Thể thao thành tích cao
THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN
ĐỘI TUYỂN ĐÁ CẦU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Trần Huỳnh Đạt1, TS. Nguyễn Hoàng Minh2, ThS. Phan Thanh Việt2
1Bộ môn Đá cầu, Cầu mây - Thành phố Hồ Chí Minh
2Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng chấn thương của
VĐV đội tuyển đá cầu Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát, phân tích đã chỉ ra tỷ lệ chấn
thương là đáng quan ngại, phần lớn xuất hiện tại vùng chi dưới và có liên quan chủ yếu đến hệ
thống cơ, gân, dây chằng. Ý thức phòng chống chấn thương gặp phải trong quá trình tập luyện, thi
đấu của các VĐV chưa tốt và cần được cải thiện. Những nghiên cứu tiếp theo để nâng cao hiệu
quả phòng tránh chấn thương cho VĐV là cần thiết.
Từ khóa: Thực trạng, Chấn thương, Vận động viên, Đá cầu, Đội tuyển Thành phố Hồ Chí
Minh.
Abstract: In this research, we assessed the injury status of athletes of the Ho Chi Minh City
shuttlecock team. The results of the survey and analysis have shown that the injury rate is
worrisome, most of which appear in the lower extremities and are mainly related to the muscle,
tendon and ligament system. The awareness of preventing injuries encountered during training and
competition of athletes is not good and needs to be improved. Further studies to improve the
effectiveness of injury prevention for athletes are needed.
Keywords: Reality, Injury, Athletes, Shuttlecock, HCMC team.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương là một trong các vấn đề nan giải, gây khó khăn, cản trở trực tiếp trong quá trình
huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao (TDTT). Đánh giá đúng thực trạng về chấn thương của
vận động viên (VĐV) sẽ giúp cho công tác huấn luyện đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như hạn
chế tối đa các tổn hại về thể chất và tinh thần cho VĐV trong quá trình tập luyện, thi đấu TDTT.
Trong suốt nhiều năm qua, bộ môn đá cầu Thành phố Hố Chí Minh (TP.HCM) ln khơng
ngừng phát triển và hồn thiện dần về cơ chế vận hành cùng phương thức huấn luyện, đạt được
những kết quả tốt tại các giải đấu trong và ngồi nước. Đồng thời, đơn vị cịn là nơi cung cấp
VĐV cho đội tuyển quốc gia tham dự SEA Games, các giải vơ địch Thế giới, đóng góp vào
thành tích chung cũng như từng bước khẳng định vị thế của đoàn thể thao Việt Nam trên đấu
trường quốc tế.
Việc khổ luyện trong thời gian dài với khối lượng lớn và cường độ cao của các VĐV khiến
xuất hiện chấn thương là điều khó tránh khỏi. Đối với các VĐV chuyên nghiệp, chấn thương
xuất hiện làm gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tập luyện chuyên môn và thi đấu. Đội
tuyển đá cầu TP.HCM cũng gặp phải vấn đề này, để có đủ cơ sở cho việc đưa ra những đánh giá
khách quan, chuẩn xác về các chấn thương, dự báo nguy cơ chấn thương của VĐV, thơng qua đó
có những điều chỉnh giáo án tập luyện, triển khai kế hoạch phòng chống chấn thương một cách
đầy đủ và kịp thời, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Thực trạng chấn thương của vận động viên
đội tuyển đá cầu Thành phố Hồ Chí Minh.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
97
Thể thao thành tích cao
Kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống giải pháp, cơ chế giám sát
hoạt động cũng như những nghiên cứu sâu hơn liên quan công tác đào tạo, huấn luyện VĐV
thuộc đội tuyển đá cầu TP.HCM.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp tài
liệu, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp quan sát sư phạm, Phương pháp kiểm tra sư phạm,
Phương pháp toán thống kê.
Khách thể nghiên cứu: Tổng số 36 VĐV (20 nam, 16 nữ) thuộc đội tuyển đá cầu TP.HCM
có thâm niên tập luyện và thi đấu đá cầu chuyên nghiệp từ 5 năm trở lên.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Thực trạng chấn thương của VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM
Thông qua số liệu ghi nhận từ các buổi tập luyện, đấu tập, đấu giao hữu cũng như thi đấu
chính thức của VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM tại các giải trong và ngoài nước như: giải Vô
địch đá cầu trẻ và năng khiếu TP.HCM 2019, giải Vơ địch đá cầu trẻ và thiếu niên Tồn quốc
2019, giải Vơ địch đá cầu bãi biển Tồn quốc 2019, giải Vô địch đá cầu Thế giới 2019,...; kết
hợp những ý kiến phản hồi từ các huấn luyện viên, các nhà chuyên môn, nhà quản lý thể thao
trong lĩnh vực đá cầu từ hoạt động phỏng vấn trực tiếp; những thông tin về tỷ lệ chấn thương,
đặc điểm vùng chấn thương và phân loại các chấn thương mắc phải của VĐV đội tuyển đá cầu
TP.HCM được mô tả, tổng hợp trong các bảng biểu sau:
Bảng 1. Thống kê số VĐV thuộc đội tuyển đá cầu TP.HCM gặp chấn thương và tổng số
ca chấn thương mắc phải trong 6 tháng gần nhất
Giới tính n
Số VĐV gặp chấn thương
Tỷ lệ
Tổng số ca chấn thương
Nam
20
14
70%
25
Nữ
16
10
62.5%
21
36
24
66.67%
46
Tổng
Có thể nhận thấy, tỷ lệ gặp phải chấn thương trong 6 tháng gần nhất cũng như tổng số ca chấn
thương ghi nhận được ở các VĐV thuộc đội tuyển đá cầu TP.HCM khơng tương đồng ở hai
nhóm nam và nữ. Trong khi tỷ lệ tỷ lệ gặp phải chấn thương của nam VĐV là 70% cao hơn so
với 62.5% ở các nữ VĐV, thì ngược lại, tỷ lệ tổng thể về số ca chấn thương ở VĐV nữ lại cao
hơn so với VĐV nam (131.25% so với 125%). Nhìn chung, mức độ gặp phải chấn thương cũng
như tổng số ca ghi nhận trong 6 tháng gần nhất của toàn đội là khá cao so với tỷ lệ thường quy
trong huấn luyện thể thao [1], [2], [3], [4]. Đây là một thách thức và rào cản ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng cũng như hiệu quả công tác huấn luyện, cần sự lưu ý nhiều hơn về nguyên nhân
và giải pháp khắc phục.
Đi sâu vào phân tích đặc trưng liên quan vị trí xuất hiện chấn thương trên cơ thể theo 4 vùng
phân chia: (1) Vùng đầu, cổ; (2) Vùng thân người (ngực, lưng, hông, bụng); (3) Chi trên (vai,
cánh tay); (4) Chi dưới (mông, đùi, chân); chúng tôi thấy có 22 trên 24 VĐV gặp chấn thương tại
vùng chi dưới (mông, đùi, chân) chiếm tỷ lệ 91.67%. Kế đến là chấn thương tại vùng thân người
(7 VĐV, chiếm tỷ lệ 29.17%) và chấn thương vùng chi trên (6 VĐV, chiếm tỷ lệ 25%). Duy nhất
chỉ có 1 VĐV gặp phải chấn thương ở vùng đầu, cổ, chiếm tỷ lệ rất thấp 4.17%. Chi tiết được mô
tả trong bảng 2 sau đây:
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
98
Thể thao thành tích cao
Bảng 2. Phân vùng chấn thương gặp phải của VĐV thuộc đội tuyển đá cầu TP.HCM
(n=24)
Vùng cơ thể
Số VĐV gặp chấn thương
Tỷ lệ
Vùng đầu, cổ
1
4.17%
Vùng thân mình (ngực, lưng, hơng, bụng)
Chi trên (vai, cánh tay)
Chi dưới (Mơng, đùi, chân)
Tỷ lệ chi tiết được mơ hình hóa qua biểu đồ sau:
7
6
22
29.17%
25%
91.67%
91.67%
100.00%
90.00%
80.00%
Tỷ lệ %
70.00%
60.00%
50.00%
29.17%
40.00%
25%
30.00%
20.00%
4.17%
10.00%
0.00%
Vùng đầu, cổ
Vùng thân mình
Chi trên
Chi dưới
Phân vùng cơ thể
Biểu đồ 1. Phân vùng cơ thể và tỷ lệ mắc phải chấn thương tương ứng
của VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tiến hành phân loại các chấn thương gặp phải của 24 VĐV đội
tuyển đá cầu TP.HCM. Kết quả được trình bày trong bảng 3 sau đây:
Bảng 3. Phân loại chấn thương của VĐV thuộc đội tuyển đá cầu TP.HCM (n=24)
Số VĐV
Loại chấn thương
Tỷ lệ
gặp chấn thương
Chấn thương cơ, gân, dây chằng (giãn; rách; đứt,...)
20
83.33%
Chấn thương xương (gãy; nứt,...)
0
0%
Chấn thương khớp (vỡ, rách sụn, trật khớp, thốt vị
14
58.33%
khớp,...)
Có tổng số 20 VĐV gặp phải các chấn thương về cơ, gân, dây chằng (giãn; rách; đứt, ...),
chiếm tỷ lệ 83.33%; tỷ lệ này là 58.33% (tương ứng 14 VĐV trong đội) đối với các chấn thương
khớp (vỡ, rách sụn, trật khớp, thốt vị khớp, ...); khơng có ca chấn thương về xương nào được
ghi nhận. Kết quả thống kê này có tính tương đồng, phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác
giả trước đó [4], [5], [6]. Ban huấn luyện cần lưu ý nội dung này và có những sự bổ sung, điều
chỉnh thích hợp giáo án huấn luyện nhằm tăng cường thể lực, chức năng vận động cho VĐV tập
luyện, thi đấu hiệu quả và tránh được rủi ro chấn thương.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
99
Thể thao thành tích cao
2.2. Ý thức phịng chống chấn thương của vận động viên đội tuyển đá cầu TP.HCM
Để có nhận định chính xác nhất về ý thức phịng chống chấn thương của VĐV đội tuyển đá
cầu TP.HCM, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các VĐV để ghi nhận thơng tin về lựa chọn trong
xử trí chấn thương gặp phải của bản thân với 3 mức độ theo thứ tự giảm dần tính ưu tiên như
sau: (A) - có thực hiện > (B) – lúc thực hiện, lúc không > (C) – không thực hiện. Kết quả được
tổng hợp và mô tả ở bảng 4 dưới đây:
Bảng 4. Lựa chọn trong xử trí chấn thương gặp phải trong quá trình tập luyện, thi đấu
của VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM
Lựa chọn
Tổng
TT
Nội dung
số
A
B
C
Tình hình sử dụng các biện pháp sơ cấp cứu
12
17
7
36
tại chỗ khi gặp chấn thương (Phương pháp
1
RICE: ngưng hoạt động; chườm lạnh; băng
33.33% 47.22% 19.44%
100%
ép, cố định; nâng cao chi bị chấn thương)
13
12
11
36
Khi bị chấn thương, có đi thăm khám bác sĩ
2
chun khoa khơng?
36.11% 33.33% 30.56%
100%
18
9
9
36
Có được tập vật lý trị liệu, phục hồi chức
3
năng để hồi phục chấn thương không?
50%
25%
25%
100%
Thông thường, trong tập luyện và thi đấu TDTT, khi chấn thương xảy ra, giai đoạn cấp tính
ban đầu (từ 24 - 48h đầu tiên) rất quan trọng, cần được xử lý, sơ cứu và điều trị kịp thời để chấn
thương mau hồi phục. Trừ những trường hợp cấp cứu hoặc bị chấn thương nặng, trong thể thao
hiện đại gặp khơng nhiều, cịn lại tất cả các trường hợp bị chấn thương phải sử dụng bốn nguyên
lý nền tảng của sơ cứu và điều trị chấn thương thể thao (phương pháp RICE) kể cả lúc đó khơng
có bác sĩ thể thao và nhân viên y tế. Tuy nhiên, từ số liệu ở bảng 3.4, có thể thấy rằng, khi gặp
phải chấn thương, chỉ có 12 VĐV lựa chọn sử dụng ngay các biện pháp sơ cấp cứu tại chỗ (mức
độ A, chiếm tỷ lệ 33.33%); trong khi đó, 17 VĐV khác lại tùy hoàn cảnh, lúc sử dụng, lúc không
sử dụng, (mức độ B, chiếm tỷ lệ 47.22%); và có đến là 7 VĐV (mức độ C, chiếm tỷ lệ 19.44%)
hồn tồn khơng sử dụng bất kỳ biện pháp sơ cấp cứu nào khi bị chấn thương (!)
Trong khi đó, có 36.11% VĐV thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị khi
bị chấn thương, 30.56% VĐV hồn tồn khơng đi thăm khám và điều trị, con số này ở nhóm
thực hiện việc thăm khám chun khoa khơng ổn định (lúc có, lúc khơng) là 33.33%.
Nhìn chung cơng tác chăm sóc, điều trị và theo dõi sức khỏe của VĐV vẫn còn chưa thực sự
tốt. Đối với việc thực hiện tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng khi gặp phải chấn thương chấn
thương, một nửa số VĐV có thực hiện để tăng cường hiệu quả hồi phục, con số này là 25% ở
nhóm không tập hoặc tập không cố định. Điều này làm ảnh hưởng quá trình hồi phục chấn
thương của VĐV và làm tăng khả năng tái phát chấn thương, cần được lưu ý và cải thiện.
Từ những phân tích trên, chúng tơi tiến hành khảo sát ý thức phịng chống chấn thương của
VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM thông qua 4 nội dung chủ điểm với 3 mức độ lựa chọn thường
quy: (A) – có thực hiện, (B) – thực hiện khơng thường xun và (C) hồn tồn khơng thực hiện.
Kết quả phỏng vấn được tổng hợp trong bàng 3.5 sau đây:
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
100
Thể thao thành tích cao
Bảng 5. Ý thức phịng chống chấn thương trong quá trình tập luyện, thi đấu
của VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM
Lựa chọn
Tổng
TT
Nội dung
số
A
B
C
36
0
0
36
Có tiến hành khởi động trước khi tập luyện
1
và thi đấu đá cầu không?
100%
0%
0%
100%
Thời lượng bình quân cho một lần khởi
2
21
13
36
2
động đầy đủ? (Bao gồm cả khởi động
5.56%
58.33% 36.11%
100%
chung và khởi động chun mơn)
Có sử dụng các biện pháp, dụng cụ phòng
14
9
13
36
hộ khi tập luyện và thi đấu đá cầu không?
3
(Các loại băng gối, băng cổ chân,
38.89%
25%
36.11%
100%
Kinesiology tape, Trainer’s tape,...)
Có sử dụng các biện pháp hồi phục tích cực
11
18
7
36
sau khi tập luyện và thi đấu môn đá cầu
4
không? (Căng giãn cơ bắp, mát xa thả lỏng,
30.56%
50%
19.44%
100%
ngâm mình trong bồn thủy lực, tắm đá,...)
Theo kết quả phỏng vấn ghi nhận, toàn bộ 36 VĐV (chiếm tỷ lệ 100%) có tiến hành khởi
động trước khi tập luyện và thi đấu đá cầu. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn khảo sát về thời lượng bình
quân dành cho một lần khởi động (bao gồm khởi động chung và khởi động chun mơn) của các
VĐV có sự phân hóa rõ rệt. Cụ thể, đa số các VĐV (21 VĐV, chiếm tỷ lệ 58.33%) dành bình
quân từ 10-20 phút để khởi động, trong khi đó, có 13 VĐV (chiếm tỷ lệ 36.11%) chỉ khởi động
sơ sài trong thời gian dưới 10 phút cho cả hai nội dung khởi động, và chỉ có 5.56% VĐV giành
thời gian khởi động từ 20-30 phút hoặc hơn. Việc các VĐV chủ quan không khởi động hoặc thực
hiện qua loa, không đủ thời gian và cường độ khiến cơ thể không đạt đến ngưỡng cần thiết, là
một trong những nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong tập luyện và thi đấu.
Ý thức tự bảo hộ, sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ
chấn thương. Trong đá cầu, đa số là các động tác bật nhảy vung chân, lăng gối trên không trung,
các pha tiếp đất từ độ cao rất dễ gây chấn thương. Nên các VĐV thường sử dụng các loại băng
nhằm gia cố, bảo hộ các cơ quan quan trọng như gối, cổ chân,... Kết quả phỏng vấn cho thấy, có 14
VĐV ln sử dụng các biện pháp, dụng cụ bảo hộ (chiếm tỷ lệ 38.89%); 9 VĐV tùy hồn cảnh, lúc
sử dụng, lúc khơng sử dụng biện pháp, dụng cụ phòng hộ (chiếm tỷ lệ 25%); và 13 VĐV hồn tồn
khơng sử dụng dụng cụ phòng hộ trong khi tập luyện và thi đấu (chiém tỷ lệ 36.11%).
Sau khi tập luyện và thi đấu, có 11 VĐV ln dùng các biện pháp hồi phục tích cực (chiếm tỷ
lệ 30.56%). Bên cạnh đó, cịn 18 VĐV chưa thường xuyên sử dụng (chiếm tỷ lệ 50%). Tuy
nhiên, vẫn cịn số ít VĐV khơng sử dụng ác biện pháp hồi phục sau khi tập luyện và thi đấu đá
cầu (7 VĐV, chiếm tỷ lệ 19.44%). Đây là vấn đề đáng quan tâm từ ban huấn luyện đội tuyển,
cần phải tuyên truyền, giáo dục cho VĐV hiểu biết được tầm quan trọng và đặc thù của hồi phục
trong TDTT nói chung và trong mơn đá cầu nói riêng.
3. KẾT LUẬN
Thực trạng chấn thương của VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM là đáng quan ngại với tỷ lệ
66.67% trong 6 tháng gần nhất. Phần lớn chấn thương là thuộc vùng chi dưới (91.67%) và có
liên quan chủ yếu đến hệ thống cơ, gân, dây chằng (83.33%).
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
101
Thể thao thành tích cao
Ý thức về việc phịng tránh chấn thương cũng như mức độ ưu tiên trong việc xử trí chấn
thương gặp phải từ tập luyện, thi đấu của các VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM là chưa thật sự tốt
và cấp thiết phải tiến hành những điều chỉnh, hướng dẫn từ đội ngũ huấn luyện viên.
Cần có thêm những thay đổi về giáo án tập luyện, triển khai kế hoạch phòng chống chấn
thương một cách đầy đủ và kịp thời cũng như xây dựng hệ thống giải pháp, cơ chế giám sát hoạt
động và các nghiên cứu sâu hơn liên quan công tác đào tạo, huấn luyện VĐV thuộc đội tuyển đá
cầu TP.HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Nguyệt Nga (2018), Các chuyên đề Y học Thể dục Thể thao, tài liệu giảng dạy chương
trình đào tạo Cao học chuyên ngành Giáo dục thể chất, Trường ĐHSP TDTT TP. Hồ Chí Minh.
2. Kiều Tất Vinh, Phạm Xuân Thành và cộng sự (2012), Giáo trình phịng chống chấn thương
trong hoạt động giảng dạy, học tập thể dục thể thao, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
3. Goss DL, Christopher GE, Faulk RT, Moore J (2009), Functional training program bridges
rehabilitation and return to duty, J Spec Oper Med.
4. Gray Cook (2010), Movement: Functional Movement Systems - Screening, Assessment,
Corrective Strategies, On Target Publications, Santa Cruz, California, U.S.A.
5. 达桂邕 (2007), 高校毽球训练损伤与预防深讨, 杭州师专学报, Vol 22 No2.
6. 王青生 (2008), 福建省优秀毽球运动员损伤情况调查, 山西师大体育学院学 报, Vol 23
No2.
Nguồn bài báo: Bài viết này là một phần kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn thạc sĩ
“Nghiên cứu ứng dụng hệ thống FMS để dự báo nguy cơ chấn thương của vận động viên đội
tuyển đá cầu Thành phố Hồ Chí Minh sau sáu tháng tập luyện” thực hiện tại trường Đại học Sư
phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh minh họa
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
102