Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

các yếu tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học ngoại thương cơ sở II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----------

-----------

TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế lượng

CHỦ ĐỀ: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG CƠ SỞ II

NHĨM 14
GVHD: CƠ TRƯƠNG BÍCH PHƯƠNG

download by :


THÀNH VIÊN NHÓM 14
STT

Họ và tên

1

Trần Thị Phương Th

2

Trần Khả Vy



3

Đỗ Thị Như Quỳnh

4

Nguyễn Thị Nữ

5

Trần Ái Như

download by :


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU..........

1.1 Cá

nghiệp………………………………………………………………………….. ..13

1.2 Cơ

số thay đổi bên ngồi (Peterman và Kennedy, 2003) ..........................................

1.3 Cá


1.4 Mơ
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN..................................

2.1 Qu

download by :


2.2 Các phương pháp nghiên cứu .....

2.2.1Phươ

2.2.2Phươ

2.2.3Phươ

2.3 Mô tả dữ liệu ...................................

2.3.1Phươ

2.3.2Phươ
CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................
3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin
3.1.1Kiểm
3.1.2Kiểm
3.1.3Kiểm
3.1.4Kiểm
3.1.5Kiểm


3.1.6Kiểm

3.1.7Kiểm
3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
3.2.1Phân

3.2.2Kết q

3.3 Kiểm định tương quan Pearson ..

download by :


3.4 Kiểm định sự khác biệt .................

3.4.1Kiểm
3.4.2Kiểm

3.5 Ước lượng mô hình hồi quy .........

3.6 Kiểm định vi phạm giả thuyết ......

3.6.1Đa cộ

3.6.2Phươ

3.7 Kiểm định ý nghĩa thống kê của h
3.7.1Kiểm
3.7.2Kiểm
3.7.3Kiểm

3.7.4Kiểm
3.7.5Kiểm

3.8 Kiểm định sự phù hợp của mơ hìn

3.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu: ....
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN................................................................................

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu......................................... 29
Bảng 2: Mơ tả thống kê dữ liệu..................................................................................... 34
Bảng 3: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Hỗ trợ doanh nghiệp................. 35
Bảng 4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Tiếp cận tài chính.................... 35
Bảng 5: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức tính khả thi...........36
Bảng 6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường giáo dục...............37
Bảng 7: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Đặc điểm tính cách................37
Bảng 8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thái độ đối với hành vi khởi
nghiệp................................................................................................................................................. 38
Bảng 9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thái độ đối với hành vi khởi
nghiệp sau khi loại TD5................................................................................................................ 39
Bảng 10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Ý định khởi nghiệp................. 39
Bảng 11: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập................40
Bảng 12: Total Variance Explained................................................................................... 41
Bảng 13: Ma trận xoay........................................................................................................ 42
Bảng 14: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập sau khi loại

bỏ biến xấu........................................................................................................................................ 43

Bảng 15: Total Variance Explained sau khi loại bỏ biến xấu.................................... 43
Bảng 16: Ma trận xoay sau khi loại bỏ biến xấu......................................................... 44

download by :


Bảng 17: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nguồn lực khác đối với hành vi

khởi nghiệp....................................................................................................................................... 45
Bảng 18: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Tính khả thi đối với Hành vi khởi

nghiệp................................................................................................................................................. 46
Bảng 19: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc.....................46
Bảng 20: Ma trận xoay........................................................................................................ 47
Bảng 21: Total Variance Explained của biến phụ thuộc.............................................. 47
Bảng 22: Kết quả phân tích tương quan.................................................................... 48
Bảng 23: Thống kê theo giới tính.................................................................................. 49
Bảng 24: Kiểm định T-Test mẫu độc lập với giới tính............................................. 49
Bảng 25: Thống kê mô tả theo chuyên ngành......................................................... 50
Bảng 26: Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với chuyên ngành học

50
Bảng 27: Bảng kiểm định ANOVA đối với chuyên ngành học............................ 50
Bảng 28: Thống kê phân tích hệ số hồi quy............................................................... 51
Bảng 29: Mức độ giải thích của mơ hình hồi quy................................................... 52
Bảng 31: Thống kê phân tích hệ số hồi quy............................................................... 52
Bảng 32: Thống kê dữ liệt để kiểm định phương sai thay đổi.......................... 53
Bảng 33: Kết quả của kiểm định White......................................................................... 53
Bảng 34: Bảng hàm hồi quy phụ với biến phụ thuộc là phandu2.......................54
Bảng 35: Bảng chạy hồi quy có trọng số 1/KT........................................................... 54


download by :


Bảng 36: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi sau khi áp dụng trọng số 1/KT

55
Bảng 37: Mơ hình hồi quy................................................................................................ 55
Bảng 38: Mơ hình hồi quy................................................................................................ 57
Bảng 39: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu................................. 58

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Mơ hình đo lường hành động của con người được hướng dẫn...14
Hình 1-2: Mơ hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II..................................... 22
Hình 2-1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu........................................................................ 23
Hình 2-2: Quy trình thực hiện phương pháp EFA................................................. 32
Hình 3-1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh.................................................................. 51

download by :


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Ký hiệu
SPSS

Giải thích

Phần mềm SPSS phân tích dữ liệu (Statistical Package for the

Social Sciences)
STATA

Phần mềm phân tích thống kê (Statistics and data)

TPB

Thuyết hành vi tự định (Theory of Planned Behavior)

TRA

Thuyết hành động hợp lý ( Theory of Reasoned Action)

KMO

Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA (Kaiser Meyer Olkin)

USA

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America)

SEM

Mơ hình mạng (Structural Equation Modeling)

PLS

Hồi quy bình phương nhỏ nhất một phần


TUEBA

Trường Đại học kinh tế & quản trị kinh doanh Thái Nguyên

OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu (Ordinary least squares )

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis )

VIF

hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)

ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

CMCN

Cách mạng công nghiệp

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Thời gian gần đây, cụm từ khởi nghiệp đang nhận được sự quan tâm của
sinh viên trên giảng đường đại học. Đã có rất nhiều sinh viên thử sức mình với
những vai trị mới như là chủ quán cà phê, chủ cửa hàng quần áo hay kinh
doanh mỹ phẩm. Đó là yếu tố quan trọng góp phần phát triển đất nước nhờ vào
sự tăng lên về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp.
Việc thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế,
các hoạt động này thường được thực hiện tiên phong nhằm thúc đẩy các chương trình
đào tạo tại các trường đại học ở châu Âu và châu Mỹ. Trong thời gian qua, tại Việt
Nam, Chính phủ và các tổ chức cũng đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cho
hoạt động khởi nghiệp như tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp người học giáo dục
nghề nghiệp” - Startup Kite các cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia bằng
hình thức trực tuyến và trực tiếp; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp; tổ chức các khóa học đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp
cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc trực
tuyến tùy thuộc vào điều kiện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu chỉ ra vai trò của nhà trường, của
Nhà nước, của xã hội trong việc thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, để
nghiên cứu được vấn đề này thì rất cần có sở lý luận nghiên cứu về ý định khởi
nghiệp của sinh viên, bởi nguồn gốc các hành vi đều bắt đầu từ dự định trước đó
và chịu tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan của chủ thể hành vi.

Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu các yếu tố nào tác động đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II. Từ đó, khái
quát nên một số nhân tố tác động đến sinh viên trường Đại học Ngoại Thương
cơ sở II nói riêng và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp
và “tư duy làm chủ” trong sinh viên Việt Nam nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu


download by :


Mục tiêu chung của bài tiểu luận là xác định mơ hình các các yếu tố tác động đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II và đưa

ra một số giải pháp.
Từ đó xác định được 4 mục tiêu cụ thể cần thực hiện để đạt được những
điều trên mục đích:
➢ Mục tiêu 1: Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn để dự đoán các yếu tố tác
động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II
➢ Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố quan trọng tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II, khảo sát và xây dựng mơ hình nghiên cứu

➢ Mục tiêu 3: Kiểm định mơ hình để phân tích và kết luận liệu rằng các yếu tố

này có thực sự tác động.
➢ Mục tiêu 4: Dựa trên kết quả nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp để có thể

thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố nào ảnh hưởng đến đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát: sinh viên năm 1-4 tại trường Đại học Ngoại Thương
cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định khởi
nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II.
Về thời gian: mơ hình định lượng với các quan sát được nghiên cứu trong
10 ngày, kể từ ngày 3/10/2021 đến ngày 13/10/2021.

download by :


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1
Các khái niệm
1.1.1

Khởi nghiệp

Theo như Bird (1988) định nghĩa khởi nghiệp là bắt đầu hoặc tạo dựng
một công việc kinh doanh mới.
Theo như Ajzen (1991) định nghĩa khởi nghiệp “là việc một cá nhân hay
nhóm người chấp nhận rủi ro để tạo dựng một doanh nghiệp mới”.
Khởi nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế và tạo của cải, giới thiệu các
sản phẩm chu trình giải pháp và dịch vụ mới cho người tiêu dùng và các nhà
sản xuất, là cơng việc có ý nghĩa cho những người thích quyền lực, thách thức
và là cơ hội để phát huy tính sáng tạo.
Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp qua việc thành lập các doanh
nghiệp mới được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng đã tạo động lực cho phát triển
kinh tế xã hội của nhiều nền kinh tế trên thế giới (Carree và Thurik, 2003).

1.1.2

Dự định khởi nghiệp


Souitaris và cộng sự (2007) cho rằng dự định khởi nghiệp có thể được
định nghĩa là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp mới.
Theo Krueger và cộng sự (2000) là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và
triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp. Hành động khởi nghiệp diễn ra
nếu một cá nhân có thái độ tốt, có suy nghĩ, dự định về hành động đó. Một dự định mạnh
mẽ sẽ luôn dẫn tới nỗ lực để bắt đầu khởi sự công việc kinh doanh mới, mặc dù việc khởi
nghiệp có thể nhanh hay chậm lại do điều kiện hồn cảnh môi trường xung quanh.

1.1.3 Các yếu tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp thành hành động khởi nghiệp Yếu tố
thúc đẩy ý định khởi nghiệp thành hành động khởi nghiệp bị tác động bởi

các yếu tố gồm: tư duy hành động, tư duy xác định mục tiêu, đề ra chiến lược/kế
hoạch và các bước tiến hành để thực hiện mục tiêu (Mathisen & Arnulf, 2013).

Thành lập mục tiêu tốt hơn giúp người đó hành động đạt được mục tiêu
cao hơn (Dholakia & Bagozzi, 2003).
Cường độ mong muốn đạt được mục tiêu cao dẫn tới quyết định hành
động (Edelman & cộng sự, 2010).

download by :


1.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.1

Mơ hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển bởi Icek Ajzen vào năm 1988. Lý
thuyết đề xuất mơ hình có thể đo lường hành động của con người được hướng dẫn. Nó dự
đốn sự xuất hiện của một hành vi cụ thể, với điều kiện là hành vi cố ý. Ý định hành vi bị

tác động bởi 3 yếu tố: thái độ, yếu tố chủ quan và cảm nhận kiểm soát (Ajzen,

The Theory of Planned Behaviour).

Hình 1-1: Mơ hình đo lường hành động của con người được hướng dẫn
(1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu

cực của việc thực hiện hành vi;
(2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức

của áp lực hay sự bắt buộc có tính quy tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan;
(3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả

năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005).

1.2.2

Mơ hình Thuyết hành động hợp lý (TRA)

TRA được xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời
gian từ đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1985). Mơ hình TRA cho thấy
xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan
tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là
thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.
Trong mơ hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc
tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại
các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau.

download by :



Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thơng qua những người có
liên quan đến người tiêu dùng (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…). Những người
này thích hay khơng thích họ mua.
Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của
người tiêu dùng phụ thuộc:
(1) Mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng;
(2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người

có ảnh hưởng (Fishbein và Ajzen, 1975).
1.2.3 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp
Lý thuyết này cho rằng khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện
ra một cơ hội khởi nghiệp và kỳ vọng vào nó.
Mariani và cộng sự (2013) cho rằng ý định khởi nghiệp là quá trình nhận
dạng, đánh giá và khai thác các cơ hội kinh doanh đến với mỗi cá nhân.
Wenjun Wang và cộng sự (2011) cho rằng ý định khởi nghiệp là khát khao đạt
được mục tiêu mong muốn thông qua việc tận dụng cơ hội kinh doanh để làm giàu.

Theo Austin (2006) thì khởi sự kinh doanh là việc tận dụng cơ hội kinh
doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng các phương thức hoạt động sáng tạo
trong điều kiện môi trường hạn chế về nguồn lực.
1.2.4 Lý thuyết khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982)
Lý thuyết này xem xét việc lập doanh nghiệp mới như là một sự kiện kinh doanh
được giải thích bằng sự tương tác giữa các yếu tố thuộc hoàn cảnh, bao gồm: sáng
kiến, tập trung nguồn lực, sự quản lý, quyền tự chủ một cách tương đối và các rủi ro.

1.2.5 Quyết định xem xét, lựa chọn việc kinh doanh phụ thuộc vào một số
thay đổi bên ngoài (Peterman và Kennedy, 2003)
Theo nghiên cứu của hai tác giả, sự lựa chọn cá nhân để bắt đầu một
công việc kinh doanh phụ thuộc vào 3 yếu tố:

(i) thay đổi trong đời sống;
(ii) cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh;
(iii) cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh.

download by :


1.3 Các cơng trình nghiên cứu liên quan
1.3.1

Các cơng trình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng
khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trong luận văn tiến sĩ kinh tế. Nghiên cứu định
lượng chính thức được thực hiện bằng bảng hỏi chi tiết với một mẫu nghiên cứu nhỏ thuận
tiện (154 sinh viên). Đối tượng điều tra là sinh viên đại học năm cuối ở 2 ngành học: ngành
kỹ thuật, ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, trên 11 trường trong đó 5 trường thuộc khối
kinh tế - quản trị kinh doanh, 5 trường thuộc khối kỹ thuật, 1 trường có cả 2 ngành học. Các
phương pháp kiểm định Cronchbach’s Alpha, phương pháp nhân tố khám phá EFA và hồi
quy OLS được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả luận án cho thấy các yếu tố tác
động thuận chiều tới mong muốn khởi sự kinh doanh là

(1) ý kiến người xung quanh, (2) vị trí xã hội của doanh nhân, (3) hình mẫu chủ

doanh nghiệp, (4) năng lực khởi sự kinh doanh, (5) truyền cảm hứng của nhà
trường, (6) học môn khởi sự kinh doanh, (7) ngành học và (8) tham gia hoạt
động ngoại khóa về khởi sự kinh doanh.
Nghiên cứu của TS. Đỗ Thị Hoa Liên (2016), TS. Trường Đại học Lao động xã hội (cơ
sở II) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Quản trị
Kinh doanh Trường Đại học Lao động-Xã hội (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh).


Thơng qua áp dụng mơ hình tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh của Krueger và Brazeal
(1994) và lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991). Dữ liệu nghiên cứu thu nhập
từ 315 sinh viên tại trường. Các phương pháp kiểm định Cronchbach’s Alpha, phương
pháp nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 05 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp bao gồm:
(1) giáo dục và đào tạo tại trường Đại học, (2) kinh nghiệm và trải nghiệm, (3)

gia đình và bạn bè, (4) tính cách cá nhân, (5) nguồn vốn và yếu tố về nhu cầu
thành đạt không đạt yêu cầu bị loại ra khỏi mơ hình.
Nghiên cứu của TS. Vũ Quỳnh Nam (2019) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc gia: khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam và cơ hội phát triển bền
vững về Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học kinh
tế & quản trị kinh doanh Thái Nguyên. (2019) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Kỷ yếu
hội thảo khoa học quốc gia: khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam và cơ hội phát triển bền vững
về. Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế và

download by :


Quản trị kinh doanh Thái Nguyên (TUEBA) thông qua kết quả khảo sát 250 sinh viên.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích hồi quy
được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định 66,8% ý định khởi nghiệp của sinh viên
TUEBA chị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Kỳ vọng của bản thân; (2) Thái độ đối với
khởi nghiệp; (3) Năng lực bản thân cảm nhận; (4) Chuẩn mực niềm tin; (5) Vốn tri thức;
(6) Vốn tài chính ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Thủy (2019) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
về Tác động của môi trường khởi nghiệp đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Trên
mẫu nghiên cứu gồm 640 sinh viên ở 11 trường đại học gồm cả khối kỹ thuật và khối

kinh tế-quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và trình bày kết quả hồi quy bội
theo phương pháp OLS. Kết quả khảo sát cho thấy 3 yếu tố tác động là: (1) Mơi trường
khuyến khích khởi nghiệp ở trường đại học (Schwarz và cộng sự, 2009) tác động thuận
chiều tới dự định khởi nghiệp; (2) nhìn nhận của xã hội về doanh nhân (Linan và Chen,
2009) tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; (3) Cảm nhận về
điều kiện khó khăn trong môi trường khởi nghiệp (Luthje and Franke, 2003) tác động
nghịch chiều tới dự định khởi nghiệp. Tác giả sử dụng thêm 3 biến kiểm sốt là giới
tính, ngành học và truyền thống kinh doanh gia đình (có bố mẹ tự doanh).

1.3.2

Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước

Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ
các nhà hoạch định chính sách vĩ mơ mà kể cả những nhà nghiên cứu hàn lâm
trên thế giới, chẳng hạn:
Nghiên cứu của Nicole E. Peterman Jessica Kennedy (2003) về Giáo dục
doanh nghiệp: ảnh hưởng đến sinh viên nhận thức về kinh doanh. Nghiên cứu
này xem xét ảnh hưởng giáo dục đối với nhận thức về tính mong muốn và tính
khả thi của việc khởi nghiệp. Dữ liệu được lấy mẫu học sinh trung học đăng ký
tham gia Thành tựu Trẻ Chương trình doanh nghiệp của Úc (YAA). Các yếu tố
bao gồm: (1) nhận thức về tính khả thi; (2) nhận thức về mong muốn; (3) kinh
nghiệm khởi nghiệp; (4) tính tích cực của kinh nghiệm.
Nghiên cứu của Sylvia Nabila Azwa Ambad, Dayang Haryani Diana Ag Damit
(2015) về các yếu tố quyết định ý định kinh doanh của sinh viên đại học ở Malaysia.

download by :



Các biến độc lập của nghiên cứu này bao gồm nhận thức về: (1) hỗ trợ giáo dục; (2) hỗ trợ
về mối quan hệ; (3) hỗ trợ cấu trúc nhận thức; (4) thái độ cá nhân; (5) kiểm soát hành

vi nhận thức. Khung lý thuyết này được xác minh trên 351 sinh viên đại học tại một

trong những trường Đại học Cơng lập ở Malaysia. Dữ liệu được phân tích bằng
cách sử dụng phương pháp tiếp cận bình phương ít nhất một phần (PLS) để lập
mơ hình phương trình cấu trúc (SEM). Việc phân tích và giải thích một mơ hình
PLS là một quá trình gồm hai giai đoạn. Đầu tiên là đánh giá độ tin cậy và giá trị
của mơ hình đo lường và thứ hai là đánh giá mơ hình cấu trúc để kiểm tra các giả
thuyết học việc. Kết quả cho thấy thái độ cá nhân, kiểm soát hành vi nhận thức, và
hỗ trợ quan hệ nhận thức là những yếu tố dự báo cho ý định kinh doanh.
Nghiên cứu của Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyamekye
(2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên đại học ở Ghana.
Trong nghiên cứu, dữ liệu được lấy mẫu của 228 sinh viên bách khoa ở Ghana. Các biến
độc lập của nghiên cứu này bao gồm (1) chức năng hỗ trợ giáo dục, (2) cộng đồng và

(3) gia đình. Dữ liệu được xử lý bằng SPSS 16.0. và kết quả của cuộc khảo sát cho
thấy tất cả các yếu tố trên hỗ trợ tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Nghiên cứu của Saeid Karimi, Harm J. A. Biemans, Thomas Lans, Mohammad
Chizari, and Martin Mulder (2016) về tác động của giáo dục tinh thần doanh nhân: Nghiên
cứu về ý định kinh doanh của sinh viên Iran và đưa ra các cơ hội. Dựa trên lý thuyết về
hành vi có kế hoạch, một cuộc khảo sát trước đã được sử dụng để đánh giá tác động của
các chương trình giáo dục khởi nghiệp tự chọn và bắt buộc (EEP) đối với sinh viên có ý
định khởi nghiệp và xác định các cơ hội. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi từ một
mẫu gồm 205 người tham gia EEP tại sáu trường đại học Iran. Ở bước đầu tiên, phân tích
nhân tố khám phá (EFA) sau đó sẽ xây dựng từng cấu trúc được sử dụng trong mơ hình
phương trình cấu trúc (SEM) trong bước thứ hai. SEM đã được sử dụng để xác định mối
quan hệ giữa EI và các tiền thân của nó (H1) và để kiểm tra các mối quan hệ. Dữ liệu thu
được phân tích bằng SPSS 16.0 (SPSS Inc., Chicago, Illinois, USA) and AMOS 18 (IBM, New

York, USA). Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy các yếu tố tác động là: (1) chuẩn mực chủ
quan; (2) kiểm soát hành vi nhận thức của sinh viên.

1.4 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết:
Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, dựa trên mục tiêu nghiên
cứu, bảng khảo sát (sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II) nhóm đã xây dựng

download by :


mơ hình nghiên cứu của đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên với 198 quan sát được xây dựng trong mơ hình gồm 6 nhóm nhân tố: (1) hỗ trợ khởi
nghiệp; (2) nhận thức tính khả thi; (3) mơi trường giáo dục; (4) đặc điểm tính cách;

(5) tiếp cận tài chính; (6) thái độ.

• Các giả thuyết nghiên cứu được xác định như sau:
(1) Hỗ trợ khởi nghiệp:
Hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và ảnh hưởng bên ngồi là các trào lưu xã hội (Pavlou và Chai, 2002). Theo
quan điểm của Begley và Tan (2001), Linan và Chen (2006) thì hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt
là ý kiến của người thân đóng vai trị rất quan trọng, nhất là ở các nền văn hóa tập thể.
Trong nền văn hóa tập thể ln có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia
đình, lợi ích cá nhân đặt sau lợi ích tập thể. Do đó, trong nền văn hóa tập thể, yếu tố chuẩn
chủ quan có tác động tích cực đến suy nghĩ và thái độ cá nhân.

Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa gia đình, nên tính độc lập của từng
cá nhân thấp hơn so với các nước phương Tây. Theo kết quả nghiên cứu của
Wongnaa và Seyram (2014), Mat và cộng sự (2015), Haris và cộng sự (2016),
Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) đã chỉ ra rằng yếu tố Hỗ trợ khởi nghiệp có

ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó giả thuyết H1 như sau:
H1: Hỗ trợ khởi nghiệp có thể ảnh hưởng thuận chiều tới ý định khởi nghiệp.
(2) Nhận thức tính khả thi:

Nhận thức tính khả thi là mức độ cá nhân nhận thức về độ dễ dàng hay khó
khăn; có bị kiểm sốt hay hạn chế hay không khi thực hiện hành vi, là mức độ tự
tin của một cá nhân về khả năng thực hiện hành vi (Ajzen, 2006). Trong nghiên
cứu đó là cảm nhận của cá nhân về khả năng khởi nghiệp, Ý định khởi nghiệp sẽ
giảm sút khi ý định đó được nhìn nhận là thiếu tính khả thi. Tính khả thi mang lại hy
vọng cho ý tưởng, quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực.Theo kết quả nghiên
cứu của Luthje và Franke (2004). Haris và cộng sự (2016), Bùi Huỳnh Tuấn Duy và
cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng yếu tố Nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, ta có giả thuyết H2 như sau:

H2: Nhận thức tính khả thi tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp.
(3) Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp:

download by :


Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp liên quan đến các chương trình, các
bài giảng ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ
năng thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (Ooi và cộng sự, 2011). Nhiều nghiên
cứu thực nghiệm đã kiểm chứng Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và ý định
kinh doanh có mối liên kết tích cực với nhau. Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp
trang bị ch sinh viên những kiến thức, kỹ năng kinh doanh cần thiết để tạo dựng tinh
thần doanh nhân, giúp họ giảm đối mặt với những khó khăn trong kinh doanh ở trương
lai ( Ekpoh và Edet, 2011). Vì vậy, Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp là phương
tiện hiệu quả trong việc truyền cảm hứng cho sinh viên có ý định khởi nghiệp. Theo kết
quả nghiên cứu của Luthje và Franke (2004), Wongnaa và Seyram (2014), Haris và

cộng sự (2016), Nguyễn Dỗn Chí Ln (2012), Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy
(2017) đã chỉ ra rằng yếu tố Mơi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp có ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, ta có giả thuyết H3 như sau:

H3: Mơi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp tác động thuận chiều tới ý
định khởi nghiệp.
(4) Đặc điểm tính cách:
Đặc điểm tính các là đề cập đến những đặc điểm cá nhân nói lên tính cách của
doanh nhân. Yếu tố này đã được chứng minh là dự đốn có ý định khởi nghiệp kinh doanh
(Shaver và Scott, 1991). Tuy nhiên, khác với Luthje và Franke (2004), Shaver và Scott cho
rằng đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp theo ba khía cạnh: nhu cầu
thành đạt; quỹ tích kiểm sốt nội bộ và chấp nhận rủi ro. Trong đó: Nhu cầu thành đạt: phản
ảnh sự mong muốn thành đạt của cá nhân có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Kết quả
nghiên cứu của Tong và cộng sự (2011), nhu cầu thành đạt là yếu tố tính cách dự đốn
mạnh nhất về ý định khởi nghiệp. Quỹ tích kiểm sốt nội bộ: thể hiện mức độ tự tin và
quyền lực của cá nhân trong việc kiểm soát các hành vi kinh doanh và kết quả của hành vi
đó. Khan và cộng sự (2011) cho thấy quỹ tích nội bộ được kiểm sốt cao, các sinh viên sẽ
có thái độ chống lại rủi ro và có khả năng cao để trở thành một doanh nhân. Chấp nhận rủi
ro: thể hiện sự sẵn sàng đổi mặt, chấp nhận những tổn thất do rủi ro gây ra trong quá trình
thực hiện hành vi kinh doanh của người khởi nghiệp. THeo kết quả nghiên cứu của
Wongaa và Seyram(2014), Mat và cộng sự (2015), Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011),
Nguyễn Dỗn Chí Ln (2012), Phan Anh Tú và

download by :


Trần Quốc Huy (2017) đã chỉ ra rằng Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó ta có giả thuyết H4 như sau:
H4: Đặc điểm tính cách tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp.
(5) Tiếp cận tài chính:

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình kinh doanh cũng như của các
doanh nghiệp. Khi bắt đầu khởi nghiệp của các sinh viên thường phải đối mặt với vấn đề
huy động vốn để đầu tư cho ý tưởng của mình. Nếu tiếp cận nguồn vốn tài chính một cách
dễ dàng sẽ làm tăng cơ hội khởi nghiệp của sinh viên và ngược lại. Theo kết quả nghiên
cứu của Luthje và Franke (2004), Wongnaa và Seyram (2014), Haris và cộng sự (2016),
Nguyễn Dỗn Chí Ln (2012) đã chỉ ra rằng các yếu tố Tiếp cận tài chính có ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó ta có giả thuyết H5 như sau:

H5: Tiếp cận tài chính tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp.
(6) Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp:
Thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá
nhân về hành vi dự định thực hiện (Ajzen, 1991). Theo Carayannis, Evan và Hanson
(2003), thái độ đối với hành vi khởi nghiệp được đo lường ở hai khía cạnh (1) lợi thế
cá nhân khi là doanh nhân, (2) có lợi cho xã hội khi là doanh nhân. Trong khi đó, hầu
hết các nghiên cứu đánh giá thái độ ở khí cạnh cá nhân người có ý định kinh doanh.
Chẳng hạn, nghiên cứu của Linan và Chen 2006) về ý định kinh doanh dựa trên giáo
dục tinh thần kinh doanh đo lường thái độ đối với hành vi kinh doanh bằng 4 biến: (1)
là một doanh nhân sẽ hơn công dân phổ thông, (2) là một doanh nhân sẽ hơn một
nhân viên, (3) lựa chọn được nghề nghiệp u thích, (4) có được sự hài lịng ngay sau
khi tốt nghiệp. Áp dụng nghiên cứu này, Thái độ đối với ý định khởi nghiệp của sinh
viên Việt Nam cần được đo lường. Do đó, giả thuyết H6 được đề xuất là:

H6: Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp tác động thuận chiều tới ý định
khởi nghiệp.

download by :


Hình 1-2: Mơ hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II.


download by :


CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NHU CẦU KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

2.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 2-1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng
thơng qua khảo sát bằng bảng hỏi online và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và
STATA 14.0 để xử lý.
2.2.1

Phương pháp bình phương tối thiểu OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) là phương pháp được sử dụng để ước
lượng các tham số trong phương trình hồi quy. OLS chọn các tham số của một hàm tuyến
tính của một tập hợp các biến giải thích theo ngun tắc bình phương nhỏ nhất.

Xét mơ hình k biến:
Y = β1 + β2 X2i + … + βkXki + u

download by :



Giả sử có một mẫu quan sát với giá trị thực tế là (Y i, X2i, …, Xki) với (i = 1,
2, …, n). Ta sẽ sử dụng thông tin từ mẫu để xây dựng các ước lượng cho các
hệ số βj (j = 1, 2, …, k), ký hiệu là j (j = 1, 2, …, k). Từ các giá trị ước lượng này
có thể viết thành hàm hồi quy mẫu như sau:
Y = 1 + 2 X2 + … + k Xk

Tại mỗi quan sát i, hàm hồi quy mẫu được viết thành:
Yi = 1 + 2 X2i + … + k Xki
Trong đó Yi là giá trị ước lượng cho Y i và sai lệch giữa hai giá trị này được
gọi là phần dư với cách tính:
e i = Yi - Yi
Tương tự như mơ hình hồi quy hai biến, phương pháp OLS nhằm xác định
các giá trị j (j = 1, 2, …, k) sao cho tổng bình phương các phần dư là bé nhất:
Sao cho

1n ei2 = 1n(Yi - 1 - 2Xi-…- k Xki)2

Min

Tức là tổng bình phương sai số là nhỏ nhất.
Từ kết quả ước lượng từ phương pháp OLS, ta có thể khai thác các thông
tin để đánh giá tác động của biến độc lập đối với sự thay đổi của biến phụ thuộc
thông qua ý nghĩa các hệ số hồi quy.
Thông thường, có 3 vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đầu tiên về phương
pháp: đó là hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê khơng, mơ hình có ý nghĩa khơng
và mức độ giải thích của mơ hình như thế nào.
Các giả thiết của OLS
Giả thiết 1: Các giá trị Xi cho trước và không ngẫu nhiên.
Giả thiết 2: Các sai số Ui là đại lượng ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0.
Giả thiết 3: Các sai số Ui là đại lượng ngẫu nhiên có phương sai khơng thay đổi.


Giả thiết 4: Khơng có sự tương quan giữa các U i.
Giả thiết 5: Khơng có sự tương quan giữa Ui và Xi.
Khi các giả thiết này được đảm bảo thì các ước lượng tính được bằng phương
pháp OLS là các ước lượng tốt nhất và hiệu quả nhất của hàm hồi quy tổng thể.

2.2.2

Phương pháp phân tích định tính

Kết quả nghiên cứu định tính thơng qua lược khảo tài liệu và các nghiên cứu trước
đây nhóm chúng em đã đề xuất mơ hình nghiên cứu như trình bày ở mục 4 của chương

download by :


I để thẩm định mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên.
Kết quả thang đo được đề xuất như sau: Thang đo Likert 5 mức độ (1hồn tồn khơng đồng ý, 2-khơng đồng ý, 3-trung lập, 4-đồng ý, 5-hoàn toàn
đồng ý). Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi online được thực hiện trên sinh viên
đại học trường đại học Ngoại Thương cơ sở II.
2.2.3

Phương pháp phân tích định lượng

Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy
và giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu; kiểm định mơ hình lý thuyết và các
giả thuyết nghiên cứu; kiểm định sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên tại trường đại học Ngoại Thương cơ sở II.


Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm 30 câu hỏi định lượng, 3 câu hỏi
định tính nhằm mục đích thống kê dữ liệu mẫu.
Các câu hỏi định tính chủ yếu tập trung thu thập các ý kiến, đánh giá của sinh viên
trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.

Mã biến

Thang đo Hỗ trợ khở

HT1

Gia đình tơi sẽ ủng hộ
của tôi

HT2

Bạn bè sẽ ủng hộ quy
tôi

HT3

Những người quan trọn

định khởi nghiệp của
HT4

Nhà nước có các chính
viên khởi nghiệp

download by :



×