Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn
Liên hệ Zalo: 0389632001
ĐỀ TÀI: CHỨNG MINH TÍNH TẤT YẾU TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn
Liên hệ Zalo: 0389632001
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................2
II. NỘI DUNG
3
CHƯƠNG 1: CÁCH TIẾP CẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ HỆ THỐNG
TƯ TƯỞNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.........................................................................3
1.1. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước......................3
1.2. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế......................3
1.3. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức....................4
1.4. Hồ Chí Minh tiếp cận với chủ nghĩa xã hội từ phương diện văn hóa..............4
1.5. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng
Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại........................................................5
1.6. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội từ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo....6
CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI........................................6
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội......................6
2.2. Tính tất yếu của quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................................8
2.3. Quan điểm cá nhân về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
theo tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................................11
III. KẾT LUẬN
12
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn
Liên hệ Zalo: 0389632001
1
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước,
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại khỏi mọi ách
thống trị, áp bức, bóc lột; vươn tới xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và đời sống
no ấm. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, với một nỗ lực không
ngừng nghỉ, Người luôn luôn hướng tới mục tiêu trên và nó càng được củng cố khi
Người “bắt gặp” một hệ tư tưởng chứa đầy lý tưởng – tư tưởng về chủ nghĩa xã hội
của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội thơng tìm hiểu các học thuyết của các
nhà tư tưởng trên. Người khẳng định rằng học thuyết về chủ nghĩa xã hội là học thuyết
cách mạng nhất, đúng đắn nhất, chắc chắn nhất trong thời đại mà chủ nghĩa tư bản đã
trở thành chủ nghĩa đế quốc; và Người tin tưởng: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp cơng nhân tồn
thế giới”.
Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc năm ấy đã tiếp cận với chủ nghĩa xã hội
theo một cách rất riêng, rất sáng tạo và khoa học. Trong hệ thống di sản tư tưởng của
Người, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, mang
tính tất yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong hệ thống di sản ấy. Để làm rõ
tính tất yếu trong tư tưởng này của Người, em lựa chọn chủ đề: “Chứng minh tính tất
yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: làm rõ vấn đề tại sao độc lập dân tộc phải gắn liền với
chủ nghĩa xã hội theo tu tưởng Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
- Chứng minh tính tất yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
- Nêu quan điểm cá nhân về vấn đề đang chứng minh.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng “độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã
hội” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về khơng gian: lãnh thổ đất nước Việt Nam.
- Về thời gian: thời gian hoạt động cách mạng của Người và Việt Nam giai đoạn
hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học, phương
pháp thực nghiệm khoa học và phân tích tổng hợp kinh nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp hóa lý
thuyết; phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết; phương pháp lịch sử và logic.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận: Đề tài chứng minh tính tất yếu, độc đáo trong tư tưởng độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về thực tiễn: Đề tài củng cố vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác
– Lênin trong việc xây dựng nền tảng tư tưởng cho mọi hành động của toàn Đảng và
toàn dân ta.
3
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁCH TIẾP CẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ HỆ THỐNG
TƯ TƯỞNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước
Trong suốt chiều dày lịch sử của dân tộc ta, công cuộc xây dựng đất nước Việt
Nam luôn gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, truyền thống u nước,
u q hương của người dân Việt Nam đã trở thành tư tưởng chủ đạo và tiên quyết
dẫn dắt người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến với quyết định bơn ba nước ngồi để
tìm đường cứu nước.
Nhận ra những hạn chế trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong
trào Duy Tân của Phan Chu Trinh: không thể dựa vào một nước tư bản để đánh đuổi
một nước tư bản khác, đòi hỏi một chủ nghĩa thực dân làm cho đất nước ta giàu có,
văn minh là điều khơng thể thực hiện được. Vì vậy, Người quyết định “sang mẫu quốc
và các nước đế quốc khác xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào mình”.
Sau đó, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất
những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” tại Quốc tế Cộng sản. Từ đây, Người tiếp
cận với chủ nghĩa xã hội và tìm ra sự thống nhất biện chứng chặt chẽ giữa giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Người cho rằng, chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới có thể giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và tồn nhân loại.
1.2. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế
Khi tiếp xúc với các học thuyết của C.Mác, Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh đã tiếp
thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra
nhiều giải pháp mới phù hợp với tình hình Việt Nam đương thời.
Người khẳng định vai trị quyết định của sản xuất, lao động đối với sự phát triển
của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội này sang xã hội kia. Theo Người,
trên cơ sở nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các giá trị
đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định, trong lịch sử lồi người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn
mạnh “khơng phải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự
như vậy”. Như vậy, Người đã sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Đây là một con đường sáng suốt, đúng
4
đắn và thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua thời kỳ quá độ
đã chứng minh sự hiệu quả của nó.
1.3. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức
Trong q trình bơn ba tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc
đã tiếp xúc với nhiều dân tộc cũng bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Người nhận thấy
rằng giai cấp vơ sản trên tồn thế giới đều có hồn cảnh tương tự giống như người dân
Việt Nam, đều sống trong nghèo khổ, đói nghèo và bị bóc lột, bị đè nén nặng nề bởi
“xiềng xích” của thực dân cũng như sự thối nát của hệ thống nhà nước phong kiến
đương thời.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội
mới, tốt đẹp với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây
dựng xã hội chủ nghĩa sẽ bảo đảm cho mỗi cá nhân phát triển lành mạnh nhân cách
của mình trong sự hài hòa giữa cá nhân với xã hội, điều này thể hiện trình độ phát triển
cao của xã hội xã hội chủ nghĩa và bản chất đó thuộc về chủ nghĩa xã hội. Nhìn nhận
bản chất quan trọng này, Hồ Chí Minh đưa ra một quan điểm: “Chủ nghĩa xã hội là xã
hộ trong đó mình vì mọi người và mọi người vì mình”. Do đó, một trong những nét
nổi bật của con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phải đạt tới trình độ phát
triển cao về đạo đức, về nhân cách, đủ sức chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh ln đấu tranh
để bảo vệ các quyền tự nhiên và chính đáng của con người, trước hết là của nhân dân
lao động; Người luôn coi nội dung công bằng xã hội là chất lượng và là mục tiêu của
một cơ cấu đạo đức mới, của trật tự xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Như thế, chủ
nghĩa tư bản theo quan điểm của Hồ Chí Minh là một xã hội nhân văn cao cả nhất,
trong đó con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Chủ nghĩa xã
hội còn là một xã hội văn hóa, khơng ngừng phát triển và nó kết hợp được truyền
thống nhân ái, nhân nghĩa của cha ông ta với tầm cao tư tưởng, văn hóa của xã hội
hiện đại, đảm bảo cho người lao động có cuộc sống xứng đáng nhất với khẩu hiệu:
“độc lập – tự do – hạnh phúc”.
1.4. Hồ Chí Minh tiếp cận với chủ nghĩa xã hội từ phương diện văn hóa
Cũng xuất phát từ quan điểm cho rằng sự phát triển của văn hóa gắn liền với sự
phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhìn thấy ngồi tính chất tồn nhân loại, cịn có đặc thù của mỗi giai đoạn
5
phát triển lịch sử là phải phản ánh ý thức hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền trong xã
hội ở giai đoạn ấy.
Định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hóa thể hiện rõ ràng quan điểm của Người
về tầm ảnh hưởng, mối liên hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh tế, chính trị; Người
chủ trương đưa văn hóa thâm nhập vào chính trị, kinh tế để tạo nên sự thống nhất giữa
văn hóa, kinh tế và chính trị. Người tiếp cận học thuyết Mác – Lênin về văn hóa dựa
trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các hình thái kinh tế xã hội như những giai đoạn phát triển tuần tự của xã hội loài người, về mối quan hệ
tương hỗ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Mang trong mình truyền thống văn hóa phương Đơng lại được tiếp thu những
tinh hoa của các nền văn minh trên thế giới, Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của
mình về chủ nghĩa xã hội phải được xây dựng trên nền tảng những giá trị đạo đức, tư
tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay của đất nước,
trước những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế, kinh tế thị
trường cũng như từ chính q trình xây dựng, sự phát triển văn hóa Việt Nam đang
đứng trước những yêu cầu mới.
1.5. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng
Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại
Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu khách quan là tìm ta một ý
thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đem lại
thắng lợi cho cách mạng bởi các bậc cách mạng tiền bối hoặc là có ý thức giành độc
lập dân tộc lại khơng có ý thức canh tân đất nước, hoặc là có ý thức canh tân đất nước
lại kém ý thức chống Pháp. Cách mạng Việt Nam địi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại
diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở
thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy phong
trào u nước Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng
chưa đem lại giải phóng dân tộc. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội xuất phát từ chính thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho
giải phóng dân tộc ở ở dân tộc phương Đông: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội và Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội vào trong
xã hội Việt Nam.
6
1.6. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội từ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo
Với Hồ Chí Minh, độc lập là khơng phụ thuộc, khơng bắt chước, khơng theo
đi, giáo điều, tránh lối cũ, đường mịn và tự mình phải ln tìm tịi, suy nghĩ. Tự chủ
là tự mình làm chủ suy nghĩ, làm chủ bản thân và cơng việc của mình, tự mình thấy
trách nhiệm trước đất nước và dân tộc. Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật chung cho
phù hợp với cái riêng, cái đặc thù; sẵn sàng từ bỏ những cái cũ, lạc hậu, tìm tịi, đề
xuất những cái mới để có thể trả lời được những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Nhờ tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra quy luật của
cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển chung của nhân loại.
Chính tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo đó đã tạo ra sự khác biệt trong cách đi,
bước đi, quan điểm, tư tưởng giữa Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với các nhà yêu
nước cách mạng tiền bối và cùng thời với Người. Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ
Chí Minh coi đó là kim chỉ nam cho hành động, là “mặt trời soi sáng”, “trí khơn”, “cái
cẩm nang thần kỳ” có tính phương pháp luận chỉ dẫn hành động. Nhờ có tinh thần độc
lập, tự chủ và sáng tạo đó, nên trong q trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc
đã có khả năng phát triển nhiều luận điểm rất mới mẻ, bổ sung, phát triển lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nguyễn Ái Quốc cũng đã sớm nhận ra vai trị chủ động, tích cực của cách mạng
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nếu như Lênin và Quốc tế Cộng sản đều cho
rằng, cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vơ sản chính quốc, cách mạng
giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi khi cách mạng vơ sản chính quốc thắng lợi thì
Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm ngược lại, khi cho rằng cách mạng ở các nước thuộc
địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc và tác động trở lại
thúc đẩy cách mạng chính quốc và Người khẳng định với cách mạng Việt Nam: “Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Thứ nhất, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân
tộc. Năm 1930, Người xác định mục tiêu của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Ngày 2/9/1945
trong bản Tuyên ngôn độc lập, Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
7
do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,
độc lập ấy”; “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nơ lệ”. Những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã tạo nên chân lý
có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do!”.
Thứ hai, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất tồn vẹn lãnh thổ, với
bình đẳng dân tộc. Ở Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với sự toàn vẹn quốc gia, Bắc
- Trung - Nam liền một dải, không thể chia cắt. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945,
Người đã trích dẫn lại Tun ngơn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người
đều sinh ra bình đẳng'’; “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và Người gọi đó là lẽ phải
khơng ai chối cãi được.
Thứ ba, độc lập dân tộc phải gắn với mơi trường hồ bình, tự do. Ngày 15 tháng
2 năm 1967, trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nhân dân Việt Nam chúng tơi rất thiết tha với độc lập, tự do và hoà bình”. Nhưng
thiết tha độc lập tự do trong hồ bình, khát vọng chính đáng đó của Hồ Chí Minh và
của nhân dân Việt Nam khơng được đáp lại. Người nói: “Cho dù chiến tranh kéo dài
10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết giành cho được độc lập, tự
do và thống nhất Tổ quốc”.
Thứ tư, độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho tồn thể nhân dân.
Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta đấu tranh giành được độc lập rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét
thì độc lập, tự do đó chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khi được ăn
no, mặc ấm”. Vì vậy, đấu tranh cho dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học lành là hoài bão, là lý tưởng, là ham
muốn tột bậc của Hồ Chí Minh.
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có quá trình phát triển lâu dài,
những nội dung cụ thể xác định chủ yếu như sau: Chủ nghĩa xã hội là một phong trào
lịch sử mang tính chính trị - xã hội; chủ nghĩa xã hội như là một lý tưởng tốt đẹp mà
loài người sẽ đạt tới; là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; là một trong hai giai đoạn
và là giai đoạn đầu của hình thái cộng sản chủ nghĩa; là một chế độ xã hội đối lập hoàn
toàn với chế độ tư bản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh bày tỏ quan niệm của Người về chủ
8
nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
nhưng thấm nhuần tính độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh
làm cho nhân dân lao động thốt nạn đói nghèo, bần cùng; mọi người đều có công ăn
việc làm, được ấm no, hạnh phúc và đời sống nâng cao.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh xem xét từ các phương diện như
kinh tế, chính trị, văn hố. Trong đó, Người xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là tích
cực lao động, phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của phát triển kinh tế đất
nước và Người nói: “Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì
ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai khơng làm thì khơng ăn, tất nhiên trừ những người già
cả, đau yếu và trẻ em”.
Thứ ba, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng của Hồ Chí
Minh là khơng có người bóc lột người, ai cũng phải lao động và ai cũng có quyền lao
động; xã hội chủ nghĩa phải thực hiện cơng bằng, bình đẳng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, là mọi người được no ấm, tự do, khỏe mạnh, cùng đoàn kết lao động,
sản xuất phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, Người xác định động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải gắn với
phát triển khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân
và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Tóm lại, Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội trên các phương diện là một
chế độ chính trị do nhân dân lao động là chủ và làm chủ; là một chế độ có nền kinh tế
phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật; khơng cịn chế độ
người bóc lột người; phát triển cao về văn hố và đạo đức; có quan hệ hợp tác, hữu
nghị với nhân dân các quốc gia trên thế giới.
2.2. Tính tất yếu của quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, là tiền đề cơ sở để
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai
đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng
dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ được thực hiện tiến trình từng bước và phục
9
tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì
độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt và cấp bách.
Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại. Với dân
tộc Việt Nam, đó cịn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu
xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc
bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đây là nền độc lập thật sự, độc lập
hồn tồn, chứ khơng phải là thứ độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh
phúc và công bằng của nhân dân lao động.
Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh khơng bao giờ coi đó là
mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc
lập để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc
lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu
trước hết của quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là
điều kiện hàng đầu, quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang
giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ
càng triệt để thì những điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ.
Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi
tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là yêu cầu tất yếu của
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập
dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hồn toàn triệt để. Độc lập dân tộc bao giờ cũng
gắn liền với đời sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã
trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ. Để đảm bảo vững chắc độc
lập dân tộc, để không rơi vào lệ thuộc, đói nghèo lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có
thể là đi lên chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nơ lệ; chỉ có cách
mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính".
2.2.2. Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử và là sự
chọn lựa đúng đắn nhất mà Bác Hồ, Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn. Trải qua các
thăng trầm của lịch sử, những biến động của thời cuộc, những chao đảo ngả nghiêng
10
của các quốc gia Đơng Âu, tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh
tiếp nhận từ chủ nghĩa yêu nước chân chính với thế giới quan cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin đã làm nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong đấu tranh cách mạng
và đổi mới đất nước hơm nay.
Vấn đề giải phóng dân tộc phải được giải quyết bằng cách mạng vô sản, gắn
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giải quyết
triệt để vấn đề độc lập dân tộc, mới có thể đem lại tự do hạnh phúc thực sự cho mọi
người, cho tất cả các dân tộc và toàn thể loài người trên trái đất. Chỉ có chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và thống trị
của chủ nghĩa tư bản, mới thực hiện sự giải phóng hồn tồn và triệt để đối với giai
cấp cơng nhân và nhân dân lao động của tất cả các dân tộc trên thế giới ra khỏi bất
công, tiến tới tự do, dân chủ cơng bằng và bình đẳng cho con người và loài người. Như
vậy, mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ tất yếu giữa
hai giai đoạn, hai thời kỳ của cùng một quá trình cách mạng và đồng thời cũng là mối
quan hệ giữa hai loại mục đích: mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.
2.2.3. Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc
Chủ nghĩa xã hội không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của độc lập dân tộc.
Về cơ bản, nó tạo nên sự phát triển mới về chất, thực tiễn cách mạng Việt Nam: “độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là chân lý không thể bác bỏ”. Khơng có độc
lập dân tộc thì cũng khơng thể có chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề, là điều
kiện tiên quyết và căn bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Khơng có chủ
nghĩa xã hội khơng thể có độc lập dân tộc bền vững. Tóm lại, chủ nghĩa xã hội là sự
bảo đảm chắc chắn nhất, bền vững nhất cho nền độc lập dân tộc.
2.2.4. Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân. Phương hướng phát triển này không những làm cho cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân được tiến hành triệt để, thể hiện ở mục tiêu giành lại độc lập
hồn tồn, thực sự cho dân tộc, mà cịn đảm bảo cho nền độc lập dân tộc đó được giữ
vững và ngày càng củng cố thêm; có những điều kiện, tiền đề để cách mạng phát triển
lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa; xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân,
làm cho độc lập dân tộc thực sự có ý nghĩa, có giá trị. Theo Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa
xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
11
2.3. Quan điểm cá nhân về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo quan điểm của em, tư tưởng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội” là một đột phá lý luận rất sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì giải phóng dân
tộc, giành độc lập đi tới chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng
minh tính đúng đắn của tư tưởng này. Từ khi Đảng ta ra đời, với “sợi chỉ đỏ” xuyên
suốt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chính là
minh chứng hùng hồn nhất cho tính đúng đắn của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù hiện nay, chủ nghĩa xã hội thế giới sau những biến động khủng hoảng
đã có những dấu hiệu phát triển tích cực, sự nghiệp đổi mới chủ nghĩa xã hội ở nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, em nhận thấy các
thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”, gây bạo
loạn lật đổ nhằm thay đổi hệ thống chính trị, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đứng trước những khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những tác
động tiêu cực của cơ chế thị trường kết hợp với sự chống phá quyết liệt của kẻ thù,
một số người dân, trong đó có cả cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong Nhà
nước bị dao động về lập trường tư tưởng, phủ nhận những thành quả cách mạng mà
ông cha ta đã giành được qua bao mất mát hy sinh.
Trước những diễn biến của tình hình trên, rõ ràng các thế lực thù địch, phản
động đang âm mưu phủ định tư tưởng xuyên suốt trong di sản Hồ Chí Minh đối với
cách mạng nước ta, phủ định tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn này đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là thế hệ thanh niên, sinh viên chúng em –
thế hệ tương lai của đất nước phải vững tin vào con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa
chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn
cáng mạng hiện nay và tích cực học tập, lao động sản xuất đóng góp vào q trình đổi
mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tiến lên xã hội xã hội
chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, các công ty và doanh nghiệp mở
ra rất nhiều đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó,
ngành học quản trị nhân lực em đang theo học là một lĩnh vực phát triển mạnh, có cơ
hội rộng mở để đóng góp vào tiến trình phát triển chung của đất nước. Em sẽ cố gắng
12
học tập, thường xuyên trao dồi kiến thức, trang bị cho bản thân các kỹ năng lãnh đạo,
kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và ngoại ngữ để trở thành một
nhà quản trị nhân sự giỏi. Bên cạnh đó, tích cực học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tích cực đóng góp trí tuệ và sức lực của mình cho mục tiêu xây
dựng chủ nghĩa xã hội gắn với độc lập tư do theo tư tưởng của Hồ Chủ tịch.
III. KẾT LUẬN
Qua đây, chúng ta nhận thức đước lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cách tiếp cận
của Chủ tịch Hồ Chí Minh với học thuyết Mác – Lênin, với chủ nghĩa xã hội và con
đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Người đã tiếp cận chủ nghĩa xã hội một cách
độc lập, tự chủ, sáng tạo từ phương diện đạo đức, kinh tế, văn hóa kết hợp với chủ
nghĩa yêu nước, yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và xu hướng phát triển của
thời đại. Lý tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
trong tư tưởng Hồ Chí Minh là hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh,
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí
Minh thực sự mang tính tất yếu với cách mạng Việt Nam. Đây không chỉ là mục tiêu,
là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu mà còn là động lực, niềm
tiên sắt son của dân tộc Việt Nam ta. Điều này được thể hiện qua mối quan hệ biện
chứng, gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện qua
thực tiễn cách mạng Việt Nam cả trong thời kỳ kháng chiến và trong thời kỳ đổi mới,
xây dựng đất nước, trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. Độc lập dân
tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là cội
nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.
13
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. PGS.TS Bùi Đình Phong (2000), “Hồ Chí Minh tầm nhìn thời đại”, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Mạch Quang Thắng (2010), “Hồ Chí Minh – Nhà cách mạng sáng tạo”, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. GS.TS Bùi Quang Bạ (13/04/2021), “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam”. Truy cập từ:
/>5. Đỗ Huy (2018), “Tìm hiểu cách tiếp cận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”. Truy cập từ:
/>%20cach%20tiep%20can%20trong%20tu%20tuong%20Ho%20Chi%20Minh%20ve
%20CNXH%20va%20con%20duong%20di%20len%20CNXH.pdf
6. PGS.TS Bùi Đình Phong (28/04/210), “Sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam”. Truy cập từ: />