Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.85 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VẤN ĐỀ
TÔN GIÁO VÀ QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC
THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY

HỌC PHẦN:
KHOA HỌC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Họ và tên: Đoàn Thị Huệ
Mã số sinh viên: 46.01.609.024
Lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn: Trịnh Bá Phương

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng9 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................1
NỘI DUNG ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO.1
1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất tơn giáo. ............................................................................1
1.1.1 Bản chất tơn giáo .................................................................................................................1
1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo .......................................................................................................2
a) Nguồn gốc nhận thức: ..............................................................................................................2


b) Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế- xã hội .........................................................................................2
c) Nguồn gốc tâm lý .....................................................................................................................3
1.1.3 Tính chất của tơn giáo .........................................................................................................4
a) Tính lịch sử của tơn giáo .........................................................................................................4
b) Tính quần chúng của tơn giáo .................................................................................................4
c) Tính chính trị của tơn giáo .......................................................................................................4
1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ................5
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TƠN
GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ......................................................................6
2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam...............................................................................................6
2.2 Quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về tơn giáo .......................................................8
CHƯƠNG 3 : TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ..............................................................10
KẾT LUẬN ............................................................................................................................12


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo và công tác tôn giáo luôn là một vấn đề được quan tâm, nhắc đến tất
nhiều trong quá trình lịch sử của nhân loại. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, tơn
giáo có nhiều diễn biến phức tạp địi hỏi sự quan tâm từ Đảng và nhà nước, đề ra
những chính sách đúng. Muốn có chính sách đúng thì cần phải dựa trên lý luận đúng.
Mà lý luận đúng là lý luận gắn với thực tiễn, đi sát với thực tiễn, thơng qua nó có thể
thấy sự biến đổi, diễn biến của thực tiễn. Muốn làm được điều đó phải nắm chắc được
những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, vận dung được những lý luận
ấy một cách triệt để, hiệu quả nhất. Chính vì lý do này mà tôi đã chọn đề tài “Quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo. Liên hệ
với thực tiễn vấn đề tơn giáo và quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước
Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên trong việc thực hiện quan điểm, chính sách

tơn giáo ở nước ta hiện nay” làm đề tài.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN
VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất tơn giáo.
1.1.1 Bản chất tôn giáo
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh hư ảo hiện thực khách quan. Ph.Ăngghen cho rằng: “... tất cả mọi tôn giáo chẳng
qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc của người- của những lực lượng ở trần
thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.” Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng
định rằng: “Tơn giáo là một hiện tượng xã hội- văn hóa do con người sáng tạo ra.”
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đa dạng,
phức tạp gắn liền với những lĩnh vực khác nhau trong đời sống con người, là một
hình thái ý thức xã hội do con người sáng tạo ra. Tôn giáo là sự sáng tạo, nó phản ánh
hư ảo, ảo tưởng, sự tưởng tượng, là thế giới quan lộn ngược của con người với những


2

sức mạnh bên ngồi chi phối họ.
Tơn giáo vừa là một hình thức ý thức xã hội vừa là một thiết chế xã hội. Song
xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, nó phản ánh một cách
hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Tơn giáo
là một nhu cầu của xã hội trong một giái đoạn lịch sử nhất định. Nó khơng chỉ là việc
đạo, nó cịn là việc đời.

1.1.2 Nguồn gốc của tơn giáo
a) Nguồn gốc nhận thức:
Làm rõ vấn đề lịch sử nhận thức và các đặc điểm của quá trình nhận thức dẫn

để giải thích cho nguồn gốc nhận thức của tơn giáo. Lênin từng khẳng định: “ Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn- đó là
con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại
khách quan”.
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức con người về tự nhiên, xã hội
và về chính bản thân mình cịn là giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa
biết” vẫn tồn tại, khi mang những điều khoa học chưa giải thích được, thì điều đó
thường được giải thích thơng qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề được
khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì
đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất
nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ
thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần
thánh.

b) Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế- xã hội
Trong xã hội nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên
nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cản thấy yếu đuối và bất lực,
khơng giải thích được, nên con người đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh và quyền
lực thần bí.


3

Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức, bất cơng, do khơng giải
thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, bất cơng, tội ác...
cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trơng chờ vào
giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
Nguồn gốc kinh tế xã hội của tơn giáo là tồn bộ những ngun nhân điều kiện
khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tơn
giáo, trong đó có một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ của con người

và tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên: Có nhận định rằng sự bất lực của con
người trong đấu tranh với tự nhiên và nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Như chúng ta
đã biết, mối quan hệ của con người với tự nhiên thực hiện thông qua những phương
tiện và công cụ lao động mà con người có. Những cơng cụ và phương tiện càng kém
phát triển bao nhiêu thì con người càng yếu đuối trước tự nhiên bấy nhiêu và sự bất
lực của con người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với thế giới tự nhiên là do hạn
chế yếu kém của các phương tiện tác động thực tế của họ họ vào thế giới xung quanh.
Khi khơng cịn đủ phương tiện cơng cụ để đảm bảo kết quả, mong muốn trong lao
động con người nguyên thủy tìm đến phương tiện tưởng tượng kỳ ảo nghĩa là tìm đến
tơn giáo

c) Nguồn gốc tâm lý
Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm đau,
bệnh tật, ngay cả nhữnh may rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi
làm một việc lớn, con người cũng dễ tìm đến với tơn giáo. Thậm chí cả những tình
cảm tích cực như tình u, lịng biết ơn, lịng kính trọng đối với những người có cơng
với nước, với dân cũng dẫn con người đến với tơn giáo.
Con người tìm đến tơn giáo như tìm niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tôn giáo cso
tác dụng giữ trạng thái thăng bằng, tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế tơn giáo
chỉ là hạnh phúc hư ảo, song con người vẫn cần đến nó.


4

1.1.3 Tính chất của tơn giáo
a) Tính lịch sử của tơn giáo
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình thành,
tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định
để thích nghi với nhiều chế độ chính trị- xã hội. Khi các điều kiện kinh tế- xã hội, lịch

sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong q trình vận động của tơn giáo,
chính các điều kiện kinh tế- xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo phân liệt,
chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi
khoa học và giáo dục giúp đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất
các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tơn giáo dần dần mất đi vị trí của nó trong đời
sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.

b) Tính quần chúng của tôn giáo
Tôn giáo là
6

có tín ngưỡng tơn giáo và những người khơng theo tơn giáo, cũng như những người
có tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn khơng mang tính đối kháng.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực
chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn ln tồn tại trong bản
thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này thực tế không đơn giản, bởi
lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề
chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội
có đối kháng giai cấp, tơn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó
nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần túy trong tôn giáo. Việc phân biệt hai
mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng
xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo.
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo
Tơn giáo khơng phải một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó ln vận
động và biến đổi không ngừng tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế- xã hội- lịch sử
cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có q trình tồn tại và phát triển nhất
định. Mỗi tơn giáo đều có lịch sử hình thành, có q trình tồn tại và phát triển nhất
định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trị, tác động của từng tơn giáo đối với
đời sống xã hội khôn giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội giáo sĩ, giáo

dân về những lĩnh vữc của đời sống xã hội ln có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có
quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề liên
quan đến tôn giáo và đối với từng giáo hội cụ thể.

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TƠN GIÁO VÀ QUAN
ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tơn giáo.
Nước ta hiện có 13 tơn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân và trên 40 tổ


7

chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động với
khoảng 24 triệu tín đồ, 95.00 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ
tự. Các tổ chức tơn giáo có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Có tơn giáo du nhập
từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau.
Thứ hai: Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hịa bình và khơng
có xung đột, chiến tranh tôn giáo.
Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa trên thế giới. Các tơn giáo ở
Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử. Mỗi tơn giáo ở Việt
nam có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự gắn bó với dân tộc
cũng khác nhau. Tín đồ của các tơn giáo khác nhau, cũng chung sống hịa bình thên
một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau và chưa từng xảy ra xung đột,
chiến tranh tôn giáo. Thực tế cho thấy, khơng có một tơn giáo nào du nhập vào Việt
Nam mà không mang dấu ấn, không chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
Thứ ba: Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lịng
u nước, tinh thần dân tộc.
Tín đồ các tơn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người lao

động,... đa số tín đồ các tơn giáo đều có tinh thần u nước, chống giặc ngoại xâm,
tơn trọng cơng lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tơn
giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân
tộc và có ướng vọng “tốt đời, đẹp đạo”.
Thứ tư: Hàng ngũ chức sắc các tơn giáo có vai trị, vị trí quan trong trong giáo
hội, có uy tín, ảnh hưởng tín đồ
Chức sắc tơn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, họ tự nguyện
thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình
tin theo. Về mặt tơn giáo, chức năng của họ là truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật,
lễ nghi, quản lý tổ chức của tơn giáo, duy trì, cũng cố, phát triển tôn giáo, chuyên


8

chăm lo đến đời sống tâm linh của tín đồ.
Trong giai đoạn hiện nay, hàng ngủ chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam ln chịu
sự tác động của tình hình chính trị- xã hội trong và ngồi nước, nhưng nhìn chung xu
hướng tiến bộ trong hàng ngũ chức sắc ngày càng phát triển.
Thứ năm: Tôn giáo ở Việt Nam đề có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tơn giáo
ở nước ngồi
Nhìn chung tơn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả các
tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tơn giáo ở nước ngồi hoặc
các tổ chức tơn giáo quốc tế.

2.2 Quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về tơn giáo
Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam bao gồm những nội dung
cơ bản sau:
- Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đảng ta khẳng định, định tín ngưỡng tơn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Sự khẳng định đó mang tính chất khoa
học và cách mạng, hồn tồn khác với cách nhìn nhận chủ quan, tả khuynh khi cho
rằng có thể bằng các biện pháp hành chính, hay khi trình độ dân trí cao, đời sống vật
chất được được bảo đảm là có thể làm cho tín ngưỡng, tơn giáo mất đi; hoặc duy tâm,
hữu khuynh khi nhìn nhận tín ngưỡng tơn giáo là hiện tượng bất biến, độc lập, thoát
li với mọi câu sở kinh tế - xã hội thể chế kinh tế
Vì vậy, thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo vệ quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tín ngưỡng, tơn giáo nào, quyền sinh hoạt tín
ngưỡng, tơn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tơn giáo hoạt động trong
khn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.


9

Đồn kết đồng bào theo các tơn giáo khác nhau, đồn kết đồng bào theo tơn giáo
và đồng bào khơng theo tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, nghiêm cấm
mọi hành vi chia rẽ, phân biệt đối xử với cơng dân vì lý do tín ngưỡng, tơn giáo, mặt
khác, thơng qua q trình vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất,
hoạt động xã hội thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ
kiến thức... để tăng cường sự đồn kết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, để cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Mọi công nhân khơng phân biệt tín ngưỡng, tơn giáo, đều có quyền và nghĩa vụ xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Gìn giữ và phát huy giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tơn vinh
những người có cơng với tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, nghiêm cấm nội dung tín
ngưỡng, tơn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách
nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh
quốc gia.

- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao
tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước, thơng qua việc thực
hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất
và tinh thần cho nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tơn giáo
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đồng bằo theo tơn giáo nhằm
nâng cao trình độ, đời sống mọi mặt cho đồng bào, làm cho quần chúng nhân dân
nhận thức đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích
cực, nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chính sách pháp luật trong đó có chính sách
pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.
- Cơng tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Cơng tác tơn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp,
các ngành, các địa bàn liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà


10

nước. Công tác tôn giáo không chỉ liên quan đến quần chúng tín đồ, chức sắc của tơn
giáo, mà cịn gắn liền với với công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn
giáo gây phương hại đến lợi ích tổ quốc, dân tộc. Làm tốt cơng tác tơn giáo là trách
nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị, bao gồm hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, đồn thể chính trị do Đảng lãnh đạo. Cần củng cố và kiện toàn tổ
chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo các cấp. Tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh với hoạt động lợi dụng
tơn giáo gây phương hại đến lợi ích tổ quốc và dân tộc.
- Về vấn đề theo đạo và truyền đạo.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp
theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được
hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng
như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không

được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, khơng được
ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạom người truyền đạo
và các hình thức truyền đạo trái phép, phạm vi các quy định của Hiến pháp và pháp
luật.

CHƯƠNG 3 : TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
Là một thế hệ trẻ, một người sinh viên sư phạm cần phải hiểu rõ tầm quan trọng
cũng như những vấn đề liên quan đến tơn giáo, những lý luận cơ bản và chính sách
tơn giáo ở nước ta nhằm phát huy, thực hiện tốt. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề nhạy
cảm. Cần hiểu rõ về nó để có cách nhìn nhận đúng đắn. Hiện nay, các thế lực thù địch
lợi dụng kẻ hở trong chính sách tơn giáo ở nước ta để chống phá Đảng và nhà nước,
chính vì vậy người sinh viên cần:
- Tích cực tham gia các hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và Hội Sinh viên trong các học viện, nhà trường.


11

Nội dung hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh
viên phải phong phú, thiết thực, sinh động..., mục tiêu là giáo dục cho sinh viên sống
và làm việc theo pháp luật, theo bản sắc văn hóa dân tộc; làm cho sinh viên thấm
nhuần truyền thống dân tộc, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước, truyền thống của học viện, nhà trường nơi sinh viên đang theo học;
định hướng đạo đức nghề nghiệp; từ đó họ phải kiên định với con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội mà Đảng, nhân dân và cả dân tộc Việt Nam lựa chọn
- Tăng cường học giáo dục Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ
trương đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Chính trị Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam là những mơn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của bậc đại học và cao
đẳng. Thông qua những mơn họv này có thể nâng cao nhân sinh quan, thế giới quan

và đạo đức cộng sản: Các giá trị truyền thống dân tộc, lý tưởng, niềm tin vào Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa cho sinh viên; đồng thời phê phán những quan
điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc và làm rõ âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “diễn
biến hịa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa của các thế lực thù địch để sinh viên
có biện pháp phịng ngừa.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, các mối quan hệ phù hợp.
Không gian sinh hoạt, lối sống và các mối quan hệ sẽ có tác động mạnh mẽ đến
suy nghĩa, tư tưởng và hành động của bản thân. Chính vì vậy, tự tạo dựng cho bản
thân một lối sống lành mạnh và các mối quan hệ lành mạnh sẽ giúp bản thân tránh bị
tác động, lôi kéo bởi các thế lực phản động.
- Nhận thức rõ vai trò của việc học tập. Cố gắng, nổ lực phát triển bản thân.
Học tập tốt sẽ tạo ra nền móng để phát triển bản thân và giúp ích cho đất nước.
Chỉ có học tập mới là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, giúp bản thân hiểu
rõ các vấn đề, sự việc trong xã hội, đất nước tránh được sự lợi dụng, tác động xấu.
- Lên án, tránh xa những hoạt động phản động, những thông tin xuyên tạc Đảng


12

và Nhà nước.
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tiếp xúc với những bài viết,
thông tin tỉ lệ ngày càng cao. Tuy nhiên, có tràn lan các bài viết khơng đúng sự thật,
ẩn dấu trong đó là các mối đe dạo, lợi dụng để xuyên tạc, lôi kéo phản động cách
mạng. Chính vì vậy cần phải cân nhắc kỹ khi tìm hiểu một thơng tin, cần lên án, bác
bỏ các thông tin sai sự thật.
- Tôn trọng tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người.

KẾT LUẬN
Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo, trên quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng thì : sự bất lực của con người trước những sức mạnh tự

nhiên là nguyên nhân làm nảy sinh và tái hiện tôn giáo. Tôn giáo là một phần trong
đời sống con người bởi nó đã bao gồm những sức mạnh nằm bên ngoài con người và
được phản ánh vào trong thế giới quan của con người.
Từ đó đưa ra cách giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo, liên hệ với thực tiễn
vấn đề tôn giáo và quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Một số tơn giáo có sự biến đổi liên tục nhanh chóng phù hợp với sự phù hợp về kinh
tế xã hội .Tuy nhiên một số tôn giáo ở vùng dân tộc đang bị các thế lực phản động sử
dụng , đây là địa bàn khó kiểm sốt vì dân trí khơng cao và các thế lực thù địch có
thể tuyên truyền sai lệch các quan điểm của Đảng gây kích thích sự chia rẽ đồn kết
dân tộc.Chính vì vậy việc tuyên truyền chính sách mới của Đảng hiện nay rất quan
trọng. Nếu nên vai trò và trách nhiệm của người sinh viên về vấn đề nhạy cảm này.
Từ đó có thể phát huy cái tốt trong tơn giáo, loại bỏ được những mặt hạn chế còn tồn
đọng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Chủ biên: GS.TS. Hồng Chí Bảo (2019). Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Hà
Nội, Bộ giáo dục và đào tạo.
Nguyễn Thị Lệ Hữu (2013). Quan điểm của V.I Lênin về vấn đề tôn giáo với việc
thực hiện chính sách tơn giáo ở nước ta hiện nay, Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng,
Trần Thị Thúy Ngọc (2009). Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tơn
giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại hiện nay, thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và nhân
văn.



×