Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu vực trung tâm khu đô thị tây hồ tây theo hướng công trình xanh (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐINH TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC
TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY
THEO HƯỚNG CƠNG TRÌNH XANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐINH TRUNG DŨNG
KHÓA 2019- 2021

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC
TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY
THEO HƯỚNG CƠNG TRÌNH XANH
Chun ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG
TS. NGUYỄN VĂN MINH

Hà Nội - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐINH TRUNG DŨNG
KHÓA 2019- 2021

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC
TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY
THEO HƯỚNG CƠNG TRÌNH XANH
Chun ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG
TS. NGUYỄN VĂN MINH
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN


Hà Nội - Năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học –
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và sự tận tình giảng dạy của thầy cơ giáo trong
suốt q trình học tập.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp
đỡ tận tình của PGS.TS. Trần Thị Hường và TS. Nguyễn Văn Minh những người đã
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Quy
hoạch – Kiến Trúc Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Phát triển T.H.T, Công ty
Cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam, Công ty TNHH Pure Việt Nam, đã tạo điều
kiện tốt nhất, giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu và các tài liệu liên quan để tác
giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn.
Hà Nội,

tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

Đinh Trung Dũng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu vực
trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây theo hướng công trình xanh” là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội,

tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

Đinh Trung Dũng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………..I
Lời cam đoan…………………………………………………………………….…II
Mục lục………………………………………………………………………….... III
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt…………………………………………….…. IV
Danh mục các hình ảnh, sơ đồ………………………………………………….…. V
Danh mục các bảng biểu…………………………………………………….……. VI
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
* Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
* Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
* Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................3
* Các khái niệm (thuật ngữ) ........................................................................................4
* Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU VỰC TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY ....................................7
1.1. Giới thiệu chung Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây ......................................7
1.1.1. Vai trò của Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây đối với thành phố Hà
Nội
7
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
7
1.1.3. Hiện trạng KT-XH
10
1.1.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội
13
1.2. Hiện trạng HTHTKT ..........................................................................................13
1.2.1. Hiện trạng về chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị
13
1.2.2. Hệ thống giao thông
15
1.2.3. Hệ thống cấp nước
17
1.2.4. Hệ thống thoát nước, quản lý CTR, VSMT
19
1.2.5. Hệ thống cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị
24
1.3. Thực trạng quản lý HTHTKT Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây ...............27
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý HTKT
27
1.3.2. Cơ chế chính sách quản lý HTKT Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây
32



1.4. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý HTHTKT Khu vực trung tâm KĐT
Tây Hồ Tây................................................................................................................33
1.4.1. Những thuận lợi trong công tác quản lý HTHTKT Khu vực trung tâm
KĐT Tây Hồ Tây
33
1.4.2. Khó khăn, tồn tại
34
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU VỰC TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY THEO
HƯỚNG CƠNG TRÌNH XANH ...........................................................................38
2.1. Cơ sở lý luận trong cơng tác quản lý HTKT KĐT theo hướng cơng trình xanh
...................................................................................................................................38
2.1.1. Lịch sử phát triển và hệ thống tiêu chí cơng trình xanh trên thế giới và ở Việt
Nam
38
2.1.2. Vai trị, đặc điểm của HTHTKT theo hướng cơng trình xanh đối với phát
triển đô thị
41
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản trong quản lý HTHTKT theo hướng cơng trình xanh
43
2.1.4. Các bộ tiêu chí cơng trình xanh hiện hành và phổ biến ở Việt Nam
45
2.1.5. Một số yêu cầu cơ bản của HTHTKT trong phiên bản cơng trình xanh
“Bộ tiêu chí LEED v4 cho kế hoạch phát triển KĐT”
46
2.2. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý HTHTKT................................................52
2.2.1. Các văn bản luật
52
2.2.2. Các văn bản dưới luật

53
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý HTHTKT cơng trình xanh tại Việt Nam và nước
ngồi ..........................................................................................................................56
2.3.1. Kinh nghiệm từ các đơ thị nước ngồi
57
2.3.2. Kinh nghiệm từ các đơ thị trong nước.
61
2.3.3. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng quản lý HTHTKT Khu vực trung
tâm KĐT Tây Hồ Tây theo hướng công trình xanh
65
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC TRUNG TÂM KHU ĐƠ THỊ TÂY HỒ TÂY
THEO HƯỚNG CƠNG TRÌNH XANH ...............................................................67
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý HTHTKT Khu vực trung tâm KĐT
Tây Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh ..................................................................67
3.1.1. Quan điểm
67
3.1.2. Mục tiêu
67
3.1.3. Ngun tắc
68


3.2. Lựa chọn tiêu chí cơ bản để áp dụng trong công tác quản lý HTHTKT Khu vực
trung tâm KĐT Tây Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh ........................................70
3.2.1. Tiêu chí cơ bản được lựa chọn để áp dụng cơng tác quản lý HTHTKT
theo bộ tiêu chí cơng trình xanh
70
3.2.2. Bảng điểm ước tính của khu nghiên cứu theo tiêu chí cơng trình xanh
theo thực tế

74
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật HTHTKT Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ
Tây theo hướng cơng trình xanh ...............................................................................75
3.3.1. Một số giải pháp quản lý hệ thống giao thông theo hướng cơng trình xanh
75
3.3.2. Một số giải pháp quản lý hệ thống cấp nước theo hướng cơng trình xanh
79
3.3.3. Một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước, CTR, VSMT theo hướng
cơng trình xanh
80
3.3.4. Một số giải pháp quản lý hệ thống cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị
theo hướng cơng trình xanh
84
3.3.5. Bảng điểm ước tính của khu vực nghiên cứu theo tiêu chí cơng trình xanh
sau khi thực hiện nhóm giải pháp quản lý HTHTKT
87
3.4. Đề xuất nâng cao năng lực quản lý HTHTKT Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ
Tây theo hướng cơng trình xanh ...............................................................................90
3.4.1. Đề xuất về mơ hình quản lý HTHTKT
90
3.4.2. Đề xuất cơ chế chính sách trong quản lý HTHTKT Khu vực trung tâm
KĐT Tây Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh
95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
98
Kết luận....................................................................................................................98
Kiến nghị..................................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATGT
BXD
CHXHCN
CTR
ĐTM
EDGE

GTVT
GTĐT
GPMB
GREEN MARK
HTHTKT
HTKT
KĐT
KT- XH
LEED
LOTUS
NLTT
QCXD
QLDA
VSMT
TBA
TNHH
UBND
XDCB

Tên đầy đủ

An tồn giao thơng
Bộ Xây dựng
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Chất thải rắn
Đánh giá tác động môi trường
Excellence in Design for Greater Efficiencies
(Giải pháp thiết kế tốt nhằm nâng cao tính năng sử
dụng)
Giao thơng vận tải
Giao thơng đơ thị
Giải phóng mặt bằng
Hệ thống tiêu chí cơng trình xanh GREEN MARK SINGAPORE
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng kỹ thuật
Khu đô thị
Kinh tế xã hội
Leadership in Energy and Environmental Design
(Chỉ dẫn Thiết kế về Năng lượng và Môi trường)
Hệ thống tiêu chí cơng trình xanh LOTUS – VGBC
Năng lượng tái tạo
Quy chuẩn xây dựng
Quản lý dự án
Vệ sinh môi trường
Trạm biến áp
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu hình

Tên hình ảnh

Trang

Hình 1.1

Vị trí địa lý Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây

08

Hình 1.2

Địa hình tổng quan Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây

09

Hình 1.3

Hiện trạng một số cơng trình nằm trong KĐT

12

Hình 1.4

Khu vực phân kỳ đầu tư và ảnh một số cơng trình

14


Hình 1.5

Một dự án lưu chứa vật liệu đào móng ngay trong cơng
trường và tiến hành tái sử dụng san lấp

14

Hình 1.6

Hiện trạng hệ thống giao thơng KĐT

15

Hình 1.7

Hình ảnh một số điểm chờ xe buýt chưa được đưa vào
sử dụng

16

Hình 1.8

Sơ đồ nguồn cấp nước Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ
Tây

18

Hình 1.9

Hình ảnh nhà đầu tư thứ cấp sử dụng thiết bị vệ sinh

tiết kiệm nước

19

Hình 1.10

Hình ảnh lắp đặt hệ thống thốt nước

20

Hình 1.11

Các tuyến kết nối nước thải theo quy hoạch

21

Hình 1.12

Nguồn tiếp nhận nước thải

21

Hình 1.13

Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt tại
KĐT

22

Hình 1.14


Thu gom CTR xây dựng không được phân loại và tập
kết không đảm bảo

24

Hình 1.15

Đường cong phân bố cường độ sáng

25

Hình 1.16

Hình ảnh một số hộ gia đình lắp đặt các tấm pin mặt
trời

26


Số hiệu hình

Tên hình ảnh

Trang

Hình 1.17

Sơ đồ tổ chức của chính quyền đơ thị đối với cơng tác
quản lý HTHTKT


27

Hình 1.18

Sơ đồ tổ chức chủ đầu tư KĐT - Công ty TNHH Phát
triển T.H.T

29

Hình 2.1

Các tiêu chí cơng trình xanh theo bộ tiêu chí LEED

39

Hình 2.2

Các tiêu chí cơng trình xanh theo bộ tiêu chí LOTUS

41

Hình 2.3

Hình ảnh khu ở sinh thái Kronberg (Hanover)

57

Hình 2.4


Hình ảnh Dự án The Shipyard-Candlestick Point

60

Hình 2.5

Hình ảnh Dự án Vinhome Riverside 1

62

Hình 2.6

Hình ảnh KĐT kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng

64

Hình 3.1

Đề xuất quy hoạch và thiết kế đường xe đạp cho KĐT

77

Hình 3.2

Đề xuất khu vực bố trí bể nước sạch trung gian và đường
ống phục vụ hệ thống tưới tự động

83

Hình 3.3


Phương án điện năng lượng mặt trời hỗn hợp

85

Hình 3.4

Phương án thiết kế đèn chiếu sáng cơng cộng

86

Hình 3.5

Đề xuất mơ hình tổ chức quản lý HTHTKT

91

Hình 3.6

Đề xuất cơ cấu tổ chức phòng HTKT của Chủ đầu tư

95


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng, biểu

Trang


Bảng 1.1

Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu

11

Bảng 1.2

Tổng bức xạ mặt trời khu vực Hà Nội

26

Bảng 2.1

Các yêu cầu đối với Hệ thống giao thông

47

Bảng 2.2

Các yêu cầu đối với Hệ thống cấp nước

50

Bảng 2.3

Các yêu cầu đối với Hệ thống thoát nước, quản lý CTR
và VSMT


51

Bảng 2.4

Các yêu cầu đối với Hệ thống năng lượng

52

Bảng 3.1

Bảng tiêu chí cơng trình xanh đề xuất áp dụng

71

Bảng 3.2

Bảng ước tính số điểm khu vực nghiên cứu theo đề xuất
tại bảng 3.1

74

Bảng 3.3

Bảng so sánh mức độ tiêu thụ nước giữa thiết bị thông
thường và thiết bị tiết kiệm nước

80

Bảng 3.4


Phương án lưu trữ và tái chế CTR

84

Bảng 3.5

Bảng ước tính số điểm khu vực nghiên cứu theo tiêu chí
cơng trình xanh sau khi thực hiện nhóm giải pháp

88


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, con người phải đối mặt với sự khủng hoảng
năng lượng, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Trong
khi đó tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất nhanh đã dẫn đến các vấn đề cấp bách cần phải
xử lý liên quan đến đảm bảo năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, quản lý chất thải,
phịng ngừa và giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, …
Xu hướng phát triển cơng trình xây dựng xanh (Green building development)
ra đời vào những năm 1990 trong bối cảnh cấp thiết xử lý các vấn đề nêu trên, cuộc
cách mạng xây dựng xanh được xác định theo 05 chiến lược: (1) Lựa chọn địa điểm
xây dựng và quy hoạch giao thông bền vững; (2) sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; (3) hiệu quả sử dụng nguồn nước cao nhất; (4) sử dụng vật liệu và tài
nguyên thiên nhiên khôn khéo và tiết kiệm nhất; (5) bảo đảm mơi trường và an tồn
sức khỏe con người. Đến thời điểm hiện tại, chiến lược cơng trình xanh đề ra đã trở
thành công cụ phổ biến, hiệu quả để hỗ trợ quản lý các dự án trên toàn thế giới.
Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây do Công ty TNHH Phát triển T.H.T làm

Chủ đầu tư nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có quy mơ nghiên cứu khoảng
210,43 ha nằm trên địa bàn phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô
(quận Cầu Giấy), phường Xuân Đỉnh và phường Cổ Nhuế (Quận Bắc Từ Liêm),
thành phố Hà Nội. Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực
trung tâm KĐT Tây Hồ Tây đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo
quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013.
Trọng tâm phát triển KĐT theo quyết định được phê duyệt đã nêu rõ vai trị và
vị trí quan trọng của KĐT “… tạo lập không gian ở, làm việc, cây xanh, mặt nước,
cảnh quan môi trường phục vụ nhu cầu của người dân đô thị, phát triển kinh tế - xã
hội khu vực Tây Hồ Tây nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung”. Đồng thời, định
hướng phát triển trong đồ án là “Các không gian phải là một không gian kết nối linh
động giữa các khơng gian trong và ngồi khu vực”, “Các cơng trình và hạng mục
cơng trình cùng hệ thống cây xanh mặt nước, quảng trường nằm tại các lô đất trên
là khu vực trọng tâm bố cục không gian của Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây”


2

đã đề cao các tiêu chí “Xanh”, và gợi mở cho việc quản lý KĐT theo hướng cơng
trình xanh để đảm bảo trọng tâm phát triển.
Khu vực nghiên cứu có tốc độ đơ thị hóa mạnh mẽ, hiện trạng xây dựng vừa
vận hành khai thác vừa xây dựng các dự án mới; nhiều dự án thứ cấp của các nhà
đầu tư nước ngồi được phát triển theo hướng cơng trình xanh. Trong giai đoạn gần
đây, chủ đầu tư KĐT đã triển khai một số biện pháp để khắc phục các điểm cịn tồn
tại trong cơng tác quản lý KĐT (đặc biệt là sự chưa đồng bộ về HTHTKT) cũng
như để tạo đòn bẩy cho các dự án thứ cấp phát triển theo tiêu chí cơng trình xanh;
tuy nhiên, hiệu quả thực hiện cịn chưa cao. Ngồi ra, trong q trình triển khai dự
án, một dự án thứ cấp đề xuất nâng công suất cho HTKT gây ra áp lực không nhỏ
đến HTHTKT hiện hữu và đặt ra bài toán cho chủ đầu tư KĐT về việc sử dụng năng
lượng, tài nguyên hiệu quả để đảm bảo nhu cầu phát triển của KĐT trong tương lai.

Vì vậy, việc áp dụng các tiêu chí cơng trình xanh vào cơng tác quản lý Khu
vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây là một gợi mở đáng xem xét và sẽ hỗ trợ chủ đầu
tư đưa ra bộ khung quản lý đồng bộ, xuyên suốt qua các giai đoạn, cụ thể:
- Phù hợp với thực tế phát triển của Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây: Các
tiêu chí nghiêm ngặt của bộ tiêu chí cơng trình xanh được áp dụng trong tồn bộ
vịng đời của dự án từ giai đoạn thiết kế quy hoạch, xây dựng, vận hành vì vậy phù
hợp với hiện trạng xây dựng của khu nghiên cứu.
- “Dán nhãn Cơng trình xanh” là một sự quảng bá to lớn cho chủ đầu tư KĐT
về giá trị thương hiệu: Phong trào “Cách mạng xây dựng xanh” là tất yếu, trở thành
xu thế phát triển mạnh mẽ được ưu tiên, lan rộng ở nhiều nước trên thế giới.
- Áp dụng tiêu chí cơng trình xanh mang lại tính tiện lợi và hiệu quả thực sự
về kinh tế cho chủ đầu tư: Theo Hội đồng cơng trình xanh Việt Nam – VGBC
“Cơng trình xanh có thể tiết kiệm trung bình 30% điện, 35% cacbonic, 30-50%
nước, 50-90% chi phí xả thải”[1], do vậy cơng trình xanh thực sự tiết kiệm chi phí
cho chủ đầu tư trong quá trình vận hành.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu vực trung
tâm khu đô thị Tây Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh” thực sự cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn cao, sẽ góp phần tạo lập một đơ thị xanh, bền vững, thích ứng với


3

biến đổi khí hậu nhằm góp phần định hướng phát triển cho các KĐT mới theo chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
* Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý quy hoạch
HTHTKT đô thị khu vực nghiên cứu.
Xây dựng cơ sở khoa học về quản lý HTHTKT đô thị theo hướng công trình xanh.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý HTKT đô
thị theo hướng công trình xanh.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý HTKT KĐT theo hướng cơng trình
xanh, tập trung nghiên cứu quản lý quy hoạch hệ thống giao thơng, cấp nước, thốt
nước, quản lý CTR, năng lượng cho KĐT theo hướng cơng trình xanh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây, thành phố Hà
Nội sau khi điều chỉnh quy hoạch; diện tích nghiên cứu khoảng 210,43 ha; dân số
hiện có khoảng 5.100 người (dân số theo quy hoạch là 24.295 người).
- Phạm vi thời gian: Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thơng tin, chụp ảnh hiện trạng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
- Phương pháp thu thập; kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả đã nghiên
cứu, cũng như các kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý HTKT đô thị ở trong nước
cũng như trên thế giới.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về mặt lý luận:
+ Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HTHTKT KĐT theo
hướng cơng trình xanh, góp phần nhằm hồn thiện mơ hình quản lý hiệu quả HTKT
KĐT theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.


4

- Về mặt thực tiễn:
+ Đã nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý (cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức,
kỹ thuật) cho HTHTKT Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây theo hướng cơng
trình xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của KĐT.
+ Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào

tạo trong lĩnh vực liên quan đến cơng trình xanh.
+ Các giải pháp quản lý HTKT khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây có thể
làm tài liệu tham khảo cho các KĐT khác có điều kiện tương đồng xem xét, chọn
lọc để thúc đẩy tiến trình xây dựng cơng trình xanh.
* Các khái niệm (thuật ngữ)
- Khái niệm đô thị: Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là
lao động phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chun ngành
hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một
miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. [2]
- HTHTKT đô thị: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội
khóa 13 thơng qua năm 2014, hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật gồm cơng trình
giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp
nước, thu gom và xử lý nước thải, CTR, nghĩa trang và cơng trình khác. [16]
+ Các cơng trình giao thơng đơ thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường phố, cầu,
hầm, quảng trường, bến bãi, sơng ngịi, cảng, sân bay, nhà ga; các cơng trình đầu
mối hạ tầng kỹ thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thủy). [14]
+ Hệ thống cấp nước: Là tập hợp các cơng trình khai thác, xử lý nước, điều
hoà, vận chuyển và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước. [4]
+ Hệ thống thoát nước: Là một tổ hợp các thiết bị, cơng trình kỹ thuật, mạng
lưới thu gom nước thải từ nơi phát sinh đến các cơng trình xử lý và xả nước thải ra
nguồn tiếp nhận. [4]
+ Cơng trình quản lý chất thải rắn: Bao gồm các trạm trung chuyển và cơ sở
xử lý chất thải rắn và bùn thải (tái chế, đốt, chôn lấp hoặc các loại hình cơng nghệ
xử lý khác). [4] [8]
+ Các cơng trình cấp năng lượng và chiếu sáng trong KĐT chủ yếu gồm:


5

Nguồn điện, TBA, lưới phân phối, lưới hạ thế, các thiết bị chiếu sáng… [14]

- Quản lý HTHTKT đô thị: Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh
vực các nhà kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về
quản lý Nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm hệ thống. Khơng có
quản lý chung chung mà bao giờ cũng gắn liền một lĩnh vực hoặc một ngành nhất
định. Quản lý gồm hai quá trình đan kết vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và
phát triển. Hay nói cách khác, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của
chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước. [15]
Hệ thống quản lý HTKT đơ thị là tồn bộ phương thức điều hành (phương
pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định…) nhằm kết nối và đảm bảo sự phát
hành tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý HTKT đơ thị. Mục tiêu của nó là
cung cấp và duy trì một cách tối ưu HTHTKT đơ thị và các dịch vụ liên quan đạt
được các tiêu chuẩn quy định trong khn khổ nguồn vốn và kinh phí được sử
dụng.
- Cơng trình xanh: Là cơng trình xây dựng mà trong cả vịng đời của nó từ giai
đoạn lựa chọn địa điểm xây dựng, thiết kế, thi công xây dựng, giai đoạn sử dụng,
vận hành cho đến giai đoạn sửa chữa, tái sử dụng, đều đạt được hiệu quả cao trong
sử dụng năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu và giảm thiểu các tác động xấu đến
sức khỏe của con người và môi trường xung quanh, sản sinh ra chất thải ơ nhiễm
mơi trường ít nhất và tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho người sử dụng. [10]
- Kiến trúc xanh: là cơng trình được thực hiện bằng cách tập hợp các giải pháp
thiết kế kỹ thuật kiến trúc sáng tạo, thân thiện với thiên nhiên và môi trường, sử
dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu, hài hòa kiến trúc với cảnh
quan và sinh thái tự nhiên, tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho người sử dụng. [10]
- Hạ tầng xanh: Countryside Agency (2006) được coi là đã đưa ra định nghĩa
chung nhất về hạ tầng xanh và làm nổi bật được một số chủ đề chung: “Hệ thống hạ
tầng xanh bao gồm việc cung cấp mạng lưới quy hoạch kết nối của các khơng gian
đa chức năng góp phần bảo vệ mơi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học, khả
năng ứng phó với sự biến đổi khí hậu và các sinh quyển khác, có khả năng tạo lên
lối sống khỏe mạnh và bền vững, tăng cường phúc lợi cho cuộc sống đô thị, cải



6

thiện sự tiếp cận của nghỉ ngơi giải trí với những tài sản xanh, hỗ trợ cho nền kinh
tế đô thị và nông thôn, hỗ trợ tốt hơn cho việc quy hoạch và quản lý hệ thống không
gian và hành lang xanh”. [11]
- Thành phố xanh hay thành phố bền vững môi trường: Là thành phố được
thiết kế và xây dựng trong điều kiện xem xét các tác động môi trường ở vị trí hàng
đầu, khơng những chú ý đến sự thịnh vượng cuộc sống của dân cư, giảm thiểu nhu
cầu tài nguyên đầu vào của thành phố, như là nhu cầu đối với nguồn nước, năng
lượng, vật liệu và thực phẩm, mà còn phải đảm bảo thành phố sản sinh ra chất thải ơ
nhiễm mơi trường ít nhất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm khơng khí sạch, nước
sạch, đất sạch và điều kiện sống tốt nhất cho dân cư. [10]
- Quản lý HTHTKT theo hướng cơng trình xanh: Là toàn bộ phương thức điều
hành nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý HTHTKT đơ thị
tn thủ theo các tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí cơng trình xanh. Mục tiêu của nó là
cung cấp và duy trì hoạt động của HTHTKT một cách tối ưu để đạt được các tiêu
chí và quy định của cơng trình sử dụng năng lượng, tài ngun hiệu quả, góp phần
bảo vệ mơi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học, khả năng ứng phó với sự biến
đổi khí hậu và các sinh quyển khác, tạo lên lối sống khỏe mạnh và bền vững, tăng
cường phúc lợi cho cuộc sống đô thị.
* Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu vực trung tâm
khu đô thị Tây Hồ Tây.
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu vực trung
tâm khu đô thị Tây Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu
vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh.



THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 – Nhà E – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
website:
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Lưu ý: Tất cả những tài liệu trôi nổi trên mạng (không phải trên trang web chính
thức của Trung tâm Thơng tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) là
những tài liệu vi phạm bản quyền. Nhà trường không thu tiền, và cũng khơng phát
hành có thu tiền đối với bất kỳ tài liệu nào trên mạng internet.


98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
theo hướng cơng trình xanh, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên,
trong q trình xây dựng KĐT, còn gặp một số vấn đề bất cập trong cơng tác quản
lý. Chính vì vậy, đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu vực trung tâm khu đơ thị Tây
Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh” mà tác giả chọn nghiên cứu là cần thiết, có ý
nghĩa thực tiễn nhằm khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HTHTKT
KĐT mà cịn góp phần định hướng phát triển cho KĐT phù hợp với xu hướng xanh,

bền vững của thế giới.
2. Thực trạng công tác quản lý HTHTKT Khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây còn
một số bất cập như các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với chủ đầu tư chưa chặt
chẽ, chưa có sự giám sát của cộng đồng, bộ máy quản lý của chủ đầu tư chưa hoàn
thiện. Các đơn vị tham gia xây dựng dự án còn chưa ý thức trong việc bảo vệ mơi
trường KĐT, lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ra tác động xấu đến HTHTKT
hiện hữu. Vì vậy, cần có các giải pháp quản lý HTHTKT mang tính đồng bộ để
giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, hướng tới phát triển bền vững cho KĐT.
3. Luận văn đã đưa ra hệ thống cơ sở khoa học (lý luận, pháp lý, thực tiễn) về quản
lý HTHTKT theo hướng cơng trình xanh; đồng thời, đảm bảo các tiêu chí quản lý
HTHTKT theo hướng cơng trình xanh phù hợp với văn bản pháp luật hiện hành,
phù hợp với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
4. Luận văn đã chứng minh công tác quản lý HTHTKT KĐT theo hướng cơng trình
xanh cho KĐT là đúng đắn, có tính khả thi cao. Các giải pháp quản lý HTKT được
đề xuất trong luận văn cơ bản đã định hướng được phương án sử dụng năng lượng,
tài nguyên hiệu quả, tối ưu và có tính bền vững, cụ thể:
- Hệ thống giao thông: Mở ra hướng liên kết mở với các khu đô thị khác, đề ra
được các giải pháp tăng cường sử dụng hệ thống giao thông công cộng, phát triển
đường xe đạp và đường đi bộ trong KĐT với mạng lưới quy hoạch dài hơn 5 km;
luận văn cũng gợi mở giải pháp về sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm
thiểu sử dụng phương tiện cá nhân cho các dự án lớn trong Khu đô thị như The


99

Dewey, Samsung R&D... nhằm mục đích hạn chế được tình trạng tắc đường trong
giờ cao điểm, giảm áp lực cho HTHTKT KĐT.
- Hệ thống cấp nước: Đề xuất được giải pháp tiết kiệm nước khu vực trong
nhà và ngoài nhà, đồng thời đề xuất được phương án tiết kiệm năng lượng cho các
thiết bị bơm. Giải pháp tiết kiệm nước với phương án sử dụng thiết bị tưới thông

minh cho cảnh quan và thiết bị vệ sinh thông minh cho các tồn nhà đã góp phần
tiết giảm lượng nước sử dụng từ 30% - 50% cho tưới tiêu cảnh quan và 39.4% 60% cho thiết bị trong nhà.
- Hệ thống thoát nước, CTR và VSMT: Đề xuất được giải pháp tái sử dụng
nước thải và nước mưa, phân loại và tái chế CTR. Với đề xuất quy hoạch hệ thống
bể chứa trung gian và tuyến ống để tái sử dụng nước xám và nước mưa, yêu cầu tận
dụng 25% - 50% lượng nước xám và nước mưa cơ bản đã được đáp ứng. Đối với
quản lý CTR và VSMT, luận văn đã đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược 3R
và chứng minh tính khả thi khi tận dụng 100% vật liệu phá dỡ, xà bần.
- Hệ thống cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị: Đưa ra được giải pháp xây
dựng hệ thống NLTT cũng như tiết giảm được công suất điện dùng cho HTHTKT.
Phương án đề xuất sử dụng sơ đồ điện năng lượng mặt trời hỗn hợp kết hợp thay thế
đèn sợi đốt bằng đèn LED năng lượng mặt trời cơ bản đảm bảo mức tiết giảm 5%
chi phí tổng năng lượng dự án và 15% công suất năng lượng so với mức cơ sở.
5. Luận văn đã xem xét đến hiệu quả kinh tế và chi phí tiết giảm khi thực hiện quản
lý HTKT theo hướng cơng trình xanh của một số hệ thống như: Hệ thống cấp nước,
hệ thống quản lý CTR và VSMT. Luận văn cũng tính tốn hiệu quả sử dụng đất
cũng như hiệu quả chi phí khi lắp đặt hệ thống NLTT.
Kiến nghị
- Đối với Chính phủ: Có kế hoạch xây dựng, phát triển một bộ tiêu chí chung
về quản lý đơ thị theo hướng cơng trình xanh phù hợp theo điều kiện của Việt Nam
nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, đảm bảo tối ưu
về năng lượng, tài nguyên.
- Đối với Bộ Xây dựng: Ban hành chi tiết và đồng bộ thông tư, hướng dẫn
quản lý liên quan đến cơng trình sử dụng năng lượng tiết kiệm nói chung và


100

HTHTKT nói riêng để cụ thế hóa chỉ tiêu về tăng trưởng xanh đã được đề ra.
- Đối với UBND Thành phố Hà Nội: Các Sở Ban ngành và UBND các cấp

trực thuộc Thành phố Hà Nội hỗ trợ chủ đầu tư KĐT trong công tác quản lý quy
hoạch, đặc biệt là trong công tác phê duyệt quy hoạch các dự án thứ cấp, đảm bảo
quy mô dự án thứ cấp phù với quy hoạch chung của cả KĐT, tránh ảnh hưởng đến
các thông số của HTHTKT đã được xây dựng trước đó.
- Đối với các tổ chức liên quan đến cơng trình xanh ở Việt Nam: Tăng
cường, đẩy mạnh hoạt động để thúc đẩy phịng trào “xanh hóa” mạnh mẽ, cũng như
hỗ trợ nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận u cầu của cơng trình xanh. Các Hiệp hội: Hội
đồng cơng trình xanh Việt Nam (VGBC), Hội đồng kiến trúc xanh Việt Nam, Hội
đồng xây dựng xanh Việt Nam (GBC) cần phối hợp với nhau để thống nhất và đề
xuất một bộ tiêu chí và hướng dẫn kỹ thuật chung về cơng trình xanh cho Việt Nam.
- Đối với Chủ đầu tư KĐT: Cần kiện toàn tổ chức của Phòng HTKT và Ban
quản lý vận hành để nâng cao năng lực quản lý HTKT. Nghiên cứu và xây dựng
một bộ tiêu chí cho cơng tác quản lý HTKT để làm cơ sở hướng dẫn và giám sát các
nhà đầu tư thứ cấp. Chủ đầu tư KĐT có thể tham khảo các tiêu chí và giải pháp
được đề xuất tại luận văn này.
- Đối với luận văn “Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu vực trung tâm khu đô
thị Tây Hồ Tây theo hướng cơng trình xanh”: Tác giả mới chỉ đề xuất một số
giải pháp cơ bản mang tính khả thi cho công tác quản lý HTHTKT mà chưa
nghiên cứu, đề xuất được hết các giải pháp và các nội dung liên quan chi phí; Tác
giả mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài này trong thời gian
tới, mang tính chuyên sâu hơn, chi tiết hơn cho cơng tác quản lý HTKT theo
hướng cơng trình xanh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Nguyễn Việt Anh (chủ biên) (2019), Các giải pháp thiết kế cơ – điện trong
cơng trình xanh, NXB Xây dựng, Hà Nội.


2.

Nguyễn Thế Bá (2013), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây
dựng, Hà Nội.

3.

Bộ Xây dựng (2017), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cơng trình xây dựng sử
dụng năng lượng hiệu quả QCVN 09:2017/BXD.

4.

Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cơng trình Hạ tầng kỹ
thuật đơ thị QCVN 07:2016/BXD.

5.

Bộ Y Tế (2018), Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sạch dùng cho mục
đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.

6.

Chính phủ (2018), Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
07/05/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng
hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

7.

Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg của chính phủ ngày

25/09/2012 về Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

8.

Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của chính phủ ngày
24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.

9.

Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Meinhardt Việt Nam (2014), TKKT Dự án
Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây – Cục Quản lý hoạt động xây dựng/Bộ
xây dựng thẩm tra theo văn bản số 29/KQ-CCRC ngày 10/09/2014.

10. Phạm Ngọc Đăng (chủ biên) (2016), Các giải pháp thiết kế cơng trình xanh ở
Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Luân Hiến (2014), Nghiên cứu một số giải pháp về Quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Phù Ninh theo hướng hạ tầng xanh.
12. Hội đồng cơng trình xanh Việt Nam VGBC (2019), Công cụ LOTUS trong xây
dựng V3.


13. Hội đồng cơng trình xanh Việt Nam VGBC (2019), So sánh các hệ thống
chứng nhận LOTUS, LEED, EDGE.
14. Phạm Trọng Mạnh (2012), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
15. Nguyễn Hồng Tiến (2010), “Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí khoa học kiến trúc - Xây
dựng, (số 3/2010).
16. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
17. Quốc hội (2020), Văn bản hợp nhất Luật Quy hoạch đô thị số 16/VBHNVPQH.
18. Trung tâm nghiên cứu kiến trúc đô thị (2013), Đồ án điều chỉnh tổng thể quy

hoạch chi tiết khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500.
19. UBND thành phố Hà Nội (2013), “Phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch
chi tiết Khu vực trung tâm Khu đô thi Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500”, Quyết định số
5581/QĐ-UBND ngày 13/09/2013.
20. UBND thành phố Hà Nội (2020), Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh
thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cổng thông tin điện tử
21. www.businessinsider.com
22. www.chinhphu.gov.vn
23. www.enviropaul.wordpress.com
24. www.evn.com.vn
25. www.hanoi.gov.vn
26. www.phumyhung.vn
27. www.starlake-hanoi.com
28. www.usgbc.org
29. www.vgbc.vn
30. www.vinhomescorp.vn
Tiếng Anh


31. Dodge (2018), World Green Building Trends 2018.
32. USGBC (2018), LEED v4 for Neighborhood Development Plan – Project
check list.
33. USGBC (2018), LEED v4 for Neighborhood Development Plan.


×