Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 255 trang )

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Ngày soạn: / / 2021

Ngày học: / / 2021

BUỔI 1:
TIẾT 1 + 2: CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN:
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA - MẸ TÔI CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:

1. Văn bản: Cổng trường mở ra
a. Xuất xứ:
- Là một bài báo của Lý Lan đăng trên báo “Yêu trẻ” số 166 phát hành
ngày 01/9/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy là một bài báo nhưng bài viết
này giàu chất văn chương. Tác giả đã viết bằng trải nghiệm và rung động của
chính mình.
- Là văn bản nhật dụng nói về tình u thương vơ bờ của bà mẹ và vai trò
to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
b. Giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật:
- Hình thức tự bạch như những dịng nhật ký tâm tình (khơng có sự việc,
khơng có cốt truyện, chủ yếu là diễn biến tâm trạng) lời nói nhỏ nhẹ mà sâu lắng,
miêu tả nhân vật qua những suy nghĩ về nội tâm; diễn biến tâm trạng của nhân
vật được miêu tả tinh tế, sâu sắc.
- Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lịng thương u, tình cảm sâu nặng của
người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con
người.
2. Văn bản: Mẹ tôi
a. Tác giả:
- Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846 - 1908) là nhà văn nổi tiếng người I-ta-li-a
(Ý). Tác giả của những cuốn sách: Cuộc đời của các chiến binh (Tập truyện


ngắn, 1868), những tấm lòng cao cả (truyện thiếu nhi, 1886), cuốn truyện của
người thầy 1890, giữa đường và nhà (tập truyện ngắn, 1892)... ơng cịn là nhà
hoạt động xã hội, nhà văn hóa lớn của Ý.
b. Tác phẩm:
- Đoạn văn trích từ cuốn sách những tấm lịng cao cả (1886). Văn bản do
Hoàng Thiếu Sơn dịch, gồm hai phần: Phần 1 là lời kể của En-ri-cơ, phần 2 là
tồn bộ bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô.

1


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

- Những tấm lòng cao cả là truyện thiếu nhi nổi tiếng nhất trong sự nghiệp
sáng tác của ông. Tác phẩm được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và làm say mê bao
thế hệ phụ huynh, thế hệ thanh thiếu niên.
- “Dưới hình thức là tập nhật ký trịn một năm học của một cậu học sinh
nhỏ, sách gồm nhiều mẩu chuyện ngắn có liên hệ với nhau, mơ tả những hành
động, ý nghĩ cũng như những tình cảm chân thật, hồn nhiên, trong sáng và sâu
sắc như tình thương giữa bố mẹ và con, giữa thầy giáo, cô giáo với học sinh,
giữa bạn bè cùng học; tình thương đối với những người nghèo khổ, bất hạnh;
tình u và lịng tự hào về quê hương, tổ quốc mình, tình yêu lao động. Cũng có
những mẩu chuyện đả kích những thói hư tật xấu như thói ghen tị, tật khoe
khoang, tính kiêu ngạo... Các câu chuyện được trình bày một cách giản dị, sinh
động, hiện thực mà nhiều khi hết sức cảm động. Qn triệt tồn bộ tác phẩm là
lịng nhân đạo mênh mơng”. (Trích “Lời giới thiệu” những tấm lịng cao cả do
Lê Thị Nghiên - Lê Quang Huy dịch, NXB phụ nữ Hà Nội, 1974).
- Là văn bản nhật dụng nói về cơng lao và tình cảm của người mẹ đối với
mỗi người.
c. Giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật:

- Giọng điệu vừa nghiêm khắc vừa chân thành, tha thiết; lời lẽ của người
cha đầy sức thuyết phục, phù hợp lứa tuổi. Sáng tạo hồn cảnh xảy ra chuyện:
En-ri-cơ mắc lỗi với mẹ. Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp vừa có ý nghĩa
giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của cha với con.
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với
mỗi con người. Người mẹ có vai trị vơ cùng quan trọng trong gia đình.
3. Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê:
a. Xuất xứ:
- Truyện ngắn: Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh
Hồi được trao giải nhì trong cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em do Viện
khoa học giáo dục và tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen Thụy Điển tổ chức
năm 1992.
b. Tóm tắt nội dung:
- Vì cha mẹ ly hơn nên hai anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau.
Buổi sáng hôm ấy, người mẹ yêu cầu hai anh em phải chia đồ chơi. Hai anh em
miễn cưỡng thực hiện. Thành nhường cho Thủy hết. Thủy từ chối, lại nhường
hết cho anh. Khó khăn nhất là việc chia hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ. Rốt
cuộc, việc chia búp bê không thành. Sau đó, Thủy đến trường chia tay lớp học.
Cơ giáo Tâm tặng Thủy cuốn sổ cùng chiếc bút máy nắp vàng với lời chúc “Cố
gắng học tập”. Nhưng sau đó cơ giáo và các bạn đều hết sức bàng hồng vì Thủy
2


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

cho biết em sẽ phải bỏ học, phải đi bán hoa quả ở ngoài chợ. Cuộc chia tay diễn
ra đột ngột khi hai anh em từ trường về. Thủy chạy vội vào nhà mở hộp đồ chơi
ra. Tình thương anh trai đã khiến Thủy dứt khoát lấy con Vệ sĩ đặt lên giường
anh, dặn dị nó, dặn dị anh trai và em khóc nức nở. Nhưng lên xe rồi, em lại trfo
xuống đặt con Em nhỏ cạnh con Vệ sĩ. Thủy mong muốn búp bê mãi mãi ở bên

nhau, không bao giờ phải xa nhau.
c. Giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, lời kể chân thành giản dị, phù hợp
với tâm trạng của nhân vật.
- Tổ ấm gia đình là vơ cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng
bảo vệ gìn giữ, khơng nên vì bất kỳ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự
nhiên trong sáng ấy.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TRÊN LỚP:

1. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai
trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi
con người. Em có tán thành ý kiến đó khơng? Vì sao?
Gợi ý:
- Có thể tán thành (vì đây là thời điểm quan trọng đánh dấu mốc lớn trong
cuộc đời của mỗi con người; lần đầu tiên con đến dự ngày khai trường, được gặp
bạn mới, thầy mới; có cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ, vui sướng...).
2. Hãy bình luận câu nói “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của
con, bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Gợi ý:
- Câu văn thể hiện vai trò to lớn của giáo dục, của nhà trường đối với nhân
cách mỗi con người. Gọi đó là “thế giới kỳ diệu” vì nhà trường là:
+ Là nơi khai sáng trí tuệ cho mọi người. Trường học là thế giới của ánh
sáng tri thức khoa học, những hiểu biết lý thú và kỳ diệu mà loài người đã tích
lũy qua hàng triệu năm nay về tự nhiên, văn hóa xã hội, thơng qua các thầy cơ
nhà trường để đến với mọi người bắt đầu từ trẻ thơ.
+ Là nơi khơi nguồn những tình cảm cao quý, thiêng liêng: tình thầy trị,
tình bè bạn, lịng nhân ái, đạo lý làm người.
+ Là nơi hình thành những nhân cách trong sáng và cao quý. Là thế giới
kỳ diệu của những niềm vui và hy vọng.
3. Em hãy nhập vai vào người con trong văn bản để viết một đoạn văn

ngắn bày tỏ tình cảm biết ơn đối với mẹ khi đọc văn bản này.
3


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Gợi ý:
- Yêu cầu nhập vai, có nghĩa là đoạn văn sẽ là lời của người con nói với
mẹ những suy nghĩ, tình cảm biết ơn của mình dành cho mẹ sau khi đọc xong
văn bản này. Đoạn văn không cần dài mà địi hỏi phải có cảm xúc thật chân
thành, thiết tha. Ngồi tình cảm biết ơn, phải xen vào lời hứa. Có thể dựa vào
phần ghi nhớ của bài học để bày tỏ suy nghĩ.
4. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan
đề là mẹ tơi? (Hình như giữa nội dung và nhan đề không phù hợp?)
Gợi ý:
- Nhan đề do chính tác giả A-mi-xi đặt cho đoạn trích. Mỗi chuyện nhỏ
trong tác phẩm đều có một nhan đề do tác giả đặt.
- Tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng đó là tiêu điểm mà các nhân
vật và chi tiết hướng tới để làm sáng tỏ. Tác giả sẽ dễ dàng mơ tả cũng như bộc
lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ mới có thể nói
một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hy sinh mà người mẹ đã âm thầm
lặng lẽ dành cho đứa con của mình. Thấy rõ hình ảnh và phẩm chất của người
mẹ, điểm nhìn ấy một mặt làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng
(người mẹ) được kể, mặt khác thể hiện được tình cảm và thái độ của người kể.
5. Tại sao người bố khơng nói trực tiếp với En-ri-cơ mà lại viết thư?
Gợi ý:
được.

- Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi khơng nói trực tiếp


- Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ
được sự kín đáo, tế nhị vừa khơng làm người mắc lỗi mất lịng tự trọng.
- Viết thư, bố có đủ bình tĩnh để kiềm chế sự nóng nảy, có thời gian để
cân nhắc cách dùng từ ngữ, lời lẽ, sắp xếp ý nghĩ cho chín chắn.
- Bên cạnh đó “lời nói gió bay” nhưng là một bức thư thì có thể lưu giữ
cho người con đọc đi đọc lại, để thấm thía hơn lời dạy bảo của cha.
 Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở nhà trường và
ngồi xã hội.
6. Theo em, điều gì khiến En-ri-cơ xúc động vô cùng khi đọc thư của bố?
Sự xúc động trong tâm hồn của En-ri-cơ đã thể hiện điều gì trong nhận thức của
cậu trước lỗi lầm của mình?
Gợi ý:

4


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

- Trước hết bố đã chỉ ra lỗi lầm của cậu bé và bộc lộ rõ thái độ kiên quyết,
nghiêm khắc, buồn bã, tức giận của mình để En-ri-cơ phải suy nghĩ lại về hành
động của mình.
- Sau đó bố gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và En-ri-cô để cậu bé nhớ lại.
Với người mẹ, En-ri-cô là tài sản quý giá nhất trên đời. Ơng đã nói cho cậu biết
tình thương yêu bao la của mẹ dành cho cậu lúc còn thơ bé, công lao to lớn, sự
hy sinh cao cả của mẹ đối với con.
- Ông tiếp tục đánh thức lý trí của con, ơng dạy con về đạo làm người mà
trước hết là đạo làm con với những lời nói rất chân tình, thấu đáo và sâu sắc:
“Tình thương u, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng
xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình u thương đó”.
- Cậu đã nhận ra được lỗi lầm của mình, hiểu được cơng lao và vai trò của

người mẹ trong cuộc đời. Hiểu được nỗi đau đớn của cha mẹ trước sự thiếu lễ độ
của con và sửa chữa lỗi lầm.
7. Sau khi nhận được bức thư của bố, En-ri-cô rất hối hận và viết một bức
thư để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vai vào nhân vật để viết bức thư ấy.
Gợi ý:
- Viết đúng hình thức của một bức thư.
- Nội dung phải diễn tả được sự hối hận day dứt, khẳng định lại cơng lao
và tình thương của mẹ, lời hứa...
8. Nếu đặt tên truyện là “Búp bê không chia tay” hoặc “Cuộc chia tay
của Thành và Thủy” thì ý nghĩa của truyện có khác đi so với tên truyện đang có
khơng?
Gợi ý:
- Nếu đặt tên “Cuộc chia tay của Thành và Thủy” thì quá cụ thể, giảm mất
ý nghĩa khái quát, tượng trưng.
- Nếu đặt tên là “Búp bê khơng chia tay” thì lộ rõ tư tưởng của tác giả,
không gây được sự bất ngờ của đoạn kết.
- Đặt tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” vừa có ý nghĩa ẩn
dụ tượng trưng vừa gây được sự bất ngờ.
- Tên truyện góp phần thể hiện tư tưởng mà người viết muốn gửi gắm.
Đừng để búp bê phải chia tay, đừng để em gái phải chia tay búp bê, đừng để các
em bé ngây thơ, vô tội phải chịu cảnh chia lìa vì gia đình đổ vỡ.
9. Tại sao Thành lại cảm thấy: “Kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình
thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” khi dẫn em ra khỏi trường?
5


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Gợi ý:
- Thành thấy kinh ngạc vì trong khi mọi việc đang diễn ra rất bình thường,

cảnh vật vẫn rất đẹp, cuộc đời vẫn bình yên... ấy thế mà hai anh em lại phải chịu
sự mất mát và đổ vỡ quá to lớn. Nói cách khác em ngạc nhiên vì trong tâm hồn
của mình đang nổi dơng, nổi bão khi sắp phải chia tay với đứa em gái nhỏ thân
thiết, cả đất trời như sụp đổ trong tâm hồn em. Thế mà bên ngoài mọi người và
trời đất vẫn ở trạng thái bình thường. Đây là một diễn biến tâm lý được tác giả
miêu tả rất chính xác, là nét tâm lý thường thấy ở những người đang đau khổ
nên nhìn ra xung quanh thấy mọi vật đều rất “trớ trêu” với mình. Nó làm tăng
thêm nỗi buồn sâu thẳm trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật trong truyện.
10. Vì sao tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong khi
búp bê thực tế không hề xa nhau?
Gợi ý:
- Tác giả muốn làm một ẩn dụ về cuộc chia tay của các em bé khi gia đình
tan vỡ. Những con búp bê vốn là đồ chơi ưa thích của tuổi thơ, nhất là những em
bé gái, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ,
vơ tội. Búp bê khơng có lỗi gì cả, chúng cũng trong sáng, vơ tư, hồn nhiên như
hai anh em Thành và Thủy. Song chúng phải chia tay, theo hai anh em đi về hai
nơi khác nhau. Cuộc chia tay của chúng là do người lớn gây nên. Tên truyện đã
gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện được ý
đồ tư tưởng mà người viết muốn thể hiện.
======================

6


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

TIẾT 3: TỪ GHÉP
I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:

1. Từ ghép có hai loại:

- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng
chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (khơng phân
ra tiếng chính, tiếng phụ).
2. Nghĩa của từ ghép:
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ
hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Tiếng chính có ý nghĩa chỉ loại, tiếng phụ thu hẹp ý nghĩa của tiếng
chính; làm cho từ ghép chính phụ có nghĩa chỉ loại nhỏ trong loại mà tiếng chính
biểu thị.
Ví dụ: Xe đạp, xe máy, xe ô tô... là các loại nhỏ của xe.
+ Ngồi ra tiếng phụ cịn có tác dụng làm cho từ ghép chính phụ biểu thị
các sắc thái khác nhau với nghĩa của tiếng chính.
Ví dụ: Đỏ au, đỏ hỏn, đỏ tươi... là các sắc thái khác nhau của đỏ.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập
khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng tạo nên nó.
+ Từ ghép đẳng lập không thể trực tiếp kết hợp với các số từ. Khơng thể
nói: Một sách vở.
+ Nghĩa của từ ghép đẳng lập có thể là nghĩa của một tiếng trong nó (xét ở
thời điểm hiện nay) nhưng vẫn mang tính khái qt. Ví dụ: Chợ búa, gà q... có
nghĩa chỉ chợ nói chung, gà nói chung. Vì thế cũng khơng dùng để nói về chợ,
gà cụ thể được. Khơng thể nói: Hà Nội lắm chợ búa q hay hơm nay tôi đi hai
chợ búa mà không mua được rau.
3. Lưu ý:
- Từ ghép là một loại từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có
nghĩa với nhau nhưng cũng có một số tiếng trong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa,
mờ nghĩa do sự phát triển lâu dài của lịch sử. Tuy vậy người ta vẫn xác định
được đó là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập nhờ ý nghĩa của nó.
+ Ví dụ: Tiếng “hấu” trong “dưa hấu”, “bươu” trong “ốc bươu”, “trích”
trong “cá trích” khơng rõ nghĩa nhưng vẫn có thể khẳng định “dưa hấu, cá trích,

7


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

ốc bươu” là từ ghép chính phụ vì nghĩa của các từ này hẹp hơn nghĩa của các
tiếng chính.
+ Tiếng “má” trong “giấy má”, “lách” trong “viết lách”, “cáp” trong “quà
cáp” cũng khơng cịn rõ nghĩa, nhưng nghĩa của các từ “giấy má, viết lách, quà
cáp” khái quát hơn nghĩa của “giấy, viết, quà” cho nên có thể khẳng định đây là
những từ ghép đẳng lập.
- Một số tiếng trong từ ghép khơng cịn rõ nghĩa nhưng có thể tìm thấy
nghĩa trong tiếng địa phương, trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong
các văn bản cổ.
+ Tiếng địa phương: Rú trong rừng rú là một loại rừng già (Nghệ Tĩnh),
qué trong gà qué là gà (Thanh Hóa), cộ trong xe cộ là chỉ loại xe trượt khơng có
bánh dùng để kéo gỗ ở rừng hoặc kéo lúa trên ruộng (Nam Bộ).
+ Ngôn ngữ dân tộc thiểu số: Nang trong cau nang là cau (Mường); ỏi
trong ít ỏi là ít (Mường).
đổi.

+ Văn bản cổ: Lệ trong e lệ là e, sợ; chác trong bán chác, đổi chác là mua,
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TRÊN LỚP:

1. Hãy sắp xếp các từ ghép sau thành hai nhóm: Từ ghép đẳng lập và từ
ghép chính phụ.
Xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, quần âu, cây cỏ, quần áo, xanh
lè, xanh um, đỏ quạch, đỏ au, đỏ hỏn.
Gợi ý:
- Từ ghép đẳng lập: Xe cộ, nhà cửa, cây cỏ, quần áo.

- Từ ghép chính phụ: Xe máy, cá chép, nhà máy, quần âu, xanh lè, xanh
um, đỏ quạch, đỏ au, đỏ hỏn.
2. So sánh nghĩa của từng tiếng trong nhóm các từ ghép sau đây:
a. Sửa chữa, đợi chờ, trông nom, tìm kiếm, giảng dạy.
b. Gang thép, lắp ghép, tươi sáng.
c. Trên dưới, buồn vui, đêm ngày, nhỏ to, sống chết.
Gợi ý:
a. Các tiếng trong từ ghép cùng nghĩa.
b. Các tiếng trong từ ghép gần nghĩa.
c. Các tiếng trong từ ghép trái nghĩa.
8


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

3. Giải thích nghĩa của từ ghép gạch chân trong các câu sau:
a. Mọi người phải cùng nhau gánh vác việc chung.
b. Bà con lối xóm ăn ở với nhau rất hịa thuận.
c. Chị Võ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.
Gợi ý:
a. Chỉ sự đảm đương, chịu trách nhiệm.
b. Chỉ cách cư xử.
c. Chỉ sự cứng rắn.
4. Hãy tìm các từ ghép và từ láy có trong ví dụ sau:
a. Con trâu rất thân thiết với người dân lao động. Nhưng trâu phải cái
nặng nề, chậm chạp, sống cuộc sống vất vả, chẳng mấy lúc thảnh thơi. Vì vậy,
chỉ khi nghĩ đến đời sống nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nơng dân mới
liên hệ đến con trâu.
b.


Khơng gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Qn tuổi già tươi mãi tuổi hai mươi
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

Gợi ý:
a. Từ ghép: Con trâu, người dân, lao động, cuộc sống, cực khổ, nông dân,
liên hệ.
Từ láy: Thân thiết, nặng nề, chậm chạp, vất vả, thảnh thơi, nhọc nhằn.
b. Từ ghép: Tuổi già, đôi mươi, mặt trời, cách mạng, đế quốc, loài dơi.
Từ láy: Rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng.
5. Hãy chọn cụm từ thích hợp (trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở
chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ
trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Ngày chưa tắt hẳn, ..... Mặt trăng tròn, to và đỏ ...., sau ..... của làng xa.
Mấy sợi mây con......., mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng
ruộng, .......hiu hiu đưa lại, thoang thoảng...... (Thạch Lam)
Gợi ý:

9


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở
chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc
mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại,
thoang thoảng những hương thơm ngát. (Thạch Lam)
6. Hãy viết một đoạn văn có sử dụng từ ghép và chỉ rõ các từ ghép được

sử dụng trong đó.
- Hình thức: Viết đoạn văn (câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn, câu kết
đoạn).
- Nội dung: Chủ đề tự chọn.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ghép và gạch chân các từ ghép đó.
==================================

10


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Ngày soạn:

Ngày dạy:

7

TIẾT 2: TỪ LÁY
I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:

1. Từ láy có hai loại: Từ láy tồn bộ và từ láy bộ phận.
- Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
- Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc
phần vần.
- Lưu ý: Một số từ láy tồn bộ có sự biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối
của tiếng đứng trước để tạo ra sự hài hòa về mặt âm thanh và dễ phát âm.
2. Nghĩa của các từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng.
3. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa
của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm,

sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh...
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TRÊN LỚP:

* Bài tập 1:
a. Sắp xếp các từ đã cho sau đây thành hai nhóm từ ghép và từ láy:
xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hồng hơn, tơn tốt,
tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.
Gợi ý:
- Từ láy: xanh xanh, đo đỏ, mơ màng, máu me, xanh xao, xấu xa, xấu xí,
tơn tốt.
- Từ ghép (các tiếng đều có nghĩa, có sự trùng lặp về mặt âm thanh là
ngẫu nhiên): hồng hơn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mộng, máu mủ.
b. Những từ nào được sắp xếp vào nhóm từ láy tồn bộ và từ láy bộ phận:
long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, chót vót, im lìm, ngời ngời, bồn
chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thăm thẳm, tủn ngủn, tí tách, lẹt
đẹt.
Gợi ý:
- Từ láy tồn bộ: ngời ngời, hiu hiu, thăm thẳm, loang loáng.
- Từ láy bộ phận: long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, chót vót, im lìm,
bồn chồn, linh tinh, loang lống, lấp lánh, thăm thẳm, tủn ngủn, tí tách, lẹt đẹt.
11


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

* Bài tập 2: Điền các từ sau vào chỗ trống cho hợp nghĩa?
a. dõng dạc, dong dỏng
- Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ, ... cao.
- Thư ký..... cắt nghĩa.
b. hùng hổ, hùng hồn, hùng hục.

- Lý trưởng.... chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu.
- Minh có đơi mắt sáng, khn mặt cương nghị và giọng nói...
- Làm......
Gợi ý:
a.
- Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ, dong dỏng cao.
- Thư ký dõng dạc cắt nghĩa.
b. hùng hổ, hùng hồn, hùng hục.
- Lý trưởng hùng hổ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu.
- Minh có đơi mắt sáng, khn mặt cương nghị và giọng nói hùng hồn.
- Làm hùng hục.
* Bài tập 3: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: âm âm, sầm sập, ngai
ngái, ồ ồ, lùng tùng, độp độp, man mác để điền vào chỗ trống trong đoạn văn
sau:
Mưa xuống....., giọt giã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà.... âm
âm hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ....... Mùi......., xa lạ của những
trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ.......trên phên nứa, mái giạ,
đập......., liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ......, xói lên những rãnh
nước sâu. (Tơ Hồi)
Gợi ý:
- Điền: sầm sập  âm âm  man mác  ngai ngái  lộp độp  lùng
tùng  ồ ồ.
* Bài tập 4: Đặt câu với mỗi từ sau
- trơ tráo, trơ trẽn, trơ trọi
- nhanh nhảu, nhanh nhẹn
Gợi ý:
- Hắn có thái độ trơ tráo thật, khơng thể chấp nhận được.
12



Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

- Lão ấy ăn mặc thật trơ trẽn.
- Căn nhà trơ trọi ở một khu vực rộng lớn.
đấy.

- Chị ấy mồm miệng nhanh nhảu lắm, có vẻ thích hợp cho cơng việc này
- Các em cần phải rèn luyện cho mình tác phong nhanh nhẹn.
* Bài tập 5: Tìm các từ láy có ba, bốn tiếng.
Gợi ý:

- Láy ba: là những từ láy có ba tiếng. VD: sạch sành sanh, tẹo tèo teo,
dửng dừng dưng, sơi sùng sục, khét khèn khẹt, khít khìn khịt...
- Láy tư: là những từ láy có bốn tiếng. VD: hì hà hì hục, lỉnh cà lỉnh kỉnh,
ngất nga ngất ngưởng, lanh cha lanh chanh, hớt hơ hớt hải, hùng hùng hổ hổ, đi
đi lại lại, quần quần áo áo...
* Bài tập 6: Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một cảnh chia
tay trong: “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Trong đó có sử dụng từ láy,
chỉ rõ các từ láy.
Gợi ý:
- Hình thức: Viết đoạn văn (câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn, câu kết
đoạn).
- Nội dung: Cảm nghĩ của em về một cảnh chia tay trong: “Cuộc chia tay
của những con búp bê”. (Ví dụ: Cảnh chia tay giữa hai anh em, chia tay giữa
Thủy với lớp học...).
- Nghệ thuật: Sử dụng từ láy và gạch chân các từ láy đó.

13



Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

TIẾT 3: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:

1. Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai (đối tượng), để làm gì
(mục đích), về cái gì (nội dung) và như thế nào (cách thức).
2. Tìm ý và sắp xếp ý: để có được một bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện
đúng định hướng trên.
3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác,
trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
4. Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa
và có cần sửa chữa gì khơng.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TRÊN LỚP:

* Bài tập 1:
Trong giờ học nhóm, Nhung và Hà chuẩn bị viết bài tập làm văn số 1 mà
cô giáo đã cho ra về nhà: Em hãy viết thư cho một bạn học cũ, kể lại những thay
đổi của lớp mình trong năm học mới. Khi nhìn sang, Nhung thấy Hà đang nắn
nót viết vào vở hai chữ “bài làm” vội kêu lên: “Tại sao cậu lại vội vàng thế?”.
Em hãy cho biết Nhung căn cứ vào đâu để nhắc nhở Hà như vậy? Và Hà sẽ phải
làm những việc gì trước khi viết bài văn hoàn chỉnh?
Gợi ý:
- Căn cứ vào các bước tạo lập văn bản, Hà đã bỏ qua hai bước quan trọng
đầu tiên để làm “tắt” đó là: định hướng chính xác, tìm ý và sắp xếp ý.
* Bài tập 2:
Một lúc sau, Hà đã hình thành một bố cục cho bài văn như sau:
- Phần đầu bức thư: Địa điểm, ngày tháng năm, lời xưng hô với người
nhận thư.
- Phần nội dung thư:

1. Hỏi thăm sức khỏe và tình hình học tập của bạn.
2. Nhắc lại những kỷ niệm đã có trong tình bạn giữa hai người.
3. Lời chúc và hứa cùng quyết tâm học giỏi.
4. Thơng báo tình hình của mọi người trong gia đình.
5. Kể lại những thay đổi của lớp mình trong năm học mới.
- Phần cuối thư: Lời chào
14


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Em hãy cho biết bố cục trên đã đạt chưa? Vì sao?
Gợi ý:
- Bố cục chưa đạt vì:
+ Đưa ra thơng tin thừa: 2 và 4.
thư.

+ Thông tin 3 lẽ ra ở phần cuối thư thì đưa lên phần nội dung chính của
* Bài tập 3:
Trong bài văn của Hà viết hôm ấy, có đoạn như thế này:

Lam ơi! Bạn cịn nhớ lớp chúng ta có bao nhiêu người khơng? Con số ấy
bây giờ đây đã khác rồi. Đầu năm học mới, có hai bạn trường khác chuyển vào
lớp tớ. Dù mới quen nhưng các bạn ấy đã nhanh chóng hịa đồng với lớp, cùng
học cùng chơi vui vẽ lắm!. À! Cậu đến trường mới có làm lớp trưởng nữa khơng?
Ở đây cái Hiền làm lớp trưởng thay cậu. Gớm, thường ngày nó vốn hiền lành và
nhút nhát, thế mà khi điều hành cả lớp sinh hoạt cũng “hắc” ra phết đấy Lam ạ.
Chắc bạn sẽ ngạc nhiên lắm trước những điều mới mẽ của lớp ta.
Theo em, cách diễn đạt trong đoạn văn của Hà có những lỗi sai nào?
Gợi ý:

- Cách diễn đạt còn mắc nhiều lỗi:
+ thiếu mạch lạc, ý lộn xộn
+ xưng hô không nhất quán (cậu - bạn; tớ - mình; lớp chúng ta - lớp tớ)
+ mắc lỗi chính tả: vui vẽ, mới mẽ
* Bài tập 4:
Sau khi hướng dẫn tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp
bê”, cô giáo ra bài tập: “Chia tay anh, Thủy theo mẹ về quê ngoại. Ngay tối hôm
ấy, Thủy đã viết cho anh một bức thư để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình.
Hãy nhập vai vào nhân vật để tìm bố cục cho bức thư ấy”. Nam đã hoàn thành
bố cục của bức thư ấy như sau:
1. Mở đầu thư (thời gian, địa điểm, lời chào)
2. Thơng báo cho anh về tình hình cuộc sống của hai mẹ con ở quê.
3. Căn dặn anh phải chăm sóc hai con búp bê
4. Nhắc nhở anh giữ gìn sức khỏe và cố gắng học tập tốt.
5. Nêu tâm trạng buồn và nhớ anh, nhớ hai con búp bê.
6. Mong muốn ngày đoàn tụ.
15


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Khi nghe Nam trình bày, cơ giáo nhận xét: Bức thư phần nào đã đáp ứng
được yêu cầu về nội dung nhưng chưa đảm bảo tính mạch lạc. Cần phải sắp xếp
lại. Theo em, vì sao cơ giáo nhận xét như thế? Hãy giúp Nam sắp xếp lại để đảm
bảo tính mạch lạc.
Gợi ý:
- Mới chỉ trong một ngày, Thủy không thể bình tĩnh để thơng báo cho anh
về tình hình cuộc sống của hai mẹ con ở quê.
- Mạch ý trong bố cục chưa được phân biệt rạch rịi:
+ khơng thể đặt nội dung 5 sau nội dung 3.

+ không để nội dung 4 chen vào giữa hai nội dung 3 và 5.
- Để đảm bảo tính mạch lạc, có thể bỏ ý 2 và sắp xếp bố cục như sau: 2
5  3  4  6.
==================================

16


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Ngày soạn:

Ngày dạy:

7

BUỔI 3:
TIẾT 1: BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC
I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:

- Học sinh nhắc lại cách làm bài cảm thụ văn học đã học ở lớp 6.
+ Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì?
Cần nêu bật được ý gì?)
+ Đọc và tìm hiểu về câu thơ hay câu văn hay đoạn trích nêu trong bài.
(Dựa vào yêu cầu cụ thể của đề bài để tìm hiểu. Ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu;
cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách dùng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc...
đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc.
+ Viết đoạn văn (bài văn) cảm thụ văn học hướng vào yêu cầu của đề bài
(mở đoạn dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính, tiếp theo nêu
rõ các ý theo yêu cầu của đề bài, kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gói lại nội

dung cảm thụ.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TRÊN LỚP:

* Bài tập 1:
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về cái hay, cái ngộ nghĩnh của bài thơ có
nhan đề Ngủ rồi của nhà thơ Phạm Hổ như sau:
Gà Mẹ hỏi Gà Con:
- Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao:
- Ngủ cả rồi đấy ạ!
Gợi ý:
- Nội dung: Gà Mẹ như một bà mẹ hiền từ, quan tâm và yêu thương các
con. Khi các con đã vào giường ngủ cả rồi nhưng vì nghịch ngợm, mải chơi, còn
trò truyện chưa ngủ nên Gà Mẹ hỏi: “Đã ngủ đấy chưa hả?”. Nếu là người lớn,
sợ mẹ mắng thì đàn gà con phải giả vờ nằm im khơng trả lời nhưng vì chúng quá
hồn nhiêu nên cả đàn nhao nhao: “Ngủ cả rồi đấy ạ!”. Tuy lũ gà con chưa nghe
lời mẹ ngủ ngay nhưng chúng thật đáng yêu, thật dễ thương biết bao.
- Nghệ thuật:
+ Nhân hóa Gà Mẹ và Gà Con có lời nói, thái độ, tình cảm như con người.
17


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

yêu.

+ Từ láy “nhao nhao” kết hợp với câu trả lời tạo nên sự hồn nhiên, đáng

- Nhà thơ Phạm Hổ có tài đi vào thế giới nội tâm trẻ thơ, bộc lộ tâm lý của
trẻ thơ thật hợp lý và ngộ nghĩnh, đáng yêu.

* Bài tập 2:
Nhà văn người Đức Hen-rich Hai-nơ có viết đoạn thơ trích trong bài Thư
gửi mẹ:
Con thường sống ngẩng cao đầu, mẹ ạ.
Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kỳ
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất
Con thấy mình bé nhỏ làm sao!
(Tế Hanh dịch)
Phát biểu cảm nghĩ của em về hai khổ thơ trên?
Gợi ý:
- Nội dung:
+ Khổ 1: Con thường sống ngẩng cao đầu và không sợ quyền uy.
+ Khổ 2: Nhưng trước mẹ dịu dàng, chân chất, bao giờ con cũng bé nhỏ,
khiêm nhường.
 Người con tâm sự với mẹ: Uy quyền không khuất phục được nhưng
tình mẹ dịu dàng đã thuyết phục người con.
- Nghệ thuật:
+ Cặp từ trái nghĩa: ngẩng - cúi thể hiện cách sống không chịu khuất phục
trước uy quyền của nhà thơ.
+ Hai khổ thơ đối lập nhau (nhưng) lại làm rõ tính cách và tình cảm của
một con người có tài và có đức.
* Bài tập 3:
Phát biểu cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
Trên đường hành quân xa
18



Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục... cục tác, cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa)
Gợi ý:
- Nội dung: Các chiến sĩ trên đường hành quân xa khi đi qua làng lắng
nghe tiếng gà trưa cảm thấy:
+ Ấm lòng
+ Nắng trưa cũng xao động, di chuyển
+ Khỏe lên, “bàn chân đỡ mỏi”
+ Cảm giác như tiếng gà gọi về những kỷ niệm tuổi thơ gắn với kỷ niệm
gà đẻ trứng chính cũng là kỷ niệm về tình bà cháu, về gia đình thân thương của
họ.
 Tạo nên động lực, dũng khí nâng bước chân người chiến sĩ ra mặt trận.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “nghe” nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà.
+ Liệt kê ấn tượng các cảm giác của người chiến sĩ.
+ Sự chuyển đổi cảm giác: nghe (thính giác) - xao động nắng trưa (thị giác)
- bàn chân đỡ mỏi (cảnh giác) - gọi về tuổi thơ (hồi tưởng, suy nghĩ).
* Bài tập 4:
Phát biểu cảm nghĩ về đoạn thơ trích trong bài thơ Quê hương của nhà thơ
Tế Hanh.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
19


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Gợi ý:
- Miêu tả thiên nhiên làm nền cho toàn cảnh: trời trong, gió nhẹ, nắng sớm
bình minh tươi đẹp  Một thiên nhiên đẹp, phù hợp với việc đoàn thuyền ra
khơi đánh cá.
- Con người: trẻ, khỏe, đẹp (trai tráng)
- Con thuyền:
+ tính từ: Nhẹ
+ động từ mạnh: hăng, phăng, vượt
+ so sánh: như con tuấn mã
- Cánh buồm:
+ màu sắc: trắng
+ so sánh: như mảnh hồn làng
+ nhân hóa: rướn thân trắng
+ động từ: thâu góp (gió)
- Thái độ trân trọng, tự hào với con người, con thuyền và dòng sông quê
hương.
TIẾT 2: ĐẠI TỪ
I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:

1. Đại từ dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong
một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

2. Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ
trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ...
3. Lưu ý:
- Các đại từ chỉ trỏ theo quan niệm trước đây nay được xếp thành một loại
riêng (chỉ từ).
- Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng thân tộc (ông, bà, bố, mẹ...) chức vụ
(bí thư, chủ tịch...) nghề nghiệp (bác sĩ...) trong tiếng việt được dùng để xưng hô
- gọi là đại từ xưng hơ lâm thời.
- Đại từ trỏ sự vật gì, hoạt động gì, tính chất gì, số lượng bao nhiêu là tùy
thuộc ngữ cảnh.

20


Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

- Đại từ có tác dụng thay thế cho DT, ĐT, TT, số từ đã được nói đến trong
phát ngơn. Đại từ thay thế cho từ loại nào thì có vai trị cú pháp giống như từ
loại đó.
- Đại từ xưng hơ trong tiếng Việt rất phong phú, phức tạp, chịu nhiều sự
ràng buộc. Do đó trong giao tiếp phải chọn cách xưng hơ đúng chuẩn mực, phù
hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt.
4. Các loại đại từ:
a. Đại từ để trỏ:
- Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày,
nó, hắn, chúng nó, họ... dùng để trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)
- Các đại từ: bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng.
- Có đại từ: vậy, thế trỏ sự việc, hoạt động, tính chất.
b. Đại từ để hỏi:
- Các đại từ: ai, gì hỏi về người, sự vật

- Các đại từ: bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng
- Các đại từ: sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TRÊN LỚP:

* Bài tập 1:
Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại
ý nghĩa của các câu đó, khơng dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết
đại từ ngoài tác dụng thay thế cịn có tác dụng gì?
a. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia
nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, ...
muốn cam kết rằng, khơng có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho
tương lai. (Theo Lý Lan)
b. Trước đó, ếch đã từ đáy giếng nhìn lên và... thấy trời bé tí, chỉ bằng cái
vung thơi. Cịn... thì oai ghê lắm, vì... mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua ốc,
nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ. (Theo Ếch ngồi đáy giếng)
Gợi ý:
- HS làm theo các bước sau:
+ Tìm các đại từ ở ngơi thứ ba.
+ Tìm xem các đại từ đó thay thế cho những từ nào trước nó.
a. họ thay thế cho “các quan chức nhà nước”
21


Giáo án dạy thêm mơn Ngữ văn lớp 7

b. nó thay thế cho “ếch”
- Diễn đạt lại bằng cách không dùng đại từ mà dùng các từ ngữ mà đại từ
đó thay thế.
- So sánh hai cách diễn đạt để thấy việc dùng đại từ có thể rút ngắn độ dài
của văn bản, đồng thời làm cho cách diễn đạt tránh được sự trùng lặp.

* Bài tập 2:
Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng đại từ trong các câu sau:
a. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một
thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng vạn dặm
sau này. (Lý Lan)
- Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
(Ca dao)
b. - Hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết
bao nhiêu”.
(Thạch Sanh)
- Theo các bạn hoa cúc có bao nhiêu cánh?
- Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy
nhiêu năm”.
Gợi ý:
a. - Ai trong câu đầu dùng để trỏ chung, có nghĩa là “mọi người”.
- Ai trong câu sau dùng để hỏi.
b. - Bao nhiêu trong câu đầu dùng để trỏ chung, có nghĩa là “rất nhiều”.
- Bao nhiêu trong câu thứ hai dùng để hỏi.
- Bao nhiêu trong câu cuối cùng dùng để trỏ một số lượng chưa xác định.
* Bài tập 3:
Bé Lan hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao bố mẹ bảo con gọi bố mẹ chị Xoan là bác
còn gọi bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà khơng
có họ hàng với nhà mình?”. Em hãy thay mặt mẹ Lan giải thích cho bé rõ.
Gợi ý:
- Các từ cơ, chú, dì, bác... vốn là danh từ được dùng như đại từ chỉ quan
hệ thân thuộc. Ở đây người ta sử dụng như vậy để tỏ thái độ thân mật theo ý chủ
quan của mình.
* Bài tập 4:
22



Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7

Đọc câu sau:
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng
bé nhỏ liêu xiêu của em tơi trèo lên xe. (Khánh Hồi)
a. Em tơi chỉ ngơi thứ mấy?
b. Đại từ nào có thể thay thế cho em tơi? Em có nhận xét gì nếu thay em
tơi bằng các đại từ đó?
Gợi ý:
a. Em tơi trỏ ngơi thứ ba.
b. Có thể bằng nó, hắn. Mỗi cách dùng đều kèm theo sắc thái tình cảm
khác nhau.
+ nó: xa lạ, không gần gũi
+ hắn: khinh thị, coi thường
* Bài tập 5:
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?...
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...”
a. Chỉ ra ngơi của đại từ trong các câu thơ trên.
b. Qua cách sử dụng đại từ trong những câu thơ trên, tác giả đã thể hiện
được nội dung gì?
Gợi ý:
thứ 3.

a. - Đại từ ngơi thứ nhất: Mình thứ 3 ở câu thứ nhất; mình thứ 2 ở câu thơ


- Đại từ ngôi thứ hai: Mình thứ 1 và 2 ở câu thứ nhất; mình thứ 1 và 3 ở
câu thơ thứ 3.
b. Thể hiện tình cảm nhớ mong, quyến luyến khơng rời của người ra đi và
người ở lại về những kỷ niệm đã gắn bó thân thiết tại căn cứ cách mạng Việt
Bắc.
* Bài tập 6: Đại từ có tác dụng gì trong các trường hợp sau.
a. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc [...] Ai có súng
dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai cũng phải ra sức chống TDP.
23


Giáo án dạy thêm mơn Ngữ văn lớp 7

(Hồ Chí Minh)
Gợi ý:
a. - Ai: thế cho “Bất kỳ đàn ông... đảng phái, dân tộc” có tác dụng liên kết
văn bản, tăng tính mạch lạc cho văn bản.
b. Mẹ tơi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thơi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất
giác run lên bần bật.
Gợi ý:
- thế: rút ngắn văn bản, tránh việc lặp lại.
* Bài tập 7: Viết một đoạn văn đối thoại ngắn (khoảng 5 - 7 câu) nên tình
cảm của em với con vật ni hoặc một đồ chơi mà em thích. (Trong đó có sử
dụng đại từ).
Gợi ý:
Cơ Tâm vừa cho chúng tơi một chú cún con. Sợ nó chưa quen nhà mới mà
bỏ đi, mẹ tơi nhốt nó vào một căn nhà xinh xinh, căn nhà của chó. Nó cứ buồn
thiu, tôi đem đĩa cơm vào dỗ:

- Cún ơi, ăn đi.
- Ăng... ẳng, mẹ tôi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây.
TIẾT 3: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
Đề bài:
Trong giờ làm văn luyện tập tạo lập văn bản, cô giáo ra đề văn: Hãy kể
tiếp câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” để tìm một cách kết thúc
theo suy nghĩ của em.
1. Hãy xác định yêu cầu của đề (nội dung, thể loại)
Gợi ý:
- Nội dung: Viết tiếp phần sau truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
để thể hiện một kết thúc khác.
- Thể loại: Văn bản tự sự.
2. Em sẽ chọn cách kết thúc truyện ra sao? Bằng cách kết thúc mới cho
câu chuyện, em muốn nhắn gửi tới ai? Nhắn gửi điều gì?
Gợi ý:
24


Giáo án dạy thêm mơn Ngữ văn lớp 7

- Có thể chọn một vài cách kết thúc sau:
+ Buồn và nhớ em, Thành bỏ nhà ra đi tìm về quê nhưng bị lạc. Người bố
hốt hoảng đi tìm. Bố và mẹ hối hận.
+ Một thời gian sau, bố và mẹ cảm thấy hối hận. Mẹ đã dẫn Thủy quay trở
về để cả gia đình đồn tụ.
 Cách kết thúc truyện mới có ý nghĩa nhắn gửi tới những người làm bố
làm mẹ rằng: Cần trả lại cho tuổi thơ cuộc sống bình yên trong mái ấm gia đình.
3. Tìm cốt truyện hợp lý và tóm tắt ngắn gọn cốt truyện ấy. Theo em cốt
truyện mới cần có những nhân vật nào?
Gợi ý:

- Tùy vào từng cách kết thúc để dựng cốt truyện. Lưu ý rằng đã gọi là cốt
truyện thì phải có các tình tiết nối tiếp nhau một cách logic, hợp lý và cốt truyện
mới này phải được hình thành trên cơ sở tiếp nối cốt truyện cũ.
- Số nhân vật xuất hiện trong truyện mới nhiều hay ít tùy thuộc vào từng
cốt truyện. Ngoài các nhân vật cũ, có thể bổ sung thêm các nhân vật khác (Ví dụ:
người bà, bác lái xe, lũ trẻ lang thang cơ nhỡ...).
4. Câu chuyện mới của em có sử dụng tên cũ của truyện được không? Nếu
không sử dụng tên cũ, em sẽ đặt tên gì?
Gợi ý:
- Theo hướng kể chuyện mới nhằm làm thay đổi cách kết thúc của truyện
thì không thể dùng lại tên cũ. Việc đặt lại tên mới phải phù hợp với nội dung cốt
truyện.
- Ví dụ: Có thể đặt tên “Búp bê trở về”.
5. Hãy triển khai cốt truyện đã tìm thành một bài văn hồn chỉnh.
Gợi ý:
+ Các nhân vật phải thể hiện rõ thái độ, tình cảm qua hành động, cử chỉ,
lời nói.
+ Các chi tiết sắp xếp hợp lý, theo trình tự thời gian.
+ Có thể thay đổi ngơi kể (vì nếu dùng ngơi kể cũ thì rất khó kể chi tiết
mọi việc diễn ra với nhân vật khác). Muốn giữ ngôi kể cũ thì phải chọn một cốt
truyện trong đó nhân vật trung tâm vẫn là Thành.
+ Các lời thoại phải có sự lựa chọn.
+ Xem văn miêu tả và văn tự sự.
==================================
25


×