Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT.LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.46 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


Tiểu luận cuối kỳ
(Mơn học: Triết học Mac-Lenin)

TÊN ĐỀ TÀI:
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ VAI
TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP
SẢN XUẤT.LIÊN HỆ THỰC TIỄN
BUỔI : Sáng thứ 6

TIẾT : 1-3

NHÓM THỰC HIỆN : 01
GVDH: Trần Ngọc Chung
HỌC KỲ: II – NĂM HỌC: 2019 - 2020
TP.HỒ CHÍ MINH – tháng 7 năm 2020
1|Page


Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:

1. Nguyễn Xuân Trường (NT) MSSV: 19145054

STT 92

SĐT 0328949363
2. Lê Bá Duy


MSSV: 19145044

STT 19

3. Đặng Lê Nguyên Vũ

MSSV: 19145337

STT 98

4. Nguyễn Minh Tuấn

MSSV: 19145334

STT 94

5. Nguyễn Quang Sự

MSSV: 19145301

STT 76

6. Võ Ngọc Tân

MSSV: 19145058

STT 81

Giảng viên hướng dẫn: Trần Ngọc Chung


ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
GV ký tên

2|Page


Mục lục
Phần Mở đầu ............................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN: ...................................................................................................... 5
1.1

Khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử: .................................................................................... 5

1.2

Đối tượng nghiên cứu:………………………………… ……………………..…………….5

1.3

Nội dung cơ bản:……………………………………………………………………….……6

CHƯƠNG 2: VÀI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT………………….….7
2.1 Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất:…………………………………………...……..7
2.1.1 Khái niệm cơ bản:…………………………………………………………………………..7

2.1.2 Vai trò đối với sự phát triển và tồn tại của xã hội:……………………………………….8
2.1.3 Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:…………………………………….…10
2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuât:…….11
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản về quan hệ sản xuất: ………………………………………....11
2.2.2.1 Khái niệm về phương thức sản xuất: ………………………………………...11
2.2.2.2 Khái niệm về lực lượng sản xuât: ……………………………………………..11
2.2.2.3 Khái niệm về quan hệ sản xuât: ………………………………………………13
2.2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất: ………………………………………………………………………………………….14
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN..…………………………...………………………………….....16
3.1 Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-lenin đối vớ nhân loại:……………………………..16
3.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-lenin đối với Việt Nam:………………..17
3.3 Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội:……………………………………...18
KẾT LUẬN.…………...………………………………………………………………………………….19

3|Page


Phần Mở đầu
1. Đặt vấn đề:
Để đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế đáng kinh ngạc như ngày hôm nay, con
người chúng ta đã phải trải qua nhiều quá trình gian khổ. Từ việc thay đổi phong tục tập
quán từ săn bắt hái lượm sang hoạt động sản xuất nông nghiệp, từ sử dụng công cụ lao động
thơ sơ sang sử dụng máy móc, cơng nghệ, kĩ thuật hiện đại, tiên tiến vượt bậc. Có được
những thành tựu đó là cả q trình sản xuất, lao dộng, nghiên cứu của rất nhiều người. Cũng
chính điều này là một trong những điểm then chốt để phân biệt con người chúng ta với các
loài vật.
Với nhu cầu của một con người, chúng ta mong muốn thoả mãn những vấn đề như ăn, uống,
ở, mặc và những thứ khác vì vậy sản xuất vật chất là một trong những hành vi nhằm thoả
mãn các nhu cầu đó. Chúng ta khơng thể sống, học tập và làm việc nếu trước hết khơng

thoả mãn các nhu cầu cơ bản đó. Trong q trình sản xuất vật chất để thoả mãn chính nhu
cầu cá nhân, chúng ta đã không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội và biến đổi
các chính bản thân chúng ta, làm cho sản xuất vật chất ngày càng phát triển.
Nhưng để có đạt được những thành tựu như hiện tại, chỉ áp dụng bừa bãi những cách thức
sản xuất thì đó là điều khơng thể, chúng ta cần có hệ thống cơ sở lí luận về sản xuất vật chất
cũng như là phương thức sản xuất thì mới có nền tảng để đẩy nền sản xuất càng ngày càng
đi lên. Chính vì lí do đó, tiểu luận của chúng em sẽ làm rõ về vấn đề Lí luận của chủ nghĩa
duy vật lịch sử về vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất, từ đó đem những
cơ sở lí luận này liên hệ với thực tiễn đời sống của chúng ta ngày nay. Tuy đây chỉ là một
bộ phận nhỏ của Triết học Mác – Lênin nhưng hi vọng bài tiểu luận sẽ giúp ích trong q
trình tìm hiểu, ngun cứu bộ mơn Triết học Mac - Lenin.
Trong q trình nghiên cứu vẫn cịn những vấn đề phức tạp nên khơng tránh khỏi sai sót.
Mong sự góp ý của thầy cơ và các bạn để bài tiểu luận của nhóm hồn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!

2. Mục tiêu:
4|Page


+ Đưa ra được những thông tin sơ lược về Lí luận chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Chỉ ra được đối tượng nghiên cứu cũng như những nội dung chính cần được làm rõ trong
bài tiểu luận.
+ Nêu ra vai trò của sản xuất vật chất.
+ Chỉ rõ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Áp dụng kiến thức của Lí luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò của sản xuất vật
chất và phương thức sản xuất từ đó vận dụng vào thực tiễn đời sống.

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1.1 Khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học

Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội lồi người bằng sự phát triển của
trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến
những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư
tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống
pháp lý và chính trị.
1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà
nghiên cứu toàn bộ xã hội như một thể thống nhất với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội,
các q trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội; nghiên cứu những quy luật
chung nhất phổ biến nhất của sự phát triển xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể thống nhất để
vạch ra những nét chung của sự phát triển xã hội, những động lực, những nguyên nhân cơ
bản của sự chuyển biến từ một hình thái kinh tế – xã hội này sang một hình thái kinh tế –

5|Page


xã hội khác, mối liên hệ qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những hiện tượng khác nhau
của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng v.v…
Chủ nghĩa duy vật lịch sử vạch ra những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển
xã hội, chỉ ra vị trí và vai trị của mỗi mặt của đời sống xã hội, trong hệ thống xã hội nói
chung, vạch ra những nét cơ bản của các giai đoạn phát triển của xã hội loài người.

1.3. Nội dung cơ bản:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử là học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, theo đó, trong
các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất là cơ sở hiện thực của mỗi xã hội nhất định, cấu
trúc hạ tầng, trên đó xây dựng lên kiến trúc thượng tầng: chính trị, pháp luật và các hình

thái ý thức xã hội khác, với những thiết chế của chúng. Mỗi hệ thống quan hệ sản xuất của
một xã hội nhất định, phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của các lực lượng sản
xuất.
Các lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển không ngừng, đến một giai đoạn nhất định sẽ
mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời và đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ
sản xuất ấy bằng những quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong xã hội có giai cấp, sự
thay đổi ấy được thực hiện bằng cách mạng xã hội.
Một khi cơ sở hạ tầng đã thay đổi, thì tồn bộ cấu trúc thượng tầng sớm muộn cũng thay
đổi theo. Hình thái kinh tế – xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế – xã hội
mới tiến bộ hơn. Như vậy, lịch sử loài người là lịch sử thay thế của những hình thái kinh tế
– xã hội khác nhau.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phát hiện ra những quy luật chung nhất của sự vận động
phát triển của lịch sử, là nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các hình thái kinh tế – xã hội thấp
đến trình độ cao hơn, vận động theo hình xốy ốc và đỉnh cao của nó là xã hội cộng sản chủ
nghĩa, một xã hội công bằng, tiến bộ, văn minh.

6|Page


CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG
THỨC SẢN XUẤT
2.1. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất:
2.1.1. Khái niệm cơ bản:
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm:
sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con nguời. Ba quá trình đó gắn
bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự
tồn tại và phát triển xã hội. Theo Ph.Ăngghen, "Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài
người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại
sản xuất". Như vậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con
người – đó cũng chính là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối

tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Với nghĩa
như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch
sử và tính sáng tạo.
Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất định và
được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó chính là phương
thức sản xuất. Vậy, khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con
người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất
định.
Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với những
đặc điểm riêng. Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỷ
thuật đánh bắt tự nhiên ở trình độ hết sức thơ sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện
đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo cơng nghiệp và cơng nghệ cao.
Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế. Hai phương
diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất chỉ ra
quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nảo để làm biến đổi
các đối tượng của quá trình sản xuất. Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất chỉ ra
quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế cao. Trong các xã
7|Page


hội nông nghiệp truyền thống, phương thức kỹ thuật chủ yếu của q trình sản xuất là các
cơng cụ kỹ thuật thủ cơng với quy mơ nhỏ và khép kín về phương diện kinh tế. Ngược lại,
trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất lại được tiến hành với phương thức kỹ thuật
công nghiệp và tổ chức kinh tế thị trường với những quy mô ngày càng mở rộng và không
ngừng phát triển theo hướng phân tách và phụ thuộc vào nhau giữa các khâu kỹ thuật và tổ
chức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội.

2.1.2.Vai trò đối với sự phát triển và tồn tại của xã hội:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh
tồn, phát triển của con người và xã hội: là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển

những mối quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và
phát triển của xã hội loài người.
Khác với các quan điểm duy tâm về lịch sử, C.Mác đã xuất phát từ "con người hiện thực"
và đi đến kết luận rằng: "… tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là
tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể "làm ra lịch
sử". Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo
và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu
để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất". Cũng vì vậy,
có thể khẳng định: con người với tư cách "người", được bắt đầu bằng tự phân biệt với súc
vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
Để tiến hành quá trình sản xuất vật chất – tức quá trình cải biến giới tự nhiên, con người tất
yếu phải thiết lập nên những mối quan hệ nhất định với nhau, đó chính là những quan hệ
sản xuất và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà làm phát sinh những mối quan hệ xã
hội khác: chính trị, đạo đức, pháp luật,… Theo C.Mác, "việc sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triền kinh tế nhất định của một dân
tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở. Từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước,
các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tơn giáo của con
người ta".
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi
xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự
8|Page


phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã
hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn
bộ đời sống xã hội,suy đến cùng có ngun nhân từ tình trạng phát triển của nên sản xuất
của xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đủng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì
cần phải tìm ngun nhân cuối cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật
chất của xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó. Nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa ở trình độ cao hơn nền sản xuất phong kiến chính là vì nền sản

xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản suất dựa vào trình độ phát triển của phương thức sản
xuất, cơng nghiệp và hình thức tổ chức kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, cũng nhớ đó
mà nó có thế tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều phương thức sản xuất phong kiến
với trình độ lao động căn bản là thủ cơng, với hình thức tổ chức kinh tế tự cấp tự túc, khép
kín. Chính vì vậy, có thể nói: các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó
sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào, với cơng cụ gì.
Với việc phát hiện ra vai trị quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát triển
của nền sản xuất xã hội và do đó, với trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung, chủ
nghĩa Mác — Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và
phái triển của các phương thức sản xuất. Sự thay thế và phát triển của các phương thức sản
xuảt phản ánh xu hướng tất yếu khách quan của quá trình phát triển xã hội lồi người từ
trình độ thấp đến trình độ ngày càng cao hơn: phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong
kiến và tư sản hiện đại. V.V.. Tính chất tuần tự trong q trình thay thế và phát triển của
các phương thức sản xuất cũng chính là quy luật chung trong tiến trình phát triển của lịch
sử nhân loại nhưng với mỗi cộng đồng xã hội nhất định, tùy theo điều kiện khách quan và
chủ quan mà có thể có những biểu hiện đa dạng về con đường phát triển của nó: có tính
chất đan xen giữa các phương thức sản xuất trong một thời kỳ phát triển hoặc có những
bước nhỏ qua một hay một vài phương thức sản xuất nào đó (với tư cách là phương thức
sản xuất có tính chất phổ biến, giữ vai trò chủ đạo) và tiến thẳng lên phương thức sản xuất
cao hơn. Đó chính là sự hiểu hiện của tính thống nhất trong tính đa dạng về con đường phát
triển của mỗi cộng đồng người nhất định, tạo nên tính chất phong phú của lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, dù lịch sử của mỗi cộng đồng người có phát triển phong phú, đa dạng như thế
9|Page


nào, thậm chí có những giai đoạn phát triển phải trải qua những con đường vòng nhưng rốt
cuộc lịch sử vẫn tuân theo xu hướng chung là phát triển theo chiều hướng đi lên từ phương
thức sản xuất ở trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

2.1.3 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Từ Hội nghị Trung ương 1 Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đến Hội nghị
Trung ương 9 khóa VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 8-1990), TKQĐ luôn được xác
định là: “do được các nước XHCN giúp đỡ, nên bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN”, tức là
nửa trực tiếp. Đại hội II Đảng Lao động Việt Nam (tháng 02-1951) nêu rõ: TKQĐ ở Việt
Nam có điểm xuất phát thấp hơn, cho nên lâu dài, khó khăn hơn. Đại hội VI của Đảng (năm
1986) mở ra thời kỳ đổi mới, bắt đầu thực hiện đa dạng hóa sở hữu - một trong những nội
dung quan trọng nhất của NEP, nhưng vẫn nêu TKQĐ ở nước ta là “bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa”.
Từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đến nay, đường lối thực hiện TKQĐ được xác định
là “bỏ qua chế độ TBCN”, tức là TKQĐ gián tiếp, và được xây dựng, phát triển ngày càng
hoàn thiện. Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 1-1995) khẳng định: trong điều kiện
khơng cịn sự giúp đỡ của các nước XHCN, nhưng có thể tranh thủ được nguồn lực từ hợp
tác, hội nhập kinh tế quốc tế; bỏ qua chế độ TBCN, nhưng kế thừa mọi thành tựu và kinh
nghiệm của nhân loại, kể cả của CNTB. Đại hội IX của Đảng nêu rõ, bỏ qua sự thống trị
của QHSX TBCN, nhưng tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ trong CNTB...
Hiện nay, để tiếp tục giữ vững, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, Việt
Nam cần đẩy mạnh vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, đường lối của V. I. Lênin về
TKQĐ gián tiếp với một số điểm chú ý sau:
Thực tế thành công lẫn thất bại của CNXH hiện thực trên thế giới một thế kỷ qua đều chứng
minh lý luận của V. I. Lênin về TKQĐ gián tiếp là đúng đắn. Để phát triển, tiến bộ nhanh,
mạnh, bền vững, mà không lặp lại những hạn chế của CNTB, các nước đang phát triển vẫn
có thể và cần phải thực hiện TKQĐ này. Điều đổi mới nhận thức về TKQĐ đó là bỏ qua
chính trị TBCN, mà vẫn sử dụng, khai thác kinh tế CNTB để phục vụ cho CNXH, đặc biệt
là phát triển LLSX, kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học - cơng nghệ... đồng thời với vai
trị của nhà nước pháp quyền XHCN sẽ điều tiết sự phát triển nhân văn hơn.
10 | P a g e


Để giữ được bản chất và định hướng XHCN trong thực hiện đường lối về TKQĐ gián tiếp,
thì phải bảo đảm: một là, khi thực hiện, QHSX TBCN và giai cấp tư sản tuyệt nhiên không

thể trở thành thống trị; hai là, người đại diện (nhà nước XHCN) cho chủ sở hữu (quần
chúng nhân dân) khơng thể thay thế hồn tồn chính người chủ sở hữu này, để trở thành
một chủ sở hữu mới trên thực tế. Những điều này phụ thuộc vào việc, Đảng phải luôn kiên
định và sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện mục tiêu, con đường lên CNXH dựa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng lý luận, đường lối chính trị của V. I. Lênin về TKQĐ gián tiếp,
cần kết hợp thống nhất, chặt chẽ, chuyển đổi linh hoạt, hợp lý hai chính sách chủ yếu trên.
Đồng thời, phải đổi mới, phát triển chúng phù hợp với điều kiện trong nước.

2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất:
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản về quan hệ sản xuất:
2.2.2.1 Khái niệm về phương thức sản xuất:
Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định.
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những
giai đoạn nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Phương thức
sản xuất đóng vai trị nhất định đối với tất cả mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Phương
thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuẩt ở một trình độ nhất định và
quan hệ sản xuất tương ứng.

2.2.2.2 Khái niệm về lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành trong quá trình
sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con
người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của
cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người.

11 | P a g e


Trong cấu thành của lực lượng sản xuất, có thể có một vài ý kiến nào đó khác nhau về một

số yếu tố khác của lực lượng sản xuất, song suy cho cùng thì chúng đều vật chất hố thành
hai phần chủ yếu là tư liệu sản xuất và lực lượng con người. Trong đó tư liệu sản xuất đóng
vai trò là khách thể, còn con người là chủ thể.
Tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai bộ phận đó là đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Thơng thường trong q trình sản xuất phương tiện lao động còn được gọi là cơ sở hạ tầng
của nền kinh tế. Trong bất kỳ một nền sản xuất nào cơng cụ sản xuất bao giờ cũng đóng vai
trị là then chốt và là chỉ tiêu quan trọng nhất. Hiện nay công cụ sản xuất của con người
không ngừng được cải thiện và dẫn đến hoàn thiện, nhờ thành tựu của khoa học kỹ thuật đã
tạo ra công cụ lao động cơng nghiệp máy móc hiện đại thay thế dần lao động của con người.
Do đó cơng cụ lao động luôn là độc nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất.
Bất kỳ một thời đại lịch sử nào, công cụ sản xuất bao giờ cũng là sản phẩm tổng hợp, đa
dạng của toàn bộ những phức hợp kỹ thuật được hình thành và gắn liền với quá trình sản
xuất và phát triển của nền kinh tế. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó quan trọng
nhất và trực tiếp nhất là trí tuệ con người được nhân lên trên cơ sở kế thừa nền văn minh
vật chất trước đó.
Nước ta là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều nơi mà con người chưa từng đặt
chân đến nhưng nhờ vào tiến bộ của KHKT và q trình cơng nghệ tiên tiến con người có
thể tạo ra được sản phẩm mới có ý nghĩa quyết định tới chất lượng cuộc sống và giá trị của
nền văn minh nhân loại. Chính việc tìm kiếm ra các đối tượng lao động mới sẽ trở thành
động lực cuốn hút mọi hoạt động cuả con người.

2.2.2.3 Khái niệm về quan hệ sản xuất:

12 | P a g e


Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu các tư liệu
sản xuất chủ yếu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối các sản
phẩm làm ra… Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một

cách khách quan khơng phụ thuộc vào ý chí con người.
Nếu như quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì quan hệ sản xuất lại
là mặt xã hội của sản xuất.
Quan hệ sản xuất gồm có 3 mặt:
+ Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu (gọi
tắt là quan hệ sở hữu)
+ Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi hoạt động
cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý).
+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (gọi tắt là
quan hệ phân phối lưu thông)
Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sử hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu là quan
hệ cơ bản và đặc trưng cho từng xã hội. Quan hệ về sở hữu quyết định quan hệ về tổ chức
quản lý sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm làm ra.
Thực tế lịch sử cho thấy rõ bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào đều mang một mục đích
kinh tế là nhằm bảo đảm cho lực lượng sản xuất có điều kiện tiếp tục phát triển thuận lợi
và đời sống vật chất của con người cũng được cải thiện. Đó là tính lịch sử tự nhiên của các
quá trình chuyển biến giữa các hình thái kinh tế – xã hội trong quá khứ và cũng là tính lịch
sử tự nhiên của thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái
kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Và xét riêng trong phạm vi một quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất của sở hữu cũng
quyết định tính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trong mỗi hình thái kinh tế – xã
hội nhất định quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các quan hệ sản

13 | P a g e


xuất khác ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chúng khong đối lập mà còn phục vụ đắc
lực cho sự tồn tại và phát triển của chế độ kinh tế – xã hội mới.
Nếu suốt trong quá khứ, đã khơng có một cuộc chuyển biến nào từ hình thái kinh tế – xã
hội sang hình thái kinh tế – xã hội khác hồn tồn là một q trình tiến hố êm ả, thì thời

kỳ q độ từ hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa hoặc trước tư bản chủ nghĩa sang
hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (CSCN) trong thời đại ngày nay càng khơng thể là một
q trình êm ả. Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa bao giờ coi hình thái kinh tế – xã hội nào đã
tồn tại kể từ trước đến nay là chuẩn nhất.
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội cùng với một quan hệ sản xuất thống trị, điển hình cịn
tồn tại những quan hệ sản xuất phụ thuộc, lỗi thời như là tàn dư của xã hội cũ. Ngay ở cả
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất cũng khơng chỉ có một quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa thuần nhất. Tất cả các tình hình trên đều bắt nguồn từ phát triển khơng đều về
lực lượng sản xuất không những giữa các nước khác nhau mà còn giữa các vùng và các
ngành khác nhau của một nước. Việc chuyển từ quan hệ sản xuất lỗi thời lên cao hơn như
C.Mác nhận xét: “Không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của
những quan hệ đó chưa chín muồi…” phải có một thời kỳ lịch sử tương đối lâu dài mới có
thể tạo ra điều kiện vật chất trên.

2.2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất:
Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp thành của
phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau. Việc đẩy quan hệ sản xuất
lên quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng
tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc của tư tưởng sai
lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội thuần nhất bất chấp
qui luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm
dụng mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực
14 | P a g e


lượng sản xuất. Sự lạm dụng này biểu hiện ở “Nhà nước chun chính vơ sản có khả năng
chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản
xuất”.
Nhưng khi thực hiện người ta đã quên rằng sự “chủ động” không đồng nghĩa với sự chủ

quan tuỳ tiệ, con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất
mà mình muốn có. Ngược lại quan hệ sản xuất luôn luôn bị qui định một cách nghiêm ngặt
bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển khi mà nó được hồn thiện tất cả về nội dung của nó, nhằm giải quyết kịp thời
những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất: lực lượng
sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất con người muốn giảm nhẹ
lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao phải ln tìm cách cải tiến công cụ lao động. Chế
tạo ra công cụ lao động mới. Lực lượng lao động qui định sự hình thành và biến đổi quan
hệ sản xuất ki quan hệ sản xuất khơng thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng sản
xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại
lực lượng sản xuất và ngược lại.
+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất khi
đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành những cơ sở
và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất.
Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản
xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nếu lạc hậu so với lực lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng
sản xuất vì nó qui định mục đích của sản xuất qui định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất
và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người
15 | P a g e


lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần chúng lao động. Nó tạo
ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế.

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

3.1. Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với nhân loại:
Trên lĩnh vực triết học, “triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hồn bị, nó
cung cấp cho lồi người và nhất là cho giai cấp cơng nhân những công cụ nhận thức vĩ đại.
C.Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu lịch sử, xã hội, sáng lập
ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, làm cho chủ nghĩa duy vật biện chứng trở nên hoàn chỉnh, từ
chỗ nhận thức thế giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. “Giống như Đác-uyn
đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, C.Mác đã tìm ra quy luật phát triển của
lịch sử loài người”[3] và đây là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của C.Mác đối với
nhân loại, như V.Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại
nhất của tư tưởng khoa học..
Trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác và từ thực tiễn đấu tranh cách mạng,
V.Lênin đã kế tục xuất sắc sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, bổ sung, phát triển, làm
phong phú chủ nghĩa Mác về nhiều vấn đề quan trọng trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, như lý luận về chủ nghĩa đế quốc và cách mạng
vô sản; lý luận về chiến lược và sách lược của giai cấp vô sản trong thời đại mới; lý luận
về vấn đề dân tộc, thuộc địa, về phong trào giải phóng dân tộc; lý luận về vai trò của đảng
và nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội… Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơnsê-vích Nga, đứng đầu là V.Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã hiện
thực hóa chủ nghĩa Mác bằng thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm
1917, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trong hơn 70 năm xây dựng và
phát triển, Liên Xô đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đào tạo, quốc phịng, an ninh…, là chỗ dựa
16 | P a g e


vững chắc cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc và có nhiều đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội hiện
thực từ thắng lợi ở một nước đã trở thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa; nhiều nước
ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh đã giành được độc lập dân tộc và lựa chọn con
đường xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển… Đó chính là những thành quả rực rỡ mà chủ

nghĩa Mác-Lênin đem lại

3.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với Việt
Nam:
Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ln lấy chủ nghĩa MácLênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình; ln vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, kết
hợp nhuần nhuyễn giữa giai cấp và dân tộc, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo
nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Từ thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam Á, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ
kính yêu, nhân dân ta đã tiếp tục giành được những thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ,
thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành sức mạnh vật chất và di sản tinh thần
quý báu, gắn liền với truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trên con đường đi tìm chân lý
cứu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, sau này là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đã sớm tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường
giải phóng các dân tộc thuộc địa gắn chặt với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Ngay từ
đầu năm 1923, Người đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem
lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn
kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hịa bình, hạnh
17 | P a g e


phúc…Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, tạo ra bước ngoặt
vĩ đại của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, xã hội tồn tại và phát triển được là nhờ sản xuất vật
chất, lịch sử của xã hội trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm phát triển

của các quốc gia trên thế giới và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề ra đường
lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCH. Đây là bước phát triển mới về tư duy
lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta trong quá trình đổi mới và là sự vận
dụng sáng tạo từ chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH và con đường đi lên CNXH,
đặc biệt là những chỉ dẫn của Lê-nin trong chính sách kinh tế mới.
Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp độ tối thiểu đến
cấp độ thưởng thức như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi du lịch…
Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất. Bởi vì sản xuất là điều
kiện của tiêu dùng. Sản xuất càng phát triển thì hàng hóa càng nhiều, tiêu dùng càng phong
phú và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, phát triển nếu không tiến hành
sản xuất vật chất.

3.3. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội.
Suốt chiều dài lịch sử của xã hội lồi người, nền sản xuất của cải xã hội khơng ngừng
phát triển từ thấp đến cao.
Từ chỗ chỉ dùng công cụ lao động bằng đá (thời kỳ đồ đá ở xã hội nguyên thủy), con người
dần dần chế tạo được công cụ bằng đồng (vào thời kỳ đồ đồng ở xã hội cổ đại), sắt (vào
thời kỳ đồ sắt từ thời cổ đại đến trung đại). Sau đó, nhờ cuộc cách mạng công nghiệp để
phục vụ sản xuất, con người đã biết dùng máy móc động cơ hơi nước, các hệ thống cơ khí

18 | P a g e


hóa, hiện đại hóa (vào thời cận đại và hiện đại). Ngày nay, công cụ sản xuất của con người
đã rất hiện đại, vượt quá sự tưởng tượng của loài người cách đây không lâu.
Mỗi khi nền sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới thì cách thức sản xuất của con người
thay đổi, năng suất lao động tăng cao, quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
sản xuất thay đổi…, kéo theo sự thay đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Như vậy, chính là nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của
mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội với

tất cả sự phong phú và phức tạp của nó.
Bởi thế, đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, ta chỉ có thể đạt tới một sự giải thích
có căn cứ nếu sự giải thích ấy được bắt nguồn từ nền sản xuất vật chất của xã hội.

KẾT LUẬN
Như vậy, sự nhận thức lịch sử đó xuất phát từ chính nền sản xuất vật chất trực tiếp của đời
sống, xem xét quá trình sản xuất và hiểu được mối quan hệ hình thức của phương thức sản
xuất đó và hình thức chúng sinh ra sự giao tiếp- có nghĩa là, xã hội công dân trên những
nấc thang khác nhau- là cơ sở của tồn bộ lịch sử; sau đó cần phải miêu tả hoạt động của
xã hội công dân trong lĩnh vực đời sống nhà nước, và giải thích từ đó kết quả và hình thức
lý luận khác nhau của ý thức, tôn giáo, triết học, đạo đức v.v. và v.v., và theo dõi quá trình
xuất hiện của chúng trên cơ sở đó, nhờ vậy mà, tất nhiên, có thể sẽ miêu tả được tồn bộ
q trình về tổng thể (và cả những mối tác động qua lại giữa các mặt khác nhau của nó).
Nhận thức như vậy về lịch sử, trong sự khác biệt với nhận thức duy tâm...giải thích khơng
phải thực tiễn từ tư tưởng, mà tư tưởng được tạo ra từ thực tiễn vật chất và như vậy có kết
luận sau- khơng phải sự phê phán, mà cách mạng mới là động lực thúc đẩy lịch sử
Quan niệm duy vật về lịch sử xuất phát từ luận điểm cho rằng, sản xuất và tiếp theo sau sản
xuất là trao đổi sản phẩm của sản xuất, là cơ sở của mọi chế độ, xã hội, rằng trong mỗi xã
hội xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm và cùng với sự phân phối ấy là sự phân
chia xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp đều được quyết định bởi tình hình: người ta sản
19 | P a g e


xuất ra cái gì và sản xuất ra bằng cách nào và những sản phẩm của sản xuất đó được trao
đổi như thế nào. Do đó, phải tìm những ngun nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi
xã hội và những đảo lộn chính trị khơng phải trong đầu óc người ta...mà là trong những
biến đổi của sản xuất và phương thức trao đổi, cần phải tìm những nguyên nhân đó khơng
phải trong triết học, mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục và đào tạo: (2006), Giáo trình “Triết học Mác-Lênin”, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
2. Người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn: ( 2006) , Nhập môn
Marx, Rius (Eduardo del Rio), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

4. V .I .Lênin toàn tập. NXB tiến bộ Maxcơva, 1982.
5. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: (2004) , Triết học Mác-Lênin, Hà
Nội.
6 Nguồn: />7.Nguồn C. Mác và Ăngghen: Toàn tập
8.Nguồn: />9. />
20 | P a g e



×