Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP và một số yếu tố LIÊN QUAN đến CHẤN THƯƠNG của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại một số LÀNG NGHỀ tái CHẾ THUỘC TỈNH HƯNG yên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.53 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---***---

TRẦN THỊ KHUYÊN

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤN THƯƠNG
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ
TÁI CHẾ THUỘC TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---***---

TRẦN THỊ KHUYÊN

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤN THƯƠNG
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ


TÁI CHẾ THUỘC TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2018
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số

: 8720701

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân

HÀ NỘI – 2019
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ATVSLĐ

An toàn Vệ sinh Lao động

CCHIP

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng
chống chấn thương

NLĐ

Người lao động

TNLĐ

Tai nạn lao động


ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................3
1.2. Thực trạng tai nạn lao động/ chấn thương tại các làng nghề trên
thế giới và Việt Nam...............................................................................6
1.2.1. Trên thế giới......................................................................................6
1.2.2. Tại Việt Nam.....................................................................................7
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại liên quan đến chấn thương ở
người lao động làng nghề........................................................................8
1.4. Một số đặc điểm và quy trình sản xuất của làng nghề tái chế tại Hưng Yên...10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........13
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................13
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................13
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................13
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................14
2.3.3. Biến số chỉ số trong nghiên cứu......................................................15
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin..........................................22
2.5. Quản lý và phân tích số liệu..................................................................22
2.6. Những hạn chế, sai số của nghiên cứu..................................................22
2.7. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................22
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................23
3.1. Thông tin chung.....................................................................................23

3.2. Thực trạng chấn chương nghề nghiệp của người lao động...................27


3.3. Các yếu tố liên quan đến chấn thương..................................................32
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................34
4.1. Thực trạng chấn thương nghề nghiệp của người lao động....................34
4.2. Một số yếu tố liên quan đến chấn thương của người lao động..............34
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................35
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ..........................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố giới và độ tuổi của người lao động...................................23
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của người lao động.................................23
Bảng 3.3. Phân bố trình độ chuyên môn của người lao động.........................24
Bảng 3.4. Mối quan hệ của người lao đông với chủ cơ sở sản xuất................24
Bảng 3.5. Thời gian làm công việc hiện tại của người lao động.....................24
Bảng 3.6. Người lao động làm việc có hợp đồng............................................25
Bảng 3.7. Công đoạn NLĐ tham gia trong quy trình sản xuất........................25
Bảng 3.8. Trung bình số giờ làm việc mỗi ngày của NLĐ theo nhóm tuổi. . .26
Bảng 3.9. Thông tin về An toàn Vệ sinh Lao động mà NLĐ nhận biết..........26
Bảng 3.10. Người lao động đã từng được tập huấn/ hướng dẫn về an toàn nơi
làm việc và các yếu tố nguy hiểm, có hại........................................................26
Bảng 3.11. NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ.....................27
Bảng 3.12. NLĐ tham gia bảo hiểm y tế.........................................................27
Bảng 3.13. Tỷ lệ bị chấn thương của NLĐ theo tuổi và giới..........................27
Bảng 3.14. Vị trí xảy ra chấn thương..............................................................28
Bảng 3.15. Loại chấn thương của NLĐ.........................................................28
Bảng 3.16. Vị trí chấn thương trên cơ thể của NLĐ......................................29

Bảng 3.17. Yếu tố gây ra chấn thương...........................................................29
Bảng 3.18. Nguyên nhân gây ra chấn thương................................................30
Bảng 3. 19. Xử trí của NLĐ khi xảy ra chấn thương.....................................30
Bảng 3.20. Xử trí của chủ cơ sở khi NLĐ xảy ra chấn thương......................31
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chấn thương đến cuộc sống và công việc của NLĐ..31
Bảng 3.22. Thời gian NLĐ phải nghỉ làm khi bị chấn thương........................32
Bảng 3.23. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình làm việc của NLĐ.32
Bảng 3.24. Nguồn nhận biết các yếu tố nguy cơ.............................................33
Bảng 3.25. Một số yếu tố liên quan đến chân thương.....................................33


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các công đoạn tái chế chì của làng tái chế chì làng Đông Mai......11
Sơ đồ 2.2. Các công đoạn đúc đồng của làng đúc đồng Lộng Thượng...........12
Sơ đồ 2.3. Công đoạn sản xuất/ tái chế phế liệu của làng tái chế phế liệu Phan Bôi. .12


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, năm 2015, 59% dân số thuộc lực lượng lao động tuổi từ
15 trở lên [1], đây chính là lực lượng tạo ra của cải vật chất góp phần xây
dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, lực lượng lao động tại
nông thôn chiếm đa số (69%) [1] và tại các vùng nông thôn hoạt động tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề đóng một vai trò quan trọng. Do đó, vấn đề phòng
chống chấn thương, tai nạn thương tích cho người lao động tại các làng nghề
và khu tiểu thủ công nghiệp là cấp thiết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong và tàn tật. Tử vong do tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam (2010) và ước tính gây ra 12,8% trong

tổng số ca tử vong, gấp đôi số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm (5,6%).
Năm 2015, tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích của Việt Nam là 41/100,000
dân. Trong đó, tai nạn lao động (TNLĐ) đứng thứ 5 trong 12 nguyên nhân
gây tử vong do tai nạn thương tích [2].
Nguyên nhân chính gây ra chấn thương/tai nạn trong lao động là những
yếu tố bất lợi của điều kiện và môi trường lao động. Những điều kiện và môi
trường không đạt tiêu chuẩn tồn tại và kéo dài trong suốt thời gian làm việc
của người lao động, đặc biệt là ở những cơ sở sản xuất tự phát, nhỏ lẻ như ở
các làng nghề. Điều này dẫn tới nguy cơ chấn thương có thể xảy ra bất cứ khi
nào trong quá trình lao động. Tại Việt Nam, thống kê năm 2005 cho thấy cả
nước có 1450 làng nghề, thu hút hơn 10 triệu lao động, trong đó làng nghề tái
chế chất thải và phế liệu chiếm khoảng 6,2% nhưng tập trung ở các tỉnh miền
Bắc (miền Bắc chiếm 67,8% tổng số làng nghề tái chế trong cả nước) [3].
Hưng Yên là một trong các tỉnh miền Bắc nổi tiếng với rất nhiều làng nghề,
tại đây đã có những nghiên cứu đánh giá môi trường vi khí hậu và bệnh nghề


2

nghiệp tại các làng nghề tuy nhiên nghiên cứu để xác định thực trạng chấn
thương tại các làng nghề hiện nay còn hạn chế.
Việc xác định thực trạng chấn thương tại các làng nghề tái chế sẽ giúp đưa
ra những giải pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe của người lao động và
của cộng đồng dân cư trong khu vực. Vì những lý do trên chúng tôi quyết định
tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng chấn thương nghề nghiệp và một số
yếu tố liên quan đến chấn thương của người lao động tại một số làng nghề
tái chế tại tỉnh Hưng Yên năm 2018” với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng chấn thương nghề nghiệp của người lao động tại một

số làng nghề tái chế tại tỉnh Hưng Yên năm 2018;

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến chấn thương của người lao động
tại một số làng nghề tái chế tại tỉnh Hưng Yên năm 2018


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Người lao động: Là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành
của người sử dụng lao động [4].
Người lao động là [5]:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc;
người học nghề; tập nghề để làm cho người sử dụng lao động.
b) Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
c) Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
d) Người lao động Việt Nam đi làm việc tại người ngoài theo hợp đồng;
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Người sử dụng lao động: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã,
hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [4].
Người lao động có các quyền sau đây [4]:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao
trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận

với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo
đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có
lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ
chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với
người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi


4

làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo
nội quy của người sử dụng lao động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công.
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây [4]:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành
hợp pháp của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về
bảo hiểm y tế.
Môi trường lao động là không gian của khu vực lao động trong đó
người lao động làm việc cùng với phương tiện phục vụ lao động. Sức khỏe
người lao động và môi trường cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi
trường lao động bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, thậm
chí có thể dẫn tới tử vong. Hiện trạng sức khỏe người lao động là thước đo
tổng hợp trạng thái của môi trường lao động [6].
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động,
kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hóa xung quanh con người nơi
làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình lao động sản xuất. Tình
trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng

được coi như là yếu tố gắn liền với điều kiện lao động [6].
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây ảnh hưởng mất an toàn, làm tổn thương
hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động [5].
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người
trong quá trình lao động [5].
Chấn thương là những tổn thương thực thể trên cơ thể người do tác
động của những năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa học, hoặc


5

phóng xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể.
Ngoài ra chấn thương còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự
sống (ví dụ như thiếu oxy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹn, hoặc giảm
nhiệt độ trong đông lạnh) [7].
Chấn thương trong lao động: là những chấn thương xảy ra đối với
người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở và
khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà luật lao động và nội
quy lao động của cơ sở cho phép (như nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi
dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh) [7].
Chấn thương nghề nghiệp là tổn thương cơ thể do làm việc. Các cơ
quan phổ biến nhất liên quan là cột sống, bàn tay, đầu, phổi, mắt, xương và
da. Chấn thương nghề nghiệp có thể do tiếp xúc với các nguy hiểm nghề
nghiệp (vật lý, hóa học, sinh học hoặc tâm lý học), chẳng hạn như nhiệt độ,
tiếng ồn, côn trùng hoặc động vật cắn, mầm bệnh do máu gây ra, hóa chất độc
hại, bức xạ và kiệt sức do quá tải nghề nghiệp [8].
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá
trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động [4].
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố

nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người
trong quá trình lao động [5].
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề
nông thôn [9].


6

Làng nghề tái chế là nhóm làng nghề tận dụng phế liệu làm nguyên liệu
cho sản xuất và nhờ đó giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm chất thải gây ô
nhiễm môi trường. Ngoài ra, khi các làng nghề tái chế chất thải phát triển đã
tạo việc làm cho hệ thống mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu và phế
phẩm [3].
Có 3 nhóm ngành tái chế cơ bản: Tái chế giấy, tái chế kim loại và tái
chế nhựa [3].
1.2. Thực trạng tai nạn lao động/ chấn thương tại các làng nghề trên
thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Theo ước tính mới nhất do Tổ chức Lao động Quốc tế công bố 2,78 triệu
công nhân tử vong hàng năm do tai nạn lao động và bệnh liên quan đến công
việc. Khoảng 2,4 triệu (86,3%) trong số những cái chết này là do bệnh liên quan
đến công việc, trong khi hơn 380.000 (13,7%) là do tai nạn lao động. Mỗi năm
có những chấn thương nghề nghiệp không gây tử vong gần gấp ngàn lần so với
chấn thương nghề nghiệp gây tử vong. Các chấn thương không gây tử vong
được ước tính sẽ ảnh hưởng đến 374 triệu công nhân hàng năm và nhiều trong số
các chân thương này gây hậu quả nghiêm trọng cho công nhân.[10]
Theo báo cáo của Viện Sức khỏe và An toàn nơi làm việc của Singapore
cho thấy châu Á có số người tử vong cao nhất trong 5 khu vực và chiếm hơn
70% trên toàn cầu. Tỷ lệ tử vong nghề nghiệp ở châu Á là 12,7% trên 100.00

người trong lực lượng lao động thấp hơn châu Phi có tỷ lệ tử vong cao nhất là
16,6% trên 100.000 người trong lực lượng lao động. Châu Âu có tỷ lệ tử vong
thấp nhất trong 5 khu vực, với tỷ lệ 3,61% [11].
Một nghiên cứu tại Brazil cho thấy việc thu thập và phân loại các vật liệu
tái chế tạo ra tạo ra nhiều rủi ro sức khỏe cho những người tham gia hoạt


7

động này. Những yếu tố rủi ro về vi sinh, hóa học, vật lý và công thái học. Họ
cho rằng công nhân rác thải đô thị phải chịu rủi ro về an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp nhiều hơn so với công nhân trong bất kỳ hoạt động nào khác.
Điều này đúng ngay ở các nước giàu. Poulsen và công sự (1995) cho thấy
rằng ở Đan Mạch, công nhân chất thải rắn phải đối mặt với nguy cơ chấn
thương sức khỏe nghề nghiệp cao hơn gấp 5,6 lần tổng lực lượng lao động
trung bình, và gấp 1,5 lần nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.[12]
Báo cáo về chấn thương nghề nghiệp ở trung tâm tái chế của Thụy Điển
cho thấy nhân viên xử lý chất thải phải chịu đựng nhiều hơn gấp đôi số vụ tai
nạn lao động và gần gấp đôi số bệnh liên quan đến công việc (Arbetsmiljo
verket 2005). Trong quá trình thu gom chất thải ở Thụy Điển, bỏng và ăn mòn
da là tai nạn phổ biến nhất, tiếp theo là té ngã và tai nạn cơ xương khớp.
Trong quá trình thu gom chất thải không nguy hại, té ngã và tai nạn cơ xương
khớp là phổ biến nhất [13].
Cũng trong báo cáo báo cáo của Viện Sức khỏe và An toàn nơi làm việc
của Singapore, chia theo khu vực của WHO, khu vực Đông Nam Á và khu
vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ chấn thương nghề nghiệp ở ngành nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất [11]. Ngành nông nghiệp phát triển ở hầu hết các
khu vực nông thôn, mà các làng nghề đa số ở các vùng nông thôn.
Tại Thái Lan, năm 2012, trong số 24,8 triệu người lao động phi chính thức,
khoảng 4,0 triệu người bị thương tích hoặc TNLĐ (161,3 người/nghìn lao động),

tỷ lệ cao gấp 10 lần so với lao động chính thức. Năm 2012, số thương tích hoặc
TNLĐ trung bình ở người lao động không chính thức trung bình 10.927 trường
hợp/ngày, tăng so với 10.003 trường hợp/ngày năm 2011. [14]
1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là một khu vực Đông Nam Á có ngành nông nghiệp phát triển,
chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, với nhiều ngành nghề phát triển, đặc


8

biệt là các làng nghề có tính chất tự phát, quy mô nhỏ, điều kiện an toàn lao
động không được chú trọng, tạo điều kiện cho các tai nạn lao động xảy ra
thường xuyên. Theo báo cáo của 51/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trên toàn quốc đã xảy ra 907 vụ TNLĐ làm 970 NLĐ làm việc không theo
hợp đồng bị nạn, trong đó: Số người chết là 417 người; số vụ TNLĐ bị nạn
trở lên có 36 vụ; số người bị thương nặng là 255 người…[15].
Kết quả nghiên cứu năm 2017 tại làng nghề Vĩnh Đông, huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc: tỷ lệ TNLĐ trong nghề mộc là tương đối cao 26,4%, trong đó
máy móc sản xuất là yếu tố gây chấn thương chính (62,2%). Người làm mộc
không được trang bị kiến thức về ATVSLĐ (98,5%) [16].
Tại các làng tái chế kim loại, những tai nạn như nổ lò, điện giật, bỏng,
ngã, gãy tay, vật nặng đè cũng đáng báo động, tỷ lệ tai nạn lao động tại nhóm
làng nghề này chiếm khoảng 33,4% mỗi năm. Theo nghiên cứu tại làng nghề
đúc đồng Tống Xá (Nam Định) năm 2007, tỷ lệ tai nạn thương tích (bỏng,
điện giật, gãy chân tay….) của làng nghề cao hơn so với khu vực đối chứng là
làng An Thái và Ba Khu (Yên Phong, Nam Định) [17].
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại liên quan đến chấn thương ở người
lao động làng nghề
Một số yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại [18]:
(1) Yếu tố cơ học: Các mảnh vỡ, mảnh văng, vật liệu gia công, dụng cụ

cắt gọt, mảnh đá mài, bụi, tiếng ồn…
(2) Yếu tố hóa học: các chất tẩy rửa, axit,….
(3) Yếu tố về cháy, nổ: vật liệu dễ cháy; tiếp xúc với lửa
(4) Yếu tố nguy hiểm về điện: Phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ,
điện áp, đường đi của dòng điện qua cơ thể, thời gian tác động, đặc điểm sinh
lý cơ thể người,…


9

(5) Yếu tố kỹ thuật: các bộ phận, cơ cấu chuyển động (quay, hay tịnh
tiên), các trục chuyển động, khớp nối, đồ gá,…
(6) Yếu tố tổ chức sản xuất: nguyên vật liệu xếp không gọn gàng,
(7) Những yếu tố nguy hiểm khác: Vật rơi từ trên cao, trơn, trượt, vấp, ngã
Môi trường làm việc là nơi mà người lao động thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ, công việc được phân công cho nên nó có tác động rất lớn đến sức
khỏe của người lao động. Do vậy, việc đảm bảo các điều kiện lao động, đảm
bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc là rất cần thiết. Trên thực tế, đa số môi trường
làm việc các đơn vị sản xuất trong các làng nghề có nồng độ bụi, tiếng ồn, hóa
chất... vượt mức cho phép. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vì lợi
nhuận mà người sử dụng lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ các quy định về môi trường làm việc. Theo số liệu thống kê cho thấy, hơn
90% người lao động nông nghiệp và làng nghề tiếp xúc các yếu tố nóng, bụi
là 65,89%, tiếng ồn: 48,8%, hóa chất: 59,5%... Môi trường làm việc bị ô
nhiễm làm gia tăng bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề. Theo số liệu thông kê
cho thấy, hơn 50% số người lao động tại các làng nghề bị nhiễm bệnh liên
quan đến hô hấp..[19].
Việc phát triển các làng nghề không chỉ đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế
mà còn góp phần phân phối lại lực lượng lao động trong xã hội, giải quyết

việc làm, tăng thu nhập của người lao động, xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh sự
phát triển đó tại các làng nghề đã phát sinh ra các yếu tố nguy hiểm, ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cộng đồng dân cư
như bụi, ồn, hóa chất độc hại,… Nguyên nhân là do hộ gia đình/ doanh nghiệp
làng nghề với công nghệ lạc hậu, đơn giản, vốn đầu tư thấp nên việc cải tiến
công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rất hạn chế. Mặt khác, phần
lớn các hộ gia đình/ doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất chật hẹp, nằm cận kề


10

khu dân cư hoặc tại gia đình, xưởng tạm bợ, thiếu ánh sáng; vật liệu sản xuất
và sản phẩm làm ra bố trí, sắp xếp lộn xộn, bừa bãi. Hầu hết các cơ sở sản xuất
đều không có hệ thống thông gió, hút bụi, xử lý hơi khí độc trong nhà xưởng,
ngay cả các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều hoá chất, nhiều chất dễ cháy, dễ nổ
(axít, cao su, xà phòng, đồ nhựa…) [20]. Việc tổ chức sản xuất – tổ chức lao
động không hợp lý, với lao động thủ công chiếm tới 70 – 80 % , và có tới gần
80% các khâu trong dây chuyền công nghệ người lao động phải làm việc
trong điều kiện nặng nhọc, vất vả [20]. Môi trường làm việc không đảm bảo
là một trong những yếu tố thuận lợi để gây chấn thương cho NLĐ trong quá
trình làm việc.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thực về thực trạng tai nạn lao động
tại làng mộc Vĩnh Đông tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 cho thấy các yếu tố như
máy móc, không gian làm việc, vai trò công việc, thời gian làm việc trong
ngày, số ngày làm việc trong tuần và huấn luyện ATVSLĐ lần đầu đều có liên
quan đến TNLĐ [16].
Một nghiên cứu được tiến hành tại Cảng Hải Phòng trong 5 năm (20072011) về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn lao động, nam giới
có nguy cơ bị TNLĐ gấp 4,5 lần so với nữ giới (p<0,0001). Nhóm tuổi đời,
tuổi nghề có mối liên quan với mức độ tổn thương do TNLĐ [21].
1.4. Một số đặc điểm và quy trình sản xuất của làng nghề tái chế

tại Hưng Yên
 Làng nghề tái chế chì Đông Mai
Tái chế ắc quy chì là một hoạt động rất phổ biến trên thế giới đặc biệt là
ở các nước đang phát triển do lượng ắc quy sử dụng cho các phương tiện giao
thông ngày càng tăng [22]. Con người nhiễm độc chì từ nhiều nguồn khác
nhau như khai khoáng, chế biến và tinh luyện chì, sản xuất, tái chế các sản
phẩm chứa chì, đặc biệt là ắc quy chì.


11

Đông Mai là một trong những làng nghề tái chế chì nổi tiếng, xuất hiện
từ rất lâu. Trước đây, công việc tái chế chì được tiến hành ngay trong khu dân
cư và xả thải ra môi trường lượng lớn a xít, ô nhiễm đất và nước ngầm, cũng
như không khí. Năm 2015, sau nhiều nỗ lực của cả chính quyền và người dân,
các hộ tái chế chì đã di chuyển ra khỏi khu dân cư, tập trung lại thành các công
ty lớn với khá đông NLĐ. Ở đây, sản phẩm tái chế chính là các ắc quy. Pin và
bình ắc quy sau khi thu gom về được phá dỡ lấy các tầm chì , rồi đưa vào nung
bằng các phương pháp thủ công để loại bỏ tạp chất rồi đúc thành thỏi, bán cho
các cơ sở mạ, kẽm, sản xuất ắc quy tại nhiều địa phương khác [23].
Quy trình tái chế trải qua 7 khâu.

Thu mua
nguyên,
vật liệu

Tháo dỡ phân loại

Nấu chì
(tạo ra chì

tinh luyện
và bột
khói)

Thu gom
bột khói

Đốt lại
bột khói
(để lấy
chì)

Thành
phẩm

Hẩy ra chì
(đổ ra khuôn)

Sơ đồ 2.1. Các công đoạn tái chế chì của làng tái chế chì làng Đông Mai
 Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng
Tiếng ồn là ô nhiễm đặc trưng của làng nghề tái chế kim loại. Tiếng ồn
xuất hiện từ các máy cắt, máy cán, máy đột, dập. Nguồn nhiệt lớn và bụi phát
sinh từ các công đoạn nung, đúc và đổ khuôn.
Làng đúc đồng Lộng Thượng, Hưng Yên khá nổi tiếng với các sản phẩm
đỉnh đồng, lư hương, tượng hạc…


12

Tạo

khuôn/
vào thao

Tạo mẫu

Đấu
thành vỏ

Nấu
đồng

Rót vào
khuôn

Đập vỏ
đất, lấy
thành
phẩm
phẩm

Hoàn
thiện
sản
phẩm
phẩm

Sơ đồ 2.2. Các công đoạn đúc đồng của làng đúc đồng Lộng Thượng
 Làng nghề tái chế phế liệu Phan Bôi
Các làng tái chế chất thải đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế các
loại chất thải khác nhau nhằm giảm thiểu phát thải ra môi trường. Đặc điểm

chung của những làng nghề này là thu gom vật liệu thô và gia công chúng
sang dạng khác để sử dụng trong sản xuất và dịch vụ. Nguy cơ phổ biến tại
các làng nghề tái chế chất thải và phế liệu và nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc,
bụi kim loại, nước thải chứa các hóa chất, kim loại độc hại và chất thải rắn.
Làng tái chế phế liệu thôn Phan Bôi chủ yếu tái chế nhựa, họ phân loại,
bóc tách nhựa, sau đó một số hộ thực hiện xay/nghiền thành các hạt nhựa kích
thước nhỏ, rồi đóng gói vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Đa số các hộ chỉ đảm
nhận 1 trong hai công đoạn: phân loại hoặc xay/nghiền.

Thu mua
phế liệu
(chủ yếu
nhựa)

Bóc tách/
Phân loại

Xay và rửa
nhựa

Đóng gói

Vận chuyển

Sơ đồ 2.3. Công đoạn sản xuất/ tái chế phế liệu của làng tái chế phế liệu
Phan Bôi


13


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng một phần bộ số liệu của nghiên cứu “Đánh giá tỷ lệ chấn
thương và bệnh liên quan tới công việc ở người lao động tại một số làng nghề
thuộc tỉnh Hưng Yên” do Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và
Phòng chống chấn thương (CCHIP) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) và Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y (Cục QLMTYT) tế thực hiện từ
tháng 1/2018 đến hết tháng 12/2018. Học viên là một nghiên cứu viên của
CCHIP đã tham gia cùng các chuyên gia, thực hiện toàn bộ các hoạt động của
nghiên cứu, từ xây dựng đề cương, bảo vệ trước hội đồng Cục QLMTYT, thử
nghiệm công cụ, điều tra thực địa, phân tích xử lý số liệu, viết báo cáo.
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2018 đến hết năm 2019. Trong đó
số liệu thu thập từ tháng 4/2018 đến tháng 06/2018.
Địa điểm nghiên cứu: 03 làng nghề thuộc tỉnh Hưng Yên, gồm:
- Làng nghề tái chế chì Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm
- Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm
- Làng tái chế phế liệu Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Người lao động trong độ tuổi 15-65 tuổi đã làm việc tối thiểu 3 tháng
tính đến thời điểm thu thập số liệu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích


14

2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu


 Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỉ lệ:
n=Z

2
1 a / 2

p(1  p)
d2

Trong đó:
 Với khoảng tin cậy 95%, ta có Z= 1,96
 p là tỷ lệ chấn thương do lao động ở những NLĐ làm việc tại các làng
nghề tái chế thuộc Hưng Yên. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào tương tự, vì
vậy, chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất.
 d: Khoảng sai lệch mong muốn 7%
 n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu.
Tính được n = 196, dự phòng 10%, thu được cỡ mẫu cho nghiên cứu là:
215,6; làm tròn thành 216.
Cỡ mẫu là 216 đối tượng.

 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
216 người lao động đã được chọn từ danh sách người lao động tại các làng
nghề nghiên cứu do CCHIP phối hợp với chính quyền địa phương thu thập.
Theo số liệu được cung cấp từ CCHIP và chính quyền địa phương, tổng
số NLĐ đang làm việc tại thời gian nghiên cứu là 514 người. Cỡ mẫu cần cho
nghiên cứu là 216 NLĐ chiếm 42% số NLĐ tại các làng nghề được chọn. Vậy
mỗi làng lấy 42% số NLĐ.

STT
Làng nghề
Số NLĐ tại Số NLĐ dự kiến
làng59
nghề1
phỏng
1 Tái chế chì Đông Mai - Xã Chỉ Đạo
25 vấn
2 Đúc đồng LộngThượng - Xã Đại Đồng
226
95
3 Tái chế phế liệu - Phan Bôi Xã Dị Sử
229
96
TỔNG
514
216

Tiêu chuẩn chọn mẫu: NLĐ làm việc tối thiểu từ 3 tháng trở lên
1 Người lao động làm từ 3 tháng trở lên tại mỗi làng nghề


15

có độ tuổi từ 15 - 65.
Quy trình chọn mẫu:
Bước 1: Tạo danh sách tất cả NLĐ trên excel.
Bước 2: Sắp xếp tên người lao động theo bảng chữ cái.
Bước 3: Tiếp theo, tạo thêm một cột thực hiện hàm Random (=Rand () )
để mỗi người lao động sẽ có một số ngẫu nhiêu tự tạ.

Bước 4: Sao chép số ngẫu nhiên ở cột tạo trên bước 3, sang một cột mới
chỉ sao chép giá trị của cột đó mà không phải là hàm Random (bởi vì mỗi lần
mở và làm mới tệp excel hàm Random sẽ tạo ra một giá trị ngẫu nhiên mới).
Bước 5: Sắp xếp cả bảng excel theo thứ tự tăng dần của cột giá trị ở
bước 4.
Bước 6: Chọn NLĐ tham gia nghiên cứu từ hàng thứ nhất cho đến khi
đạt được mẫu số cần nghiên cứu.
Theo dự kiến số mẫu là 216 NLĐ, nhưng trên thực tế đã phỏng vấn
được 245 NLĐ.
2.3.3. Biến số chỉ số trong nghiên cứu
Nhóm
thông tin

Nội
dung
chính

A. Thông
tin
chung
về NLĐ
A1.
Thông tin
nhân
khẩu học

Biến số

Định nghĩa/ Phân loại


Phân loại

A1.1. Giới tính

Nam; nữ

Nhị phân

A1.2. Tuổi

15-24; 25-45; 46-65

Rời rạc

A1.3. Tình
trạng
hôn
nhân

Độc thân; đã kết hôn; ly thân; ly dị

Danh mục

A1.4. Trình độ
học vấn
cao nhất

1. Dưới tiểu học
2. Tiểu học
3. THCS

4. THPT
5. Trung cấp
6. Cao đẳng

Thứ hạng

7. Đại học trở lên
A5.

A2.1. Loại
công

1. Tái chế chì
2. Đúc đồng

Danh mục


16

Nhóm
thông tin

Nội
dung
chính
Thông tin
về công
việc


Biến số
việc
A2.2.

Định nghĩa/ Phân loại

Phân loại

3. Xử lý chất thải

Vị trí công việc trong quá trình sản xuất

A2.2.1.
Làng tái
chế chì

1. Tất cả các công đoạn

Danh mục

2. Thu mua
3. Tháo dỡ
4. Phân loại
5. Hẩy ra chì
6. Đun/nấu
7. Thu dọn bột khói
8. Đốt lại/ Nấu chì
9. Thành phẩm
Khác


A2.2.2.
Làng đúc
đồng

1. Tất cả các công đoạn

Danh mục

2. Tạo mẫu/ Làm chân
3. Đấu thành vỏ
4. Tạo khuôn/ Vào thao
5. Nấu chín/ đốt
6. Lấy thịt
7. Hoàn thiện sản phẩm
8. Khác

A2.2.3.
Làng tái
chế phế liệu

1. Tất cả các công đoạn

Danh mục

2. Thu mua
3. Phân loại
4. Xay / Nghiền
5. Đóng gói
6. Vận chuyển
7. Khác


A2.3.
Mối quan hệ với
chủ cơ sở sản
xuất
A2.4. Số
người
lao
động
cùng
làm tại
cơ sở

1. Người lao động
2. Chủ cơ sở kiêm người lao động
3. Người nhà của chủ cơ sở

Danh mục

Số NLĐ làm việc tại hộ/cơ sở của
bạn

Rời rạc


17

Nhóm
thông tin


Nội
dung
chính

Biến số
A2.5. Trình độ
chuyên
môn kỹ
thuật

Định nghĩa/ Phân loại
1. Chưa qua đào tạo
2. Cầm tay chỉ việc
3. Kinh nghiệm gia truyền
4. Đào tạo từ 1- <3 tháng

Phân loại
Danh mục

5. Đào tạo từ 3 -<6 tháng
6. Đào tạo từ 6 tháng -<1 năm
7. Đào tạo từ 1 năm trở lên
8. Khác
A2.6. Thời
gian
làm việc
với chủ
cơ sở
hiện tại


1. 3- <6 tháng
2. 6 tháng - <1 năm
3. 1-5 năm
4. 5-10 năm
5. Trên 10 năm

Rời rạc

A2.7. Tổng
thời
gian
làm việc
tại làng
nghề

(bao gồm thời gian làm việc ở vị
trí hiện tại ở các hộ gia đình khác)
1. 3- <6 tháng
2. 6 tháng - <1 năm
3. 1- < 5 năm
4. 5-10 năm
5. Trên 10 năm trở lên

Rời rạc

A2.8. Hợp
đồng
lao
động


1. Có

Nhị Phân

A2.9. Số giờ
trung
bình
làm việc
mỗi
ngày

≤ 8 giờ hoặc > 8 giờ

Nhị phân

A2.10. Số ngày
trung
bình
làm việc
mỗi
tuần

≤ 6 ngày hoặc > 6 ngày

Nhị phân

2. Không

A2.11. Tần suất 1. Tất cả các ngày trong tuần
làm việc 2. Thường xuyên (>= 4 ngày/

ca đêm
Tuần)
3. Thỉnh thoảng (1-3 ngày/ tuần)
4. Theo thời vụ

Thứ hạng


18

Nhóm
thông tin

Nội
dung
chính
A2.12.
Tập huấn
ATVSL
Đ

Biến số

A2.11.1.
Biết các nội
dung về
ATVSLĐ

A2.11.2.
Tập huấn về

ATVSLĐ
A2.11.3.
Nội dung được
tập huấn

A2.13. BHYT

A2.14. BHXH

A2.15.
Khám sức khỏe
định kỳ
A2.15.1.
Nơi Khám sức
khỏe định kỳ

Định nghĩa/ Phân loại
5. Chưa bao giờ
1. Sử dụng An toàn máy móc
thiết bị
2. Sử dụng An toàn hóa chất
3. Sử dụng An toàn điện
4. Các biện pháp phòng chống
cháy nổ
5. Cách Sơ cấp cứu tai nạn lao
động
6. Bệnh, tật liên quan tới công
việc
7. Khác
1. Đã được tập huấn/ hướng dẫn

2. Chưa từng
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Phân loại

Danh mục

Nhị phân

An toàn máy móc thiết bị
An toàn hóa chất
An toàn điện
Phòng chống cháy nổ
Sơ cấp cứu tai nạn lao động
Bệnh, tật liên quan tới công
việc
7. Nhắc nhở thói quen không
uống bia rượu tại nơi làm việc
8. Khác
1. Có (Ai là người chi trả - Bản
thân- Chủ cơ sở)/
2. Không
1. Có (Ai là người chi trả - Bản
thân- Chủ cơ sở)/
2. Không

1. Có
2. Không

Danh mục

1. Trạm y tế xã
2. Trung tâm y tế huyện/ bệnh viện
huyện
3. Bệnh viện tỉnh/ trung ương
4. Các cơ sở y tế tư nhân (Phòng
khám/bệnh viện)
5. Khác

Danh mục

Nhị phân

Nhị phân

Nhị phân


×