Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giới trẻ hiện nay và kĩ năng giao tiếp, ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.04 KB, 11 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

BÀI THI GIỮA KÌ TÂM LÝ HỌC
Họ và tên:
Lớp học:
MSSV:
Điểm

Lời phê

HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP
Đề tài: Giới trẻ hiện nay và kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
Bài làm

Ngày nay, xã hội không ngừng hiện đại và phát triển. Kĩ năng giao
tiếp, ứng xử là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người, nó tạo nên các
mối quan hệ tốt đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong
tình bạn, tình yêu và trong gia đình,…Kĩ năng giao tiếp, ứng xử là cơ sở để
mỗi người có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình
nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh và trong cuộc sống
hàng ngày, người Việt Nam luôn quan tâm đến việc phát triển kĩ năng giao
tiếp, ứng xử do văn hóa con người Việt Nam thiên về tình hơn về lý, đề cao
vai trị của việc sử dụng ngơn ngữ để đảm bảo cho sự đồn kết nhất trí, cho
cuộc sống vui vẻ hài hịa. Vì vậy ca dao Việt Nam có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.”
Người Việt Nam chúng ta ln nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng
phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã gây mất lịng người
khác. Ơng cha ta có câu thành ngữ “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ” hay “Uốn



Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

lưỡi bảy lần trước khi nói”. Hơn nữa, người Việt Nam rất coi trọng tinh
thần, luôn đặt tinh thần lên hàng đầu.
Thế nhưng chúng ta khơng cịn xa lạ gì và cũng có thể dễ dàng bắt
gặp chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và dường như việc này rất khó
khắc phục bởi những ngơn từ ấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào
trong tiềm thức của họ. Việc thay đổi một thói quen là điều không dễ dàng,
đặc biệt khi điều này lại không nhận được sự giáo dục từ những người
xung quanh hay từ xã hội. Giới trẻ - những thanh niên Việt Nam sẽ là lực
lượng trụ cột, lực lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng đất nước. Kĩ năng giao
tiếp, ứng xử trong giới trẻ sẽ thể hiện nhận thức và ý thức về đạo đức, văn
hóa và nó sẽ ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và văn hóa của những thế hệ
tiếp theo. Giao tiếp, ứng xử kém thể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược
lại. Những thế hệ tương lai làm chủ tương lai, vận mệnh đất nước có những
khiếm khuyết về văn hóa, đạo đức thì sẽ tác động tiêu cực đến mục tiêu xây
dựng, phát triển đất nước. Vì vậy, cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống, mà
trước hết là giáo dục cho giới trẻ về sự nhận thức đúng đắn và phát triển về
kĩ năng giao tiếp, ứng xử dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức truyền thống
tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay.
Theo Từ điển Tiếng Việt “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến
thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Kỹ năng giao tiếp là
quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định
hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất
định. Kỹ năng của con người thường được đánh giá qua các thao tác, các
hoạt động cụ thể và hiệu quả thực tiễn. Nhưng để có kỹ năng tốt, con người
cần có hiểu biết đúng về những gì mình đang làm, đang thực hiện.
Một người có thể bắt chước người khác nhiều thao tác và làm nhiều

lần rồi trở nên thành thục, hoặc thành thói quen. Kỹ năng như vậy được
đánh giá là đã có, nhưng thụ động, chưa đầy đủ. Những kỹ năng này chỉ
phù hợp trong một số lĩnh vực kỹ thuật có thao tác đơn giản.


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

Người có kỹ năng tốt là người có khả năng làm đúng và chính xác
các yêu cầu về nghiệp vụ, nhưng đồng thời hiểu được vì sao lại cần làm
như vậy. Chỉ khi họ thao tác thành thạo với tất cả tâm huyết và sự chủ động
của mình, khi đó mới được coi là kỹ năng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với kỹ năng giao tiếp, vì kỹ năng này không chỉ là những thao tác đơn
thuần với máy móc mà là sự thể hiện hành vi đối với con người.
Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con
người. Trong quá trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thơng tin,
cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Chẳng hạn: Hàng
ngày, tại các trường học, giáo viên giảng dạy và thường xuyên trao đổi,
giao tiếp với học sinh, sinh viên. Trong quá trình giao tiếp này, hai bên trao
đổi thông tin, bàn luận về kiến thức với nhau và qua đó, học sinh, sinh viên
được truyền đạt kiến thức từ người giáo viên.
Ứng xử là cách thức con người lựa chọn để đối xử với nhau trong
giao tiếp sao cho phù hợp và hiệu quả. Ứng xử là phản ứng của con người
khi nhận được cách đối xử của người khác, trong những tình huống cụ thể
trong đời sống thường ngày. Chẳng hạn: Trường hợp 1: Khi ở lớp học, thấy
học sinh có biểu hiện chểnh mảng, buồn bã, không chịu học hành, giáo viên
thường thể hiện thái độ ân cần, hỏi han để nắm tình hình học sinh, nhờ đó
mà học sinh an tâm kể chuyện cho giáo viên để cùng nhau giải quyết vấn
đề. Trường hợp 2: Trong khi điều trị, tuy rất đau đớn, nhưng trước thái độ
ân cần của các y, bác sĩ, người bệnh vẫn cố gắng chịu đựng, nói lời cảm ơn

đến họ. Hai trường hợp trên cho thấy mọi người đều đã lựa chọn cách ứng
xử phù hợp và điều đó mang lại hiệu quả trong hoạt động xã hội. Từ tìm
hiểu về kĩ năng, giao tiếp và ứng xử, ta rút ra định nghĩa sau: Kĩ năng giao
tiếp, ứng xử là những hành vi ứng xử được con người lựa chọn khi giao
tiếp với nhau, sao cho vừa đạt được mục đích giao tiếp ở một mức độ nhất
định, vừa mang lại sự hài lòng cho các bên, phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể.


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

Văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt chúng ta đã được hình
thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái
đẹp trong văn hóa ứng xử, giao tiếp được cha ơng ta lưu giữ, truyền lại từ
đời này sang đời sau. Ngày nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng
kĩ năng giao tiếp, ứng xử của giới trẻ Việt Nam vẫn còn lưu giữ được
những nét truyền thống trong sáng, tốt đẹp.
Từ những kiến thức ở trên, ta đưa ra định nghĩa về kĩ năng giao tiếp,
ứng xử của giới trẻ như sau: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử của giới trẻ là hành
vi ứng xử được những người trẻ lựa chọn khi giao tiếp với nhau, sao cho
vừa đạt được mục đích giao tiếp ở một mức độ nhất định, vừa mang lại sự
hài lòng cho các bên, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ
quan trọng trong thế kỷ 21 của giới trẻ nói riêng và con người nói chung.
Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được
đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu
quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Tầm quan
trọng của kĩ năng giao tiếp, ứng xử đối với người trẻ được thể hiện dưới
đây:

Thứ nhất, đối với đời sống xã hội, giao tiếp chính là điều kiện đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội là một tập hợp người có
mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Nếu con người tồn tại, sinh sống
trong một mơi trường mà khơng có mối quan hệ qua lại với nhau, mỗi cá
nhân chỉ biết đến bản thân mình, khơng giao lưu, tiếp xúc với mọi người
xung quanh thì đó khơng phải là một xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạc
những cá nhân đơn lẻ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người
trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển. Chẳng hạn nền sản xuất
hàng hóa có phát triển được là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản
xuất và người tiêu dùng, người sản xuất nắm được nhu cầu của người tiêu


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

dùng, sản xuất ra những hàng hóa đáp ứng được những nhu cầu đó, nghĩa
là được người tiêu dùng chấp nhận và từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ hai, đối với đời sống cá nhân. Trong đời sống của mỗi con
người, đặc biệt là với những người trẻ tuổi, vai trò của giao tiếp được biểu
hiện ở những điểm cơ bản sau: Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách
cá nhân phát triển bình thường. Về bản chất, con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các
mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội,
kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản của riêng mình. Trong
giao tiếp nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức
được hình thành và phát triển.
Khi chúng ta tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận
thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tồn tại trong xã hội,
tức là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu;
cái gì đẹp, cái gì khơng đẹp; cái gì cần làm, cái gì khơng nên làm mà từ đó

thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm
tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không
tôn trọng người khác…chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá
trình giao tiếp xã hội.
Tiếp đó, giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu khác của con người.
Những nhu cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa
nhận, nhu cầu được quan tâm, nhu cầu được hòa nhập vào những nhóm xã
hội nhất định…chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp. Theo các nhà tâm lí học,
trong cuộc đời của mỗi con người, nhu cầu giao tiếp xuất hiện từ rất sớm.
Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu được thương yêu,
nhu cầu được an toàn, khoảng 2 – 3 tháng tuổi đứa trẻ đã có thể “trị
chuyện” với người lớn. Những thiếu hụt trong tiếp xúc với người lớn ở giai
đoạn ấu thơ sẽ để lại những dấu ấn tiêu cực trong tâm lí, nhân cách của con
người trưởng thành sau này. Và theo tâm lý học: Giao tiếp, ứng xử chính là


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm
thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Cuối cùng, giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. Điều
đó được thể hiện ở việc giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu
khơng có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm
thấy cô đơn và có khi trở thành rối loạn thần kinh, khơng có giao tiếp thì
khơng có sự tồn tại xã hội, vì xã hội ln là một cộng đồng người có sự
ràng buộc, liên kết với nhau. Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được
các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối
tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với
mục đích và nhiệm vụ giao tiếp, từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp

giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm
hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
Đặc biệt với giới trẻ hiện nay, giao tiếp, ứng xử được xem là một nhu
cầu tất yếu, cấp thiết. Khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp, các bạn trẻ
có thể nhận, truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao
tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh,
thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, do cảm xúc tạo ra. Qua giao tiếp, ứng
xử, bạn trẻ hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.
Đối với giới trẻ - đối tượng đang trong quá trình phát triển về nhân
cách, việc giao tiếp, ứng xử giúp họ dần hoàn thiện về năng lực tự ý thức.
Trong quá trình giao tiếp, các bạn trẻ nhận thức đánh giá bản thân mình dựa
trên cơ sở nhận thức đánh giá của người khác. Theo cách này, họ có xu
hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng khơng, thừa
nhận khơng. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của
mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có một nền giáo dục tiên
tiến, khơng ngừng đổi mới vì vậy mà tạo được môi trường trong sáng, lành
mạnh ngay từ trong gia đình, nhà trường. Một mơi trường như vậy, giúp


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

cho thanh niên Việt Nam được phát triển toàn diện về nhân cách, bao gồm
cả việc tăng cường kĩ năng mềm, tăng cường về khả năng giao tiếp, ứng xử
với bạn bè xung quanh, với gia đình và với xã hội.
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đất nước có sự giao lưu
văn hóa Đơng – Tây, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền với nhau. Vấn
đề về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc ngôn ngữ là điều vô cùng
quan trọng, những người trẻ đất nước ln biết gìn giữ sự trong sáng của

tiếng Việt, trong q trình tiếp thu văn hóa quốc tế, ln có sự chủ động,
sáng tạo, biết chọn lọc tiếp thu những giá trị tích cực và bài trừ, loại bỏ
những văn hóa xấu độc, trong đó có ngơn ngữ. Để đạt được thành cơng đó
là nhờ có đường lối, chính sách giáo dục đúng đắn, hợp lý của Đảng và
Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành vì một mục tiêu giữ gìn và
phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Trên không gian mạng, cộng đồng mạng Việt Nam (chủ yếu tham gia
là giới trẻ) phần lớn rất văn minh, xây dựng được văn hóa mạng tốt đẹp.
Nhiều bạn trẻ thông qua internet, truyền đạt nhiều kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm trong giao tiếp, ứng xử để góp phần phát huy khả năng giao tiếp
của mọi người. Hiện nay, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,
kĩ năng giao tiếp, ứng xử của giới trẻ Việt thể hiện qua việc chúng ta có
nhiều chiến dịch do các bạn trẻ tổ chức, thực hiện, tuyên truyền nhằm giúp
mọi người nâng cao nhận thức, cảnh giác với vi-rút Corona và vận động hỗ
trợ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây là một thành tựu đáng
mừng khi chúng ta xây dựng được một cộng đồng mạng với những thành
viên văn minh trong giao tiếp, ứng xử.
Bên cạnh những điểm mạnh, thành tựu trong việc phát huy kĩ năng
giao tiếp, ứng xử của giới trẻ. Chúng ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế
trong kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
Một số bộ phận bị lệch chuẩn trong văn hóa giao tiếp, ứng xử. Nhìn
ở góc độ xa hơn, văn hóa ứng xử cộng đồng và ứng xử với con người của


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

một bộ phận người trẻ thực sự có vấn đề, họ đề cao cái tơi của mình q
lớn, ln muốn chứng minh bản lĩnh bản thân, ln muốn mình phải là
người trung tâm, dễ dàng có những hành động bạo lực để giải quyết vấn đề.

Vì cái tơi cá nhân, họ có thể cãi cự với bất cứ ai, tranh luận, đàm phán gay
gắt cả với người lớn tuổi để chứng minh bản ngã đúng đắn của bản thân
mình. Ln cho rằng bị đáng giá thấp vì cịn trẻ, thiếu kinh nghiệm nhưng
họ coi đó là chuyện nhỏ và coi bản thân mình lớn hơn vì chính vì trẻ nên có
sức trẻ, có nhiệt huyết mạnh mẽ hơn.
Ðối với nhiều bạn trẻ, họ không biết cách để giao tiếp, ứng xử. Nhiều
bạn trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh một cách rất hồn nhiên, thiếu
câu thưa gửi. Họ không biết cách xưng hô với người trên, dưới sao cho
phải lẽ. Hoặc khi được nhà trường tạo cơ hội mời chun gia về nói chuyện
thì họ cũng mặc kệ không quan tâm. Không mấy bạn biết cách liên hệ, tạo
mối quan hệ cho sau này,…
Một số bạn trẻ mặc dù biết giao tiếp là cần thiết và quan trọng nhưng
ln có tâm lý e ngại, thụ động trong việc bắt chuyện với mọi người. Các
bạn mải mê nói chuyện riêng trong giờ nhưng không tự tin trước đám đông.
Do vậy, kỹ năng thuyết trình thường rất kém,… Hoặc ngay khi có những
điểm băn khoăn nhưng cũng khơng đứng lên hỏi thầy cô. Giao tiếp ở đây
không chỉ gồm nghe và nói mà cịn nhiều kỹ năng khác. Làm sao các bạn
trẻ có thể tự tin đi phỏng vấn, trình bày kế hoạch, dự định của mình trong
cơng việc? Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự tin, diễn đạt và lắng
nghe, thấu hiểu vấn đề.
Không thể phủ nhận rằng có những sinh viên đang suy nghĩ rất đơn
giản. Các bạn không ý thức được việc học kĩ năng giao tiếp, ứng xử quan
trọng thế nào. Các bạn cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên môn là đủ,
không cần giỏi giao tiếp làm gì, đây là một sai lầm lớn gây ra nhiều hệ lụy
về sau. Việc chủ quan, coi thường dẫn tới không chú trọng trau dồi, nâng
cao kĩ năng giao tiếp cũng là điều tất yếu. Để rồi đến khi ra trường, đứng


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001


trước nhà tuyển dụng, hàng trăm ứng viên tiềm năng khác các bạn mới biết
mình là ai và đang ở đâu. Để rồi đến khi đi làm các bạn mới biết tại sao
đồng nghiệp thăng tiến nhanh đến thế,…
Ngoài những trường hợp trên, số ít sinh viên khác hiểu được tầm
quan trọng của kỹ năng giao tiếp nhưng khá chểnh mảng. Họ có thể dành 2
- 3 tiếng để “cày” một bộ phim nhưng chỉ 10 - 15 phút để giao tiếp. Họ
thích nằm nhà ngủ cả sáng thay vì tham gia một buổi ngoại khóa, hội thảo.
Việc dành quá ít thời gian cho kỹ năng giao tiếp là không đủ. Đây là việc
cần thực hiện thường xuyên và liên tục.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm
túc về vấn đề này. Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho giới trẻ cần
được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để
tăng cường khả năng giap tiếp, ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa
phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với
các chuẩn mực của xã hội hiện đại.
Theo em, đối với giới trẻ, để nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử thì
cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, các bạn trẻ cần phải xác định rõ quan điểm của bản thân và
hiểu về đối phương. Chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩ bản thân muốn
diễn đạt, bắt đầu bằng việc xác định và phân tích quan điểm của chính
mình. Sau đó, chúng ta cần tìm hiểu về những quan điểm của đối tượng
giao tiếp. Một trong những kỹ năng của việc giao tiếp, ứng xử thơng minh
đó là nói những điều mà người khác muốn nghe.
Thứ hai, cá nhân bạn trẻ cần phải xác định nội dung giao tiếp. Có thể
quan điểm của mỗi người bao gồm nhiều luận cứ nhỏ nhưng trong một
cuộc giao tiếp hiệu quả, đôi khi, những ý kiến đó khơng đủ thời gian để
trình bày. Vì vậy, trước khi bắt đầu một đề tài nào đó, bạn trẻ hãy tập sắp
xếp các ý trước, ưu tiên nói những luận điểm quan trọng, dễ thuyết phục
trước. Chú ý, trong giao tiếp cần nói đúng vào trọng tâm, tránh lối nói vịng



Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

vo. Đặc biệt, giá trị trong lời nói sẽ đạt đến mức tối đa nếu chúng ta sử
dụng những cách nói dễ hiểu và tuyệt đối tránh nói thao thao bất tuyệt.
Thứ ba, một yếu tố quan trọng đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem
là yếu tố quan trọng nhất vì nó quyết định chất lượng cuộc giao tiếp. Cần
đặc biệt chú ý đến cách chọn lọc từ ngữ sử dụng khi diễn đạt. Bên cạnh đó,
cách phát âm đúng chuẩn cũng là yếu tố then chốt để người khác có thể
hiểu rõ những điều bạn trẻ muốn nói, rèn luyện cách sử dụng ngơn ngữ và
học phát âm thường xuyên để có thể truyền tải được hết thông điệp cần
truyền tải.
Yếu tố ngôn ngữ không chỉ được thể hiện trong giao tiếp trực tiếp.
Trong các cuộc giao tiếp gián tiếp, nó càng có chức năng quan trọng hơn
cả. Đặc biệt là trong văn viết, thể hiện nội dung qua văn bản, quan điểm
của chúng ta sẽ phụ thuộc hồn tồn vào ngơn ngữ. Ở đây được biểu hiện
bằng chữ viết.
Ngồi ra cịn có yếu tố phi ngơn ngữ. Yếu tố phi ngôn ngữ được thể
hiện qua nhiều mặt khác nhau. Tuy nhiên, nó là một yếu tố quan trọng
khơng kém ngơn ngữ trong q trình giao tiếp. Đầu tiên, giới trẻ cần luyện
tốt cách sử dụng giọng điệu cho phù hợp hoàn cảnh. Ngữ điệu của bạn sẽ
quyết định đến thái độ của người đối diện. Ví dụ, khi bạn sử dụng cách nói
bơng đùa, người đối thoại cũng sẽ có cảm giác thân thiện, thoải mái hơn.
Tuy nhiên, đừng qn sử dụng giọng nói quyết đốn vào những lúc cần
thiết. Nói nhỏ, ấp úng và thiếu tự tin sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong
giao tiếp. Các bạn trẻ nên luyện nói rõ ràng, nói to và dứt khốt.
Cuối cùng, chúng ta cần phải tơn trọng đối phương trong quá trình
giao tiếp, ứng xử. Thể hiện sự tôn trọng với đối tượng giao tiếp, ứng xử

bằng cách chủ động lắng nghe. Sự quan tâm đến những vấn đề mà người
khác đang chia sẻ không chỉ giúp chúng ta tăng thêm những kiến thức xã
hội mà cịn góp phần cải thiện mối quan hệ. Hãy thể hiện sự tơn trọng để
duy trì một cuộc hội thoại đạt hiệu quả tốt nhất.


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

Giới trẻ cần lắng nghe một cách chủ động, chấp nhận những điểm
khác biệt trong trường hợp quan điểm của hai bên lệch nhau. Nhưng, chúng
ta hãy tôn trọng những góc nhìn khác nhau, bình tĩnh suy xét và đi đến kết
quả chính xác. Như vậy mới có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề, tìm ra
chân lý thực tiễn. Để giao tiếp hiệu quả, chúng ta hãy tránh những tranh
luận gay gắt khơng đáng có.
Qua những kiến thức chia sẻ trong bài viết này, chúng ta phần nào đã
hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống
thường ngày. Việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống là điều rất cần thiết
bởi nó khơng chỉ thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi người tham gia giao
tiếp, mà cịn thiết thực góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, uy
tín con người Việt Nam trong q trình tồn cầu hóa hiện nay, lan tỏa ra
bạn bè quốc tế để biến đó thành sức mạnh cho sự phát triển. Là những
người trẻ, chúng ta cần học tập không ngừng, nỗ lực rèn luyện bản thân
trong đó có kĩ năng giao tiếp, ứng xử, đừng để đánh mất những giá trị cốt
lõi trong ngơn ngữ của văn hóa dân tộc.



×