Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến năng suất và phẩm chất quả chanh leo giống Đài Nông 1 tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

n
NGUYỄN MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ LIỀU
LƯỢNG PHÂN BÓN NPK ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
QUẢ CHANH LEO GIỐNG ĐÀI NÔNG 1 TẠI HUYỆN BÁ THƯỚC TỈNH THANH HĨA.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

THANH HÓA, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ LIỀU
LƯỢNG PHÂN BÓN NPK ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
QUẢ CHANH LEO GIỐNG ĐÀI NÔNG 1 TẠI HUYỆN BÁ THƯỚC TỈNH THANH HĨA.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan

THANH HÓA, NĂM 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học hồn tồn của
riêng tơi, kết quả nghiên cứu không trùng lặp với các luận văn, luận án và các
cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
- Số liệu trình bày trong luận văn này là hồn toàn trung thực theo kết
quả thu được tại địa điểm mà tôi tiến hành nghiên cứu.
- Tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Thanh Hóa, tháng 8 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Đức


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn, ngồi trách nhiệm và sự cố gắng
của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn
bè, đồng nghiệp và người thân.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn

Thị Lan là người trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cơ giáo đã giúp đỡ tơi thực hiện đề tài và hồn thiện luận văn nghiêm túc,
khoa học theo đúng quy trình .
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Nông Lâm
Ngư nghiệp Trường Đại Học Hồng Đức đã giúp đỡ và trang bị cho tôi những
kiến thức chuyên ngành quan trọng trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, cơng nhân
viên Cơng ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi thực hiện đề
tài này.
Cuối cùng tơi xin được nói lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp đã luôn bên tôi, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tơi
hồn thành luận văn này.
Thanh Hóa, tháng 8 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Đức


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (KÝ HIỆU)
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1
2. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................4
2.1. Mục đích của đề tài....................................................................................4

2.2. Yêu cầu của đề tài......................................................................................4
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................................4
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................4
4. Giới hạn của đề tài:.....................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI.............................................................................................................6
1.1. Giới thiệu về chanh leo.............................................................................6
1.1.1. Nguồn gốc cây chanh leo.......................................................................6
1.1.2. Một số đặc điểm hình thái cây chanh leo............................................8
1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây chanh leo.......................9
1.3. Đặc điểm sinh lý của cây chanh leo.......................................................14
1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chanh leo....................14
1.4. Sâu bệnh trên cây chanh leo..................................................................14
1.5. Tình hình phát triển cây chanh leo trên thế giới và ở Việt Nam........17
1.5.1. Trên thế giới:........................................................................................17
1.5.2. Tại Việt Nam:.......................................................................................18
1.5.3. Tình hình phát triển cây chanh leo tại Thanh Hóa:.........................21


iv
1.6. Triển vọng của cây chanh leo trong nông nghiệp thời hội nhập........22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................25
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................................25
2.1.1. Phân bón...............................................................................................25
2.1.2. Giống....................................................................................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu..............................................................................26
2.2.1. Phân tích đánh giá ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu trong
mối quan hệ với sản xuất chanh leo tại huyện Bá Thước - Thanh Hóa.. .26

2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón
NPK đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và
hiệu quả kinh tế của giống chanh leo Đài Nông 1 tại huyện Bá Thước tỉnh
Thanh Hóa......................................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................26
2.3.1. Thời gian, địa điểm..............................................................................26
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................26
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm..........................................................27
2.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu...................28
2.4.Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm......................................30
2.4.1. Chuẩn bị đất và mật độ trồng............................................................30
2.4.2.Kỹ thuật trồng......................................................................................31
2.4.3.Kỹ thuật chăm sóc:...............................................................................32
2.4.4.Thu hoạch..............................................................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................37
3.1. ĐIỀU

KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN

HỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÂY

BÁ THƯỚC

TRONG QUAN

CHANH LEO.........................................................37

3.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..............................................................................37
3.1.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.......................................................................................37



v
3.1.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp của hụn Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa.....................................................................................................41
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng NPK đến thời gian sinh
trưởng, phát triển của giống chanh leo Đài Nông 1.......................................43
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng NPK đến tăng
trưởng chiều dài thân của giống Đài Nông 1 qua các giai đoạn sinh
trưởng..............................................................................................................45
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phần NPK
đến số cành của giống Đài Nông 1...............................................................48
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phần NPK đến chỉ
số diện tích lá (LAI) của giống chanh leo Đài Nơng 1 qua các giai đoạn sinh
trưởng..............................................................................................................51
3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phần NPK đến
khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của giống chanh leo Đài Nông 1............53
3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân NPK và đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chanh leo Đài Nông
1.......................................................................................................................55
3.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng NPK đến thu nhập
thuần của giống chanh leo Đài Nông 1 niên vụ 2019 tại Bá Thước...............58
3.9. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân NPK
đến chất lượng quả của giống chanh leo Đài Nông 1 niên vụ 2019 tại Bá
Thước............................................................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................62
1. KẾT LUẬN....................................................................................................62
2. ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................64



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (KÝ HIỆU)

T.T
1
2
3
4
5
6
7
8

Chữ viết tắt
(ký hiệu)
BVTV
CS
CGCN & KN
CT
ĐHHĐ
FAO
KHKT
LSD

Nghĩa của chữ viết tắt
(ký hiệu)
Bảo vệ thực vật
Cộng sự
Chuyển giao công nghệ và khuyến nông

Công thức
Đại học Hồng Đức
Tổ chức Nông- Lương Liên Hợp Quốc
Khoa học kỹ thuật
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (least signniffcant

9
10
11
12

NCUDKHKT
NN&PTNT
NPK
P.1000 hạt
13 Split-plot

diference)
Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Đạm- Lân- Ka li
Khối lượng 1000 hạt
Bố trí thí nghiệm theo kiểu ơ lớn ơ nhỏ (Split-plot)

14 TB
15 TN
16 TNHH

Trung bình
Thí nghiệm

Trách nhiệm hữu hạn


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g chanh leo..............................10
Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu từ năm 2012 đến 2018 tại
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá...............................................................38
Bảng 4.2. Diễn biến một số yếu tố thời tiết, khí hậu vụ Xuân năm 2019..39
tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hố..........................................................39
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng (từ năm 2014
– 2018).............................................................................................................41
Bảng 4.4. Bảng điều tra các yếu tố hạn chế trong sản xuất chanh leo của
huyện..............................................................................................................42
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phần NPK đến thời gian
sinh trưởng, phát triển của giống chanh leo Đài Nông 1...........................44
Bảng 4.6. Ảnh hưởng mật độ trồng và liều lượng phân NPK đến tăng trưởng
chiều dài thân của giống Đài Nông 1 qua các giai đoạn sinh trưởng.............46
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phần NPK đến số
cành của giống Đài Nông 1. (ĐVT: cành/cây).............................................49
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phần NPK đến chỉ
số diện tích lá (LAI) của giống chanh leo Đài Nông 1 qua các giai đoạn
sinh trưởng.....................................................................................................52
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phần NPK đến khả
năng chống chịu sâu, bệnh hại của giống chanh leo Đài Nông 1. (ĐVT: điểm)
.........................................................................................................................54
Bảng 4.10 . Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phần NPK và đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chanh leo Đài
Nông 1.............................................................................................................56
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân NPK đến

thu nhập thuần của giống chanh leo Đài Nông 1 niên vụ 2019 tại Bá
Thước..............................................................................................................58


viii
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân NPK đến chất
lượng quả của giống chanh leo Đài Nông 1 niên vụ 2019 tại Bá Thước........60


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chanh leo tím..................................................................................7
Hình 1.2. Chanh leo vàng................................................................................7
Hình 1.3. Giàn chanh leo (thân, lá, hoa, quả chanh leo)..............................8
Hình 1.4. Hoa và quả chanh leo.....................................................................9
Hình 4.1 Diễn biến nhiệt độ 6 tháng đầu năm 2019 tại huyện Bá Thước 40
Hình 4.2 Diễn biến lượng mưa 6 tháng đầu năm 2019 tại hụn Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa................................................................................40
Hình 4.3. Động thái tăng trưởng chiều dài thân của giống chanh leo Đài
Nông 1 tại các liệu lượng NPK và mật độ khác nhau................................47
Hình 4.4 Động thái phân cành của giống chanh leo Đài Nông 1 ở mật độ
trồng và liều lượng phân bón NPK khác nhau............................................50


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chanh leo là một lồi trong chi Chanh leo (Passiflora), có thân nửa gỗ,
sống lâu năm, thân bò leo, dài đến 15m. Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài
và lá ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước

lá từ 10-15 x 12-25 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, trịn đầu. Hoa có 5 cánh và
5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng với các sợi trắng (dài 23 cm), mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách
rời ở phần mang bao phấn. Quả hình cầu đến bầu dục, vỏ quả mỏng, cứng; vỏ
quả trong màu trắng, khi chín quả có chất nhầy màu vàng xung quanh hạt, có
vị ngọt và mùi thơm rất dễ chịu.
Cây chanh leo được trồng trên khắp Việt Nam, đặc biệt ở những vùng
núi có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ trồng thích hợp đối với cây chanh leo là từ
16 - 30oC. Cây cần có ánh nắng đầy đủ, khí hậu ấm áp và khuất gió. Chanh
leo có thể trồng được trên mọi địa hình, nhưng thích hợp nhất với loại đất
thống xốp, giàu hữu cơ như đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, feralit, đất cát cổ…
Theo một số tác giả giống chanh leo vỏ vàng có nguồn gốc từ Sirilanca,
Urganda và Hawaii. Giống chanh leo vỏ đỏ tím có nguồn gốc từ Australia và
Đài Loan, thích ứng với các vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân 1820oC, cao độ trung bình từ 800 - 1.000 m, có khả năng ra hoa và đậu quả
quanh năm, cho năng suất rất cao, giống trồng phổ biến nhất hiện nay và cho
năng suất, phẩm chất cao là Đài Nông 1. Ngày nay, cây chanh leo được trồng
khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Châu Á, Úc, New Zeland, Ấn Độ,
Nam Phi, Israel, Hawaii, Canada và Puerto Rico…
Ở Việt Nam, cây chanh leo xuất hiện đầu tiên tại các tỉnh miền Bắc vào
đầu thập niên 90, sau đó phát triển mạnh ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
và Nam Bộ. Hiện nay, cây chanh leo đang được coi là cây mang lại hiệu quả
kinh tế cao vì vậy được nhiều tỉnh đang quan tâm phát triển. Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã công nhận cây chanh leo là cây trồng mới ở Việt Nam, là cây


2
trồng đang có khả năng xuất khẩu, đang có thị trường tiêu thụ tốt nên trước
mắt Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) dự kiến sẽ quy hoạch khoảng 10.000 ha
cây trồng này.
Tại Thanh Hóa, cây chanh leo đã được đưa vào trồng thử nghiệm tại
xã Quang Trung (huyện Ngọc Lặc) mới 2 năm, nhưng đã mang lại giá trị kinh

tế cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích. Tại Như
Xuân, cây chanh leo đã được đưa vào trồng từ năm 2016 với diện tích ban đầu
là 5 ha ở Yên Lễ, Hóa Quỳ, Thanh Phong, kết quả cho thấy cây chanh leo ở
Như Xuân phát triển tốt, năng suất đạt trên 20-25 tấn quả/ha. Một số huyện
như Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành cũng đang từng bước phát triển diện
tích trồng cây chanh leo, riêng huyện Bá Thước hiện nay đang có trên 20 ha
trồng chanh leo đã cho thu hoạch, bước đầu đạt kết quả tốt.
Nghị quyết số 20/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa ngày
08 tháng 12 năm 2016 đã chỉ rõ: “Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng,
chuyển diện tích trồng lúa, mía, sắn kém hiệu quả sang các cây trồng khác có
hiệu quả kinh tế cao hơn”, vì vậy chanh leo chính là một trong số những cây
trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để cây chanh leo phát
triển ổn định và bền vững, rất cần phải được nghiên cứu hoàn thiện các biện
pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh
Thanh Hóa. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến năng suất và phẩm
chất quả chanh leo giống Đài Nông 1 tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”.


3
2. Mục đích - yêu cầu của đề tài.
2.1. Mục đích của đề tài:
- Xác định được mật độ trồng và liều lượng NPK hợp lý bón cho cây
chanh leo giống Đài Nông 1 cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt tại huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định được mật độ trồng và liều lượng NPK hợp lý bón cho cây
chanh leo giống Đài Nơng 1 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất tại huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Yêu cầu của đề tài:
- Nắm được đặc điểm nông sinh học (khả năng sinh trưởng, phát triển , năng

suất, phẩm chất nước quả...) của giống chanh leo Đài Nông 1 ở các mật độ trồng và
liều lượng phân bón NPK khác nhau tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng và liều lượng phân
bón NPK khác nhau đối với cây chanh leo Đài Nông 1 tại huyện Bá Thước, làm
cơ sở để phát triển cây chanh leo tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Xác định được ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón
NPK khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất , phẩm chất và hiệu quả
kinh tế, góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây chanh leo tại huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
- Kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy và chỉ đạo sản xuất cây chanh leo tại Thanh Hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Cung cấp thêm thông tin cho cán bộ khuyến nông, nông dân về mật
độ trồng và liều lượng phân bón NPK hợp lý cho giống chanh leo Đài Nông 1
để đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Đảm bảo cho việc phát triển cây chanh
leo tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa được bền vững và hiệu quả.


4
- Kết quả của đề tài là cơ sở để hồn thiện, chuyển giao quy trình kỹ
thuật tới người dân để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong
sản xuất cây chanh leo giống Đài Nông 1 tại Thanh Hóa.
4. Giới hạn của đề tài.
Đề tài xác định ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân bón NPK
đến năng suất, phẩm chất giống chanh leo Đài Nơng 1 tại huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa trong niên vụ 2018-2019.



5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu về chanh leo.
1.1.1. Nguồn gốc cây chanh leo.
Chanh leo (Passion Fruit) còn được gọi là Lạc tiên, Chum bao, Chanh
dây, Mát mát, Dây mát, Mê ly... Chanh leo có nguồn gốc từ các nước Nam
Mỹ (Argentina, Paraguay và Brasil) nhưng hiện nay đã phổ biến ở nhiều nơi
trên thế giới. Do hương vị đặc biệt của loại quả này nên các nhà thám hiểm
Tây Ban Nha đặt tên cho nó là “ quà của Chúa”. Vùng phân bố đầu tiên: miền
tây Indies, Guianas và Nam Mỹ, từ Venezuela đến miền đơng Brazil. Vùng
phân bố tồn cầu : chanh leo mọc tự nhiên và cả được canh tác từ Trinidad và
Barbados đến Jamaica, Puerto Rico, Hispaniola và Cuba, được du nhập vào
Malaya vào thế kỷ 18. Chanh leo thường xuyên được canh tác trên vùng đất
thấp và mọc tự nhiên ở Singapore và Penang. Chanh leo được trồng cả ở Thái
Lan cũng như miền Nam Việt Nam[12].
Ngày nay cây chanh leo được trồng khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ
yếu ở Châu Á, Úc, New Zeland, Ấn Độ, Nam Phi, Israel, Hawaii, Canada và
Puerto Rico…. Cây chanh leo mọc được trên nhiều loại đất trừ đất sét, độ
mùn trên 1% và pH thích hợp 5,5 – 6,0. Đất cần được cung cấp nhiều chất
hữu cơ và lượng muối thấp. Mùa hoa quả cho năng suất cao: tháng 3 – 5 hoặc
tháng 8 – 12. Chanh leo gồm 2 loại: chanh leo tím và chanh leo vàng.[19]
a. Chanh leo tím (Passiflora edulis)[18]
- Nguồn gốc: miền nam Brazil, Paraguay và miền bắc Argentina.
- Vỏ quả màu tím đến tím sậm khi chín.
- Quả nhỏ đường kính 4 – 5 cm, nặng khoảng 30 – 45 g (bằng quả
chanh lớn), có tua dây, nhánh và gân lá xanh.


6

- Phổ biến ở vùng khí hậu mát (cao độ 1200 – 2000 m) , có vĩ độ cao
(như Đà Lạt, Tây Nguyên của Việt Nam) và cho hương vị quả ngon nhất.
Thích hợp trồng ở cao độ < 1000 m.

Hình 1.1. Chanh leo tím (nguồn bloc internet caycanh.vn)
b. Chanh leo vàng (Passiflora edulis forma flavicarpa)[18]
- Nguồn gốc: vùng Amazon của Brazil.
- Vỏ màu vàng chanh khi chín. Quả lớn hơn dạng cho quả tím khoảng
5 – 6cm, nặng khoảng 75 g, có tua dây, nhánh và gân lá ửng đỏ tím.
- Đây là dạng chịu nóng, thích hợp với vùng có độ cao thấp (0 –
800m) như đồng bằng sơng Cửu Long

Hình 1.2. Chanh leo vàng (nguồn bloc internet caycanh.vn)


7
1.1.2. Một số đặc điểm hình thái cây chanh leo.
- Thân chanh leo:
Chanh leo là một loài thực vật bán thân gỗ, sống lâu năm, thân bò leo
và phát triển rất nhanh. Vỏ thân và màu xanh lá cây, có lơng tơ hoặc trơn, có
thể phát triển dài tới 15m, với nhiều tua.

Hình 1.3. Giàn chanh leo (nguồn internet camnangcaytrong.com)
- Lá chanh leo:
Lá của chanh leo hình chân vịt với thùy mọc so le, kích thước 6-15cm.
Cuống lá dài 2-5 cm, viền lá có răng cưa nhỏ, trịn đầu. Lá có dạng da, dai,
phiến lá thn, nhẵn, khơng có lơng, rìa trơn, dài 6,5 -14cm, rộng 4,5- 6,5cm.
Lá kèm dạng mác, dài 10mm. Lá bắc hình trứng hoặc elip, dài 3,5 - 4,3cm,
rộng 2,0 - 2,8cm
- Hoa chanh leo:

Hoa chanh leo là hoa đơn, mọc từ nách lá, hoa đẹp và thơm, có đường
kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5cm. Hoa của cây chanh leo có năm cánh
màu trắng ánh tím tía, tạo ra một bơng hoa màu trắng xen tím. Mỗi hoa mang
5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao


8
phấn. Hoa được thụ phấn nhờ một số lồi cơn trùng như ong nghệ sẽ đậu quả,
nhưng nếu cây tự thụ phấn thì khơng có quả.

Hình 1.4. Hoa và quả chanh leo (nguồn bloc internet caycanh.vn)
- Quả chanh leo:
Cây chanh leo có nhiều quả và mọng. Quả có kích thước như một quả
trứng gà (hoặc to hơn), hình cầu đến hình bầu dục, màu xanh lục khi quả
xanh, khi chín màu vàng hoặc tím đậm. Trong ruột quả chanh leo, có dung
dịch nhầy màu vàng xung quanh hạt có hương vị ngọt ngào và rất thơm ngon.
1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây chanh leo.
Chanh leo rất giàu chất chống oxy hoá, khoáng chất, vitamin, và chất
xơ…Chanh leo là nguồn cung cấp chất xơ ăn kiêng: 100 g bột trái chanh leo
chứa 10.4 g hoặc 27 % chất xơ. Một chất xơ tốt trong chế độ ăn uống giúp loại
bỏ cholesterol khỏi cơ thể. Là thuốc nhuận tràng số lượng lớn, nó cũng giúp bảo
vệ niêm mạc đại tràng bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với các chất độc hại
trong đại tràng và lau sạch các chất độc hại gây ung thư từ ruột kết.
Chanh leo có chứa nhiều vitamin C, cung cấp khoảng 30 mg/100 g.
Vitamin C (ascorbic acid) là một chất chống oxy hố hịa tan trong nước
mạnh mẽ. Sử dụng trái cây giàu vitamin C giúp cơ thể con người phát triển đề


9
kháng với các tác nhân gây bệnh giống như cúm và thu hẹp các gốc tự do có

hại, chống viêm. Chanh leo còn chứa vitamin A (cung cấp khoảng 1274
IU/100 g) và các chất chống oxy hố flavonoid như ß-carotene và
cryptoxanthin-ß. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng các hợp chất này có
tính chất chống oxy hố, và cùng với vitamin A tốt cho thị lực, cần thiết để
duy trì niêm mạc khỏe mạnh và da ngồi ra có thể giúp bảo vệ khỏi ung thư
phổi và ung thư miệng.
Chanh leo tươi rất giàu kali, 100 g bột chanh leo có khoảng 348 mg kali.
Kali là thành phần chính của tế bào và dịch cơ thể và giúp điều chỉnh nhịp tim
và huyết áp. Hơn nữa chanh leo còn là một nguồn khoáng chất tuyệt vời như:
Sắt, đồng, magiê và phốt pho…[4].
Sau đây là kết quả phân tích phần thịt (áo hạt) quả chanh leo của Bộ
Nông nghiệp Hoa kỳ [20]
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g chanh leo
Thành phần
Năng lượng (kcal)
Nước (g)
Protein (g)
Chất béo (g)
Carbohydrates (g)
Chất xơ (g)
Tro (g)
Vitamin C (mg)
Vitamin A (I.U)
Vitamin B2 (mg)
Vitamin B6 (mg)
Vitamin E(mg_ATE)

Giá trị
Thành phần
97,0

Calci (mg)
75,1
Photpho (mg)
2,2
Sắt (mg)
0,7
Magie (mg)
23,3
Natri (mg)
10,4
Kali (mg)
0,8
Kẽm (mg)
30,0
Đồng (mg)
700,0
Acid béo no (g)
0,13
Acid béo một nối đôi (g)
0,1
Acid béo nhiều nối đôi (g)
1,12
Niacin (mg)
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ)

Giá trị
13,0
64,0
1,6
29,0

28,0
348,0
0,1
0,086
0,059
0,086
0,411
1,5

+ Thảo dược: Toàn bộ thân chanh leo được phơi khô và sử dụng như
một thảo dược an thần điều trị chứng mất ngủ. Ở châu Âu, lá khô và thân cây,
xắt nhỏ và thường trộn với lá chè để uống. Tại một số khu vực, toàn bộ cây
chanh leo tươi hay khô đã từng được sử dụng như là một loại thảo dược làm


10
an thần và điều trị chứng mất ngủ. Lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường
được dùng ở châu Âu để trộn lẫn với lá chè để uống. Một loại kẹo cao su có
tác dụng an thần cũng đã từng được sản xuất từ chanh leo. Hoa chanh leo có
tác dụng an thần nhẹ và đang được nhiều nước dùng để điều trị cho những trẻ
em dễ bị kích động hoặc có vấn đề bất ổn về thần kinh, chữa bệnh hen suyễn,
rối loạn tiêu hóa, chứng mất ngủ, và các khó chịu của hội chứng tiền mãn
kinh. Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng
chiết xuất của vỏ trái chanh leo vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ
vào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols. Giáo sư
Watson và các cộng sự thì lại chứng minh được rằng chiết xuất từ vỏ trái
chanh leo tím giúp giảm được đến 75% chứng thở khị khè và nâng cao khả
năng hít thở ở những người bị bệnh hen suyễn. Từ lâu, những bộ tộc người
bản xứ đã biết sử dụng lá của loài Passiflora để làm thuốc an thần, giảm đau.
Còn các bộ tộc người Braxin lại sử dụng quả chanh leo đỏ làm thuốc bổ tim và

cho đến nay, chanh leo vẫn được sử dụng như một loại dược phẩm ở khu vực
Nam Mỹ. Nước uống từ hoa chanh leo còn được người Braxin đặc biệt ưa chuộng
vì có thể chữa bệnh hen suyễn, ho kéo dài, bệnh viêm phế quản…Theo y học
truyền thống của người Peru, ngày nay nước ép chanh leo thường được sử dụng
cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu và giúp lợi tiểu.
+ Thực phẩm: Người ta sử dụng chanh leo để làm nước giải khát vào
mùa hè, món tráng miệng, bánh kem, chế biến món ăn... Chanh leo có nhiều
chất xơ giúp tăng nhu động ruột. Có hơn 10g chất xơ cho 100g quả, đây là
một trong những quả có nhiều chất xơ nhất chỉ sau hạnh nhân và dừa. Trong
quả chanh leo có chứa nhiều vitamine C. Chỉ cần 2 quả có thể cung cấp 3035% nhu cầu hàng ngày cho cơ thể, ngoài ra là nguồn cung cấp vitamin A và
flavonoïdes. Trong quả chanh leo có chứa nhiều phospho; 1 quả to hay 2 quả
chanh leo nhỏ có thể cung cấp khoảng 10% nhu cầu phospho hàng ngày cho
cơ thể, rất cần cho răng và xương. Chanh leo có thể cung cấp năng lượng cho
cơ thể. Bạn sẽ có khoảng 84 calo cho 100g quả hoặc 1 quả chanh leo 60g sẽ


11
cho khoảng 70 calo. Sắt cũng là chất có nhiều trong quả chanh leo, 100g quả
có thể cung cấp khoảng 10% nhu cầu sắt hàng ngày cho cơ thể, điều này giúp
cơ thể chống mệt mỏi và thiếu máu. Trong mỗi quả chứa khoảng 348mg kali
cho mỗi 100g quả. Kali giúp cân bằng nồng độ natri trong cơ thể và nếu dùng
vừa phải giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp[4].
Chất nhầy bao quanh hạt của chanh leo chứa rất nhiều loại acid amin
như: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin… đồng thời còn là
nguồn cung cấp lượng vitamin C và vitamin A dồi dào. Một ly nước chanh leo
ép cung cấp khoảng 50% lượng vitamin C cần thiết trong ngày cho một người
trưởng thành. Ngoài vitamin, chanh leo cũng đã được chứng minh là nguồn
cung cấp các chất dinh dưỡng như hàm lượng chất béo, chất xơ, protein, kali,
magie, canxi, phốt pho, sắt, carotene, vitamin B1, B2, B3 và các acid tự do
đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt chanh leo còn là nguồn cung cấp chất

xơ dồi dào khi dùng cả hạt.
Chanh leo thường được dùng để ăn tươi làm món tráng miệng như các
loại thơng thường hoặc dịch quả được cô đặc làm phụ liệu để thêm vào nhằm
cải thiện mùi vị, tăng giá trị cảm quan cho các loại thực phẩm khác. Các sản
phẩm từ quả chanh leo rất đa dạng: nước ép chanh leo, bột chanh leo, kẹo,
siro, mứt chanh leo, nước xốt, trà chanh leo, dịch chanh leo nguyên hạt, nước
hoa, sữa rửa mặt, sữa tắm chanh leo…Bên cạnh đó, dịch chiết xuất từ chanh
leo cũng có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.
Các dưỡng chất carotenoid và polyphenol dồi dào trong chanh leo làm
tăng khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Chanh leo cũng
thường được sử dụng để chữa trị các vấn đề tiêu hóa và các bệnh dạ dày. Hàm
lượng chất xơ trong chanh leo rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó hoạt động như một
loại thuốc nhuận tràng nhẹ, giữ cho đường tiêu hóa ln khỏe mạnh.


12
Ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, chanh leo được sử
dụng phổ biến làm thức uống và đang trở thành thứ quả được ưa chuộng tại
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Trong q trình chiết xuất
dịch quả để sử dụng, có 2/3 khối lượng nguyên liệu quả ban đầu được thải bỏ
(chủ yếu là vỏ) vì vậy đây là nguồn thức ăn thức ăn tốt cho động vật ni lấy
sữa, vì vậy ở Hawaii vỏ chanh leo khô không qua ngâm vôi chiếm đến 22%
trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia súc. Hạt chanh leo còn được tận dụng
để ép dầu với chất lượng cao tương tự dầu lạc, dầu hướng hương. Dầu từ hạt
chanh leo có chứa 8,9% acid béo no, 84,9% acid béo khơng no nên có tác
dụng thúc đẩy khả năng tăng trưởng và xúc tiến tiêu hóa, nhất là đối với
những người ăn kiêng [13].
Ở khu vực rừng mưa nhiệt đới, chanh leo đã trở thành một loại lương
thực chủ yếu của người và động vật trong vài niên kỉ qua. Phần thịt quả chanh
leo có thể được dùng để chế biến các món ăn trong gia đình. Ví dụ ở Autralia

người ta dùng thịt quả chanh leo với kem hoặc đường, làm món salads trái
cây, làm thức uống hoặc làm gia vị. Ở quy mô công nghiệp, dịch quả chanh
leo dùng để sản xuất quả đục, hoặc phối trộn với đường và pha loãng với
nước cùng dịch quả của các loại trái cây khác (đặc biệt là cam và dứa) để sản
xuất 1 loại nước uống lạnh. Ở Nam Phi, nước chanh leo được phối trộn với
sữa và alginate, ở Australia thì được dùng trong sản xuất sữa chua. Nước cốt
chanh leo có thể được nấu thành syrup để dùng trong sản xuất nước sốt, thạch,
kẹo, kem sherbet, meringue hay súp trái cây lạnh… Phần cơm quả có chứa hạt
được chế biến thành thạch hay trộn với dứa hoặc cà chua để làm mứt. Một loại
thức uống khơng cồn từ dịch quả chanh leo có tên là “Passaia” do Thuỵ Sĩ sản
xuất đã được tiêu thụ ở Tây Âu trong nhiều năm. Costarica cũng sản xuất một loại
rượu từ chanh leo có tên là “Parchita Seco”… Một số quốc gia như Brazil, Peru…
quả chanh leo là nguyên liệu hàng đầu trong công nghiệp đồ uống.
+ Làm đẹp cảnh quan: Cây chanh leo không chỉ được trồng thành giàn
để thu hái quả mà cịn làm bóng mát và tạo cảnh quan cho không gian sống.


13
Do thân lá phát triển xanh tốt, hoa nhiều và có cấu trúc bắt mắt nên nhiều gia
đình lựa chọn giàn chanh leo trước nhà để trang trí và tránh nắng.
1.3. Đặc điểm sinh lý của cây chanh leo.
- Cây chanh leo phát triển mạnh, tốc độ phân nhánh (cành) nhanh, cây
không kén đất, nhưng tốt nhất nên chọn loại đất thốt nước tốt, khơng ngập
úng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, pH 5,5-6. Đất tại vùng bằng phẳng, thời
tiết ấm áp, độ ẩm hợp lý cây chanh leo phát triển rất tốt.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 16-30 oC, cây chanh leo phát triển tốt
ở những khu vực có nắng, đặc biệt là cây chanh leo không chịu được sương muối.
Chanh leo là loại cây cần độ ẩm cao, liên tục phải cung cấp đủ nước cho
cây bằng cách tưới bình quân 2 ngày một lần, nhất là trong mùa khô. Chanh
leo được cung cấp đầy đủ với nước sẽ đâm nhiều chồi, nở nhiều hoa và cho

quả liên tục. Ngược lại, nếu thiếu nước, cây sẽ bị rụng hoa, quả cây teo tóp, ít
nước. Cắt tỉa tán thường xuyên cho cây để cây ra hoa và đậu quả tốt hơn.
Cần ngăn chặn sâu bệnh và dịch bệnh của cây chanh leo, tránh bị bệnh
đốm nâu và bị ruồi đục lá gây hại.
1.4. Sâu bệnh trên cây chanh leo.
Chanh leo là cây ăn quả quan trọng để xuất khẩu ở nhiều nước như
Hawaii, Kenya, Brazil, Nam Phi, và Ecuador .... Nó được trồng rộng rãi một
cách nhanh chóng gây ra dịch bệnh dẫn đến hạn chế đáng kể như trong thiệt
hại năng suất ở Kenya 80-100% của bệnh bao gồm cả héo rũ (Fusarium
oxsporum f.sp. Passiforae) chết mầm non (Fusarium spp. Và Phytophthora
spp.) đốm nâu chanh leo (Alternaria passiflorae), lở cổ rễ (Fusarium
solani) ... (Amata et al., 2009)[12], [13].
Brazil được coi là nơi sản xuất quả chanh leo vàng lớn. Tuy nhiên, trong
năm 2012 sản xuất giảm khoảng 16% so với năm 2011, với sản lượng
776,097 tấn trong năm 2012 so với 923,035 tấn trong năm 2011. Việc giảm
sản lượng quả do bệnh của cây trồng đã làm cho năng suất giảm tại vườn cây
ở Brazil, nguyên nhân hàng đầu gây ra bởi F. Solani [16]. Tại Uganda bệnh lở


14
cổ rễ do F. solani đã được xác định, các bệnh trên chanh leo được tổng hợp
năm 1999 (Elliott et al., 1991) [18]và được công nhận ở Úc kể từ năm 1981
(Pegg et al., 2002[1]). Khi bị nhiễm cây biểu hiện các triệu chứng đầu tiên là
bị bệnh chết mầm nhẹ sau khi thay đổi màu sắc lá màu xanh nhạt, héo lá, rụng
lá, loại bỏ các vỏ cây và cuối cùng là chết cây, nguyên nhân chủ yếu do tổn
thương hoại tử ở vùng cổ rễ.
Bệnh héo Fusarium là loại bệnh nấm đất do nấm Fusarium oxysporium và
sp. passiflorae tấn công gây hại trên cây chanh leo tại các khu vực của Palmira,
Cerrito và Ginebra thuộc thung lũng Cauca ở Colombia. Triệu chứng bệnh đầu
tiên là lá vàng, hoại tử và rụng lá; tiếp theo vỏ cây bong ra khỏi thân cây và thối

dần. Nectria haematococca hoặc Hypomyces solani hoặc Fusarium solani là các
loại nấm gây héo đột ngột trên cây chanh leo tím ở Uganda [14].
F. solani trên cây chanh leo gây ảnh hưởng từ giai đoạn cây con cho đến
giai đoạn cây trưởng thành, làm tổn hại đến rễ, thân, lá, hoa và trái cây. Trong
giai đoạn sau thu hoạch cũng gây những thiệt hại lớn trong bảo quản trái cây,
vận tải và thương mại. F. solani phát sinh nhờ các vi sinh vật đất có thể được
kiểm sốt rất khó khăn nên phải chuẩn bị tốt trước khi trồng. Một số phương
pháp được đề nghị là sử dụng cây giống khỏe mạnh và vệ sinh đồng ruộng, loại
bỏ cỏ dại để không làm tổn thương rễ hoặc sử dụng giống kháng. Mặt khác, để
tránh lây lan nấm có thể được làm sạch dụng cụ làm vườn và nước tưới.
Các chi Fusarium được Link mô tả đầu tiên vào năm 1809, và bây giờ nó
là một chi có chứa nhiều loại nấm gây bệnh thực vật. Theo Nelson et al, 1983
Chi Fusarium có chứa 75 lồi nó có thể gây ra các bệnh như thối, thối thân cây,
tàn rụi ngọn, vảy trên ngũ cốc và các loại hạt; héo trên một phạm vi rộng trên
cây cà chua, thối rễ ở đậu, lạc, đậu tương, và măng tây; loét và các bệnh khác.
Tại New Zealand, một số vườn cây ăn trái mà đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi lở cổ rễ, hơn 90% dây leo chết vì căn bệnh này trong suốt mùa đơng.
Ở Kenya, năng suất bình quân chanh leo vẫn còn tương đối thấp, chỉ 8
tấn/ha so với khoảng 18,9 tấn/ha ở Nam Phi (Njuguna et al., 2005). Một trong


×