Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn quản lý dân tộc thực hiện chính sách dân tộc ở việt nam qua thực tiễn tỉnh ST hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.44 KB, 26 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc là những nội dung quan trọng, có ý nghĩa
chiến lược đối với các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Giải quyết những vấn đề
có liên quan đến dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị, trật tự
an tồn xã hội của đất nước và uy tín, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Chính vì
vậy, việc nhận thức đúng đắn, linh hoạt vấn đề dân tộc cũng như thực hiện đúng
chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng và Nhà
nước ta. Điều này chẳng những góp phần xây dựng, củng cố khối đại đồn kết các
dân tộc vững mạnh mà còn nâng cao sức mạnh quốc phịng, an ninh của đất nước.
Chính sách dân tộc là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chính sách
của Đảng và Nhà nước ta, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do đó,
thực hiện chính sách dân tộc phải gắn với kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã
hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã
khẳng định: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đây là những nguyên tắc cơ bản trong chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng chính là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta
xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách dân tộc nói
riêng nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là
ở các vùng dân tộc thiểu số còn ở trình độ sản xuất và đời sống thấp, xây dựng,
phát triển quan hệ dân tộc tốt đẹp và đấu tranh chống lại các thế lực phản động có
âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại việc thực hiện chính sách
của Đảng về vấn đề dân tộc.
ST là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.311 km2,
số dân hơn 1,3 triệu người, trong đó có hơn 30% số dân là đồng bào dân tộc
Khmer, với 401.747 người, đông nhất cả nước. Tồn tỉnh có 11 đơn vị hành chính
trực thuộc, bao gồm tám huyện, hai thị xã, một thành phố, với 109 xã, phường, thị


trấn và 775 ấp, khóm; có 44 xã khu vực III và 240 ấp, khóm đặc biệt khó khăn
đang được đầu tư triển khai thực hiện các chương trình, dự án và chính sách dân


tộc.
Ở ST đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở một số huyện như: Trần
Đề, thị xã Vĩnh Châu, Long Phú…, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Những năm
qua, các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước được thực hiện trên địa bàn tỉnh
đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số,
rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị và nông thơn. Tuy nhiên, việc thực hiện
chính sách dân tộc trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế cần được nhận thức
và có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc
trên địa bàn tỉnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mong muốn góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc quán triệt và triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước trên địa bàn tỉnh ST, tôi đã chọn đề tài “ Thực hiện chính sách dân
tộc ở Việt Nam - qua thực tiễn tỉnh ST hiện nay ” làm bài thu hoạch hết mơn của
mình.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc
1.1. Khái niệm
Khái niệm dân tộc được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, bàn luận, và
cho đến nay vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau. Theo cách nhìn nhận chung
nhất, dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa :
Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có
những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngơn ngữ
chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với
những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có kế thừa và phát triển


hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác
của các thành viên trong cộng đồng đó.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền
vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống

nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung
trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Như vậy, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng
đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, cịn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn
bộ nhân dân một nước, là quốc gia dân tộc. Với nghĩa như vậy, khái niệm dân tộc
và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời
trong một quốc gia nhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh rằng những nhân tố
hình thành dân tộc chín muồi thường khơng tách rời với sự chín muồi của những
nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau
trong quá trình phát triển.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc ln ln là một nội dung quan
trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân
tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay
khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận
của những vấn đề chung về cách mạng vơ sản và chun chính vơ sản. Do đó, giải
quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh rằng, khi xem xét và
giải quyết vấn để dân tộc phải đáp ứng vững trên lập trường giai cấp cơng nhân.
Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở
và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.


Giải quyết vấn để dân tộc thực chất là xác lập quan hệ cơng bằng, bình đẳng
giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,
cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương
lĩnh dân tộc" với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hồn tồn bình đẳng; các dân tộc

được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương
lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thê
tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về vấn
đề dân tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở
thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng
cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc. Tất cả
các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có
quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, khơng có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị,
văn hóa, ngơn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải
được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế, trong đó việc khắc
phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch
sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền
với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước
lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc
hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.


- Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết
định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân
tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc
lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ khơng phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm
người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình
đẳng.

Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết
đấu tranh chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài
để can thiệp vào cơng việc nội bộ các nước, địi ly khai chia rẽ dân tộc.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong "Cương lĩnh dân tộc" của V.I.Lênin.
Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào
công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải
phóng giai cấp.
Đồn kết giai cấp cơng nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp
giải phóng dân lộc. Nó có vai trị quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền
bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên
sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa.
Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa bao gồm:
+ Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy, yêu cầu của xã hội thuộc địa là phải tiến hành
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không phải là đấu tranh giai cấp như


trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây. Đối tượng của cách mạng thuộc địa
là chủ nghĩa thực dân, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc nói
chung. Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề
dân tộc ở thuộc địa là vấn đề chống chủ nghĩa thực dân, vấn đề độc lập dân tộc.
Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực
dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn khơng thể điều hòa được.
+ Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
Để giải phóng dân tộc, cần xác định phương hướng phát triển của dân tộc,

đề ra quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc
lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp
nhất định.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại. Hồ Chí
Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới
là chủ nghĩa xã hội.
Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức
mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai
đoạn chiến lược khác nhau. Trong Cương lĩnh chinh trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”].
Sự hoạch định con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng
và khách quan, không nhập hai nhiệm vụ chống đê quốc và chống phong kiến vào
một cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Nó phù hợp với hồn cảnh lịch sử cụ thể ở
thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân
tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây.
- Độc lập tự do, nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
+ Cách tiếp cận từ quyền con người


Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp
nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776
của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp,
như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được".
Nhưng từ quyền con người. Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành
quyền dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
+ Nội dung của độc lập dân tộc
Độc lập, tự do là khát vọng; lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, quyền thiêng

liêng bất khả xâm phạm: gắn với bình đẳng dân tộc: hồ bình chân chính: thống
nhất tồn vẹn lãnh thổ đất nước: cơm no, áo ấm, hạnh phúc của mọi người dân.
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến
thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải
phóng dân tộc. “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động của
dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế, Hồ Chí Minh khơng chỉ là
anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà cịn là “Người khởi xướng cuộc đấu
tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
* Chủ nghĩa dân tộc
Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở Phương Đông,
“chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” Vì thế, “người ta sẽ khơng thể
làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy
nhất của đời sống xã hội của họ".
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước


Việt Nam. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại
xâm nào.
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền
thống dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa
dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy và Người cho đó là
“một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”.
- Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
+ Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa
yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải
quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc
của Hồ Chí Minh thể hiện: khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và

quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam;
chủ trương đại đoàn kết dàn tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh cơng nhản, nơng
dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng: sử dụng bạo lực cách mạng
của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết lập chính
quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân: gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội.
+ Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
Khác với các con đường cứu nước của ông cha. gắn độc lập dân tộc với chế
độ phong kiến (cuối thế kỷ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX) con
đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với phương hướng
xã hội chủ nghĩa.


Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng
khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức. bóc lột: thiết lập một
nhà nước thực sự của dân, do dân. vì dân bảo đảm cho người lao động có quyền
làm chủ, thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập
dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người.
+ Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp Hồ Chí Minh giải
quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp
trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi
ích của dân tộc.
- Đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của
các dân tộc khác
Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho
độc lập của dân tộc Việt Nam, mà đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp

bức, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ. Thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự
quyết nhưng Hồ Chí Minh khơng qn nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc
đấu giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Nhật của nhân dán Trung Quốc các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và Mỹ xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự
giúp mình”.
1.4. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới
Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới,
chính sách dân tộc của Đảng ta vừa bảo đảm tính nhất quán, vừa đổi mới trước yêu
cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở
nước ta hiện nay và trong tương lai. Từ Đại hội IV đến Đại hội XII của Đảng,


chính sách dân tộc được Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trí của vấn đề
dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính
sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện
cụ thể. Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đồn kết,
tương trợ nhau cùng phát triển”. Điều này, một mặt, thể hiện trách nhiệm của Đảng
và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; mặt khác, cho thấy việc giải
quyết vấn đề dân tộc đang là sự địi hỏi cấp thiết cần phải có những chỉ đạo kịp
thời.
Nội dung của chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: 1- Chính sách về phát triển kinh
tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng
bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. 2- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y
tế... nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền
đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia quá trình phát

triển, trên cơ sở đó khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng
bào. 3- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa bàn
chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên
hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế tồn cầu hóa.
Nhìn tổng thể cả ba chính sách trên, xét về mục tiêu, chính sách dân tộc của
Đảng đều nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân
dân các dân tộc, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, xóa đói, giảm
nghèo, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
thể hiện nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đồn kết, tơn trọng giúp nhau cùng phát
triển. Các nội dung đó có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hợp


thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Bình
đẳng dân tộc là nền tảng thực hiện đồn kết dân tộc; có đồn kết, thương u, tơn
trọng giúp đỡ nhau thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc. Nhìn lại thời kỳ đổi
mới, có thể khái lược ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản,
lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các
dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau
cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Thứ hai, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc
thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm
qua tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, giải
quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước
sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây
dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp
đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng

đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Tất cả công việc này đều được xây dựng trên
nguyên tắc đoàn kết dân tộc.
Thứ ba, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng
dân tộc thiểu số. Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn tình
trạng phát triển khơng đều. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là một tất
yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Đảng và Nhà nước ta coi trọng
tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản


trong chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; kiên quyết khắc phục
tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển
đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân
và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi
âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường cơng tác bảo đảm an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội, khơng để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh,
trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi. Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các
khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để
nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực
hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phịng ở địa phương. Thơng qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên
đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc
sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
2. Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh ST hiện nay

2.1. Đặc điểm tình hình chung
ST là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên
3.233 km2, với 72 km bờ biển, thế mạnh kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp và thủy
sản. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 09 huyện và 01 thành phố, với 106 xã,
phường, thị trấn; trong đó có 39 xã và 98 ấp đặc biệt khó khăn. Tỉnh có đồng bào
dân tộc thiểu số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dân số năm 2008 là
1.295.064 người; trong đó, dân tộc Kinh chiếm 65,16%, dân tộc thiểu số khoảng


454.000 người (chiếm 34,83% dân số), chủ yếu là dân tộc Khmer chiếm 28,93%,
Hoa chiếm 5,88% và dân tộc khác (Tầy, Nùng, Mường, Chăm, Ấn…) chiếm
0,03%.
Đồng bào các dân tộc thiểu số sống đan xen với đồng bào người Kinh, tập
trung đông nhất ở huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú và thành phố ST; đồng
bào có truyền thống yêu nước, đoàn kết từ bao đời nay trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm và xây dựng Tổ quốc.
Các hoạt động văn hóa, lễ hội của ST biểu hiện rõ qua nét sinh hoạt văn hóa
của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong quá trình giao lưu và phát triển đã hình
thành nên bản sắc văn hóa độc đáo, phong phú, tạo nên nền văn hóa đan xen giữa
các dân tộc.
2.2. Kết quả thực hiện các chính sách dân tộc
Về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào dân
tộc thiểu số
Các năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu
tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: chủ
trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn; Chương trình 135,
134; chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay
vốn phát triển sản xuất, chính sách trợ giá, trợ cước và các chương trình, dự án
khác của Chính phủ... Tỉnh đã triển khai xây dựng được 698 cơng trình giao thơng,
thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường, trạm; xây dựng mới 63 mơ hình sản xuất; hỗ

trợ xây dựng 33.154 căn nhà thuộc Chương trình 134 và 10.000 căn nhà tình
thương, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho gần 3..000 hộ, chuyển đổi ngành nghề trên
4.500 hộ và đào tạo nghề 3.000 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số… với tổng
kinh phí trên 1.000 tỷ đồng. Song song đó, tỉnh còn triển khai thực hiện tốt việc
cho vay vốn phát triển sản xuất và các chính sách an sinh xã hội khác với số tiền
hàng ngàn tỷ đồng.


Nhờ sự tập trung đầu tư của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ của cộng đồng và nỗ
lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của đồng bào không ngừng
được cải thiện, tỷ lệ hộ đồng bào Khmer nghèo giảm từ 42,92% năm 2001 xuống
còn 23,05% so tổng số hộ Khmer năm 2009, tỷ lệ hộ đồng bào Hoa nghèo giảm từ
18% năm 2001 xuống còn 5% năm 2009.
Kết thúc Chương trình 135 giai đoạn I, tỉnh có 15/54 xã đặc biệt khó khăn
hồn thành các mục tiêu chương trình; các xã có đơng đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống đều có trường trung học cơ sở, trạm y tế và đường ô tô đến trung tâm xã;
78,86% hộ dân tộc Khmer có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 72% hộ có điện sử dụng;
5.000 hộ dân tộc thiểu số nghèo được hưởng lợi từ các mơ hình sản xuất và tỉnh
đang triển khai Đề án kéo diện cho 20.000 hộ, chủ yếu là hộ Khmer nghèo, với
kinh phí trên 305 tỷ đồng; 25.020 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt. Phần lớn đất
nông nghiệp có hệ thống thủy lợi tương đối hồn chỉnh, góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn.
Văn hóa xã hội
Mặt bằng dân trí trong đồng bào dân tộc được nâng lên; bản sắc văn hóa,
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số ln được giữ gìn và phát huy; cụ thể:
Đối với đồng bào Khmer: Tỉnh hiện có 158 trường dạy song ngữ Việt Khmer, có 2.586 giáo viên Khmer (chiếm 18,62% giáo viên toàn tỉnh) và 69.446
học sinh Khmer từ mầm non đến trung học phổ thơng, trong đó có 40.126 em đang
học ở các lớp có chương trình tiếng Khmer (chiếm 57,78% so với tổng số học sinh
Khmer tiểu học và trung học); hàng năm, xét cử tuyển và dự bị gần 200 học sinh
Khmer vào học ở trường đại học, cao đẳng.

Đối với đồng bào Hoa: Các năm qua, công tác giáo dục đào tạo có nhiều
chuyển biến, hiện nay có 3.103 em học sinh người Hoa tốt nghiệp và đang học tại
các trường đại học, cao đẳng trong nước; có 08 trường dân lập tiếng Hoa, trong đó


có 04 trường dạy 02 thứ chữ (Việt - Hoa), với 37 lớp có 1.103 học sinh và 04
trường bổ túc Hoa văn, với 27 lớp, 776 học sinh.
Công tác chăm sóc sức khoẻ đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm
thực hiện. Hệ thống y tế được củng cố, cơ sở vật chất và trang thiết bị, đội ngũ y,
bác sĩ được đầu tư và tăng cường. Đến nay, tỉnh có 78/106 xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế; cấp 208.148 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và 126.244
người thuộc hộ cận nghèo.
Các thiết chế văn hoá trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm
đầu tư xây dựng. Toàn tỉnh hiện có 65 tụ điểm văn hố chùa Khmer, 01 đồn nghệ
thuật Khmer chun nghiệp, có 02 di sản di tích lịch sử cấp quốc gia, 05 di tích
lịch sử văn hoá cấp tỉnh (03 chùa Khmer, 02 chùa Hoa), 01 nhà trưng bày đang lưu
giữ trên 462 hiện vật văn hố truyền thống có giá trị về văn hoá lịch sử của đồng
bào Khmer.
Các lễ hội theo phong tục tập quán và lễ hội tôn giáo của đồng bào, sư sãi
Khmer, Hoa được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, phù hợp với điều kiện kinh tế
và đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, lễ hội Ooc om Bóc - Đua ghe Ngo được Bộ
Văn hố, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách 15 lễ hội thuộc chương trình quốc
gia về du lịch Việt Nam. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hố” được đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng và mang lại
những kết quả thiết thực.
Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh duy trì thời lượng phát thanh, truyền hình
chương trình tiếng Khmer (hàng ngày phát thanh 03 buổi, truyền hình 02 buổi);
100% xã, phường có đơng đồng bào Khmer và 50 điểm chùa có máy tiếp âm để
phục vụ đồng bào. Báo ST Khmer ngữ xuất bản phát hành miễn phí 01 kỳ/tuần, tập
san Khmer 02 kỳ/năm, cấp 14 loại báo chí (theo Quyết định số 975/QĐ-TTg, ngày

20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ) cho cơ quan, ban ngành từ tỉnh đến khóm ấp


và 92 chùa trong tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng
viên, sư sãi và đồng bào Khmer.
Đối với đồng bào người Hoa, trong 10 năm qua hoạt động văn hóa, văn nghệ
ln được giữ gìn và phát huy. Ngành Văn hóa thường xun tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh trong đồng bào Hoa thơng qua
ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc, các ngày lễ, Tết Nguyên đán, tổ chức Liên
quan văn nghệ quần chúng người Hoa, tham gia hội thi trang phục của ba dân tộc
nhân dịp lễ hội Ĩoc Om Bóc - Đua ghe Ngo. Tồn tỉnh hiện có 10 đội múa lân, 19
đội trống, 03 đội văn nghệ nghiệp dư, 10 đội bóng rổ, 08 đội bóng bàn, 05 đội cầu
lơng.
Cơng tác xây dưng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được
củng cố, kiện tồn; cụ thể:
- Cán bộ, cơng chức người Khmer:
Tính đến năm 2009, tồn tỉnh có 4.291 cán bộ, công chức, viên chức người
Khmer (chiếm 16,59% so với tổng số cán bộ, cơng chức, viên chức); trong đó có
3.807 đảng viên người Khmer (chiếm 15,23% số đảng viên). Tổng số cán bộ
Khmer vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy, chức danh chủ chốt của các
cấp 193 người; trong đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 04 đồng chí (chiếm tỷ lệ
7,84%), Ban chấp hành Đảng bộ huyện 20 đồng chí (chiếm tỷ lệ 9,04%), Ban chấp
hành Đảng bộ xã 169 đồng chí (chiếm tỷ lệ 10,92%). Tham gia các tổ chức đồn
thể có 104.708 hội viên là người Khmer.
- Cán bộ, công chức người Hoa:
Tổng số cán bộ, cơng chức người Hoa có 782 người (chiếm 3,02% so với
tổng số cán bộ, công chức, viên chức); trong đó, có 726 đảng viên người Hoa
(chiếm 2,9% số đảng viên). Tổng số cán bộ người Hoa giữ chức danh lãnh đạo
trong bộ máy tổ chức của các cơ quan, đơn vị: 25 người, trong đó khối chính quyền



09 người, khối đoàn thể 16 người. Cán bộ người Hoa là đại biểu HĐND các cấp
(nhiệm kỳ 2004 - 2009) là 111 đại biểu; trong đó, cấp tỉnh 02 đại biểu, cấp huyện
08 đại biểu và cấp xã 101 đại biểu. Tham gia các tổ chức đồn thể có 15.078 hội
viên là người Hoa.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu
số
Tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục ổn
định, các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch được phát hiện, ngăn chặn kịp
thời. Các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đồng bào dân
tộc thiểu số về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong đồng bào dân tộc thiểu số.
2.3. Nhận xét đánh giá
Ưu điểm
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể ln quan tâm chỉ đạo triển khai
quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, nhận thức trong cán bộ, đảng viên
và nhân dân trong tỉnh về thực hiện chính sách dân tộc có sự chuyển biến và thể
hiện bằng việc làm thiết thực, nhằm phát triển kinh tế xã hội trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Kinh tế của tỉnh hàng năm tăng trưởng khá, các mặt văn hóa xã hội được chú
trọng; các cấp, các ngành quan tâm triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an
sinh xã hội để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; các thiết chế văn hóa, lễ hội
truyền thống của đồng bào được quan tâm đầu tư. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng vùng có
đơng đồng bào dân tộc thiểu số như: điện, nước sinh hoạt, đường giao thơng,
trường lớp, chăm sóc sức khỏe… được tăng cường đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.



Cơng tác xây dựng Đảng, đồn thể và đào tạo cán bộ trong đồng bào dân tộc
thiểu số được quan tâm. Số lượng đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng
năm đều tăng. Các cơ sở Đảng, tổ chức đồn thể và tổ chức chính trị trong đồng
bào dân tộc thiểu số được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, ngày
càng trở thành những nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Kết quả đạt được nêu trên khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc trong sự nghiệp xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện sự vận dụng chính sách dân tộc có hiệu quả của các
cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực to lớn của nhân dân nói chung, đồng
bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Hạn chế
Cơng tác tun truyền nâng cao ý thức tự lực, tự cường; thực hành tiết kiệm,
đẩy mạnh sản xuất, đề cao ý thức cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch trong đồng bào dân tộc thiểu số, tuy có chuyển biến nhưng chưa đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Tổ chức cơ sở đảng, nơi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ chủ chốt
là người dân tộc cịn ít; cơng tác kết nạp đảng viên là người dân tộc chưa đạt yêu
cầu so với nhiệm vụ chính trị. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc chưa ổn định.
Tỷ lệ cán bộ biết thành thạo tiếng dân tộc ở các địa phương có đơng đồng bào dân
tộc chưa nhiều, làm ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở một số nơi còn hạn chế
nên việc thu hút, tập hợp quần chúng vào tổ chức và hiệu quả công tác vận động
quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc chưa cao.
Mặc dù có bước đi lên đáng kể, nhưng tình hình trong vùng đồng bào dân
tộc và cơng tác dân tộc của địa phương cũng cịn nhiều vấn đề cần tập trung giải



quyết, như: phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn cịn yếu kém. Kết quả xố
đói giảm nghèo chưa được vững chắc, tình trạng sang bán, cầm cố ruộng đất trong
đồng bào tiếp tục diễn ra. Phân hoá giàu nghèo trong cộng đồng dân cư và trong
đồng bào dân tộc thiểu số có chiều hướng gia tăng. Việc nâng cao trình độ dân trí
và xây dựng các thiết chế văn hoá trong vùng đồng bào dân thiểu số cịn chậm.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại có liên quan đến dân tộc, tôn giáo của các ngành
và địa phương đôi lúc chưa kịp thời, nhiều vụ việc kéo dài. Tình hình an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng lúc vẫn còn tiềm
ẩn những nhân tố phức tạp.
Nguyên nhân chủ quan của mặt hạn chế là do một số cấp ủy, chính quyền
nhận thức chưa sâu sắc, tồn diện về cơng tác dân tộc trong tình hình mới; việc
triển khai, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung
ương, của tỉnh về cơng tác dân tộc cịn chậm. Cơ quan tham mưu cấp ủy, chính
quyền làm cơng tác dân tộc chưa ổn định. Về khách quan do những bất cập, vướng
mắc trong cơ chế nên việc thực hiện chính sách dân tộc còn nhiều bất cập.
2.4. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách
dân tộc trên địa bàn tỉnh ST
Thứ nhất, về cơng tác chính trị, tư tưởng
Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng
viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, trong sư sãi, học sinh, sinh viên, tri thức và
đồng bào dân tộc thấy rõ những thành tựu kinh tế xã hội của tỉnh đạt được trong
thời gian qua, trong đó có vùng đồng bào dân tộc; nhận thức đúng đắn các quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, tạo sự
thống nhất về nhận thức tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
điều hành của Nhà nước; phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức tự lực tự
cường, đề cao tinh thần cảnh giác, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân
dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


Công tác tuyên truyền phải được tiến hành bằng nhiều hình thức thích hợp

để đồng bào dân tộc hiểu và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Thứ hai, về phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống vùng
đồng bào dân tộc thiểu số
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Tập trung
triển khai xây dựng nhanh các cơng trình trọng điểm. Tiếp tục đầu tư tạo cơ hội
cho nơng dân, nhất là những nơi có đơng đồng bào dân tộc chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, đa dạng hố cây trồng, vật ni, thúc đẩy phát triển sản xuất để tăng giá trị
thu nhập trên một đơn vị diện tích và tăng giá trị thu nhập cho người lao động. Quy
hoạch và đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản, tăng cường công tác khuyến nơng, khuyến ngư. Xây dựng
mơ hình sản xuất nơng nghiệp, nơng hộ hồn chỉnh, mơ hình sản xuất, kinh doanh
tổng hợp để nhân rộng. Tăng cường trang bị kiến thức cho các hộ đồng bào dân tộc
nghèo biết lập kế hoạch sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất,
kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, có chính sách phát huy khả
năng và tiềm năng về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của một số dân tộc.
Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề, nhất là dạy nghề cho đồng bào
dân tộc thiểu số. Khuyến khích và đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề theo u cầu
của thị trường lao động, chú trọng đào tạo và cung ứng lao động kỹ thuật làm việc
trong các khu công nghiệp; thực hiện tốt hơn chính sách về dạy nghề cho lao động
nơng thơn, trong đó có lao động là người dân tộc. Phát triển mạnh dịch vụ cung
ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh, gắn với đẩy mạnh công tác xuất
khẩu lao động..
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách, dự án hỗ trợ cho người
nghèo. Tập trung chỉ đạo giải quyết cơ bản về đất ở, đất sản xuất, nhà ở, điện, nước


sinh hoạt theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Song song đó, đẩy
mạnh giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc.
Thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với người nghèo, trong đó có đồng bào

dân tộc nghèo, chú trọng đổi mới qui trình, thủ tục cho vay, nhằm tạo điều kiện
giúp cho người dân tộc nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp
lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất.
Tổ chức tổng kết Chương trình 135/TTg giai đoạn II, đánh giá đúng những
ưu điểm, tiến bộ, những mặt hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra giải pháp
đến năm 2020.
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển văn hoá xã hội, nâng cao đời sống tinh thần
trong đồng bào dân tộc
Tiếp tục phát triển mạnh và thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách về
giáo dục dân tộc; không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo,
nhất là hệ thống trường dân tộc nội trú các cấp và Trường Bổ túc Văn hóa Pali
Trung cấp Nam Bộ. Đẩy nhanh chương trình kiên cố hóa trường, lớp học; xây
dựng trường dân tộc nội trú ở các huyện có đơng đồng bào dân tộc. Mở thêm cấp
trung học phổ thông, đầu tư nâng cấp Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú
Huỳnh Cương và các trường dân tộc nội trú cấp huyện. Triển khai có chất lượng
chương trình, sách giáo khoa tiếng dân tộc ở tiểu học và trung học cơ sở. Thực hiện
tốt chương trình phổ cập giáo dục trung học phổ thơng trong đồng bào dân tộc.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy song ngữ là người dân tộc ở các
cấp học, kể cả sư sãi. Xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo, dạy nghề cho đồng bào
dân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú gắn với đa dạng
hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cử tuyển, chính sách đối với học sinh dân
tộc ở các trường dân tộc nội trú và các trường phổ thông khác.


Triển khai thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực hiện tốt
chế độ bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia trong vùng đồng bào dân
tộc, nhất là chương trình dân số - kế hoạch hố gia đình, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
ở trẻ em. Tiếp tục củng cố mạng lưới y tế vùng đồng bào dân tộc. Đẩy mạnh các
hoạt động y tế dự phòng, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh mơi trường, góp phần

hạn chế dịch bệnh.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hố, xây dựng các mơ hình hoạt động văn hố - thơng tin trong vùng đồng bào dân
tộc. Quan tâm xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá, đầu tư cơ sở vật chất và
trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động văn hố - thơng tin vùng đồng bào dân tộc.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Đồn nghệ thuật Khmer tỉnh, các đội thơng tin
lưu động dân tộc, các tụ điểm văn hoá chùa Khmer và các đội nhóm văn nghệ quần
chúng. Thực hiện tốt việc phục vụ phim ảnh và các ấn phẩm bằng song ngữ. Tăng
thêm thời lượng và nâng cao chất lượng các hoạt động báo chí, phát thanh, truyền
hình bằng tiếng dân tộc. Làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn, phát huy
các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc, nhất là duy trì, phát
triển các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc và nâng một số lễ hội lên tầm
khu vực và quốc gia.
Thứ tư, củng cố an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an tồn xã hội trong vùng
đồng bào dân tộc
Tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong đồng
bào dân tộc. Đặc biệt là vạch trần những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch,
làm cho đồng bào không nghe, không tin và không làm theo sự xúi giục của bọn
chúng. Coi trọng cơng tác nắm tình hình, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng
bào dân tộc và sư sãi. Thường xun củng cố tình đồn kết chặt chẽ giữa đồng bào
các dân tộc. Giáo dục đồng bào và sư sãi qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia,
đi tu học nước ngoài phải làm thủ tục đúng theo qui định của Nhà nước. Xây dựng


quy chế và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng qn đội, cơng an, bộ
đội biên phịng trong cơng tác nắm tình hình, quản lý chặt đối tượng và đấu tranh
vơ hiệu hố các hoạt động phá hoại của bọn xấu và các thế lực thù địch. Đẩy mạnh
thực hiện chương trình phịng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc. Tập trung chỉ đạo giải quyết đúng pháp
luật các vụ việc khiếu kiện có liên quan đến đồng bào dân tộc, nhất là vấn đề giải

toả, bồi hồn, tranh chấp đất đai, khơng để kéo dài, phức tạp, khơng để xảy ra điểm
nóng.
Thứ năm, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị trong vùng
đồng bào dân tộc
Tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc,
nhất là ở cơ sở, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền và hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch củng
cố, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở nơi có đơng đồng bào
dân tộc, tôn giáo; quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý người
dân tộc Khmer của tỉnh đến năm 2015, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong
giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
dân vận, dân tộc, tôn giáo; chăm lo, đãi ngộ đối với cán bộ là người dân tộc thiểu
số và cán bộ công tác ở vùng dân tộc, các vị chức sắc tiêu biểu trong xây dựng và
bảo vệ Tố quốc. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án phát triển đảng viên vùng đồng bào
dân tộc. Quan tâm công tác phát triển đoàn viên, hội viên là người dân tộc thiểu số.
Tăng cường củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của Ban Dân tộc tỉnh, cơ
quan tham mưu, giúp việc về dân tộc - tôn giáo các huyện, thành phố và Hội đoàn
kết sư sãi yêu nước tỉnh. Xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và
người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tơn giáo trong việc thực hiện chính sách


dân tộc, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, đảm
bảo quốc phịng an ninh ở địa phương.
Thứ sáu, tăng cường cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể khơng ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả
hoạt động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối với đồng bào dân tộc.
Thực hiện tốt việc cơng khai hóa các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư…

để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện. Vận động đồng
bào dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, ý thức tự lực tự cường,
tinh thần tự lực vươn lên, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của
Nhà nước. Chú trọng sơ kết, tổng kết, nhân rộng những nhân tố mới, những điển
hình tiên tiến, các mơ hình sản xuất, kinh doanh, xố đói giảm nghèo có hiệu quả
trong đồng bào dân tộc.
Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và những
kết quả đạt được trong công tác dân tộc thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng các
dân tộc thiểu số tỉnh nhà trong đại gia đình Việt Nam ln bình đẳng, đồn kết,
tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.


KẾT LUẬN
Như vậy, thực chất của việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta là nhằm giải
phóng con người thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thực hiện dân chủ, tự do cho các dân tộc;
phát huy truyền thống đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Việc giải
quyết đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp những vấn đề dân tộc không chỉ
mang tính chính trị - xã hội sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước và uy tín, vị thế quốc gia trên trường
quốc tế, mà cịn mang tính liên ngành, tồn diện, tác động đến nhiều cấp, nhiều
ngành trong hệ thống tổ chức nhà nước, hệ thống chính trị xã hội các cấp từ trung
ương đến địa phương. Chính vì vậy, việc nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc cũng
như thực hiện đúng chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ rất quan
trọng, chẳng những góp phần xây dựng, củng cố khối đại đồn kết các dân tộc
vững mạnh mà cịn nâng cao sức mạnh quốc phòng, an ninh của từng địa phương
và cả nước. Đại hội XII kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở
nước ngoài phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh

đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội, mở ra thời
kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã
hội.


×