Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ ĐỘI TUYỂN BẮN CUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.9 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……………………

NGUYỄN NGỌC THỤY VY

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ
ĐỘI TUYỂN BẮN CUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……………………

NGUYỄN NGỌC THỤY VY

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ
ĐỘI TUYỂN BẮN CUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Trọng Thịnh

Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy
cô cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trường Đại học Thể dục thể thao
TPHCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giảng dạy lớp cao
học 18, đã dành nhiều tâm huyết để truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức
quý báu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn TS.
Đỗ Trọng Thịnh đã tận tình động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình học khóa cao học 18.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các cán bộ Đội tuyển Bắn
cung TPHCM đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong công
việc, để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tác giả


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG I...............................................................................................................................................4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển môn bắn cung thể thao.............................................................4
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật môn bắn cung.............................................................................................12
1.2.3. Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn cung...............................................19
1.3. Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV
bắn cung cấp cao..................................................................................................................................22
1.3.1. Các quan điểm về sức bền chuyên môn trong huấn luyện thể thao.......................................22
1.3.2. Phân loại sức bền.......................................................................................................................25
1.3.3. Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV
bắn cung cấp cao..................................................................................................................................28
1.4. Các quan điểm về bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung.
..............................................................................................................................................................34
1.4.1. Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực chuyên môn...........................................................34
1.4.2. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao.............37
CHƯƠNG II............................................................................................................................................40
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU........................................................................................40
2.1. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................................40
3.1. Lựa chọn, xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên nữ đội tuyển
Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................................47
3.1.1. Cơ sở lý luận lựa chọn hệ thống test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội

tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................47
3.2.1. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung
thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................................................60
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ
Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.....................................................................75
KIẾN NGHỊ:............................................................................................................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
HLV
VĐV
T.B
TDTT
TĐTL
TTTT
HLTT
LVĐ
QG
TP.HCM
Tr
Tt

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Huấn luyện viên
Vận động viên
Trung bình
Thể dục thể thao
Trình độ tập luyện
Thành tích thể thao

Huấn luyện thể thao
Lượng vận động
Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang
Tiếp theo

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
cm
kg
l
m
ph
ml
ms
đ
s
SVQ
W
J

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
Centimét
Kilôgram
Lần
Mét
Phút
Mili lít
Mét giây

Điểm
Giây
Số vòng quay
Oát
Jun


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG
Error:

Những chỉ số trung bình về sức bền ưa khí Referenc
Bảng 1.1

(ml/kg/phút) của vđv trình độ cao các môn thể thao đối e source
kháng trực tiếp và các VĐV thể thao khác

not
found

Bảng 3.1

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá thể lực
chuyên môn cho vận động viên nữ

Sau 51

Error:

So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn các test Referenc
Bảng 3.2

đánh giá thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ đội e source
tuyển Bắn cung TP.HCM

not
found
Error:

Hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực chuyên môn của Referenc
Bảng 3.3

vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ e source
Chí Minh

not
found
Error:

Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực chuyên môn của Referenc
Bảng 3.4

vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ e source
Chí Minh

not
found


Kết quả phiếu phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát
Bảng 3.5

triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn

Sau 62

Bảng 3.6

cung thành phố Hồ Chí Minh (n=30)
Lượng vận động huấn luyện.

Error:


Referenc
e source
not
found
Error:
Referenc
Bảng 3.7

Phân chia giai đoạn huấn luyện trong chu kỳ năm.

e source
not
found


Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn cho vận động
Bảng 3.8

viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh sau thực

Sau 76

nghiệm (n = 3)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TỀN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 3.1 Hệ số biến thiên của các chỉ tiêu

Error:
Referenc
e source
not
found

Biểu đồ 3.2 Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu thể lực chuyên môn

Error:
Referenc
e source
not

found


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Bắn cung là một trong những nghệ thuật lâu đời nhất của thời cổ đại mà
vẫn còn thực hành cho đến ngày hôm nay. Con người đã sử dụng Bắn cung từ
buổi bình minh của lịch sử, lần đầu tiên để săn bắn, chiến tranh, và trong thời
hiện đại Bắn cung còn được xem như là một phương thức giải trí và là một
môn thể thao Olympic. Những mũi tên đầu bằng đá đã được tìm thấy ở Châu
Phi từ hơn 50.000 năm trước, và cung tên đã được sử dụng bởi hầu hết các xã
hội trên trái đất. Có rất nhiều trường hợp, Bắn cung đã thay đổi cả tiến trình
lịch sử. Không nhiều môn thể thao Olympic có thể khẳng định di sản quan
trọng này.
Bắn cung đã được lấy làm biểu tượng tại thế vận hội ở Barcelona năm
1992, khi người Tây Ban Nha Antonio Rebollo đã cố gắng để bắn một mũi tên
lửa thắp sáng ngọn đuốc Olympic trong lễ khai mạc. Ngày nay trên thế giới
Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc có thể được xem là những cường quốc về môn
thể thao này. Trên thế giới hiện có 4 giải thi đấu lớn: Vô địch Bắn cung thế
giới, Vô địch Bắn cung thế giới trong nhà, Vô địch Bắn cung thế giới ngoài
trời, Vô địch Bắn cung Trẻ thế giới.
Ở Việt Nam, năm 1995 Hà Nội là tỉnh thành đầu tiên đào tạo huấn
luyện môn Bắn cung, năm 1998 giải Cúp Bắn cung toàn quốc và giải Vô địch
Bắn cung toàn quốc mới được tổ chức. Cho đến nay,đã có khá nhiều tỉnh
thành đầu tư luyện tập phát triển bộ môn này như: Thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Dương, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Kạn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long….
Trên đấu trường quốc tế, Bắn cung Việt Nam cũng đã giành được nhiều
thành tích nổi trội như huy chương vàng giải Asian Archery Grand Pix năm
2001, 2007, 2008, 2013. Huy chương vàng Seagames 24, 25, 26. Trong nền

Bắn cung Việt Nam cho đến nay, có thể nói gương mặt nổi bật nhất là vận


2
động viên Nguyễn Tiến Cương của Hà Nội khi hầu hết những tấm huy
chương vàng quốc tế đều có sự đóng góp của anh, và mới đây nhất chính là
tấm huy chương vàng tại Sea Games 27 diễn ra tại Myanmar vào tháng 12
năm 2013.
Tại TP. HCM, môn Bắn cung đã được đưa vào chương trình đào tạo
huấn luyện thể thao năm 2004 và bộ môn Bắn cung thành phố cũng đã đạt
được những thành tích đẳng cấp, huy chương trong nước và quốc tế, có những
vận động viên nằm trong đội tuyển Bắn cung Quốc gia. Trong đó có VĐV
Trần Mỹ Phương của thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được huy chương vàng
giải Thailan Princess Cup 2012 và huy chương bạc, đồng nội dung đồng đội
giải Vô địch Đông Nam Á 2013. Và tại Seagames 27 vừa diễn ra tại Myanmar
cô cũng đạt được thành tích huy chương bạc nội dung đồng đội.
Tuy nhiên, so với các môn thể thao khác thì môn thể thao Bắn Cung ở
thành phố Hồ Chí Minh vẫn là môn thể thao mới phát triển, còn nhiều vấn đề
cần nghiên cứu và giải quyết, trong đó việc nâng cao thể lực cho VĐV Bắn
Cung là một trong những vấn đề quan trọng, gắn với yêu cầu nâng cao thành
tích trong nước và quốc tế của Bộ môn Bắn Cung thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ yêu cầu cần thiết nghiên cứu phát triển thể lực đối với đội
tuyển Bắn Cung của thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi mạnh dạn chọn
nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho
vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung Thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm
tập luyện”.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho VĐV nữ đội tuyển Bắn cung Thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập

luyện


3
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải giải quyết 3
nhiệm vụ sau:
- Lựa chọn, xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực của vận
động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển thể
lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn
cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển môn bắn cung thể thao.
Cung tên dường như được phát minh vào đầu thời kỳ đồ đá khi mà con
người tồn tại bằng phương thức hái lượm, săn bắt và giai đoạn cuối thời kỳ đồ
đá khoảng 12.000 năm trước khi con người trồng trọt. Theo như đồ tạo tác
khảo cổ học từ 11.000 – 9.000 năm trước Công Nguyên, dấu hiệu xưa nhất
của bộ môn Bắn cung ở Châu Âu đến từ nước Đức, nhưng cây cung lâu đời
nhất được tìm thấy ở Đan Mạch và có tuổi thọ 8.000 năm, được làm từ gỗ của
cây du và có phần giữa hình chữ D, phần trung tâm là hai mặt lồi, kích thước
hoàn thiện là dài 1m5, được sử dụng cho tới khoảng 4.500 năm về trước.
Bộ môn Bắn cung xâm nhập vào Châu Mỹ bởi sự kết nối từ Alaska đến
Siberia khoảng 6.000 năm trước và được phổ biến rộng rãi bởi các bộ lạc bản
địa từ thế kỷ XIII. Trong thời kỳ trung đại đồ đồng, cung thủ trên xe ngựa đã

đóng góp một phần quan trọng trong cuộc chiến tranh từ Châu Âu đến Đông
Á và Ấn Độ. Tuy nhiên với sự phát triển của chiến thuật bộ binh, bắn cung
cũng giảm đi tầm quan trọng trong chiến tranh ở Châu Âu. Tuy nhiên, khoảng
thời gian đó Bắn cung trên xe ngựa đã trở thành một tính năng mang tính xác
định của các nền văn hóa Âu – Á như Mông Cổ và là nền tảng của thành công
trong quân sự của họ cho đến khi súng được sử dụng.
Như đã nói ở trên, mọi nền văn hóa đều có Bắn cung:
- Những người Ai Cập cổ đại đã tiếp xúc với bộ môn Bắn cung vào 5.000
năm trước và đã sử dụng cho cả trong săn bắn và chiến đấu trong chiến tranh.
- Ở Trung Đông, người Assyri và Babylon đã sử dụng rộng rãi cung và
tên. Kinh thánh thiên chúa giáo có nhiều tài liệu tham khảo về Bắn cung như
một kỹ năng tổ chức của ngườ Do Thái cổ đại.


5
- Ở Địa Trung Hải người dân Crete ( Kriti) đã sử dụng Bắn cung và nhu
cầu về những cung thủ đánh thuê là rất lớn. Crete được biết đến với truyền
thống không bị gián đoạn về bộ môn Bắn cung.
- Ở Hy Lạp, thần Apollo là vị thần Bắn cung. Artemis là nữ thần săn bắn.
Herakles và Odysseus và những nhân vật thần thoại khác thường được nhắc
đến với hình ảnh Bắn cung.
- Người La Mã thời kỳ đầu có rất ít cung thủ. Khi đế quốc của họ phát
triển, họ tuyển dụng các cung thủ phụ trợ từ các quốc gia khác. Quân đội của
Julius Caesar ở Gaul bao gồm các cung thủ ở đảo Crete, và Vercingetorix kẻ
thù của anh ta ra lệnh “Tất cả các cung thủ, trong đó có một số lượng rất lớn ở
Gaul được chiêu mộ”.
Đến thế kỷ thứ IV, các cung thủ với những cung tên mạnh mẽ là một
phần trong quân đội La Mã suốt đế chế.
Sau sự sụp đổ của đế quốc phương Tây, người La Mã đã phải chịu sức
ép nặng nề từ các cung thủ điêu luyện trên lưng ngựa thuộc quân xâm lược

Hun, và quân đội La Mã.
Trên thực tế, mỗi quốc gia xung quanh Địa Trung Hải đều có những
cung thủ phục vụ trong quân đội.
Vào năm 1066, người Norman xâm chiếm nước Anh và vua Harold đã
bị giết chết bằng một mũi tên Norman xuyên qua mắt. Người dân sinh ra ở
Anh không sử dụng nhiều cung thủ và sau này lịch sử nói rằng người Anh bắt
đầu sử dụng cung dài (longbow) bởi hiệu quả tàn phá của nó. Có lẽ nổi tiếng
nhất là trong trận chiến chống lại người Pháp trong suốt 100 năm chiến tranh
là trận Agincourt năm 1415.
Gần hơn ở Đông Á nhiều nền văn hóa đã sử dụng cung tên hàng ngàn
năm. Bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ và tại Việt Nam,
nơi mà cung tên đã được sử dụng ở vùng cao nguyên qua nhiều thế kỷ. Thậm


6
chí trong chiến tranh chống Mỹ, cung tên đã được người Việt Nam ngồi trên
cao sử dụng để bắn máy bay Mỹ tầm thấp.
 NHẬT BẢN
Ở Nhật Bản, dân cư được biết sớm nhất của quần đảo Nhật Bản, một
nền văn hóa săn bắn hái lượm được gọi là Jomon phụ thuộc rất nhiều vào việc
sử dụng cung tên. Cung của họ có độ dài khác nhau nhưng hầu hết là loại
ngắn, xẻ rãnh ở giữa. Cung Jomon đã được sử dụng chủ yếu như một công cụ
săn bắn, nhưng nó cũng được sử dụng trong chiến tranh bộ lạc và nghi lễ.
Từ khoảng năm 250 trước Công Nguyên đến năm 330 sau Công
Nguyên nền văn hóa Yayoi phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian này cung tên
đã được sử dụng như một biểu tượng của quyền lực chính trị. Truyền thuyết
nói rằng người trị vì đầu tiên của Nhật Bản là Thiên Hoàng Jimmu, trong
nhiều bức tranh mô tả cuộc sống của Jimmu luôn luôn được miêu tả cầm một
cây cung dài, một biểu tượng của quyền lực. Trong thời gian này Nhật Bản đã
bị ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa Trung Quốc, đó cũng là lúc nghi lễ Bắn cung

đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống. Các nhà sản xuất cung Nhật
Bản bắt đầu vay mượn cấu trúc tổng hợp từ người Trung Quốc, và vào thế kỷ
thứ X đã phát triển một sự kết hợp cung bằng tre và gỗ.
Giai đoạn cổ đại cũng chứng kiến sự nổi lên của các samurai, trong
những cuộc chiến tranh các samurai đã sử dụng cung tên để chiến đấu thiết
lập một tầng lớp xã hội mới mạnh mẽ. Đó là trong thời kỳ phong kiến, việc
sản xuất cung Nhật Bản đã đạt đến đỉnh cao của nó. Vào cuối thế kỷ XVI
được coi là gần như hòan hảo trong thiết kế. Vì vậy, cung tên bằng tre và gỗ
được sử dụng trong Kyodo hiện đại gần như giống hệt với những người Nhật
đã sử dụng 400 năm trước. Đến cuối thế kỷ XVI, là lúc việc sử dụng cung tên
như một vũ khí chiến tranh gần như chấm hết khi Oda Nobunaga, chỉ huy lính
nghĩa vụ được trang bị súng hỏa mai, đánh bại các lực luợng đối lập của cung
thủ Kyujutsu trong trận Nagashino năm 1575.


7
Vào thế kỷ XVII, thời kỳ chiến tranh dân sự của Nhật Bản chấm dứt và
biểu tượng cung tên Nhật Bản dần dần thay đổi từ Kyujutsu sang Kyodo, hay
nói cách khác từ kỹ thuật chiến đấu với một cây cung đến con đường phát
triển mang tính chất cá nhân.
 TRUNG QUỐC
Những khám phá khảo cổ học đã chứng minh rằng Bắn cung ở Trung
Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc từ 20.000 năm
về trước. Đặc biệt Bắn cung nổi bật trong văn hóa Trung Quốc cổ đại và triết
học, Bắn cung còn là một trong những nghệ thuật của triều đại quý tộc (1146256 TCN) bao gồm : Đạo đức ; Nghi lễ múa ; Bắn cung ; Xe ngựa ; Toán học
và thư pháp. Kỹ năng Bắn cung là một đức hạnh của Hoàng đế Trung Hoa và
Khổng Tử là một người thầy dạy Bắn cung. Khổng Tử cho rằng nghi lễ Bắn
cung không chỉ là một môn thể thao mà còn là một cách nuôi dưỡng tâm trí và
phát triển tinh thần của người đàn ông.
Lie Zi (một nhà triết học Đạo giáo) tại thời điểm đó là một cung thủ mà

trên đời ai cũng tôn sùng. Nghi lễ Bắn cung đã bị mờ đi sau đời nhà Chu. Tuy
nhiên, các nhà cầm quyền đã lấy Bắn cung làm tiêu chuẩn để lựa chọn các
quan chức quân sự trong các triều đại nhà Hán, nhà Đường, nhà Minh, nhà
Thanh.
Bởi vì các nền văn hóa gắn liền với xã hội Trung Quốc với phạm vi địa
lý rộng và thời gian dài, các kỹ thuật và thiết bị liên quan đến Bắn cung Trung
Quốc rất đa dạng. Có rất nhiều loại cung ở Trung Quốc cổ đại và người thuộc
các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ sử dụng cung khác nhau. Ví dụ, cung được
sử dụng bởi các Hoàng đế được đặt tên là “Huagong” (cung sơn), được khắc
hình thù đầy màu sắc, các cung được sử dụng bởi các chư hầu được gọi là
“Tonggong” (cung đỏ), được vẽ bằng màu đỏ, và cung được sử dụng bởi các
quan chức khác được gọi là “Heigong” (cung đen). Sự đa dạng của các cung
là một sự phản ánh của hệ thống thứ bậc xã hội nghiêm ngặt của Trung Quốc


8
cổ đại cũng như triều đại cai trị khác nhau của Trung Quốc. Một số đặc tính
truyền thống của cung Trung Quốc là không có kệ để các mũi tên, và bắn
bằng cách sử dụng ngón tay cái.
 HÀN QUỐC
Vua Sejong của Hàn Quốc (1418-1450) của triều đại Joseon giới thiệu
cung cho quân đội của mình sau khi nhìn thấy loại vũ khí này trong chuyến
thăm Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc tiếp tục sử dụng các vũ khí qua các
thời kỳ triều đại nhà Thanh, bao gồm cả cuộc chiến tranh Trung – Nhật (18941895). Thật không may, cung không phù hợp cho các loại vũ khí hiện đại của
Nhật Bản, và nhà Thanh Trung Quốc thua trong cuộc chiến đó. Đó là cuộc
xung đột lớn trên thế giới và cuối cùng cung được đưa đến Hàn Quốc.
Ở Đông Á, Joseon Hàn Quốc đã thông qua một hệ thống kiểm tra quân
sự từ Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn còn là một nước mạnh trong các cuộc thi
Bắn cung Olympic thậm chí cho đến ngày nay. Joseon là một tỉnh của Hàn
Quốc được thành lập bởi Taejo Yi Seong-gye kéo dài khoảng 5 thế kỷ, từ

tháng 7/1392 đến tháng 10/1897.
Các cây cung đã từng là vũ khí quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh
Hàn Quốc với các triều đại Trung Quốc và các dân tộc du mục, ghi nhận từ
thế kỷ thứ I trước Công Nguyên. Truyền thuyết cho rằng vị vua đầu tiên và là
người sáng lập của Goguryeo, Go Jumong là một bậc thầy của Bắn cung có
thể bắn 5 con ruồi với 1 mũi tên. Hyeokgeose, vị vua đầu tiên của triều đại
Silla cũng được cho là một cung thủ có tay nghề cao.
Cung phổ biến ở Hàn Quốc là cung mũi sừng (Gakgung) ; tên của nó
xuất phát từ việc 2 đầu cánh cung được bọc bằng sừng ở mặt trong của cung
(phía đối diện với các cung thủ). Tuy nhiên, dường như khó có khả năng các
cung thủ trung bình trong quân đội của Hàn Quốc dùng cung mũi sừng vì loại
cung này tương đối đắt tiền, như ngày nay giá trung bình của một cây cung
sừng tại Hàn Quốc lên đến khoảng 1.000.000 $Won tương đương gần đến


9
1.000 $USD, cung thủ trung bình sẽ khó có khả năng có một loại vũ khí như
vậy. Nhiều khả năng, cung thủ sử dụng cung đơn giản làm bằng tre hoặc gỗ,
trong nhiều trường hợp họ đã tự làm cung riêng của họ. Ngoài ra còn có
những loại khác, chẳng hạn như Jeong ryang gung đó là cung dài 1,65m và đã
được sử dụng để bắn mũi tên rất nặng gọi là Yuk ryang jeon nặng khoảng 240
gram. Một loại khác chỉ được sử dụng trong nghi lễ, được gọi là Yegung dài
2,5 mét. Nghệ thuật làm cung truyền thống của Hàn Quốc được xem như một
tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng vào năm 1971.
Đến khi cuộc chiến tranh Ijmin (cuộc xâm lược của Nhật Bản năm
1592 và 1597) Bắn cung là hệ thống vũ khí tầm xa chính. Theo cải cách quân
sự của vua Hyojong, mọi nỗ lực đã được thực hiện để làm sống lại Bắn cung
trên lưng ngựa là một yếu tố quan trọng của quân đội. Sau cái chết đột ngột
của ông năm 1659, Bắn cung không còn được sử dụng. Tuy nhiên, cho đến
khi cải cách quân sự năm 1894, Bắn cung lại là một phần thiết yếu trong kiểm

tra quân sự. Bắn cung cũng trở thành môn giải trí, rèn luyện sức khỏe nhiều
nam thanh niên và một số phụ nữ bao gồm cả vua dành nhiều thời gian rảnh
của họ để luyện tập Bắn cung.
 SỰ SUY TÀN CỦA BẮN CUNG
Sự ra đời của súng cuối cùng đã trao một thông điệp đến sự lỗi thời của
cung tên trong chiến tranh. Mặc dù có đẳng cấp trong xã hội, thiết thực và tính
giải trí lan rộng nhưng môn thể thao này không còn được sử dụng rộng rãi.
Cung được sử dụng cuối cùng trong trận chiến ở Anh và dường như đã
có một cuộc giao tranh tại Bridgnorth trong tháng 10 năm 1642, trong cuộc
nội chiến Anh một lực lượng dân quân ngẫu hứng đã chống lại những người
Bắn súng một cách hiệu quả.
Việc sử dụng tiếp tục của cung và mũi tên đã được duy trì trong các nền
văn hóa nơi hẻo lánh, ít hoặc không có tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Việc
sử dụng Bắn cung truyền thống trong một số cuộc xung đột Châu Phi đã được


10
ghi nhận trong thế kỷ XXI, và Sentinelese vẫn sử dụng cung như một phần
của một lối sống ít tiếp xúc với bên ngoài. Một nhóm hẻo lánh ở Brazil đã sử
dụng cung nhắm vào máy bay, gần đây đã được chụp ảnh từ trên không. Cung
và mũi tên đã thấy sử dụng đáng kể trong cuộc khủng hoảng Kenya 20072008
 SỰ PHỤC HỒI CỦA BẮN CUNG
Năm 1840 chứng kiến sự nỗ lực để biến Bắn cung từ một môn giải trí
thành một môn thể thao hiện đại. Hội nghị Bắn cung quốc gia đầu tiên được
tổ chức tại New York vào năm 1844 và trong thập kỷ tiếp theo Bắn cung đã
được chuẩn hóa như là “York Round” một loạt các cự ly bắn 60, 80, 100m.
Horace A. Ford đã giúp cải thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật Bắn cung và tiên
phong trong kỹ thuật Bắn cung mới. Ông đã chiến thắng giải Quốc gia 11 lần
liên tiếp và xuất bản một sách hướng dẫn có ảnh hưởng lớn đến thể thao trong
năm 1856.

Tại Hoa Kỳ, Bắn cung nguyên thủy đã được hồi sinh trong những năm
đầu thế kỷ XX. Cuối thời kỳ bộ tộc Yahi Ấn Độ, một người thổ dân Ishi đã lộ
diện ở California vào năm 1911. Bác sĩ của ông Saxton Đức Giáo Hoàng học
được nhiều kỹ năng Bắn cung truyền thống Ishi và phổ biến chúng. Câu lạc
bộ Đức Giáo Hoàng và Câu lạc bộ Young được thành lập vào năm 1961 và
được đặt tên danh dự của Đức Giáo Hoàng cùng người bạn của ông “Arthur
Young” trở thành một trong những tổ chức Bắn cung săn bắn và bảo tồn hàng
đầu của Bắc Mỹ.
Ở Hàn Quốc, việc chuyển đổi Bắn cung thành một trò tiêu khiển lành
mạnh được dẫn dắt bởi Hoàng đế Gojong và là cơ sở của một môn thể thao
phổ biến hiện đại. Vào năm 1899, trong chuyến viếng thăm Hoàng tử
Heinrich của Prussia bày tỏ sự ngạc nhiên của mình đến Hoàng đế Gojong tại
một cuộc trình diễn Bắn cung truyền thống. Hoàng đế ấn tượng và ra lệnh
“Cho mọi người tham gia Bắn cung để phát triển sức mạnh thể chất của họ”


11
và thành lập một câu lạc bộ Bắn cung. Trong sự hồi sinh tiếp theo của Bắn
cung Hàn Quốc, bản chất của cây cung và mũi tên đã được chuẩn hóa cũng
như các cự ly bắn. Bắn cung truyền thống Hàn Quốc hiện nay sử dụng cung
composite, mũi tên tre và cự ly chuẩn ở khoảng 145 mét.
Nhật Bản tiếp tục thực hiện và sử dụng kỹ thuật truyền thống độc đáo
của họ. Người da đỏ Cherokee, sử dụng phổ biến cung dài (longbows) truyền
thống của họ.
 BẮN CUNG VÀ OLYMPIC
Trong thời kì kỹ thuật công nghệ lên cao, Bắn cung vẫn đang được phát
triển và sử dụng rộng rãi ở một số nước như Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Trung
Quốc...và nhiều nước khác. Từ những năm 1920, kỹ sư chuyên nghiệp đã
quan tâm đến Bắn cung trước đây là lĩnh vực độc quyền của các chuyên gia
thủ công truyền thống. Họ đã mang đến sự phát triển thương mại của cây

cung hiện đại bao gồm cung Recurve và cung Compound. Cung hiện đại đang
chiếm ưu thế trong Bắn cung phương Tây, cung truyền thống hiện nay rất ít
phổ biến.
Bắn cung được đưa vào thế vận hội lần đầu tiên năm 1900 tại Paris và
được duy trì những năm sau đó 1904, 1908 cho đến năm 1920 trước khi biến
mất 52 năm…trong suốt thời gian đó,có nhiều tranh cãi về sự khó hiểu trong
các qui định của mỗi nước chủ nhà nên sau đó Bắn cung đã bị đưa ra khỏi
chương trình thi đấu Olympic.
Năm 1931, Liên đoàn Interational de Tir a I’Arc (FITA) xuất hiện trở
thành cơ quan quản lý Quốc tế, tổ chức các cuộc thi đấu toàn cầu bao gồm cả
giải Vô địch Thế Giới, FITA đã đưa Bắn cung trở lại với cộng đồng Olympic.
Cuối cùng Bắn cung được đưa trở lại vào thế vận hội ở Munich năm 1972 như
một môn thể thao cá nhân.[87]


12
1.2. Một số đặc điểm cơ bản của môn bắn cung.
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật môn bắn cung.
Theo xu thế hiện đại môn bắn cung nó có đặc trưng là nhanh, vững,
liên tục và chuẩn xác. Theo các chuyên gia, các nhµ khoa học thì kỹ thuật
môn bắn cung có những đặc điểm sau:
Tính cá thể: Các kỹ thuật trình bày ở sách vở chỉ là một loại mô thức
động tác kỹ thuật lý tưởng hoá. Với mỗi VĐV mô thức đó chưa chắc đã có
hiệu quả nhất, hợp lý nhất mà chỉ có lấy mô thức thể thao của quần thể làm
chỗ dựa kết hợp với đặc điểm cá thể của VĐV. Trên cơ sở tiến hành điều
chỉnh xác lập kỹ thuật cá nhân mới có thể đạt được sự hợp lý và hiệu quả kỹ
thuật cao nhất.
Tính tương đối: Nghĩa là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
thì kỹ thuật của môn bắn cung không ngừng phát triển, tính hợp lý của nó chỉ
là tương đối.

Tính hoàn chỉnh: Kỹ thuật môn bắn cung do các động tác cụ thể tổ
hợp thành, song không chỉ có mối quan hệ với VĐV mà còn có mối quan hệ
với cung, tên, bia và điều kiện môi trường. Bất cứ sự biến đổi nào của động
tác kỹ thuật cũng như sự biến đổi của các nhân tố khác đều ảnh hưởng đến sự
phát huy hiệu quả của kỹ thuật hoàn chỉnh.
Tính không gian - thời gian: Kỹ thuật bắn cung đều được các bộ phận
cơ thể hoàn thành trong một thời gian - không gian nhất định. Tính không
gian - thời gian của các kỹ thuật ở các môn trong bắn cung đều biểu hiện ra
đặc điểm tính lặp lại thời gian ngắn, ở phần lớn các môn còn có đặc tính
không gian - thời gian tương đối tĩnh tại (giữ im). Trong các kỹ thuật của bắn
cung đặc tính thời gian, không gian này biến đổi rất nhỏ song có yêu cầu rất
cao về độ chính xác.
Tính thao tác kỹ thuật: Bắn cung là một loại kỹ thuật mang tính thao
tác khác với các môn thể thao không thực hiện kỹ thuật với khí tài ở chỗ: Kỹ


13
thuật bắn cung là một loại kỹ thuật coi trọng cả hai thao tác là VĐV phải
thông qua não để thao tác cơ thể, luyện thành các động tác tương ứng, đồng
thời còn phải thao tác cung và các dụng cụ để hoàn thành quá trình bắn tốt
nhất, chính là kỹ thuật thao tác hợp nhất giữa người và cung. Song thao tác
này lấy một bia cố định làm mục tiêu, đồng thời chịu ảnh hưởng của ngoại
lực tự nhiên như áp suất, không khí, gió, môi trường xung quanh… Vì vậy,
yêu cầu thao tác kĩ thuật bắn cung như: giương cung, kéo cung, áp sát, ngắm
chuẩn và thả tên (kết thúc) phải mang những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Động tác phải thống nhất và ổn định.
Thứ hai: Nhịp điệu phải mang tính liên tục và thăng bằng ổn định, hạn
chế động tác thừa. Ổn định về cảm giác vận động, ổn định về kỹ thuật và
cảm giác cơ thể ổn định, mới đủ điều kiện để điều khiển mũi tên bắn trúng
đích. Đây là một năng lực tổng hợp

Tính mục đích: Tính mục đích của kỹ thuật bắn cung tập trung biểu hiện ở
việc bắn trúng vòng 10 để giành thành tích thi đấu tốt nhất [52]. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tính hứng thú là luôn luôn ưa thích môn bắn cung.
Thứ hai: Biểu tượng kỹ thuật phải rõ ràng, tức là cảm giác cơ thể phải
sâu sắc. Muốn thế năng lực tập trung chú ý rất cao, thì mới có thể điều khiển,
khống chế được và thể hiện cuối cùng là giữ được động tác kỹ thuật chuẩn xác.
Thứ ba: Ổn định là hạt nhân như ổn định về thân thể, ổn định về trọng
tâm, ổn định về sức mạnh các nhóm cơ có liên quan. Trong bắn cung cần chú
ý đặc biệt đến các cơ như cơ vai sau, cơ cổ, cơ tay và cơ thắt lưng, cho nên
khi huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cần chú ý
đặc biệt đến vấn đề này.
Thứ tư: Chuẩn xác là mục đích cho tất cả các trận đấu đều thắng.
Trong chuẩn xác đặc biệt là chức năng của não rất quan trọng, không đơn
thuần là ngắm chuẩn.


14
Từ những đặc điểm nêu trên, trong thi đấu môn bắn cung cần phải thực
hiện theo mô hình sau:
Một là: Năng lực thăng bằng - ổn định trọng tâm, tâm lý.
Hai là: Sức mạnh bền của chi trên phải tốt.
Ba là: Chức năng.
Bốn là: Trí lực phải hiểu biết về kỹ thuật chuyên môn, tính chất của cuộc
thi đấu.
Năm là: Tính độc lập, không phụ thuộc vào điều kiện của môi trường và
tác động xung quanh.
Sáu là: Độ ổn định của cơ delta khi kéo giữ cung.
Bảy là: Cảm giác thống nhất của các nhóm cơ có liên quan khi thực hiện
kỹ thuật.
Tám là: Biểu tượng động tác phải rõ ràng.

Chín là: Thời gian kết thúc phải thống nhất.
Chính những đặc điểm trên của kỹ thuật bắn cung đã chi phối việc hình
thành kỹ năng vận động trong quá trình huấn luyện môn bắn cung.
1.2.2. Đặc điểm quy luật hình thành kỹ năng vận động trong bắn cung.
* Quy luật tính giai đoạn của việc hình thành kỹ năng môn bắn cung.
Việc hình thành kỹ năng động tác bắn cung giống như kỹ năng các động tác
khác có thể chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn huấn luyện lại có
những nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện khác nhau.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lan toả: Giai đoạn này nhiệm vụ huấn
luyện là bước đầu xây dựng biểu tượng động tác bắn cung, học tập và nắm vững
động tác bắn cung để bước đầu hình thành kỹ thuật động tác.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn ức chế phân biệt: Nhiệm vụ của giai đoạn
này là nâng cao và hoàn thiện kỹ năng động tác bắn cung, thải loại các động tác
dư thừa và sự căng thẳng cơ bắp.


15
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tự động hoá: Nhiệm vụ là thành thạo và
từng bước hình thành định hình động lực của động tác bắn cung. Chú trọng cải
tiến các chi tiết kỹ thuật, xác lập đặc điểm kỹ thuật và phong cách kỹ thuật của
riêng mình.
Giai đoạn thứ tư là giai đoạn kỹ xảo trình độ cao: Nhiệm vụ là nâng cao
năng lực biểu hiện kỹ thuật động tác trong những điều kiện thay đổi, nâng cao
toàn diện năng lực nhịp điệu toàn bộ cơ thể và năng lực ứng biến trong thi đấu,
giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được hoàn thành trong giai đoạn huấn luyện ban đầu.
Yêu cầu của 2 giai đoạn này cần đạt được là tạo được tư thế bắn cung thích hợp,
thoải mái, nâng cung và giữ cung chính xác, dùng phương thức thông dụng để
nắm giữ cung. Có thể điều khiển hô hấp, ngắm chuẩn chính xác, có thể khống
chế cơ bắp và các bộ phận.
Nhiệm vụ chủ yếu của huấn luyện kỹ năng ở 2 giai đoạn này là xác định

mục tiêu huấn luyện, bước đầu xây dựng biểu tượng động tác, tư thế hoàn chỉnh.
Tìm hiểu toàn bộ quá trình của động tác kỹ thuật, thông qua tập luyện hệ thống và
lặp lại có thể hoàn thành động tác tư thế bắn cung một cách tương đối tốt. Cũng ở
giai đoạn 1 và 2 này với thanh thiếu niên bước đầu tập bắn cung nên tiến hành
giảng dạy và huấn luyện kỹ năng thời kỳ đầu theo trình tự dưới đây:
Trước hết tập luyện mô phỏng, giảng giải yếu lĩnh động tác bắn cung làm
cho người học nắm vững được cấu trúc và yếu lĩnh động tác tư thế bắn cung
hoàn chỉnh, và phương pháp hoàn thành động tác. Thông qua vừa giảng giải,
phân tích thị phạm làm cho VĐV xây dựng được biểu tượng động tác chính xác
đồng thời tiến hành bắt chước.
Kế đó là tập luyện thăng bằng tĩnh và cảm giác dùng lực cơ bắp. Dựa vào
nguyên tắc nâng dần và nguyên tắc từ dễ đến khó, trước hết nắm vững tư thế bắn
chính xác, tiếp đó là tiến hành tập luyện tính ổn định của “người - cung”.


16
Tiếp theo là: Sửa chữa sai sót động tác. Chủ yếu tập trung nắm bắt
việc quy phạm hoá và trình tự hoá động tác, kịp thời sửa chữa những động
tác sai nảy sinh khi dùng lực.
Cuối cùng xây dựng đúng định hình động lực kỹ thuật bắn, qua tập
luyện lặp lại xây dựng chính xác định hình kỹ thuật, trên cơ sở đó tăng dần
lượng vận động tập luyện.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn nâng cao chuyên sâu trong huấn luyện
nhiều năm hoặc trong giai đoạn nâng cao trình độ bắn cung trong quá trình
huấn luyện ở giai đoạn cuối, là giai đoạn huấn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn của bắn cung nên phải đạt được các yêu cầu sau:
Các động tác thực hiện nhịp nhàng, cảm giác khống chế tốt. Để điều
khiển các động tác chi tiết trong bắn cung cần có sự phân phối sức mạnh phù
hợp chính xác, hình thành và duy trì được cảm giác tinh tế, ổn định về thân
thể (trọng tâm đặc biệt quan trọng) khi giữ cung và cảm giác tinh tế ở trạng

thái ban đầu khi làm quen với cung để bước vào trạng thái ổn định. Tính dự
báo với thời kỳ ổn định tối ưu của cung, cảm giác rung động nhẹ của bàn tay
nắm giữ cung cũng như tính chính xác cao độ của ngắm chuẩn và các năng
lực chuyên môn khác đều đạt được trình độ kỹ xảo cao độ.
Trong huấn luyện kỹ năng ở giai đoạn này chú ý các đặc điểm sau:
Một là học tập tăng cường kỹ thuật làm cho khái niệm động tác được
hiểu một cách chính xác và nâng cao được năng lực phân tích kỹ thuật động
tác, năng lực điều khiển cung, tên chuẩn xác, tinh tế của người tập.
Hai là xác định các tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật chủ yếu, nắm chắc
việc huấn luyện chi tiết kỹ thuật nâng cao năng lực phân tích kỹ thuật
đúng sai cho người học, ngăn ngừa biên độ giao động của động tác kỹ thuật,
nhất là động tác kết thúc.
Ba là, nâng cao lượng vận động tập luyện một cách phù hợp như tăng
dần thời gian tập luyện, số lần nâng cung, kéo giữ cung, tập trung ngắm đích.


17
Bốn là xếp sắp thoả đáng khối lượng huấn luyện mang tính đối kháng
và tính thi đấu, nhưng giai đoạn này không được nóng vội thi đấu quá sớm.
Giai đoạn thứ tư phần lớn dùng cho việc nâng cao trình độ chuyên
môn mang tính thi đấu trong huấn luyện nhiều năm, chủ yếu là huấn luyện
để nâng cao thành tích cho VĐV [35].
* Quy luật truyền dẫn thông tin trong huấn luyện kỹ năng bắn cung.
Từ góc độ điều khiển huấn luyện theo các nhà khoa học thể thao như
Aleco B. (1996) [1], D.Harre (1996)[27], Nguyễn Duy Phát (1999)[52],
Philin (1996)[53], Utkin V.L (1996)[78] thì toàn bộ quá trình huấn luyện đều
được thực hiện bởi mối liên hệ thông tin giữa người truyền đạt thông tin - tức
người điều khiển (HLV hoặc nhà khoa học) với người thu nhận thông tin tức
người bị điều khiển (VĐV hoặc học sinh). Quá trình huấn luyện chính là quá
trình truyền dẫn thông tin lẫn cho nhau. Giai đoạn chủ yếu và phương thức

chủ yếu của truyền dẫn thông tin trong huấn luyện kỹ năng môn bắn cung
được diễn ra như sau:
Bước thứ nhất: Huấn luyện viên truyền đạt các thông tin cần thiết tới
các VĐV.
Bước thứ hai: VĐV tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài 1 cách có
hiệu quả.
Bước thứ ba: VĐV sẽ tiến hành xử lý thông tin có hiệu quả những
thông tin đã tiếp nhận được (phân tích, tư duy và lý giải)
Bước thứ tư: VĐV phát ra các tín hiệu điều khiển từ não tới các cơ
quan vận động (tứ chi và thân người) đồng thời hoàn thành động tác.
Bước thứ năm: Thông qua thông tin ngược sinh học của bản thân bên
trong cơ thể người tập để điều chỉnh động tác của bản thân. Cuối cùng hoàn
thành động tác chuẩn xác theo yêu cầu quy định.


×