Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kinh tế Nhật Bản xử lí nợ và bài học tiền tệ của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.97 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẢN HỌC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN KINH TẾ NHẬT BẢN
PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ
CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CỦA NHẬT
BẢN SAU KHI VỠ BONG BÓNG KINH TẾ. BÀI HỌC
RÚT RA CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Đinh Thị Kim Thoa

Sinh viên thực hiện:

2056190116

Lộc Thanh Tâm

Email:

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 02 năm 2022
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 2
CHÚ THÍCH ........................................................................................................ 3
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHẬT BẢN SAU THỜI
KỲ VỠ BONG BĨNG KINH TẾ ...................................................................... 6
1. Tình hình nợ xấu ở Nhật Bản thời kỳ vỡ bong bóng kinh tế ............................. 6
2. Phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu của Nhật Bản sau thời kỳ vỡ bong bóng
kinh tế ............................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 3: CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ CỦA NHẬT BẢN SAU
THỜI KÌ VỠ BONG BĨNG KINH TẾ ............................................................ 9
1. Các giải pháp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) .............................. 9
2. Chính sách nới lỏng tiền tệ - lãi suất 0% của Ngân hàng trung ương Nhật
Bản ................................................................................................................................. 9
3. Chính sách thắt chặt tài chính ............................................................................ 10
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM..................................................... 11
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 13
Sách, báo, tạp chí: ...................................................................................................... 13
Tài liệu trực tuyến: ..................................................................................................... 13

2


ODA
ASEAN
BOJ

CHÚ THÍCH
là khoản vay hoặc viện trợ của đối tác nước ngồi dành cho
Chính phủ và nhân dân các nước nhận được viện trợ.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ngân hàng trung ương Nhật Bản


3


LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế
thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế, với những năm tăng
trưởng thần kỳ trước những năm 1990 khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Nhiều quốc gia
trong khu vực châu Á đang cố gắng học hỏi mơ hình phát triển của Nhật Bản, và một số
quốc gia và khu vực Đông Á này đã nhanh chóng trở thành con rồng, con hổ về kinh tế,
giải quyết thành cơng nhiều vấn đề. Vì vậy, cần phải phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu và
nghiên cứu các chính sách, biện pháp, giải pháp, chiến lược mà chính phủ Nhật Bản đã
áp dụng để đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như vậy.
Sau quá trình học tập môn Kinh tế Nhật Bản với đề tài: “Phân tích các biện pháp
xử lý nợ xấu và các chính sách tài chính tiền tệ của Nhật Bản sau khi vỡ bong bóng kinh
tế. Bài học rút ra cho Việt Nam”. Vì thời gian có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế
nên nội dung bài luận này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Mong sẽ được giảng viên
góp ý và nhận xét những thiếu sót.

4


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Có thể thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Á, Nhật Bản đã quyết
liệt hơn trong việc đẩy mạnh chương trình cải cách kinh tế. Trên thực tế, cuộc khủng
hoảng đã bộc lộ rõ những hạn chế của bản thân nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là hệ
thống tài chính ngân hàng, buộc Nhật Bản phải tiến hành cải cách tồn diện. Nhìn lại
những cải cách trong thời gian qua, có thể thấy Nhật Bản khơng chỉ chú trọng đến việc
tạo và kích cầu, mà cịn ở phía cung của nền kinh tế để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý
trên cơ sở phát triển mạnh các ngành kinh tế kỹ thuật cao.

Trên phương diện cầu, chính phủ Nhật Bản hàng năm có nhiều chương trình kích
cầu kinh tế để mở rộng đầu tư. Ngoài ra, các nỗ lực đang được thực hiện để xử lý nợ
xấu nhằm tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh và kích thích hoạt động đầu tư tư
nhân. Trong các kế hoạch cải cách của các thủ tướng Nhật Bản trước thời ông Koizumi,
họ tập trung vào việc kích thích đầu tư tư nhân và hạn chế, cắt giảm tài chính đầu tư
cơng để cân bằng ngân sách. Ví dụ, theo dự tốn ngân sách cho năm tài chính 2002,
phát hành trái phiếu sẽ khơng vượt q 30 nghìn tỷ n, vốn ODA sẽ giảm 10% và đầu
tư công sẽ giảm 10%. Để tiếp tục kích thích đầu tư tư nhân, Chính phủ đã có nhiều nỗ
lực để giải quyết vấn đề nợ xấu thông qua một số giải pháp mạnh mẽ và khả thi như bán
lại nợ, phá sản con nợ, hủy bỏ ngân hàng. Đồng thời, cắt giảm thuế để kích thích người
dân chi tiêu nhiều hơn, đầu tư phát triển kinh tế.
Trên phương diện cung, nhà nước thúc đẩy phát triển tổng thể vùng kinh tế nhằm
gắn kết các khu vực trong nền kinh tế theo 4 khu vực chính: Đơng – Bắc, ven biển Nhật
Bản, ven Thái Bình Dương và trục phía Tây Nhật Bản. Từ đó phát huy lợi thế của từng
vùng trong các hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh tiến trình tự do hố và hội nhập
quốc tế. Bên cạnh việc gia tăng các hoạt động hợp tác với khu vực ASEAN, Nhật Bản
cũng từng bước mở cửa thị trường nội địa và tự do hoá các hoạt động kinh doanh, thu
hút đầu tư nước ngoài.
Điều đáng chú ý nhất trong các cuộc cải cách gần đây là việc chú trọng phát triển
kinh tế theo hướng gia tăng nhu cầu nội địa, lấy nội nhu làm động lực phát triển đất
nước.

5


CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHẬT BẢN SAU
THỜI KỲ VỠ BONG BĨNG KINH TẾ
1. Tình hình nợ xấu ở Nhật Bản thời kỳ vỡ bong bóng kinh tế
Nợ xấu tồn đọng của các ngân hàng và các cơng ty tài chính Nhật Bản đang phải gánh
lên tới hơn 48.000 tỉ yên (theo ước tính vào tháng 3/2000), chiếm khoảng 7% tổng số vốn

cho vay (con số tương ứng của Mỹ giảm từ 4% xuống 1% trong thập niên 1990). Nợ xấu
tập trung chủ yếu do những nơi vay mượn nhiều những ngành kinh doanh gặp khó khăn
như các ngành bất động sản, xây dựng…
2. Phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu của Nhật Bản sau thời kỳ vỡ bong bóng
kinh tế
Điểm nổi bật trong chính sách kinh tế thời ơng Koizumi là sau bong bóng kinh tế,
đưa ra chính sách giải quyết vấn đề nợ xấu – gánh nặng của nền kinh tế Nhật Bản trong
một thời gian dài. Cơ hội quan trọng đó là “chương trình tái sinh tài chính” (hay được
gọi là kế hoạch Takenaka) được quyết định vào tháng 10 năm 2002. Đây là chương
trình được xúc tiến bởi Takenaka Heizo khi trở thành bộ trưởng phụ trách tài chính
trong việc cải cách nội các. Mục tiêu của chương trình này là làm giảm tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng trọng yếu từ 8.7% xuống còn một nửa trong vòng 4 năm. Hơn thế nữa,
những phương châm nghiêm khắc về việc tăng cường củng cố trong việc giám định tài
sản, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, đẩy mạnh quản lý nhà nước đã được thực hiện, việc xử
lý các khoản nợ xấu đã được cụ thể hóa.
Tăng cường quản trị cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Các biện pháp chinh sau đây sẽ được thực hiện để tăng cường quản trị và tăng lợi nhuận
của các ngân hàng.trong quản lý tổ chức tài chính.
Chức năng của đánh giá viên bên ngồi
Kiểm tốn viên bên ngồi có trách nhiệm thực hiện một cuộc kiểm toán chặt chẽ
về việc đánh giá tài sản, tính chính xác của các khoản dự phòng và phân bổ, cũng như
đánh giá giả định hoạt động liên tục.
Việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường
Về việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng do chính phủ nắm giữ
thành cổ phiếu phổ thông, các hướng dẫn hoạt động sẽ được thiết lập càng sớm càng tốt
theo hướng chuyển đổi để giải quyết khả năng quản lý đang xuống cấp đáng kể. Quyền
biểu quyết và điều hành công ty: Đối với cổ phiếu thường, cổ đông nắm giữ sẽ có quyền
biểu quyết về chính sách và bầu cử ban lãnh đạo. Tuy nhiên, đối với cổ phiếu ưu đãi thì
khơng có quyền đó; ngoại trừ loại cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do những cá nhân hoặc tập
thể đồng sáng lập công ty hiện nắm giữ. Để nắm giữ vai trò trọng yếu trong việc điều

6


hành và quản lí cơng ty cổ phần, cổ phiếu thường sẽ có giá trị về quyền lợi về tiềm lực
lâu dài so với cổ phiếu ưu đãi.
Ban hành chuẩn mực nợ xấu trong các hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại, tăng cường vốn tự có.
Các ngân hàng tại Nhật Bản thực hiện việc phân loại nợ khắt khe và thường
xuyên. Bên cạnh đó, các ngân hàng của quốc gia này cũng rất tích cực trong việc cơng
khai số liệu nợ xấu thực tế của mình và quyết liệt xử lý để giảm tỷ lệ nợ xấu, góp phần
đảm bảo tính bền vững của thị trường tài chính trong nước.
Một số biện pháp quan trọng được sử dụng trên cơ sở các nguyên tắc quản lý nợ
xấu có thể kể đến như điều chỉnh kỳ hạn nợ, giảm hoặc miễn một phần lãi vay, chứng
khốn hóa các khoản nợ xấu, bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng…
Để tăng cường vốn tự có: cải cách thuế, thực hiện hệ thống khấu hao miễn thuế
mới: Đối với các con nợ dưới mức lo ngại về phá sản, công nhận họ miễn thuế dựa trên
kết quả tự đánh giá dưới sự giám sát và kiểm tra của Cơ quan Dịch vụ Tài chính. Ngồi
ra, ngay cả khi khoản lỗ được xác định trong doanh nghiệp thì cần phải xem xét đặc biệt
bằng cách khấu hao trực tiếp từng phần, ví dụ, nới lỏng các yêu cầu xử lý tài sản thế
chấp.
Các chuẩn mực của nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Nhật Bản được ban hành, tuyên truyền rộng rãi. Vì vậy, nhận thức và sự hiểu biết về
tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu tại Nhật Bản rất cao.
Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và nợ xấu của ngân
hàng thương mại, đánh giá tài sản chặt chẽ.
Nhật Bản coi công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và nợ xấu nhằm giúp
kịp thời phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh những sai sót trong q trình cấp tín dụng
và quản lý thu hồi nợ của các ngân hàng thương mại trong nước. Chính vì vậy, hoạt
động thanh tra, giám sát được coi là nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý nợ xấu tại quốc
gia này. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và nợ xấu cịn nhằm phát hiện và

ngăn chặn những sai phạm về đạo đức, sự lạm dụng quyền lực và tư lợi cá nhân, từ đó,
ngăn chặn những thiệt hại có nguy cơ xảy ra đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng.
Để đánh giá tài sản chặt chẽ, chính phủ đã áp dụng phương pháp dòng tiền DCF (chiết
khấu dòng tiền) để dự báo về dòng tiền trong tương lai và chiết khấu chúng để đạt được
giá trị hiện tại, được sử dụng để đánh giá tiềm năng đầu tư trong tương lai và Dựa trên
các cuộc thanh tra của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản FSA khoảng cách giữa kết
quả tự đánh giá của các ngân hàng lớn và kết quả thanh tra sẽ được công bố trên cơ sở
tổng hợp. Sự chênh lệch giữa kết quả tự đánh giá và kết quả kiểm tra sẽ được công bố

7


thường xuyên trong tương lai, mỗi ngân hàng sẽ được u cầu sửa chữa những chênh
lệch đó.
Về cơ bản, cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và nợ xấu của các ngân
hàng thương mại tại Nhật Bản chú trọng vào một số vấn đề chính như: quản lý tiền vay
và chính sách dự phịng rủi ro; mức độ tuân thủ các chuẩn mực nợ xấu; phân loại nợ,
trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng vào việc xử lý rủi ro tín dụng...
Việc xử lý các ngân hàng thương mại khi nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín
dụng
Nhật Bản thành lập Cơng ty chun thu hồi nợ (RCC) để mua nợ và Cơ quan tái
thiết cơng nghiệp Nhật Bản (IRCJ) (4/2003) có vai trị hỗ trợ xử lý các khoản nợ xấu từ
một bên bằng cách mua các khoản nợ xấu và hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp.
Cách làm của IRCJ thường là tách các cơng ty con nợ thành nhiều bộ phận nhỏ
(như phịng hoặc ban) và đánh giá hiệu quả hoạt động.
IRCJ có thể bán các bộ phận không sinh lời kèm chiết khấu dựa vào giá trị tài sản
sau khi định giá. Cuối cùng, nguồn lực sẽ được tập trung một cách có chọn lọc tới
những phịng, ban làm ăn có lãi hoặc có sức cạnh tranh.
Sau khi được thành lập, IRCJ đã tái thiết được nhiều doanh nghiệp, tập đồn
Chính phủ Nhật Bản cho rằng, xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp yếu kém là hai việc

không thể tách rời trong quá trình xử lý nợ xấu.
Kết quả là đến năm mục tiêu đã thực hiện được kế hoạch đề ra, nền kinh tế Nhật Bản
cuối cùng cũng có thể thoát khỏi sự khủng hoảng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu từ 8,7% vào cuối
tháng 3 năm 2002 (dựa trên các khoản cho vay được công bố theo luật Phục hồi tài
chính) giảm xuống 2,9% vào cuối tháng 3 năm 2005, mục tiêu đề ra của chương trình
đã thành công.
3.

8


CHƯƠNG 3: CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ CỦA NHẬT BẢN
SAU THỜI KÌ VỠ BONG BĨNG KINH TẾ
1. Các giải pháp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ)
BOJ đã thực hiện một số giải pháp để ổn định các thị trường tài chính và tạo thuận
lợi cho đầu tư vào các doanh nghiệp, tiến độ mua bán công khai trái phiếu chính phủ
(JGBs) đã tăng từ 14.4 nghìn tỷ yên/ năm vào tháng 12/2008 lên đến 21.6 nghìn tỷ
yên/năm (tức chiếm 4% GDP) vào tháng 3 năm 2009. Thêm vào đó, BOJ đã tạo thuận
lợi cho các ngân hàng cho vay đối với khu vực doanh nghiệp thông qua việc mua lại các
cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp: Vào giữa năm 2009, lượng cổ phiếu và trái phiếu
công ty mua công khai chưa thực hiện mỗi loại chiếm khoảng 0,2 nghìn tỷ yên, một
phần nhỏ trong số lượng được uỷ quyền. Một giải pháp khác cũng khá hiệu quả để hỗ
trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp đó là việc đưa ra “hoạt động cấp vốn thơng qua các
quỹ đặc biệt” vào tháng 1 năm 2009. Cơ chế này cung cấp nguồn quỹ không giới hạn
cho các ngân hàng với một mức lãi suất chính sách dựa trên sự mở rộng hàng loạt các
công cụ cấp vốn cho doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ. Trên thực tế, điều này đã
tạo nên áp lực đi xuống trong lãi suất cho vay ngắn hạn. tới 7,5 nghìn tỷ yên vào giữa
năm 2009. Lương tồn đọng tăng tới 7,5 nghìn tỷ n vào giữa năm 2009.
2. Chính sách nới lỏng tiền tệ - lãi suất 0% của Ngân hàng trung ương Nhật
Bản

Từ giữa năm 2001, BOJ đã bắt đầu áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm vừa
hạn chế giảm phát, vừa ngăn ngừa đồng Yên tăng giá, điều chỉnh cán cân tài khoản
vãng lai của ngân hàng thay vì điều chỉnh lãi suất. Vào tháng 2/2003, BOJ đã điều chỉnh
tăng cán cân vãng lai từ 15-20 nghìn tỷ Yên lên 17-22 nghìn tỷ Yên, tháng 4 là 22-27
nghìn tỷ, tháng 5 điều chỉnh tiếp lên tới 27-30 nghìn tỷ và đến tháng 10/2003, BOJ đã
nâng cán cân tài khoản vãng lai lên khoảng 27-32 nghìn tỷ Yên. Mục đích chính của
việc điều chỉnh này là ngăn chặn giảm phát và duy trì đà phục hồi mới được hình thành.
Thống đốc BOJ đã tun bố sẽ khơng đảo ngược quá trình này tới lúc mà giá tiêu dùng
có tỷ lệ tăng trưởng dương trong nhiều tháng liên tục.
Để vượt qua tình trạng giảm phát và đưa nền kinh tế trở lại con đường tăng trưởng
bền vững với sự ổn định về giá cả, do vậy BOJ đã liên tục áp dụng giải pháp nới lỏng
tiền tệ tích cực, trong đó có chính sách lãi suất 0%. Cụ thể, mức lãi suất huy động qua
đêm, lãi suất chính sách được giảm đến 0,1% vào tháng 12 năm 2008 và tiếp tục được
duy trì cho đến nay (Đồ thị 22). Hiệu ứng lãi suất cho vay bằng 0 với mức 0,1% là mức
lãi suất thấp nhất trong số các ngân hàng trung trong trên toàn cầu. Hơn thế nữa, để
khuyến khích cắt giảm lãi suất cho vay dài hạn, BOJ đã đưa ra tháng 12 năm 2009 hình

9


thức cấp vốn vay mới để cung cấp 3 tháng một lần cho các tổ chức tài chính với mức lãi
suất thấp 0,1% tức bằng với lãi suất chính sách.
Một đặc trưng khác nữa của chính sách tiền tệ Nhật Bản là việc ngăn đồng Yên tăng
giá, BOJ đã hạn chế mua trái phiếu vào. Chính sách can thiệp để ngăn đồng nội tệ tăng
giá thường đi kèm với mua trái phiếu vào là để giảm lượng nội tệ trong lưu thơng tránh
gây ra vấn đề lạm phát (chính sách chống hậu quả phụ của việc can thiệp giữ tỷ giá).
Nhưng vì Nhật Bản đang chịu giảm phát nên chính sách chống hậu quả phụ này khơng
cịn cần thiết nữa.
3. Chính sách thắt chặt tài chính
Ngược với chính sách tiền tệ nới lỏng thì chính sách tài chính của Nhật Bản trong

giai đoạn này là chính sách thắt chặt tài chính. Theo đánh giá của chính phủ của Thủ
tướng Koizumi, số nợ chính phủ của cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền địa
phương đã tích tụ tương đương 140% GDP của đất nước (năm 2003). Do đó, đương
nhiên trong giai đoạn tiếp theo sẽ không nên và cũng không thể khuếch trương tài
chính. Năm 2003, các khoản chi tiêu liên quan đến đầu tư công giảm khoảng 3,7% so
với năm 2002. Đối với kế hoạch tài chính địa phương thì khoản chi cho các nhiệm vụ
chi sự nghiệp độc lập của địa phương giảm khoảng 5,5% so với năm trước. Chi kiến
thiết địa phương giảm 6,4%. Chi tiêu và vay nợ của chính phủ được cắt giảm mạnh
nhằm giảm thiểu gánh nặng ngân sách. Các cơng trình lớn như xây dựng các hệ thống
đường cao tốc được hạn chế để tập trung nguồn vốn cho các thành phần gặp nhiều khó
khăn. Chính phủ cũng quyết định chấp nhận xóa bỏ một số khoản nợ để làm lành mạnh
hệ thống ngân hàng cũng như các tập đoàn lớn (Keiretsu). Một loạt quy định về kinh
doanh được bãi bỏ để khuyến khích đầu tư. Tháng 5/2005, một đạo luật giúp cho việc
thành lập các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn đã ra đời.
Đường lối cải cách trọng tâm của chính quyền của Thủ tướng Koizumi cùng cánh
tay phải - người khởi xướng là Bộ trưởng Kinh tế Takenaka Heizo được chú trọng triệt
để trong tổng thể của kế hoạch thắt chặt tài chính. Theo đường lối này, ngoài những
biện pháp nhằm nâng thuế suất và giảm chi tiêu cơng cộng thì cịn chú trọng nhiều vào
tư nhân hóa một số cơng ty trong ngành giao thơng và ngành ưu điện để tăng tỷ lệ đóng
góp của cá nhân trong bảo hiểm xã hội. Có thể gọi những bước cải cách này là một cuộc
cải cách cơ cấu trong khu vực được coi là “thánh địa”, vì đó là những lĩnh vực trước giờ
chưa từng được tiến hành cải cách. Doanh nghiệp nhà nước Đường cao tốc Nhật Bản
(Japan Highway) là công ty gặp rắc rối lớn nhất với số nợ tích luỹ là 40 nghìn tỷ Yên
sau khi xây dựng các con đường thu phí tại các địa điểm có vấn đề sẽ được tư nhân hóa.
Phó chủ tịch của cơng ty này đã bị bắt giữ gần đây vì một vụ bê bối trong gian lận thầu.
Còn kế hoạch cải cách hệ thống bưu điện, mặc dù đã từng bị bác bỏ tại quốc hội nhưng
vẫn được ông Koizumi quả quyết thực hiện tư nhân hoá nhằm ngăn chặn nguồn tài trợ
10



cho các khoản chi tiêu lãng phí của các doanh nghiệp nhà nước cũng như chấm dứt tình
trạng mất cân đối trong ngành tài chính.

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Bài học số 1, là sự chậm trễ trong nhận thức kinh tế của chúng ta. Chúng ta không
hề nhận ra những vấn đề về kinh tế như nợ xấu, giảm phát, khủng hoảng tài chính cho
đến khi nó đi đến tình trạng nghiêm trọng. Cần đặt nhiều sự chú ý hơn vào việc hiện tại
chúng ta có đang phải đối mặt với những rắc rối nào lớn hay không.
Bài học số 2, sự nguy hiểm của việc loại trừ các ý kiến đối nghịch. Việc sử dụng
tiền công trong giải quyết nợ xấu cho đến khi phát sinh khủng hoảng tiền tệ đã không
được bàn đến trong các tranh luận về chính sách. Đối với những người đã trải qua thời kì
lạm phát, rất khó để nhận thức được rằng việc giảm giá của hàng hoá sẽ trở thành vấn đề
lớn.
Bài học số 3 là sự khó khăn trong tái cấu trúc tài chính. Khi nhìn vào tình hình tài
chính cơng hiện nay, có vẻ như chính phủ đang tăng chi tiêu, tăng thâm hụt ngân sách,
nhưng thực sự khơng phải như thế. Các thủ tướng thời kì Heisei, Hashimoto, Koizumi
Junichirou, Noda Yoshihikou đã rất nỗ lực trong việc tái cấu trúc bộ máy tài chính. Tuy
nhiên cho đến hiện tại thì việc cải cách này khơng được tiến triển cho lắm. Và chúng ta
cũng cần nhận thức lại về sự khó khăn của việc này một lần nữa.

11


KẾT LUẬN
Qua những biện pháp của Nhật Bản đối việc xử lí nợ xấu và các chính sách tài
chính tiền tệ của Nhật Bản sau khi vỡ bong bóng kinh tế cho thấy những hướng đi đúng
đắn của chính phủ Nhật Bản trong việc đưa Nhật Bản thoát khỏi những khó khăn sau
thời kì vỡ bong bóng. Từ đó cũng rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu để kinh tế
Việt Nam học hỏi trong công cuộc hội nhập với xu thế thế giới hiện nay.


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, báo, tạp chí:
1. TS. Trần Quang Minh (2003), Hệ thống tài chính Nhật Bản: Những đặc trưng cơ bản
và cuộc cải cách hiện nay, NXB Khoa học Xã hội
2. TS. Trần Quang Minh (2011), Nhật Bản, một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật 2001
đến 2020, NXB Từ điển bách khoa
Tài liệu trực tuyến:
1. Tomoni (2020), Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Heisei (Phần 3). />
13



×