Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập lớn môn tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.07 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE


BÀI TẬP LỚN
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:“Nước độc lập mà người dân
khơng được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay.

Họ và tên:
Lớp: Tài chính doanh nghiệp CLC B
Mã sinh viên:
GVHD: TS.

Hà Nội: 2022

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam yêu nước chắc hẳn ai cũng thấy Tổ
quốc Việt Nam thật giản dị, thân thương, là dải đất hình chữ S, là khoảng trời, là
vùng biển đảo, biên giới thiêng liêng thấm đẫm máu của các vị tiền nhân, các anh
hùng dân tộc và các thế hệ cha anh. Chính vì vậy sáu chữ “độc lập, tự do, hạnh
phúc” đã không chỉ dừng lại ở khát vọng lưu truyền từ các thế hệ đi trước mà còn
trở thành động lực, mụcđính phấn đấu của Đảng, nhà nước và tồn bộ nhân dân
không chỉ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mà cho
đến tận ngày nay giá trị của sáu chữ “độc lập, tự do, hạnh phúc” ấy vẫn cịn ngun
giá trị.


Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, mang trong mình truyền thống yêu
nước của dân tộc, tiếp thu, kế thừa, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” cũng như bài học lấy “Dân
làm gốc” của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt coi trọng sức mạnh của


Nhân dân. Sinh thời, Người khẳng định: “Trong bầu trời khơng gì q bằng Nhân
dân”, “Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”,
“Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc”, “Gốc có vững cây mới bền, xây
lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. Nhân dân, trong tư tưởng của Người không phải
chỉ là lực lượng của cách mạng mà đã trở thành đối tượng để ngợi ca, thành đối
tượng mà Đảng, Nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo mọi mặt đời sống vật chất
và tinh thần. Hồ Chí Minh cho rằng tự do, hạnh phúc là thước đo giá trị của độc lập
dân tộc, vì vậy, phải thực hiện làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho
dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Và, “Nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Có thể thấy rằng,
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người ln đặt nhân
dân lên hàng đầu và độc lập của nhân dân phải được gắn liền với tự do, cơm no, áo
ấm, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Em xin được phân tích luận điểm “Nước được độc lập mà dân không được
hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng khơng có nghĩa lý gì” trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và thực tiễn Việt Nam hiện nay để có thể thấy rõ được quan điểm của
Người về độc lập dân tộc.”


NỘI DUNG:
I. Quan điểm của C.Mác và Lênin về độc lập dân tộc:
1. Quan điểm của C.Mác:

C.Mác đã xây dựng học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo để giải
phóng giai cấp, xã hội và con người. Đó là chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của
chủ nghĩa cộng sản. Mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
tiến tới giải phóng con người một cách triệt để nhất. Chủ nghĩa xã hội từng bước
hiện thực hoá qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức,
bóc lột giữa người và người và tiến tới mục tiêu cao cả: “biến con người từ vương
quốc tất yếu sang vương quốc tự do”, tạo nên một liên hiệp trong đó “ sự phát triển
tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người “.
Giải phóng áp bức về kinh tế là một trong những cách giải phóng con người triệt
để. Có thể nói, những cuộc cách mạng trước đây vốn chỉ mang tính chất chính trị,
nhằm kết thúc bằng việc lật đổ sự thống trị của giai cấp này và thay thế bằng sự trị
vì của giai cấp khác. Do vậy, giai cấp bị trị sẽ mãi mãi không được độc lập, tự do
và ln trong vịng xiềng xích nơ lệ. Hơn hết, việc thay đổi vị trí của người lao


động đối với tư liệu sản xuất là việc cần thiết trước mắt hơn cả hay rõ ràng là việc
thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản thành chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành
chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những phương thức thích hợp. Bên cạnh đó,
Nhà nước xã hội chủ nghĩa cịn phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng
cao năng suất lao động nhằm cải thiện đời sống của người dân.
Tóm lại, C.Mác muốn xây dựng xã hội bình đẳng về tư liệu sản xuất, con
người được giải phóng.
2. Quan điểm của Lênin:
Có thể nói, nếu như quan điểm của C.Mác tiếp cận từ góc độ lí luận thì Lênin
tiếp cận từ thực tiễn. Cách mạng Tháng Mười Nga cùng những chính sách kinh tế
mà Lênin đưa ra từ chính sách cộng sản thời chiến đến chính sách kinh tế mới, tất
cả đã thể hiện rõ điều trên. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mới, đầu tiên ở Liên Xô và hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới ra đời gồm nhiều nước và đạt nhiều thành tựu to lớn sau chiến
tranh thế giới thứ hai.

II. Chủ nghĩa xã hội ở các nước phương Đơng :
Theo Hồ Chí Minh, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở phương Đông đã xuất hiện từ
rất sớm và thích ứng dễ hơn ở phương Tây là quan điểm lấy dân là gốc, quan điểm
cơng bằng, bình đẳng về tài sản giữa những người lao động hay tư tưởng về tình
yêu thương giữa con người với nhau và đặc biệt là những người lao khổ. Bên cạnh
đó là sự liên kết, hợp nhất, đồn kết giữa người và người trong nền nơng nghiệp
lúa nước từ thời xưa. Hơn nữa, vào thế kỉ XX hầu hết các nước Châu Á đều trở
thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chủ nghĩa tư bản đã để lại những
hệ quả như: tư tưởng cách mạng tiến bộ ban đầu, hình thành cơ cấu giai cấp xã hội
mới, nhất là sự thiết lập việc thống trị dã man tàn bạo ở các nước thuộc địa đẩy đại
đa số quần chúng nhân dân vào bước đường cùng. Chính chủ nghĩa tư bản đã tạo


điều kiện tiền đề cho các nước thuộc địa một sự lựa chọn đúng đắn trên con đường
đứng lên của mình.
III. Giải Quyết Vấn Đề :
1.Độc lập – Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc :
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, quốc gia bởi chính
người dân đang sinh sống, nói cách khác là có quyền tự chủ tối cao. Độc lập
thường là sự giải phóng của một quốc gia bị thống trị, đơ hộ. Hoặc có thể hiểu rằng
độc lập là không bị điều khiển, cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa
thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc. Độc lập tự do là quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (
Trích “ Tun ngơn độc lập “ – 1945 )
Có thể nói độc lập là khát vọng lớn nhất của dân tộc thuộc địa, độc lập trên mọi
lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phịng.. Độc lập gắn với hịa bình và
độc lập gắn với toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa dân tộc và giai cấp , độc lập dân tộc và CNXH,chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con

đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “ tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng đề tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc
lập rồi phải tiến lên CNXH..” yêu tổ quốc yêu nhân dân phải gắn bên với yêu chủ
nghĩa xã hội".
Bên cạnh đó, độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí
Minh nói : “tự do cho đồng bào tơi, độc lập cho Tổ Quốc tôi, đây là tất cả những
điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”


Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng
trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những
người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai, bản yêu sách
gồm tám điều, đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam .
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo,có tư tưởng cốt lõi là độc
lập tự do cho dân tộc. Người khẳng định, độc lập dân tộc cuối cùng phải đem lại
cơm no áo ấm, hạnh phúc cho người dân. Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là
nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX, một
tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc.
2. Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng con người trong đấu tranh giải phóng
dân tộc- người dân được hưởng tự do, hạnh phúc :
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để con người được giải phóng, có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc thì điều tiên quyết, đất nước phải được độc lập, con người phải
được tự do. Khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị, khi nhân dân bị áp
bức, bóc lột nặng nề, thì nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là phải giành cho được
độc lập. Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc là điều kiện đầu tiên và quyết định
sự nghiệp giải phóng con người, đưa con người từ thân phận nơ lệ lên địa vị làm
chủ, giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc. Tuy vậy, đất nước độc lập thôi chưa
đủ, nếu đất nước được độc lập mà người dân vẫn phải sống trong cảnh lầm than,
vẫn bị áp bức giai cấp thì quả thực đúng như lời Người đã nói “ độc lập cũng chẳng

ý nghĩa gì”. Do vậy,bước tiếp theo của giải phóng đất nước có phần khó khăn,
phức tạp và lâu đài hơn là xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, giải phóng con
người khỏi áp bức giai cấp, khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Vậy tự do ở đây là gì ?


Nếu hiểu “độc lập” theo nghĩa là “tự mình... khơng phụ thuộc"thì “tự do" phải
được hiểu là "tơi được làm những gì tơi muốn”. Nếu hiểu "độc lập” là "tồn tại,
nương tựa, phụ thuộc một cách có ý thức” thì “tự do" là nhận thức những hạn chế
một cách có ý thức".
Đứng trên cương vị là một quốc gia, độc lập và tự do cũng được hiểu theo cách
khác. Độc lập, tự do là những phạm trò nền tảng của việc hình thành một quốc gia
mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thơng thường của mình, đời sống phát
triển của mình và hạnh phúc của mình.
Và hạnh phúc là gì ?
Hạnh phúc là khi con người được thỏa mãn những nhu cầu chính đáng và căn bản
của mình, hạnh phúc là được sống đầy đủ với các quyền cơng dân của mình, dưới
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước
Cụm từ độc lập-tự do-hạnh phúc gắn liền với tên nước CHXHCN Việt Nam, đó là
cái Đảng ta hướng đến, dân ta theo đuổi. Độc lập có trước là cái thiết yếu nhất, sau
đó dân phải được hưởng tự do và cái sau cùng là dân ta phải được hưởng ấm no
hạnh phúc.
Chúng ta có thể nhận thấy rõ quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hồn
tồn đúng đắn khi đưa ra ví dụ về đất nước Triều Tiên – một đất nước hoàn toàn
độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, song việc người dân được tự do đi du lịch quốc tế đặc
biệt là Hàn Quốc là điều bất khả thi, việc dùng wifi hay mạng quốc tế cũng đều bị
cấm hoặc một điều đơn giản nhất là có một kiểu tóc sáng tạo cũng khơng được
phép… Liệu chúng ta có thực sự cảmti thấy vui, hạnh phúc khi bị cấm những điều
trên, không được đi thăm người thân bạn bè một cách tự do, khơng được tiếp thu
văn hố và tin tức bên ngồi thế giới? Đây cũng chính là ví dụ tiêu biểu cho việc

độc lập phải gắn liền với tự do và hạnh phúc.


Vậy tại sao Bác lại luôn theo đuổi giá trị của Độc lập-tự do, giá trị của nó thực
sự là gì?
Thành quả vĩ đại nhất lớn lao nhất mà cách mạng tháng Tám năm 1945 đem lại là
độc lập dân tộc, là nền tảng của tự do ấm no hạnh phúc cho mỗi con người. Khát
vọng dân tộc độc lập là khái vọng ngàn đời nay, không chịu nô lệ, không chịu nước
mất nhà tan cho dù hàng vạn người Việt Nam có thể hy sinh nhưng vẫn khơng
chùn bước, vì phía trước là độc lập của dân tộc là tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc, là toàn vẹn lãnh thổ non sông, là hạnh phúc tự do của mỗi con người “thà hy
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
Bác luôn cho rằng “ độc lập theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của hạnh
phúc tự do”. Bác không bao giờ chấp nhận chế độ quân chủ chuyên chế cũng như
chế độ thực dân, bởi chính chế độ đó người dân vẫn phải sống trong cảnh áp bức
bóc lột, nghèo đói lầm than, vẫn bị giam hãm, đất nước khơng thể phát triển được.
Độc lập như vậy, thì nào có ý nghĩa gì ? Cái đích đến cuối cùng của độc lập là hạnh
phúc, tự do. Người nhắn mạnh chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mỗi người mới có có
hội phát triển cái riêng, cái tơi của mình, đó là câu trả lời cuối cùng cho chặng
đường dài Cách mạng giải phóng dân tộc.Hồ Chí Minh cho rằng: “Xây dựng chủ
nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội khơng
cịn người bóc lột người, khơng cịn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh
phúc”, chủ nghĩa xã hội là “Xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh
thần ngày càng tốt”. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là “chống lại những gì đã cũ kỹ,
hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Chỉ khi nào xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thì lúc đó sự nghiệp giải phóng con người
mới được xem là đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Khi trả lời câu hỏi: “ Chủ
nghĩa xã hội là gì?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Là mọi người được ăn no mặc
ấm, sung sướng, tự do”, “Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân sung sướng,



ấm no”, “mục đích của chủ nghĩa xã hội là khơng ngừng nâng cao mức sống của
nhân dân”. “Vì vậy, chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom
đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là
Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là
Đảng và Chính phú có lỗi”. Chỉ trong xã hội xã hội chủ nghĩa, người dân mới được
đảm bảo việc làm, được “sung sướng, tự do”, được hưởng thụ các giá trị vật chất
do chính họ làm ra. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là cống hiến quý
giá nhất của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên suốt đường lối và thực tiễn cách mạng Việt
Nam.Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội làm cho nhân dân lao
động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và
sống một đời hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi
nghèo nàn, lạc hậu. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội khơng có chế độ người bóc lột
người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động,
ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, khơng làm khơng hưởng. Hạnh
phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người dân phải được hưởng đầy đủ đời
sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật chất là trên cơ
sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, “ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành “. Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ
ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Tiêu biểu trong đời sống tinh thần là phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự
xây dựng - là cơng trình tập thể của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước. Trong điều kiện đó, chỉ có phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì
mới có sáng kiến và động lực. Nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng định “nước ta là nước
dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người
quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân”.
Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ.



Theo quan điểm Hồ Chí Minh, dân chủ là giá trị lớn nhất mà cách mạng do Đảng
lãnh đạo đem lại cho người dân. Vì vậy, dân chủ trong chế độ dân chủ nhân dân
đến chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng.
Tóm lại độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một nền độc lập
dân tộc thực sự, hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do, chủ nghĩa
xã hội chỉ có thể phát triển trên một nền độc lập dân tộc thực sự thì mới có điều
kiện phát triển và hồn thiện.
3. Ý nghĩa câu nói của Bác: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh
phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì” đối với sự nghiệp đổi mới ở nước
ta hiện nay:
Như vậy, trải qua suốt hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, chỉ khi nước ta
bước vào giai đoạn xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, nước ta mới thực sự phát triển.
Giai đoạn phong kiến dân ta phải sống trong một loạt các giáo lý, đặc biệt là người
dân nghèo và người phụ nữ phải chịu thân “con tằm cái kén". Khi thực dân Pháp
xâm lược dân ta đồng thời phải chịu sự áp đặt của 2 chế độ, cuộc sống trở nên cùng
cực. Nhưng khi Cách mạng Tháng Tám thành công, khi nước ta được Đảng lãnh
đạo, chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhắm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ
của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột
theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
ngày càng được cải thiện. Đời sống ngày càng văn minh, dân chủ, nhân dân ta
được thật sự tham gia quản lý nhà nước. Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới,
chân lý "Khơng có gì q hơn độc lập, tự do" nhắc nhở rằng, trong khi tập trung
cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, nhân dân Việt
Nam không được một phút nào lơi lỏng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, càng phải
chú trọng chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu
của các lực lượng vũ trang nhân dân, của quân đội nhân dân, tăng cường sức mạnh


quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn
vượt qua mọi thách thức, khắc phục mọi khó khăn, tận dụng cơ hội, tranh thủ thời
cơ đưa đất nước tiếp tục tiến lên. Trong các mối quan hệ quốc tế phức tạp, đa dạng,
nhiều chiều như hiện nay, hơn lúc nào hết, Đáng và nhân dân Việt Nam càng phải
nêu cao ý chí, kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, “thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại
rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế"; "là bạn, là đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế".
Trong thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã anh dũng chiến đấu làm nên những thắng lợi vĩ
đại, giành và giữ vững độc lập, tự do cho Tổ quốc, đưa cả nước bước vào kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Những thập
kỳ đầu của thế kỷ XXI, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực quyết
tâm đổi mới đất nước toàn điện và mạnh mẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa,
phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, hồn thiện mệnh đề "Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, để dân tộc Việt Nam có thể “sánh vai cùng các nước trên thế
giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại". Tuân theo tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, trong thực tiễn Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng quan tâm
chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, chăm lo đến việc học hành, việc
làm, quyền làm chủ, cuộc sống tự do và hạnh phúc của các tầng lớp nhân dân. Các
thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng ln nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, vào
sống, ra chết giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và chăm lo hạnh phúc của nhân dân,


sống cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, được quần chúng nhân dân tin tưởng
và yêu mến. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cuộc sống hạnh phúc của
mọi người dân là thước đo mức độ thực hiện chân lý “Khơng có gì q hơn độc

lập, tự do” trên thực tế trong điều kiện mới. Đó cịnlà tiêu chí đánh giá trình độ và
khả năng lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm và năng lực lãnh đạo của các tổ chức
Đảng, sự quản lý, điều hành có hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước, của chính
quyền các cấp, cũng như trình độ và khả năng lãnh đạo của mọi cán bộ, đảng viên
đối với quần chúng nhân dân. Giá trị thực sự của chân lý khơng có gì q hơn độc
lập, tự do” thể hiện sâu sắc trong đời sống hiện thực, trong hạnh phúc thực sự của
các tầng lớp nhân dân; giá trị đó được mọi người dân Việt Nam ngày càng cảm
nhận rõ ràng và cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của mình. Những thắng lợi vĩ
đại và huy hồng của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, chống ngoại xâm giành và giữ độc lập, tự do đã làm cho dân tộc Việt Nam
đứng vào hàng tiên phong của các dân tộc bị áp bức trên tồn thế giới trong cuộc
đấu tranh vì độc lập, tự do. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của nhân
dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước đã nâng cao vị thế và uy tín của
dân tộc Việt Nam, một dân tộc khơng chỉ anh dũng đứng trong chiến đấu chống
ngoại xâm, mà còn có đủ tài trí trong xây dựng và phát triển đất nước.
Điều đáng chú ý là, những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới không chỉ mọi
người dân Việt Nam đều cảm nhận rõ ràng, được thụ hưởng thực sự trong cuộc
sống hàng ngày, mà còn được cả thế giới lạc quan tin tưởng vào đất nước Việt Nam
sẽ trở thành "một quốc gia phồn thịnh" trong tương lai, được thế giới bày tỏ niềm
ngưỡng mộ về sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, có "ấn tượng sâu sắc với
thành tựu của Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua”, ghi nhận "Việt Nam một thị
trường có sức hấp dẫn nhất, đứng đầu trong mười nước có tốc độ tăng trưởng cao
trong tương lai”.Trong khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu 2008-


2009, lạm phát ở Việt Nam chẳng những được kiềm chế về tốc độ mà cịn nắm
trong vịng kiểm sốt, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội về cơ bản được bảo
đảm, tăng trưởng GDP ở mức khá cao; đời sống nhân dân vẫn được bảo đảm. Sự
thừa hưởng thực sự của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày những thành tựu của
sự nghiệp đổi mới đất nước; sự “ngưỡng mộ" và "ấn tượng sâu sắc” của thế giới

đối với Việt Nam đã nói lên một cách rõ ràng mức độ hiện thực hóa của lí tưởng
“Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” trong hiện thực xã hội Việt Nam hiện nay.
Dân tộc Việt Nam, nhân dân và đất nước Việt Nam đã sản sinh ra tư tưởng Hồ Chí
Minh, và chính tư tưởng Hồ Chí Minh, đến chúng ta là giá trị tinh thần, tài sản tinh
thần to lớn, tạo động lực và diện mạo mới cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam
trong thời đại mới. Đó là mối quan hệ biện chứng, thống nhất giữa tư tưởng Hồ
Chí Minh và sự phát triển của dân tộc trong sự vận động của lịch sử Việt Nam hiện
đại.Trách nhiệm của thế hệ người Việt Nam hôm nay cần thực hiện tốt hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh, phải làm cho tư tưởng "Khơng có gì q hơn độc lập, tự do"
được hiện thực hóa tốt hơn trong thực tiễn, trong đời sống hiện thực của mọi người
dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm
nay.


KẾT LUẬN
Vậy, đã 110 năm kể từ ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, với khát vọng
đấu tranh giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Khát vọng và tầm
nhìn của Người đến giờ vẫn còn nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong
hành trình hội nhập cùng nhân loại đi đến tương lai, chúng ta đã ngày càng hiểu rõ
hơn về giá trị nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng, quyết tâm và kiên trì
phấn đấu thực hiện tiêu chí Độc lập – Tự do – Hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam
mà Người đã chỉ ra để đất nước ta vững bước cùng nhân loại tiến vào tương lai. Hồ
Chí Minh đã sớm phát hiện ra giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa
theo quan điểm của Người không chỉ là thước đo giá trị của độc lập dân tộc mà còn
tạo nên sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và tự bảo vệ, là kim chỉ nam
cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay. Độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ
nghĩa xã hội thì mới có một nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn, nhân dân mới
được hưởng hạnh phúc tự do; chủ nghĩa xã hội chỉ có phát triển trên một một nền
độc lập dân tộc thật sự thì mới có điều kiện phát triển và hồn thiện. Hay nói theo
cách của Người: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do

thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Có thể nói trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử “độc lập, tự do, hạnh phúc” đã
khơng chỉ là khát vọng mà cịn là hệ giá trị vô giá và trở thành lẽ sống, lý tưởng
phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta và nhân dân kiên định
thực hiện. Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm tin được sống độc lập, tự do, hạnh
phúc trong một nước Việt Nam hịa bình, độc lập và thống nhất đã trở thành động


lực để cho nhân dân ta làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng tám năm
1945, của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước và tiếp tục
trong hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước
ngày một vững mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh- Bộ giáo dục và đào tạo
2. Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Hồ Chí Minh tồn tập ( tập 4, tập 5 ) – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011
4. Hỏi và đáp về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh -NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội, 2012
5. Phạm Văn Đồng : “ Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc.”
6. Mạnh Quang Thắng (2019), “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật.




×