nên xã hội có dân chủ, văn
minh, cơng bằng, dân giàu và nước mạnh. Là một sản phẩm trực tiếp của thời kỳ Đổi
Mới, nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đã liên tục phát triển, biến đổi và thích nghi
với sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sự phát triển với
những định hướng rõ ràng luôn là mục tiêu của nền kinh tế và của Nhà nước Việt Nam,
và một đặc trưng cơ bản tác động trực tiếp đến sự phát triển trong nền kinh tế thị trường
là lợi ích kinh tế.
Khi nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, ta cần phải hiểu rõ về lợi ích kinh tế và vai trị của nó là một động lực thúc đẩy
quan trọng trong xã hội. Từ đó có đủ cơ sở để nghiên cứu các quan hệ lợi ích chủ yếu
tồn tại trong nền kinh tế và các biện pháp đã và đang được áp dụng để đảm bảo hài hịa
lợi ích kinh tế và các quan hệ lợi ích khi phát triển tại Việt Nam. Dựa trên những cơ sở

trên, các lý luận về lợi ích kinh tế sẽ giúp cho sinh viên hình thành nên những kỹ năng
ứng xử và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình khi tham gia hoạt động trực tiếp. trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nhằm đạt được những yêu cầu trên, bài tiểu luận này mong muốn cung cấp nội
dung tri thức và lý luận về lợi ích kinh tế nói chung và tầm quan trọng của nó trong nền
kinh tế Việt Nam nói riêng. Do đó, em lựa chọn đề tài “Lợi ích kinh tế và đảm bảo hài
hịa các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển ở Việt Nam” nhằm có được cái nhìn sâu
sắc và toàn diện hơn về vấn đề đã đặt ra.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận được chia thành 3 chương:
Chương I: Lý luận về lợi ích kinh tế và vai trị của lợi ích kinh tế trong phát
triển
Chương II: Quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Chương III: Đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển tại
việt nam
3

download by :


Bài tiểu luận được biên soạn và hoàn thiện dựa trên nghiên cứu cá nhân của bản
thân em. Do đó, chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót và em mong được nhận sự chia
sẻ và đóng góp về tri thức từ thầy cơ để bài tiểu luận có thể được hoàn chỉnh hơn. Em
xin cảm ơn.

CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ VAI
TRÒ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG PHÁT
TRIỂN
1.


KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ

1.1.

Khái niệm

Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người để tồn tại và phát triển. Lợi ích có
thể là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần và vai trò quyết định của hai loại lợi ích phụ
thuộc vào điều kiện và bối cảnh của xã hội. Trong xuyên suốt quá trình tồn tại của xã
hội con người, lợi ích vật chất đã ln đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động và sự
phát triển của cá nhân và của tổ chức.
Đối với nền kinh tế, lợi ích kinh tế chính là lợi ích vật chất nhận được khi tham
gia vào hoạt động kinh tế.
1.2. Bản chất
Về mặt bản chất, lợi ích kinh tế ảnh hưởng tới mục đích sản xuất và thúc đẩy
quan hệ của các chủ thể kinh tế khi sản xuất trong xã hội. Những quan hệ kinh tế được
tạo lập với các thành phần kinh tế trong xã hội dựa trên những lợi ích kinh tế hàm chứa
trong đó.
Về mặt biểu hiện, lợi ích kinh tế được biểu hiện khác nhau đối với các chủ thể
mang tính chất khác nhau: lợi ích đối với người lao động bao gồm thu nhập, tiền lương,
cịn lợi ích đối với chủ doanh nghiệp là lợi nhuận thu được. Rõ ràng, khi các cá nhân
tham gia vào các hoạt động kinh tế, lợi ích vật chất không nhất thiết là yếu tố đứng
hàng đầu trong nhất thời. Tuy vậy, trong dài hạn, lợi ích kinh tế đóng vai trị quyết định
trong các mối quan hệ xã hội tổng hợp gắn với con người đó. Vai trò của
4


download by :



lợi ích kinh tế làm gia tăng động lực hoạt động của các cá nhân, tạo ra những lợi ích
tương ứng cho mỗi chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất, lao động và kinh doanh ln
gắn liền với quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế.
2. VAI TRỊ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ
2.1. Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế - xã hội
Các hoạt động kinh tế được tiến hành nhằm mục đích trước hết là thỏa mãn nhu
cầu của người tham gia. Trong đó, mức độ thu nhập quyết định phương thức thỏa mãn
và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất. Mức thu nhập cao sẽ nâng cao phương thức và
mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của bản thân, khiến cho nó trở thành mục tiêu
hành động của các chủ thể kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, dựa trên việc theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng,
các chủ thể kinh tế đóng góp sự phát triển của nền kinh tế. Nhằm đạt được lợi ích chính
kinh tế, người lao động phải nâng cao tay nghề, cải tiến phương pháp và tích cực lao
động sản xuất. Đồng thời, các chủ doanh nghiệp tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn
lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường và liên tục tăng chất lượng sản phẩm. Tất cả những
điều trên đều thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất và
nâng cao đời sống nhân dân.
2.2. Lợi ích kinh tế thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác
Trong suốt lịch sử, sự đấu tranh giữa các giai cấp là một động lực quan trọng
cho xã hội tiến bộ và phát triển. Nó có bản chất là đấu tranh về quyền lợi nhằm đạt
được mức độ thỏa mãn về lợi ích của con người. Do đó, mọi sự kiện xảy ra trong lịch
sử, bất kể vận động dưới hình thức nào, đều có nguồn gốc từ lợi ích kinh tế. Từ vấn đề
lợi ích kinh tế tạo nên điều kiện hình thành cho lợi ích khác: lợi ích xã hội, lợi ích chính
trị hay lợi ích văn hóa. Như vậy, lợi ích kinh tế là động lực mạnh mẽ trong việc phát
triển kinh tế xã hội

5

download by :



3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG:
3.1. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lợi ích kinh tế là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất. Do đó,
nó phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Trong khi đó những
điều này lại được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất cao, lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế sẽ được
đáp ứng tốt hơn. Việc phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố quan trọng bậc nhất trong
việc tạo ra lợi ích kinh tế, là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
3.2. Địa vị của chủ thể kinh tế trong sản xuất
Lợi ích kinh tế là sản phẩm được tạo ra từ những quan hệ sản xuất của con
người, đặc biệt là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Quan hệ sản xuất quyết định địa
vị, vai trò của mỗi chủ thể kinh tế khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Do đó, các
quan hệ trong sản xuất giữa các cá nhân tồn tại và biểu hiện dưới hình thức lợi ích kinh
tế.
3.3. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, tất yếu phải có sự can thiệp của nhà nước dưới
nhiều hình thức, bằng nhiều loại cơng cụ, chính sách. Chính sách phân phối thu nhập là
sự can thiệp của nhà nước vào mức thu nhập của các chủ thể kinh tế. Bằng việc thay
đổi tương quan thu nhập và mức thu nhập, chính sách này tạo ra những biến động trong
sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất, dẫn tới các thay đổi về lợi ích và quan hệ lợi ích kinh
tế.
3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế
Kể từ sau Đổi Mới, nền kinh tế thị trường của nước ta đã mở cửa hội nhập và
liên tục phát triển thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Tuy nhờ đó mà nước ta gia
tăng lợi ích kinh tế, lợi ích của các doanh nghiệp nội địa có thể bị ảnh hưởng khi bắt
buộc phải cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi. Bên cạnh đó cịn có nhiều yếu tố với
nguy cơ tiềm ẩn cao như ô nhiễm môi trường hay cạn kiệt tài nguyên. Hội nhập kinh tế
quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhan hơn, nhưng cũng có nhiều tác động

mạnh mẽ, đa phương diện đến lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia.
6

download by :


7

download by :


CHƯƠNG II:
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
Khi nghiên cứu về lợi ích kinh tế, ta nhận thấy từng cá nhân khơng chỉ theo đuổi
lợi ích riêng mà còn tạo lập các mối quan hệ với các cá nhân khác để nhận về lợi ích
của chung. Do vậy, quan hệ lợi ích kinh tế là một phần tất yếu của vấn đề lợi ích kinh
tế
1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự tương tác giữa con người với con người, giữa các
chủ thể kinh tế với nhau nhằm tạo lập các lợi ích kinh tế. Trong thực tế, quan hệ lợi ích
kinh tế tồn tại ở rất nhiều khía cạnh của nền kinh tế: giữa các tổ chức kinh tế, giữa các
quốc gia, giữa người lao động, v.v.
Biểu hiện của quan hệ lợi ích rất phong phú và đa dạng. Đó có thể là quan hệ
giữa một cá nhân và tổ chức kinh tế của cá nhân đó hay quan hệ giữa các tổ chức kinh
tế với nhau. Với điều kiện hội nhập ngày nay, quan hệ lợi ích kinh tế còn được bắt gặp
và phân tích giữa quốc gia và phần còn lại của thế giới.
2. SỰ THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN TRONG CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH
KINH TẾ
2.1.


Sự thống nhất

Các quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành
bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Vì thế, lợi ích của chủ thể này được thực hiện
khiến cho lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Giả dụ,
mỗi cá nhân người lao động có lợi ích riêng của mình và vừa là bộ phận cấu thành tập
thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó. Doanh nghiệp hoạt động càng có
hiệu quả và lợi ích càng được đảm bảo thì lợi ích của người lao động càng được thực
hiện tốt: đảm bảo việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập. Lợi ích người lao động càng
được thực hiện tốt thì người lao động càng tích cực làm việc, càng có trách

8

download by :


nhiệm với doanh nghiệp càng cao và từ đó lợi ích doanh nghiệp càng được thực hiện
tốt.
Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và những yếu tố đầu vào đều
được thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của những chủ thể
chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của những chủ thể khác.
Như vậy, khi những chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc những mục tiêu
thống nhất với nhau thì những lợi ích kinh tế của những chủ chể đó thống nhất với
nhau. Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng
cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm... thì lợi ích doanh nghiệp và lợi
ích xã hội thống nhất với nhau. Chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì
nền kinh tế, đất nước càng phát triển.
2.2. Mâu thuẫn
Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể

hành động bằng các phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác
nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Giả dụ, vì lợi ích của mình, các cá
nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, bn lậu, trốn thuế... thì lợi ích của cá nhân,
doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau. Khi đó, chủ doanh nghiệp càng thu
được nhiều lợi nhuận, lợi ích kinh tế của người tiêu dung, của xã hội càng bị tổn hại.
Lợi ích của các chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điểm kết
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định. Do đó, thu nhập của chủ thể này tăng
lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống. Chẳng hạn, tiền lương của người lao
động bị bớt xén sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiệp; nhà nước giảm thuế sẽ
làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng...
Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích sẽ làm tổn hại hay cản trở các lợi ích
khác. Sở dĩ, các xung đột xã hội có cội nguồn là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Do đó,
việc điều hịa mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là chức năng quan trọng của nhà nước
nhằm tạo động lực phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

9

download by :


CHƯƠNG III:
ĐẢM BẢO HÀI HỊA CÁC QUAN HỆ LỢI
ÍCH KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN TẠI
VIỆT NAM
1. QUAN NIỆM VỀ SỰ HÀI HỊA CỦA NHỮNG LỢI ÍCH KINH TẾ
Hài hịa lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của
những chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn, xung đột lợi ích kinh tế được hạn chế; mặt
thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ
đó tạo động lực thúc đẩy những hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn những

lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.
Để có sự hài hịa giữa những lợi ích kinh tế chỉ có kinh tế thị trường là khơng đủ
vì những lợi ích kinh tế ln vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau, mà cần có sự can
thiệp của nhà nước. Bảo đảm hài hịa những lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước
vào những quan hệ lợi ích kinh tế bằng những cơng cụ giáo dục, pháp luật, hành chính,
kinh tế... nhằm gia tăng thu nhập cho những chủ thể kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng
cường sự thống nhất; xử lý kịp thời khi có xung đột
2. PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO HÀI HỊA CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH TẠI VIỆT
NAM
2.1. Tạo lập điều kiện cho các chủ thể kinh tế gia tăng thu nhập
Mức độ thực hiện các lợi ích kinh tế phụ thuộc vào chất lượng và số lượng của
hàng hóa và dịch vụ mà các chủ thể kinh tế nhận được. Xét về mặt vĩ mô, các lợi ích
kinh tế phụ thuộc vào chất lượng, tốc độ và sự ổn định của tăng trưởng kinh tế. Đồng
thời, mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất phải được thực hiện trong mơi trường an
tồn và ổn định. Phát triển kinh tế theo hướng bền vững là cơ sở đảm bảo cho việc thực
hiện lợi ích kinh tế ở Việt Nam.
Để gia tăng thu nhập cho các chủ thể, cần đạt được những điều kiện sau:
-

Nền kinh tế thị trường được phát triển, hồn thiện

-

Mơi trường tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế
10


download by :



-

Khoa học, công nghệ phát triển

-

Nhà nước pháp quyền hành động vì lợi ích của người dân và của đất nước

-

Thể chế kinh tế phù hợp với thể chế chính trị, xã hội

-

Tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đi song song với bảo về môi trường

Nhằm đạt được những điều kiện trên, Nhà nước Việt Nam đã liên tục đề ra các
chính sách, định hướng để từng bước phát triển nền kinh tế với lợi ích của nhân dân đặt
lên trên hết. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến đến tạo lập môi trường thuận lợi
cho các hoạt động kinh tế, tối ưu hóa quan hệ giữa nhà nước và thị trường, hoàn thiện
và áp dụng công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, tạo sự đồng thuận trong phân phối thu nhập
và chống lại mọi hình thức thu nhập bất hợp pháp, đồng thời xử lý những mâu thuẫn về
lợi ích kinh tế tồn tại trong thị trường.
2.2. Hạn chế mâu thuẫn giữa các chủ thể về lợi ích kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, sở dĩ sẽ có sự phân hóa về thu nhập, về mức sống
giữa các tầng lớp khác nhau. Do đó, việc thực hiện các lợi ích kinh tế cũng có sự phân
hóa rõ ràng, gây nên những mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể. Nhà nước có trách
nhiệm can thiệp và hạn chế gia tăng giãn cách về thu nhập giữa các thành phần dân cư
để hạn chế mâu thuẫn.
Việc hạn chế gia tăng giãn cách về thu nhập không đơn giản là gia tăng thu nhập

của người giàu, mà là tạo điều kiện để người nghèo tăng thu nhập của họ. Đồng thời,
vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi cho người thu nhập cao giàu hơn để phù hợp với lợi ích
xã hội, đảm bảo sự bình đẳng của nhân dân.
Ngồi ra, Nhà nước cịn phải đánh thuế thu nhập những người thu nhập cao và
trợ cấp cho những người thu nhập thấp. Đặc biệt, phải đảm bảo cơng bằng và hợp lý
trong các chính sách phân phối thu nhập và tạo điều kiện cho sự tự giác thực hiện của
các chủ thể.

11

download by :


KẾT LUẬN
Lợi ích kinh tế là sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người. Trong nền
kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chính sách nhà nước và
mức độ hội nhập. Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế, là yếu tố hàng
đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những nghiên cứu trên, ta thấy được tầm quan trọng của lợi ích kinh tế và
quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thế giới nói chung và đặc biệt là tại Việt Nam.
Từ đó, ta tìm hiểu được về những chính sách ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế tại Việt
Nam nhằm giúp cho sinh viên ý thức được về vấn đề để đảm bảo và phát triển lợi ích
chính đáng của bản thân.

Tài liệu tham khảo
Nghĩa, N. T. (2019). Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác - Lê Nin. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
%20phần
%20Kinh%20tế%20chính%20trị%20MNL%20(C)%20Tr%20189-Tr263.pdf


Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam. (2021). eLib.vn. Truy cập vào 08/12/2021,
/>Thịnh N. (2021). Lợi ích kinh tế là gì? Bản chất và Vai trò. LyTuong.net. Truy cập vào
08/12/2021, />
12

download by :



×