Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH Best Manufacturing Teachnology

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.59 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập tại trường, các thầy cơ trong trường đại học Kinh tế
Quốc dân nói chung và các thầy cơ trong khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã
giúp em có được nền tảng kiến thức tốt về ngành Quản trị kinh doanh. Những
kiến thức này đã giúp em hồn thành tốt cơng việc trong thời gian thực tập và
hoàn thiện chuyên đề thực tập này. Em xin gửi lời cảm ơn đến tồn bộ thầy cơ
đặc biệt là TS. Ngơ Thị Việt Nga đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình làm
chuyên đề thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn Công ty TNHH BMT đã tạo điều kiện cho em
tiến hành thực tập ở Công ty. Em cũng cảm ơn các anh chị trong công ty đã giúp
em trong thời gian thực tập ở đây.
Tuy nhiên, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế nên bài
chun đề này vẫn khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có được ý kiến
đóng góp của cơ giáo và ban lãnh đạo Cơng ty TNHH BMT để chun đề của em
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thanh Huyền

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BEST
MANUFACTURING TECHNOLOGY.............................................................3
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH BMT....3
1.1. Thông tin chung.....................................................................................3
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.............................................4
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh......................................................4
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty......................................................5
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH BMT...................................6
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơng ty..........................................6
2.2. Nhận xét mơ hình cơ cấu tổ chức........................................................6
2.2.1. Tổng giám đốc................................................................................7
2.2.2. Trợ lý giám đốc..............................................................................7
2.2.3. Khối văn phòng..............................................................................7
2.2.4. Bộ phận kinh doanh và phát triển...................................................8
2.2.5 Quản lý sản xuất (phịng chun mơn)............................................8
2.2.6. Chất lượng......................................................................................8
2.2.7. Quản lý sản xuất trực tiếp (phân xưởng)........................................8
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH BMT.........9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TẠI CƠNG TY TNHH BEST MANUFACTURING TECHNOLOGY........14

1. Các nhân tớ ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty
BMT................................................................................................................ 14
1.1. Nhân tố khách quan.........................................................................14
1.1.1. Thị trường.............................................................................................14
1.1.2. Khách hàng...........................................................................................14
1.1.3. Đối thủ...................................................................................................15
SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

1.2. Nhân tớ chủ quan.............................................................................16
1.2.1. Sản phẩm...............................................................................................16
1.2.2. Nhân sự.................................................................................................17
1.2.3. Tài chính...............................................................................................17
1.2.4. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị........................................................18
2. Thực trạng cơng tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty BMT....18
2.1.1. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất.............................................................18
2.1.2. Mục tiêu phát triển của cơng ty..........................................................19
2.1.3. Tình hình tiêu thụ của kỳ trước..........................................................19
2.1.4. Căn cứ vào các đơn hàng, hợp đồng đã ký hoặc dự kiến ký..........21
2.1.5. Thị trường, khả năng và nhu cầu của khách hàng...........................21
2.1.6. Năng lực hiện có của công ty.............................................................25
3. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty BMT.......40
3.1. Ưu điểm..............................................................................................40

3.2. Nhược điểm........................................................................................41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY BEST
MANUFACTURING TECHNOLOGY...........................................................44
1. Định hướng phát triển của công ty...........................................................44
2. Các giải pháp..............................................................................................44
2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường...........................44
2.2. Tăng cường bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế
hoạch..........................................................................................................46
2.3. Thực hiện tốt hơn nữa công tác phân bổ nguồn nhân lực.....................47
2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, các đơn vị xí
nghiệp trong Cơng ty..................................................................................47
2.6. Đánh giá chính xác việc thực hiện các kết quả kế hoạch sản xuất kinh
doanh..........................................................................................................49
2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế
hoạch..........................................................................................................50
KẾT LUẬN........................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................52

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1. Sơ đờ
Sơ đồ 2.1: Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH BMT
2. Bảng
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH BMT giai đoạn 2013
– nửa đầu 2017
Bảng 1.2: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH BMT giai
đoạn 2013 – nửa đầu 2017
Bảng 2.1. Tác động của tiêu thụ kỳ trước đến sản lượng kế hoạch sản phẩm viền
khung loa điện thoại di động năm 2016
Bảng 2.2: Danh sách khách hàng của Cơng ty TNHH BMT
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp tình hình vốn, tài sản cố định Công ty TNHH BMT
Bảng 2.5: Lập KH tháng dựa trên tồn kho của sản phẩm viền khung loa điện
thoại di động năm 2016
Bảng 2.6: Mức sai lệch tồn kho trong quá trình lập kế hoạch sản phẩm viền
khung loa điện thoại di động năm 2016
Bảng 2.7. Mẫu kế hoạch sản xuất công ty TNHH BMT tháng 10/2016
Bảng 2.8: Triển khai sơ bộ KHSX một số sản phẩm tiêu biểu tại công ty TNHH
BMT tháng 10/2016
Bảng 2.9. Mẫu tiến độ sản xuất theo đơn hàng của công ty TNHH BMT ngày
26/10/2016
Bảng 2.10: Mẫu điều chỉnh kế hoạch sản xuất công ty TNHH BMT tháng
10/2016

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

Bảng 2.11. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của Cơng ty TNHH BMT năm
2015 – 2016

3. Hình
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH BMT
Hình 2.1: Số lượng lao động cơng ty TNHH BMT trong giai đoạn 2013-2016:
Hình 2.2. Phần mềm quản lý sản xuất Junsky.MRP

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
KH
KHSX
HĐQT
DT
SL
TH
LN

CP
VCSH

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

Trách nhiệm hữu hạn
Kế hoạch
Kế hoạch sản xuất
Hội đồng quản trị
Doanh thu
Sản lượng
Thực hiện
Lợi nhuận
Chi phí
Vốn chủ sở hữu

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng nên sức cạnh
tranh trong ngành ngày càng cao. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp
không những phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa mà còn phải đủ khả
năng để vươn ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngày càng
phải đối diện với nhiều sự bất ổn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của

mình. Sự bất ổn này đến từ nhiều phía khác nhau địi hỏi doanh nghiệp cần có
những biện pháp hữu hiệu, linh hoạt để ứng phó với những vấn đề thay đổi của
mơi trường kinh doanh.
Hoạt động lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp tuy chỉ là một mắt
xích trong hệ thống kế hoạch hóa doanh nghiệp nhưng hoạt động nay chi phối
các hoạt động khác, là yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động sản xuất. Lập
kế hoạch sản xuất là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát
triển cho chính mình với mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó nó cịn quyết định đến chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả
năng đáp ứng nhu cầu thị trường của một doanh nghiệp. Cùng với sự biến đổi
không ngừng của thị trường, công tác lập kế hoạch sản xuất của các doanh
nghiệp có sự đổi mới nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập đòi hỏi các
doanh nghiệp cần tiếp tục xem xét và tìm phương pháp để hồn thiện trên các
phương diện khác nhau.
Cơng ty TNHH Best Manufacturing Technology có 100% vốn từ Hàn
Quốc chuyên sản xuất gia công các linh kiện điện tử, gia công cơ khí và tráng
phủ kim loại cũng đã có những thay đổi về công nghệ, kĩ thuật cũng như hệ
thống quản lý, lập kế hoạch sản xuất để thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
Tuy nhiên, thực trạng hoạt động lập kế hoạch sản xuất của công ty vẫn còn nhiều
gặp nhiều bất cập dẫn đến sai lệch giữa kế hoạch và thực tế, tạo ra nhiều lãng phí
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ngân sách và tiến độ giao hàng.
Chính vì sự quan trọng của cơng tác lập kế hoạch trong q trình hoạt
động của Cơng ty, nên em đã chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch sản

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

1

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

xuất tại công ty TNHH Best Manufacturing Teachnology” làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH BMT
Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty
TNHH BMT
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch sản
xuất tại công ty TNHH BMT

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

2

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BEST
MANUFACTURING TECHNOLOGY
1. Lịch sử hình thành và q trình phát triển của Cơng ty TNHH BMT

1.1. Thơng tin chung
- Tên chính thức: Cơng ty TNHH Best Manufacturing Technology
- Tên tiếng anh: Best Manufacturing Technology Co.,LTD
- Tên viết tắt: Cơng ty TNHH BMT
- Loại hình công ty: Công ty TNHH 1 thành viên
- Trụ sở chính: Lơ D8, Khu CN Đình Trám, xã Hồng Ninh, Huyện Việt Yên,
Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
- Vốn điều lệ: 20.880.000.000 đồng
- Giám đốc công ty: Lee Huyn Seok
- Mã số doanh nghiệp: 2400621365
- Ngày cấp giấy phép lần đầu 18/09/2012, ngày cấp thay đổi lần thứ ba
06/12/2016
- Chủ sở hữu: Công TY LIBRIDGE CO.,LTD
Mã số doanh nghiệp Quyết định thành lập số: 120-88-12128
Do văn phòng thuế quận Mapo - Hàn Quốc cấp ngày 14/04/2014
Địa chỉ trụ sở chính: 22-16 Yanghwa-ra 19gil, Mapo-gu, Seoul, Hàn Quốc
- Logo công ty:

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

3

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga


1.2. Lịch sử hình thành và q trình phát triển
Cơng ty TNHH Best Manufacturing Technology là cơng ty có 100% vốn
nước ngồi (Hàn Quốc) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2012 với
mã số doanh nghiệp là 2400621356 do phịng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp đăng kí lần đầu ngày 18/09/2012. Cơng ty có trụ sở
tại Khu cơng nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngành nghề
sản xuất là gia công linh kiện điện thoại. Lúc này, chủ đầu tư của công ty là Công
ty TNHH CHANGGIL PRECISION (Hàn Quốc) với người đại diện cho pháp
luật là ông Kim Ji Young. Những ngày đầu thành lập, với khó khăn về cơ sở vật
chất, sự khác biệt về văn hóa, các chính sách của địa phương, cũng như nguồn
nhân lực cịn yếu kém, cơng ty đã khơng ngừng nỗ lực để hồn thiện và phát triển
khơng ngừng.
Năm 2014, doanh nghiệp mở rộng sản xuất gia nhập vào ngành gia cơng kim
loại, gia cơng cơ khí.
Năm 2016, cơng ty thay đổi chủ đầu tư thành công ty LIBRIDGE CO.,LTD
(Hàn Quốc), người đại diện cho pháp luật lúc này là ông Lee Huyn Seok. Việc
thay đổi chủ đầu tư ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức cũng như sản xuất của
Cơng ty TNHH BMT. Sau đó, cơng ty tiếp tục mở rộng sản xuất, gia nhập ngành
sơn cùng với dịch vụ chính là sơn các linh kiện điện tử
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã đạt được nhiều thành tích nổi trội
trong việc sản xuất và kinh doanh; không ngừng cung cấp đến khách hàng những
sản phẩm chất lượng. Đặc biệt công ty đã trở thành một trong những nhà cung
cấp F2 của Samsung Việt Nam.
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có mã số dự án 986 223 8427 do Ban
quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cấp chứng nhận thay đổi lần thứ hai
ngày 12/08/2016, ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất linh kiện điện
tử và gia cơng cơ khí. Cụ thể:

SV: Nguyễn Thanh Huyền

56B

4

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

- Sản xuất linh kiện điện tử: Sản xuất viền khung loa điện thoại di động, viền
khung rắc cắm sạc điện thoại di động, viền khung camera, miếng đệm cố định
sim, thẻ, nút điều khiển điện thoại.
- Gia cơng cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại: Gia công phụ kiện, vỏ điện
thoại
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.4.1. Chức năng
Chức năng chủ yếu của công ty TNHH BMT là sản xuất các sản phẩm linh
kiện điện thoại và gia cơng cơ khí, tráng phủ kim loại đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Thơng qua đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng
doanh thu, tăng mức đóng góp cho ngân sách nhà nước.
1.4.2. Nhiệm vụ
Cơng ty TNHH BMT thuộc loại hình cơng ty TNHH theo luật pháp của Việt
Nam, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và phát
triển. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng
ngành nghề đã đăng ký theo từng thời kỳ.


-

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.

-

Tổ chức quản lý và khai thác hiện quả nguồn vốn của công ty. Không
ngừng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

-

Sử dụng lao động hợp lý, thực hiện các chính sách cho cán bộ công nhân
viên.

-

Bảo vệ môi trường, đảm bảo sản xuất an toàn và hiệu quả.

-

Tuân thủ các quy định và chính sách của phát luật nhà nước Việt Nam.

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

5

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH BMT
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Hình 1.1: Sơ đờ cơ cấu bộ máy tổ chức của cơng ty TNHH BMT

(Nguồn: Phịng Nhân Sự)
2.2. Nhận xét mơ hình cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý điều hành của Công ty BMT được tổ chức theo cơ cấu trực
tuyến – chức năng. Cơ cấu này chính là sự kết hợp giữa cơ cấu trực tuyến và cơ
cấu chức năng. Qua đó, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là một đường
thẳng còn những bộ phận chức năng khác chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời
chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tiếp.

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

6

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga


Cơ cấu trực tuyến chức năng giúp thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết
các vấn đề mang tính chun mơn, từ đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý.
Nhưng cơ cấu này sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên từ đó
làm cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, đòi hỏi người lãnh đạo phải ln điều
hồ phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp
của các cơ quan chức năng.
Chức năng của các vị trí quản lý trong cơng ty:
2.2.1. Tổng giám đớc
Tổng giám đốc công ty TNHH BMT do ông Lee Huyk Seol đảm nhiệm, là
người có quyền hành cao nhất, điều kiển các hoạt động kinh doanh, đại diện pháp
trước pháp luật chịu trách nhiệm pháp lý cho công ty. Giám đốc có quyền và
nghĩa vụ do chủ sở hữu cơng ty quyết định và quy định trong điều lệ công ty
2.2.2. Trợ lý giám đốc
Trợ lý giám đốc là ông Lee Gwang Min chịu sự điều động, phân công của
Giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý điều hành các hoạt
động của công ty. Cụ thể: Hỗ trợ tổng giám đốc trong việc quản lý hàng ngày,
báo cáo tình hình hoạt động chung của cơng ty, cập nhật tình hình hoạt động của
thị trường, tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính, hỗ trợ trong việc sắp xếp
lịch làm việc cho tổng giám đốc, đề xuất các kiến nghị;
2.2.3. Khới văn phịng
Kế tốn: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và các cơng tác
quản lý tài chính.
Nhân sự: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, ngân
sách và các chế độ chính sách nhân sự.
Thu mua: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác hoạch định kế hoạch
mua hàng và cung ứng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B


7

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

2.2.4. Bộ phận kinh doanh và phát triển
Phòng Kinh doanh và phát triển là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng
giám đốc về công tác bán các sản phẩm của Công ty; công tác nghiên cứu & phát
triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ
khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong
nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
2.2.5 Quản lý sản xuất (phịng chun mơn)
Là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong cơng tác hoạch định
tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục
tiêu của công ty theo tháng/ quý/ năm. Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống
dây chuyền công nghệ của công ty hướng tới chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu
khách hàng và tiết kiệm nguyên liệu.
2.2.6. Chất lượng
- Hỗ trợ Ban giám đốc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất
lượng.
- Hướng các hoạt động tuân theo mọi tiêu chuẩn an toàn.
- Tiến hành đánh giá sản xuất thử nghiệm chuẩn bị cho sản phẩm .
- Phối hợp với các phòng Kỹ thuật, Sản xuất để kiểm tra, cải tiến và phê
duyệt các công đoạn sản xuất và xử lý các vấn đề phát sinh trong sản xuất.
- Tiến hành kiểm tra lại công đoạn sản xuất, thành phẩm.
- Tiếp nhận các đáng giá sản phẩm từ khách hàng và đưa ra hướng giải quyết

- Là đại diện cho công ty trước các tổ chức chứng nhận, đánh giá bên ngoài.
- Tổ chức, tham gia các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, giảm tổn thất
nội bộ. Giải pháp cho các vấn đề phát sinh nhằm liên tục cải tiến chất lượng.
2.2.7. Quản lý sản xuất trực tiếp (phân xưởng)
Gồm phịng sơn, phịng CNC có nhiệm vụ:
- Phụ trách chuyên môn sản xuất;
SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

8

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

- Lên kế hoạch, quy trình sản xuất đảm bảo sự tối ưu cả về năng suất lẫn chất
lượng của sản phẩm;
- Tiếp nhận báo cáo từ bộ phận quản lý sản xuất cấp dưới, báo cáo trực tiếp
tình hình sản xuất, quy trình sản xuất… đến quản lý cấp trên;
- Phối hợp với phòng nhân sự, quản lý cấp dưới phụ trách đào tạo chuyên
môn cho công nhân, nhân viên.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH BMT
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH BMT được thể hiện qua
báo cáo kết quả kinh doanh sau:
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH BMT giai
đoạn 2013 – nửa đầu 2017
(Đơn vị: 1 000 VNĐ)


STT

Tiêu chí

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

6 tháng
2017

1

Doanh thu
bán hàng
112,897,292 129,735,225 130,409,571 161,820,132 56,046,043

2

Các khoản
giảm
trừ
doanh thu

3


Doanh
thuần

4

Giá
vốn
hàng bán
106,334,349 125,102,176 122,712,357 150,119,203 49,468,177

5

Lợi
gộp

6

Doanh thu
hoạt động tài
chính
15,488

7

Chi phí lãi 452

thu
112,897,292 129,735,225 130,409,571 161,820,132 56,046,043


nhuận
6,562,943

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

4,633,049

7,697,215

11,700,929

6,577,865

13,426

11,036

1,913

11,559
57,444

9

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chun đề thực tập


STT

Tiêu chí

Năm 2013

GVHD: TS. Ngơ Thị Việt Nga

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

6 tháng
2017

vay
8

Chi phí bán
hàng

9

Chi phí quản

doanh
nghiệp
5,902,095


3,665,033

6,736,616

6,981,506

5,459,666

10

Lợi
nhuận
thuần
675,884

981,441

971,634

4,721,336

1,072,314

11

Thu
khác

1,560,180


384,490

3,561,500

12

Chi phí khác

8,862

1,526,228

200,736

6,676,794

148,013

13

Lợi
khác

(8,862)

33,952

183,754


(3,115,294)

(148,013)

14

Tổng
lợi
nhuận trước
thuế
667,022

1,015,393

1,155,389

1,606,043

924,301

15

Chi phí thuế
thu
nhập
doanh
nghiệp
146,745

223,386


254,185

353,329

203,346

16

Lợi
nhuận
sau thuế
520,277

792,007

901,203

1,252,713

720,955

nhập

nhuận

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)
Tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH BMT trong giai đoạn 2013 -2016 khá
tốt. Doanh thu tăng đều qua các năm, từ năm 2013 là gần 113 tỷ đồng đến năm
2016 là gần 162 tỷ đồng. Tăng mạnh nhất trong năm 2016 vào khoảng 31,4 tỷ

đồng so với năm 2015.
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 667 triệu đồng, năm 2014 tăng lên hơn
52% so với năm 2013 thành hơn 1 tỷ đồng, năm 2016 cũng tăng mạnh lên 39%
SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

10

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

so với năm 2015. Nguyên nhân là do năm 2014 công ty mở rộng sản xuất tham
gia gia công kim loại, nhập thêm máy móc thiết bị khiến doanh thu tăng lên. Cịn
năm 2016 là do cơng ty tiếp tục mở rộng sản xuất thêm ngành sơn, đây là một
ngành có lợi nhuận cao, nhu cầu các đối tác lớn.
Năm 2014, công ty bắt đầu hiện đại hóa quy trình sản xuất giúp giảm chi phí
giá thành sản phẩm, chi phí nhân công nên giá vốn hàng bán trong năm 2015
giảm nhẹ với tỉ lệ giảm là 2% so với năm 2014. Các năm còn lại giá vốn hàng
bán tăng khá đều. Năm 2013 bộ máy quản lý chưa được xây dựng chặt chẽ và
nhiều khoản chi phí ngồi để ổn định chi phí doanh nghiệp và đến năm 2014 bộ
máy trở nên ổn định hơn nên chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 giảm so với
năm 2013. Tuy nhiên trong giai đoạn 2014 - 2015 chi phí doanh nghiệp tăng trở
lại, năm 2014 tăng hơn 83,8% so với năm 2013 là do doanh nghiệp mở rộng sản
xuất đầu tư thêm thiết bị sản xuất văn phòng và mở rộng phòng ban.
Lợi nhuận thuần tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2016 lên hơn 3,75
tỷ đồng so với năm 2015 và 4 tỷ đồng so với năm 2013 do q trình mở rộng quy

mơ sản xuất.
Mức nộp thuế trong giai đoạn này cũng tăng dần, điều này cho thấy doanh
nghiệp tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn khiến chi phí nộp thuế nộp cho nhà nước
cao hơn.
Qua những phân tích trên ta hiểu được phần nào tình hình kinh doanh của
công ty. Do sự gia tăng nhu cầu của các đối tác và nắm bắt được xu hướng thị
trường công ty đã không ngừng mở rộng phát triển quy mô sản xuất để đáp ứng
đầy đủ nhu cầu.
Dựa vào Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH BMT, giai
đoạn 2013-2017, ta xây dựng được bảng sau:

Bảng 1.2: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH BMT
giai đoạn 2013 – nửa đầu 2017
SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

11

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
(Đơn vị: 1 000 VNĐ)

ST
T

Danh

mục

1

Tổng chi
phí
112,245,759 130,293,438 129,649,708 163,777,502 55,133,301

2

Tổng
doanh thu 112,912,780 131,308,831 130,805,097 165,383,545 56,057,602

3

Lợi
nhuận sau
thuế
520,277

792,007

901,203

1,252,713

720,955

4


Vốn chủ
9,378,348
sở hữu

14,532,824

23,044,089

33,273,791

38,733,457

5

Tỷ suất
LN/CP
0.0046

0.0061

0.0070

0.0076

0.0131

6

Sức sinh
lợi

của
doanh thu
thuần
(ROS)
0.0046

0.0060

0.0069

0.0076

0.0129

7

Sức sinh
lợi
của
VCSH
(ROE)
0.0555

0.0679

0.0629

0.0665

0.0369


Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

6
tháng
2017

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2013-2017, tỷ suất LN/CP tăng
dần qua các năm 0.0046 năm 2013, 0.0061 năm 2014 và 0.0069 năm 2015 và
0.0076 năm 2016 điều này thể hiện 1 chi phí đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) cũng tăng dần năm 2013 là
0.0046 cho đến nửa đầu năm 2016 là 0.0076. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng
doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra ngày càng nhiều đồng
lợi nhuận hơn. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng cao

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

12

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) có nhiều biến động.
Năm 2014 tăng lên thành 0.0679 so với 2013 là 0.055. Tuy nhiên năm 2015 giảm
nhẹ rồi lại tăng trở lại vào 2016. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn
của cổ đông chưa thật sự ổn định.

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

13

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY TNHH BEST MANUFACTURINGTECHNOLOGY
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty
BMT
1.1.

Nhân tố khách quan

1.1.1. Thị trường

Các kế hoạch của doanh nghiệp phải theo định hướng của thị trường, Nhu
cầu cầu của thị trường là yếu tố mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Thơng qua
số lượng, tình trạng mong muốn của họ, doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên
cứu để đi sâu vào sản xuất. Đây là nhóm quyết định đến doanh thu của doanh
nghiệp, sự tăng lên hay giảm đi mức cầu sẽ quyết định tới lượng cung của doanh
nghiệp ra thị trường. Vì vậy trong quá trình lập kế hoạch, doanh nghiệp phải dự
báo được tổng lượng cầu trong kỳ kế hoạch, từ đó để điều chỉnh lượng cung sao
cho hợp lý. Bên cạnh đó, bản kế hoạch cũng phải tính đến những trường hợp khó
khăn có thể xảy ra khác để có thể ứng phó kịp thời với thị trường.
Song song với việc củng cố ổn định khách hàng lâu năm thì doanh
nghiệp phải chú trọng đến việc mở rộng đầu tư, phát triển hệ thống khách hàng
tiềm năng và phải có những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc
nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.1.2. Khách hàng
Số lượng và tính chất khách hàng ảnh hưởng lớn đến công tác lập kế hoạch
sản xuất của doanh nghiệp. Cơng ty TNHH BMT có một lượng khách hàng ổn
định là các doanh nghiệp lắp ráp hay sản xuất linh kiện đồ điện tử đến từ các nhà
cung cấp F1 của Sam Sung. Đây là một lợi thế không phải doanh nghiệp nào
cũng có được. Tuy nhiên, mỗi khách hàng của cơng ty TNHH BMT lại có những
nhu cầu về sản phẩm, số lượng, thời gian, phương thức mua hàng,… khác nhau.
Do đó, sự cần thiết và quan trọng của bản kế hoạch sản xuất được đưa lên hàng

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

14

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

đầu. Để thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải chuẩn bị
một bản kế hoạch sản xuất và những kế hoạch liên quan cẩn thận.
Một điều công ty cần quan tâm nữa đó là tính thường xun của khách hàng.
Nghĩa là khách hàng là khách hàng dài hạn hay chỉ là khách hàng tạm thời. Đối
với các khách hàng thường xuyên (thường là những nhà cung cấp F1 của Sam
Sung), việc mua hàng thiết lập qua hợp động dài hạn đã ký, cơng ty có sự hiểu
biết đầy đủ về khách hàng và sản phẩm và phương thức giao hàng mà khách
hàng yêu cầu. Việc lập kế hoạch sản xuất cho những khách hàng này có phẩn dễ
dàng hơn. Đối với những khách hàng nhỏ lẻ, việc lập kế hoạch sẽ rắc rối hơn khi
doanh nghiệp phải dự trù được mức cầu cần thiết để tránh việc sản xuất quá
nhiều hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện đơn hàng.
1.1.3. Đối thủ
Việc nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết khi doanh nghiệp lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh, sẽ cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra các giải pháp cùng các chiến lược khác nhau
cho nhưng giai đoạn khác nhau.
Công ty TNHH BMT nằm trong chuỗi cung ứng của Sam Sung nên cho đến
hiện tại, đối thủ cạnh tranh của công ty không quá nhiều. Công việc sản xuất kinh
doanh khá thuận lợi, số lượng sản phẩm ổn định nên việc lập kế hoạch sản xuất
dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, đối thủ cạnh trạnh tiềm ẩn của cơng ty khơng phải là ít, đến từ
những doanh nghiệp là các nhà sản xuất linh kiện khác ngành hoặc những
doanh nghiệp mới. Một đối thủ mới gia nhập thị trường sẽ mang theo công
nghệ mới, cách tiếp cận thị trường mới và sự cách tân trong sản phẩm, bất kỳ
yếu tố nào cũng có thể làm cho sản phảm của doanh nghiệp giảm sự thu hút.
Do đó, trong q trình lập kế hoạch sản xuất, người lập kế hoạch cần đánh

giá tác động, mức độ cạnh tranh từ họ để có những phương án phù hợp. Kế
hoạch sản xuất phải tính tốn để chi phí sản xuất là tối thiểu, dự báo nhu cầu

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

15

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

sát với thực tế vì nếu sản xuất quá nhiều hoặc quá ít thì người chịu thiệt thịi
chính là doanh nghiệp.
1.1.4. Nhà cung cấp
Doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu đi yếu tố là các nhà cung cấp
đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất. Đầu vào sản xuất của công ty là các
máy móc thiết bị và các NVL để sản xuất sản phẩm.
Máy móc thiết bị của cơng ty được cung cấp từ các nhà cung cấp nước ngoài
để đảm bảo sự vận hành hiệu quả.
Nguyên vật liệu đầu vào của công ty đến từ các doanh nghiệp chuyên kinh
doanh những loại NLV đặc thù này.
Đầu vào của công ty TNHH BMT được cung cấp một cách khá ổn định,
thường xuyên, mức giá cả hợp lý giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất, đặc biệt là
kế hoạch nguyên vật liệu gặp ít khó khăn.
1.2.


Nhân tớ chủ quan

1.2.1. Sản phẩm
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH BMT là sản xuất linh kiện
điện tử và gia công cơ khí, xử lý, tráng phủ kim loại. Các linh kiện điện tử công
ty sản xuất thường nhỏ, nhẹ. Các linh kiện này thường được kết hợp từ các bộ
phận đã được tiêu chuẩn hóa nên nó có thể thay thế một cách dễ dàng và có thể
mua ở nhiều nơi và mọi lúc.
Không giống như các sản phẩm theo vụ mùa tập trung vào những thời điểm
nhất định, sản phẩm của công ty dàn trải phụ thuộc lớn vào đơn đặt hàng của
khách hàng.
Các sản phẩm của công ty là những mặt hàng có tính cơng nghệ kỹ thuật
cao nên chi phí về giá vốn khá lớn, địi hỏi cơng ty phải có một nguồn vốn nhất
định để có thể quay vịng thu hồi được vốn và có lợi nhuận. Nên khi lập kế hoạch
doanh nghiệp cần cân đối được các nguồn lực, phối hợp giữa các công đoạn để
q trình sản xuất khơng gặp sai sót và trục trắc gì.
SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

16

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

1.2.2. Nhân sự
Trong những yếu tố đóng góp vào q trình sản xuất thì yếu tố con người

là quan trọng hơn cả bởi vì con người có thể chinh phục tự nhiên, quản lý
nguồn vốn và khoa học công nghệ. Trong công tác lập kế hoạch thì vai trị
của con người là nhân tố chủ chốt. Con người, ở đây bao gồm ban lãnh đạo
và những cán bộ làm công tác kế hoạch, là những người thu thập, xử lý
thông tin và là người đưa ra những quyết định cuối cùng cho bản kế hoạch
của mình có vai trị quan trọng hơn cả. Vì vậy, nếu cán bộ làm cơng tác kế
hoạch không đáp ứng đủ công tác chuyên môn cũng như hiểu biết sâu rộng
về các lĩnh vực liên quan thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh. Còn nếu ban lãnh đạo là những người có trình
độ và tâm nhìn rộng thì bản kế hoạch lập ra sẽ mang tính chiến lược, bám sát
thực tế.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực khác của doanh nghiệp cũng có vai trị quan
trọng khơng kém. Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ nâng cao năng lực sản
xuất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động mở rộng sản xuất và đưa ra
được những chiến lược hợp lý.
1.2.3. Tài chính
Một bản kế hoạch sản xuất khả thi là bản kế hoạch dựa trên căn cứ vững chắc
và tin cậy. Một trong những căn cứ đó là tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Nếu như lập kế hoạch sản xuất khơng dựa trên năng lực tài chính thì sẽ chỉ là vẽ
ra kế hoạch tưởng tượng chứ khơng phải là lập kế hoạch, bởi vì lập kế hoạch là
đề ra mục tiêu và những hành động nhằm đạt được mục tiêu đó. Chính vì vậy,
nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng phải cân nhắc, xem xét trong quá
trình lập kế hoạch. Cán bộ kế hoạch dựa vào đây để đưa ra những kế hoạch hành
động cụ thể, nằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp, có như vậy mới
đảm bảo hồn thành được các mục tiêu. Nếu như những mục tiêu đưa ra vượt quá
khả năng về tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp không thể đạt
được mục tiêu. Ngược lại, nếu những mục tiêu đưa ra là quá thấp so với khả năng
SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B


17

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chun đề thực tập

GVHD: TS. Ngơ Thị Việt Nga

tài chính thì lại gây ra sự khơng hiệu quả về chi phí và nguồn lực. Cơng ty TNHH
BMT có nguồn vốn 100% từ Hàn Quốc và ln duy trì được nguồn vốn ổn định
không phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác. Đây là lợi thế của doanh nghiệp khi
lập và triển khai kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, với sự biến động không ngừng
của thị trường cũng như các khách hàng, cán bộ lập kế hoạch cần dự trù những
biến động của cầu và nguồn vốn để có được bản kế hoạch khả thi.
1.2.4. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Ngồi đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế hoạch và tiềm lực tài chính thì cơ sở
vật chất và trang thiết bị cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch ở
doanh nghiệp. Đây là những công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất và
kinh doanh của công ty. Cơ sở vật chất, trang thiết bị là những yếu tố cơ bản mà
khi lập kế hoạch cần phải cân nhắc: máy móc, nhà xưởng, máy tính, máy in....
Cán bộ kế hoạch cần phải xem xét xem với khả năng máy móc như vậy, để đạt
mục tiêu thì có phải đi th thêm hay không. Những yếu tố này tưởng như rất
đơn giản tuy nhiên nếu khơng tính đến sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lập kế
hoạch. Do đó, cần phải cân nhắc xem xét kĩ các yếu tố này trước khi lập kế
hoạch.
1.2.5. Năng lực sản xuất
Doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao là doanh nghiệp có trang thiết bị máy
móc hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất.
Năng lực sản xuất là yếu tố mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi lập kế hoạch

sản xuất. Chỉ tiêu sản lượng phù hợp với khả năng thực hiện, khơng lãng phí
năng lực mà cũng khơng vượt q năng lực hiện có là điều mà mọi doanh nghiệp
đều mong muốn thực hiện được.
2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty BMT
2.1.1. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất
Để lập được bản kế hoạch sản xuất khả thi và hiệu quả thì việc xác định căn
cứ để lập kế hoạch được coi trọng hàng đầu. Khi xác định được các căn cứ chính
SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

18

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


Chun đề thực tập

GVHD: TS. Ngơ Thị Việt Nga

xác thì việc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch mới đảm bảo tính khả thi. Các căn cứ
lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần BMT là:
2.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty
Hằng năm công ty đều đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình để đề ra mục tiêu phát triển trong năm tới. Mục tiêu này đặt ra được căn cứ
vào những phân tích đánh giá tổng kết từ thực tiễn. Đây chính là căn cứ để các
phòng ban đưa ra kế hoạch hoạt động và phát triển.
2.1.3. Tình hình tiêu thụ của kỳ trước
Đây là căn cứ quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của
doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp qua các năm, các kỳ kế hoạch, đặc biệt là báo cáo trước năm kế hoạch, kỳ

kế hoạch người làm kế hoạch của doanh nghiệp có thể biết được thực tế hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời gian gần nhất, các nhân tố ảnh
hưởng ngắn hạn hay dài hạn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó, sẽ rút
ra những mặt được và khơng được để có định hướng phát triển mới. Ngồi ra,
việc thu thập số kiệu về tình hình phát triển những giai đoạn trước cịn giúp cho
cán bộ kế hoạch có thể dự đốn được tình hình tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn
tới, góp phần tăng tính khả thi cho kế hoạch. Căn cứ này có được thơng qua các
bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn tác động tiêu thụ kỳ trước đến công tác lập kế hoạch sản xuất,
ta xét bảng dưới đây:

SV: Nguyễn Thanh Huyền
56B

19

Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp


×