Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Bài giảng triết học nhận thức luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.51 KB, 24 trang )

Chương 4: NHẬN THỨC LUẬN
4.1. Các quan niệm chính trong lịch sử triết học về
nhận thức
4.2. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
4.3. Phương pháp đặc thù của nhận thức xã hội
4.4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay


4.1.1. Mục đích, bản chất và nguồn gốc của
nhận thức

- Mục đích: Sáng tạo và nắm bắt tri thức mới thơng qua sự
tích lũy và suy ngẫm để giải đáp các vấn đề thực tiễn
- Bản chất: Quá trình nhận thức là liên hệ, tương tác lẫn
nhau giữa chủ - khách thể để hình thành tri thức mới
- Nguồn gốc: Tìm kiếm tri thức mới để phục vụ sự phát
triển của thức tiễn


4.1.2. Chủ thể, khách thể và đối tượng của nhận
thức
-Mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể nhận thức được
biểu hiện ở chỗ:
+ Khách thể và chủ thể có quan hệ biện chứng với nhau,
giới tự nhiên chỉ trở thành khách thể của nhận thức khi
nằm trong mối quan hệ với chủ thể và ngược lại.
+ Con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi nghiên
cứu về giới tự nhiên



4.1.3. Về khả năng nhận thức của con người
a) Quan niệm của thuyết khả tri
Các nhà triết học khả tri thừa nhận khả năng nhận thức
của con người, nhưng họ lại khác nhau trong việc lý giải
đối tượng, con đường và tiêu chuẩn của nhận thức:
+ Đại diện cho thuyết khả tri duy tâm khách quan là
Platon (nhà triết học thời cổ đại Hy lạp) và Hêghen
(nhà triết học cổ điển Đức).
+ Các nhà triết học theo thuyết khả tri duy tâm chủ
quan, đại diện là G.Béccơli (nhà triết học nước Anh thế
kỷ XVII)


4.1.3. Về khả năng nhận thức của con người
b) Quan niệm của thuyết bất khả tri về nhận thức
Các nhà triết học theo thuyết bất khả tri cũng được phân
chia thành bất khả tri duy tâm và bất khả tri duy vật.
+ Đại diện cho thuyết bất khả tri duy tâm là nhà triết học Đ.
Hium (nhà triết học Anh thế kỷ XVII)
+ Đại diện cho thuyết bất khả tri duy vật là I.Cantơ (nhà
triết học cổ điển Đức).


4.1.3. Về khả năng nhận thức của con người
c) Quan niệm của chủ nghĩa hoài nghi về nhận thức
Chủ nghĩa hoài nghi xuất hiện vào thời kỳ khủng hoảng của xã hội cổ
đại (thế kỷ thứ IV TCN), khi lý tưởng xã hội cũ đã bị lung lay, lý tưởng
xã hội mới chưa được hình thành. Về lý luận, sự xuất hiện của chủ
nghĩa hoài nghi như là một sự phản ứng đối với các hệ thống triết học
dùng những lập luận của mang tính tư biện để giải thích thế giới



4.1.4. Sự thống nhất và đa dạng của các kiểu tri
thức
- Kết quả của nhận thức là tri thức, tức là sự hiểu biết
của con người về thế giới khách quan.
- Trong quá trình nhận thức của con người về thế giới
khách quan, do khả năng nhận thức của mỗi cá nhân và
các cộng đồng trong các thời kỳ lịch sử, đã đem lại cho
con người những tri thức khác nhau về thế giới.
- Tri thức của con người có thể được phân chia thành rất
nhiều hình thức, tùy thuộc vào căn cứ để phân loại ( tri
thức kinh nghiệm & tri thức lý luận; tri thức trong tự
nhiên, xã hội và tư duy…)


4.2. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
4.2.1. Các nguyên tắc và đối tượng của lý luận nhận thức
duy vật biện chứng
a) Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức duy vật
biện chứng
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán”, V.I.Lênin đã đưa ra 4 nguyên tắc cơ
bản của nhận thức luận duy vật biện chứng.


4.2.1. Các nguyên tắc và đối tượng của lý luận
nhận thức duy vật biện chứng
a) Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức duy vật
biện chứng

Thứ nhất, V.I.Lênin đã chỉ ra đối tượng của nhận thức
luận duy vật biện chứng là thế giới khách quan tồn tại ở
bên ngoài, độc lập với ý thức của con người.
Thứ hai, thừa nhận khả năng nhận thức của con người.
Thứ ba, V.I.Lênin khẳng định quá trình nhận thức diễn
ra một cách biện chứng, chủ động, sáng tạo.
Thứ tư, lý luận nhận thức của triết học Mác - Lênin đã
đánh giá đúng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức


4.2.1. Các nguyên tắc và đối tượng của lý luận
nhận thức duy vật biện chứng
b) Đối tượng của lý luận nhận thức duy vật biện
chứng
Đối tượng của lý luận nhận thức duy vật biện chứng chính là các
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tồn tại ở bên ngoài và
độc lập với ý thức của con người. đối tượng nhận thức là tiêu chí
để đánh giá về khả năng, mức độ nhận thức của con người về thế
giới.
.


4.2.2. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận
thức
- Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức: Giai
đoạn nhận thức cảm tính (cịn được V.I.Lênin gọi là trực
quan sinh động), giai đoạn nhận thức lý tính (gọi là tư
duy trừu tượng). Đây là những giai đoạn khác nhau của
cùng một quá trình nhận thức thống nhất.
- Giai đoạn nhận thức cảm tính: Cảm giác, Tri giác, Biểu

tượng.
- Giai đoạn nhận thức lý tính: Khái niệm, Phán đốn, Suy
luận.


4.2.3. Biện chứng của quá trình nhận thức
-Trực quan sinh động là giai đoạn đầu của nhận thức, nó cung cấp
các tư liệu cho TDTT thực hiện tiếp quá trình nhận thức.
- Nếu khơng có trực quan sinh động thì khơng có tư duy trừu
tượng
-Cịn TDTT lại cung cấp các khái niệm, phạm trù, tri thức cho trực
quan sinh động của chu kỳ nhận thức sau, giúp cho nhận thức chu
kỳ sau nhanh hơn và chính xác hơn.
- Q trình nhận thức diễn ra theo nhiều vòng khâu với điểm xuất
phát từ thực tiễn và quay trở về thực tiễn.


4.2.4. Quan điểm biện chứng duy vật về chân lý
- Khái niệm chân lý: là những tri thức phù hợp với hiện thực
khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý là sản phẩm
của q trình nhận thức.
- Tính chất của chân lý: Tính khách quan; Tính tương đối; Tinh
tuyệt đối; Tính lịch sử - cụ thể
- Vai trị của chân lý đối với thực tiễn:
+ Chân lý có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn, quyết định đến
sự thành cơng của HĐTT. Chân lý có tính khoa học càng cao thì
khả năng thành cơng của HĐTT càng cao.
+ Trong quá trình nhận thức bao giờ cũng phải tơn trọng tính
khách quan và tính lịch sử - cụ thể của chân lý. Có như vậy mới có
thể sử dụng chân lý để chỉ đạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả



4.3. Phương pháp đặc thù của nhận thức xã hội

4.3.1. Các hình thức, phương pháp của nhận thức
khoa học
4.3.2. Đặc thù của nhận thức xã hội
4.3.3.Những đặc thù cơ bản của nhận thức khoa
học xã hội và nhân văn
4.3.4. Những phạm trù cơ bản của nhận thức xã
hội


4.3.1. Các hình thức, phương pháp của nhận thức khoa học

• Thu thập dữ liệu khoa học: Quan sát, mơ tả,
đo đạc, thí nghiệm.
• Mơ hình hóa: So sánh, trừu tượng hóa.
• Khái qt hóa: Giả thuyết, xây dựng lý thuyết.


4.3.2 Đặc thù của nhận thức xã hội

• Đặc thù của xã hội và quy luật xã hội được biểu hiện
thơng qua hoạt động của con người.
• Con người khơng thể xóa bỏ, thay thế quy luật xã hội mà
chỉ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm bằng cách tạo ra các
điều kiện.
• Nghiên cứu xã hội chú ý đến mối quan hệ giữa chủ khách thể vì kết quả của nhận thức quyết định việc thúc
đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội



4.3.4. Cách hiểu duy vật lịch sử của nhận thức xã hội

• Cơ sở lý luận nghiên cứu xã hội xuất phát từ mối
quan hệ LLSX và QHSX, CSHT và KTTT. TTXH
và YTXH và kết cấu giai cấp – xã hội.
• Vận dụng các phạm trù và quy luật của PCBDV để
nghiên cứu những thuộc tính chung nhất của tự
nhiên và xã hội.
• Do đặc thù của các hiện tượng xã hội cho nên
không chỉ dừng lại các nguyên tắc triết học chung
mà còn vận dụng sáng tạo chúng vào nhận thức xã
hội


4.3.3. Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức khoa học xã hội và nhân văn






Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến và phụ thuộc
Nguyên tắc lịch sử
Nguyên tắc chân lý cụ thể
Nguyên tắc tính đảng


4.4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt

Nam

4.4.1. Nội dung của nguyên tắc
• Khái niệm lý luận là sự nhận thức bản chất, mối
liên hệ bên trong tất yếu của đối tượng và diễn đạt
kết quả của nhận thức đó bằng các khái niệm, phạm
trù, phán đoán về quy luật nội tại của đối tượng
• Đặc điểm của lý luận (về nội dung và về hình thức)
• Cấu trúc hoạt động lý luận: Chủ thể, khách thể,
điều kiện và kết qủa của hoạt động lý luận


4.4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam

4.4.1. Nội dung của nguyên tắc
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm tính có mục
đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến
tự nhiên và xã hội. ( hoạt động sxvc, thực nghiệm khoa học,
chính trị-xã hội)

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo tính chân thực của các
tri thức đã thu nhận được


4.4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam


4.4.1. Nội dung của nguyên tắc
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn:
• Lý luận phải được hình thành và phát triển phải trên cơ sở
thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, bởi vì thực tiễn là cơ
sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn khách quan của chân lý.
• Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; ngược lại lý
luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục được bổ sung
và phát triển trong thực tiễn.
• Phải khắc phục “bệnh kinh nghiệm” và “bệnh giáo điều” trong
nhận thức.


4.4.2. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khố IX ra Nghị quyết về
nhiệm vụ chủ yếu của cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Ngày
27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 23-CT/TW Về đẩy mạnh
nghiên cứu tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn
mới. Đại hội X của Đảng đề ra nhiệm vụ:
“Trước hết, phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, kiên
định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn hoạt
động của Đảng. Nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và đổi mới cơng tác
giáo dục lý luận chính trị, cơng tác tư tưởng trong Đảng, nhất là cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp”; “Đổi mới mạnh mẽ nội dung,
hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh”.



4.4.2. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay
•Việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được
triển khai sâu rộng trong tồn Đảng và trong toàn xã hội. Đảng ta đã
bước đầu đi sâu, làm rõ hơn những luận điểm của các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác - Lênin trước kia đã đúng, bây giờ trong điều kiện thực tiễn
mới vẫn đúng; những luận điểm nào trước kia đúng nhưng trước tình
hình thực tiễn mới, khơng cịn phù hợp, cần phải bổ sung, phát triển
hoặc thay đổi; những luận điểm nào mà chúng ta hiểu chưa đúng, chưa
đầy đủ do các nguyên nhân khác nhau, v.v.. 
•Trong q trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, “Đảng đã có sự nhận thức
đúng hơn và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt
các vấn đề ( vấn đề mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, vấn đề sở hữu tư liệu
sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, v.v.).


4.4.2. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay
• Trong q trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới Đảng thường xuyên,
kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc, sai trái
về tư tưởng - lý luận, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Cùng với việc nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên,
Đảng ta cũng thường xuyên, kiên quyết đấu tranh chống lại
những biểu hiện lệch lạc, sai trái về tư tưởng - lý luận, bảo vệ sự
trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đây cũng chính là sự quán triệt nguyên tắc thống nhất

giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới của Đảng.



×