Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH tại sở GIAO DỊCH HÀNG HOÁ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH tại sở GIAO DỊCH HÀNG HOÁ TRÊN THẾ GIỚI và tại VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.91 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Tài chính – Ngân hàng

BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH

HÀNG HỐ. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC GIAO
DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY

GVHD:

TRƯƠNG QUANG MINH

Lớp học phần:

2237ITOM0511

Nhóm thảo luận:

Nhóm 5


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
STT Họ và tên

Nhiệm vụ

Chức vụ


Ý thức làm bài

1

Hoàng Thị Quỳnh Làm II.2.c

Thành viên

Tốt

2

Nguyễn Đào
Diễm Quỳnh

Thành viên

Tốt

3

Phạm Thị Quỳnh

Thành viên

Tốt

4

Thành viên


Tốt

5

Nguyễn Thị Hồng II.2.e
Thắm
Chu Thị Thao
II.1.a + word

Nhóm trưởng

Tốt

6

Nguyễn Thu Thảo II.2.b

Thành viên

Tốt

7

Trần Phương
Thảo
Trần Thị Thu

II.2.a


Thành viên

Tốt

II.3

Thành viên

Tốt

Đinh Thị Anh
Thư
Đồn Thị Hiền
Thương

II.2.d

Thành viên

Tốt

A+C+I+
thuyết trình

Thành viên

Tốt

8
9

10

Làm Power
point + Thuyết
trình
II.1.b


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM THẢO LUẬN

Nhóm: 5

Môn:Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

Thời gian: 20h ngày 23/02/2022
Địa điểm: Online
Học phần: 2237ITOM0511
Nội dung cuộc họp:
Xác định công việc chung ban đầu – phân công công việc thảo luận vấn đề:
phân tích phương thức giao dịch tại sở giao dịch hang hố. Đánh giá tình hình thực
hiện phương thức giao dịch tại sở giao dịch hang hoá trên thế giới và tại Việt Nam
hiện nay.
-

Nhiệm vụ chung: 

 Xác định vấn đề, đề tài nghiên cứu của nhóm.

 Phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên.
-

Nhiệm vụ của từng thành viên:

 Thành viên tham gia góp ý, thống nhất ý kiến về nội dung chi tiết cơng việc.
 Các bạn đều sẽ tìm tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Ngày 23 tháng 02 năm 2022
Nhóm trưởng
Thao
Chu Thị Thao


A. Lời mở đầu    
Cho đến nay sở giao dịch hàng hóa đã khơng cịn mới lạ đối với nhiều quốc gia trên
thế giới. Có thể kể đến sở giao dịch New York về kim loại màu, sở giao dịch hàng hóa
Tokyo về sản phẩm cơng nghiệp…. Kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1848 cho
đến nay, sở giao dịch hàng hóa đã khơng ngừng phát triển và đóng một vai trị hết sức
quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và góp phần vào phát triển nền kinh tế nói
chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam sở giao dịch hàng hóa vẫn cịn là một khái niệm khá xa
lạ với những nhà sản xuất hay các nhà đầu tư. Người ta vẫn mới chỉ biết đến một loại
hình sở giao dịch tương tự sở giao dịch là sở giao dịch chứng khốn mà thơi. Với thị
trường tiềm năng là hơn 90 triệu dân, trong đó phần lớn là ở nông thôn, cộng với nền
kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, và sự
hội nhập ngày càng sâu rộng của thương mại Việt Nam với thế giới thì sự hình thành
và phát triển của sở giao dịch hàng hóa là điều tất yếu. Tại Việt Nam, Sở Giao dịch
hàng hóa Việt Nam MXV (Mercantile Exchange of Viet Nam) do Bộ Công Thương
cấp phép cũng đã đi vào hoạt động từ năm 2010.
 Đây vẫn là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam và cịn có nhiều điểm cần học hỏi
và hoàn thiện để phương thức giao dịch này thực sự phát huy hết vai trị của mình. Vì

vậy, phân tích phương thức giao dịch tại sở giao dịch hang hóa và có kiến thức cơ bản
về tình hình hoạt động của phương thức này tại Việt Nam và trên thế giới cũng là điều
cần thiết không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam nói chung mà cịn đối với mỗi
sinh viên kinh tế nói riêng. Với lý do như trên, bài thảo luận dưới đây của nhóm em
xin trình bày những hiểu biết của nhóm về vấn đề này với đề tài: Phân tích phương
giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa và đánh giá tình hình thực hiện phương thức giao
dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên thế giới và tại tại Việt Nam hiện nay.

B. Nội dung

I.  Phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hố
1. Khái niệm: 
Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó thơng qua mơi giới do sở giao
dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng
loại, có phẩm chất có thể thay thế cho nhau được và hầu hết là mua khống, bán khống
nhằm đầu cơ chênh lệch giá.
2. Đặc điểm:
- Được tổ chức tại một địa điểm thời gian xác định.


-

Hàng hóa giao dịch có độ tiêu chuẩn hóa cao, giá cả biến động lớn, phức tạp,
mức độ cung cầu lớn.
- Mục đích của người tham gia là khác nhau song phần lớn là nhằm đầu cơ
hưởng chênh lệch giá.
- Về quan hệ giữa hai bên mua bán không tiếp xúc trực tiếp mà đều thông qua
mua giới.
- Phương thức thực hiện hợp đồng phần lớn là mua khống bán khống.
3. Tác dụng

- Giá cơng bố tại sở có thể có thể làm căn cứ để tham khảo.
- Mua bán khống nên giao dịch mua bán tại sở thường diễn ra nhanh chóng.
- Tận dụng sở giao dịch để thiết lập quan hệ với đối tác, tìm hiểu trao đổi thơng
tin.
4. Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
- Giao dịch giao ngay (Spot transaction):
Giao dịch giao ngay còn được gọi là giao dịch hiện vật (Physical transaction) là giao
dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng.
-

Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction)

Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó giá cả được ấn định lúc ký hợp đồng, nhưng
việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định, nhằm
mục đích thu được lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng với lúc
giao hàng.
- Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging):
Nghiệp vụ tự bảo hiểm là một nghiệp vụ thường được các nhà sản xuất công thương,
các nhà buôn nguyên liệu, các hãng kinh doanh hay hãng XNK sử dụng để tránh
những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng
giao dịch khống trong sở giao dịch. (Mua/Bán thực tế + Mua/Bán khống).
II.  Tình hình thực hiện phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên thế
giới và tại Việt Nam hiện nay
1. Trên thế giới                
a. Sở giao dịch hàng hóa Tokyo - TOCOM
 Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo - TOCOM là sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Nhật
Bản, và cũng là một trong những sàn giao dịch hàng hóa nổi tiếng tại Châu Á và trên
thế giới. 
Lịch sử hình thành
Sàn giao dịch TOCOM được thành lập vào năm 1984 sau sự hợp nhất của Sở giao dịch

dệt may Tokyo, Sở giao dịch cao su Tokyo và Sở giao dịch vàng Tokyo.
Ban đầu, sàn TOCOM chỉ tập trung giao dịch các mặt hàng cao su, vàng, bạc và bạch
kim. Trong hai thập kỷ tiếp theo, phạm vi của TOCOM đã mở rộng nhiều lần. Vào


năm 1990, sàn TOCOM đã bổ sung thêm paladium, nhôm, xăng và dầu hoả vào danh
mục hàng hoá được giao dịch.
Hàng hố giao dịch chính
         Các hàng hóa được giao dịch tại TOCOM là: cao su, dầu lửa, nhôm, xăng dầu,
kim loại Paladium, bạc, vàng, dầu thô, bạch kim. Sự đa dạng hoá các mặt hàng giao
dịch tại Sở giúp Sở giao dịch hoạt động linh hoạt hơn, đảm bảo và duy trì hoạt động
mọi lúc vì có sự bổ trợ từ các mặt hàng cho nhau.
Thời gian giao dịch
         Sàn TOCOM hoạt động hai phiên giao dịch mỗi ngày, với thời gian nghỉ giữa hai
phiên:
Phiên trong ngày hoạt động từ 8:45 đến 15:15. Đơn đặt hàng được chấp nhận cho
phiên ban ngày lúc 8:00.
Phiên giao dịch ban đêm bắt đầu từ 16:30 đến 17:30 đối với thị trường năng lượng
(không bao gồm điện) và nhôm, và 16:30 đến 19:00 đối với thị trường điện. Sàn giao
dịch chấp nhận các lệnh cho phiên đêm hàng ngày lúc 16:15.
              Sàn thanh toán giao dịch đóng cửa vào thứ Bảy, Chủ nhật và những đợt nghỉ
lễ, ngày 31 tháng 12 và 3 ngày đầu tiên của năm mới.
Khối lượng và giá trị giao dịch các năm gần đây

Năm Khối lượng giao dịch

 

201
8


23,579,767

201
7

24,157,345

201
6

26,917,289

201
5

24,399,068

201
4

21,856,063


Tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom), giá cao su cũng tăng mạnh trong
tháng 12 qua nhờ các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào sau khi thỏa thuận thương mại
cuối cùng đã làm thay đổi thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu của
Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch 16/12, giá cao su hợp đồng benchmark tháng
5/2020 leo lên mức cao mới 202,5 yên, tăng 13,2 yên (tương đương 7%) so với phiên
đầu tháng (2/12). Trước đó, ngày 13/9, hợp đồng benchmark tháng 5/2020 đạt mức

đỉnh 202,9 yên/kg.
Nhà Trắng đã đồng ý đình chỉ một số mức thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc và
giảm các khoản thuế khác để đổi lấy cam kết của Bắc Kinh tăng mua sản phẩm nông
nghiệp của Mỹ vào năm 2020, làm giảm căng thẳng cuộc chiến thương mại giữa 2 nền
kinh tế lớn nhất thế giới.
Diễn biến giá cao su thế giới tháng 12/2019

b. Sàn giao dịch hàng hóa CHICAGO 
- CME là tên gọi tắt của Chicago Mercantile Exchange group - tập đoàn hàng đầu thế
giới về sở hữu và điều hành sàn giao dịch phái sinh.
- CME là một trong 4 Sàn giao dịch Hàng hóa lớn thuộc Tập đồn CME: CME,
CBOT, NYMEX và COMEX.
· Lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch CME
Sở Giao dịch Chicago ra đời vào năm 1898, hoạt động với tư cách là “Hội đồng Trứng
và Bơ Chicago”. Bấy giờ, Sàn chỉ giao dịch 2 hợp đồng tương lai duy nhất là trứng và
bơ.


Từ năm 70 của thế kỉ 20 trở đi CME trở thành 1 sàn giao dịch đa dạng cung cấp hợp
đồng phái sinh và tương lai dựa trên các sản phẩm tài chính và hàng hóa. 
Năm 1976 hợp đồng giao dịch lãi suất và trái phiếu đầu tiên được đưa vào giao dịch ở
CME. 
Từ hình thức phi lợi nhuận đến năm 2000, CME chính thức chuyển thành 1 cơng ty cổ
phần được giao dịch công khai và trở thành sàn giao dịch đầu tiên của nước Mỹ niêm
yết cổ phiếu.
Năm 2007, CME được sáp nhập với Ủy ban Thương mại Chicago tạo thành Tập đoàn
CME và trở thành sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới.
Năm 2008, CME Group mua lại NYMEX Holdings, Inc – công ty mẹ của Sở giao dịch
hàng hóa New York (NYMEX) và Sở giao dịch hàng hóa, Inc. (COMEX). 
Đến nay, CME group sở hữu 5 sàn giao dịch lớn tại Mỹ, bao gồm CME, CBOT,

NYMEX, COMEX và KCBT. 
· Hàng hóa giao dịch chính
Thơng qua các sàn giao dịch, CME Group cung cấp phạm vi tiêu chuẩn rộng nhất trên
tất cả các loại tài sản, từ giao dịch tương lai đến hầu hết các giao dịch quyền chọn dựa
trên lãi suất, chỉ số vốn chủ sở hữu, ngoại hối, năng lượng, nông sản, kim loại.
Với ngành hàng không, dầu là nguyên liệu thiết yếu nhưng giá dầu lại rất dễ biến
động. Do vậy, việc dự trù chi phí ngun liệu để tính tốn và đưa ra mức giá phù hợp
cho vé máy bay trở nên khó khăn. Lúc này, CME cho phép các hãng hàng khơng mua
trước dầu với mức giá định sẵn, và có thể nhận sản phẩm khi có nhu cầu.
Ngồi dầu, rất nhiều loại hàng hóa đã được thiết lập nền tảng giao dịch tương lai như
cafe, dầu brent, dầu thơ, khí tự nhiên, vàng bạc đồng, các loại cổ phiếu,… đặc biệt có
cả Bitcoin, Ethereum.
Đặc biệt, CME là sàn giao dịch tương lai duy nhất cung cấp các công cụ phái sinh dựa
trên các sự kiện thời tiết, cho phép các nhà giao dịch đặt cược vào nhiệt độ lạnh, ánh
nắng mặt trời hoặc lượng mưa.
· Thời gian giao dịch
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago hoạt động gần như suốt ngày đêm - 23 giờ, 5 ngày
một tuần, bao gồm cả trực tuyến.
· Khối lượng và giá trị giao dịch:
- Khối lượng trung bình 19,2 triệu hợp đồng mỗi ngày nói chung vào năm 2019.
- Kỷ lục 40 ngày với 25 triệu hợp đồng được giao dịch và ghi ADV về lãi suất, kim
loại và quyền chọn.
- Khối lượng trung bình 15,5 triệu hợp đồng mỗi ngày trong tháng 12.


- Nhóm CME, thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất thế giới, thống kê thị
trường tháng 12 và cả năm 2019, cho thấy nó đạt khối lượng trung bình hàng ngày
(ADV) là 19,2 triệu hợp đồng trong năm và 15,5 triệu hợp đồng trong tháng 12. Hợp
đồng mở cuối tháng 12 là 113 triệu hợp đồng. 
- Điểm nổi bật hàng năm trên các loại tài sản bao gồm:

· Kỷ lục 40 ngày giao dịch với khối lượng hơn 25 triệu hợp đồng, tăng 29% so với 35
ngày trong năm 2018.
· Mức lãi suất kỷ lục ADV của 10,3 triệu hợp đồng mỗi ngày, tăng 4% so với năm
2018.
· Kỷ lục ADV của kim loại là 668.000 hợp đồng mỗi ngày, tăng 5% so với năm 2018.
· Record Options ADV của 4 triệu hợp đồng mỗi ngày, tăng 2% so với năm 2018.
- ADV tháng 12 trên các loại nội dung bao gồm:
· Lãi suất ADV của 7,1 triệu hợp đồng mỗi ngày
· Chỉ số vốn chủ sở hữu ADV của 3,6 triệu hợp đồng mỗi ngày
· ADV năng lượng của 2,1 triệu hợp đồng mỗi ngày
· ADV nông nghiệp của 1,13 triệu hợp đồng mỗi ngày
· ADV kim loại của 529.000 hợp đồng mỗi ngày
· ADV ngoại hối của 1,02 triệu hợp đồng mỗi ngày
- Các sản phẩm nổi bật trong tháng 12 bao gồm:
· ADV của kim loại tăng 20% từ tháng 12 năm 2018, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng
22% trong hợp đồng tương lai và quyền chọn kim loại quý và tăng trưởng 15% trong
hợp đồng tương lai và quyền chọn kim loại cơ bản
· ADV nông nghiệp tăng 8% từ tháng 12 năm 2018
 Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin của CME trong ngày 04/04/2019 đã
đạt đến 22.500 hợp đồng, trị giá khoảng 112.700 BTC – cao nhất mọi thời đại. Kỉ lục
trước đó được lập vào ngày 19/02 đầu năm với 18.300 hợp đồng, trị giá 64.300 BTC.


 

 
Giá Bitcoin từ thứ Ba đến thứ Năm đã có lúc tăng trưởng gần 30%, buộc khơng ít
người tự tin rằng thị trường giá giảm đã chấm dứt, khi BTC đã vượt cản của đường
trung bình động 200 ngày.
Mặc dù vậy, đồ thị phân tích kỹ thuật thì lại cho thấy đợt đi lên hiện tại của đồng tiền

điện tử số 1 thế giới đang bị kéo giãn quá mức, và cần chút thời gian để củng cố lại.
Đây có thể chính là lý do cho việc giá Bitcoin trong 48 giờ qua đã có dấu hiệu chững
lại và đi ngang quanh vùng $5,000.
Tuy nhiên, việc BTC không cắm đầu giảm là một tín hiệu khá tốt, thể hiện tâm lý trên
thị trường lúc này đang rất chắc chắn, nhà đầu tư có vẻ khơng cịn muốn “chốt lời
sớm” như trong các lần phục hồi trước đó.
2. Tại Việt Nam
a. Một số sở giao dịch hàng hóa lớn trong nước
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM: (MXV)
Khái quát:
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng
hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam.               
Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam được ra đời vào năm 2010 với kỳ vọng đáp ứng
được nhu cầu phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tập trung trong bối cảnh nền
kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.  
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Mercantile Exchange hay cịn
gọi Goods Exchange - là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một


nơi mua bán cụ thể, có tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để trao đổi, mua bán
hàng hóa được tiêu chuẩn hóa theo những quy tắc của sở giao dịch hàng hóa.
Q trình hình thành:
Ngày 28/12/2006, Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP
nhằm quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập sở giao dịch hàng hóa và
hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT nhằm thành lập
Sở Giao Dịch Hàng Hóa đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange
( MXV). Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao
dịch hàng hóa như: cà phê, cao su, thép.
Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính Phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP

về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2002/NĐ-CP của Chính Phủ
quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao Dịch
hàng hóa.
Ngày 08/06/2018, Bộ Cơng Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT thành
lập sở giao dịch Hàng Hóa, và cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước:
Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of VietNam-MXV).
Ngày 18/06/2018, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam nộp hồ sơ các hàng hóa được phép
giao dịch liên thơng và được Bộ Công Thương chấp thuận theo nguyên tắc của Nghị
định 51/2018/NĐ-CP.
Ngày 20/06/2018, Sở giao dịch hàng hàng hóa Việt Nam đăng ký danh sách Legal
Entity Identifier 549300DCJGJ3U1RBZ454 (LEI) do The Financial Stability Board
(FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.
Hiện nay, MXV đã liên thông hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới
như: Sở Giao dịch Kim loại London - London Metal Exchange (LME); Sở Giao dịch
Hàng hóa Chicago - CME Group (bao gồm các Sàn giao dịch CBOT, CME, COMEX,
NYMEX); Sở Giao dịch liên lục địa -  ICE (bao gồm các sàn giao dịch ICE US, ICE
EU, ICE Singapore); Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange - OSE; Sở Giao dịch
Hàng hóa Singapore - SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives.
Tầm nhìn:
  Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ra đời đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa của người
sản xuất, các thương nhân buôn lái, các nhà đầu tư, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
của các bên tham gia giao dịch; Thanh toán theo phương thức của một Sở Giao Dịch
Hàng Hóa hiện đại. Với Tâm huyết lớn của những cổ đông sáng lập giàu kinh nghiệm
trong lĩnh vực tài chính. Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam mở ra một trang mới với
tầm nhìn sẽ hướng tới trở thành một Sở Giao Dịch Hàng Hóa lớn nhất khu vực Đơng
Nam Á. Mơ hình tổ chức, hoạt động đáp ứng nhu cầu của một sở giao dịch hàng hóa
hiện đại, sẵn sàng liên thông với thị trường quốc tế.


   Sở giao dịch sẽ tập trung cung cấp cho nhà đầu tư Việt Nam 4 dòng sản phẩm, các

dịch vụ liên quan đến các hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hốn đổi đối với
các hàng hóa. Các dịch vụ nền tảng là dữ liệu thị trường, môi giới hàng hóa vật chất,
giao nhận, kiểm định hàng hóa, thanh toán bù trừ, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại,
bảo hiểm rủi ro. 
Sứ mệnh:
                  Với vai trò là tổ chức đầu tiên thực hiện việc giao dịch hàng hóa theo quy
mơ hiện đại. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam mang trong mình sứ mệnh trở thành nơi
kết nối trung gian uy tín và duy nhất của Việt Nam ra thị trường hàng hóa quốc tế.
                  Trong những năm gần đây Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam ln tin rằng
việc tăng cường kiểm sốt rủi ro và tăng cường tính quốc tế hóa thị trường giao dịch
hàng hóa Việt Nam phát huy những lợi thế cạnh tranh về ngành nông sản, nguyên liệu,
thúc đẩy thị trường kỳ hạn tại Việt Nam, bước vào một nguyên kỷ mới.
Chiến lược phát triển:
              Phát triển thông qua hợp tác dựa trên nền sản xuất công nghệ hiện đại,
phương pháp quản trị mới nhằm tạo ra sự tăng trưởng đột phá, ổn định và bền vững.
Tập trung vào những ngành Nông nghiệp, đặc biệt Việt Nam là nước có thế mạnh về
xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, ngô, đậu tương, thép…, Sở Giao Dịch Hàng
Hóa Việt Nam ngày càng phát triển và lan rộng sang các thị trường các lĩnh vực hàng
hóa khác như Nguyên liệu cho nhà máy, Cao Su, Nhựa, Thép, Quặng Sắt, và cuối cùng
là những sản phẩm chiến lược và chủ lực của đất nước là Gạo, Xăng dầu.
                Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam cam kết tạo lập môi trường công bằng
văn minh chung cho tất cả các nhà đầu tư, nhà sản xuất, các tiểu thương và nông dân,
đồng thời mong muốn phát triển thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam bằng việc
tăng cường tính Quốc Tế Hóa.
Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam mang lại cho nhà đầu tư, nhà sản xuất giá giao dịch
tiệm cận với thế giới, khơng cịn cảnh bị ép giá như trước đây và các nhà sản xuất chủ
động hơn trong việc nhận định giá và lên kế hoạch kinh doanh.
Sở Giao Dịch Hàng Hóa giúp thị trường hàng hóa đạt tính thanh khoản cao, hồn
thành các chức năng phịng ngừa rủi ro, mang lại tính an tồn hiệu quả về giá và đạt
được những nhiệm vụ  phát triển nền kinh tế nước nhà.

Giá trị cốt lõi:
-

Lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển
Minh bạch, Chuyên nghiệp và Hiệu quả
Uy tín trong mọi giao dịch và quan hệ với đối tác 

=> Mục Tiêu:
-

Trở thành Sở Giao Dịch Hàng Hóa lớn nhất trong mọi lĩnh vực đặc biệt là Nông
sản và Nguyên liệu sản xuất - Vốn là thế mạnh lớn nhất trong ngành xuất khẩu
của Việt Nam.


-

Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam trang bị Cơ sở dữ liệu của Việt Nam liên
thông với thế giới nhằm tạo ra mơi trường có tính thanh khoản cao và hiệu quả.
Là tổ chức đầu tiên đưa phương thức giao dịch hàng hóa hiện đại, đạt chuẩn thế
giới vào thị trường Việt Nam.
Đi đầu trong việc phát triển công nghệ, kết nối khu vực Châu Á Thái Bình
Dương năm 2020.
Trở Thành Sở Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh hàng đầu trong khu vực Đơng
Nam Á.

b. Tình hình các tổ chức/ cá nhân giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa trong và
ngồi nước
Trong nước
Hiện nay, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đang giao dịch 31 mặt hàng dưới

dạng hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn chia thành 4 nhóm bao gồm: Nơng sản, Năng lượng,
Ngun liệu cơng nghiệp và Kim loại. Bên cạnh đó, giao dịch hợp đồng chênh lệch giá
(spread) cũng đã chính thức được vận hành trong năm 2021, mang đến một làn gió
mới cho thị trường.
Mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến
nền kinh tế Việt Nam trong suốt ba năm qua, nhưng cùng với sự hỗ trợ từ Bộ Công
Thương và các Cơ quan quản lý nhà nước, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam vẫn tổ
chức thị trường giao dịch ổn định và tăng trưởng bền vững. Cụ thể, trong năm 2021,
tổng khối lượng giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa (MXV) là 759.236 lots, với giá
trị khoảng 739.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng giao dịch 69.021 lots, với giá trị
khoảng 67.000 tỷ đồng/tháng. Khối lượng giao dịch trung bình phiên là 3.204 lots với
giá trị đạt trung bình gần 3.500 tỷ đồng mỗi phiên, tăng trưởng 150% so với năm
ngối. Có rất nhiều phiên giá trị giao dịch lên đến hơn 7.000 tỷ đồng, cho thấy sự quan
tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước đối với thị trường giao dịch hàng
hóa phái sinh tại Việt Nam ngày càng nhiều. Số lượng tài khoản mở mới trong năm
qua đạt gần 7.000 tài khoản, nâng số tài khoản giao dịch hàng hóa tại thị trường Việt
Nam lên gần mốc 20.000 tài khoản.
Sau khi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) được Bộ Công Thương cho phép
liên thông với các Sở Giao dịch quốc tế, thị trường giao dịch hàng hóa trong nước đã
được tổ chức vận hành một cách ổn định và bền vững, là tiền đề cho những bước phát
triển đột phá. Tổng kết ngày giao dịch 24/2/2022, giá trị giao dịch tại MXV lần đầu
tiên vượt mức 10.000 tỷ đồng, là một dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của thị
trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
Cú hích từ nhóm nơng sản và năng lượng: Theo Khối Quản lý Giao dịch MXV, giá trị
giao dịch hàng hóa trong ngày 24/2/2022 đạt 10.294 tỷ đồng; trong đó nhóm các mặt
hàng nơng sản chiếm 49% và nhóm năng lượng chiếm 30% dịng tiền của các nhà đầu
tư trong nước.
Ngoài nước



Linh hoạt khi liên thông với thế giới
Trong 3 năm trở lại đây, thông qua việc kết nối liên thông với 6 sở giao dịch hàng hóa
tại nước ngồi, vị thế của Việt Nam đã được khẳng định.
Khi giá hàng hóa thế giới biến động mạnh như năm 2021. Chỉ số MXV-Index, chỉ số
thể hiện sự biến động của giá hàng hóa thế giới, đã tăng hơn 50% trong năm, và có
những phiên giao dịch tăng đột biến từ 5-7%. Trong bối cảnh này, Khối Quản lý rủi ro
MXV đã phải hoạt động liên tục 24/7, để đảm bảo thị trường vận hành ổn định, giảm
thiểu rủi ro tối đa cho các thành viên, các nhà đầu tư trên thị trường.
Tại MXV đang niêm yết giao dịch 31 mặt hàng với 38 loại hợp đồng kỳ hạn (kỳ hạn
tiêu chuẩn, mini và micro). Trong đó, nhóm nơng sản gồm các mặt hàng liên thông với
Chicago như ngô, đậu tương, khô đậu tương, dầu đậu tương, lúa mì Chicago, lúa mỳ
Kansas và gạo thơ. Nhóm năng lượng bao gồm dầu thơ WTI, xăng pha chế RBOB, khí
tự nhiên liên thơng với Sở NYMEX và dầu thơ Brent, dầu ít lưu huỳnh liên thông với
Sở ICE. Theo MXV, hoạt động giao dịch hàng hóa liên thơng với thế giới được diễn ra
thơng suốt 24 tiếng mỗi ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Các giao dịch khớp
lệnh được thực hiện với cơ chế T0, nghĩa là các nhà đầu tư có thể tất tốn vị thế
mua/bán bất kỳ lúc nào. Đây chính là ưu điểm vượt trội của giao dịch hàng hóa so với
các kênh đầu tư truyền thống khác, đặc biệt trong những phiên giao dịch thị trường
biến động theo cả 2 chiều tăng và giảm. Cơ chế giao dịch T0 đã giúp dòng tiền luân
chuyển rất nhanh trong những phiên thị trường biến động mạnh. Các nhà đầu tư chủ
yếu chọn giải pháp lướt sóng ngắn, sau khi chốt lời có thể ngay lập tức chuyển sang
giao dịch các mặt hàng khác đang diễn ra sôi động hơn. Các mặt hàng dầu thơ thường
có khối lượng giao dịch trên 1 triệu hợp đồng mỗi ngày, trong khi các mặt hàng nông
sản cũng giao dịch với khối lượng trung bình từ 200.000 đến 500.000 hợp đồng. Vì
thế, trong một ngày giao dịch, các nhà đầu tư có thể mở rất nhiều vị thế mua/bán đối
với nhiều mặt hàng mà khơng gặp bất kỳ vấn đề nào về tính thanh khoản.
Ngồi ra, khơng chỉ mở vị thế mua (long) khi kỳ vọng giá tăng, các nhà đầu tư hàng
hóa có thể mở vị thế bán (short) với kỳ vọng giá giảm. Điều này giúp thị trường luôn
xuất hiện những cơ hội kiếm lời dù giá hàng hóa tăng hay giảm. Trong những phiên
giao dịch lên, xuống mạnh như đối với với mặt hàng dầu thô và đậu tương trong ngày,

sự linh hoạt trong cơ chế giao dịch này đã được thể hiện rõ ràng và mang lại hiệu quả
giao dịch cao hơn so với thông thường.
Theo ghi nhận từ 36 thành viên thị trường, dù giá trị giao dịch tăng kỷ lục, nhưng hoạt
động giao dịch khớp lệnh của các nhà đầu tư tại Việt Nam vẫn diễn ra ổn định và
thông suốt, không gặp bất kỳ sự cố nào. Các thao tác treo lệnh, thay đổi lệnh, hủy lệnh
vẫn được liên thông trực tiếp với các Sở giao dịch quốc tế với độ trễ gần bằng 0. Điều
này có được là nhờ sự đầu tư lớn về mặt công nghệ và cơ sở hạ tầng của MXV trong
những năm qua. Hệ thống giao dịch của MXV có thể đáp ứng được khối lượng và giá
trị giao dịch cao gấp hàng chục lần so với hiện nay. Phần mềm M-System với các thuật
toán phức tạp và hiện đại đã ghi nhận mọi giao dịch một cách kịp thời, chính xác, giúp
các nhà đầu tư nhanh chóng nhận được các thơng tin về tài khoản để thực hiện giao
dịch một cách hiệu quả nhất.


Tuy nhiên, cũng có những khó khăn và bất cập trong quá trình vận hành, cụ thể là
hành lang pháp lý, các văn bản chưa rõ ràng và đồng nhất, còn chồng chéo với một số
văn bản khác đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề
thuế, phí, lệ phí chưa có quy định rõ ràng. Mức xử lý vi phạm đối với các sai phạm
trên Sở giao dịch hàng hóa vẫn tương đối thấp, tối đa chỉ 50 triệu đồng, chưa tương
xứng với quy mơ của sở giao dịch hàng hố. Bên cạnh việc phát huy, làm tốt hơn nữa
nhiệm của mình trong lĩnh vực chuyên môn, MXV cần liên kết tốt hơn với các sở giao
dịch trên thế giới đồng thời làm tốt hơn nữa công tác truyền thông, liên kết, phối hợp,
với các cơ quan liên quan, các bộ ngành.
c. Sự tăng trưởng của sở giao dịch hàng hóa
Các loại hàng hóa
Tính đến ngày 31/12/2021, MXV đang niêm yết giao dịch 31 mặt hàng, chia thành 4
nhóm: Nơng sản, Năng lượng, Ngun liệu công nghiệp và Kim loại. Dầu đậu tương
vẫn tiếp tục là mặt hàng có tỉ trọng giao dịch lớn nhất trong năm 2021, đạt 16,4% so
với 40,5% trong năm 2020. Đây là tín hiệu rất tích cực, cho thấy các sản phẩm giao
dịch tại MXV ngày càng nhận được sự quan tâm đồng đều hơn của các nhà đầu tư

trong nước. Theo sát Dầu đậu tương, Ngô và Lúa mỳ Chicago lần lượt chiếm 12,6%
và 12,0% tổng khối lượng giao dịch tại MXV.

Khối lượng giao dịch
Tính từ ngày 1/1/2021 đến 30/11/2021, tổng khối lượng giao dịch qua Sở Giao
dịch hàng hóa (MXV) là 759.236 lots, với giá trị khoảng 739.000 tỷ đồng. Trung bình


mỗi tháng giao dịch 69.021 lots, với giá trị khoảng 67.000 tỷ đồng/tháng. Khối lượng
giao dịch trung bình phiên là 3.204 lots với giá trị khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. Xét về
mức độ tăng trưởng, khơng có gì bất ngờ khi nhóm năng lượng chứng kiến dịng tiền
tăng mạnh trong năm qua, với các biến động lớn của giá dầu thô. Khối lượng giao dịch
dầu thô WTI tăng hơn 10 lần so năm ngối. Dầu thơ WTI và dầu thơ Brent lần lượt
đứng thứ 5 và thứ 9 trong số các mặt hàng có tỷ trọng giao dịch nhiều nhất tại MXV.
Tổng kết năm 2021, khối lượng giao dịch hàng hóa tại MXV tăng 55% so với năm
2020.
Trong 3 năm trở lại đây, thông qua việc kết nối liên thông với các sở giao dịch
hàng hóa trên thế giới, vị thế của Việt Nam đã được khẳng định.
Tuy nhiên, đại diện MXV cũng nêu những khó khăn và bất cập trong q trình
vận hành, cụ thể là hành lang pháp lý, các văn bản chưa rõ ràng và đồng nhất, còn
chồng chéo với một số văn bản khác đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Cũng theo báo cáo của khối Quản lý Giao dịch, trong năm 2021, số lượng tài
khoản giao dịch mở mới tại MXV đạt gần 7.000 tài khoản, nâng tổng số tài khoản trên
thị trường hàng hóa lên gần mốc 20.000 tài khoản. Với sự chủ động về cơng nghệ, hệ
thống M-System có thể đáp ứng được số tài khoản và khối lượng giao dịch cao gấp
hàng chục lần so với hiện nay.
Giá trị giao dịch
Giá trị giao dịch năm 2021 trung bình mỗi ngày đạt 3.500 tỷ đồng, trong đó đã
xuất hiện nhưng phiên có giá trị giao dịch trên 7.000 tỷ đồng, là mức kỷ lục của thị
trường hàng hóa Việt Nam từ trước tới nay.

d. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước                 
Bối cảnh có nhiều biến động về kinh tế trong thời gian tới, bao gồm: sự chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng kinh tế, cải thiện mơi trường kinh doanh, phát triển các ngành hàng
có tiềm năng giao dịch phái sinh và xu hướng phát triển xuất nhập khẩu trong giai
đoạn 2016-2020 và đến năm 2030.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước cùng nhu cầu mua bán hàng hóa,
nước ta đã trở thành thị trường tiềm năng để phát triển hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa. Và thực tế Nhà nước đã tạo điều kiện cho hoạt động này
phát triển thông qua việc xây dựng hành lang pháp lý an toàn để điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.


Thực trạng tổ chức quản lý nhà nước: Có đơn vị chuyên trách theo dõi và thực hiện nội
dung quản lý hoạt động của SGDHH trực thuộc Vụ chức năng của Bộ Cơng Thương.
Theo nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 4. Quản lý Nhà nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng
hóa.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng
hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Bộ Thương mại thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa;
b) Quyết định việc thành lập và hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, phê chuẩn Điều
lệ hoạt động và phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch
hàng hóa; ban hành danh mục hàng hố được phép giao dịch qua Sở Giao dịch hàng
hóa;
c) Thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết trong trường hợp khẩn cấp;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa qua Sở
Giao dịch hàng hóa;

đ) Quy định lộ trình và điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua
bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài trong từng thời kỳ;
e) Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Bộ Thương mại.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chế độ thanh tốn trong
hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; quy định cụ thể điều kiện
hoạt động của Trung tâm thanh tốn.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm  hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; phối hợp với Bộ Thương mại
trong việc thẩm tra năng lực tài chính của các sáng lập viên của Sở Giao dịch hàng
hóa.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc
thẩm tra tính khả thi của việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thực hiện việc quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Với đề x́t sửa đởi Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, Thứ
trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương theo dõi rất sát và luôn lắng nghe ý
kiến của doanh nghiệp. "Việc đề xuất sửa đổi Nghị định, hay đề xuất xây dựng Luật về


Sở giao dịch hàng hóa sẽ mất thời gian, và cần sự vào cuộc của doanh nghiệp. Song
Bộ Công Thương khẳng định sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để đề xuất ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp
nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các khung khổ
quốc tế mà nước ta đã tham gia, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các đơn vị tham gia, kể
cả thành viên và bạn hàng” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực Sở Giao
dịch hàng hóa, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP đã được Bộ Cơng Thương xây dựng,
trình Chính phủ ban hành ngày 9/4/2018 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 158/2006/NĐ-CP đã khơng cịn phù hợp. Ơng Nguyễn Lộc An khẳng định,
việc sửa đổi này đã đảm bảo tính kế thừa, phát huy những quy định đã đi vào ổn định
và phù hợp với thực tế của các văn bản đã ban hành. Đồng thời tập trung sửa đổi, bổ
sung các quy định gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thời gian vừa
qua, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước
đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Đặc biệt, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia loại hình kinh doanh này.
Ngày 9/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP. Một trong những điểm
mới quan trọng trong Nghị định số 51/2018/NĐ-CP là việc mở rộng hình thức của
lệnh giao dịch, ngồi u cầu bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương như
điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định đều có thể
được chấp nhận. Đồng thời, cho phép Sở giao dịch hàng hóa được liên thơng với nhau
trong nước và nước ngoài…
e. Thuận lợi và hạn chế trong giao dịch ở sở giao dịch hàng hoá  
 Thuận lợi trong giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa:
- Thể chế kinh tế vĩ mơ cho sở giao dịch hàng hóa được hình thành.
Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của sở giao dịch hàng hóa tương đối
đầy đủ bao gồm các quy định về nội dung hoạt động đến các thủ tục giải quyết tranh
chấp và xử lý các hành vi vi phạm. Các cơ quan quản lý hoạt động của SGDHH đã
được thành lập với sự tham gia phối hợp của các Bộ/Ngành liên quan.
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2016-1019 phát triển ổn định, tiếp tục đà tăng
trưởng phục hồi trong các ngành, lĩnh vực quan trọng. Lạm phát ở mức thấp, cán cân
thương mại hàng hóa đạt kỷ lục 9,9 tỷ USD năm 2019.
-

Một số mặt hàng nơng sản có quy mô đủ lớn cho giao dịch tại sở giao dịch
hàng hóa.

Việt Nam có thế mạnh về sản xuất nơng nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản như gạo,

cà phê, cao su, hồ tiêu có thể cung cấp ra thị trường sản lượng lớn, liên tục. Các mặt
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có vai trị quan trọng, tác động đến cung cầu
và giá cả trên thị trường hàng hóa nơng sản trên thế giới.
-

Một số hợp đồng giao dịch đã được thiết lập khá linh hoạt.


Trong quá trình tổ chức giao dịch, một số hợp đồng niêm yết đã từng bước được thiết
lập và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, giúp tính thanh khoản
của những hợp đồng có tính nhỏ có số lượng giao dịch lớn và khách hàng đã chấp
nhận với các quy chuẩn đưa ra. Hợp đồng giao dịch có tiêu chuẩn, khối lượng, điều
kiện giao dịch tương tự với một số hợp đồng của các Sở giao dịch lớn trên thế giới
-

Cơ sở hạ tầng thông tin đã có những bước phát triển tốt. ( 2016-2020)

Việt Nam đứng thứ 77 trong 176 quốc gia về Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông (Chỉ số IDI) trong năm 2020. Chỉ số IDI đánh giá tốc độ phát triển công
nghệ thông tin và truyền thông của các quốc gia.
 Hạn chế trong giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa:
- Cơ sở pháp lý về sở giao dịch hàng hóa thiếu tính hệ thống, đồng bộ, chưa phù
hợp với sự phát triển của thực tiễn.
Hệ thống pháp luật chưa tập trung, phân tán ở nhiều văn bản khác nhau và chưa thực
sự phù hợp với thực tiễn. Thiếu quy định cụ thể điều chỉnh giao dịch qua SGDHH như
lệ phí, phí, hoạt động thanh tốn, đặc biệt là về điều kiện đối với Trung tâm thanh tốn
dẫn đến SGDHH có thể gặp rủi ro trong hoạt động. Quy định pháp lý chưa tạo điều
kiện để mở rộng mặt hàng giao dịch. Thiếu quy định rõ ràng về hoạt động giao dịch
qua SGDHH ở nước ngoài, thuế và tính pháp lý của hợp đồng niêm yết.
-


Một số yếu tố của kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa vững chắc.

Tăng trưởng kinh tế còn ở mức khiêm tốn, chất lượng tăng trưởng còn hạn chế. Lãi
suất cho vay bị đẩy lên cao, tác động đến cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả, lòng
tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư kinh doanh. Thâm hụt thương mại lớn, chủ
yếu là thâm hụt với Trung Quốc trong khi mức dự trữ ngoại tệ thấp so với tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu, tạo nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế.
-

Các mặt hàng nông sản chưa đáp ứng được về quy mô và tiêu chuẩn chất
lượng để giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa.

Sản phẩm nông sản Việt Nam chủ yếu được sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, manh
mún và chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hoạt động sơ chế bảo quản vẫn tiến
hành thủ cơng là chính, cơng nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu, lạc
dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, giá thành và tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao. Một
số mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu có chất lượng khơng đảm bảo, tỷ lệ bị loại
cao, giá bị áp mức giá thấp hơn so cùng loại trên thế giới. Nhiều tiêu chuẩn chất lượng
của Việt Nam đưa ra vẫn ở mức thấp, không phù hợp và không được công nhận theo
thơng lệ quốc tế.
-

Hợp đồng hàng hóa phái sinh của sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam chưa có
những điều khoản rõ ràng, tương thích thị trường giao ngay và liên thông quốc
tế.

Hợp đồng giao dịch chưa phù hợp với các khách hàng là những người sản xuất, người
có nhu cầu giao dịch hàng hóa vật chất. Hợp đồng của các SGDHH của Việt Nam đưa
ra chưa có chức năng thay thế và sử dụng được khi thực hiện ký quỹ tại ngân hàng.



Mục đích của hợp đồng đưa ra chủ yếu phục vụ các đối tượng là các nhà đầu cơ, doanh
nghiệp kinh doanh tài chính, số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Hợp
đồng hàng hóa phải sinh của SGDHH chịu sự cạnh tranh của một số ngân hàng trong
nước đang hoạt động môi giới giao dịch hàng hóa cho các SGDHH nước ngồi. Thiếu
sự liên thơng, hội nhập với thị trường quốc tế. Giao dịch hàng hóa phái sinh có tính
tồn cầu rất lớn, cần thiết phải có sự liên thơng, liên kết của thị trường không chỉ phạm
vi ở một quốc gia, một nền kinh tế mà trên phạm vi quốc tế.
-

Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật chưa đảm bảo.

Về hạ tầng thông tin: hệ thống thông tin chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu cơ
bản của khách hàng tham gia giao dịch; các SGDHH tại Việt Nam chưa xây dựng
được hệ thống thông tin cũng như phối hợp với các tổ chức trong nước có uy tín, đảm
bảo cơng tác thu thập, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh
hàng hóa nơng sản và chưa có các tổ chức làm chức năng thu thập thông tin một cách
đầy đủ, khoa học và dự báo xu hướng thị trường. Về hạ tầng giao thông: Việt Nam
hiện đều quá tải chưa có sự kết nối giữa các cụm kinh tế với nhau và kết nối tới các
cửa ngõ thương mại lớn. Chất lượng đường bộ ở mức thấp, cơ sở hạ tầng đường sắt
cũng như đường thủy nội địa kém phát triển. Về hạ tầng thương mại: Hạ tầng thương
mại còn chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ tăng trưởng thương mại nông sản. Hệ
thống kho bảo quản, bãi trung chuyển, chợ đầu mối nơng sản cịn thiếu, chưa phát huy
hết hiệu quả đầu tư; phương tiện vận chuyển không đảm bảo chất lượng, bao bì sơ sài,
lạc hậu.
-

Mơ hình tổ chức sở giao dịch hàng hóa chưa hợp lý và tổ chức hoạt động giao
dịch yếu.


Mơ hình tổ chức theo mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu, cịn mang nặng tính hành
chính và thiếu một số đơn vị chức năng tạo của SGDHH. SGDHH chưa tập trung thiết
lập đầy đủ các đơn vị chức năng như Trung tâm thanh toán bù trừ và Trung tâm giao
nhận hàng hóa. Do vậy, hoạt động thanh toán bù trừ, quản trị rủi ro trong giao dịch
chưa được đảm bảo. Đồng thời, không chủ động được trong việc đáp ứng các nhu cầu
giao nhận hàng hóa vật chất. 
Quy trình phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị như Trung tâm thanh toán và Trung
tâm giao nhận hàng hoặc các đơn vị với nhau chưa gắn kết, liên thông với nhau; việc
xử lý, tháo gỡ những vướng mắc trong q trình triển khai cơng việc cịn chậm, lúng
túng.
3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả giao dịch của sở giao dịch hàng hoá           
a. Tăng cường công tác tạo hàng cho SGDHH
Một thực trạng cho thấy hàng hoá của Việt Nam, còn nhiều hạn chế về chất lượng và
chủng loại làm cho hàng hóa khó đi vào thị trường của các nước phát triển. Để từng
bước thực hiện được những mục tiêu tổng quát của việc phát triển SGDHH và vận
hành được thị trường hoạt động theo đúng định hướng, thì một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trước mắt là phải có chiến lược phát triển hàng hoá cho SGDHH, trong đó
chất lượng hàng hoá của SGDHH là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển
của thị trường. Hàng hóa giao dịch trên SGDHH trước hết và quan trọng nhất là hàng


hóa phải được tiêu chuẩn hóa, phù hợp với một số quy định của sở. Để công tác tạo
hàng diễn ra thuận lợi cần đặc biệt chú trọng: nâng cao cơ sở hạ tầng; chun mơn hố
từng vùng sản xuất các loại mặt hàng tạo ra nguồn hàng ổn định cho doanh nghiệp;
tăng cường khâu chế biến, sản xuất và bảo quản khâu chế biến đảm bảo chất lượng và
số lượng hàng hố; hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn hố hàng hố trên SGDHH, hàng
hóa mua bán phải trải qua các cuộc giám định về chất lượng, những thông số kỹ thuật
yêu cầu ở từng mặt hàng đều đã phải được bảo đảm thì nó mới được trưng ra bán.
Tương tự như vậy, nhu cầu đặt mua sẽ dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật của Sở giao

dịch đưa ra và có thể trở thành tiêu chuẩn đo lường chất lượng chung của mặt hàng đó
trên phạm vi toàn quốc, và được những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam
chấp nhận. Sự sai khác trong phẩm cấp sẽ khiến hàng hóa được giao dịch ở những mức
giá khác nhau, và có thể gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh. Việc đưa chất
lượng hàng hóa đạt những tiêu chuẩn quốc tế không chỉ là thủ tục cần thiết cho việc
giao dịch tại Sở giao dịch, mà nó cịn giúp cho những quan hệ thương mại quốc tế của
mặt hàng đó trở nên có tiềm năng hơn.
 b. Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục vụ giao dịch
và thanh toán
Quản lý rủi ro và đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khi giao dịch
giúp việc giao dịch diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, an tồn. Trong khi mua bán trao
đổi hàng hố thơng thường sẽ dẫn đến những rủi ro nhất định, sở giao dịch hàng hóa
cần quản trị rủi ro, đảm bảo tất cả thành viên thị trường đều thực hiện đúng theo trình
tự, theo quy định. Nhờ vậy hoạt động giao dịch tại sở giao dịch mới không xảy ra sự
cố. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hiện đại tiên tiến giúp các chứng từ giao dịch cũng như
các giấy tờ liên quan sẽ được lưu trữ một cách dễ dàng không nhầm lẫn. Điều này sẽ là
điểm cộng giúp thu hút các thành viên giao dịch tại sở giao dịch ngày một nhiều hơn.
- Phát triển thương mại điện tử: Thương mại điện tử phát triển sẽ hỗ trợ rất lớn cho
việc giao dịch qua SGDHH. Vì vậy muốn thúc đẩy cũng như muốn tăng tính hiệu quả
cho các giao dịch tại sở thì doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh nông sản cần phát triển thương mại điện tử. Nhờ những ứng dụng thương mại
điện tử, doanh nghiệp sẽ có thể theo dõi được diễn biến của giá cả một cách tức thì, có
thể liên hệ với đối tác dễ dàng... Vấn đề là doanh nghiệp phải xem xét, đánh giá sự phù
hợp trong triển khai ứng dụng, tránh sự lãng phí, khơng hiệu quả.
- Phát triển hệ thống thông tin phục vụ cơ chế giao dịch và thanh toán cũng giống như
thị trường chứng khoán, thị trường hàng hoá giao sau mà trọng tâm của nó là SGDHH
là một thị trường cạnh tranh hồn tồn, tức là mọi người cần có những thơng tin đầy
đủ về hàng hố mà mình sẽ giao dịch, vì vậy vấn đề thống kê và thông tin rất có ý
nghĩa. Những thông báo về giá cả tại SGDHH sẽ trở thành cơ sở định giá của nhiều
mặt hàng liên quan mà nhiều người thường coi nó như một nhiệt kế đo nhiệt độ của

giá cả thị trường. Tất cả mọi thơng tin đều nhằm mục đích giúp khách hàng tiên đoán
về giá cả. Khi việc mua bán được thực hiện, các chi tiết sẽ được gửi đến người bán và
người mua, đồng thời được phổ biến ở trên các phương tiện thông tin khác.


c. Nâng cao nhận thức doanh nghiệp và tích cực đào tạo nguồn nhân lực
- Nâng cao nhận thức doanh nghiệp. Càng hội nhập sâu, doanh nghiệp càng cần phải
nhận thức được rằng những biến động không thể dự đoán trước của giá cả hàng hóa,
của tỷ giá, của lãi suất sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh, hơn nữa nó cịn ảnh
hưởng tới thị phần, tới sức cạnh tranh, thậm chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp. Tới
đây, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tiến đến sử dụng các
ngoại tệ khác không phải là USD, trong khi tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ như đồng
Yên, bảng Anh, hay đồng Euro lại thả nổi theo giá thị trường, chứ không theo biến
động như tỷ giá VND/USD. Thế nên bất ổn tỷ giá càng khó lường. Điều này thấy rõ
nhất trước hết ở giá các mặt hàng nông sản. SGDHH được xây dựng sẽ mang lại cho
các doanh nghiệp Việt Nam những cơng cụ có giúp họ có thể tự bảo hiểm cho những
rủi ro đó. Nhưng hiện tại, nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, đặc biệt là rủi ro biến
động giá chưa cao. Doanh nghiệp chưa có sự quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro
do biến động giá, điều này dẫn đến tính bất ổn trong thu nhập và tổn thất trong kinh
doanh của đơn vị sản xuất kinh doanh, làm tăng nguy cơ phá sản. Bước đi đầu tiên
trong việc áp dụng các công cụ để quản trị rủi ro là doanh nghiệp phải nhận thức được
vai trị của nó, thấy được lợi ích khi áp dụng, mà trước hết là thấy được những khoản
lợi nhuận được bảo hiểm khi tham gia giao dịch trên Sàn giao dịch. Doanh nghiệp cần
có những tính tốn thấu đáo, đặc biệt là đo lường hết những tác động của diễn biến giá
cả trên thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tự xây dựng cho mình một
chương trình quản trị rủi ro nhằm điều chỉnh rủi ro khi có biến động giá cả thị trường
tùy theo đặc điểm kinh doanh của mình, kết hợp dự báo giá cả và sử dụng công cụ tự
bảo hiểm mà Sở giao dịch có thể cung cấp. Có thể nói, nâng cao nhận thức của doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh về loại hình giao dịch kiểu mới, về những cơng cụ tự bảo
hiểm hoạt động của mình là một giải pháp cho sự phát triển của SGDHH tại Việt Nam.

- Tăng cường công tác đào tạo: đó là tất yếu cần nâng cao, cũng như đào tạo một đội
ngũ các nhà quản lý, nhân viên có kiến thức, kỹ năng để có thể nhận diện, và xây dựng
được chiến lược phịng ngừa rủi ro, có thể sử dụng thành thạo các công cụ giao dịch
trên SGDHH. Muốn vậy, doanh nghiệp có thể tự mình ký các hợp đồng đào tạo với
các trường đại học, với công ty tư vấn đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức kỹ năng về quản trị rủi ro, về công cụ phái sinh trong đó có hợp đồng
giao sau cho nhà quản lý và nhân viên của doanh nghiệp mình.
 d. Hồn thiện khn khổ pháp lý
Bất cứ hoạt động thương mại nào cũng cần có sự định hướng của pháp luật, diễn ra
trong những khung pháp lý chung. Có như vậy mới có thể phát triển ổn định và bền
vững. Việt Nam đã có những văn bản đầu tiên hướng việc thành lập các SGDHH,
những quy định đầu tiên về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, nhưng như thế chưa
đủ cho hoạt động này. Vì vậy, yêu cầu khách quan đặt ra là cần sớm ban hành những
văn bản kế tiếp, để SGDHH, những người tham gia hoạt động trong khn khổ cho
phép, có như thế mới có thể thúc đầy hoạt động của loại hình này.
 e. Hội nhập quốc tế về SGDHH
Trong q trình tồn cầu hóa, thị trường Việt Nam là một bộ phận của thị trường quốc
tế, do đó khi xây dựng SGDHH chúng ta phải học tập kinh nghiệm, mơ hình tổ chức,


cách thức quản lý, điều hành… từ các SGDHH nước ngoài, để vận dụng một cách có
hiệu quả phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hơn nữa, với việc gắn kết các thị
trường thơng qua hệ thống máy tính nối mạng tồn cầu, các thơng tin từ thị trường
quốc tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước, những biến động mang tính
quốc tế tất yếu sẽ tác động đến tất cả thị trường, do đó nhu cầu hợp tác quốc tế là một
đòi hỏi tất yếu của Việt Nam khi xây dựng thị trường này. Bởi vậy, chúng ta cần
khuyến khích các nhà đầu tư tham gia SGDHH tại Việt Nam và đồng thời các doanh
nghiệp Việt Nam cũng tích cực tham gia tại các SGDHH nước ngoài hơn nữa.

C. Tổng kết


      Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chức thành công
nhiều sự kiện quốc tế khác đã chứng tỏ những nỗ lực của Đảng và nhà nước trong việc
đẩy mạnh hội nhập quốc tế về nhiều mặt, mà đặc biệt quan trọng là hội nhập kinh tế
quốc tế. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trong giai đoạn hiện nay mang lại
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức. Chính vì thế, giao dịch tại sở giao
dịch được xem như một giải pháp vừa mang tính bảo vệ lại tăng tính cạnh tranh cho
hàng hóa Việt nam. Sự ra đời của các sở giao dịch hàng hóa đã góp phần khơng nhỏ
vào việc tạo bước đột phá trong sự hội nhập của nền sản xuất và lưu thơng hàng hóa
vào hệ thống kinh tế thế giới; tạo nên một phương thức giao dịch mới ở Việt Nam phù
hợp với xu thế của thế giới; góp phần xóa bỏ khoảng cách giữa các nhà sản xuất với
thị trường, chống tình trạng đầu cơ và ép giá nơng dân; xóa bỏ tình trạng được mùa mất giá đối với nơng sản Việt Nam và góp phần chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa Việt
Nam thời gian qua; Sở giao dịch hàng hóa cũng là nơi huy động vốn phục vụ sản xuất;
gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế hàng hóa, q trình hội nhập vào thị trường hàng hóa tồn cầu của nơng sản Việt
Nam. Thơng qua các Sở giao dịch hàng hóa, góp phần tiêu thụ hàng hóa, kết nối cung cầu đối với mặt hàng nơng sản hàng hóa ở nước ta thời gian qua, mang lại lợi ích cho
cả người sản xuất và các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Với những ưu điểm nêu trên thì
phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa sẽ phát triển hơn nữa và ngày càng
đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế nước ta.

Mục lục
A.

Lời mở đầu....................................................................................................4

B.

Nội dung........................................................................................................4
I.


Phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá.....................................4
1.

Khái niệm:.............................................................................................4


2.

Đặc điểm:...............................................................................................4

3.

Tác dụng................................................................................................5

4.

Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.................................5

II.  Tình hình thực hiện phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên
thế giới và tại Việt Nam hiện nay......................................................................5
1.

Trên thế giới..........................................................................................5
a. Sở giao dịch hàng hóa Tokyo - TOCOM..............................................5
b. Sàn giao dịch hàng hóa CHICAGO......................................................7

2.

Tại Việt Nam.......................................................................................10
a. Một số sở giao dịch hàng hóa lớn trong nước.....................................10

b. Tình hình các tổ chức/ cá nhân giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa
trong và ngồi nước.................................................................................12
c. Sự tăng trưởng của sở giao dịch hàng hóa...........................................14
d. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước..........................................................16
e. Thuận lợi và hạn chế trong giao dịch ở sở giao dịch hàng hoá...........18

3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả giao dịch của sở giao dịch hàng hố....20
a. Tăng cường cơng tác tạo hàng cho SGDHH......................................20
b. Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục
vụ giao dịch và thanh toán.......................................................................21
c. Nâng cao nhận thức doanh nghiệp và tích cực đào tạo nguồn nhân lực
.................................................................................................................21
d. Hồn thiện khuôn khổ pháp lý............................................................22
e. Hội nhập quốc tế về SGDHH..............................................................22
C. Tổng kết..........................................................................................................22



×