Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.54 KB, 22 trang )

KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM
3.1. KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
Sở giao dịch hàng hóa đã được thành lập ở nhiều nơi trên thế giới và không còn là
một loại hình giao dịch mới lạ nữa. Nhưng không phải việc thành lập ở nước nào cũng như
nhau, tùy vào điều kiện cụ thể mà quốc gia có thể chọn cho mình một phương pháp áp
dụng cho phù hợp. Dưới đây là kinh nghiệm phát triển các sở giao dịch hàng hóa mà nhất
là hàng nông sản của 3 quốc gia đang phát triển và đều là những quốc gia có thu nhập trung
bình: Ấn Độ, Malaysia, và Trung Quốc.
3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
3.1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc
Xét về cả dân số cũng như diện tích thì Trung Quốc không chỉ đứng đầu trong nhóm
nước nghiên cứu mà còn đứng đầu trên toàn thế giới. Nhưng xét về phương diện kinh tế thì
mức thu nhập của nước này vẫn còn kém so với các quốc gia còn lại như Malaysia hay
Brazil với khoảng hơn $2000. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc là nước có tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân nhanh nhất thế giới, và đang trở thành một trong những cường quốc
về kinh tế trên thế giới, trong giai đoạn 1996-2006 con số này lên tới 12,7% vượt xa so với
con số bình quân của thế giới. Để đạt được sự phát triển đó, Trung Quốc đang đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kéo theo việc chuyển dịch nhanh về cơ
cấu kinh tế. Trong viễn cảnh ấy, khu vực sản xuất- và ở trong một số điều kiện nhất định
gồm cả mỏ, khai khoáng và dịch vụ là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế; còn nông
nghiệp thường bị các chính sách của chính phủ buộc phải duy trì lượng lương thực giá rẻ
cho số dân đô thị hoá thông qua một cơ cấu các kiểm soát chặt chẽ và chiến lược sản xuất
thay thế nhập khẩu để phát triển kinh tế trong nước. Do đó, tỷ lệ đóng góp trong GDP tuy
thấp nhưng trên thực tế nông nghiệp vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế
ở quốc gia này lẽ nông nghiệp thu hút tới hơn 40% trong tổng số lao động trong nước. Đây
là một con số tương đối lớn trong lực lượng lao động và cho thấy sự rời rạc của các hộ
nông dân, do vậy việc thúc đẩy phát triển trong ngành nông nghiệp vẫn là một trong những
ưu tiên hàng đầu, nhất là khi sự tăng trưởng trong ngành này còn kém xa so với mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế.
Chính vì vai trò quan trọng như vậy, nên Trung Quốc đang không ngừng nỗ lực tiến


hành các cải cách trong lĩnh vực này. Công cuộc cải cách này ở Trung Quốc diễn ra từ từ
trong hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là phát triển sản xuất và năng suất sau đó là tự do hóa.
Nhờ phương pháp này mà Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể góp phần vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo của nước này. Tuy nhiên, nông nghiệp Trung Quốc cũng phải đối
mặt với những khó khăn như: sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, cần phải hình
thành các cơ quan xúc tiến giao dịch, củng cố và tiến hành thương mại hóa khu vực tiểu
chủ, hộ nông dân nhỏ, và ổn định các thị trường nội địa bất ổn và nhạy cảm. Đối với
những thị trường cụ thể cho các hàng hóa đặc trưng, như ngũ cốc và đậu nành thì cũng
phải đối mặt với những khó khăn riêng. Xuất phát từ một nền sản xuất chủ yếu bao gồm
những người sản xuất nhỏ không đồng bộ, thiếu hệ thống các trung gian thích hợp do vậy,
chỉ riêng việc đáp ứng nhu cầu nội địa đã chứa đựng đẩy những mối lo ngại về an ninh
lương thực và sự leo thang về giá cả.
3.1.1.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc
Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc: hình thành rất sớm
từ những năm đầu của thế kỷ 20, các sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc ngày nay đều
phát triển dưới những điều kiện của nhà nước, đây chính là kết quả của lịch sử phát triển
không kiểm soát và sau đó dẫn tới những khủng hoảng sau sự hình thành của các thị
trường tương lai vào những năm 1990s. Trong 4 năm kể từ năm 1993 tới năm 1997, việc
có ít nhất là 10 cuộc khủng hoảng diễn ra tại các sở giao dịch nội địa cũng với sự thua lỗ
tới hơn 1 tỷ đô la Mỹ của những thương nhân Trung Quốc ở các sở giao dịch tương lai
nước ngoài đã khiến cho nhà nước phải có những sự điều chỉnh thị trường bằng các quy tắc
thông qua Uỷ ban quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) trong suốt giai đoạn kể từ
1993-2000. Dưới sự quản lý của cơ quan này, các hợp đồng tương lai bị xóa bỏ, các hoạt
động của các thương nhân Trung Quốc ở nước ngoài bị hạn chế đáng kể và các thị trường
Trung Quốc hoàn toàn đóng cửa đối với những nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhu cầu
thị trường vẫn cần có sự tồn tại của những sở giao dịch hàng hóa cũng với những công cụ
của nó nên sau khi bị cấm các “thị trường chợ đen” vẫn tiếp tục tồn tại. Nhận thức được sự
quan trọng của nó cùng với các cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc mở cửa thị trường nói
chung và các thị trường hàng hóa nói riêng và do đó lại phát triển bình thường các sở giao
dịch hàng hóa.

Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa Trung Quốc
Nhân tố thúc đẩy sự hình thành sở giao dịch hàng hóa: nhân tố đầu tiên thúc đẩy sự
hình thành ở Trung Quốc chính là từ phía chỉnh phủ. Việc Trung Quốc cho phép các công
ty tư nhân tự do phát triển mà không có sự kiểm soát của nhà nước đối với sự phát triển
của sở giao dịch hàng hóa đã tạo ra cơ hội tập trung vào việc giao dịch ở sở giao dịch
tương lại hàng hóa trên ba sở giao dịch mà trước đây chỉ giao dịch một số lượng có hạn các
hợp đồng. Chính điều này đã tạo ra một nền tảng cho một giai đoạn chuẩn bị trước khi đạt
tốc độ phát triển nhanh chóng hoạt động kinh tế.
Số lượng sở giao dịch hàng hóa: số lượng sở giao dịch hàng hóa của Trung Quốc có
sự biến đổi trong suốt giai đoạn phát triển của nó. Đầu thế kỷ 20, Trung Quốc có hàng tá sở
giao dịch, song chúng hầu hết đều biến mất trong những năm 1930s. Và sau một thời gian
chờ đợi khá lâu, sở giao dịch hàng hóa lại được thành lập lại lần đầu tiên vào năm 1990, từ
đó cho đến năm 1993 có tới hơn 40 sở giao dịch hàng hóa xuất hiện do Trung Quốc lúc đó
đang tiến hành đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền
kinh tế thị trường. Tuy nhiên, số lượng sở giao dịch hàng hóa lại giảm mạnh do sự kiểm
soát của CSRC sau một loại biến cố diễn ra vào những năm này. Đợt giảm đầu tiên số
lượng sở giao dịch giảm xuống chỉ còn 15 và đợt thứ hai là vào năm 1999, con số này chỉ
còn lại 3 sở giao dịch hàng hóa đó là: sở giao dịch hàng hóa Dalian (Dalian Commodity
Exchange_DCE), sở giao dịch hàng hóa Quảng Châu (Zhenzhou Commodity
Exchange_ZCE) và sở giao dịch tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange
_SHFE) – sở giao dịch tương lai này là kết quả của cuộc sáp nhập giữa 3 sở giao dịch ở
Thượng Hải là sở giao dịch kim loại, hàng hóa và dầu. Và số lượng sở giao dịch hàng hóa
ở Trung Quốc cho đến nay vẫn duy trì là ba sở giao dịch này.
Cơ cấu hàng hóa: Danh mục hàng hóa ở Trung Quốc chỉ giới hạn ở một số mặt
hàng nhất định. Cả ba sở giao dịch hàng hóa Trung Quốc đều hết sức thành công đối với
việc kinh doanh các mặt hàng trong danh mục của mình:
Sở giao dịch hàng hóa Dalian DCE: DCE là sở giao dịch lớn nhất Trung Quốc và
đứng thứ 17 thế giới. Đây là sở giao dịch có những hợp đồng tương lai về ngô và đậu nành
lớn nhất trên thế giới. Giá tương lai về đầu nành ở DCE dã trở thành một mức giá tham
khảo quan trọng cho việc sản xuất và phân phối đậu nành ở Trung Quốc cũng như làm giá

chuẩn cho các thương nhân nước ngoài. Năm 2007, các hợp đồng giao dịch về đậu nành và
các sản phẩm từ đậu nành cùng với ngô ở DCE đều là những giao dịch có số lượng hợp
đồng lớn nhất năm trong danh sách 20 hợp đồng nông sản được giao dịch nhiều nhất
1
.
SHFE là sở giao dịch lớn thứ 3 của Trung Quốc được hình thành từ sự sáp nhập của
3 sở giao dịch hàng hóa khác do đó cơ cấu mặt hàng của sở giao dịch này cũng đa dạng
hơn 2 sở giao dịch còn lại nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm công nghiệp như đồng,
nhôm, cao su tự nhiên, thiếc, dầu thô và vàng. Số lượng hợp đồng giao dịch các mặt hàng
đồng và thiếc của sở giao dịch này hiện đang năm giữ vị trí thứ 5 và thứ 8 trong những mặt
hàng được giao dịch nhiều nhất
2
Các sản phẩm năng lượng bị cấm năm 1994 do lo ngại về
sự đầu cơ hiện nay lệnh cấm này đã được dỡ bỏ nhưng lượng giao dịch này vẫn rất ít do sự
không ổn định về giao hàng và thiếu những người giao dịch.
ZCE trước đây vẫn đang giao dịch các loại đậu xanh, đậu đỏ và lạc nhân. Vào năm
2000 cơ quan điều chỉnh của Trung Quốc đã tìm cách đẩy những nố lực nhằm thâu tóm thị
trường và tập trung các hoạt động của ZCE bằng các tăng những mức bảo tiền bảo chứng
cho các loại đậu xanh từ 10% lên 20% trong khi đo slại giảm tiền bảo chứng của mặt hàng
lúa mì từ 10% xuống 5%. Kết quả là trừ lúa mì còn các mặt hàng khác thì gần như không
còn giao dịch nữa. Cotton được đưa vào giao dịch vào tháng 6 năm 2004 và khối lượng
giao dịch mặt hàng này tăng lên nhanh chóng. Cho tới nay những mặt hàng chính được
giao dịch trên ZCE là cotton, đường (khối lượng giao dịch lớn thứ 5 thế giới), lúa mì (thứ 7
về khối lượng giao dịch), dầu ăn.
1 Xem phô lôc 8.
2Xem phô lôc 9
Cơ cấu sở hữu: cả ba sở giao dịch hàng hóa của Trung Quốc đều có cơ cấu tự điều
chỉnh và là các tổ chức phi lợi nhuận (non-for-profit) trong đó SHFE sở hữu số thành viên
đông nhất là khoảng 200 thành viên với khoảng 250 địa điểm giao dịch trên khắp Trung
Quốc.

Hệ thống giao dịch và trung tâm thanh toán: Cả ba sở giao dịch đều đã được trang
bị các hệ thống giao dịch điện tử, đặc biệt DCE vẫn còn sàn giao dịch nhưng tất cả các giao
dịch đều là giao dịch điện tử. Trung tâm thanh toán bù trừ của cả ba sở giao dịch hàng hóa
này đều là một bộ phận của sở giao dịch hàng hóa (in-house clearinghouse)
3.1.1.3. Nhận xét
Các sở giao dịch hàng hóa của Trung Quốc khi đã được cởi trói khỏi những quy
định của chính phủ trở thành một công cụ hữu hiệu cho việc tăng khối lượng giao dịch cho
những hàng hóa chủ yếu. Thêm vào đó với việc hình thành các sở giao dịch trong giai đoạn
này đã giúp Trung Quốc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến quá trình trao đổi
bao gồm việc nâng cấp hệ thống nhà kho, nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng và góp phần
phổ biến kiến thức về thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn mà các sở giao dịch như
DCE đã tung ra nhiều hợp đồng tương lai hàng hóa, các hợp đồng này đã tạo nên mọt khối
lượng giao dịch vô cùng lớn ở những loại hàng hóa thiết yếu cho an ninh lương thực của
quốc gia. Điều này đã tạo điều kiện cho những người mua duy trùy được mức giá khá ổn
định thông qua việc tự bảo hiểm trên các thị trường, còn người nông dân lại có thu nhập
cao hơn thông qua một cơ chế thị trường tương lai minh bạch và rõ ràng. Mỗi hợp đồng
này đều thể hiện vai trò của các sở giao dịch hàng hóa trong việc thích nghi với sự năng
động trên các thị trường chủ chốt. Việc sở giao dịch DCE tung ra và phát triển nhanh
chóng các hợp đồng ngô đã đóng một vai trong quan trọng trong bước đầu tiên trong tiến
trình tự do hóa thị trường ngô của Trung Quốc khi mà quốc gia này bắt đầu tuân theo
những thỏa thuận đã cam kết khi gia nhập WTO.
Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ta thấy có thể
rút ra những bài học hết sức đáng chú ý khi thành lập một sở giao dịch hàng hóa ở Việt
Nam:
Về vai trò quản lý của nhà nước: Sự cân đối giữa những lợi ích và cái giá phải trả
của các quy định cũng như sự can thiệp của nhà nước là hết sức cần thiết trong việc hình
thành và phát triển các sở giao dịch hàng hóa của mỗi quốc gia với các điều kiện khác
nhau. Trong trường hợp của Trung Quốc những năm 1990s, sự quản lý của nhà nước quá
yếu hoặc các quy định quá lỏng lẻo sẽ tạo ra những thị trường hỗn loạn và không có trật tự,
mà làm mất lòng tin của những người giao dịch trên thị trường đó. Sự thiếu quản lý sẽ tạo

điều kiện cho sự đầu cơ quá mức và do đó làm méo mó cung cầu khiến cho giá cả cung cầu
và do đó sở giao dịch không còn thực hiện chức năng phát hiện giá cả nữa và công cụ tự
bảo hiểm không còn hiệu quả nữa và thậm chí là còn có hiệu quả ngược lại. Chính vì vậy
mà chính phủ Trung Quốc đã phải bước vào thị trường này và kiểm soát các thị trường
trong khuôn khổ mà các yếu tố đầu cơ bị loại trừ và chỉ duy trì những thị trường với chức
năng là dấu hiệu giá cả hay là quản lý rủi ro mà thôi. Tuy nhiên, những hạn chế hay kiểm
soát quá chặt chẽ này của Trung Quốc chỉ có tác động trong thời điểm ban đầu hỗn loạn,
khi các sở giao dịch bắt đầu phát triển, nhu cầu giao dịch thay đổi nền kinh tế phát triển thì
sự kiểm soát này lại có hiệu quả ngược lại trở thành rào chắn cho sự phát triển hàng hóa
cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì lẽ đó mà nên khi thị trường đã trở lại hoạt
động một cách ổn định thì chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát của
mình. Các hợp đồng mới dần được cho phép và đưa vào thị trường, và một khung khổ
pháp lý mới từ đầu năm 2007 đã dỡ bỏ một số lệnh cấm áp đặt khi thị trường bất ổn. Đây
chính là một bài học hết sức quan trọng với Việt Nam khi chuẩn bị thành lập sở giao dịch
hàng hóa, nhà nước cần phải có một vai trò nhất định giúp ổn định thị trường trong giai
đoạn đầu tiên này để tránh đi phải con đường của Trung Quốc đã đi.
Các hoạt động đầu cơ: chính sự đầu cơ tạo ra khối lượng giao dịch khổng lồ hay
chính là tính thanh khoản trên thị trường mà nếu thiếu tính chất này thì sở giao dịch hàng
hóa không thể thực hiện tốt nhất vai trò của mình. Tuy nhiên, nếu không có những quy
định đúng đắn hoặc là một cơ cấu tự điều chỉnh đúng đắn thì sự đầu cơ lại chính là nguyên
nhân dẫn đến sự bất ổn như trường hợp các sở giao dịch hàng hóa của Trung Quốc ở
những năm 90s.
Cơ cấu hàng hóa và loại hình giao dịch:Nhìn vào cơ cấu hàng hóa các sở giao dịch
hàng hóa ở Trung Quốc ta có thể thấy ngay mục tiêu phát triển sở giao dịch hàng hóa của
nước này. Sự tập trung vào chỉ giao dịch một số mặt hàng thiết yếu và có khả năng, các sở
giao dịch này đã góp phần rất lớn vào công cuộc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển
nông nghiệp của quốc gia lớn nhất thế giới và chiếm tới gần 1/6 dân số trên thế giới này.
Cũng với chính những mục tiêu phát triển các sở giao dịch với những vai trò cơ bản như
phát hiện giá cả, tự bảo hiểm và hạn chế sự thâu tóm thị trường, hiện nay các giao dịch
quyền chọn hàng hóa ở Trung Quỗc vẫn còn bị hạn chế. Chính vì vậy việc giới thiệu các

hợp đồng quyền chọn trên sở giao dịch hàng hóa và việc đưa ra các sản phẩm tài chính để
hình thành nên thị trường phái sinh ở Trung Quốc đang là một trong những kế hoạch phát
triển sắp tới của nước này.
Về vấn đề những người sản xuất nhỏ: tuy thị trường Trung Quốc chủ yếu bao gồm
những người sản xuất nhỏ, nhưng nhà nước khuyến khích sự tham gia của những người
tham gia các dây chuyền sản xuất lớn như những người sản xuất lớn, thương nhân, … tham
gia vào việc tự bảo hiểm rủi ro giá cả trên thị trường rồi từ đó chuyển lợi ích cho người sản
xuất nhỏ mà thôi. Người nông dân ở Trung Quốc được hưởng lợi ích gián tiếp từ các các số
liệu từ thị trường tương lai về hàng hóa. Để làm được điều đó, thì sở giao dịch DCE cùng
với sự hỗ trợ của chính phủ đã tổ chức một chiến dịch giáo dục nhằm giúp người nông dân
hiểu về vai trò và hoạt động của sở giao dịch hàng hóa từ đó khuyển khích họ sở dụng
thông tin sở giao dịch hàng hóa để xác định việc sản xuất của mình trong mua tới, cũng
như giúp học có thể thỏa thuận những mức giá tốt hơn với các trung gian mua bán. Đây
cũng là một phương pháp rất tốt để Việt Nam có thể tham khảo trong những bước chuẩn bị
đầu tiên để hình thành sở giao dịch hàng hóa.
3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
3.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao,
trong giai đoạn hiện từ 1996-2006 tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của nước này là 6.7%
những năm gần đây tốc độ này tăng lên 9%. Tuy nhiên, khác với các nước đang phát triển
khác, tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP của Ấn Độ ngày càng tăng và giữ một vai
trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện nay, lao động nông nghiệp ở Ấn Độ
chiếm tới hơn 50% dân số, nên số hộ nông dân đã hình thành nên một khu vực cử tri khá
rộng lớn mà các nhà lãnh đạo đất nước không thể không chú ý tới việc phát triển khu vực
này. Chính vì vậy, việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trong ngành nông nghiệp ở nước
này là một trong những ưu tiên hàng đầu ở nước này.
Cũng giống như ở Trung Quốc, Ấn Độ hiện cũng đang đẩy nhanh các công cuộc đổi
mới để phát triển nông nghiệp của nước mình. Những đổi mới trong ngành nông nghiệp
của Ấn Độ cũng xuất phát từ các nhân tố kinh tế cũng như chính trị nhằm phát triển sản
xuất và nâng cao năng suất, nhưng một điểm khác trong đổi mới nông nghiệp của Ấn Độ là

việc nước này tiến hành đồng thời việc cải cách nông nghiệp với những cải cách phi nông
nghiệp và cải cách vĩ mô. Trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đối sang
nền kinh tế thị trường, và nhu cầu cần phải thiết lập một tổ chức thị trường để thúc đẩy
thương mại và ổn định thị trường thì việc thành lập sở giao dịch hàng hóa Ấn Độ là một
trong những lựa chọn nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nông nghiệp trên cơ sở những
sản phẩm giá trị gia tăng cao có thể cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới.
3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ
Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ: các thị trường hàng hóa ở
Ấn Độ cũng có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Thị trường tương lai hàng hóa có tổ chức
đầu tiên giao dịch các loại cotton được hình thành ở Ấn Độ vào năm 1921. Cho đến những
năm 1940s thì việc giao dịch các hợp đồng tương lai, kỳ hạn cũng như quyền chọn đều bị
cấm do những biện pháp kiểm soát giá cả. Những biện pháp hạn chế này vẫn tiếp tục cho
đến năm 1952 khi chính phủ nước này thông qua luật quy định các hợp đồng kỳ hạn, điều
chỉnh các hợp đồng kỳ hạn và tương lai, tuy nhiên cho đến những năm 1960s thì các giao
dịch tương lại đối với một số mặt hàng vẫn còn bị hạn chế. Sự thay đổi trong mức độ can
thiệp của nhà nước trong nền kinh tế đã làm cho số lượng cũng như quy mô các hoạt động
kinh tế trên sở giao dịch cũng đa dạng hơn. Bởi lẽ trong điều kiện bị kiểm soát chặt chẽ bởi
chính phủ buộc các sở giao dịch phải tìm cho mình những lợi thế riêng trong thị trường
hoàng hóa và do đó đã thúc đẩy việc ứng dụng một cách sáng tạo vào các bộ máy thị
trường.

×