Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LÝ LUẬN CHUNG về lực LƯỢNG sản XUẤT LIÊN hệ với THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.54 KB, 19 trang )

1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết Học Mác - Lênin

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT - LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên

Hà nội, ngày 14 tháng 04 năm 2021

TIEU LUAN MOI download :


2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................
2.1.

Mục đích nghiên cứu ......................

2.2.



Nhiệm vụ nghiên cứu ....................

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .....................

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................
4.1.

Cơ sở lý luận ..................................

4.2.

Phương pháp nghiên cứu ..............

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................
5.1.

Ý nghĩa lý luận ...............................

5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ..........................


NỘI DUNG ............................................................................................
Phần 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................
1.

Khái niệm lực lượng sản xuất .......................

2.

Nội dung ........................................................

3.

Kết cấu ..........................................................

4.

Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của lự

5.

Ý nghĩa phương pháp luận .......................

Phần 2: vận dụng thực tiễn .............................................................................
1.

Thực trạng lực lượng lao động tại Việt Nam

2.

Nguyên nhân ...............................................


3.

Giải pháp trước mắt .....................................

4.

Liên hệ bản thân .......................................

KẾT LUẬN..........................................................................................

TIEU LUAN MOI download :


3

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Khi nghiên cứu về xã hội loài người, C. Mác khẳng định mọi sự thay đổi của

đời sống xã hội, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ sự biến đổi của lực lượng sản
xuất. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
hiện nay, trình độ của lực lượng sản xuất đã có những bước phát triển nhảy vọt
so với trước kia. Sự phát triển đó cung cấp thêm cho chúng ta những chứng cứ
thực tiễn thuyết phục để tiếp tục khẳng định quan điểm đúng đắn của C. Mác về
lực lượng sản xuất, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cần phải bổ sung, phát triển
quan điểm của C. Mác về vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn.


Từ quan điểm duy vật về đời sống của con người nói chung và về lực
lượng sản xuất nói riêng, trong các tác phẩm tiếp theo, như “Hệ tư tưởng
Đức”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Lao động làm thuê và tư bản”, “Tiền công,
giá cả và lợi nhuận”, đặc biệt là trong bộ “Tư bản”, nội hàm của khái niệm lực
lượng sản xuất ngày càng được C.Mác và Ph.Ăng-ghen làm sáng tỏ và có nội
dung sâu sắc hơn. Đó cũng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức bản chất,
động lực của sự phát triển lịch sử - xã hội thông qua hoạt động lao động của
con người. Suy đến cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự
hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội,
cho nên lực lượng sản xuất là cốt lõi cho mọi sự thay đổi của đời sống kinh tế
- xã hội, trong đó người lao động chính là yếu tố quyết định.

Kế thừa quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng
ta cũng nhấn mạnh trước hết đến sự phát triển lực lượng sản xuất để tạo
cơ sở vật chất – kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra kêu gọi " khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc kết hợp với sức mạnh thời đại” và “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước
ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

TIEU LUAN MOI download :


4

Trước những đòi hỏi khách quan về việc phát triển, xây dựng đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phân tích, triển khai đề tài “Lý
luận chung về lực lượng sản xuất từ đó liên hệ với thực trạng lao động ở
Việt Nam hiện nay.” là vô cùng cần thiết mà mang ý nghĩa chính trị sâu sắc.
2.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về LLSX từ đó liên hệ đến thực trạng lao

động của Việt Nam ngày nay, tiểu luận trình bày một cách tổng quan về
lực lượng sản xuất trong tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt
Nam. Đặc biệt là trong thời kỳ nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi
mới đất nước, hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về khái niệm, biểu
hiện của lực lượng sản xuất, kết cấu và tương quan của lực lượng sản
xuất và lao động sản xuất. Phân tích thực trạng của nhân tố người lao
động trong xã hội sản xuất của Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là lực lượng sản xuất và thực trạng

lao động, nhân tố cốt lõi của lực lượng sản xuất, ở Việt Nam ngày nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong nền sản xuất hiện đại, khơng chỉ có người
lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mà cả những người quản lý
sản xuất, kỹ sư, nhà khoa học,…Tuy vậy, tiểu luận chỉ khảo sát quá trình hình
thành phát triển và kết cấu của lực lượng sản xuất, tìm hiểu quan điểm của

TIEU LUAN MOI download :



5
Đảng cộng sản về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung phân tích lực lượng
sản xuất từ đó tìm hiểu rõ hơn về thực trạng lao động của Việt Nam ngày nay.

Phạm vi nghiên cứu: lực lượng sản xuất và thực trạng lao động
ở Việt Nam ngày nay
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu 4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về lực

lượng sản xuất, về vai trò của nhân tố người lao động trong phát triển lực
lượng sản xuất. Luận án cũng dựa trên những quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong việc phát triển nhân tố con người nói chung và phát
triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như
phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lơgíc - lịch sử...
Ngồi ra, tiểu luận cịn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, thống kê... để triển khai các nội dung của luận án.
5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề
tài 5.1. Ý nghĩa lý luận

Tiểu luận góp phần làm sáng tỏ lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về lực

lượng sản xuất; vai trò và ý nghĩa của nhân tố lao động ở Việt Nam hiện nay.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng của nhân tố người lao
động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay; đặc biệt là góp phần làm
rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của người lao động là công nhân trong các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ta trong thời gian qua.

TIEU LUAN MOI download :


6

NỘI DUNG
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Khái niệm lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn được dùng

trong quá trình sản xuất của xã hội qua các thời kỳ nhất định, về mặt cấu
trúc thì lực lượng sản xuất của xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu
sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho việc sản xuất.
Khái niệm lực lượng sản xuất được dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu
thành nội dung vật chất, kỹ thuật, cơng nghệ,…của q trình sản xuất từ đó
tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với ý nghĩa
như vậy lực lượng sản xuất cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc phản
ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

2.

Nội dung
Lực lượng sản xuất là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã

hội. Để thỏa mã được nhu cầu cơ bản của con người Mác thấy con người cần
phải chế tạo ra công cụ lao động, gọi bằn khái niệm rộng hơn và chính xác hơn
đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất quyết định sự biến đổi, sự phát triển về mọi mặt của đời sống,
quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Theo đó lực lượng sản xuất
trở nên có ý nghĩa và thực sự rất quan trọng. Lực lượng sản xuất là một bộ phận
cấu thành của phương thức sản xuất, là nền tảng, là cơ sở và là tiền đề của sản
xuất. Bởi lẽ nếu khơng có cơng cụ lao động thì con người sẽ không thể sản xuất
để tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của con người. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất dẫn tới sự phân công lao động xã hội và năng xuất lao động xã
hội tăng. Từ đó sản phẩm sản xuất ra đã có sự dư thừa, sự dư thừa này chính là
một nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong
xã hội. Như vậy nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp ở trong

TIEU LUAN MOI download :


7

xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nói tóm lại lực
lượng sản xuất có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội
cũng như quá trình phát triển của lịch sự lồi người. Chính vì vậy vấn đề
phát triển lực lượng sản xuất cần phải được coi trọng và đề cao trong
mọi thời kỳ phát triển của xã hội.
3.


Kết cấu
Theo qua điểm của chủ nghĩ Mác lực lượng sản xuất gồm ba bộ phận:

người lao động, từ liệu sản xuất, khoa học – cơng nghệ.
3.1. Người lao động

Khi phân tích về lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản, C.Mác viết “Trong
tất cả những cơng cụ sản xuất thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là

TIEU LUAN MOI download :


8
bản thân giai cấp cách mạng” 1. Như vậy, trong toàn bộ các yếu tố cấu thành lực
lượng sản xuất thì người lao động chính là yếu tố có vai trò quan trọng nhất,
quyết định nhất. Người lao động là nhân tố hoạt động kết hợp và phát huy sức
mạnh của các yếu tố tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, những yếu tố này
được phất huy thế nào đều do năng lực trình độ, thị hiếu và mục đích của con
người quy định thơng qua những hành động và thao tác vật chất của họ.
Chính người lao động là chủ thể, với sức mạnh và kỹ năng lao động của
mình, sử dụng tư liệu lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình
lao động sản xuất, sức mạnh, kỹ năng của con người ngày càng được tăng thêm,
đặc biệt là hàm lượng trí tuệ của người lao động ngày càng cao. Người lao động
không chỉ tái sản xuất ra sức lao động mà còn muốn nâng cao chất lượng lao
động bằng con đường kế thừa các yếu tố xã hội và phát triển chúng.

Con người là yếu tố cơ bản, là lực lượng chủ đạo quyết định sự
phát triển của lực lượng sản xuất nên có thể nhận định rằng: con người
là chủ thể quyết định mọi quá trình vận động và phát triển lịch sử.

3.2. Tư liệu sản xuất
Tư lệu sản xuất là khái niệm đặc trưng cho toàn bộ yếu tố “vật” của
lực lượng sản xuất. Được cấu thành từ hai bộ phận: Đối tượng lao động
và Tư liệu lao động. Cụ thể:
Đối tượng lao động là những sự vật mà hoạt động của con người tác động
vào nhằm làm biến đổi cho phù hợp với mục đích của con người. Đối tượng lao
động gồm có hai loại cơ bản: đối tượng lao động tự nhiên và đối tượng lao động
do con người sáng tạo ta từ những sự vật do tự nhiên cung cấp.

Đối tượng lao động là đại diện của tự nhiên tham gia vào quá trình sản
xuất, mức độ phong phú của đối tượng lao động phụ thuộc vào khả năng tiếp
cận và chọn lọc của nền sản xuất đó đối với tự nhiên. Đối tượng lao động là

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1995). Tr 257

TIEU LUAN MOI download :


9

yếu tố tự nhiên nhưng mặt khác nó thể hiện một phần tính đại diện của
con người.
3.3. Khoa học – công nghệ
Ta thấy rằng, khoa học – công nghệ vốn bắt nguồn từ hoạt động lao động
sản xuất và kết quả lao động nhận thức của con người, gắn liền và phụ thuộc
vào con người. Khoa học – công nghệ trở thành lực lượng vật chất là nhờ
được con người vận dụng vào trong lao động để nâng cao và hoàn thiện kỹ
năng kỹ xảo. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay, khoa học đã thâm nhập sâu
vào quá trình sản xuất và đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”.


Sự thâm nhập này càng sâu của khoa học vào sản xuất đã làm cho
lực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại. Điều này đã chứng minh sự thiên tài của C.Mác khi
ông cho rằng khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
4.

Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất
Ngoài tư liệu sản xuất được coi là yếu tố cần thiết của q trình sản

xuất, C.Mác khẳng định cần phải có người lao động. Theo C.Mác, yếu tố
vật thể sẽ khơng có bất cứ tác dụng nào nếu khơng có một lực lượng xã
hội để tiến hành sản xuất vật chất. Tư liệu sản xuất sẽ trở thành vơ nghĩa
nếu khơng có sự tác động của con người. Điều này đã được C.Mác khẳng
định như sau: “Giới tự nhiên không chế tạo ra bất kỳ máy móc nào, khơng
chế tạo ra xe hơi, đường sắt, điện báo, máy dệt... Chúng là sản phẩm lao
động của con người, đã biến thành vật chất tự nhiên của ý chí con người
điều khiển tự nhiên hoặc bộ máy hoạt động của con người trong giới tự
nhiên. Chúng là cơ quan đầu não của con người được sáng tạo bởi bàn tay
con người, là lực lượng tri thức được vật hóa”

2

2 Trần Tiên Đạt (chủ biên): Nguyên lý Triết học Chủ nghĩa Mác, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2006). Tr 480

TIEU LUAN MOI download :


10
Như vậy, nếu khơng có con người biết chế tạo, sử dụng công cụ lao

động, tác động vào giới tự nhiên thì sẽ khơng có q trình sản xuất vật chất.

Với tính cách là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất, người
lao động là những người có khả năng lao động, nghĩa là phải có cả sức
mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có "đầu óc" và
"đơi bàn tay". Ngồi ra người lao động cũng cần phải có kinh nghiệm,
những kỹ năng, kỹ xảo trong lao động. C.Mác viết: "Chúng tôi hiểu sức lao
động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó" 3.
Như vậy, người lao động khơng phải là con người nói chung và khơng phải
người nào có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao
động, chỉ những người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần cùa mình
tham gia vào quá trình sản xuất vật chất nhằm tạo ra của cải mới được coi
là người lao động với tư cách là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất.
C.Mác đã khẳng định hoạt động sản xuất chính là một dạng hoạt động chỉ có
ở con người, nó khác hẳn về chất so với hoạt động của con vật: “Con nhện làm
những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng
những ngăn tổ sáp của mình, con ong phải làm cho một sổ nhà kiến trúc phải hổ
thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi
nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây
dựng chúng ở trong đầu mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu
được cái kết quả mà họ dã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có trong
ý niệm rồi.”

4

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hết người lao động đem

nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất sức mạnh cơ bắp của mình. Tuy

nhiên, nếu chỉ tiến hành sản xuất bằng các khí quan vật chất thuần túy của cơ thể
thì con người sẽ khơng bao giờ tiến xa hơn động vật. Vì con
3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Tồn tập, tập 46, phần II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1995). Tr 215
4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Tồn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1995). Tr 260-261

TIEU LUAN MOI download :


11
người là một sinh vật xã hội nên ngoài sức mạnh cơ bắp, khi tham gia vào quá
trình sản xuất, con người cịn có cả trí tuệ và tồn bộ hoạt động tâm sinh lý và
ý thức của họ nên lao động cùa họ trở nên khéo léo, linh hoạt, uyển

chuyển, năng động, sáng tạo hơn. Chính điều này làm cho các q trình
sản xuất vật chất có thể giống nhau ở máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
đầu vào nhưng những sản phẩm đầu ra của những lao động khác nhau
lại rất khác nhau. Điều đó cho thấy rõ vai trò quyết định của nhân tố
người lao động trong lực lượng sản xuất.
5.

Ý nghĩa phương pháp luận
Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn

cứ vào thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để
xác lập nó cho phù hợp chứ khơng phải căn cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như
vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác
- sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.

Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng
sản xuất với quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần

phải có những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,... ) mà cao hơn là một
cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.
Ví dụ, trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vào trước
những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào bệnh
chủ quan duy ý chí, chưa tuân theo thật đúng yêu cầu của quy luật này. Do
đó đã dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất hiện có khơng được bảo tồn,
tái tạo và phát triển tốt. Thực tế đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa dẫn
tới sự khủng hoảng kinh tế lớn, buộc các nước này phải tiến hành những
cuộc cải ách, đổi mới theo hướng tạo lập sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với thực tế trình độ phát triển lực lượng sản suất, nhờ đó lực lượng sản
xuất của xã hội từng bước được phục hồi và phát triển.

TIEU LUAN MOI download :


12

PHẦN 2: VẬN DỤNG THỰC TIỄN
1.

Thực trạng lực lượng lao động tại Việt Nam
Theo báo cáo về lao động, việc làm quý II/2020, lực lượng lao động

Việt Nam giảm sâu kỷ lục. Lao động nữ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng
nề hơn so với lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19. Cụ thể, lực
lượng lao động nữ trong độ tuổi giảm 4,9% so với quý trước và giảm
5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức giảm của lao động
nam (giảm 3,9% so với quý trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm
trước). Đối với nhóm ngồi độ tuổi lao động, trong khi lực lượng lao
động nữ ghi nhận giảm thì lực lượng lao động nam lại tăng nhẹ.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn là 29.000, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng trong quý II/2020, số lao động mất việc làm trong độ tuổi lao động
khoảng 1,3 triệu người và tăng 221.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình thiếu việc làm quý II năm 2020 là 1,4 triệu người, tăng
292 nghìn người so với quý trước và tăng 648,4 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số người thất
nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2020 là gần 1,3 triệu người, tăng
192,8 nghìn người so với quý trước.
Về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, 6 tháng đầu năm 2020 đạt
54,2 triệu người, giảm gần 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2020 là 47,9 triệu người, giảm 1,1
triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi
ở khu vực thành thị là 16,4 triệu người, chiếm 34,3%; lực lượng lao
động nữ trong độ tuổi lao động, đạt 21,5 triệu người, chiếm 44,9% lực
lượng lao động trong độ tuổi của cả nước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2020 là
53,0 triệu người, giảm gần 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ

TIEU LUAN MOI download :


13

thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2020 là
2,58%, tăng 1,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó
thiếu việc làm ở khu vực nông thôn tăng 1,2 điểm phần trăm.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2020
là gần 1,2 triệu người, tăng 123,9 nghìn người so với cùng kỳ năm

trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị, quý II là
4,46%, tăng 1,28 điểm phần trăm so với cùng kỳ quý trước và 1,36 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
của khu vực này trong vòng 10 năm qua.

TIEU LUAN MOI download :


14
2.

Nguyên nhân
Ngoài những lý do khách quan, chủ quan thường thấy khác, đại dịch

Covid-19 là nguyên nhân chủ yếu khiến số người bị mất việc, ngưng việc
lớn như hiện nay. Tình trạng “đứt gãy” chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, thị
trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc đình trệ cũng khiến hàng loạt nhà máy, xí
nghiệp trong nước phải tạm dừng hoạt động. Giãn cách xã hội làm cho
không chỉ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà cả ngành giáo dục, du
lịch, nhà hàng, khách sạn... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Lao động những
ngành này vì vậy đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Theo Tổng cục Thống kê, với tác động của dịch bệnh, các khó khăn vẫn có
thể sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Dự báo, đến hết năm 2020, xuất khẩu của
Việt Nam tiếp tục bị hạn chế do các đối tác thương mại hàng đầu như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
bệnh. Mặt khác, nguyên nhiên liệu cần cho sản xuất bị cạn kiệt.

Cục Việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tính đến
kịch bản xấu nhất là số lao động mất việc làm có thể tăng khoảng 60.000
đến 70.000 mỗi tháng, tập trung ở các lĩnh vực như du lịch, hoạt động dịch

vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến, chế tạo... Số doanh
nghiệp bị ảnh hưởng có thể lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng
việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5 - 5 triệu người.
3.

Giải pháp trước mắt
3.1. Hỗ trợ doanh nghiệp và nguồn lao động
Nhà nước xác định cùng lúc phải hỗ trợ cả doanh nghiệp và người

lao động. Chỉ khi doanh nghiệp duy trì được sản xuất, kinh doanh thì
người lao động mới khơng bị thất nghiệp, ngưng việc, giãn việc.
Chính phủ đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường kinh
doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước
cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài và điều kiện

TIEU LUAN MOI download :


15

tiếp cận với nguồn vốn thuận lợi hơn. Doanh nghiệp cũng được giảm
thuế, giảm phí, hỗn nộp thuế... để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Chính phủ cũng đang tích cực sửa một số điều kiện để các doanh nghiệp
có thể tiếp cận gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15, tức gói hỗ trợ
62.000 tỷ (đã giảm bớt các điều kiện ngặt nghèo). Tại đợt dịch đầu tiên, việc
đóng quỹ hưu trí và tử tuất được hỗn đến hết tháng 6/2020, nhưng với diễn
biến dịch hiện nay, việc này có thể kéo dài thêm sáu tháng nữa.

Các bộ, ban, ngành chức năng cần nắm chắc tình hình việc làm,
nhu cầu của các doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ, cung ứng lao

động, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời; góp phần ổn
định sản xuất, kinh doanh và bảo đảm đời sống người lao động. Các cơ
quan chức năng cũng cần hướng dẫn người dân làm thủ tục hưởng trợ
cấp thất nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung - cầu
lao động. Có thể cần đến một khoản tiền trong quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
và huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp;
đào tạo, chuyển đổi nghề cho NLĐ phù hợp với tình hình thực tế.
3.2. Hỗ trợ lao động tiếp cập với các nguồn lực
Hiện cơ quan chức năng đang rà soát để đảm bảo người nghèo, bị
ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của
Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ. Sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết và Quyết định nói trên để mở rộng nhóm hỗ trợ, giảm
bớt thủ tục hành chính và điều kiện thụ hưởng.
Trước hết, hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm,
gặp khó khăn, không bảo đảm mức sống tối thiểu. Hỗ trợ thêm một số
nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời
gian có dịch. Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ
trách nhiệm trong bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Ưu tiên dành
nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách.

TIEU LUAN MOI download :


16

Đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh, thành phố đã chi trả cho bốn
nhóm đối tượng: người có cơng, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo
đạt khoảng 98% kế hoạch đặt ra.
Đối với các nhóm đối tượng cịn lại, hiện các địa phương cơ bản khảo
sát xong và đang được Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt danh

sách và kinh phí. Cơng tác chi trả thực hiện theo tinh thần đến đâu cấp đến
đấy, phải khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

3.3. Đào tạo chuyển nghề, đào tạo nghề mới
Các địa phương khẩn trương xây dựng đề án về cung ứng lao động
đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Xác định rõ, cụ thể
nhu cầu sử dụng lao động của từng doanh nghiệp, tổ chức; có các giải
pháp để cung ứng nguồn lao động, xác định vai trò và trách nhiệm của
các trung tâm dịch vụ việc làm địa phương; chú trọng giải quyết việc làm
cho nguồn lao động mất việc do dịch Covid-19 và những đối tượng cần
quan tâm; đồng thời, có chính sách thu hút lao động chất lượng cao.
Trước mắt, các sở, ban ngành phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp
Việt Nam tại các địa phương, với các doanh nghiệp có từ 200 lao động
mất việc làm trở lên, sẽ tiến hành tổ chức tư vấn, thực hiện chính sách
bảo hiểm thất nghiệp ngay lập tức.
Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào
tạo, đào tạo lại cho nguồn lao động tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp
để kịp thời cung cấp lực lượng lao động thời kỳ hậu Covid-19. Ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội đứng ra kết nối các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp với các hiệp hội lao động, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung
tâm dịch vụ việc làm để xác định nhu cầu đào tạo và triển khai đào tạo.
Nhà nước cần đẩy mạnh hệ thống thông tin thị trường lao động trên online ở
website, fanpage, tư vấn trực tuyến. Một số công ty đang có nhu cầu tuyển

TIEU LUAN MOI download :


17

dụng lớn được trung tâm giới thiệu lên mạng và lập kế hoạch cho các

ngày hội việc làm, xây dựng sàn lao động công nghệ thông tin.
4.

Liên hệ bản thân
Từ những phân tích trên ta có thể nói lực lượng sản xuất là một điều tất yếu

để đưa đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công
nghiệp phát triển để từng bước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
Những thành tựu và kinh nghiệm mà chúng ta đã đạt được đã tạo tiền đề cho
phép Đảng ta quyết định chuyển mọi hoạt động của đất nước sang thời kỳ phát
triển mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và vững chắc tiến trên con đường xã hội
chủ nghĩa. Để thực hiện được điều đó nước ta đang chú trọng đổi mới quan hệ
sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất . Và trước
hết phải nói đến nguồn nhân lực trẻ có tầm quan trọng vơ cùng lớn, chính là sinh
viên. Một con người được tạo nên tất yếu phải đủ cả hai yếu tố trí và lực. Như
một câu ngạn ngữ đã nói: “Có sức khỏe thì chưa chắc anh đã có thể làm được tất
cả nhưng để có tất cả anh phải có sức khỏe”. Vậy nên việc lo cho đời sống tinh
thần, thể chất của sinh viên là hết sức cần thiết. Bên cạnh đào tạo một đội ngũ trẻ
khỏe về thể chất, họ còn phải “khỏe” về kiến thức. Muốn vậy, chúng ta không phải
chỉ trang bị cho thế hệ trẻ không chỉ những kiến thức mang tính bắt buộc ở trường
mà cịn phải trang bị những kiến thức nâng cao, đòi hỏi sự năng động sáng tạo
của mỗi người sinh viên, tạo nên những buổi bàn luận về phương pháp học tập
để giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên chúng ta không nên hỏi tổ quốc đã làm gì
cho chúng ta. Như câu nói bất hủ của Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc:
“Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chúng
ta là những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta không nên quên
nhiệm vụ cao cả của chúng ta là phải học tập tốt để ngày mai lập nghiệp. Chúng
ta phải luôn trau dồi kiến thức, nắm bắt được những kiến thức mới mẻ để có thể
hịa nhập với những nước có nền cơng nghiệp cao, tiên tiến trên thế giới.


TIEU LUAN MOI download :


18

KẾT LUẬN
Sau gần 40 năm đổi mới nhìn chung trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất ở Việt Nam đã được cải thiện. Công cụ lao động được cải tiến, nhiều đối
tượng lao động mới được ra đời thay thế cho những đối tượng tự nhiên đang dần
cạn kiệt, các phương tiện sản xuất được hiện đại hóa; khoa học – công nghệ hiện
đại được ứng dụng ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất, mang lại diện mạo
mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng ngày càng tích cực. Tuy
nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất ở Việt Nam còn ở mức độ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của
nền sản xuất hiện đại, chưa thực sự góp phần đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa tiến tới mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2021.

Là nhân tố quan trọng đóng vai trị quyết định sự phát triển của lực lượng
sản xuất hiện đại, so với trước kia, người lao động Việt Nam đã được cải thiện
về thể lực, sức khỏe, trình độ, tay nghề, khả năm thích nghi, tính sáng tạo,…
Tuy nhiên, con người Việt Nam nói chung và người lao động nói riêng vẫn cịn
nhiều hạn chế về thể lực với trình độ tay nghề còn thấp, ý thức đạo đức nghề
nghiệp, ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái chưa cao . Điều đó ảnh hướng
đáng kể đến độ bền, sự dẻo dai, tính chuyên nghiệp, khả năng đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại của người lao động nước ta.
Những hạn chế đó bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản như nền kinh tế
chậm phát triển, cơ chế, chính sách xã hội, cơng tác giáo dục – đào tạo về lao
động; công tác xuất khẩu lao động cịn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, cần có

những giải pháp thiết thực, có tính khả thi để khắc phục những hạn chế trên,
góp phần phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam trở nên hiện đại, chuyên
nghiệp hơn trong những năm tiếp theo.

TIEU LUAN MOI download :


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội, (1995).
2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Tồn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội, (1995).
3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 46, phần II, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, (1995).
4. Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2010).
5. Trần Tiên Đạt (chủ biên): Nguyên lý Triết học Chủ nghĩa Mác, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2006).
6. Hồng Thùy (2019), Số lượng lớn lao động có thể thất nghiệp

vào cuối năm, Tạp chí Tài chính, số tháng 8/2020.
7. ILO Monitor: COVID-19 and the world of work. Fifth edition Updated

estimates and analysis.
8. World Bank, “What will be the new normal for Vietnam? The


economic impact of COVID-19”, tháng 07/2020.
9. />
nhat-trong-10-nam-qua/17003.vna
10. />11. />
02072020-AP-EN.pdf/ce573d1a-04a5-6762-5b56-cb322cbdc5ac

TIEU LUAN MOI download :



×