Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.26 KB, 30 trang )

CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT
SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG
HÓA VIỆT NAM
3.1. KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
Sở giao dịch hàng hóa đã được thành lập ở nhiều nơi trên thế giới và khơng cịn
là một loại hình giao dịch mới lạ nữa. Nhưng không phải việc thành lập ở nước nào
cũng như nhau, tùy vào điều kiện cụ thể mà quốc gia có thể chọn cho mình một phương
pháp áp dụng cho phù hợp. Dưới đây là kinh nghiệm phát triển các sở giao dịch hàng
hóa mà nhất là hàng nông sản của 3 quốc gia đang phát triển và đều là những quốc gia
có thu nhập trung bình: Ấn Độ, Malaysia, và Trung Quốc.
3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
3.1.1.1. Vai trị của nơng nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc
Xét về cả dân số cũng như diện tích thì Trung Quốc khơng chỉ đứng đầu trong
nhóm nước nghiên cứu mà cịn đứng đầu trên tồn thế giới. Nhưng xét về phương diện
kinh tế thì mức thu nhập của nước này vẫn còn kém so với các quốc gia còn lại như
Malaysia hay Brazil với khoảng hơn $2000. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc là nước
có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nhanh nhất thế giới, và đang trở thành một trong
những cường quốc về kinh tế trên thế giới, trong giai đoạn 1996-2006 con số này lên tới
12,7% vượt xa so với con số bình quân của thế giới. Để đạt được sự phát triển đó,
Trung Quốc đang đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kéo theo
việc chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế. Trong viễn cảnh ấy, khu vực sản xuất- và ở
trong một số điều kiện nhất định gồm cả mỏ, khai khoáng và dịch vụ là chất xúc tác cho
sự phát triển kinh tế; cịn nơng nghiệp thường bị các chính sách của chính phủ buộc
phải duy trì lượng lương thực giá rẻ cho số dân đơ thị hố thơng qua một cơ cấu các
kiểm sốt chặt chẽ và chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu để phát triển kinh tế trong
nước. Do đó, tỷ lệ đóng góp trong GDP tuy thấp nhưng trên thực tế nông nghiệp vẫn
giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế ở quốc gia này lẽ nông nghiệp thu
hút tới hơn 40% trong tổng số lao động trong nước. Đây là một con số tương đối lớn
trong lực lượng lao động và cho thấy sự rời rạc của các hộ nông dân, do vậy việc thúc



đẩy phát triển trong ngành nông nghiệp vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất
là khi sự tăng trưởng trong ngành này còn kém xa so với mức tăng trưởng chung của
nền kinh tế.
Chính vì vai trị quan trọng như vậy, nên Trung Quốc đang không ngừng nỗ lực
tiến hành các cải cách trong lĩnh vực này. Công cuộc cải cách này ở Trung Quốc diễn ra
từ từ trong hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là phát triển sản xuất và năng suất sau đó là
tự do hóa. Nhờ phương pháp này mà Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể góp
phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của nước này. Tuy nhiên, nơng nghiệp Trung
Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn như: sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị
trường, cần phải hình thành các cơ quan xúc tiến giao dịch, củng cố và tiến hành thương
mại hóa khu vực tiểu chủ, hộ nông dân nhỏ, và ổn định các thị trường nội địa bất ổn và
nhạy cảm. Đối với những thị trường cụ thể cho các hàng hóa đặc trưng, như ngũ cốc và
đậu nành thì cũng phải đối mặt với những khó khăn riêng. Xuất phát từ một nền sản
xuất chủ yếu bao gồm những người sản xuất nhỏ không đồng bộ, thiếu hệ thống các
trung gian thích hợp do vậy, chỉ riêng việc đáp ứng nhu cầu nội địa đã chứa đựng đẩy
những mối lo ngại về an ninh lương thực và sự leo thang về giá cả.
3.1.1.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc
Q trình phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc: hình thành rất sớm
từ những năm đầu của thế kỷ 20, các sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc ngày
nay đều phát triển dưới những điều kiện của nhà nước, đây chính là kết quả của
lịch sử phát triển khơng kiểm sốt và sau đó dẫn tới những khủng hoảng sau sự
hình thành của các thị trường tương lai vào những năm 1990s. Trong 4 năm kể
từ năm 1993 tới năm 1997, việc có ít nhất là 10 cuộc khủng hoảng diễn ra tại các
sở giao dịch nội địa cũng với sự thua lỗ tới hơn 1 tỷ đô la Mỹ của những thương
nhân Trung Quốc ở các sở giao dịch tương lai nước ngồi đã khiến cho nhà nước
phải có những sự điều chỉnh thị trường bằng các quy tắc thơng qua Uỷ ban quản
lý chứng khốn Trung Quốc (CSRC) trong suốt giai đoạn kể từ 1993-2000. Dưới
sự quản lý của cơ quan này, các hợp đồng tương lai bị xóa bỏ, các hoạt động của
các thương nhân Trung Quốc ở nước ngoài bị hạn chế đáng kể và các thị trường
Trung Quốc hồn tồn đóng cửa đối với những nhà đầu tư nước ngoài. Tuy

nhiên, nhu cầu thị trường vẫn cần có sự tồn tại của những sở giao dịch hàng hóa


cũng với những cơng cụ của nó nên sau khi bị cấm các “thị trường chợ đen” vẫn
tiếp tục tồn tại. Nhận thức được sự quan trọng của nó cùng với các cam kết gia
nhập WTO, Trung Quốc mở cửa thị trường nói chung và các thị trường hàng
hóa nói riêng và do đó lại phát triển bình thường các sở giao dịch hàng hóa.
Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa Trung Quốc
Nhân tố thúc đẩy sự hình thành sở giao dịch hàng hóa: nhân tố đầu tiên thúc đẩy
sự hình thành ở Trung Quốc chính là từ phía chỉnh phủ. Việc Trung Quốc cho phép các
công ty tư nhân tự do phát triển mà khơng có sự kiểm sốt của nhà nước đối với sự phát
triển của sở giao dịch hàng hóa đã tạo ra cơ hội tập trung vào việc giao dịch ở sở giao
dịch tương lại hàng hóa trên ba sở giao dịch mà trước đây chỉ giao dịch một số lượng có
hạn các hợp đồng. Chính điều này đã tạo ra một nền tảng cho một giai đoạn chuẩn bị
trước khi đạt tốc độ phát triển nhanh chóng hoạt động kinh tế.
Số lượng sở giao dịch hàng hóa: số lượng sở giao dịch hàng hóa của Trung
Quốc có sự biến đổi trong suốt giai đoạn phát triển của nó. Đầu thế kỷ 20, Trung Quốc
có hàng tá sở giao dịch, song chúng hầu hết đều biến mất trong những năm 1930s. Và
sau một thời gian chờ đợi khá lâu, sở giao dịch hàng hóa lại được thành lập lại lần đầu
tiên vào năm 1990, từ đó cho đến năm 1993 có tới hơn 40 sở giao dịch hàng hóa xuất
hiện do Trung Quốc lúc đó đang tiến hành đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh
tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, số lượng sở giao dịch hàng
hóa lại giảm mạnh do sự kiểm soát của CSRC sau một loại biến cố diễn ra vào những
năm này. Đợt giảm đầu tiên số lượng sở giao dịch giảm xuống chỉ còn 15 và đợt thứ hai
là vào năm 1999, con số này chỉ còn lại 3 sở giao dịch hàng hóa đó là: sở giao dịch
hàng hóa Dalian (Dalian Commodity Exchange_DCE), sở giao dịch hàng hóa Quảng
Châu (Zhenzhou Commodity Exchange_ZCE) và sở giao dịch tương lai Thượng Hải
(Shanghai Futures Exchange _SHFE) – sở giao dịch tương lai này là kết quả của cuộc
sáp nhập giữa 3 sở giao dịch ở Thượng Hải là sở giao dịch kim loại, hàng hóa và dầu.
Và số lượng sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc cho đến nay vẫn duy trì là ba sở giao

dịch này.
Cơ cấu hàng hóa: Danh mục hàng hóa ở Trung Quốc chỉ giới hạn ở một số mặt
hàng nhất định. Cả ba sở giao dịch hàng hóa Trung Quốc đều hết sức thành công đối
với việc kinh doanh các mặt hàng trong danh mục của mình:


Sở giao dịch hàng hóa Dalian DCE: DCE là sở giao dịch lớn nhất Trung Quốc và
đứng thứ 17 thế giới. Đây là sở giao dịch có những hợp đồng tương lai về ngô và đậu
nành lớn nhất trên thế giới. Giá tương lai về đầu nành ở DCE dã trở thành một mức giá
tham khảo quan trọng cho việc sản xuất và phân phối đậu nành ở Trung Quốc cũng như
làm giá chuẩn cho các thương nhân nước ngoài. Năm 2007, các hợp đồng giao dịch về
đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành cùng với ngô ở DCE đều là những giao dịch có
số lượng hợp đồng lớn nhất năm trong danh sách 20 hợp đồng nông sản được giao dịch
nhiều nhất 1.
SHFE là sở giao dịch lớn thứ 3 của Trung Quốc được hình thành từ sự sáp nhập
của 3 sở giao dịch hàng hóa khác do đó cơ cấu mặt hàng của sở giao dịch này cũng đa
dạng hơn 2 sở giao dịch còn lại nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm công nghiệp như
đồng, nhôm, cao su tự nhiên, thiếc, dầu thô và vàng. Số lượng hợp đồng giao dịch các
mặt hàng đồng và thiếc của sở giao dịch này hiện đang năm giữ vị trí thứ 5 và thứ 8
trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất2 Các sản phẩm năng lượng bị cấm
năm 1994 do lo ngại về sự đầu cơ hiện nay lệnh cấm này đã được dỡ bỏ nhưng lượng
giao dịch này vẫn rất ít do sự khơng ổn định về giao hàng và thiếu những người giao
dịch.
ZCE trước đây vẫn đang giao dịch các loại đậu xanh, đậu đỏ và lạc nhân. Vào
năm 2000 cơ quan điều chỉnh của Trung Quốc đã tìm cách đẩy những nố lực nhằm thâu
tóm thị trường và tập trung các hoạt động của ZCE bằng các tăng những mức bảo tiền
bảo chứng cho các loại đậu xanh từ 10% lên 20% trong khi đo slại giảm tiền bảo chứng
của mặt hàng lúa mì từ 10% xuống 5%. Kết quả là trừ lúa mì cịn các mặt hàng khác thì
gần như khơng còn giao dịch nữa. Cotton được đưa vào giao dịch vào tháng 6 năm
2004 và khối lượng giao dịch mặt hàng này tăng lên nhanh chóng. Cho tới nay những

mặt hàng chính được giao dịch trên ZCE là cotton, đường (khối lượng giao dịch lớn thứ
5 thế giới), lúa mì (thứ 7 về khối lượng giao dịch), dầu ăn.
Cơ cấu sở hữu: cả ba sở giao dịch hàng hóa của Trung Quốc đều có cơ cấu tự
điều chỉnh và là các tổ chức phi lợi nhuận (non-for-profit) trong đó SHFE sở hữu số

1 Xem phô lôc 8.
2Xem phô lôc 9


thành viên đông nhất là khoảng 200 thành viên với khoảng 250 địa điểm giao dịch trên
khắp Trung Quốc.
Hệ thống giao dịch và trung tâm thanh toán: Cả ba sở giao dịch đều đã được
trang bị các hệ thống giao dịch điện tử, đặc biệt DCE vẫn còn sàn giao dịch nhưng tất
cả các giao dịch đều là giao dịch điện tử. Trung tâm thanh toán bù trừ của cả ba sở giao
dịch hàng hóa này đều là một bộ phận của sở giao dịch hàng hóa (in-house
clearinghouse)
3.1.1.3. Nhận xét
Các sở giao dịch hàng hóa của Trung Quốc khi đã được cởi trói khỏi những quy
định của chính phủ trở thành một công cụ hữu hiệu cho việc tăng khối lượng giao dịch
cho những hàng hóa chủ yếu. Thêm vào đó với việc hình thành các sở giao dịch trong
giai đoạn này đã giúp Trung Quốc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến quá
trình trao đổi bao gồm việc nâng cấp hệ thống nhà kho, nâng cao các tiêu chuẩn chất
lượng và góp phần phổ biến kiến thức về thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn mà
các sở giao dịch như DCE đã tung ra nhiều hợp đồng tương lai hàng hóa, các hợp đồng
này đã tạo nên mọt khối lượng giao dịch vô cùng lớn ở những loại hàng hóa thiết yếu
cho an ninh lương thực của quốc gia. Điều này đã tạo điều kiện cho những người mua
duy trùy được mức giá khá ổn định thông qua việc tự bảo hiểm trên các thị trường, cịn
người nơng dân lại có thu nhập cao hơn thông qua một cơ chế thị trường tương lai minh
bạch và rõ ràng. Mỗi hợp đồng này đều thể hiện vai trị của các sở giao dịch hàng hóa
trong việc thích nghi với sự năng động trên các thị trường chủ chốt. Việc sở giao dịch

DCE tung ra và phát triển nhanh chóng các hợp đồng ngơ đã đóng một vai trong quan
trọng trong bước đầu tiên trong tiến trình tự do hóa thị trường ngơ của Trung Quốc khi
mà quốc gia này bắt đầu tuân theo những thỏa thuận đã cam kết khi gia nhập WTO.
Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ta thấy có
thể rút ra những bài học hết sức đáng chú ý khi thành lập một sở giao dịch hàng hóa ở
Việt Nam:
Về vai trị quản lý của nhà nước: Sự cân đối giữa những lợi ích và cái giá phải
trả của các quy định cũng như sự can thiệp của nhà nước là hết sức cần thiết trong việc
hình thành và phát triển các sở giao dịch hàng hóa của mỗi quốc gia với các điều kiện
khác nhau. Trong trường hợp của Trung Quốc những năm 1990s, sự quản lý của nhà


nước quá yếu hoặc các quy định quá lỏng lẻo sẽ tạo ra những thị trường hỗn loạn và
khơng có trật tự, mà làm mất lòng tin của những người giao dịch trên thị trường đó. Sự
thiếu quản lý sẽ tạo điều kiện cho sự đầu cơ quá mức và do đó làm méo mó cung cầu
khiến cho giá cả cung cầu và do đó sở giao dịch khơng cịn thực hiện chức năng phát
hiện giá cả nữa và công cụ tự bảo hiểm khơng cịn hiệu quả nữa và thậm chí là cịn có
hiệu quả ngược lại. Chính vì vậy mà chính phủ Trung Quốc đã phải bước vào thị trường
này và kiểm sốt các thị trường trong khn khổ mà các yếu tố đầu cơ bị loại trừ và chỉ
duy trì những thị trường với chức năng là dấu hiệu giá cả hay là quản lý rủi ro mà thơi.
Tuy nhiên, những hạn chế hay kiểm sốt q chặt chẽ này của Trung Quốc chỉ có tác
động trong thời điểm ban đầu hỗn loạn, khi các sở giao dịch bắt đầu phát triển, nhu cầu
giao dịch thay đổi nền kinh tế phát triển thì sự kiểm sốt này lại có hiệu quả ngược lại
trở thành rào chắn cho sự phát triển hàng hóa cũng như của tồn bộ nền kinh tế. Chính
vì lẽ đó mà nên khi thị trường đã trở lại hoạt động một cách ổn định thì chính phủ
Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng sự kiểm sốt của mình. Các hợp đồng mới dần được
cho phép và đưa vào thị trường, và một khung khổ pháp lý mới từ đầu năm 2007 đã dỡ
bỏ một số lệnh cấm áp đặt khi thị trường bất ổn. Đây chính là một bài học hết sức quan
trọng với Việt Nam khi chuẩn bị thành lập sở giao dịch hàng hóa, nhà nước cần phải có
một vai trị nhất định giúp ổn định thị trường trong giai đoạn đầu tiên này để tránh đi

phải con đường của Trung Quốc đã đi.
Các hoạt động đầu cơ: chính sự đầu cơ tạo ra khối lượng giao dịch khổng lồ hay
chính là tính thanh khoản trên thị trường mà nếu thiếu tính chất này thì sở giao dịch
hàng hóa khơng thể thực hiện tốt nhất vai trị của mình. Tuy nhiên, nếu khơng có những
quy định đúng đắn hoặc là một cơ cấu tự điều chỉnh đúng đắn thì sự đầu cơ lại chính là
nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn như trường hợp các sở giao dịch hàng hóa của Trung
Quốc ở những năm 90s.
Cơ cấu hàng hóa và loại hình giao dịch:Nhìn vào cơ cấu hàng hóa các sở giao
dịch hàng hóa ở Trung Quốc ta có thể thấy ngay mục tiêu phát triển sở giao dịch hàng
hóa của nước này. Sự tập trung vào chỉ giao dịch một số mặt hàng thiết yếu và có khả
năng, các sở giao dịch này đã góp phần rất lớn vào cơng cuộc đảm bảo an ninh lương
thực và phát triển nông nghiệp của quốc gia lớn nhất thế giới và chiếm tới gần 1/6 dân
số trên thế giới này. Cũng với chính những mục tiêu phát triển các sở giao dịch với


những vai trò cơ bản như phát hiện giá cả, tự bảo hiểm và hạn chế sự thâu tóm thị
trường, hiện nay các giao dịch quyền chọn hàng hóa ở Trung Quỗc vẫn cịn bị hạn chế.
Chính vì vậy việc giới thiệu các hợp đồng quyền chọn trên sở giao dịch hàng hóa và
việc đưa ra các sản phẩm tài chính để hình thành nên thị trường phái sinh ở Trung Quốc
đang là một trong những kế hoạch phát triển sắp tới của nước này.
Về vấn đề những người sản xuất nhỏ: tuy thị trường Trung Quốc chủ yếu bao
gồm những người sản xuất nhỏ, nhưng nhà nước khuyến khích sự tham gia của những
người tham gia các dây chuyền sản xuất lớn như những người sản xuất lớn, thương
nhân, … tham gia vào việc tự bảo hiểm rủi ro giá cả trên thị trường rồi từ đó chuyển lợi
ích cho người sản xuất nhỏ mà thôi. Người nông dân ở Trung Quốc được hưởng lợi ích
gián tiếp từ các các số liệu từ thị trường tương lai về hàng hóa. Để làm được điều đó,
thì sở giao dịch DCE cùng với sự hỗ trợ của chính phủ đã tổ chức một chiến dịch giáo
dục nhằm giúp người nông dân hiểu về vai trò và hoạt động của sở giao dịch hàng hóa
từ đó khuyển khích họ sở dụng thơng tin sở giao dịch hàng hóa để xác định việc sản
xuất của mình trong mua tới, cũng như giúp học có thể thỏa thuận những mức giá tốt

hơn với các trung gian mua bán. Đây cũng là một phương pháp rất tốt để Việt Nam có
thể tham khảo trong những bước chuẩn bị đầu tiên để hình thành sở giao dịch hàng hóa.
3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
3.1.2.1. Vai trị của nông nghiệp trong nền kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng
cao, trong giai đoạn hiện từ 1996-2006 tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của nước này
là 6.7% những năm gần đây tốc độ này tăng lên 9%. Tuy nhiên, khác với các nước đang
phát triển khác, tỷ lệ đóng góp của nơng nghiệp vào GDP của Ấn Độ ngày càng tăng và
giữ một vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện nay, lao động nông
nghiệp ở Ấn Độ chiếm tới hơn 50% dân số, nên số hộ nơng dân đã hình thành nên một
khu vực cử tri khá rộng lớn mà các nhà lãnh đạo đất nước không thể không chú ý tới
việc phát triển khu vực này. Chính vì vậy, việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trong
ngành nông nghiệp ở nước này là một trong những ưu tiên hàng đầu ở nước này.
Cũng giống như ở Trung Quốc, Ấn Độ hiện cũng đang đẩy nhanh các công cuộc
đổi mới để phát triển nơng nghiệp của nước mình. Những đổi mới trong ngành nông
nghiệp của Ấn Độ cũng xuất phát từ các nhân tố kinh tế cũng như chính trị nhằm phát


triển sản xuất và nâng cao năng suất, nhưng một điểm khác trong đổi mới nông nghiệp
của Ấn Độ là việc nước này tiến hành đồng thời việc cải cách nông nghiệp với những
cải cách phi nông nghiệp và cải cách vĩ mô. Trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá
trình chuyển đối sang nền kinh tế thị trường, và nhu cầu cần phải thiết lập một tổ chức
thị trường để thúc đẩy thương mại và ổn định thị trường thì việc thành lập sở giao dịch
hàng hóa Ấn Độ là một trong những lựa chọn nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa
nơng nghiệp trên cơ sở những sản phẩm giá trị gia tăng cao có thể cạnh tranh trên thị
trường xuất khẩu thế giới.
3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ
Q trình phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ: các thị trường hàng hóa ở
Ấn Độ cũng có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Thị trường tương lai hàng hóa
có tổ chức đầu tiên giao dịch các loại cotton được hình thành ở Ấn Độ vào năm

1921. Cho đến những năm 1940s thì việc giao dịch các hợp đồng tương lai, kỳ
hạn cũng như quyền chọn đều bị cấm do những biện pháp kiểm soát giá cả.
Những biện pháp hạn chế này vẫn tiếp tục cho đến năm 1952 khi chính phủ nước
này thông qua luật quy định các hợp đồng kỳ hạn, điều chỉnh các hợp đồng kỳ
hạn và tương lai, tuy nhiên cho đến những năm 1960s thì các giao dịch tương lại
đối với một số mặt hàng vẫn còn bị hạn chế. Sự thay đổi trong mức độ can thiệp
của nhà nước trong nền kinh tế đã làm cho số lượng cũng như quy mô các hoạt
động kinh tế trên sở giao dịch cũng đa dạng hơn. Bởi lẽ trong điều kiện bị kiểm
sốt chặt chẽ bởi chính phủ buộc các sở giao dịch phải tìm cho mình những lợi
thế riêng trong thị trường hồng hóa và do đó đã thúc đẩy việc ứng dụng một
cách sáng tạo vào các bộ máy thị trường.
Vào cuối những năm 1970s thì giao dịch những hợp đồng tương lai hàng hóa đã
được hồn tồn hợp pháp hóa, tuy nhiên việc giao dịch các hợp đồng tương lai vẫn bị
cấm, không một sở giao dịch hay một cá nhân nào được phép tổ chức hay tham gia
hoặc kinh doanh các hợp đồng quyền chọn hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động này cũng sẽ
sớm được đưa vào hoạt động do thị trường ngày càng phát triển, và các nhu cầu về hoạt
động giao dịch các hợp đồng ngày càng tăng lên. Với sự thành lập ba sở giao dịch nhiều
loại mặt hàng của quốc gia vào năm 2002 và 2003, bao gồm sở giao dịch hàng hóa và
các cơng cụ phái sinh quốc gia, Mumbai (NCDEX), Sở giao dịch đa hàng hóa


Ahmedabad (NMCE) và sở giao dịch đa hàng hóa Mumbai (MCX) đã tạo ra một bước
ngoặt trong lịch sử phát triển sở giao dịch hàng hóa cũng như phát triển kinh tế của
nước này.
Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ
Nhân tố thúc đẩy sự hình thành sở giao dịch hàng hóa: giống như Trung Quốc
động lực đầu tiên thúc đẩy việc thành lập sở giao dịch hàng hóa chính là từ phía chính
phủ. Đặc biệt ở Ấn Độ, cơ quan quản lý của nước này GOI đã thành lập một kế hoạch
chi tiết cho việc phát triển ba sở giao dịch đa hàng hóa của quốc gia và đặt ra tiêu chí
mà mỗi sở giao dịch mới đề phải thực hiện đó là: cổ phần hóa, phạm vi hoạt động trên

cả nước, cơ cấu đa hàng hóa, và chỉ áp dụng các giao dịch điện tử mà thơi. Kết quả là
mỗi sở giao dịch hàng hóa trong ba sở giao dịch hàng hóa quốc gia của Ấn Độ đều đạt
sự phát triển hết sức ngoạn mục đó là khối lượng giao dịch các sở giao dịch hàng hóa
này đều nằm trong danh sách những sở giao dịch có khối lượng giao dịch nhiều nhất
trên thế giới.
Số lượng sở giao dịch hàng hóa: ở Ấn Độ có tới 25 sở giao dịch hàng hóa trong
đó có 3 sở giao dịch hàng hóa quốc gia là MCX, NCDEX, NMCEIL trong đó MCX là
sở giao dịch lớn nhất, mỗi sở giao dịch này đều tập trung vào các giao dịch tương lai
hàng hóa của giao dịch các cơng cụ khác hoặc tài sản khác đều không được pháp luật
cho phép. Chính vì vậy nên sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ tuy có khối lượng giao dịch
khá lớn nhưng vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của nước này so với những nước khác.
Hiện tại, sở giao dịch MCX vượt qua NCDEX trở thành sở giao dịch có khối lượng
giao dịch lớn nhất với gần 69 triệu hợp đồng giao dịch trong năm 2007 tăng 51,08% so
với năm 2006 và đứng thứ 28 trên thế giới 3, tiếp đến là sở giao dịch NCDEX đứng thứ
hai với khối lượng giao dịch đạt gần 35 triệu hợp đồng, giảm tới 35% so với năm 2006.
Cơ cấu hàng hóa: Đây là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của sở giao
dịch hàng hóa của Ấn Độ so với những quốc gia đang phát triển khác. Mỗi sở giao dịch
hàng hóa quốc gia của Ấn Độ đều giao dịch nhiều loại hợp đồng từ nông nghiệp, tới
kim loại và cả những mặt hàng năng lượng. Điều này khiến cho mỗi sở giao dịch hàng
hóa phải quản lý số lượng hợp đồng xét về chủng loại lớn hơn bất kỳ sở giao dịch hàng
hóa nào khác trên thế giới. Thêm nữa cơ cấu hàng hóa ở mỗi sở giao dịch này lại được
3 Xem phô lôc 6


bố trí nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các sở giao dịch. Thậm chí ngay cả sở giao dịch
hàng hóa có khối lượng giao dịch hợp đồng lớn nhất đi chăng nữa thì vẫn bị cạnh tranh
hết sức mạnh mẽ bởi các sở giao dịch còn lại. Điều này cũng là một phần lý do giải
thích tại sao có sự thay đổi vị trí những sở giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất
qua các năm như ở trên.
Cơ cấu sở hữu: ở Ấn Độ việc cổ phần hóa chính là một điều kiện để thành lập

sở giao dịch hàng hóa, chính vì vậy tất cả các sở giao dịch hàng hóa của nước này đều
là những cơng ty cổ phần có sự tham gia góp vốn của nhiều tổ chức. Ví dụ như MCX là
một sở giao dịch độc lập và cổ phần hóa được cơng nhận bởi chính phủ Ấn Độ, bao
gồm những cổ đơng như chính như Cơng ty cơng nghệ tài chính (Financial
Technologies.Ltd), Ngân hàng trung ương Ấn Độ, và các ngân hàng khác. Còn NCDEX
là một công ty hợp danh với các thành viên là thuộc các tổ chức chính phủ các cấp như
Cơng ty bảo hiểm nhân thọ của Ấn Độ, Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn
(NABARD), sở giao dịch chứng khoán quốc gia (NSE), …
Hệ thống giao dịch: hệ thống giao dịch ở Ấn Độ là hệ thông giao dịch điện tử vì
đây cũng là một trong những điều kiện khi được cấp phép thành lập một sở giao dịch
mới ở nước này.
3.1.2.3. Nhận xét
Các sở giao dịch đa hàng hóa quốc gia chính là những yếu tố thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế theo hướng toàn diện hơn. Trong điều kiện Ấn Độ đang trong quá
trình chuyển dịch kinh tế, và ổn định thị trường, việc xuất hiện các sở giao dịch quốc
gia không những là tạo ra một công cụ quản lý rủi ro giá cả thơng qua các giao dịch
tương lai mà cịn góp phần đáng kể trong việc phát triển toàn diện nền kinh tế. Sự phát
triển tồn diện đó là nhờ việc cải thiện đáng kể luồng thông tin tới những vùng núi và
nông thôn, thúc đẩy sự phát triển các cơ sở hạ tầng vật chất - đặc biệt là hệ thống nhà
kho, vận tải ở những trung tâm giao dịch, thiết lập những tiêu chuẩn chất lượng đáng tin
cậy và được cơng nhận nhờ đó mà những người mua đặc biệt là các nhà xuất khẩu thêm
tự tin thực hiện các hoạt động của mình trong các dây chuyền sản xuất của thế giới.
Tuy có những đặc điểm giống như Trung Quốc, nhưng thơng qua sự hình thành
và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ, ta cũng có thể thấy được những điểm khác
so với những kinh nghiệm từ Trung Quốc đó là:


Cơ cấu hàng hóa:: việc các sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ giao dịch nhiều mặt
hàng một mặt phản ảnh tiềm năng các nguồn lực đa dạng của Ấn Độ cũng như độ lớn
của thị trường nội địa nước này. Tuy Trung Quốc cũng có những tiềm năng tương tự,

nhưng những chính sách phát triển thận trọng của nước này đã hạn chế sở giao dịch
tương lai hàng hóa chỉ giao dịch một số hàng hóa trên cơ sở phi cạnh tranh mà thôi.
Những người sản xuất nhỏ: Tuy sự tham gia của những người sản xuất nhỏ tại
các sở giao dịch vẫn còn hạn chế, nhưng Ấn Độ là một trong những quốc gia mà có kỳ
vọng rằng sẽ thu hút những người nông dân nhỏ tham gia trực tiếp vào các thị trường
giao dịch tại sở nhằm quản lý rủi ro của mình. Điều này có thể là do không được giáo
dục, thiếu nhận thức cũng như khả năng tham của những người sản xuất nhỏ này cũng
như các thị trường giao ngay vẫn đang trong tình trạng rời rạc và thiếu thốn về cơ sở hạ
tầng. Do đó, để thực hiện theo định hướng ban đầu, Ấn Độ đã nỗ lực khắc phục những
khó khăn đó. Trước hết đó là việc phổ biến kiến thức cho người nông dân, cung cấp
thông tin cho họ. Mỗi sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ đều hợp tác với các thành viên
của họ cùng các phương tiện thông tin đại chúng để đưa các thông tin đến cho người
nông dân. Đặc biệt với việc công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, các sở giao
dịch này cịn sử dụng các tin nhắn gửi miễn phí đến điện thoại di động của những người
nông dân. Thêm vào đó, MCX cùng với những sở giao dịch quốc gia khác đã đầu tư
những khoản đáng kể vào việc cung cấp thông tin thị trường thông qua các bảng điện tử
ở những nơi dễ thấy cộng. Không những thế MCX còn kết hợp với Bưu điện Ấn Độ để
cung cấp thông tin đến tận các làng ở nông thôn, nhờ đó mà thơng tin được truyền từ
các trung tâm giao dịch đến tận những nơi xa xôi nhất. Kết quả là nông dân ở Ấn Độ
hiện thỏa thuận được những mức giá tốt hơn từ những người trung gian và ngày càng
hiểu biết hơn về thông tin thị trường tương lai để xác định mùa vụ. Với việc giới thiệu
sàn giao dịch giao ngay điện tử, MCX cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia của người
nông dân vào các sở giao dịch tương lai hàng hóa hơn. Bởi vì làm cho người nông dân
quen với sàn giao dịch điện tử, sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận có hiệu quả hơn tới
các thị trường, cũng như minh bạch hơn trong q trình định giá và giao hàng. Đó chính
là bước đầu để người nơng dân chuẩn bị khi tham gia vào các sở giao dịch phức tạp hơn
sau này khi đã nhập sàn giao dịch giao ngay và tương lai thành một sàn giao dịch để tạo
điều kiện cho các giao dịch trở nên dễ dàng hơn.



3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia
3.1.3.1. Vai trị nơng nghiệp trong nền kinh tế Malaysia
Khác với Trung Quốc và Ấn Độ, Malaysia có dân số và diện tích ít hơn rất nhiều
nhưng lại có nền kinh tế khá phát triển và có thu nhập bình qn đầu người khá cao hơn
$5000. Tỷ trọng nơng nghiệp đóng góp vào GDP của nước này ngày càng giảm và chỉ
chiếm hơn 10% tổng số lao động mà thơi. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là nông
nghiệp không quan trọng trong nền kinh tế, trên thực tế nông nghiệp hiện nay là một
trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Malaysia với tỷ lệ hơn 10% trong tổng số thu
doanh thu xuất khẩu quốc gia. Điểm đặc biệt trong ngành nông nghiệp của Malaysia là
nước này khơng cần thiết phải có sự chuyển đổi hay không cần đến bất cứ một cuộc cải
cách trong cơng cuộc phát triển kinh tế nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng cả.
Bởi lẽ kể từ sau ngày độc lập vào năm 1957, thì con đường phát triển của Malaysia đã
được vạch ra một cách ổn định chủ yếu bao gồm một mặt là phát triển đất đai và các
chương trình tái định cư, mặt khác là quá trình phát triển các thị trường chủ yếu xuất
khẩu. Tuy nhiên, sự phát triển một cách ổn định như vậy khơng có nghĩa rằng nó khơng
vấp phải khó khăn nào, Malaysia cũng vấp phải những khó khăn nhất định như: việc
thiết lập những tổ chức thúc đẩy thương mai, hay việc phải chỉ ra sự bất công đang
ngành càng gia tăng và việc tách biệt ngày càng rõ rệt giữa những người sản xuất nhỏ
và những công ty thương mại, những người sản xuất lớn, và vấn đề cần phải hợp nhất
và thương mại hóa khu vực những người sản xuất nhỏ.
3.1.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia
Khác với hai quốc gia trên, sở giao dịch hàng hóa ở Malaysia ra đời khá muộn,
sở giao dịch hàng hóa đầu tiên của Malaysia là sở giao dịch Kuala Lumpur (KLCE) ra
đời vào năm 1980. Rồi sau đó, sở giao dịch này đã phải trải qua rất nhiều cuộc mua bán
và sáp nhập để trở thành sở giao dịch công cụ phái sinh Bursa Malaysia (Bursa
Malaysia Derivatives) hiện là một phần của tập đoàn Bursa Malaysia. Chính vì sự mua
bán và sáp nhập như vậy nên Bursa Malaysia Derivatives không chỉ bao gồm các giao
dịch hàng hóa mà cịn bao gồm các giao dịch tương lai về chỉ số chứng khoán, giao dịch
tiền tệ, và cả giao dịch chứng khoán.
Nhân tố thúc đẩy sự hình thành sở giao dịch hàng hóa: sở giao dịch hàng hóa ở

Malaysia hình thành đầu tiên vào năm 1980 không phải được thúc đẩy bởi nhà nước,


mà từ khu vực tư nhân. Nhà nước ở đây chỉ đóng vai trị hỗ trợ về khung pháp lý mà
thơi, chính khu vực tư nhân mới là lực lượng làm cho sở giao dịch hàng hóa ở Malaysia
phát triển như ngày nay.
Số lượng sở giao dịch: Ở Malaysia các hoạt động giao dịch tương lai về hàng
hóa chỉ tập trung vào một sở giao dịch mà thơi, đó chính là Bursa Malaysia Derivatives
như đã đề cập đến ở trên. Năm 2004, sở giao dịch này đứng thứ 49 trong tổng số các sở
giao dịch phái sinh lớn nhất và thứ 20 trong số những sở giao dịch tương lai hàng hóa
lớn nhất xét về khối lượng giao dịch. Năm 2007, với khối lượng giao dịch là hơn 6 triệu
hợp đồng, tăng 49,06% so với năm 2006 sở giao dịch này đứng vị trí thứ 45 trong tổng
số các sở giao dịch hàng hóa phái sinh lớn trên thế giới.
Cơ cấu hàng hóa: Bursa Malaysia Derivatives hiện đang giao dịch 8 loại hợp
đồng tương lai trong đó có 2 hợp đồng tương lai về hàng hóa mà thơi. Đặc biệt, với sự
tập trung vào mặt hàng dầu cọ, Malaysia hiện là trung tâm lớn nhất về các giao dịch dầu
cọ và đã trở thành một mức giá tham khảo quốc tế trong ngành này. Do vậy, hiện nay
sở giao dịch này là một trong số ít những sở giao dịch ở các quốc gia đang phát triển
thu hút được những nhà buôn quốc tế tham gia vào thị trường.
Hệ thống cơ sở hạ tầng: Khác với các quốc gia đang phát triển khác các sở giao
dịch của Malaysia được ra đời trong điều kiện thị trường hàng hóa giao ngay phát triển,
những cơ cấu hỗ trợ và các tập quán tiên tiến, thị trường tập trung và cơ sở hạ tầng khá
hiện đại.
3.1.3.3. Nhận xét
Với chiến lược phát triển chỉ tập trung vào sản phẩm thế mạnh của mình,
Malaysia đã thực sự thành cơng trong việc biến sản phẩm đó thành hàng hóa xuất khẩu
chủ lực và có sức mạnh giá cả trên thị trường xuất khẩu thế giới, góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển chung của đất nước là hướng về xuất khẩu. Bursa Malaysia hiện nay
là sở giao dịch duy nhất ở các quốc gia trên thế giới trở thành một sở giao dịch ‘chuẩn’
của thế giới, nghĩa là một sở giao dịch có thể tạo ra mức giá tham khảo trên thế giới cho

một loại hàng hóa mà nó giao dịch. Thơng thường, trên thế giới các mức giá tham khảo
cho hầu hết các loại hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch đều được hình thành ở các sở
giao dịch đặt ở các quốc gia phát triển do đó cách xa với những thị trường sản xuất chủ
yếu các mặt hàng này. Tuy nhiên ở Malaysia đã làm được điều đặc biệt đó là quốc gia


sản xuất lớn nhất của mặt hàng dầu cọ thô cũng nơi cơ sở giao dịch có thể tạo ra mức
giá tham khảo. Điều này là hết sức quan trọng vì nó sẽ đảm bảo cho quốc gia sản xuất
có quyền định giá - đóng vai trị người quyết định giá cả hơn là người phải chấp nhận
giá như những quốc gia xản xuất khác trên thị trường thế giới. Đây chính là kết quả
chứng minh cho tính đúng đắn của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dầu thơ của chính
phủ Malaysia từ những năm 1960s. Kinh nghiệm của Malaysia thực sự là một bài học
hết sức quý giá cho Việt Nam trong chiến lược phát triển sở giao dịch hàng hóa để hỗ
trợ xuất khẩu.
Một điểm đặc biệt khác từ cái nhìn về sở giao dịch hàng hóa ở Malaysia khác
biệt so với các sở giao dịch của hai quốc gia ở trên đó chính về những người sản xuất
nhỏ. Ngay từ đầu, Malaysia đã khơng khuyến khích người nông dân nhỏ tham gia trực
tiếp vào các giao dịch tại sở giao dịch, do đó những cơng cụ quản lý rủi ro giá cả được
sử dụng chủ yếu bởi những chủ trang trại hoặc những người sản xuất lớn chứ không
phải là những người nông dân sản xuất nhỏ. Một phần là những người nông dân nhỏ
thường hoạt động dưới những chương trình do chính phủ tài trợ mà đã có sẵn những
biến pháp ngăn ngừa những rủi ro trong đó rồi ví dụ như thơng qua FELDA ở Malaysia.
Một lý do khác đó là việc thương mại hố của những người nơng dân nhỏ ở những quốc
gia này được xem như là một điều kiện tiên quyết để tham gia vào các thị trường, nơi
hoạt động trên cơ sở nông dân với nông dân hay là được thúc đẩy nhờ sự hợp tác. Nông
dân, những người sản xuất nhỏ thay vào đó lại thu được những lợi ích gián tiếp thông
qua những hoạt động phát triển thông tin và thị trường của các sở giao dịch. Hiện nay
với việc các chính phủ này đang tập trumg vào việc liên kết các nông dân tiểu chủ và
thương mại hố thì các sở giao dịch ở những thị trường này có tiềm năng lớn để phát
triển mạnh mẽ hơn và phù hợp hơn để thúc đẩy các ngành hàng trong nước phát triển.

Thông qua việc xem xét những kinh nghiệm hình thành và phát triển các sở giao
dịch của ba quốc gia trên, ta thấy đấy rằng mỗi sở giao dịch lai có một vai trị quan
trọng riêng đối với những điều kiện thị trường khác nhau. Đều là những quốc gia đang
phát triển, nhưng ở mỗi quốc gia lại có những điều kiện riêng rất khác nhau; có quốc
gia đang trong q trình chuyển đổi, lại có quốc gia không phải trải qua một giai đoạn
chuyển đổi nào; có quốc gia chủ yếu là những người sản xuất nhỏ trong khi ở quốc gia
khác lại là sự tồn tại đồng thời giữa người sản xuất nhỏ và những người sản xuất lớn; và


có quốc gia chủ yếu tập trung vào mở rộng thị trường xuất khẩu, còn quốc gia khác lại
nhằm mục đích ổn định thị trường nội địa. Đối với mỗi điều kiện này thì các sở giao
dịch hàng hóa lại đóng vai trị quan trọng khác nhau đối với nền kinh tế. Do đó, trước
khi thành lập sở giao dịch hàng hóa, Việt Nam cần phải cân nhắc xem điều kiện của
mình phù hợp với mơ hình sở giao dịch hàng hóa nào để có thể vận dụng một cách hiệu
quả nhất chứ không nên áp dụng giống hệt như một mơ hình mà nước nào đó vì mơ
hình này đã được áp dụng thành công cho sở giao dịch hàng hóa ở nước đó.
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT
NAM.
Như đã kết luận ở cuối chương 2, Việt Nam đã hội tụ được hầu hết các điều kiện
để thành lập sở giao dịch hàng hóa, tuy nhiên vẫn cần một giai đoạn nhỏ khoảng 2 năm
nữa để hoàn thiện những điều kiện còn thiếu như khung pháp lý, trang bị kiến thức và
năng lực tới các đối tượng. Qua việc tìm hiểu nghiên cứu những nguyên tắc chung cũng
như những kinh nghiệm của ba quốc gia đang phát triển khác với những điều kiện khá
tương đồng với Việt Nam, đồng thời căn cứ vào điều kiện mang tính đặc thù về mặt
kinh tế xã hội, về trình độ sản xuất của nước ta hiện nay, em xin đưa ra những ý kiến
của mình về mơ hình xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam trong thời gian tới
như sau:
3.2.1. Về hình thức tổ chức sở giao dịch hàng hóa
Trong giai đoạn trước mắt, căn cứ vào điều kiện của Việt Nam thì ta chưa thể và
cũng chưa cần thiết phải xây dựng quá nhiều sở giao dịch hàng hóa. Đầu tiên ta có thể

xây dựng sở giao dịch ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rồi sau
đó có thể mở thêm một số sở giao dịch ở những địa phương có tiềm năng như Đắc Lắc,
Thái Nguyên…
Về hình thức giao dịch của thị trường, ta nên áp dụng hình thức lai ghép tức là
có thể tiến hành theo hình thức giao ngay kết hợp với các hợp đồng tương lai hay quyền
chọn với những quy mô hợp đồng khác nhau phù hợp với tình hình thực tế của Việt
Nam.
Về hình thức sở hữu sở giao dịch hàng hóa: như đã phân tích ở trên, chi phí để
thành lập sở giao dịch hàng hóa khá lớn, nó bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí
duy trì hoạt động. Những chi phí ban đầu bao gồm chi phí nghiên cứu, cơ cở hạ tầng và


quảng bá hình ảnh đối với các sở giao dịch đơn giản nhất đã lên tới 100.000 USD còn
một sở giao dịch tương lai hàng hóa thì lên tới 2 triệu USD. Ngay cả nếu như những
người sáng lập đã có sẵn một tịa nhà dùng làm sở giao dịch thì cũng cần phải có chi phí
sửa chữa; đồng thời cả chi phí hệ thống máy tính, phần mềm và thiết bị phịng thí
nghiệm; hay là các bộ phận xung quanh sở giao dịch như nhà kho, nơi bốc xếp hàng…
Và dù cho được trang bị bằng thiết bị tốt đến đâu đi nữa thì các thiết bị này cũng cần
phải được bảo trì bảo dưỡng đó cũng là một chi phí duy trì hoạt động đáng kể. Do đó,
trước mắt nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển chung của thị trường, Việt Nam
nên sử dụng hình thức sở hữu thành viên mà trong đó nhà nước cũng là một thành viên,
rồi sau đó có thể tiến hành cổ phần hóa để thu hút đầu tư và tăng hiệu quả quản lý.
3.2.2. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ phận.
Các chủng loại hàng hóa đưa vào thị trường có thể có hai hình thức, một là kinh
doanh một số mặt hàng thuộc cùng một ngành hàng, trước hết nơng sản, sau đó có thể
tiến tới các sở giao dịch về kim loại và năng lượng. Hoặc ta có thể có hình thức thứ hai
là lập sở giao dịch hàng hóa chuyên về một mặt hàng, với hình thức này thì chưa có
nhiều mặt hàng Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chuẩn, trước mắt thì chỉ có thể với
hai mặt hàng đó là cà phê và vàng. Trên thực tế, đã có hai sàn giao dịch vàng đã được
triển khai và đưa vào áp dụng từ năm 2007 ở thành phố Hồ Chí Minh và sau thành cơng

đó đã mở ra một sàn giao dịch vàng nữa ở Hà Nội vào đầu năm 2008.
Về cơ cấu tổ chức: bộ máy quản lý của sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam dự
kiến sẽ gồm những phòng ban như sau


Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Khối hành chính quản trị

Khối giao dịch

Khối phụ trợ

Phòng thư ký và quan quốc tế đào lý các thành viên giao Phòng điều hành
Phòng hành chính quản trị hệPhịng quảnPhịng quản lý và lưu giữ dịch nghiên cứu hệ thống máy tính
Phịng tổ chức cán bộ
tạo
Phòng thanh tra,
Phòng

Các phòng ban này sẽ thực hiện các chức năng của mình để đảm bảo cho hoạt
động của sở giao dịch diễn ra một cách liên tục và hiệu quả.
Về hệ thống giao dịch: Với những tiện ích của mơ hình hệ thống giao dịch bằng
điện tử cùng với kinh nghiệm tại các sở giao dịch chứng khoán trong nước và thí điểm
các sở giao dịch vàng thành cơng, ta nên áp dụng hình thức giao dịch điện tử cho các sở
giao dịch hàng hóa.
3.2.3. Vấn đề đào tạo
Bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên đã cho thấy rằng vấn đề con người là

một trong những yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy việc hình thành và phát triển sở
giao dịch hàng hóa. Sở dĩ việc sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam những năm qua cịn
chậm một phần chính là do sự thiếu hiểu biết về loại hình giao dịch này. Do đó việc đào
tạo cán bộ có một ý nghĩa rất quan trọng tới nhiều đối tượng
Đào tạo đội ngũ cán bộ chun mơn: một sở giao dịch hàng hóa khơng thể hoạt
động một cách hiệu quả nếu khơng có những cán bộ có nghiệp vụ chun mơn. Để làm
được điều đó thì cần phải:
-

Thống nhất chương trình, nội dung, đào tạo vào một mối, xây dựng giáo

trình, tiêu chuẩn nội dung đào tạo thống nhât trong cả nước.


-

Tiến hành đào tạo động thời các loại cán bộ nằm phục vụ cho hoạt động

tại sở như: Cán bộ quản lý sở giao dịch hàng hóa; cán bộ vận hành giao dịch tại
sở giao dịch và các tổ chức phụ trợ….
-

Nội dung đào tạo:

-Tổ chức đào tạo cơ bản chung, sau đó chuyển sang đào tạo chuyên sâu cho từng
cán bộ. Trên cơ sở đó tiến hành Tổ chức đào tạo thực hành cho các đối tượng đã qua
loại hình đào tạo cơ bản và chuyên sâu.
-Kết hợp đào tạo trong nước (do giáo viên trong nước và mời một số giáo viên
của nước ngoài đảm nhận) và đào tạo thực hành ở nước ngoài…tiến hành cử các nhân
viên của ta sang học tập những kinh nghiệm từ các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế

giới. Một số doanh nghiệp trong hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA) đã có những đại
diện tại sở giao dịch hàng hóa Chicago CME. Đây chính là những cơ hội cho các doanh
nghiệp nâng cao trình độ nguồn nhân lực, học tập các kinh nghiệm giao dịch thực tế.
-Bên cạnh đào tạo chuyên môn, sẽ tiến hành đào tạo qua các phương tiện thơng
tin đại chúng và qua các chương trình học của các trường đại học, trường phổ thông để
phổ cập cho người dân hiểu về thị trường sở giao dịch hàng hóa.
-Tất cả các cá nhân muốn làm việc trong các bộ phận liên quan đến sở giao dịch
hàng hóa phải qua đào tạo, thi tuyển và được Bộ công thương hoặc ban quản lý sở giao
dịch sở cấp chứng chỉ.
Đào tạo trên phạm vi rộng: có nghĩa phổ biến những kiến thức về sở giao dịch
hàng hóa trên diện rộng từ nhà đầu tư cho tới người nông dân. Bởi lẽ trên thực tế, trong
những năm qua Việt Nam đã tổ chức rất nhiều các trung tâm giao dịch hay các chợ đầu
mối, tuy nhiên rất nhiều trong số đó bị bỏ phí khơng có người sử dụng vì họ khơng thấy
được tác dụng của những hình thức này. Do vậy việc đào tạo trên phạm vi rộng được
xem như là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để sở giao dịch hàng hóa của
Việt Nam có thể hoạt động tốt, nhưng để có thể làm được việc này cần phải có sự hỗ
trợ rất lớn từ các cơ quan nhà nước các cấp. Chẳng hạn như sở giao dịch nơng sản về
hàng hóa thì các cơ quan khuyến nơng tại các điạ phương có thể tiến hành phổ biến đến
tận người nơng dân về vai trị cũng như là lợi ích mà sở giao dịch đem lại từ đó người
nơng dân có thể hiểu và từ đó sử dụng hoạt động tại sở để bảo hiểm cho hoạt động của
mình. Bên cạnh đó bản thân các sở giao dịch có thể thực hiện việc tuyên truyền quảng


cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua xuất bản các ấn phẩm, các bản tin,
hay các chương trình chuyên đề nhằm trang bị và nâng cao nhận thức cho tất cả các đối
tượng khác nhau. Hoặc ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thông tin
điện thoại lấy kinh nghiệm từ các nước như Ấn Độ hay Trung Quốc, các sở giao dịch
có thể trực tiếp gửi tin nhắn sms đến với từng người nơng dân về thơng tin giá cả hàng
hóa, diễn biến thị trường…
Trong giai đoạn đầu tiên này, các sở giao dịch mới được xem như vẫn còn khá

đơn giản và là nơi các doanh nghiệp tập dượt, thử nghiệm, làm quen với cơ chế hoạt
động của thị trường giao sau trước khi tham gia vào một sàn giao dịch hàng hố hồn
chỉnh. Trong q trình hoạt động các sở giao dịch này sẽ dần hoàn thiện với một đội
ngũ các nhà quản lý, các nhà chun mơn đủ trình độ để không chỉ giao dịch tại các sàn
giao dịch trong nước mà ngay cả các sàn giao dịch trên thế giới. Sản phẩm giao dịch
trên sàn có thể khơng chỉ dừng lại là các hàng hố nơng nghiệp mà cịn có thể là sản
phẩm tài chính như chỉ số chứng khoán, trái phiếu. Việc mở rộng cơ cấu danh mục sản
phẩm cũng khơng ngồi mục đích thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch.
Do đó trong tương lai sở giao dịch của ta sẽ ngày càng phát triển và trở thành sở giao
dịch có tầm cỡ trong khu vực. Tuy nhiên trước mắt, để đạt được mục tiêu lâu dài đó,
các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng nhiều mặt hàng đẩy mạnh hoạt động giao dịch tại
các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới để vừa có được cơng cụ để tự bảo hiểm và
kiếm lời từ đầu cơ lại vừa tích lũy được những kinh nghiệm thực tế từ tổ chức, kỹ thuật
giao dịch. Đó là những tiền đề để chúng ta có thể xây dựng được một sở giao dịch hàng
hóa của Việt Nam phát triển lớn mạnh trong tương lai.


KẾT LUẬN
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chức thành
công nhiều sự kiện quốc tế khác đã chứng tỏ những nỗ lực của Đảng và nhà nước trong
việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về nhiều mặt, mà đặc biệt quan trọng là hội nhập kinh
tế quốc tế. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trong giai đoạn hiện nay mang lại
nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít rủi ro, thách thức. Chính vì thế, việc xây dựng và
phát triển sở giao dịch được xem như một giải pháp vừa để vừa mang tính bảo vệ lại
tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt nam. Khi đã xuất hiện nhu cầu thì việc thành lập
sở giao dịch hàng hóa với ý nghĩa là một nơi để thu thập hàng hóa và sau đó tiến hành
bán đấu giá giữa những người mua có mặt trên thị trường có vẻ như là một vấn đề đơn
giản. Tuy nhiên, cho dù là các sở giao dịch này có áp dụng giao dịch với những hợp
đồng phức tạp như tương lai, hay quyền chọn hay khơng thì đều phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, và giải quyết được những khó khăn tiềm năng ấy chính là những điều

kiện để có được một sở giao dịch thành cơng. Việt Nam có những yếu tố hết sức thuận
lợi thúc đẩy việc hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa, tuy nhiên liệu Việt
Nam có thể vận hành các sở giao dịch hàng hoá một cách hiệu quả hay không phụ thuộc
rất lớn vào việc đổi mới nhằm đáp ứng các điều kiện, đương đầu với những khó khăn
mới trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay.
Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong khn khổ
khóa luận, em đã thực hiện các công việc cụ thể sau đây:
- Giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về sở giao dịch hàng hóa, đồng thời
cũng đã đề cập đến những văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của sở giao dịch
hàng hóa ở Việt Nam.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các hoạt động của sở giao dịch hàng hóa trên
thế giới, cũng như các điều kiện thiết yếu để hình thành các sở giao dịch hàng hóa này ở
Việt Nam.
- Trên cơ sở những lý luận và phân tích thực tiễn sở giao dịch hàng hóa ở một số
quốc gia trên thế giới, đề xuất những giải pháp nhằm áp dụng hình thức giao dịch của
sở giao dịch hàng hóa.


Sở giao dịch hàng hóa và những giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa hết sức đa
dạng và phức tạp, hơn nữa đây lại là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt
Nam cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa, do những hạn chế về thời gian,
nguồn tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của bản thân trong vấn đề nghiên cứu
nên trong bài viết khơng tránh khỏi có những sai sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm tới sở giao dịch hàng
hóa và những vấn đề liên quan đến sở giao dịch để không chỉ bài viết này mà kiến thức
của em về lĩnh vực nghiên cứu sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn.


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khối lượng giao dịch công cụ phái sinh trên sở giao dịch tương lai

hàng hóa trên thế giới năm 2007
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng quyền chọn
Tổng

2007
2006
% thay đổi
6.970.033.370
5.282.818.430
31,19%
8.216.637.460
6.579.394.595
22,48%
15.186.6700.830
11.862.213.025
28,03%
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)

Phụ lục 2: Khối lượng hợp đồng giao dịch hàng năm và tỷ lệ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2004-2007
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 3: Tỷ lệ khối lượng giao dịch sở giao dịch tương lai khu vực năm 2007

Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 4: Khối lượng hợp đồng quyền chọn và tương lai thế giới 2000-2004


Nguồn: overview of world’s commodity exchange, UNCTAD


Phụ lục 5: Giá chỗ và giá vàng ở COMEX

Nguồn: COMEX, Bloomberg, Rosewood Research LLC

Phụ lục 6: những sở giao dịch hàng hóa phái sinh lớn nhất thế giới
ST
T

Exchange

2007

2006

%


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

CME Group
Korea Exchange
Eurex
Liffe

Chicago
International Securities Exchange
Bolsa Mercadorias & Futuros
Philadelphia Stock Exchange
National Stock Exchange Of India
Bolsa de Valores de Sâo Paulo
New York Mercantile Exchange
NYSE Arca Options
JSE (South Africa)
American Stock Exchange
Mexican Derivatives Exchange
IntercontinentalExchange
Dalian Commodity Exchange
Omx Group
Boston Options Exchange
Australian Securities Exchange
Taiwan Futures Exchange
Osaka Securities Exchange
Tel-Aviv Stock Exchange
Zhengzhou Commodity Exchange
London Metal Exchange
Hong Kong Exchange & Clearing
Shanghai Futures Exchange
Multi Commodity Exchange of India
Mercado Espanol de Opciones y
Futuros Financieros
Tokyo Commodity Exchange
Singapore Exchange
Bourse de Montreal
Tokyo Financial Exchange

Italian Derivatives Exchange
National Commodity & Derivatives
Exchange
Tokyo Stock Exchange
Mercado a Termino de Rosario
Turkish Derivatives Exchange

2.804.998.291
2.709.140.423
1.899.861.926
949.025.452
945.608.219
804.347.677
426.363.492
407.972.525
379.874.850
367.690.283
353.385.412
335.838.547
329.642.403
240.383.466
228.972.029
195.706.040
185.614.913
142.510.375
129.797.339
116.090.973
115.150.624
108.916.811
104.371.763

93.052.714
92.914.728
87.985.686
85,563,833
68.945.925

2.209.148.447 26,97
2.474.593.261
9,48
1.526.751.902 24,44
730.303.126 29,95
675.213.772 40,05
591.961.518 35,88
283.570.241 50,36
273.093.003 49,39
194.488.403 95,32
287.518.574 27,88
276.152.326 27,97
196.586.356 70,84
105.047.524 213,8
197.045.745 21,99
275.217.670 -16,80
140.284.755 39,51
120.349.998 54,23
123.167.736 15,70
94.390.602 37,51
100.572.434 15,43
114.603.379
0,48
60.646.437 79,59

83.047.982 25,68
46.298.117
101
86.940.189
6,87
42.905.915 105,7
58,106,001 47,25
45.635.538 51,08

51.859.591
47.070.169
44.206.826
42.742.210
42.613.726
37.124.922

46.973.675
10,4
63.686.701 -26,09
36.597.743 20,79
40.540.837
5,43
35.485.461 20,09
31.606.263 17,46

34.947.872
33.093.785
25.423.950
24.867.033


53.266.249 -34,39
29.227.556 13,23
18.212.072 39,60
6.848.087 263,1


39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54

Tokyo Grain Exchange
19.674.883
19.144.010
2,77
Budapest Stock Exchange
18.828.228
14.682.929 28,23

Oslo Stock Exchange
13.967.847
13.156.960
6,16
Warsaw Stock Exchange
9.341.958
6.714.205 39,14
OneChicago
8.105.963
7.922.465
2,32
Central Japan Commodity Exchange
6.549.417
9.635.688 -32,03
Malaysia Derivatives Exchange Berhad
6.202.686
4.161.024 49,07
Kansas City Board of Trade
4.670.955
5.287.190 -11,66
Minneapolis Grain Exchange
1.826.807
1.655.034 10,38
New Zealand Futures Exchange
1.651.038
1.826.027
-9,8
Wiener Boerse
1.316.895
1.311.543

0,41
Chicago Climate Exchange
283.758
28.924
881
Dubai Mercantile Exchange
223.174
N/A
N/A
Mercado a Termino de Buenos Aires
177.564
147.145 20.67
Kansai Commodities Exchange
164.743
318.483 -48.27
Us Futures Exchange
8.111
135.803 -94.03
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)


×