Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

T độc ính lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ v ý thức đạo đức của sinh viên việt nam hiện nay ới (ch đề ủ 09)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.52 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác – Lênin

ĐỀ TÀI: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và
liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam
hiện nay (Chủ đề 09)

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Anh
Lớp
: 30.TCB
Mã sinh viên
: 24A4012498

Hà nội, ngày 6 tháng 1 năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
NỘI DUNG
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm của tồ n tại xã hội và ý thức xã hội
a)

Khái niệm tồn tại xã hội……………………………………………….3

b)



Khái niệm ý thức xã hội……………………………………………….3

1.2. Tính độc lập tương đối của ý thức
a)

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội……………….4

b)

Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội...………………………5

c)

Ý thức xã hội có tính kế thừa………………………………………….5

d)

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội………………….6

e)

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội…………………………..6

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý
THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay
a) Ưu điểm………………………………………………………………...7
b) Hạn chế…………………………………………………………………8


2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan……………………………………………….9
b) Nguyên nhân chủ quan………………………………………………...10

2.3. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay
a) Giải pháp chung………………………………………………………..10
b) Liên hệ bản thân……………………………………………………….11

KẾT LUẬN………………………………………………………………….13

TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại này, mọi thứ đều phát triển một cách nhanh chóng.
Những tư tưởng, quan điểm mới được hình thành, song bên cạnh đó, những tư
tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen cũ vẫn được kế thừa và gìn giữ, phát huy.
Đó chính là Ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

Trên quan điểm đó, trong cơng cuộc đổi mới đất nước, xây dựng đất
nước, xây dựng được ý thức xã hội mới là vấn đề cấp thiết. Vì nền tảng tinh
thần của xã hội có vai trị vơ cùng quan trọng trong nuôi dưỡng, định hướng
và tạo môi trường có điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển.
Sự nghiệp nước ta hiện nay, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng
văn hóa, phát huy đời sống tinh thần, mặt khác phải tránh được sự chủ quan duy
ý chí, những phong tục lạc hậu và hệ lụy của chúng. Tuy nhiên khơng

phải ai cũng có thể tự tìm cho mình những lựa chọn đúng đắn cho con

đường đạo đức. Đặc biệt là thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay khơng có
ít người vẫn có những thói quen, ý thức kém văn minh điều đó tạo nên
những cộng đồng “kém chất lượng” về mặt ý thức đạo đức.
Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài “Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay” này để có thể
nghiên cứu và tìm hiểu về tinh trạng ý thức xã hội hiện nay và là một sinh viêný thức xã hội hay ý thức đạo đức là một điều vô cùng cần thiết và cần được trau
dồi thường xuyên. Sinh viên cần biết phát huy và nâng cao ý thức của mình
trong học tập và cơng cuộc xây dựng đât nước văn minh, giàu đẹp.
Bài luận hướng tới mục tiêu là đưa triết học đến gần hơn với đời sống và ứng
dụng nó vào các tình huống thực tế . Qua đề tài này, chúng ta sẽ thấy được rất rõ
những điều đang gây nhức nhối trong xã hội mà chúng ta đang sống: Vấn đề về
thực trạng ý thức xã hội hiện nay; Ý thức đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay;
Mặt thực tiễn (tốt và xấu) của ý thức xã hội đối với đất nước Việt Nam của chúng

TIEU LUAN MOI download :


2

ta. Để đạt mục đích đó, chủ đề sẽ giải quyết những nội dung sau: Phân tích và
làm rõ khái niệm, nội dung của tồn tại xã hội và ý thức xã hội, làm sáng tỏ tính
độc lập tương đối của ý thức xã hội, liên hệ thực tiễn và liên hệ với bản thân. Từ
đó đưa ra những phương pháp giúp cải thiện ý thức của sinh viên hiện nay.
Ý nghĩa lý luận: Đề tài giúp chúng ta hiểu sâu hơn vè tính độc lập tương đối

giữa ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm vận dụng tầm
quan trọng của ý thức xã hội vào việc phát triển ý thức của sinh viên Việt Nam.

TIEU LUAN MOI download :



3

NỘI DUNG
Phần 1: Phần lý luận chung về Ý thức xã hội
1.1. Khái niệm của tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
a) Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là “khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội
giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau. Những mối quan
hệ này xuất hiện trong q trình hình thành xã hội lồi người và tồn tại
không phụ thuộc vào ý thức xã hội.” (1.231) Tồn tại xã hội gồm các thành
phần chính: Phương thức sản xuất vật chất : Những kỹ thuật canh tác
trồng lúa nước là yếu tố quyết định tạo thành môi trường sống truyền thống
của người Việt Nam; Điều kiện tự nhiên mơi trường địa lý (hồn cảnh địa
lý) : Điều kiện về khí hậu, sơng suối, đất đai,… hình thành nên những đặc
trưng riêng của khu vực sống của cộng đồng xã hội; Dân số và mật độ dân
số: Các tính chất dân cư, cách tổ chức và xây dựng các mơ hình dân cư,
cấu trúc dân cư…“Các yếu tố đó tồn tại trong mối thống nhất biện chứng,
tác động lẫn nhau, tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội,
trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quan trọng nhất.”(2)
b) Khái niệm của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là “khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của

tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm,
tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống … của cộng đồng xã
hội.”(3) Ví dụ: Những hệ tư tưởng lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ như : Tư
tưởng Nho giáo, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam ta như: truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học,… Ý thức xã
hội mang tính giai cấp và tính đặc trưng dân tộc.


TIEU LUAN MOI download :


4

Chúng ta cần phải phân biệt được giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân: Ý thức cá
nhân là ý thức của riêng mỗi người, là thế giới quan riêng biệt của mỗi cá nhân cụ
thể được biểu hiện thông qua: lối suy nghĩ, quan điểm, lập trường… Ý thức cá
nhân phản ánh tồn tại xã hội, cũng như ý thức xã hội là sự tổng hợp của nhiều ý
thức cá nhân. Vì vậy, hiển nhiên ý thức cá nhân có mang tính xã hội. Ý thức xã hội
và ý thức cá nhân có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau và cùng phản ánh
tại xã hội tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau cơ bản vì chúng ở những trình
độ khác nhau: “Ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng đại diện cho quan điểm
chung, phổ biến của một cộng đồng người, của một tập đoàn xã hội hay của một
thời đại xã hội nhất định nào đó.Về mặt hình thức thì ý thức xã hội phản ánh tồn tại
xã hội do tính nhiều mặt, nhiều vẻ và đa dạng của đời sống quy định; chúng phản
ánh xã hội theo những cách thức khác nhau.”(1.233) Ý thức xã hội và ý thức cá
nhân biểu thị mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

1.2. Tính độc lập tương đối của ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã làm sáng tỏ tính độc lập tương đối của
ý thức xã hội.
a) Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
Trong một số trường hợp, ý thức xã hội có thể tồn tại trong khoảng thời gian
lâu dài khi cơ sở xã hội tạo ra nó đã biến mất hoặc thay đổi căn bản. Nguyên
nhân là do : Một là, sự thay đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ
nhanh chóng và ý thức xã hội không thể phản ánh kịp thời sự biến đổi đó và
trở nên lạc hậu. Bên cạnh đó, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã
hội nên nó chỉ xảy ra sau khi có sự biến đổi của ý thức xã hội. Hai là, “Do

sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu,
bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.”(2). Ba là, trong xã hội tồn tại
những giai cấp , họ thường có xu hướng lợi dụng, bảo thủ những tư tưởng
lạc hậu nhằm mục đích duy trì quyền lợi của mình, chống lại những lực
lượng xã hội tiến bộ mới nên dẫn đến sự không đổi

TIEU LUAN MOI download :


5

của ý thức xã hộ i.Ví dụ : Trong cuộc sống văn minh, tiến bộ ngày nay vẫn

tồn tại một số những hủ tục, tập tục: trọng nam khinh nữ, tảo hơn...
ở một số vùng với những mục đích khơng tốt đẹp.
b) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.

Triết học Mác- Lênin thừa nhận rằng “ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn
tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội” (1.245) Sự thừa
nhận này dựa trên những điều kiện nhất định của tư tưởng con người, trong
đó quan trọng nhất là tư tưởng khoa học. Những tư tưởng khoa học tiến bộ
có thể phản ánh quá khứ, hiện tại và dự báo được tương lai dựa trên những
quy luật phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên khả năng này vẫn bị phụ
thuộc vào tồn tại xã hội. Ví dụ: Dựa trên những kĩ thuật hiện đại tiên tiến,
con người có thể dự báo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu từ đó đưa ra
những biện pháp phòng tránh hay giảm thiểu thiệt hại.
c) Ý thức xã hội có tính kế thừa.

Trong q trình đi lên của đời sống tinh thần xã hội có thể thấy rằng,
những quan điểm lý luận của thời kỳ trước chính là cơ sở, tiền đề của

những quan điểm lý luân của thời đại sau. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng
phải thừa nhận rằng: “ Ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng
trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp”(4.200) Vì ý thức có
tính kế thừa trong sự phát triển, nên khơng thể giải thích được một tư
tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, khơng
chú ý đến các giai đoạn phát triển trước đó có thể lấy ví dụ về nước
Đức trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XIX có nền kinh tế lạc hậu
nhưng về triết học đã đứng ở một trình độ cao nhất định.
Tuy nhiên đối với những xã hội mang tính giai cấp, tính kế thừa của ý thức
xã hội phụ thuộc vào tính giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau sẽ kế
thừa những di sản khác nhau của thời kỳ trước để lại. Các giai cấp tiên tiến
kế thừa những tư tưởng, lý thuyết tiến bộ của giai đoạn trước để lại. Trái lịa,
những giai cấp lỗi thời thường tiếp thu những tư tưởng, quan điểm bảo

TIEU LUAN MOI download :


6

thủ, khơng tiến bộ để đảm bảo được lợi ích và quyền lợi của họ. Điển
hình trong q trính q độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nhà nước và
nhân dân đều hướng tới việc phát huy và kế thừa những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc tuy nhiên có một số tổ chức, nhóm người có
tinh thần phản động lợi dụng những tư tưởng, quan niệm lạc hậu để
truyền bá nhằm mục đích trục lợi, khẳng định quyền lực cho chính họ.
d) Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội.

Ý thức xã hội do nhiều hình thái cấu thành mà mỗi một hình thái lại có
những tính chất, vai trị riêng không thể tách rời mà tác động, chịu ảnh
hưởng lẫn nhau.Ví dụ, ảnh hưởng của triết học đến các hình thái ý thức xã

hội (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,..), ngược lại ý thức pháp quyền,
chính trị,.. xét về mặt thế giới quan đều chịu ảnh hưởng của một quan điểm
triết học nhất định. Sự tác động ấy là nguyên do khiến cho mỗi hình thái ý
thức tồn tại những mặt không phải là kết quả phản ánh một cách trực tiếp
của tồn tại xã hội. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử sẽ có một hoặc một số
hình thái yếu tố xã hội phát triển hàng đầu và ảnh hưởng tới các hình thái
yếu tố xã hội khác. Ví dụ, ở các triều đại phong kiến, các tư tưởng Phật giáo,
Nho giáo nắm vai trò quan trọng chi phối các ý thức xã hội khác; đến nay, tư
tưởng Hồ Chí Minh dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin lại là những nhân tố tác
động mạnh mẽ lên ý thức chính trị, pháp quyền…
e) Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.

Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã hội theo hai chiều
hướng. Xét theo chiều hướng tích cực, nếu ý thức xã hội phản ánh đúng
đắn các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ góp phần đẩy mạnh
sự phát triển của tồn tại xã hội. Ngược lại, nếu ý thức xã hội phản ánh sai
lệch, xuyên tác những quy luật khách quan ấy thì nó sẽ gây ra sự phản tiến
bộ đối với sự phát triển của tồn tại xã hội.Ví dụ, nếu chúng ta vẫn giữ những
hủ tục như tảo hơn thì nó sẽ gây những tác động tiêu cực đến đời sống tinh
thần, là lực cản cho sự phát triển văn minh, quyền tự do của những người

TIEU LUAN MOI download :


7

bị bắt ép vào hủ tục ấy, còn nếu ta loại bỏ được nó thì sẽ mở ra
những cơ hội mới cho người bị ép vào hủ tục, giúp họ tiến tới cuộc
sống tiến bộ, tươi sáng hơn.
Phần 2: Thực trạng và các giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh

viên Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay:
a) Ưu điểm :
Sinh viên Việt Nam ngày nay đã được tiếp cận với sự tiến bộ về kinh tế - xã hội,
đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Chúng ta là những nhân
tố quan trọng của nền văn hóa mới văn minh hơn, tiên tiến hơn, năng động hơn.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, họ dần khẳng định cái tơi của mình đến gần với
đại chúng, thể hiện những giá trị tinh thần do mình tạo ra, nổi bật là những giá trị
đạo đức ngày càng đề cao. Chúng ta biết nhận định những giá trị đạo đức một
cách đúng đắn hơn, có chú ý hơn đến những phương pháp giáo dục tư tưởng, có
thái độ tích cực hơn trong việc tiếp thu những tư tưởng tiên tiến để hoàn thiện bản
thân đồng thời góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Một bộ phận lớn sinh
viên đã tự ý thức cho mình một lối sống đúng đắn, biết quan tâm đến mọi người,
cuộc sống xung quanh. Họ biết nhìn nhận cuộc sống dưới ống kính đa chiều, kỹ
càng, biết chọn lọc và phát huy những điều tốt đẹp và loại trừ những điều tiêu cực,
phản tiến bộ. Sinh viên hiện nay thể hiện cái tôi rất rõ ràng, họ dám nghĩ, dám làm,
đẩy mạnh tính sáng tạo của họ trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, vươn tới
thành công . Họ biết trách nhiệm của mình và sẵn sàng góp phần sức lực của mình
trong cơng cuộc đổi mới đất nước. Nếu như trước đây khi nước ta vẫn chưa giành
được độc lập, thế hệ trẻ thể hiện điều này qua lòng yêu nước, ý thức sẵn sàng
đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước thì ngày nay họ thể hiện điều đó bằng cách
kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống ấy theo một cách rất mới, rất hiện
đại. Họ dùng sức mạnh tri thức của mình để cống hiến tạo ra một mơi trường tốt
đẹp, có đạo đức và lối sống lành mạnh hơn. Điển hình

TIEU LUAN MOI download :


8


như các chương trình thiện nguyện, các cơng tác xã hội đang được lan rộng bởi
những cá nhân, tập thể để giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn trong cuộc
sống. Hay đặc biệt trong đại dịch COVID này, hình ảnh sinh viên tình nguyện áo
xanh ln có mặt trên mọi chiến tuyến sẵn sàng hỗ trợ người dân khi cần thiết. Tất
cả tạo nên hình ảnh người sinh viên Việt Nam thế hệ mới đầy năng động, nhiệt
huyết , có ý thức đạo đức tốt đẹp, biết cách làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho
cuộc đời, là một lý tưởng sống đáng để chúng ta tiếp tục giữ gìn và phát huy.

b) Hạn chế :
Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn cịn tồn tại một số những mặt tối trong đạo
đức của sinh viên hiện nay. Hiện nay, có khơng ít những thanh thiếu niên có những
suy nghĩ và lối sống tiêu cực. Họ không áp dụng được những tri thức lý luận về ý
thức để thúc đẩy động lực kiến tạo nên những nhận thức và hành động, không chú
ý đến việc tu dưỡng đạo đức, ý thức đúng đắn. Hay họ có quan niệm coi trọng giá
trị vật chất mà bỏ qua những điều tốt đẹp mà giá trị đạo đức mang lại. Họ có thái độ
thờ ơ, vơ cảm, vơ trách nhiệm với chính bản thân mình, cao hơn là gia đình và xã
hội. Họ đánh rơi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thậm chí có lối sống
bng thả, phá vỡ những chuẩn mực đạo đức và có khuynh hướng chống đối xã
hội, lười lao động. Bằng chứng là những hình ảnh bạo lực, hành hung đang tràn
lan trên mạng xã hội. Họ sử dụng những ngôn từ mang tính xúc phạm, có những
hành vi gây tổn hại đến người khác đặc biệt là hiện trạng bạo lực học đường .
Khiến chúng ta khơng ngờ tới chính là đáng lẽ những hành động đó phải bị lên án
một cách mạnh mẽ nhưng có khơng ít bộ phận sinh viên-là những thành phần tri
thức của xã hội lại cổ vũ, tung hô cho những điều tiêu cực như vậy. Hay đơn giản
hơn trong cuộc sống hàng ngày, họ khơng có ý thức lao động, lười làm việc, thiếu
sự chính kiến, chỉ vì những lợi ích của bản thân mà gây ảnh hưởng đến mọi người
xung quanh. Ví dụ điển hình là sinh viên có hành động gian lận trong giờ thi, giờ
kiểm tra; nếu khơng gian lận được sẽ hình thành nên những ý định đổ lỗi cho bạn
bè, thầy cơ, có những suy nghĩ phiến diện ích kỷ. Để


TIEU LUAN MOI download :


9

chứng minh điề u này , Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thực hiện cuộc
khảo sát với hơn 600 sinh viên và kết quả khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Cụ thể là: “37% sinh viên có thái độ học tùy hứng, 16% lười biếng, trên
15% học một cách thục động và 8% học đối phó. Cùng với đó là gần 65%
đi học muộn, nghỉ học khơng lí do chiếm gần 50%” (5).
Thiếu ý thức đạo đức là nguyên nhân chính diễn ra sự sa đọa của sinh
viên vào những tệ nạn xã hội, chạy theo những thói hư ảo, gây sung sướng
nhất thời rồi để lại những hậu quả nặng nề khơng chỉ cho chính họ mà cịn
là người thân, bạn bè. Họ sẽ có lối sống ỷ lại, là gánh nặng của gia đình và
xã hội. Nặng hơn là gây ra những hành động vi phạm pháp luật, rơi vào con
đường tội lỗi. Đó là những hiện trạng thực tế mà chúng ta phải đối mặt.

2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan :

Chúng ta đang sống trong qua trình có sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ
thông tin kết hợp với sự ảnh hưởng của sự tồn cầu hóa, sự trao đổi phát triển
kinh tế thúc đẩy thị trường trở nên sôi nổi hơn. Thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên
trí thức đã và đang chịu những ảnh hưởng cả về mặt tiêu cực và tích cực từ
q trình này. Cuộc sống ngày càng tiên tiến thì nhu cầu về chất lượng đời sống
là một vấn đề cấp thiết mà mỗi người đều hướng đến. Nó có thể là động lực
giúp ta cố gắng nâng cao bản thân, phát huy thế mạnh của mình để cạnh tranh
lành mạnh qua khả năng và vốn tri thức của mình. Nhưng nó cũng có thể là con
dao hai lưỡi khi con người ta quá chú trọng vào giá trị hào nhoáng mà vật chất
mang đến dẫn đến lối sống xa hoa, hình thức mà quên đi những giá trị cao cả

mà đạo đức mang lại. Hay chính những làn văn hóa du nhập vào nước ta đã
làm bão hịa những giá trị văn hóa truyền thống trong ý thức của những bạn
sinh viên trẻ. Nó tạo ra thách thức trong việc phân biệt giữa thần tượng và giữ
gìn những bản sắc tốt đẹp của dân tộc.

TIEU LUAN MOI download :


10

Một nhân tố quan trọng không thể không kể đến là đến gia đình. Gia đình ln
là cái nơi ni dưỡng tâm hồn của chúng ta, là nơi dạy cho ta những bài học
đầu tiên về đạo đức. Tuy nhiên, do sức ép cuộc sống mang lại có khơng ít
những đứa trẻ phải lớn lên trong sự thiếu quan tâm trong việc giáo dục đạo đức
một cách đúng đắn. Khi những đứa trẻ ấy lớn lên trở thành sinh viên, trở thành
tương lai của đất nước thì sự khiếm khuyết ấy là một nguyên nhân tiềm tàng
gây ra sự bất ổn định trong ý thức cũng gây ra lối sống tiêu cực ở sinh viên.

b) Nguyên nhân chủ quan :
Nguyên nhân trực tiếp là đến từ bản thân của mỗi sinh viên. Một sinh viên có ý
thức làm đẹp tư tưởng, hướng đến những giá trị tinh thần tốt đẹp, không ngừng nỗ
lực nâng ca nguồn tri thức thông qua học tập và làm việc thì sẽ tư tạo nên một cá
nhân hồn thiện, có thể thích ứng được với sự phát triển không ngừng của thế
giới. Ngược lại, nếu sinh viên khơng có chí tiến thủ, bị động với hồn cảnh, khơng
có chính kiến hay sống ‘tự do’ sai cách thì sẽ dễ tạo ra những sai lầm và những sai
lầm ấy có thể sẽ phải trả bằng những cái giá rất đắt.

2.3. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay.
a) Giải pháp chung :


Để có thể nâng cao ý thức đạo đức ở thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay cần phải
có sự đong góp của rất nhiều yếu tố: xã hội, nhà trường, gia đình,.. Tất cả phải
cùng thay đổi để hướng sinh viên đến những chuẩn mực đạo đức đúng đắn.
Đầu tiên, Ý thức đạo đức cần được phổ biến và đề cao hơn về vai trò, vị trí
trong tồn xã hội nói chung và thế hệ sinh viên trẻ nói riêng. Cần chú trọng vào việc
tuyên truyền, giáo dục nhằm mục đích xây dựng đời sống ý thức, giá trị đạo đức
đúng đắn, lành mạnh và trong sáng cho sinh viên. Sử dụng các phương tiện truyền
thông điện tử để đưa những giá trị tinh thần tốt đẹp đến gần hơn với sinh viên. Biểu
dương những các nhân, tập thể có ý thức tốt trong việc tu dưỡng đạo đức, phê
phán, lên án những hiện trạng ý thức lệch lạc không phù hợp với thuần

TIEU LUAN MOI download :


11

phong mỹ tục để kịp thời loại bỏ. Thông điệp tích cực “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cùng với đó, Nhà trường cần tạo điều kiện để đạo đức sinh viên được phát
triển một cách tồn diện nhất. Cần kết hợp cơng tác dạy và học nhằm nâng
cao công tác giáo dục ý thức xã hội. Tạo ra những môi trường, hoạt động
giúp sinh viên có thể khẳng định cái tơi lành mạnh, rèn luyện thể chất cũng
như tinh thần cho sinh viên, giúp sinh viên xây dựng đời sống văn hóa tốt
đẹp hướng đến tương lai tươi sáng với mục tiêu rõ ràng. Ngoài nhà trường,
gia đình cũng là nơi giáo dục hình thành nên phẩm chất của mỗi con người.
Cần phải chú trọng và đề cao việc rèn luyện nhân cách ngay trong chính gia
đình của mỗi sinh viên. Một gia đình có nếp sống văn minh, hạnh phúc sẽ là
tiền đề phát triển nhân cách của mỗi con người.
Về phía bản thân mỗi sinh viên cần sống đúng với chuẩn mực đạo đức của xã
hội; sống và làm theo pháp luật do Nhà Nước ban hành. Biết tiếp thu, học hỏi

những kinh nghiệm của những người xung quanh. Tự trau dồi, tích lũy kiến
thức, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân để có thể chinh phục được những
khát khao, dự định của mình. Phải tự lập, làm chủ được bản thân tránh xa các
tệ nạn xã hội, chống lại những tư tưởng phản tiến bộ, lên án các lối sống buông
thả làm xấu đi hình ảnh sinh viên Việt Nam. Hội nhập nhưng không làm mất bản
sắc riêng của dân tộc, là thế hệ trẻ, mầm non của dân tộc ta phải biết tự ý thức
giữ gìn các giá trị văn hóa để nâng tầm quốc gia sánh vai với các cường quốc
năm châu. Chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu và trách nhiệm của bản thân
đối với chính mình, gia đình và xã hội. Đặt bản thân vào lợi ích chung của tồn
xã hội, tồn dân tộc. Ngồi ra, sinh viên cần biết chia sẻ, cảm thơng, có lịng
trắc ẩn đối với mọi người, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, các
hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức…

b) Liên hệ bản thân :

TIEU LUAN MOI download :


12

Là một sinh viên trẻ của Học viện Ngân hàng, em đã tự ý thức cho mình một
cách rõ ràng trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Xem việc đó là một việc
quan trọng đi đơi cùng với việc tiếp thu các kiến thức xã hội. Chính vì thế em đã
tự đặt ra cho mình những phương pháp để phát triển bản thân như sau :

Đầu tiên, ứng dụng những lý thuyết trong tư tưởng Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn trong đời sống, trong học tập. Dựa vào
đó tạo lập cho mình những mục tiêu dài hạn để có động lực phát triển,
rèn luyện nâng cao bản thân về: đạo đức, chuyên môn, kỹ năng,...
Tiếp theo, em cần xác định rõ vai trò của đạo đức, hướng bản thân đến những điều

tích cực, biết quan tâm chia sẻ cảm thông đến mọi người xung quanh. Lắng nghe
những đóng góp ý kiến để hồn thiện bản thân. Có chính kiến riêng riêng của
mình, tự lập tự chủ, sáng tạo sẵn sàng tham gia đóng góp trong mọi hoạt động.
Khơng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, tích cực tham gia vào các hoạt động thiện
nguyện góp phần tạo nên một xã hội tươi đẹp, giàu tình thương.
Tránh xa các tệ nạn xã hội, tuyên truyền và phát huy những truyền thống tốt đẹp
của tổ quốc. Có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, quan tâm đến các vấn đề
chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Có tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả. Đấu
tranh chống những chủ nghĩa cá nhân, chống các thành phần phản động.

Trong học tập ở trường thì cần có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Chấp
hành đúng nội quy của trường lớp, kính trọng thầy cơ, hịa đồng với bạn
bè. Hơn nữa là hướng đến mục tiêu sinh viên năm tốt , để tự điều chỉnh
hành vi, lối sống sao cho phù hợp nhất.

TIEU LUAN MOI download :


13

KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về tính độc lập tương đối của ý thức ta có thể rút ra một số
kết luận trong việc nâng cao ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay: Đạo đức
của sinh viên hiện nay là một vấn đề đã và đang gây tranh cãi rất lớn theo cả hai
chiều hướng tiêu cực và tích cực. Cần hướng tới mục tiêu chung là xây dựng lý
tưởng sống tốt đẹp, có định hướng rõ ràng trong tương lai. Sử dụng những kiến
thức của triết học Mác – Lênin, đặc biệt là quan niệm về ý thức xã hội ứng dụng
vào thực tiễn nhằm nâng cao ý thức, mở ra những mặt tích cực của đời sống tinh
thần. Sự phát triển của ý thức phần lớn là dựa vào bản thân vì vậy cần cố gắng nỗ
lực không ngừng thay đổi từ những điều nhỏ bé nhất để bản thân trở nên vững

vàng, gánh vác trọng trách đưa đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh. Một tương
lai lý tưởng đến từ chính những con người có lý tưởng, có bản sắc riêng của mình.
Một xã hội có trở nên tốt đẹp hay khơng là chính nhờ vào mỗi cá nhân biết tơi luyện
bản thân hồn thiện hướng về mục tiêu chân-thiện-mỹ. Đó là thơng điệp lớn nhất
mà mỗi người trẻ chúng ta cần suy ngẫm và thực hiện.

TIEU LUAN MOI download :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Moet.gov.vn. GT học phần Triết học MLN.
2. 2022. [trực tuyến] Có tại: < />
hoi-la-gi-quy-dinh-ve-htktxh.aspx> .
3. Vi.wikipedia.org. 2022. Ý thức xã hội - Wikipedia tiếng Việt .
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, t.2, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Báo Thanh niên. 2022. Những con số 'biết nói' về đạo đức sinh

viên . [trực tuyến] Có tại: < />
TIEU LUAN MOI download :



×