MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NÊN ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM ..................................................................................................2
II. CÁC CUỘC TỔNG DIỄN TẬP CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG
THÁNG 8 NĂM 1945...........................................................................................7
1. Cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh...............7
2. Cuộc vận động dân chủ những năm 1936-1939.....................................8
3. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc 1939-1945 và Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thành công rực rỡ..............................................................11
III. THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 MỞ RA KỶ
NGUYÊN ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM..........................................................................................................14
KẾT LUẬN..................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................22
MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc giai đoạn lịch sử 1939-1945
đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử
vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bằng
thắng lợi của cuộc Cách mạng này, nhân dân Việt Nam đã đập tan ách phát-xít
Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong
kiến hàng nghìn năm, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chuyên gia sử học người Pháp Alain
Ruscio, người có nhiều gắn bó với lịch sử Việt Nam cho rằng, với cuộc Cách
mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam đã làm nên điều kỳ diệu, bước ra
từ thân phận dân tộc nô lệ và trở thành dân tộc làm chủ, tự quyết định vận mệnh
và tương lai của mình. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời, đã đem lại niềm tin tự giải phóng, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu
tranh của các dân tộc bị áp bức chống ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, mở ra
thời kỳ tan rã của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đã tạo dấu ấn sâu sắc trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì ở
đó, đường lối đấu tranh của Đảng cộng sản Việt Nam trùng khớp với ý nguyện
của nhân dân; thiên tài của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tỏa sáng cùng trí tuệ của dân
tộc… Tất cả đã tạo thành con sóng nhấn chìm chế độ thực dân phong kiến, đưa
nhân dân Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
Xuất phát từ những ý nghĩa ở trên, tôi nghiên cứu đề tài “Thắng lợi cách
mạng tháng 8 năm 1945 mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam ” làm bài thu hoạch của mình.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NÊN ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX. Đảng ra đời cũng chính là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, gắn liền với quá trình hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc.
Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra câu
hỏi: “Cách mệnh trước hết phải cần có gì? Và trả lời cho câu hỏi ấy, Người tiếp
tục nhấn mạnh: “cách mệnh trước hết phải cần có Đảng”. Xác định ngay từ đầu
chân lý ấy, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động để chuẩn bị về mọi mặt cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930.
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy
con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược (1.9.1858) cho đến những năm đầu thế
kỷ XX, hàng loạt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã nổ ra dưới sự lãnh
đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước. Tuy vậy, dù dưới ngọn cờ phong kiến
hay dân chủ tư sản, các phong trào này cũng đều rơi vào bế tắc, thất bại do chưa
đủ lực lượng, thiếu đường lối và phương pháp đấu tranh thích hợp, thiếu một tổ
chức để lãnh đạo, dẫn dắt phong trào; cách mạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng
về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối
cảnh đó.
Sau nhiều năm bơn ba khắp biển Á, trời Âu, nghiên cứu thực tiễn cách
mạng thế giới. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân
đạo của Đảng xã hội Pháp. Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Muốn giải phóng dân
tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nhưng để cho
con đường ấy được thực hiện đúng đắn và đi đến thắng lợi cuối cùng thì phải
thành lập Đảng Cộng sản - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành công của
cách mạng.
Thứ hai, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên (tháng 12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có một
thời kỳ hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng
Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hồn thiện tư tưởng cứu nước,
vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng,
chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng vơ sản kiểu mới ở Việt Nam.
- Về chính trị:
Từ khi khẳng định cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng của
Chủ nghĩa Mác – Lênin, Cách mạng Thánh Mười Nga; tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp, nghiên cứu quy luật hình thành của các đảng cộng sản trên thế
giới, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy sự cần thiết phải chuẩn bị chu đáo về đường lối
chính trị của Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Lênin ở Việt Nam.
Tác phẩm Đường Cách mệnh (1927) của Người là sự chuẩn bị tập trung
và chu đáo về lý luận chính trị cho Đảng ta, đặt nền tảng tư tưởng cho đường lối
chính trị của cách mạng Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đường
Cách mệnh đã chỉ ra mục tiêu giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội,
nhiệm vụ chủ yếu, trước hết của cách mạng Việt Nam và các nước thuộc địa là
giải phóng dân tộc; về sự cần thiết phải đoàn kết giữa giai cấp vơ sản ở chính
quốc với giai cấp vơ sản thuộc địa, đoàn kết giữa các nước thuộc địa hình thành
mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc; về khả năng nổ ra và giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa;
cách mạng Việt Nam sau khi giành thắng lợi sẽ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Cách
mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, phải có lý luận khoa học dẫn
đường và có đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn.
- Về tư tưởng:
Nhận thấy muốn làm cách mạng phải tập hợp lực lượng và sức mạnh của
quần chúng, do đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trương truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng nhân dân,
đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước
chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm cho phong trào yêu nước tiến dần đến
lập trường của giai cấp công nhân.
Sự chuẩn bị về tư tưởng rõ nét nhất của Nguyễn Ái Quốc là thông qua
hoạt động báo chí và tuyên truyền. Thời gian ở Pháp, Người cho xuất bản và làm
chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tờ Le’Paria (Người cùng khổ) (từ số 1 đến số 15).
Người viết khoảng 30 bài, tập trung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và
truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Tháng 6.1925 tại Quảng Châu, Người cho xuất bản báo Thanh niên, cơ
quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Ngồi ra cịn một số
các tờ báo định kỳ khác như: tờ tuần báo Công nông (xuất bản cuối 1926 –
1928) đối tượng tuyên truyền chủ yếu là cơng nhân và nơng dân; tờ Lính cách
mệnh xuất bản đầu 1927 đến 1928, lấy binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp ở
Đông Dương làm đối tượng tuyên truyền.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Cách mệnh
(1927) vừa tố cáo tội ác của thực dân vừa vạch ra những vấn đề chiến lược và
sách lược của cách mạng, gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với
cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Ngồi viết sách, báo, tham luận tại các hội nghị, Nguyễn Ái Quốc còn
trực tiếp giảng bài, thảo luận. Người đã sử dụng nhiều công cụ, hình thức,
phương pháp để vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền Chủ nghĩa
Mác – Lênin và động viên nhân dân giác ngộ làm cách mạng.
- Về tổ chức:
Hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi trong phong trào cộng sản quốc tế,
Nguyễn Ái Quốc sớm đã nhận thức được vai trị quan trọng của cơng tác tổ chức
xây dựng Đảng. Người đánh giá cao sức mạnh tổ chức của nhân dân thuộc địa sẽ
thành lực lượng khổng lồ chống chủ nghĩa đế quốc.
Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tập hợp các thanh niên Việt
Nam yêu nước tại đây thành lập nên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên – một
tổ chức yêu nước, tiền cộng sản, phù hợp với trình độ của phong trào cách mạng
Việt Nam lúc bấy giờ.
Thấm nhuần nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, Nguyễn Ái Quốc xác định Đảng Cộng sản phải có lý luận tiên phong dẫn
được, phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kỷ
luật tự giác và nghiêm minh, đồn kết thống nhất, gắn bó với nhân dân.
Tin tưởng vào thanh niên - thế hệ trẻ và là tương lai của dân tộc, Nguyễn
Ái Quốc không những tập hợp thanh niên vào một tổ chức mà còn đào tạo họ
thành những lớp người kiên trung của Đảng. Đó là Đinh Đức Cảnh, Trần Phú,
Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong…
Bằng những hoạt động tích cực về mọi mặt của Nguyễn Ái Quốc, phong
trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh về chất, nhanh chóng vơ
sản hóa và thành lập các nhóm cộng sản. Tuy nhiên, sự tồn tại và hoạt động
riêng rẽ của các tổ chức cộng sản này gây khó khăn, bất lợi cho phong trào cách
mạng trong nước. Vì thế đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập
một chính đảng thống nhất của cách mạng Việt Nam là một sáng tạo của Nguyễn
Ái Quốc, thể hiện công lao, trí tuệ, uy tín và đạo đức cách mạng trong sáng của
Người.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tháng 2 năm 1930 là bước ngoặt lịch sử
vĩ đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về mặt tổ chức của cách mạng Việt Nam.
Đồng thời thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo các nguyên lý của Chủ
nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc vào việc sáng lập một chính đảng vơ
sản kiểu mới ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng dẫn đường chỉ lối. Trải qua 92 mùa xuân,
dù tình hình thế giới có nhiều biến động, cách mạng có những lúc vơ cùng khó
khăn, đứng trước sự chống phá gay gắt của các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản
Việt Nam vẫn giữ vững bản lĩnh, giữ vững uy tín và vai trị lãnh đạo cách mạng,
được sự tin tưởng ủng hộ của nhân dân, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách
mạng Việt Nam kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã
hội
II. CÁC CUỘC TỔNG DIỄN TẬP CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG
THÁNG 8 NĂM 1945
1. Cao trào cách mạng 1930 – 1931, đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3-2-1930), Đảng đã
giương cao ngọn cờ lãnh đạo tồn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, làm nên một cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao
Xô viết Nghệ Tĩnh. Lúc này, cao trào đã diễn ra đều khắp ở 25 tỉnh thành trong
cả nước, đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930, trong đó, Nghệ
Tĩnh là nơi phát triển mạnh mẽ nhất. Nhiều cuộc đấu tranh với các hình thức
như rải truyền đơn, treo cờ Đảng, tổ chức mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy...
Cuộc đấu tranh ngồi mục tiêu kinh tế, cịn có mục tiêu chính trị, kết hợp mục
tiêu kinh tế với chính trị; kết hợp giữa thành thị và nông thôn; lực lượng cách
mạng đã có sự liên kết giữa cơng nhân nhà máy với nông dân làng xã... Ngày 18-1930, cuộc tổng bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy đã nổ ra nhân Ngày
Quốc tế Chống chiến tranh. Từ Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, phong trào
đấu tranh cách mạng của quần chúng đã lan rộng ra hầu khắp các huyện trong
hai tỉnh. Cuộc mít tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man.
Tháng 8-1930, cuộc đấu tranh đã phát triển đến đỉnh cao trên phạm vi toàn quốc
với sự kết hợp giữa giai cấp công nhân và nông dân. Nghệ Tĩnh tiếp tục là nơi
diễn ra hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trên quy mô huyện
và liên huyện. Các cuộc biểu tình với quy mô lớn đã lôi kéo hàng chục ngàn
người kết thành một khối và từng bước chuyển sang bạo động. Ngày 30-8-1930,
hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn biểu tình kéo đến huyện lỵ phá huyện
đường. Ngày 1-9-1930, gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình,
tiến vào huyện đường phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ, sổ sách... Bọn
hào lý địa phương bỏ chạy, nhân dân đã đứng ra tổ chức và tự điều hành mọi
hoạt động trong xã. Đặc biệt, phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu
tranh của 8.000 nơng dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9 với khẩu hiệu “Đả đảo
chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài kéo
về thành phố Vinh, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, hai bên là những đội tự vệ
được trang bị gậy, dao... dòng người càng đi càng được bổ sung thêm lực lượng
và vũ khí tự tạo. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom xả súng liên thanh
vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc
nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị thiêu rụi hoàn toàn. Song điều đó cũng
khơng ngăn cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc
đấu tranh thêm sục sơi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ. Vì vậy, chỉ
trong 3 tháng kể từ ngày 1-5-1930, ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã có 97 cuộc đấu
tranh của công nông. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là một sự kiện trọng đại
trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cao
trào cách mạng cùng sự ra đời của chính quyền Xơ viết là kết tinh sức mạnh to
lớn của khối liên minh công nông do giai cấp cơng nhân lãnh đạo, đã giáng một
địn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai. Chính quyền Xơ
viết Nghệ Tĩnh dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và còn sơ khai nhưng đã để lại
những dấu ấn tốt đẹp về một nhà nước cơng - nơng đầu tiên, chưa có trong tiền
lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân nô lệ.
Ngày 12-9 hàng năm cũng được lấy làm ngày tưởng niệm các liệt sĩ Xô viết
Nghệ Tĩnh.
2. Cuộc vận động dân chủ những năm 1936-1939
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đẩy các nước tư bản
phát triển muộn và có ít thuộc địa đi đến con đường phát xít hố bộ máy chính
quyền để trấn áp phong trào cách mạng trong nước và chuẩn bị gây chiến tranh
phân chia lại thế giới. Trong đó, tiêu biểu là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật…
Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng xã hội làm nòng cốt được
nhân dân ủng hộ đã lên cầm quyền. Chính phủ mới này đã thực hiện nới rộng
quyền tự do dân chủ cho các nước thuộc địa.
Ở trong nước, hậu quả của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 vẫn tiếp tục
kéo dài, thêm vào đó là khủng bố trắng kéo dài… làm cho cuộc sống của đa số
người dân vào cảnh khó khăn, cơ cực, tạo nên động lực thúc đẩy họ tham gia các
phong trào đấu tranh.
Chủ trương nới rộng quyền tự do dân chủ cho các nước thuộc địa của
chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi mới
cho cách mạng Việt Nam:
+ Một số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do đã tìm cách hoạt động trở
lại.
+ Chính phủ Pháp chủ trương tiến hành điều tra tình hình thuộc địa ở
Đông Dương.
Căn cứ tình hình trên và đường lối của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng Sản
Đông Dương đã nhận định rằng: “Kẻ thù cụ thể, trực tiếp trước mắt của nhân
dân Đông Dương lúc này khơng phải là thực dân Pháp nói chung, mà là bọn
thực dân phản động Pháp”.
Đảng cũng đã xác định nhiệm vụ trước mắt là “Chống phát xít, chống
chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân
chủ, cơm áo và hòa bình”; tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đuổi đế quốc Pháp,
Đông Dương hoàn toàn độc lập”.
Đảng đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương,
đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm
tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ đứng lên đấu tranh chống Phát
xít, đế quốc Pháp phản động.
*Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, dân sinh:
- Năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và tồn quyền mới
xứ Đơng Dương; Quần chúng nhân dân trong đó đơng đảo và hăng hái nhất là
cơng nhân và nông dân đã tổ chức nhiều cuộc mittinh, biểu tình để đưa dân
nguyện đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống (ở nông thôn và thành thị).
- Bên cạnh những hoạt động trên, phong trào bãi công, bãi thị, bãi khoá…
đã nổ ra mạnh mẽ ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền:
+ Năm 1936, tổng bãi cơng của cơng ty than Hịn Gai.
+ Năm 1937, bãi công của công ty xe lửa Trường Thi.
+ Năm 1938 (01/5), một cuộc mittinh lớn của 2,5 vạn người đã diễn ra tại
Quảng trường nhà đấu xảo Hà Nội, với các khẩu hiệu: “Tự do lập hội Ái hữu,
nghiệp đồn, giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa
bình…”.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động thơng qua báo chí và nghị trường:
- Đảng đưa người của Đảng tham gia tranh cử vào Hội đồng quản hạt
Nam kỳ, Viện dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ… để mở rộng công tác tuyên truyền
và đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc.
- Phong trào đấu tranh đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ:
Những đảng viên Đảng cộng sản và tù chính trị được trả tự do, Ban hành một số
quy định về giảm giờ làm, tăng lương…
- Cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận nhân Pháp hạn chế dần các chính
sách tự do dân chủ => Thực dân Pháp ở Đông Dương đã trở lại chính sách ngăn
cấm các hoạt động dân chủ và đàn áp các phong trào đấu tranh.
- Đảng đã nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, thu hẹp phong trào đấu
tranh công khai và đến tháng 9/1939 thì chấm dứt hẳn để bảo toàn lực lượng,
chuẩn bị cho một giai đoạn đấu tranh mới.
*Ý nghĩa lịch sử Cuộc vận động dân chủ 1936-1939:
- Lợi dụng thời cơ thuận lợi, Đảng đã lãnh đạo quần chúng và phát động
một phong trào đấu tranh công khai, bán công khai mạnh mẽ và rộng lớn, uy tín
và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Tổ chức Đảng có điều kiện để củng cố và phát triển sau khi phục hồi,
tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận dân tộc
thống nhất, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai… Đồng thời Đảng
thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và các chủ trương, đường lối của Đảng đã được
phổ biến, tuyên truyền một cách rộng rãi và công khai trong một thời gian dài
thông qua sách báo và các hoạt động khác của phong trào dân chủ.
- Đặc biệt, Đảng đã tập hợp được một lực lượng đông đảo quần chúng
nhân dân làm cơ sở cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam sau này.
- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc diễn tập thứ hai
chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám – 1945.
3. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc 1939-1945 và Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thành công rực rỡ.
Từ năm 1940 - 1945, tình hình quốc tế và trong nước biến chủn sơi
động, nhanh chóng, xuất hiện khơng chỉ thời cơ thuận lợi mà cả những thách
thức, nguy cơ đối với cách mạng nước ta. Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Ái Quốc
với sự mẫn cảm đặc biệt trong phân tích, đánh giá tình hình, dự báo xu thế và
triển vọng của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta đã mau chóng đưa ra
những quyết định sáng suốt, kịp thời. Đây là thời kỳ thể hiện nổi bật nhất sự
lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sáng suốt của Đảng gắn liền mật thiết với tầm nhìn
xa trông rộng, trí tuệ và mưu lược, sáng tạo và bản lĩnh của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh - một thiên tài tư tưởng và tổ chức của Đảng, linh hồn của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt là từ khi Người về nước sau cuộc hành
trình lịch sử 30 năm tìm đường cứu nước, cứu dân, trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam cùng với Bộ Tham mưu chiến lược của Đảng. Nổi bật là: Hội nghị
Trung ương 8 (tháng 5/1941) ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng do lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc chủ trì để hoàn chỉnh chủ trương mới của Đảng, kịp thời chuyển hướng
chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận
Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Hội nghị Trung ương 8 còn xác định
vấn đề chính quyền mà tính chất của chính quyền là “tồn thể nhân dân liên hiệp
và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”, đồng thời tiến hành khởi nghĩa vũ trang,
chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là vấn đề cán bộ. Hướng mọi hoạt động
của Đảng vào khâu trung tâm Cứu quốc. Sau Hội nghị này, hàng loạt chỉ thị và
quyết sách của lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng với Trung ương đã hình thành và được
thực hiện nhanh chóng tại căn cứ địa cách mạng. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân như là Cương lĩnh quân sự của Đảng “Chính trị
trọng hơn quân sự, người trước súng sau. Có dân rồi sẽ có súng”. Quân đội cách
mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Nhân dân là nền tảng của Quân
đội. Người cùng Trung ương quyết định kịp thời hoãn lại chủ trương phát động
chiến tranh du kích của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng vì tình hình chưa chín
muồi. Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng ngay sau sự kiện Nhật đảo chính
Pháp ngày 09/3/1945 “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; ngày
15/3/1945 Tổng bộ Việt Minh phát Hịch kháng Nhật cứu nước. Hội nghị quân
sự Bắc Kỳ từ ngày 15 - 20/4/1945, quyết định hợp nhất Cứu quốc quân với Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân và chỉ thị
thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng ở các địa phương. Đó là hình thức đầu tiên
của chính phủ.
Điểm nút, đỉnh điểm của cao trào cách mạng 1939 - 1945 là sự kiện triệu
tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và triệu tập Quốc dân đại hội Tân Trào. Hội
nghị toàn quốc của Đảng (ngày 13, 14 và 15/8/1945) quyết định: phải kịp thời
phát động Tổng khởi nghĩa tồn quốc, phải giành chính quyền trước khi quân
đồng minh kéo vào nước ta và thành lập Ủy ban khởi nghĩa tồn quốc do Tổng
Bí thư Trường Chinh phụ trách, ban bố Quân lệnh số 1 ra lệnh khởi nghĩa. Khi
được tin Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh đã rút ngắn Hội nghị Đảng và
triệu tập ngay Quốc dân đại hội (ngày 16 và 17/8/1945), thơng qua 10 chính
sách của Việt Minh, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam như một Chính
phủ lâm thời, làm lễ tuyên thệ, thông qua Quốc kỳ, Quốc ca. Quốc dân đại hội
đã hoàn thành nhiệm vụ như một Quốc hội dân cử. Ngay sau Đại hội, Người có
thư kêu gọi toàn quốc đồng bào làm tổng khởi nghĩa “Giờ quyết định cho vận
mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy. Đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta”. Với những quyết định lịch sử đó, tồn quốc đã nhất tề hành động:
ngày 19/8, Hà Nội khởi nghĩa, ngày 23/8 ở Huế, ngày 25/8 ở Sài Gòn. Tổng
khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Ngày 02/9/1945, tại Hà Nội, Hồ Chí
Minh đọc Tun ngơn độc lập, Việt Nam tuyên bố độc lập; chế độ thực dân hơn
80 năm, chế độ phong kiến hàng nghìn năm đã bị lật nhào, chính quyền cách
mạng thuộc về nhân dân.
Những nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Đảng và những quyết sách sáng
suốt, mau lẹ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở những thời điểm
bước ngoặt cho thấy sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong tiến trình lịch sử dẫn đến Cách mạng Tháng Tám cũng như trong giờ phút
quyết định lãnh đạo, chỉ đạo thành công Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng
Tháng Tám. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng gắn liền với thiên tài tư
tưởng và tổ chức của Hồ Chí Minh trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng
Tám để lại những bài học kinh nghiệm quý cho cách mạng Việt Nam, cho sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc, minh chứng cho giá
trị bền vững của tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh
và Đảng ta.
*Ý nghĩa lịch sử
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên
của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa ra đời - Nhà nước cơng nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ
quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách
đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành
người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ
một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân
chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.
- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể
nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu
Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn
năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm
cao trí tuệ của dân tộc hịa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó
khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng
do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành cơng ở một
nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà cịn
có thể thành cơng ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả
dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
III. THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 MỞ RA KỶ
NGUYÊN ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
Con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH phản ánh sự lựa chọn
khách quan của chính thực tiễn, mang tính đặc thù Việt Nam, đã được Đảng ta
khẳng định. Chủ trương chiến lược cách mạng đó được tiếp tục phát triển thêm
một bước tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941), dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Độc lập dân tộc là điều kiện, là tiền đề giải phóng
giai cấp, xã hội và con người để đi tới CNXH. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, được vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực
tiễn Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người
trong thời đại mới. Ngay sau khi giành được độc lập, bắt tay vào xây dựng Nhà
nước dân chủ nhân dân, Đảng đã đồng thời lãnh đạo toàn dân tộc tiếp tục sự
nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Trước sự trở lại xâm lược của thực dân
Pháp (ngày 23-9-1945), Việt Nam chưa có điều kiện trực tiếp tiến lên CNXH.
Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc vừa giành lại được là nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của tồn dân tộc.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951), Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu rõ phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Đảng
Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi
hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện
dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội”. Chính cương
của Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội II thông qua, xác định: “Nhiệm vụ
cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược,
giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến
và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân
dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”. Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau.
“Song nhiệm vụ chính trước mắt là hồn thành giải phóng dân tộc”. Cuộc cách
mạng nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến, do nhân dân làm động lực và giai
cấp công nhân lãnh đạo, là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khái niệm cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân chứa đựng cả mục tiêu, lực lượng thực hiện và chế độ chính trị
phù hợp để xây dựng CNXH. Đại hội khẳng định con đường tiến lên của cách
mạng Việt Nam: “Con đường tất yếu của nó tiến tới chủ nghĩa xã hội, quyết
khơng thể có một con đường nào khác” .
Nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn
trong tiến trình cách mạng sau đó
Trong thời kỳ 1954 - 1975, Đảng lãnh đạo nhân dân đồng thời thực hiện
hai chiến lược: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Độc lập dân tộc
và CNXH được thể hiện sinh động và mạnh mẽ trên cả 2 miền Bắc - Nam, tác
động, thúc đẩy nhau tạo nguồn xung lực để đưa sự nghiệp thống nhất đất nước
đến thành công. Trong suốt cuộc kháng chiến, CNXH không chỉ là phương
hướng mà đã trở thành phong trào cách mạng hiện thực trên tồn miền Bắc,
đóng vai trị quan trọng quyết định bảo đảm thắng lợi của nhân dân Việt Nam
trong cơng cuộc giải phóng dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc tiếp tục có
nguồn động lực từ ý chí, khát vọng độc lập, tự do, lịng u nước của mỗi người
Việt Nam, từ mâu thuẫn nội tại cơ bản vẫn chưa được xóa bỏ là chủ nghĩa thực
dân mới ở miền Nam; được bổ sung nguồn động lực từ xã hội xã hội chủ nghĩa
đang được xây dựng trên miền Bắc.
Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, Tổ quốc thống nhất, nhiều
tiền đề cho thời kỳ quá độ đã được tạo dựng, các nguồn lực tự nhiên, xã hội,
tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trên cả nước được phát huy; sức mạnh
ý chí, tinh thần dân tộc, vị thế, uy tín quốc tế của dân tộc được nâng cao. Các
yếu tố đó mở ra điều kiện, tiền đề to lớn cho sự nghiệp xây dựng CNXH trên cả
nước, gắn với bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đó
là thắng lợi của chiến lược cách mạng được Đại hội II của Đảng vạch ra. Trong
đó, cốt lõi là quan điểm, tiến trình về độc lập dân tộc và CNXH.
Trong giai đoạn 1975 - 1986, sự nghiệp xây dựng CNXH đạt được những
thành tựu nhất định; tuy nhiên, những sai lầm trong chỉ đạo chiến lược và tổ
chức thực hiện do chủ quan duy ý chí, nóng vội, thiếu kinh nghiệm, đã làm cho
đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Đại hội VI của
Đảng (tháng 12-1986) với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự
thật, nói rõ sự thật, đã thẳng thắn đánh giá những sai lầm và đề ra đường lối đổi
mới toàn diện, sâu sắc, triệt để; đặc biệt là, đổi mới tư duy lý luận, nhận thức
đúng đắn về CNXH và những đặc trưng, những quy luật khách quan, những
hình thức, bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, đã mở ra thời kỳ
mới của sự nghiệp cách mạng trên con đường đi lên CNXH.
Đại hội VII của Đảng (năm 1991), diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế
phức tạp, mô hình CNXH hiện thực ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,
phong trào cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng và thoái trào;
đất nước sau 15 năm thống nhất, xây dựng CNXH, sau 5 năm thực hiện đường
lối đổi mới với nhiều khó khăn, nguy cơ, thách thức. Trước tình hình đó, Đảng
ta tiếp tục kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, thông qua Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991).
Trong Cương lĩnh năm 1991, Đảng đã đúc kết: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân
tộc và CNXH là bài học xuyên suốt của cách mạng nước ta và khẳng định, đối
với nước ta, khơng cịn con đường nào khác ngoài con đường duy nhất đúng đắn
là đi lên CNXH để có độc lập dân tộc thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt
khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng .
Tại Đại hội VII, nhiều nội dung lý luận và thực tiễn mới được Đảng nêu
ra, trong đó đã xác định những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt
Nam xây dựng. Đây là một bước phát triển lý luận mới mang tính đột phá. Từ 6
đặc trưng được nêu tại Cương lĩnh năm 1991, Đại hội X của Đảng đã bổ sung,
nêu 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam phấn đấu xây dựng.
Đây là những phác thảo quan trọng làm cơ sở để Đại hội XI của Đảng thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát
triển năm 2011), xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng gồm 8
đặc trưng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân
làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng
và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Tám đặc trưng
được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phản ánh
quan niệm tổng quát về CNXH ở Việt Nam. Đó là thành quả của đổi mới nhận
thức về CNXH phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là kết hợp hài hòa giữa “cái phổ
biến” và “cái đặc thù”, mang sắc thái riêng, được từng bước hiện thực hóa trong
cuộc sống.
Thực hiện độc lập dân tộc và CNXH là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp,
tất yếu phải trải qua những chặng đường trong thời kỳ quá độ lâu dài, trong đó
nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản và trọng yếu được đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung và giải quyết một cách thấu đáo. Quá trình nhận thức của
Đảng về con đường đi lên CNXH có sự phát triển mới: Để xây dựng thành công
CNXH ở Việt Nam với những đặc trưng nêu trên, Đảng chỉ ra các phương
hướng cần thực hiện. Cương lĩnh năm 1991 xác định 7 phương hướng quá độ
lên CNXH ở Việt Nam, đến Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định
8 phương hướng với sự điều chỉnh, bổ sung về nội dung và 8 mối quan hệ lớn
cần nắm vững và giải quyết.
Trên cơ sở tổng kết 25 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và đánh giá
30 năm đổi mới (1986 - 2016), Đại hội XII của Đảng (năm 2016) đã bổ sung
mối quan hệ lớn thứ chín cần được nghiên cứu làm sáng tỏ cả về phương diện lý
luận và thực tiễn. Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) bổ sung mối quan hệ lớn
thứ mười là mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo
đảm kỷ cương xã hội. Đây là một bước tiến mới, quan trọng của Đảng trong
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển hệ thống quan điểm lý luận về
CNXH ở Việt Nam, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề
lý luận cốt lõi trong đường lối đổi mới của Đảng ta.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới chính là
thành quả từ việc hiện thực hóa lý luận về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH,
với những nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Đất nước ta đã vươn mình thốt khỏi vị trí một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ
phát triển thấp trở thành một nước phát triển trung bình; tiềm lực kinh tế liên tục
tăng cao; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt; chính trị - xã hội
ổn định; dân chủ ngày càng được mở rộng; chủ quyền quốc gia được bảo vệ
vững chắc; vị thế, uy tín quốc tế khơng ngừng được nâng cao…
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh một đánh giá mới, rất quan trọng về vị
thế của đất nước sau 35 năm đổi mới: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” . Năm 2020, Việt Nam là một
trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới (2,91%), quy mô GDP xấp xỉ
345 tỷ USD (gấp 12 lần năm 1985), thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.520
USD (so với 230 USD năm 1985), xuất siêu đạt kỷ lục gần 20 tỷ USD . Tỷ lệ
nghèo tiếp cận đa chiều năm 2020 khoảng 4,7%. Việt Nam xếp thứ 42/131 quốc
gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo, tăng 17 bậc so với năm 2016, dẫn
đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam
Á.
Đối với tiến trình phát triển đất nước giai đoạn từ nay đến giữa thế kỷ
XXI, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo là: “Kiên định và
không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. “Phấn đấu
đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”. Những mục tiêu to lớn mà Đại hội XIII của Đảng nêu ra cho các
mốc thời gian năm 2025, năm 2030 và năm 2045 địi hỏi quyết tâm chính trị
cao; nỗ lực lớn, khát vọng phát triển mạnh mẽ, giải phóng mọi nguồn lực để xây
dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Trong tiến trình đổi mới, Đảng nhận diện ngày càng rõ hơn vấn đề độc lập
dân tộc và CNXH trước bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Tiến trình đổi mới là sự tiếp tục vận động của những quan niệm mới về CNXH
và con đường xây dựng CNXH của Đảng, được hình thành dựa trên những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những
nhận thức đúng đắn mà Đảng đã tích lũy được trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu, là nội dung nổi bật,
xuyên suốt và chủ đạo trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một trong những nguyên nhân
của mọi thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc và mãi là ánh
sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng trong thế kỷ XXI của Đảng và
nhân dân Việt Nam.
KẾT LUẬN
Cách mạng Tháng Tám đã cho những bài học lịch sử quý báu, mãi mãi soi
sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam. Ðó là bài học giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xác định và kết hợp đúng đắn các nhiệm vụ
chiến lược trong từng thời kỳ cách mạng; bài học về phát động sức mạnh toàn
dân tộc; bài học thực hiện triệt để phương châm "thêm bạn bớt thù"; bài học về
nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ; bài học về xây
dựng một Đảng Mác - Lê-nin có bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó mật thiết
với nhân dân. Giá trị lịch sử và bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945 không
chỉ soi sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam mà còn vẹn nguyên trong
thời điểm VN tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và
hội nhập quốc tế hiện nay.
Công cuộc đổi mới Đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trải qua
35 năm (1986-2021). Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta đã tận dụng thời cơ, thuận lợi, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó
khăn, thách thức, đưa công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu.
Sau 35 năm, chúng ta có điều kiện nhìn lại tồn diện quá trình đổi mới.
Việc đánh giá một cách khách quan, khoa học quá trình phát triển nhận thức của
Đảng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, rút ra những bài học kinh
nghiệm thiết thực, tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, đẩy mạnh tồn diện,
đồng bộ cơng cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ hết
sức quan trọng, đáp ứng nguyện vọng và sự mong đợi của Nhân dân. Trong đó,
quá trình phát triển nhận thức của Đảng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là hết sức quan trọng đối với quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, đồng thời kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cho đến ngày hôm nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Giáo dục, 2019.
2. Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, NXB Lý luận chính trị, 2017
3. PGS, TS. Nguyễn Danh Tiên, ( 2021), Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội - tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, truy cập 12/4/2022.
4. PGS, TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh - Nguyễn Thành Long, (2021), Nhận
thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Đại hội II
của Đảng đến công cuộc đổi mới đất nước - Giá trị lý luận và ý nghĩa
thực tiễn, />
nghia-xa-hoi-o-viet-nam-tu-dai-hoi-ii-cua-dang-den-cong-cuoc-doimoi-dat-nuoc---gia-tri-ly-luan-va-y-nghia-thuc-tien.aspx,
truy
cập
12/4/2022.
5. Ths. Lê Minh Phượng, (2021), Dấu ấn Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra
đời
của
Đảng
Cộng
sản
Việt
Nam,
/>ngày 12/4/2022.
truy
cập