Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.76 KB, 113 trang )

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Chỉnh sửa, bổ sung: ThS. Lê Nhật Bảo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN: PHÁP LUẬT - CHỦ THỂ KINH DOANH
GIẢNG VIÊN: LÊ NHẬT BẢO

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ
KINH DOANH
I. Nhận định:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú tại Việt Nam.
Nhận định sai, vì theo Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có thể
có nhiều người đại diện theo pháp luật và chỉ cần có ít nhất một người cư trú tại Việt Nam căn
cứ theo Khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp phải bảo đảm ln có ít
nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại
diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy
quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu
trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”
Trang 1


2. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Nhận định sai, vì khơng phải chủ thể nào cũng có nhiều người đại diện theo pháp luật như
doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật, vì theo Khoản 3 Điều 190 Luật
Doanh nghiệp 2020 đã quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật,
đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho


doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
3. Mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp
Nhận định sai. Khơng phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập
doanh nghiệp. Căn cứ vào điểm g khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020: “Tổ chức là
pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
4. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vớn cho doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ có thành
viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần thì mới phải
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho cơng ty, cịn tài sản được sử dụng vào hoạt động
kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
cho doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020).
5. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.
Nhận định SAI. Vì chỉ có các tài sản không phải là Đồng Việt Nam như ngoại tệ tự do,
vàng mới cần phải được định giá, căn cứ theo Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được
các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành
Đồng Việt Nam”.
6. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối
với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Nhận định đúng. Vì theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 thì cơng ty TNHH sẽ có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có nội dung
quy định là các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ nằm trong phạm vi số vốn
góp vào doanh nghiệp.
7. Các giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp đều phải được đóng dấu.
Trang 2


Nhận định này đúng. Vì theo Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020: “… Doanh

nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.” Các giấy tờ giao dịch
của doanh nghiệp phải được đóng dấu theo quy định của pháp luật.
8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào
doanh nghiệp.
Sai, CSPL Đ17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Các đối tượng được quy định tại mục a, b Khoản 2 bị cấm thành lập doanh nghiệp và
cũng đương nhiên không được góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tại K3 của Điều này.
Như những đối tượng bị cấm góp vốn được quy định trong Luật CBCCVC thì chỉ có người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu. Còn những CBCCVC không giữ chức vụ quản lý thì
không bị cấm góp vốn, mua cổ phần. Nhưng ngoài ra, còn có nhiều đối tượng tuy bị cấm
thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn có thể được góp vốn vào doanh nghiệp như các đối tượng
được quy định tại mục c, d, đ, e, g tại Khoản 2 Điều 17 LDN 2020. Vì thế câu nhận định trên
là sai.
9. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống
như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
Sai. CSPL K1 Đ41 LDN2020 quy định: “Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề
nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký” vì
thế tên trùng phải là tên được viết bằng tiếng Việt, hoàn toàn giống với tên Tiếng việt của DN
đã đăng ký nhưng trong đề thì không quy định rõ 2 yếu tố này. Căn cứ vào K2 Đ41 Luật DN
2020 ghi rõ: Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng
ký bao gồm: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh
nghiệp đã đăng ký; Trường hợp trên phải là tên gây nhầm lẫn chứ không phải tên trùng, vì thế
câu nhận định trên là sai.
10. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang
một trong những tiếng nước ngồi tương ứng.
Nhận định sai vì theo Điều 39 Luật DN 2020: “Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi
dịch sang tiếng nước ngồi, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo
nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngồi.”
=> Vì vậy, nếu tiếng nước ngồi khơng phải hệ chữ La-tinh sẽ không dịch được.

11. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh
doanh sinh lợi trực tiếp.
Sai. CSPL K1, K2 Điều 44 của Luật DN 2020 thì chỉ có chi nhánh được thực hiện một
phần hoặc toàn bộ chức năng của Doanh nghiệp, nó có thể hoạt động kinh doanh sinh lợi trực
Trang 3


tiếp như công ty mẹ. Còn văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng kinh doanh
của Doanh nghiệp, chỉ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của Doanh nghiệp và bảo vệ các lợi
ích đó. Vì thế câu nhận định trên là sai.
12. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh.
=> Nhận định này Sai. Theo luật cũ, ngành nghề kinh doanh được quy định trong Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành nghề
đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp muốn
kinh doanh thêm ngành nghề nào, phải đi đăng kí bổ sung ngành nghề mới, và sau khi được
cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp mới, thì mới được kinh doanh ngành nghề đó.
Điều này đã làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kí kết hợp
đồng để kinh doanh những ngành nghề chưa đăng kí.
Để tạo điều kiện doanh nghiệp, tiếp cận cơ hội kinh doanh kịp thời, nhanh nhất, Luật
Doanh nghiệp 2014 đã quy định tại khoản 1, Điều 7, Doanh nghiệp được quyền tự do kinh
doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
Đồng thời, theo Điều 29, trong nội dung của Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
khơng cịn quy định về việc ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, tự do nào cũng có những giới hạn của nó.
1) Doanh nghiệp khơng được kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cấm
(khoản 6, Điều 17, Luật Doanh nghiệp). Hiện tại, theo Luật đầu tư 2014, chỉ cấm kinh doanh
6 ngành nghề:
a) Kinh doanh chất ma túy

b) Khoáng vật
c) Thực vật động vật hoang dã
d) Kinh doanh mại dâm
e) Mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người
f) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trển người
2) Khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó
trong suốt q trình hoạt động kinh doanh
Theo khoản 6, Điều 17, Doanh nghiệp bị cấm kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc
không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Trang 4


Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4, Luật đầu tư (267
ngành nghề kinh doanh có điều kiện), Điều kiện kinh doanh có điều kiện cụ thể thì trong luật
chuyên ngành.
3) Doanh nghiệp phải thơng báo với cơ quan đăng kí kinh doanh khi thay đổi về ngành
nghề kinh doanh (điểm a, khoản 1, Điều 32). Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mới trong ngành, nghề
không bị cấm hoặc khơng phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp được
quyền tiến hành hoạt động kinh doanh trước, rồi sau đó thơng báo sau. Việc thơng báo chỉ để
nhằm đảm bảo quản lý nhà nước. Nếu vi phạm nghĩa vụ thơng báo, thì sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính, chứ hợp đồng đã kí kết không bị vô hiệu.
13. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
=> Nhận định này Sai. Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư được quy định theo luật đầu tư ;

Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh.
Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư: cấp cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn mở doanh nghiệp tại Việt Nam, phải thông qua 2 thủ
tục:
1) Đăng kí đầu tư theo Luật đầu tư để cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư;
2) Đăng kí doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp để lấy giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp.
Cịn đối với nhà đầu tư trong nước, chỉ cần 1 thủ tục, đó là đăng kí doanh nghiệp để lấy
giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
14. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp mới.
Nhận định trên là đúng. Vì căn cứ theo điều 28 luật doanh nghiệp 2020 Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại
diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên
hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên,
địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên,

Trang 5


mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi những thông tin trên Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp phải tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với những
thông tin mới.
15. Doanh nghiệp khơng có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.
Đúng. Vì theo Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ về
đăng ký doanh nghiệp, quy định: “Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo
đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.”(khoản 8).
16. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký kinh doanh
ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Sai. Chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ đầu tư kinh doanh trước đây là điều kiện mà doanh
nghiệp phải đáp ứng trước khi doanh nghiệp kinh doanh ngành mà có điều kiện là phải có
chứng chỉ. Nhưng hiện nay theo quy định mới thì điều kiện này khơng bắt buộc doanh nghiệp
phải đáp ứng trước khi thành lập hoặc đăng kí với ngành nghề đó nữa.
17. Cơng ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ
Sai. Công ty con là một chủ thể doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
riêng, là đơn vị kinh doanh độc lập không phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ trong báo cáo tài
chính kế tốn, có mã số thuế riêng, nộp thuế TNDN riêng. Khoản 2 điều 190 LDN cũng đã
quy định :’’Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa cty mẹ và cty con đều phải được thiết
lập và thực hiện độc lập theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể độc lập’’
18. Doanh nghiệp xã hội có quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Doanh nghiệp xã hội có thể là doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh hoặc công ty cổ phần.
Trong trường hợp doanh nghiệp xã hội là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020: “công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”.
Trong trường hợp doanh nghiệp xã hội là công ty hợp danh. Theo quy định tại Khoản 1
Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020: “Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp
luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn
chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty

Trang 6



chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó”. Như vậy, cơng ty
hợp danh có quyền có nhiều người đại diện.
Trong trường hợp doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định tại khoản 3
Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp
luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện
cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Vì
vậy, theo pháp luật doanh nghiệp tư nhân chỉ co duy nhất một người đại diện theo pháp luật.
Nhận định trên sai vì doanh nghiệp xã hội có quyền có nhiều người đại diện trong trường
hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần. Doanh nghiệp xã
hội có duy nhất một người đại diện trong trường hợp là doanh nghiệp tư nhân.
19. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục để được
cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nhận định sai. Vì Theo khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải đăng
ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP khi thay đổi một số nội dung khác như: thay
đổi ngành, nghề kinh doanh; thay đổi thông báo thuế…(là những nội dung khơng có trong
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) thì doanh nghiệp cũng phải làm thủ tục thông báo
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nhưng không thay đổi giấy phép đăng ký kinh
doanh.
20. Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể tồn tại dưới loại hình công ty cổ phần.
Nhận định sai. Căn cứ vào Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp nhà nước có thể
tồn tại dưới loại hình Cơng ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Công ty cổ
phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
II. Lí thuyết:
1. Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh
nghiệp.

Quyền thành lập, quản lý doanh Quyền góp vốn vào doanh nghiệp
nghiệp

Trang 7


Khái
niệm

- Người thành lập doanh nghiệp là
cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp
vốn để thành lập doanh nghiệp.
- Người quản lý doanh nghiệp là
người quản lý DNTN và người
quản lý công ty, bao gồm: chủ
DNTN, thành viên hợp danh, Chủ
tịch HĐTV, thành viên HĐTV,
Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐQT,
thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc, cá nhân giữ chức
danh quản lý khác theo Điều lệ
công ty.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 24,25 Điều
4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo
thành vốn điều lệ của cơng ty, bao
gồm góp vốn để thành lập cơng ty
hoặc góp thêm vốn điều lệ của cơng ty
đã được thành lập.

Cơ sở pháp lý: Khoản 14 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2020.

Tổ chức, Tổ chức, cá nhân sau đây không
cá nhân có quyền thành lập và quản lý
khơng có doanh nghiệp tại Việt Nam
quyền
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân sử dụng
tài sản nhà nước để thành lập
doanh nghiệp kinh doanh thu lợi
riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Tổ chức, cá nhân sau đây khơng có
quyền góp vốn vào doanh nghiệp
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài
sản nhà nước góp vốn vào doanh
nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình;
b) Đối tượng khơng được góp vốn vào
doanh nghiệp theo quy định của Luật
Cán bộ, công chức, Luật Viên chức,
Luật Phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, đối tượng có quyền góp vốn
vào doanh nghiệp rộng hơn đối tượng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 17 Luật
Doanh nghiệp 2020.

b) Cán bộ, công chức, viên chức

theo quy định của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân, viên
chức quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp, công nhân công an

Trang 8


trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân Việt Nam, trừ
người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp
hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà
nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý
nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà
nước theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ
người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp
khác;
đ) Người chưa thành niên; người
bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự; người bị mất năng lực hành vi

dân sự; người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi; tổ
chức khơng có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang
chấp hành hình phạt tù, đang chấp
hành biện pháp xử lý hành chính
tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ
sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị
Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định; các trường hợp
khác theo quy định của Luật Phá
sản, Luật Phòng, chống tham
nhũng.

Trang 9


Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh
doanh có yêu cầu, người đăng ký
thành lập doanh nghiệp phải nộp
Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan
đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương
mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất
định theo quy định của Bộ luật
Hình sự.
Cở sở pháp lý: Khoản 2 Điều 17

Luật Doanh nghiệp 2020
2. Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị
những vấn đề pháp lý nào? Vì sao?
* Giai đoạn 1: chuẩn bị đầy đủ thông tin để lập hồ sơ thành lập cơng ty
- Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Ở nước ta có 5 loại hình phổ biến
+ Cơng ty TNHH 1 thành viên / 2 thành viên trở lên
+ Công ty cổ phần
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty hợp danh
- Xác định thành viên/ cổ đơng góp vốn hay sẽ tự đầu tư
- Đặt tên cho công ty theo đúng quy định của pháp luật
- Chuẩn bị địa chỉ đặt trụ sở công ty: Theo Điều 42, Luật doanh nghiệp 2020 thì địa chỉ trụ sở
chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa
chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã,
phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; quốc gia; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
- Xác định vốn điều lệ
Trang 10


- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật: Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám
đốc), Chủ tịch Hội đồng thành viên/quản trị, và các chức danh quản lý khác quy định tại điều
lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam;
trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người
khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
* Giai đoạn 2: Soạn thảo, nộp hồ sơ thành lập công ty
- Bước 1: soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
+ Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp gồm:

+ CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu cịn hiệu lực (bản sao có chứng thực) của chủ đầu tư, các
thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
+ Điều lệ Công ty;
+ Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH hai thành viên trở lên, Cổ phần);
+ Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt;
- Bước 2: nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Bước 3: đăng bố cáo
* Giai đoạn 3: Khắc con dấu
+ Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số.
+ Doanh nghiệp quyết đính loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp,
chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
+ Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban
hành.
Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Trình bày và cho ý kiến nhận xét về thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật hiện hành.
* Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020:

Trang 11


- Các loại văn bản trong hồ sơ ĐKDN: Đ19 - Đ22 LDN + Nghị định số 01/2021/NĐ-CP +
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ ĐKDN và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai
trong hồ sơ ĐKDN và các báo cáo.
Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐKDN cho doanh nghiệp là Phịng đăng ký kinh doanh

thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Lưu ý: “Trường hợp luật khác có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức
lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó”
(Đ3 LDN).
- Các bước đăng kí doanh nghiệp (Đ26 LDN):
 Bước 1: chuẩn bị hồ sơ.
 Bước 2: nộp hồ sơ đến CQĐKKD theo phương thức sau đây:




Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại CQĐKKD;
Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

 Bước 3: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp GCNĐKDN trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ GCNĐKDN là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký
doanh nghiệp mà CQĐKKD cấp cho doanh nghiệp.
+ Đặc điểm:
• GCNĐKDN có hiệu lực trong phạm vi tồn quốc.
• GCNĐKDN đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
• Các thơng tin trên GCNĐKDN có giá trị pháp lý kể từ ngày cấp.
- Dấu của doanh nghiệp
• Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số.

Trang 12



• Doanh nghiệp quyết đính loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp,
chi nhánh, văn phịng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
• Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban
hành.
• Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
4. Luật Doanh nghiệp bảo hộ đối với tên doanh nghiệp như thế nào?
Tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp bao gồm 2 yếu tố: đó là loại hình cơng ty và tên
riêng. Tên doanh nghiệp phải được viết in hoa trên các giấy tờ giao dịch hay trong hồ sơ công
ty. Điều 39 Luật doanh nghiệp quy định không được đặt tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn
với các đơn vị đã đăng ký trước đó. Dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ thì đăng ký bảo hộ
tên công ty không nằm trong đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, chỉ có tên
thương mại mới nằm trong đối tượng bảo hộ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật sở hữu
trí tuệ. Tên thương mại được hiểu là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (khoản 21, Điều 4, Luật SHTT). Như vậy, để được bảo
vệ bằng pháp luật sở hữu trí tuệ thì đối tượng bảo hộ phải là tên thương mại.
5. Doanh nghiệp được kinh doanh trong phạm vi những ngành, nghề nào? Vì sao?
Kể từ khi doanh nghiệp được thành lập, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp phải tuân
thủ các quy định của pháp luật và điều lệ. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thể hiện thông
qua ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc các hoạt động được ghi nhận trên giấy chứng nhận
đầu tư (nếu áp dụng); hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp, giấy phép kinh doanh (nếu áp dụng) và các quy định tại điều lệ doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm
được qui định tại K1 Điều 7 của LDN 2020. Quyền này tất nhiên vẫn phải đảm bảo đi kèm
với những nghĩa vụ và điều kiện pháp lý mà pháp luật doanh nghiệp đã quy định. Theo đó,
doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu
tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; và thực hiện đầy đủ, kịp thời các

nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công
khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật (quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Luật DN).
Trang 13


Như vậy, tổng hợp các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được điều chỉnh
ở Luật DN hiện hành, có thể tóm tắt các nội dung chính xác như sau:
Doanh nghiệp phải thực hiện kê khai các ngành, nghề kinh doanh khi tiến hành đăng ký
doanh nghiệp và phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh với các ngành nghề mà mình đăng ký.
Trong thời gian hoạt động, doanh nghiệp có quyền thực hiện kinh doanh ở các lĩnh vực ngành
nghề khác tuy nhiên phải đảm bảo thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh theo
quy định tại Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Tuy nhiên, vì một số lí do như an ninh quốc phòng, sức khỏe của cộng đồng mà pháp luật
quy định một số ngành, nghề kinh doanh phải có những điều kiện bắt buộc mới được đăng ký
kinh doanh. Các ngành nghề đó được qui định tại Phụ lục 4 NĐ số 03/2016/QH14.
6. Phân biệt doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn với doanh nghiệp có
chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn.
Giống nhau: Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn là chế độ (hình thức) chịu trách
nhiệm về các tài sản và khoản nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác nhau: Chủ yếu về giới hạn chịu trách nhiệm thành viên cổ đông của công ty và chủ
sở hữu doanh nghiệp (bản thân chính công ty đó).
Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người
góp vốn kinh doanh chỉ phải thanh toán các khoản nợ tối đa bằng số vốn đã góp vào công ty.
Cụ thể hơn là công ty phải trả nợ bằng tất cả số tài sản hiện có nếu không còn tài sản nào để
trả nợ nữa thì thành viên cổ đông cũng không phải có nghĩa vụ dùng tài sản cá nhân của mình
để trả nợ thay cho công ty. Công ty có tư cách pháp nhân thì phải chịu trách nhiệm bằng tài
sản của chính nó Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty hữu hạn.
+ VD: Lúc thành lập công ty cổ phần thì thành viên của cty góp vốn 10 triệu. Cty làm ăn
1 năm nợ 10 tỷ thì cty phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ ấy bằng tất cả số tài sản vốn

có của mình và nếu không đủ tài sản để thanh toán nữa thì chủ nợ cũng không thể đòi thành
viên trả hơn 10 triệu, thành viên chỉ trả nợ trong phạm vi góp vốn của mình
Chế độ trách nhiệm vô hạn: Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người
góp vốn kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ bằng số vốn góp vào doanh nghiệp. Nếu
chưa thanh toán đủ, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải dùng tài sản cá nhân của
mình để thanh toán.
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
+ VD: Thành viên công ty hợp doanh góp vốn 10tr để thành lập doanh nghiệp, lúc làm ăn
công ty nợ 10 tỷ và công ty chỉ trả nợ với số tiền 10tr thì chủ nợ có quyền bắt công ty hợp
doanh phải trả phần tiền còn thiếu, trả đến khi nào hết nợ thì thôi Việc lựa chọn loại hình

Trang 14


doanh nghiệp rất quan trọng hiện nay, nếu muốn thành lập Doanh nghiệp thì phải tìm hiểu kĩ
các loại hình để hạn chế việc làm ăn thua lỗ về sau.
7. Phân tích các hình thức kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật?
Cho ví dụ đối với mỗi hình thức kinh doanh có điều kiện.
Phân tích các hình thức kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật:
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện  thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh
mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải:
– Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề
kinh doanh đó (ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh
doanh);
– Đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm; quy
định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an tồn giao thơng và quy định về các u cầu
khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt q trình hoạt động
của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường, karaoke).
- Giấy phép kinh doanh: (hay còn được gọi là “giấy phép con”) là loại giấy tờ do cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã
đáp ứng các điều kiện ràng buộc.
Ví dụ: giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận này thì
chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.
Ví dụ: giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
8. Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn đầu tư.

Trang 15


Tiêu chí

Khái niệm

Đặc điểm

Vốn điều lệ
Vốn điều lệ
cơng ty là tổng số
vốn do các thành
viên hoặc cổ
đơng góp hoặc
cam kết góp
trong một thời
hạn nhất định và
được ghi vào
điều lệ cơng ty.

Vốn pháp

định

Vốn đầu tư

Vốn
pháp
định là mức vốn
tối thiểu mà
doanh
nghiệp
phải đảm bảo đáp
ứng khi đăng ký
ngành kinh doanh
có điều kiện để
thành lập doanh
nghiệp hoặc bổ
sung ngành nghề
kinh doanh. Tuỳ
từng ngành nghề
kinh doanh mà
vốn pháp định
lớn hay nhỏ.

Vốn đầu tư
dự án là tổng tất
cả các nguồn vốn
được góp vào dự
án đầu tư để thực
hiện hồn thành
dự án.


- Tài sản góp
- Vốn pháp
vốn có thể là tiền định ở Việt Nam
Việt Nam, ngoại được xác định
tệ tự do chuyển theo từng ngành,
đổi, vàng, giá trị nghề kinh doanh
quyền sử dụng cụ thể, không áp
đất, giá trị quyền dụng cho từng
sở hữu trí tuệ, loại hình doanh
cơng nghệ, bí nghiệp.
quyết kĩ thuật,
- Việc quy
các tài sản khác định mức vốn
ghi trong Điều lệ vốn pháp định cụ
cơng ty do thành thể ở Việt Nam
viên góp để tạo chủ yếu được xác
thành vốn của định thông qua
công ty.
các văn bản dưới
- Pháp luật luật do các cơ
không quy định quan hành pháp
mức vốn điều lệ ban hành.
tối thiểu/tối đa Trang 16
khi thành lập

-Vốn đầu tư
thường phổ biến
trong các doanh
nghiệp có vốn

đầu tư nước
ngồi (sau đây
gọi là doanh
nghiệp FDI).
-Vốn đầu tư
thường gắn liền
với các dự án đầu
tư cụ thể và được
thể hiện trên giấy
chứng nhận đăng
ký đầu tư. Tuy
nhiên có nhiều
doanh
nghiệp
Việt Nam được
cấp phép thực
hiện dự án đầu tư
nên cũng thể hiện


9. Vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như thế nào?
Vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là:
 Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Điều 134 về đại diện, vai trị của người đại
diện nói chung, cũng như người đại diện theo pháp luật nói riêng: "Cá nhân (người đại diện)
nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự."
 Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020): “Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp là cá nhân Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải
quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng

tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
10. Trình bày các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp.

Trang 17


 Các trường hợp xác lập người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Nếu cơng ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định
cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa
được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của cơng ty đều
là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp
luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp phải bảo đảm ln có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại
Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này
khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt
Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người
đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy
quyền.
Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
chưa trở lại Việt Nam và khơng có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi
người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở
hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại

diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
 Các trường hợp chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người
đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền
cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp
hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định thì chủ sở hữu cơng ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm
người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trang 18


Đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm
người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại
cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định thì thành viên còn lại đương
nhiên làm người đại diện theo pháp luật của cơng ty cho đến khi có quyết định mới của Hội
đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
11. Cho biết ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký
doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp”.
- Ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đã được cơ quan nhà
nước thừa nhận là thành lập và có thể tiến hành kinh doanh, trừ một số trường hợp kinh doanh

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào khoản 2 Điều 34 nghị định
01/12021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Khi đó doanh nghiệp được xác lập là một tổ chức kinh doanh được hưởng quyền và
nghĩa vụ, được nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
12. Doanh nghiệp được bắt đầu tiến hành kinh doanh từ thời điểm nào? Vì sao?
- Doanh nghiệp sẽ được tiến hành kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt
động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh khi có đủ điều
kiện.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 01/12021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: “Các
thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng
Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền
hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ
trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh
nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp
đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
Trang 19


13/ Vì sao thành viên, cổ đơng thành lập cơng ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản
cho công ty, nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân thì khơng phải chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho doanh nghiệp tư nhân?
Vì căn cứ Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Chuyển quyền sở hữu tài sản góp
vốn:
“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ
phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho cơng ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho cơng ty theo quy
định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp
vốn khơng phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản khơng đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện
thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức
của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng
giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của
người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của cơng ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài
sản góp vốn đã chuyển sang cơng ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn
góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được
thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường
hợp thanh tốn bằng tài sản và hình thức khác khơng bằng tiền mặt.

Trang 20


=> Vì vậy, pháp luật chỉ quy định thành viên của công ty Hợp danh và công ty Cổ phần, công
ty TNHH mới phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. Đối với Doanh nghiệp
tư nhân, đây là loại hình doanh nghiệp mà khơng có sự tách biệt tài sản chủ doanh nghiệp tư

nhân và tài sản của doanh nghiệp. Vậy nên, không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản sử dụng vào hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
14/ Vì sao tổ chức khơng có tư cách pháp nhân bị cấm thành lập công ty?
Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Người chưa thành
niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân;” Vì để
thành lập cơng ty cần đảm bảo có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo luật định đồng thời phải tuân
theo quy định của pháp luật. Đối với tổ chức khơng có tư cách pháp nhân sẽ khơng có tài sản
độc lập. Có nghĩa là tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp không được
tách bạch rõ ràng gặp rủi ro về mặt pháp lý cao. Trong trường hợp đó, tuy tài sản được tạo lập
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, nhưng
chủ doanh nghiệp cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với mọi
hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức khơng có tư cách pháp nhân bị cấm thành lập
cơng ty.
III. Tình huống:
1. DNTN An Bình do ơng An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên kinh doanh lắp
đặt hệ thống điện. Ông An đang muốn kinh doanh thêm ngành tổ chức, giới thiệu và xúc
tiến thương mại nên ông có những dự định sau:
- Ơng An mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội để kinh doanh ngành
tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
 Ông An mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội để kinh doanh ngành tổ
chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại. Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh
nghiệp 2020 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm
vụ thực hiện tồn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức
năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với
ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Như vậy, pháp luật quy định ngành,
nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó, việc ơng muốn thành lập chi nhánh mà có đăng ký ngành nghề kinh
doanh khác với ngành nghề kinh doanh của DNTN An Bình là khơng được phép.


Trang 21


 Trong trường hợp ông An vẫn muốn mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà
Nội để kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại. Thì ơng An
phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh của DNTN An Bình.
- Ơng An thành lập thêm một DNTN khác kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và
xúc tiến thương mại.
=> Ơng An khơng được phép thành lập thêm 1 DNTN khác. Khoản 3 điều 183 LDN
2014 quy định như sau: “mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 DNTN. Chủ DNTN không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh’’
- DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1 thành viên
kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
=> Khơng thể đầu tư vốn được. Vì doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn
thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
4. Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần
vốn góp trong cơng ty hợp danh, cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Ơng An góp vốn cùng ơng Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc tịch
Việt Nam và Canada) để thành lập Hộ kinh doanh kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu
và xúc tiến thương mại.
=> Không thể thành lập được. Vì hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ
gia đình là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định
của Bộ luật Dân sự mà ông Jerry không phải là công dân Việt Nam (quốc tịch Hoa Kỳ) và
ông An là chủ doanh nghiệp tư nhân nên không được thành lập hộ kinh doanh.
Căn cứ Khoản 1 Điều 79, Điều 80 Nghị định 01/2021:
Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường

hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm
đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia
đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh

Trang 22


Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại
Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng
lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một
hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất
trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Dương, Thành, Trung và Hải thành lập Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình
Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được cấp chứng nhận đăng ký
kinh doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn do các bên ký:
- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).
Hành vi góp vốn 800tr bằng tiền mặt của Dương căn cứ Điều 34 Khoản 1 LDN 2020 là
hồn tồn hợp pháp.

- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn hàng
chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy ghi
nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ
đồng (chiếm 24% vốn điều lệ).
Theo Điều 36 Luật Doanh Nghiệp 2020 “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự
do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật,
tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.” Thì tài sản góp vốn là tài sản khác
có thể định giá bằng Đồng Việt Nam. Trong BLDS 2015 có quy định tại khoản 1 Điều 105
Trang 23


“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Cho nên giấy nợ được xem là quyền
tài sản và có thể góp vốn. Và giấy nợ của Thành đã được các thành viên nhất trí định giá là
1,2 tỷ đồng . Hành vi góp vốn bằng giấy nợ của Thành là hoàn toàn hợp pháp.
- Trung góp vốn bằng ngơi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ
khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của Trung dự
kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngơi nhà này là 1,5 tỷ đồng (30%
vốn điều lệ).
Hành vi góp vốn của Trung bằng ngơi nhà của mình trị giá 700tr căn cứ theo Khoản 1
Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 là hợp pháp. Tuy nhiên việc các bên định giá căn nhà là 1,5
tỷ trong khi giá trị thực tế là 700tr đã vi phạm điều cấm tại Khoản 5 Điều 16 Luật doanh
nghiệp 2020, việc định giá căn nhà phải theo giá thị trường tại thời điểm định giá. Tình tiết có
quy hoạch mở rộng mặt đường nhà của Trung dự kiến sẽ ra mặt đường không phải căn cứ để
các thành viên có thể định giá căn nhà cao hơn thực tế. Bởi vì đây chỉ là sự suy đốn, khơng
chắc chắn.
- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam kết góp 500
triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào cơng ty cần thì Hải sẽ góp tiếp1 tỷ cịn lại.
=> Bình luận: Hành vi góp vốn của Hải là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Theo
khoản 2 điều 27 LDN 2020 thì thành viên phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện
thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Vì vậy Hải phải góp đủ vốn như đúng thời
gian luật quy định

CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
I. Nhận định:
1/ Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập hộ kinh doanh.
Nhận định sai, vì cá nhân đủ 18 và phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ
thì có mới quyền thành lập hộ kinh doanh theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
quy định: “Cá nhân, thành viên hộ gia đình là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại
Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng
lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Trang 24


b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
2. Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm.
Nhận định sai, vì hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm theo Khoản 2 Điều
86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại
nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông
báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh
đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
3. Hộ kinh doanh chỉ có một người đại diện theo pháp luật.
Nhận định đúng. Người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh cũng chính là chủ hộ

kinh doanh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP “Chủ hộ kinh
doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
4. Chủ hộ kinh doanh không được làm chủ DNTN.
Nhận định đúng. Chủ hộ kinh doanh không đồng thời là chủ của Doanh nghiệp tư nhân.
Theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên hợp danh của cơng ty hợp danh.”
Ngồi ra cịn được quy định tại khoản 3 điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP “Cá nhân,
thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư
nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các
thành viên hợp danh cịn lại.”
5. Chủ hộ kinh doanh khơng chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho hộ kinh
doanh.
Nhận định Đúng, vì chủ hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình
đối với hoạt động kinh doanh của hộ do đó khơng có góp vốn và cũng khơng phải chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn cho hộ kinh doanh. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 79 NĐ
01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký
Trang 25


×