Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Yếu tố tâm lý - xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay và một số kiến ngh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.69 KB, 34 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................2
Chương 1: Hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay .............................5
1.1. Nhận thức chung về hiện tượng vô cảm ...............................................5
1.1.1. Khái niệm về vô cảm ............................................................................5
1.1.2. Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm ..............................................7
1.1.3. Tác hại của hiện tượng vô cảm đối với sự hình thành và phát triển tâm
lý cá nhân.........................................................................................................9
1.2. Khái quát thực trạng về hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay ....11
1.2.1. Vài nét về lối sống của giới trẻ hiện nay ..............................................11
1.2.2. Những biểu hiện cụ thể của hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện
nay ..................................................................................................................12
Chương 2: Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm
trong giới trẻ hiện nay và một số kiến nghị ................................................15
2.1. Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ
hiện nay ..........................................................................................................15
2.1.1. Nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội của giới
trẻ còn kém .....................................................................................................15
2.1.2. Sự chênh lệch về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần ......................17
2.1.3. Môi trường giáo dục ngày càng trở nên bất ổn ....................................20
2.2. Một số kiến nghị .....................................................................................24
2.2.1. Đẩy mạnh vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách sống
của giới trẻ hiện nay .......................................................................................25
2.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong trường học.....................27
2.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương.....................29
KẾT LUẬN ...................................................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................34



2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi trên quả đất có sự sống, Thượng Đế đã sinh ra vạn loại, trong
đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban cho loài người
chúng ta một thứ quý báu, đó chính là “tình cảm”. Tình cảm cũng giống như
một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là sợi dây
gắn kết giữa con người và con người với nhau trong các mối quan hệ xã hội.
Tình thương yêu, sự chân thành, nỗi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ.
Tất cả đều xuất phát từ cái “tình” mà ra. Do đó, có thể nói cái hạnh phúc lớn
nhất của con người khi còn tồn tại trong cái thế giới này, đó chính là được
sống, được tắm mình trong cái biển cả đầy tình yêu thương của mọi người
Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện “đổi mới” vào năm 1986, đã
có những biến chuyển liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây.
Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta những tích cực rất đáng ghi nhận. Đó
là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất của
nhân dân được cải thiện một cách đáng kể. Nhưng đồng thời, sự thay đổi này
cũng mang lại cho xã hội ta không ít những tiêu cực, những mặt trái của cuộc
sống, của nền kinh tế thị trường. Trong đó, có sự suy đồi về đạo đức, nhân
phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ
thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là
một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần
gũi diễn ra xung quanh họ.
Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn, mà không cảm thấy đau xót, phẫn
nộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim. Đứng trước điều tốt đẹp, những nhân
cách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấy
rung động tâm can. Và gần đây nhất là bạo lực học đường - hiện tượng vô
cảm trong giới học sinh - sinh viên đã gây ra nhiều tranh cãi trong ngành giáo
dục nước ta. Bên cạnh đó còn là sự vô tâm trước một môi trường đang cần sự

trợ giúp của giới trẻ hay một hành động đẹp khi thấy người bị tai nạn khi
tham gia giao thông.


3

Có thể nói, truyền thống yêu nước, tương thân, tương ái và tinh thần
đoàn kết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống quí báu và tự hào của dân
tộc ta. Trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước
công nghiệp hóa, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là
người Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con
người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Thanh niên
Việt Nam, những người trẻ tuổi, với sự năng nổ và đầy nhiệt huyết, là một
trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Song hiện
nay, giới trẻ Việt Nam với sự tác động quá nhiều của môi trường đã khiến họ
ngày càng buông thả, tự đánh mất mình trong cuộc sống. Hơn nữa, từ nhận
thức lệch lạc về cuộc sống khiến họ có những suy nghĩ, hành động đi ngược
lại với đạo lí làm người, với truyền thống cao đẹp của dân tộc. Vấn đề đặt ra
là làm sao để giới trẻ ngày nay nhận ra, trong cuộc sống tấp nập chạy đua để
kiếm sống, tình nhân ái vẫn là nhân cách đáng quý nhất của mỗi người. Và vô
cảm là gì? Những yếu tố nào dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện
nay? Phải chăng, không có giải pháp nào để thay đổi nhận thức trong giới trẻ?
Với những lí do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Yếu tố tâm lý - xã hội
dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay và một số kiến nghị.”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong
giới trẻ hiện nay.

- Tìm ra những biện pháp ngăn ngừa hiện tượng vô cảm và xây dựng lối
sống cao đẹp, đầy tình người trong giới trẻ Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những yếu tố tâm lý - xã hội dẫn đến tượng vô
cảm trong giới trẻ hiện nay (vô cảm trong bạo lực học đường, vô cảm trước
môi trường đang bị đe dọa hay khi tham gia giao thông)
- Về không gian: Trên phạm vi cả nước
5. Phương pháp nghiên cứu


4

- Chuyên đề nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và các phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích –
tổng hợp, phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp thu thập thông tin
(giáo trình, báo chí, internet…)…..
6. Bố cục chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề bao gồm hai
chương:
Chương 1: Hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
Chương 2: Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm
trong giới trẻ hiện nay và một số kiến nghị


5

CHƯƠNG 1
HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
1.1. Nhận thức chung về hiện tượng vô cảm
1.1.1. Khái niệm về vô cảm

Từ xa xưa, lý trí được xem là thành tựu cao nhất của con người, ngược
lại tình cảm lại bị coi rẻ như là ngu ngốc và không tin cậy được. Tình cảm
trong văn hóa phương Tây không được đánh giá cao. Từ Platon qua
Aristoteles cho đến những người của thời kỳ sau này, lý trí luôn được xem là
vượt trội - ngược lại, tình cảm bị coi là sơ đẳng, ngu ngốc, thú vật, không thể
tin cậy được và nguy hiểm. Trong vòng 20 năm vừa qua, sự đánh giá tình
cảm này đã trải qua một biến đổi sâu sắc. Các nhà thần kinh học hiện đã kết
luận rằng tình cảm không phải ngu ngốc và sơ đẳng mà có trí tuệ dưới hình
thức riêng của nó. Chúng ta sẽ không hoàn hảo nếu như không có chúng. Hay
nói ngắn gọn hơn: không có cảm xúc thì con người không phải là con người.
Như J.Piagiê (1896 - 1980), nhà tâm lí học Thụy Sĩ cho rằng: “ mỗi
ứng xử bao hàm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức hay cấu trúc. Mặt
năng lượng là do cảm xúc tạo ra, còn cấu trúc hay nhận thức là kết quả của trí
tuệ. Một hành động trí tuệ bao hàm sự điều tiết năng lượng liên quan tới cảm
xúc. Cảm xúc và nhận thức không thể tách rời nhau” . Vưgôtxki (1896 –
1934), nhà tâm lí học người Nga cho rằng: “việc phân tích một ý nghĩ nào đó
chỉ đúng khi phát hiện ra được bình diện động cơ, cảm xúc bên trong”. Do đó,
cảm xúc đảm nhận một chức năng quan trọng sống còn, đã từ lâu người ta
không còn hoài nghi về điều này nữa - nhưng như thế nào thì vẫn còn là câu
đố. Các nhà khoa học chỉ biết rõ là không có một trung tâm nhất định cho
cảm xúc, tình cảm của chúng ta được tạo nên bởi nhiều mạng lưới tế bào thần
kinh phức tạp.
Để đánh giá cảm xúc, hiện nay đã xuất hiện một khái niệm mới được
nhiều người quan tâm, đó là trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ xúc cảm (emotional
intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc
(emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả
năng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ


6


xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm
xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. Trí tuệ xúc
cảm là nhánh nghiên cứu tương đối mới của ngành tâm lý học. Do đó, định
nghĩa về trí tuệ xúc cảm không ngừng thay đổi.
Các chuyên gia tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu và đúc kết năm yếu tố
nhận diện trí tuệ cảm xúc, trong đó có yếu tố thấu cảm. Đây cũng là một trong
nhân tố quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Thấu cảm là khả năng nhận ra và hiểu
được những gì mà những người xung quanh bạn muốn gì, cần gì và những
quan điểm của họ. Người có khả năng thấu hiểu tốt sẽ cảm nhận được cảm
xúc của người khác, ngay cả khi cảm giác đó không được rõ ràng. Kết quả
là, người có khả năng thấu cảm thường quản lý rất tốt mối quan hệ, biết lắng
nghe hiểu được những mối quan hệ liên quan. Họ tránh sự khuôn mẫu và
phán đoán quá nhanh và sống cuộc sống của họ một cách rất mở và trung
thực.
Song, nếu chỉ số này ở người nào đó quá thấp thì có thể khẳng định
khả năng nhận thức và ứng xử, điều chỉnh hành vi trước một sự việc, hiện
tượng nào đó của người này kém. Hay nói theo cách hiểu khác, người đó vô
cảm. Tuy nhiên, khái niệm vô cảm thì có nhiều cách hiểu. Theo từ điển tâm lí
học của GS.TS. Vũ Dũng thì “vô cảm (chứng) là trạng thái được đặc trưng
bởi sự thụ động của cảm xúc, sự thờ ơ, sự đơn giản hóa tình cảm, sự bàng
quang đối với các sự kiện diễn ra xung quanh và sự suy yếu động cơ, hứng
thú. Chứng vô cảm diễn ra trên nền tảng giảm sút tính tích cực vận động và
tích cực tâm lí. Chứng vô cảm có thể dài hạn hay ngắn hạn. Chứng vô cảm
được hình thành do rối nhiễu tâm lí kéo dài, đôi khi xuất hiện trong các tổn
thương não thực thể, trong chậm phát triển trí tuệ hoặc trong các bệnh thực
thể kéo dài, mãn tính”. Khái niệm này xét vô cảm vừa ở mức độ trạng thái,
nhận thức, vừa xem nó như là một chứng bệnh.
Ta có thể hiểu vô cảm là một trạng thái không có cảm xúc, hay nói
đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở vào thời điểm đó, con người

không có cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật,
sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là không đụng chạm trực
tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.


7

Vô cảm không chỉ dừng lại ở trạng thái không có cảm xúc, không
buồn, không vui, không giận hờn, yêu ghét, mà trái tim của người vô cảm
không còn biết rung động trước bất kì điều gì. Những người sống vô cảm, họ
luôn luôn không quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện
trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước.
Họ sống tách biệt bản thân với xã hội.
1.1.2. Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm
Ngày qua ngày, dòng người tấp nập trong cuộc sống với bao bộn bề,
và hiện tượng vô cảm dường như xảy ra quanh ta, hiển hiện ngay trước mắt
ta. Dân gian có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Những người bị mù
mắt thật đáng thương, nhưng vẫn không đáng sợ bằng những kẻ mắt sáng mà
tim mù.
Vô cảm trước cái tốt, bắt nguồn từ sự thờ ơ với xã hội, thờ ơ với cộng
đồng. Những người vô cảm chỉ biết vuông vén cho bản thân và gia đình, còn
tình làng nghĩa xóm, “thương người như thể thương thân” với họ dường như
trở nên quá xa lạ. Nhà hàng xóm bị mất trộm hay có người thân vừa qua đời,
họ dửng dưng, thờ ơ như không có chuyện gì, nếu có cũng chỉ là những hành
động mang tính gượng ép mà không xuất phát từ lòng chân thành. Ngoài xã
hội, người vô cảm đem đến những luồng gió lạnh cho cuộc sống. Họ dường
như không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, họ thờ ơ với tất cả những gì diễn
ra xung quanh mà đối với họ là không liên quan, không ảnh hưởng đến. Thời
gian gần đây, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam
vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về

hành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua. Cháu phải chịu
cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn và giữa một khu dân
cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến. Ở một
đơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sát
khu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựu
chiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ. Vậy mà một số phận con người đày
đoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết. Cơ quan chức năng thì không
biết với lý do là không được cháu Bình tố cáo. Ngay cả cơ quan chức năng


8

(được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khi
đứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: “chỉ khởi tố vụ án,
khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo”. Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rất
may mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm - bà Hà Thị
Bình, bán hàng ở chợ đã giải thoát cho cháu. Người đàn bà đó có phẩm chất
và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chính
quyền, đoàn thể ở phường, ở quận.
Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm vẫn diễn ra hàng ngày, hàng
giờ trong xã hội. Chuyện người ta không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp
khó khăn trong khi có đủ điều kiện là điều không hiếm. Thậm chí có kẻ còn
nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. Như trường hợp của một
người đàn ông bị cướp vào chiều 16/6/2011 tại ngã năm An Dương Vương
(đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh
thuộc phường 8 và 9, quận 5, TPHCM). Nhờ sự nhanh trí, người đàn ông này
giữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu
thoát. Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách
toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của
người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong

khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước
ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn. Chỉ trong vòng chưa tới
hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người “hôi
của” quá vô tâm và đi mất. Không biết những người lượm tiền có biết đó là
tiền của người đàn ông đó hay không, hay là nghĩ đó là tiền từ trên trời rơi
xuống.
Hơn thế nữa, hiện tượng vô cảm còn đáng sợ ở những con người được
giao trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả hoặc có địa vị xã hội. Ví như một bệnh
viện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội ngũ thầy thuốc có trình độ
cao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc có thái độ vô cảm với bệnh nhân cũng
đủ gây tai họa cho người bệnh. Điều này xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình của
đội ngũ y bác sĩ. Họ không có niềm đam mê trong công việc, không muốn
gần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thương
yêu người bệnh. Lương y như từ mẫu nhưng khi vị từ mẫu ấy vô cảm thì cái


9

chết của bệnh nhân là điều dễ hiểu. Đó là trường hợp của em Dương Thị Thu
Hiền ở huyện Năm Căn, Cà Mau sau khi bị cưỡng hiếp và bị chấn thương sọ
não được đưa vào bệnh viên Năm Căn nhưng sự thờ ơ không kiểm tra bệnh
tình của bệnh nhân khiến em đã phải ra đi trong sự tức tưởi của người thân và
những người chứng kiến. Hay việc những người có chức trách trong xã hội
không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình
bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Vụ Công ty CP
Dịch vụ Sonadezi Long Thành (Sonadezi) xả nước thải chưa qua xử lý ra sông
Đồng Nai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống, sinh hoạt
của hàng trăm hộ dân ở huyện Long Thành (Đồng Nai) mà báo chí đăng tải
thời gian qua, đang gây bức xúc dư luận về một kiểu kiếm lợi bất chính, bất
chấp lợi ích cộng đồng. Có thể gọi vụ vi phạm này là “Vedan 2”, bởi tính

chất, mức độ và sự thiệt hại về sức khỏe của người dân và lợi ích của cá nhân,
tổ chức trong cộng đồng là không thua kém. Nhiều hộ dân bỗng chốc trắng
tay, từ cuộc sống khá giả, đủ đầy trở thành lao động làm thuê, nợ nần chồng
chất vì hậu quả ô nhiễm môi trường. Càng bức xúc hơn khi biết được nhiều
năm qua hàng chục hộ dân đã nhiều lần viết đơn kêu cứu gửi đến nhiều cơ
quan có thẩm quyền, nhưng không đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nào trả
lời cho họ. Tất cả những nơi mà họ gửi đơn tới đều vô cảm trước những thiệt
hại mà họ phải gánh chịu nhiều năm qua. Thậm chí, có những cán bộ giải
quyết chính sách đã thu bớt của công của những thương binh, những gia đình
chính sách, của những người tàn tật, những gia đình hộ nghèo như báo chí đã
từng nêu lên. Trận lũ kinh hoàng tháng 8/2007, hàng ngàn ngôi nhà ở Hà Tĩnh
bị trôi, hàng ngàn hộ dân phải sống nhờ vào hàng cứu trợ. Như người dân ở
thôn Kinh Nhuận, xã Cảnh Hóa huyện Quảng Trạch được huyện, tỉnh hỗ trợ
mỗi hộ 10 triệu đồng, tuy nhiên các hộ dân này bị ép nộp lại 7 triệu cho tập
thể cán bộ thôn Kinh Nhuận để chia chác nếu không sẽ không được nhận tiền
cứu trợ.
1.1.3. Tác hại của hiện tượng vô cảm đối với sự hình thành và phát
triển tâm lý cá nhân


10

Mặc dù đã trưởng thành, nhưng mỗi lần quay ngược thời gian về
những kí ức tuổi thơ đã qua, mỗi người không khó khăn để nhận ra rằng, khi
còn nhỏ, tâm hồn chúng ta đều nhạy cảm. Có thể nói, trẻ thơ dễ xúc động
trước những niềm vui, nỗi buồn dù rất nhỏ. Nhiều em xuýt xoa, thậm chí oà
khóc khi con mèo bị đau hoặc vui sướng đến nhảy cẫng lên khi được ai tặng
mấy cái kẹo. Nhưng rồi, cùng với thời gian và sự trải nghiệm cuộc đời, có
những trái tim đã trở nên chai sạn. Điều đáng sợ của hiện tượng này là nó
khiến con người trở nên ích kỷ, độc ác và tàn nhẫn hơn. Họ chỉ biết nghĩ đến

cái lợi của bản thân mình mà quên lợi ích chung, dẫn đến những lời nói, hành
động, thái độ vô tâm, vô tình, nguy hiểm hơn nữa là sự vô nhân tính, mất
nhân đạo. Ví như việc nhìn thấy một người bị tai nạn giao thông, mặc dù biết
mình có điều kiện để có thể đưa người ta tới bệnh viện, nhưng có thể vì tính
cá nhân quá lớn, họ thờ ơ bỏ đi, mặc nạn nhân sống chết ra sao. Một trong
những điển hình ấy được thể hiện trong buổi chiều 13/8/2011, từ vụ tai nạn xe
máy của một thanh niên tại quận 3, TPHCM. Người thanh niên bị nạn do va
quệt xe máy nằm bất tỉnh dưới đường, nhưng những hành khách ngồi trên
chiếc xe buýt dừng ngay trước nạn nhân vẫn ung dung ngồi xem. Nhiều người
khác sẵn sàng vi phạm luật giao thông khi phóng như bay để vượt qua đèn đỏ,
với “mục tiêu” duy nhất là tiết kiệm được vài giây, song họ lại sẵn sàng đứng
lì trên phố, “ngắm” người bị nạn nằm bất động dưới lòng đường. Nếu như
sau đó không có ba thanh niên trong đội phản ứng nhanh của Thành đoàn
TPHCM đứng ra chặn đường, yêu cầu các xe ô tô trợ giúp chở người bị nạn
đi cấp cứu thì không biết hậu quả sẽ ra sao.
Hay hình ảnh hàng chục tấn rác bị đổ tràn lan xuống lòng sông, cây
cầu vốn nhỏ hẹp cũng bị rác “ngoạm” dần. Hai bên đầu cầu, rác chất thành
“núi”, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, dòng chảy bị thu hẹp lại.
Đây là tình trạng “bức tử” của sông Đáy tại khu vực cầu 72 II (thuộc địa bàn
xã Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội). Theo người dân khu vực cho biết, cầu 72II
bắc qua sông Đáy, là đầu mối giao thông nối huyện Quốc Oai với huyện Hoài
Đức. Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, cây cầu này bị biến thành bãi đổ
rác của người dân thuộc địa phận các xã Cộng Hòa (Quốc Oai) và Vân Côn
(Hoài Đức). Bà Nguyễn Thị Mai (60 tuổi) người dân xã Vân Côn phản ánh:


11

"Cách đây vài năm, chỉ có một số cá nhân, hộ gia đình sinh sống ở gần bờ
sông mang rác ra đổ. Thế nhưng, người nọ nhìn thấy người kia đổ thì cứ

khuôn rác ra đổ theo”. Có thể thấy hiện tượng vô cảm đã thực sự ăn sâu vào
người dân xã Vân Côn, mặc kệ người khác đổ rác, mặc kệ môi trường bị ô
nhiễm. Họ vẫn tiếp tay cho hành động xấu trên và trở thành người trực tiếp
phá hoại môi trường sống của nhiều người.
Có thể nói vòng tròn tình yêu mỗi ngày một nhỏ hẹp, họ chỉ quan tâm
đến gia đình mình mà không cần để ý đến môi trường xung quanh và điều đó
khiến nhiều người trở nên hẹp hòi, mất hẳn động cơ làm người tốt, rồi họ trở
nên vô cảm lúc nào mà không hề hay biết. Tiến sĩ Trương Văn Vỹ, nhà
nghiên cứu xã hội học tội phạm (ĐHKHXH&NV TPHCM) đã đưa ra một kết
luận rùng mình rằng: “Tất cả mầm mống tội ác đều phải được nuôi dưỡng từ
trước. Và cái nôi của nó chính là sự vô cảm”. Vì thế một xã hội chứa đựng
nhiều vô cảm chính là câu trả lời vì sao mà ngày nay cái xấu, cái ác lại có thể
dễ dàng bộc phát đến như vậy.
Vô cảm là một hiện tượng mang tính xã hội và có nguy cơ lây lan rất
nhanh. Một người vô cảm, mọi người xung quanh vô cảm theo và cuối cùng
có thể là cả một xã hội vô cảm. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất
nước mà những người sống trong đó vô cảm, không gắn kết, không giúp đỡ
nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ bị sụp đổ và tiêu
hủy.
1.2. Khái quát về hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
1.2.1. Vài nét về lối sống của giới trẻ hiện nay
Thế kỉ XXI đã bước qua thập kỉ thứ nhất với sự tiến bộ của đất nước
trong nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Và bây giờ
là lúc các giá trị cá nhân được tôn trọng hơn xưa nhiều. Dường như tất cả xã
hội đang hướng tới để khẳng định cho giá trị bản thân của mỗi con người.
Nhưng có lẽ, ý thức về cá nhân phát triển mạnh mẽ hơn cả trong thế hệ trẻ
Việt Nam hiện nay.
Trong thời đại ngày nay, điều đáng ghi nhận nhiều nhất là sự tự giác
nỗ lực hăng say tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của không ít giới trẻ. Họ xứng



12

đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong số đó, vẫn có không ít
bạn trẻ sinh ra ở những vùng quê nhỏ bé, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Nhưng với ý chí đổi đời và ước vọng giúp ích họ đã tạo động lực giúp họ
vươn lên cố gắng vượt qua những khó khăn của cuộc sống để thực hiện ước
mơ. Và rồi với nghị lực và ý chí kiên cường ấy, họ vượt lên làm chủ cuộc
sống, đồng thời cống hiến sức mình cho xã hội.
Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực đó, lối sống của giới trẻ hiện
nay lại được xã hội quan tâm và chú ý nhiều hơn bởi chúng có quá nhiều quan
niệm lệch lạc và không lành mạnh. Giới trẻ ngày nay đang chạy theo lối sống
hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu. Họ bỏ qua những giá trị đạo
đức, là nền tảng cốt yếu của con người và chà đạp lên những gì gọi là thiêng
liêng nhất của cội nguồn. Bên cạnh đó còn là sự xuống dốc về đạo đức của
một số người lớn. Đây chính là kết quả của sự mở cửa về văn hóa quá nhanh.
Không biết từ khi nào xã hội Việt Nam chúng ta lại đánh giá chúng ta theo
tiêu chuẩn phương Tây. Lối đánh giá đó đi vào đời sống người Việt, từ công
sở cho đến bên ngoài xã hội. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo
dục cũng như những người có trách nhiệm.
“Giới trẻ là tương lai của toàn nhân loại”. Đó là câu khẳng định
nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho
tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế
hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo
những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần.
1.2.2. Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
Vô cảm trong giới trẻ bắt nguồn từ chính sự nhận thức về giá trị cộng
đồng quá kém. Tâm lý sống "chỉ biết mình" khá phổ biến trong giới trẻ ngày
nay. Thêm vào đó, tính ích kỉ chỉ lo cho bản thân mình nên họ thờ ơ với
những khó khăn cần đến sự giúp đỡ của họ. Đi xe buýt thấy người già, trẻ em

nhưng lại không nhường chỗ, cứ dửng dưng như không có chuyện gì. Trên
trang baomoi.com vào ngày 13/06/2011có bài đăng “ Bác ấy già nhưng còn
khỏe nên không cần nhường ghế” của một bạn đọc trẻ khi bức xúc về một
thanh niên không chịu nhường ghế cho người lớn tuổi. Trong bài viết có đoạn


13

“Tôi cảm thấy quá bất bình khi phải chứng kiến một nam thanh niên khỏe
mạnh, cãi nhau với người thu vé chỉ vì cậu thanh niên không chịu nhường chỗ
cho người già với lý do: người tuy già nhưng trông vẫn còn khỏe mạnh.
Người thu vé nhẹ nhàng đề nghị: “ thanh niên khỏe mạnh ơi! Em nhường ghế
cho bác lớn tuổi ngồi được không?”. “Bác ấy già bạc đầu nhưng trông còn
khỏe lắm, có khi còn khỏe hơn em ấy chứ, đâu cần phải nhường ghế làm gì!”
- người thanh niên đáp lại. Tôi thấy buồn cho ý nghĩ nông cạn của một thanh
niên trông vẻ ngoài rất hào nhoáng này, tôi nói với bạn ấy rằng: “Giả sử, bác
hôm nay đứng đây là mẹ bạn thì bạn có thấy chạnh lòng suy nghĩ hay
không?” Cậu ta ấm ức không trả lời ném về phía tôi và bác phụ xe một cái
nhìn hằn học.” Qua đây có thể thấy rằng tấm lòng tương thân tương ái của
một bộ phận giới trẻ hiện nay quá kém. Hay chính bản thân họ là những
người gây ra tai nạn, nhưng dường như tính cá nhân quá lớn nên đã gây ra
nhiều cái chết thảm thương. Như vụ tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh mới đây, ba
thanh niên Nguyễn Trọng Trường (học sinh lớp 11 tại Trung tâm Giáo dục
thường xuyên Cẩm Xuyên), Nguyễn Trọng Thiều (sinh năm 1991, sinh viên
Đại học Kỹ thuật Vinh) và Trần Đắc An (sinh năm 1989) cùng đèo trên một
chiếc xe máy. Khi đến địa phận xã Cẩm Hưng, do trời mưa, lại phóng nhanh
nên chiếc xe đã mất lái và đâm thẳng vào ông Mại (ở xã kế bên) đang đi bộ
ven đường. Sau cú đâm mạnh, ông Mại bị hất xuống mương nằm bất tỉnh.
Mặc dù thấy nạn nhân bị thương nặng nhưng cả ba đối tượng vẫn phóng lên
xe máy bỏ trốn dẫn đến cái chết thương tâm của ông Mại vì không được đưa

tới bệnh viện.
Đất nước ngày một đi lên, nhiều gia đình đã thoát khỏi cảnh đói nghèo
nhờ sự nỗ lực vươn lên không ngừng. Bên mặt tích cực đạt được đó, đã xuất
hiện những hiện tượng tiêu cực gây đau lòng. Chính vì chạy theo những giá
trị vật chất mà họ đã bỏ quên những giá trị tinh thần, đạo lí “thương người
như thể thương thân” của cha ông ta. Cuộc sống bôn chen của đa số giới trẻ
hiện nay đã khiến họ đánh mất đi tình thương người trong họ. Theo kết quả
điều tra tại một đề tài nghiên cứu khoa học do Trường ĐHSP Hà Nội thực
hiện mang tên "Thực trạng biểu hiện của một số xúc cảm và kỹ năng đương
đầu với xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên", 28% học sinh được hỏi sẽ làm gì khi


14

thấy bạn gặp khó khăn đã chọn cách “lảng tránh” với những câu trả lời như
"tham gia vào thêm rắc rối", "em sẽ phớt lờ"....Hay trường hợp của bà Hương,
chủ một cửa hàng bán tạp hóa tại thị trấn Liễu Đề (Nam Định) kể lại rằng vài
ngày trước, bà thấy một bé gái đạp xe đi học đến đoạn trước cửa nhà mình thì
bị ngã, chảy máu đầu gối. "Khi con bé còn đang loay hoay chưa ra được khỏi
xe thì có mấy đứa con gái đạp xe đi qua, thấy vậy chửi: mày đi gọn vào, nằm
lăn ra đường đợi mẹ mày đến đỡ à!". Bà nhớ lại: "ngày xưa tầm tuổi chúng tôi
mà thấy thế thì thể nào cũng dừng lại hỏi han xem em bé có bị đau không,
bọn trẻ bây giờ vô tình vô nghĩa quá” - bà lắc đầu buồn bã nói.
Song song với việc nhận thức là việc học theo của đa số giới trẻ từ xã
hội thông qua các phương tiện truyền thông internet. Trong đoạn clip quay
cảnh nữ sinh trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đánh bạn ở vườn hoa
Lý Thái Tổ gần đây, ngoài cảnh một nữ sinh mặc áo kẻ sẫm màu liên tục túm
tóc, kéo lê, dùng chân đi giày đá vào mặt một bạn gái mặc áo phông trắng,
chúng ta còn dễ dàng nhìn thấy ở ghế đá cạnh đó, một số học sinh đeo cặp
sách thản nhiên ngồi xem, một số khác còn xông vào đánh hội đồng, xúm lại

ghi hình. Trong hành động tưởng như vô tư ấy là sự vô tâm đến mức vô cảm.
Sự vô cảm có sức lan truyền, lây nhiễm mạnh mẽ giữa đám đông. Ít ai có thể
ngờ, những gương mặt ngây thơ còn khoác áo trắng đồng phục trên mình lại
có thể thờ ơ đến vậy trước đau đớn của bạn bè và đồng loại. “Thật khó hiểu
khi những cô bé, cậu bé tuổi teen, ngày ngày cắp sách đến trường học bao
điều tốt đẹp lại có thể dửng dưng trước những hành động độc ác như thế.
Mình khá bất ngờ vì không một ai trong các em tỏ ra phẫn nộ, xông vào can
ngăn hay gọi người lớn can thiệp. Có lẽ giới trẻ đang bị vô cảm hóa” - bạn
Nguyễn Thị Bích - sinh viên HVBCTT nhận xét.


15

CHƯƠNG 2
NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG VÔ
CẢM TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới
trẻ hiện nay
2.1.1. Nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội
của giới trẻ còn kém
Cá nhân là một khái niệm chỉ những con người cụ thể như một chỉnh
thể đơn nhất, bao gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể, khác biệt với
những cá nhân khác về cơ chất, tâm lý, trình độ hiểu biết và nhân cách. Khái
niệm cá nhân khác khái niệm con người. Con người là khái niệm dùng để chỉ
tính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân. Nguyên tắc cơ bản
của việc xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể cũng như mối quan hệ
giữa cá nhân và các cộng đồng xã hội nói chung chính là mối quan hệ giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Đó cũng là mối quan hệ vừa có sự thống
nhất vừa có mâu thuẫn.
Mỗi cá nhân với tư cách là một con người, không bao giờ có thể tách

rời khỏi những cộng đồng xã hội nhất định, đồng thời mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội là hiện tượng có tính lịch sử. Là một hiện tượng lịch sử, quan
hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, trong đó, sự
thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này
bằng hình thái kinh tế - xã hội khác. Trong giai đoạn cộng sản nguyên thuỷ,
không có sự đối kháng giữa cá nhân và xã hội. Lợi ích cá nhân và lợi ích xã
hội căn bản là thống nhất. Khi xã hội phân chia giai cấp, quan hệ cá nhân và
xã hội vừa có thống nhất vừa có mâu thuẫn và mâu thuẫn đối kháng. Trong
chủ nghĩa xã hội, những điều kiện của xã hội mới tạo tiền đề cho cá nhân, để
mỗi cá nhân phát huy năng lực và bản sắc riêng của mình, phù hợp với lợi ích
và mục tiêu của xã hội mới. Vì vậy, xã hội xã hội chủ nghĩa và cá nhân là
thống nhất biện chứng, là tiền đề và điều kiện của nhau.
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, xã hội giữ vai trò quyết
định đối với cá nhân. Bởi vậy, thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết


16

quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi
quá trình kinh tế, xã hội, cho sự phát triển được thực hiện. Xã hội càng phát
triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị
vật chất và tinh thần. Mặt khác, mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì
càng có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên. Vì vậy, thỏa mãn ngày càng tốt
hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và động lực thúc
đẩy sự phát triển xã hội. Bất cứ vấn đề gì, dù là phạm vi nhân loại hay cá
nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, nếu lợi ích cá nhân và xã hội là thống nhất thì
chính ở đó bắt gặp động lực của sự nỗ lực chung vì một tương lai tốt đẹp.
Tuy nhiên trong xã hội Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa cá nhân
với cộng đồng xã hội lại có những biểu hiện rời rạc đáng kể. Bên cạnh những
tấm gương người tốt việc tốt vẫn được đăng tải thường xuyên trên báo đài là

những con người với chủ nghĩa cá nhân quá lớn, họ thờ ơ trước hoạn nạn, khó
khăn của người khác. Với giới trẻ ngày nay, cuộc chạy đua để mưu sinh trong
cuộc sống khiến họ không muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có
thể mang lại cho họ, tính cá nhân trong họ dường như quá lớn.
Anh Nguyễn Văn Phong (ngụ huyện Hóc Môn – TPHCM) kể lại
chuyện đau xót khi chính sự vô tâm của những người đi cùng đã khiến em trai
anh mất mạng. Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 12/12/2010, khi đang lưu thông
trên đoạn Quốc lộ 1A (huyện Hóc Môn), đến gần cầu Bình Phú Tây, anh
N.V.T (sinh năm 1990) va chạm với người đi bộ băng đường. Vụ va chạm
khiến anh T. ngã xuống đường và bị chấn thương đầu. Anh T. liền được 2
người bạn đi cùng chở đi cấp cứu. Thế nhưng, đi được 200m, thấy anh T. yếu
sức, hai người bạn sợ liên lụy nên đặt anh xuống lề đường và bỏ đi. Những
người có mặt lúc đó cho biết do không được đưa đi cấp cứu kịp thời nên nửa
giờ sau, anh T. tử vong. “Giá như có ai đó đưa em tôi đi cấp cứu, giá như mọi
người đừng tò mò, chỉ đứng nhìn thì em tôi không chết”, anh Phong ngậm
ngùi nói.
Hay sự kiện vào đầu xuân, các công ty, các cửa hàng đua nhau khuyến
mại và phát tờ rơi quảng cáo để hút khách. Do vậy, nghề phát tờ rơi với các
cô cậu học sinh-sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập gặp thời hơn bao giờ hết.
Tại các ngã tư như lớn như ở Ngã Tư Sở, hay đường Phạm Văn Đồng, khu


17

Thái Hà, Chùa Bộc (thủ đô Hà Nội)…, mỗi lần đứng chờ hết đèn đỏ có thể
bạn sẽ bị dúi vào tay tờ rơi quảng cáo một cách rất bất lịch sự. Mỗi lần tín
hiệu giao thông chuyển màu xanh, một "bãi chiến trường" rác lại hiện ra.
Tương tự, tại cổng một số trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Sư phạm, Đại học Luật, Đại học Bách Khoa Hà Nội… vào giờ tan
tầm vẫn có những cô cậu phát tờ rơi đợi sẵn để “hành nghề”. Chỉ với một tệp

tờ rơi quảng cáo thôi, nhưng họ cũng đã gây phiền toái cho không ít người khi
trong chỉ nửa tiếng "trao quà" tích cực, cổng trường bị tờ rơi bủa vây. Mặc dù
thấy người đi đường cầm tờ rơi chưa đọc gì hết đã vo tròn và ném xuống lòng
đường, những người phát tờ rơi vẫn mặc nhiên làm tiếp công việc của mình
bởi theo họ “có làm mới có tiền”, công việc của họ là phát tờ rơi còn người ta
có đọc hay không, người ta làm gì với tờ rơi đó, họ mặc nhiên không quan
tâm.
Có thể nói sự nhận thức của giới trẻ về mối quan hệ giữa cá nhân và
cộng đồng còn quá kém. Dường như mọi người chỉ còn làm việc theo trách
nhiệm và làm vừa đủ, vừa đúng thậm chí chưa hoàn thành công việc của
mình. Sẽ có người bảo: "Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết lắng nghe, biết
đọc, biết nhìn… Tại sao lại bảo là vô cảm?". Xin trả lời rằng, cảm xúc của họ
chỉ tồn tại trong chính bản thân họ mà không hề được san sẻ cùng cộng đồng.
Cảm xúc của họ không làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mà ngược lại,
làm cho nó ngày càng giảm dần giá trị nhân văn, và kéo nó đi xuống.
“Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở
tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh
lùng của giới trẻ hiện nay phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã
dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì
làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để
có thể sinh tồn.
2.1.2. Sự chênh lệch về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần
Trong đời sống xã hội, nhu cầu được hiểu đơn giản là những đòi hỏi
cần được thỏa mãn của người, sinh vật để tồn tại và phát triển (cây cối có nhu
cầu nước, ánh sáng…, động vật có nhu cầu ăn, sinh dục…, con người có cả
nhu cầu về ăn, ở, giao tiếp, hoạt động…)


18


Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) thường quan niệm: Nhu cầu là sự
gặp gỡ giữa trạng thái đòi hỏi mang tính nhu cầu với đối tượng thỏa mãn
trạng thái đó. Nghĩa là nhu cầu không đơn giản là trạng thái đòi hỏi, mà trạng
thái đòi hỏi đó chỉ trở thành nhu cầu (với ý nghĩa là động cơ thúc đẩy hoạt
động) khi nó gặp được đối tượng để thỏa mãn.
Một số nhà tâm lý học khác lại cho rằng nhu cầu là trạng thái tâm lý
xuất hiện khi chủ thể cảm thấy cần có những điều kiện nhất định để đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của mình. Như vậy, nhu cầu được hiểu như là hệ quả
của sự ý thức về những điều kiện tồn tại và phát triển của cá nhân.
Các cách hiểu có khía cạnh nhấn mạnh khác nhau, nhưng đều đề cập
đến trạng thái đòi hòi, đến tính được nhận thức, tính ý thức của nhu cầu. Như
vậy, có thể hiểu nhu cầu là những đòi hòi cần được thỏa mãn của cá nhân để
tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định. Nhu cầu có tính chủ
quan, phụ thuộc nhiều vào những yếu tố của chủ thể..
Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs)
được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943. Theo Maslow,
về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ
bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản liên quan
đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước
uống, được ngủ nghỉ... Nhu cầu cơ bản có thể được gọi là nhu cầu vật chất.
Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con
người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được
nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu
cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu
này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui
vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v. Các nhu cầu cơ
bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với
một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các
nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng. Song nếu sự chênh lệch này quá lớn sẽ dẫn
tới những hành vi lệch chuẩn về đạo đức do nhu cầu về vật chất quá cao.

Công bố mới nhất của Tổng cục thống kê về kết quả cuộc khảo sát
mức sống hộ dân cư gần đây cho thấy độ chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam


19

lên tới 9,2 lần. Trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam đạt 1,387
triệu đồng/người/tháng thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng chỉ thu nhập 369
nghìn đồng/người.
Qua đây ta có thể thấy được sự chênh lệch về giàu nghèo ở nước ta là
khá lớn. Từ sự giàu nghèo về vật chất dẫn đến giàu nghèo về tinh thần. Và hai
dòng chảy này luôn luôn xung khắc với nhau không có câu trả lời thỏa đáng.
Sự chênh lệch quá lớn này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về tình cảm con người,
nhất là giới trẻ hiện nay, khi mà họ chỉ lo chạy đua theo đồng tiền. Một khi
giá trị của con người được nhìn nhận bằng sự giàu có, bằng tiền bạc, thì tài
năng chân chính và nhân cách của con người sẽ bị coi rẻ. Đó là mối nguy của
xã hội. Hiện nay, nổi trội trong việc đua đòi, ăn chơi của giới trẻ là đua xe.
Đây là một trò chơi xem thường tính mạng của người khác. Liên tục trong
thời gian gần đây, vào khoảng 21 giờ đêm thứ bảy và chủ nhật, người dân ở
xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) đều không dám ra đường vì sợ
băng đua xe “bão đêm” gây tai nạn. Băng “bão đêm” có khoảng 100 tay đua,
tất cả còn vị thành niên, là con của cán bộ, con nhà giàu có ở huyện Thủ
Thừa, thị xã Tân An (Long An) và huyện Châu Thành (Tiền Giang), tập hợp
tại khu vực Cầu Voi để đua xe trái phép. Điểm xuất phát gần cây xăng Cầu
Voi và điểm kết thúc tại ngã ba Bình Anh. Khi mỗi tốp đua xuất phát, có hàng
chục chiếc xe chạy theo hộ tống, cổ vũ mặc cho cuộc đua đó có thể gây hại
cho nhiều người khác. Bên cạnh đó còn là sự hiếu kì, tò mò của các cô cậu
học sinh – sinh viên dừng lại bên đường để xem.
Nguyên nhân sâu xa của những hệ lụy trên vẫn là sự nghèo nàn về
tình cảm của người lớn trong việc giáo dục cho giới trẻ. Có những ông bố bà

mẹ vì mải lo bôn chen làm giàu mà không chăm lo, quan tâm đến con cái.
Trong khi đó, nhà trường lại chạy theo cái gọi là thành tích mà bỏ quên việc
giáo dục đạo đức cho học sinh. Dưới áp lực của thi cử và các chỉ tiêu nhà
trường đặt ra, mà thường là chỉ tiêu về chất lượng học lực đã làm cho giáo
viên phải đầu tư nhiều vào việc truyền thụ kiến thức văn hóa mà dành ít thời
gian cho giáo dục đức, thể, mĩ.
Từ sự giàu có của vật chất để đi đến sự giàu có của tâm hồn, nhân
cách và trí tuệ, còn cần một khoảng cách rất xa, còn cần rất nhiều thời gian.


20

Khoảng cách và thời gian đó rút ngắn được bao nhiêu, còn phụ thuộc vào sự
điều hành của thể chế và cách nhìn nhận của xã hội.
2.1.3. Môi trường giáo dục ngày càng trở nên bất ổn
Con người bao giờ cũng sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể của môi trường sống. Cá nhân và môi trường sống có quan hệ gắn
bó mật thiết với nhau. Cá nhân chỉ tồn tại khi nó có quan hệ tác động qua lại
với môi trường sống. Tâm lý học Mácxit cho rằng tất cả các điều kiện bên
ngoài có quan hệ tới sự sống và hoạt động của cá nhân đều có ảnh hưởng đến
đời sống tâm lý của cá nhân. Trong sự hình thành và phát triển của tâm lý cá
nhân, môi trường sống qui định nội dung đặc điểm cá nhân. Bên cạnh đó, theo
quan điểm tâm lí học Mácxit, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của
não, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Môi trường sống là thế
giới khách quan, do đó môi trường sống được phản ánh vào trong các đặc
điểm của tâm lý cá nhân
Môi trường sống có ý nghĩa đối với sự hình thành, phát triển tâm lí cá
nhân chủ yếu là môi trường xã hội. Còn môi trường tự nhiên ảnh hưởng một
cách tự phát đến sự hình thành và phát triển của tâm lí cá nhân và sự ảnh
hưởng này thông qua môi trường xã hội. Môi trường này chính là sản phẩm

của hoạt động con người, biến đổi và phát triển cùng với biến đổi của con
người, như luận điểm của C.Mác: “Con người sáng tạo ra hoàn cảnh đến mức
nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”. Trong môi trường xã
hội nét đặc trưng nhất đó là hoạt động giáo dục - một hình thái phát triển đặc
biệt của xã hội loài người.
Bách khoa Việt Nam có định nghĩa về môi trường giáo dục như sau:
Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó giáo dục và người
được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa
dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường gia đình, nhà
trường, xã hội và tự nhiên. Về cách thức tác động thì “các phương tiện và
điều kiện vật chất - kĩ thuật và tâm lý - xã hội tác động thường xuyên và tạm
thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức, để đảm bảo
cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây là một
trong các yếu tố của quá trình giáo dục”. (Dẫn theo Hà Thế Ngữ - Giáo dục


21

học - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia 2001,
tr.358)
Ở Việt Nam hiện nay môi trường giáo dục chính ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển tâm lý của giới trẻ vẫn là gia đình, nhà trường và xã
hội.
* Gia đình:
Gia đình là nền tảng giáo dục cơ bản nhất của giới trẻ. Song hiện nay,
vì nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà sự giáo dục của gia đình đã
đi xuống.
Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra thờ ơ, vô trách nhiệm trong việc giáo dục đạo
đức con cái. Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKHXH&NV
(Đại học quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc

quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết
quả đáng lo ngại. Khảo sát này về thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi
bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc
điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: có 41,7% các em nói
rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”;
6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không
quan tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”. Những con số này đáng gióng
lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha mẹ trong gia đình hiện nay.
Mặc khác, nhiều bậc cha mẹ lại là tấm gương xấu để con cái noi theo.
Khi một gia đình cùng đi chơi mà bố mẹ vô tư xả rác bừa bãi thì đã vô tình
tạo thói quen không tốt cho con cái là “đi đến đâu, xả rác đến đó”. Những
cụm từ hay các biển cấm “không xả rác bừa bãi!” hay “hãy bỏ rác vào thùng!”
tại những nơi công cộng như bệnh viện, công viên... đã trở thành “ những điệp
khúc” lặp đi lặp lại đối với tất cả chúng ta. Do đó, nếu trẻ có thấy người khác
vứt rác thì cũng chỉ xem đó là chuyện bình thường và mặc nhiên bỏ đi. Hương
Thu (HVBCTT) bức xúc kể: “Lần nào uống trà sữa xong em cũng phải tìm
bằng được thùng rác để vứt vỏ hộp. Lần nào em cũng bị những người lớn đi
qua nhìn chăm chăm theo cái kiểu “chuyện lạ Việt Nam”. Chẳng lẽ, bản thân
họ không bao giờ dừng xe để nhét rác vào đúng cửa thùng hay sao?”
* Nhà trường:


22

Từ xưa đến nay, với truyền thống “tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta,
thầy cô luôn được xem như tấm gương mẫu mực cả về tri thức và nhân cách
để học sinh noi theo. Thế nhưng, xã hội hiện nay đã xuất hiện không ít những
người thầy, người cô có những hành vi xử xự không đúng mực, đi trái lại với
đạo lí từ xa xưa của cha ông ta. Nạn giáo viên bạo hành học sinh là một ví dụ
điển hình. Mặc dù đã bị lên án nhiều nhưng vẫn tiếp diễn. Một trường hợp

điển hình như vụ việc cô giáo Trương Thị Ngọc Thương (giáo viên chủ nhiệm
lớp 7/5 trường THCS Phú Diên, tỉnh Thừa Thiên Huế) vì tức giận thái độ
thiếu lễ phép của 3 học sinh Lê Ngọc Sơn, Phạm Tăng Quang và Võ Thanh
Bình (cùng là học sinh của lớp 7/5) mà đã bắt cả lớp tát vào mặt 3 em này. Đó
là một trong những trường hợp điển hình trong nạn bạo hành đối với học sinh
hiện nay và việc giảm sút về tư cách nhà giáo.
Một vấn đề nữa cũng rất đáng quan tâm là thầy cô vì lợi nhuận, mãi lo
“chạy sô” nên không có thời gian quan tâm đến học sinh. Báo Dân trí ngày
27/03/2009 và báo Lao động thủ đô cuối tuần ngày 28/03/2009 cùng đưa tin
về một sự việc: em Phạm Minh Việt, học sinh lớp 7B trường THCS Xuân La,
Tây Hồ, Hà Nội bị các bạn đánh đập, làm nhục nhiều năm liền khiến em phải
nhập viện, sợ hãi không dám đi học. Những đứa trẻ đã được giáo dục gần
chục năm dưới mái trường "thân thiện" lại lột quần áo bạn, đánh vào bộ phận
sinh dục, bịt miệng, cởi quần áo, trói quặt tay bạn rồi đẩy ra chỗ bạn gái, buộc
bạn cởi quần áo rồi đi trong khu vực trường....Tất cả chỉ vì em Phạm Minh
Việt bị khuyết tật, đau yếu. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Hội phụ huynh
lớp thì cho rằng em Việt gây "ức chế, ngứa mắt" cho các bạn nên bị đánh. Cô
giáo chủ nhiệm thì nói rằng cô không biết, mặc dù cô và các giáo viên khác đã
rất "lưu ý", và "hết sức” giúp đỡ em Việt. Một lưu ý nữa là sự việc diễn ra
trước mắt nhiều học sinh khác nhưng không ai ngăn cản hay báo cáo giáo
viên. Em Việt và gia đình đã nhiều lần báo cáo với cô giáo, nhưng cô vẫn kiên
quyết nói là mình không biết. Sự vô cảm đã biến thành tội ác.
Bên cạnh đó, nền học vấn hiện nay quá xem trọng kiến thức, xem
trọng các nguyên tắc nội quy, kỷ luật khắc khe của nhà trường, mà lại làm lơ
đi điều quan trọng hơn là đào tạo cái tâm cho con người. Ở cấp tiểu học, mỗi
tuần học sinh học một tiết đạo đức. Học sinh lớp 3 được dạy bài đạo đức tựa


23


đề “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”, học sinh lớp 5 học bài “ Tìm hiểu về
Liên hợp quốc”. Lên cấp THCS, với 75 bài học từ lớp 6 đến lớp 9, thời lượng
cho môn giáo dục công dân cũng chỉ 26 tiết/năm, trong số đó tiết đạo đức chỉ
có 12 – 15 tiết. Học sinh lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở, học sinh
lớp 8 học về quyền sở hữu tài sản, học sinh lớp 9 học về quyền tự do kinh
doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân...
với nhiều từ khó hiểu, không phù hợp và chưa cần thiết với lứa tuổi 12 – 15.
Ở cấp THPT, nghịch lý hơn khi học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo
đức. Chương trình giáo dục công dân lớp 10 (29 tiết/năm) rất nặng nề về kiến
thức hai phần triết học và đạo đức gồm các nội dung trừu tượng như các phạm
trù đạo đức cơ bản, khái niệm và các giá trị đạo đức; vật chất, ý thức, tồn tại
xã hội, ý thức xã hội, phương pháp luận biện chứng... Chính điều này làm học
sinh thiếu hứng thú và hiệu quả giáo dục không cao. Ở trung cấp, cao đẳng và
đại học không có nội dung giáo dục riêng đạo đức cho học sinh-sinh viên
thành một môn học độc lập và chỉ có thể thấy thể hiện phần nào qua môn
“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, “Tư tưởng Hồ Chí
Minh”. Tuy nhiên nó mang tính mờ nhạt không rõ nét. Hoạt động giáo dục
đạo đức chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động Đoàn,
Hội. Người ta nhấn mạnh đến cái tài hơn cái đức, đã khiến cho xã hội ngày
nay sinh ra nhiều điều hết sức phức tạp.
* Môi trường xã hội:
Xã hội nước ta hiện nay với sự du nhập của các luồng văn hóa của các
nước trên thế giới, bên cạnh những mặt tích cực là những luồng văn hóa
không lành mạnh đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và cách xử xự của giới
trẻ Việt Nam hiện nay. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ hiện nay, giới trẻ dễ dàng tiếp cận với các phương tiện thông tin giải trí
hiện đại như internet, game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém
giết man rợ đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trên tivi, trong truyện tranh...
Một nghiên cứu phân tích về nội dung game trực tuyến mới đây cho thấy có
đến 89% có chứa nội dung bạo lực, trong số đó hơn phân nửa có những nội

dung bạo lực nghiêm trọng. Từ thích thú, tò mò đến mong muốn được “thử”,
được khám phá và được “thực hành” ngoài đời thực là dễ hiểu. Bởi nó có thể


24

xâm nhập vào đầu óc của mỗi người mà bản thân không lường trước được.
Do đó tạo nên cảm giác thích thú khi thấy người khác đánh nhau. Ví như đoạn
clip đánh nhau của nhóm nữ sinh Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đưa lên mạng
vào chiều tối 23/10/2010. Đưa tin về vụ việc này, báo Quảng Ninh cho hay,
Công an thị xã Cẩm Phả xác nhận nạn nhân bị đánh là học sinh Nguyễn Hồng
Nhâm, lớp 10D1, Trường THPT Lương Thế Vinh (thị xã Cẩm Phả). Trong
clip, một nữ sinh mặc áo trắng, quần jean bị năm cô gái thi nhau đánh. Họ kéo
tóc, tát, kéo áo rồi xô ngã nạn nhân. Sau đó, nhóm này túm tóc kéo cô gái đi
một đoạn. Đáng phê phán là theo sau nhóm hành hung này là những người
chứng kiến mặc đồng phục học sinh không những không can ngăn mà còn reo
hò cổ vũ. Clip còn thu rõ tiếng nam sinh hô lên “cởi áo đi” và nhắc nhau lấy
máy quay lại. Khi có một bác trung niên định can ngăn, nhóm nam sinh này
tiếp tục ngăn cản: “Bác để kệ chúng nó!”.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng môi trường giáo dục càng trở nên
bất ổn hơn bao giờ hết. Điều này sẽ tác động rất lớn đến quá trình hình thành
tình cảm của mỗi cá nhân, cách xử xự, cách biểu lộ tình cảm trước một sự
việc cụ thể nào đó. Hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay là một minh
chứng cụ thể nhất, thật sự là mối lo ngại sâu sắc đối với ngành giáo dục và cả
xã hội.
2.2. Một số kiến nghị
Về bản chất của con người, C.Mác đã vạch rõ: “Bản chất con người
không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của tất cả những quan hệ xã
hội”. Sự tổng hòa các quan hệ xã hội ở đây được hiểu là thông qua các quan

hệ xã hội cụ thể như quan hệ với gia đình với anh em, bè bạn, tập thể, giai
cấp, cộng đồng xã hội. Các quan hệ này tác động vào bản thân mỗi con người
theo những chiều hướng khác nhau,ở những mức độ khác từ đó mà định hình
phát triển nhân cách của mỗi người.
C.Mác cũng viết: “Sự phong phú về mặt tinh thần của cá nhân hoàn toàn
phụ thuộc vào sự phong phú của những mối quan hệ hiện thực của nó”.
Nguyên lý trên yêu cầu chúng ta trong khi tìm hiểu tâm lý của một người cần
phải tìm hiểu các mối quan hệ xã hội của người đó. Muốn cải tạo những nét


25

tâm lý tiêu cực, lạc hậu, xây dựng những nét tâm lý tích cực cho một cá nhân
nào đó thì phải thay đổi quan hệ xã hội, thay đổi nội dung và phương pháp
giáo dục. Cụ thể phải chú ý tách họ khỏi môi trường sống cũ, đưa họ vào hoàn
cảnh sống mới và phải tổ chức xây dựng môi trường mới sao cho ảnh hưởng
tác động tốt nhất đến cá nhân đó.
Do đó, một đứa trẻ lớn lên, hình thành tính cách tốt hay xấu trước hết nó
phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn trong gia đình, nhà trường mà các
em học và môi trường xã hội, các hoạt động xã hội mà trẻ em tham gia. Bác
Hồ cho rằng “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Để khắc phục được những điều còn bất cập trong giáo dục nhân cách cho
trẻ, hơn ai hết người lớn mà cụ thể hơn là cha mẹ, nhà trường và các tổ chức
đoàn thể tại địa phương phải thấy được trách nhiệm giáo dục giới trẻ của
chính mình.
2.2.1. Đẩy mạnh vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách
sống của giới trẻ hiện nay
Gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội, và trẻ em là người được học
những bài học đầu tiên và thường xuyên về nhân cách trong gia đình. Trong
quá trình trưởng thành, bú mẹ ở trẻ là phản xạ không điều kiện, do tạo hoá

sinh ra. Còn tất thảy đều do bắt chước, tập luyện mà nên. Thói quen, nếp sống
trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi hình thành thói quen của chính
nó. Vì vậy, người cha, người mẹ chính là tấm gương cho trẻ noi theo. Nói như
thế để thấy được vai trò của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong
vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái.
Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã được chăm sóc, nuôi dạy cùng với những
người thân yêu trong gia đình. Khoảng thời gian trẻ sống ở gia đình cũng
nhiều hơn ở trường, vì vậy, mối quan hệ ông bà, cha mẹ, anh chị em có ảnh
hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Do đó, ngay khi còn uốn nắn được, các
bậc cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ, ân cần từ những bài
học tuy sơ đẳng nhưng lại rất quan trọng. Ví như trước khi con cái đi học, cha
mẹ đều dặn dò kỹ lưỡng con em luôn ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, vào
lớp học không được nói chuyện, cười giỡn hay những bài học rất đơn sơ như


×