Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Lý luận chung về gia đình Liên hệ vai trò của người phụ nữ trong gia đình và vấn đề giải phóng phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.43 KB, 20 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH – LIÊN HỆ VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ
TRONG GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã sinh viên:

Hà Nội, ngày tháng năm 20


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

MỤC LỤC


3

I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Sự nỗ lực của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đặt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã
hội, văn hóa, phát triển bền vững mơi trường,…Tuy nhiên, sự phát triển cũng đặt
ra nhiều vấn đề, như trào lưu “Tây hóa”, lối sống bng thả của giới trẻ hay vấn
đề ô nhiễm môi trường. Trong đó, sự biến đổi phức tạp của gia đình cũng ảnh


hưởng nhiều tới xã hội. Gia đình được xem là “tế bào” của xã hội, nếu “tế bào”
khơng khỏe mạnh thì “cơ thể” sẽ ốm yếu. Bởi vậy, việc nghiên cứu, củng cố về
gia đình là vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Việt Nam.
Trong mỗi “tế bào” gia đình, người phụ nữ được xem như là “hạt nhân”.
Cùng với sự phát triển của thời đại, bình đẳng nam nữ và địa vị của người phụ
nữ trong gia đình, xã hội đã được nâng lên rất nhiều nhưng đâu đó những suy
nghĩ, quan điểm, thái độ của xã hội về vấn đề giới tính và vai trị của người phụ
nữ còn những hạn chế nhất định.
Nhằm nâng cao kiến thức về vai trò, chức năng của người phụ nữ và phát
triển gia đình Việt Nam một cách bền vững, em lựa chọn chủ đề: “Lý luận chung
về gia đình – liên hệ vai trị của phụ nữ trong gia đình và vấn đề giải phóng phụ
nữ ở việt nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: làm rõ một số vấn đề về gia đình và sự biến đổi của
gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, liên hệ tới vai trị của
người phụ nữ và vấn đề giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích một số vấn đề lý luận về gia đình và cơ sở xây dựng gia đình
trong thời kì quá đội lên chủ nghĩa xã hội.


4

- Phân tích chức năng, sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Liên hệ với vai trò và điều kiện để người phụ nữ đảm nhiệm vai trị
trong gia đình.
- Liên hệ với vấn đề giải phóng phụ nữ ở Việt Nam hiện nay và quan điểm
của bản thân về vấn đề phụ nữ.

3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Gia đình và người phụ nữ Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Lãnh thổ đất nước Việt Nam
- Về thời gian: Việt Nam giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình, xây dựng gia đình nói chung và gia
đình Việt Nam trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp biện chứng duy vật với các biện
pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa và hệ
thống hóa, phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh để nghiên cứu và trình bày
bản chất của vấn đề.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về gia đình,
chức năng của gia đình theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và sự biến đổi
chức năng đó trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích việc thực hiện chức
năng gia đình và tác động của thời kì quá độ lên những chức năng của gia đình,
bài luận cung cấp một số giải pháp trong vấn đề giải phóng người phụ nữ Việt
Nam hiện nay.


5

II. NỘI DUNG
Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về gia đình và chức năng của gia đình
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1. Khái niệm gia đình
Ta có khái niệm sau về gia đình: Gia đình là một cộng đồng người đặc

biệt, có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội. Cơ sở hình
thành gia đình gồm hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân (giữa vợ và
chồng) và quan hệ huyết thống (giữa cha mẹ với con cái). Những mối quan hệ
đo tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau bởi nghĩa
vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc
đạo lý.
Quan hệ hơn nhân là nền tảng, cơ sở hình thành nên các mối quan hệ khác
trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ huyết
thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn
nhân. Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành
viên trong gia đình với nhau.
Tóm lại, gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các
thành viên trong gia đình.
1.2. Chức năng cơ bản của gia đình
1.2.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
Chức năng này là đặc trưng của gia đình, khơng một cộng động nào có thể
thay thế. Việc tái sản xuất ra con người vừa đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự
nhiên vừa đáp ứng nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dịng họ và nhu cầu
về sức lao động, duy trì sự tồn tại của xã hội lồi người.


6

1.2.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Đây là chức năng đặc biệt quan trọng bởi vì làm tốt cơng việc nuôi dưỡng,
giáo dục sẽ tạo ra những con người mạnh khỏe, trí tuệ góp phần xây dựng thế hệ
trẻ tiềm năng; đóng góp vào việc duy trì, phát triển truyền thống đạo đức, văn
hóa dân tộc nói chung và đóng góp vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất

nước.
1.2.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Đây là chức năng cần thiết nhằm tạo thu nhập cho gia đình, đảm bảo các
điều kiện thiết yếu cho các thành viên trong gia đình. Nhờ đó, gia đình có nền
tảng để tổ chức đời sống, nuôi dưỡng, giáo dục con cái và đây cũng là chức năng
góp phần lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước bằng những công việc, việc làm
cụ thể trong các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống – xã hội.
1.2.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng quan trọng nhằm nuôi dưỡng đời sống tinh thần của các
thành viên trong gia đình. Cùng với các chức năng khác, nó tạo ra khả năng thực
tế để xây dựng một gia đình hạnh phúc, đồng thời là tiền đề quan trọng hình
thành lên thái độ, hành vi, nhân cách từng cá nhân trong đời sống gia đình và đời
sống xã hội.
1.3. Sự biến đổi các chức năng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước để tiến tới chế độ mơ ước “cộng sản chủ nghĩa”.
Trong bối cảnh đó, gia đình người Việt cũng có những biến đổi để phù hợp với
thời thế. Gia đình Việt Nam có thể coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển
biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại, trong đó
những chức năng cơ bản của một gia đình truyền thống đã có sự biến đổi.


7

1.3.1. Biến đổi chức năng tái sản xuất ra con người
Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các
gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và
thời điểm sinh con. Hơn nữa, việc sinh con cịn chịu sự điều chỉnh bởi chính
sách xã hội của Nhà nước, tùy theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động

của xã hội. Chẳng hạn ở nước ta, từ những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà
nước đã tuyên truyền, phổ biến và áp dụng rộng rãi các phương tiện, biện pháp
kỹ thuật tránh thai và tiến hành kiểm sốt dân số thơng qua Cuộc vận động sinh
đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Sang
thập niên đầu thế kỷ XXI, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn già hóa,
để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội, thông điệp
mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con.
Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản
xuất nông nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể
hiện trên ba phương diện: phải có con, càng đơng con càng tốt và nhất thiết phải
có con trai nối dõi thì ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể
hiện ở việc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu
cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng. Trong gia đình hiện đại, sự
bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh
tế chứ khơng phải chỉ là các yếu tố có con hay khơng có con, có con trai hay
khơng có con trai như gia đình truyền thống.
1.3.2. Biến đổi chức năng ni dưỡng, giáo dục
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu
tư tài chính của gia đình cho vấn đề học tập, giáo dục con cái. Nội dung giáo dục
gia đình hiện nay khơng chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình,
dịng họ, làng xã mà còn hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang
bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới.


8

Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội và sự phát triển
kinh tế hiện nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng
giảm. Mặt khác, sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong
nhà trường làm cho sự kỳ vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống

giáo dục xã hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em của họ đã
giảm đi rất nhiều so với trước đây. Những tác động trên đây làm giảm sút đáng
kể vai trị của gia đình trong thực hiện chức năng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em ở
nước ta thời gian qua. Hiện tượng trẻ em hư hỏng, bỏ học sớm, lang thang, sa
vào tệ nạn xã hội cũng cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của
một số gia đình trong việc ni dưỡng, giáo dục trẻ em.
1.3.3. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước
chuyển mang tính bước ngoặt: Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế
hàng hóa, tức là từ một đơn vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của
gia đình thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thứ
hai, từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị
trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp
ứng nhu cầu của thị trường tồn cầu.
Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh
sản phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình
gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh
doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại.
Nguyên nhân là do kinh tế gia đình phần lớn có quy mơ nhỏ, lao động ít và tự
sản xuất là chính.
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia
đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã


9

hội. Các gia đình Việt Nam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác
làm ra”, tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội.
1.3.4. Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm

Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình khơng chỉ phụ thuộc vào
sự ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng;
cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình mà nó cịn bị
chi phối bởi các mối quan hệ hịa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con
cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành
viên gia đình trong cuộc sống chung.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm
đang tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế
sang chủ yếu là đơn vị tình cảm. Việc thực hiện chức năng này là một yếu tố rất
quan trọng tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia
đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay,
các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Vụ việc đáng buồn
mới đây của nam sinh lớp 10 trường THPT chuyên Amsterdam là một “hồi
chuông cảnh tỉnh” cho việc xử lý kém trong mâu thuẫn tâm lý, tình cảm giữa
cha mẹ và con cái gia đình người Việt. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ
lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống tâm lý, tình cảm con người
sẽ kém phong phú hơn do thiếu đi tình cảm về anh, chị em trong cuộc sống gia
đình.
Tác động của cơng nghiệp hóa và tồn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa
giàu nghèo sâu sắc, làm cho một số hộ gia đình có cơ may mở rộng sản xuất,
tích lũy tài sản, đất đai thì trở nên giàu có, trong khi đại bộ phận các gia đình trở
thành lao động làm thuê do khơng có cơ hội phát triển sản xuất, mất đất đai,
khơng có khả năng tích lũy tài sản. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các hộ
nghèo, khắc phục khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng gia
tăng. Cùng với đó, cần phải tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con


10

gái trong trách nhiệm ni dưỡng, chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên.

Yêu cầu trên đòi hỏi phải hình thành những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài hịa
lợi ích giữa các thành viên trong gia đình cũng như lợi ích giữa gia đình, xã hội
để giải phóng người phụ nữ.


11

Phần 2: Liên hệ thực tiễn và bản thân về vấn đề giải phóng phụ nữ ở Việt
Nam hiện nay
2.1. Vai trị của người phụ nữ trong gia đình
Dân gian có câu: “Đàn ơng xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Thật vậy, người
phụ nữ ln giữ vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong gia đình và
thực hiện chức năng xây dựng một gia đình hạnh phúc. Đây là vai trị khơng thể
thay thế được bởi thiên chức cao quý của người phụ nữ mà tạo hóa đã ban tặng.
2.1.1. Vai trị làm vợ và thiên chức làm mẹ
Thứ nhất, về vai trò làm vợ. Nhân tố tạo nên một gia đình hạnh phúc
trước hết là do người phụ nữ biết quên mình để trở thành người vợ thủy chung
son sắt, một người vợ luôn hiểu rõ chồng mình, đồng cảm với chồng về tư
tưởng, về đời sống tinh thần và con đường sự nghiệp.
Trong mọi hoàn cảnh người vợ cùng kề vai sát cánh với người chồng, là
người thúc đẩy những ước mơ, hoài bão, nghị lực của người chồng, bảo vệ uy
tín, giúp đỡ chồng để chồng phấn đấu thành đạt. Đằng sau sự thành cơng của
người chồng đều có bóng dáng của người vợ. Người vợ cịn là người ln quan
tâm, lo lắng cho chồng, từng bữa ăn giấc ngủ và những điều kiện sinh hoạt hàng
ngày. Trong cư xử với chồng vừa nhẹ nhàng, vừa mềm mỏng, những lúc cần
thiết cũng phải thể hiện sự cương quyết cứng rắn để ċó thể giúp chồng chiến
thắng những thói xấu của bản thân mình trước những cám dỗ và các tệ nạn của
xã hội để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Với lịng bao dung độ lượng vị tha và sự
nhạy cảm tinh tế, người phụ nữ biết bỏ qua những lỗi lầm của người chồng, thực
sự là người đồng hành của người chồng trên con đường xây dựng hạnh phúc.

Tình yêu của người phụ nữ với chồng, là tình yêu mãi mãi dâng trào, khơng bao
giờ vơi cạn những nhịp sóng u thương – một tình yêu bất tử.
Thứ hai, thiên chức làm mẹ. Người phụ nữ có thiên chức cao quý là sinh
đẻ để duy trì nịi giống và ni dạy con cái từ khi con cất tiếng chào đời đến khi
con đã trưởng thành. Bằng tình thương vơ bờ bến người mẹ tần tảo nuôi con


12

khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần của con cái. Mẹ là người hết lịng, cả đời hy sinh
vì con cũng là tấm gương cho con noi theo, đồng thời là người bạn lớn luôn ở
bên con để che chở động viên con vượt qua khó khăn vất vả trong cuộc sống để
con trưởng thành.
Người mẹ cũng là người thầy đầu tiên dạy con biết lắng nghe, biết biểu lộ
cảm xúc, con lớn hơn một chút mẹ dạy con chập chững từng bước đi, dạy con
từng câu nói và các cử chỉ, hoạt động trong sinh hoạt. Khi con đã lớn, mẹ dạy
con cách ứng xử theo chuẩn mực của xã hội, giáo dục con về phẩm chất đạo
đức, nhân cách để con khôn lớn thành người. Những phẩm chất quý báu của
người mẹ: sự tần tảo, dịu hiền, đức hy sinh, sự nhẫn nại, thái độ hòa nhã, lòng
yêu thương con, lịng bao dung độ lượng có sức cảm hóa mạnh mẽ để con cái
học tập và noi theo.
2.1.2. Người phụ nữ là trụ cột chính tạo thu nhập cho gia đình
Phụ nữ là trụ cột thứ hai trong gia đình cùng chồng chia sẻ trách nhiệm về
kinh tế, tổ chức đời sống vật chất cho gia đình, là người trực tiếp lao động sản
xuất tạo ra của cải vật chất góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, làm giàu
cho xã hội. Bên cạnh đó, phụ nữ là những người giỏi giang trong việc cân đối
các khoản thu chi nên thường là người quản lý các nguồn lực kinh tế của gia
đình, cùng chồng quản lý thu nhập, cân đối thu chi, đảm bảo cho gia đình có
cuộc sống ổn định và đảm bảo điều kiện ni dưỡng, giáo dục cho con cái.
2.1.3. Phụ nữ là người chăm sóc sức khỏe và sắp xếp tổ chức cuộc sống gia

đình
Người phụ nữ thường đảm nhiệm chính các cơng việc nội trợ, duy trì cuộc
sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình đảm bảo
chế độ dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động. Họ đảm đang trong mọi việc từ
dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ ngăn lắp đến những công việc không tên khác, thời gian
dành cho cơng việc gia đình thường gấp đôi người đàn ông.


13

Người phụ nữ ln quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình
khơng chỉ trong việc ăn uống mà cịn chăm sóc khi các thành viên trong gia đình
khi đau ốm giúp người già sống lâu, người chồng khỏe mạnh, con cái phát triển
tốt. Bên cạnh đó, người phụ nữ gánh vác công việc tổ chức cuộc sống gia đình
vui vẻ đầm ấm bằng những bữa cơm ngon và sự cởi mở, chân thành tạo khơng
khí thân mật ấm cúng, hịa thuận trong gia đình.
2.1.4. Người phụ nữ là người chăm lo đời sống tinh thần cho gia đình
Với trái tim nhân hậu, người phụ nữ làm gia đình trở thành tổ ấm, nơi sum
vầy chia sẻ yêu thương, nơi bộc lộ cảm xúc tâm hồn của mỗi thành viên. Người
phụ nữ trở thành sợi dây liên kết tình cảm trong gia đình, là người thường xuyên
gần gũi động viên, kết nối các thế hệ và các thành viên trong gia đình, có khả
năng dung hịa các mối quan hệ của các thế hệ và các thành viên để giữ gìn hịa
khí trong gia đình. Phụ nữ là biểu tượng của tình cảm u thương gắn bó và họ
thể hiện vai trị ấy một cách bình dị, tự nhiên như một sự tất yếu dù phải trải qua
nhiều gian khó và sự hy sinh.
2.1.5. Người phụ nữ là nơi giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình
Phụ nữ là người giữ gìn, phát huy, sáng tạp những giá trị truyền thống văn
hóa đậm đà bản bản sắc dân tộc của gia đình Việt Nam. Họ lưu giữ những câu ca
dao, các làn điệu dân ca, các bài thơ, bài hát,…thông qua các câu hát ru, những
điệu dân ca đã truyền cho con cháu về tình yêu thương và những bài học về đạo

lý làm người; là người giữ gìn phong tục tập quán trong các ngày lễ, ngày tết,
ngày giỗ ông bà tổ tiên,… thể hiện đạo lý hiếu kính, uống nước nhớ nguồn.
Người phụ nữ giữ vai trị quan trọng trong việc bình đẳng giới trong gia
đình thể hiện ở việc khơng ngừng nâng cao năng lực, trình độ cơng tác, đảm bảo
sự phân cơng hợp lý cơng việc trong gia đình, xã hội; là nhân tố tích cực trong
việc phịng chống bạo lực gia đình, các tệ nạn xã hội từ gia đình xuất phát từ
trách nhiệm, tình thương yêu, sự hy sinh, cảm hóa của người vợ, người mẹ đã


14

giữ gìn cho gia đình yên ấm, tránh được sự sa ngã vào các tệ nạn, cạm bẫy của
xã hội trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Người phụ nữ với những vai trị vơ cùng quan trọng trong gia đình và xã
hội đang từng bước nâng cao vị thế của mình đóng góp ngày càng nhiều cho xã
hội và xây dựng gia đình ngày càng hạnh phúc, bền vững.
2.2. Liên hệ vấn đề giải phóng phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Thực trạng và những thách thức trong giải phóng người phụ nữ Việt Nam
Giải phóng phụ nữ khơng chỉ là giải phóng thân thể, giải phóng tư duy,
mà chính là giải phóng cho họ về quyền bình đẳng: quyền được tham gia vào
các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…Hiện nay, khoảng cách giới
cịn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực của cuộc sống. Trước hết là sự tham
gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị cịn hạn chế, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Tỷ
lệ cán bộ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo còn thấp so với các vị trí quản lý,
lãnh đạo nói chung. Định kiến giới truyền thống về vai trò của phụ nữ, gắn phụ
nữ với cơng việc chăm sóc gia đình và nam giới với việc kiếm tiền giúp gia đình
vẫn cịn tồn tại.
Trong lĩnh vực kinh tế, cơ hội của phụ nữ tiếp cận việc làm có thu nhập cao
vẫn cịn thấp hơn so với nam giới. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các công việc dễ bị
tổn thương cao hơn nam giới; phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn trong khu vực phi

chính thức của thị trường lao động. Họ kiếm được ít thu nhập hơn, ít được pháp
luật về lao động bảo vệ và ít được tiếp cận trực tiếp với sự bảo trợ xã hội.
Về mặt chăm sóc sức khỏe, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỷ suất tử vong
mẹ còn cao so với một số nước trong khu vực. Định kiến giới, tư tưởng “trọng
nam khinh nữ” vẫn còn khá phổ biến. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ tồn tại
khá nghiêm trọng. Nhận thức về pháp luật của cán bộ và người dân về phòng,
chống bạo lực gia đình cịn hạn chế; việc phịng, chống bạo lực gia đình chưa
mạnh, chưa xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình.


15

Nhìn chung, việc giải phóng người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
có tiến bộ vượt bậc so với trước. Phụ nữ và nam giới có sự bình đẳng về thực
chất trên các lĩnh vực cuộc sống. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền bình đẳng
giữa nam và nữ cịn nhiều hạn chế khiến cho việc giải phóng người phụ nữ Việt
Nam gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
2.2.2. Nguyên nhân vướng mắc trong giải phóng phụ nữ Việt Nam hiện nay
Trước tiên, người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi từ tư tưởng
“trọng nam kinh nữ” dường như đã ăn khá sâu vào trong suy nghĩ, nếp sống của
người Việt. Ngày nay, phụ nữ vẫn chịu trách nhiệm chính trong các cơng việc
gia đình, thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới từ 3 – 4h mỗi
ngày bởi những công việc nội trợ, thậm chí phụ nữ vùng dân tộc thiểu số cịn
phải làm quần quật từ sáng tới đêm.
Từ xưa đến nay, nam giới thường là người đi làm kiếm tiền cho gia đình,
cịn phụ nữ thì ở nhà lo việc “cơm nước” cho chồng con. Một phần vì thể chất
của nam giới khi sinh ra đã khỏe mạnh hơn phụ nữ, một phần vì họ đã quen với
vai trị đó của mình và nó cũng cơ bản phù hợp với thể chất của họ cho đến hiện
nay.

Mặt khác, bản thân người phụ nữ địi hỏi cơng bằng trong giới tính nhưng
vẫn cịn những tư tưởng như “con gái thì phải nấu ăn, thêu vá để sau này về nhà
chồng”, “con trai thì phải làm việc nặng nhọc, xách đồ hộ con gái” hay “đàn ơng
thì phải ga lăng nhường đường, nhường chỗ cho phụ nữ”. Xã hội luôn trân trọng
phụ nữ nhưng chẳng phải những tư tưởng của phụ nữ đang tự phủ nhận quyền
bình đẳng của mình hay sao? Rõ ràng, bản thân người phụ nữ vẫn chưa nhận
thức đầy đủ, chưa thực sự đấu tranh để giải phóng mình.
2.2.3. Giải pháp cho vấn đề giải phóng người phụ nữ Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong xã hội, ngay cả
trong nữ giới vì vẫn cịn nhiều phụ nữ có tư tưởng bảo thủ, tự ti, e dè, ngại đấu


16

tranh. Để làm được điều này, việc thực hiện Luật Hơn nhân và gia đình có vai
trị quan trọng. Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.
Thứ hai, thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ phải quan tâm đến
những yêu cầu riêng của người lao động nữ vì họ cịn phải thực hiện thiên chức
sinh đẻ. Khi giao công tác cho phụ nữ phải căn cứ vào trình độ của từng người
và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa. Cán bộ lãnh đạo các cấp
phải tìm mọi cách để giúp đỡ phụ nữ thai nghén, có con nhỏ, cần phải có kế
hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ
phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo.
Thứ ba, bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên để tự giải phóng mình. chị
em phụ nữ phải tự lực, tự cường và tự đấu tranh; phải quyết tâm học tập, phát
huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng của mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn
kết. Đặc biệt cần xóa bỏ tâm lý tự ti và ỷ lại; phải nâng cao trình độ chính trị,
văn hóa, kỹ thuật và phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn
ông.
2.3. Quan điểm cá nhân về vấn đề giải phóng phụ nữ Việt Nam hiện nay

Là một sinh viên khoa kế toán kiểm toán của học viện Ngân hàng, đứng
dưới góc độ chun mơn, em nhận thấy người phụ nữ có vai trị đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài
chính, cân đối thu, chi trong gia đình, trong cơng việc,…Ngày nay, vai trị, vị trí
của người phụ nữ Việt Nam đã được nâng tầm nhưng họ vẫn chưa hồn tồn
được giải phóng khỏi sự bất bình đẳng; những định kiến, tư tưởng bảo thủ
“trọng nam kinh nữ” từ thời phong kiến.
Ngay trong gia đình em, cơng việc nấu ăn, nội trợ hàng ngày chủ yếu là
do mẹ, do chị gái đảm nhận. Tuy nhiên, bố và em vẫn luôn giúp đỡ trong công
việc ở nhà khi cần thiết. Những vấn đề quan trọng trong gia đình thì cả bố và mẹ
đều bàn bạc, trao đổi với nhau nên em nhận thấy gia đình mình rất bình đẳng
trong vấn đề giới tính. Bản thân là con trai nhưng em ln tích cực hưởng ứng


17

phong trào đấu tranh địi quyền bình đẳng cho chị em phụ nữ, tôn trọng và giúp
đỡ những người phụ nữ xung quanh mình.


18

III. KẾT LUẬN
Bài luận đã làm rõ được khái niệm về gia đình, nêu ra các chức năng của
gia đình bao gồm: tái sản xuất ra con người; nuôi dưỡng, giáo dục; kinh tế và tổ
chức gia đình; thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình. Bên cạnh
đó, phân tích sự biến đổi các chức năng của gia đình trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở những lý luận về gia đình vừa trình bày, phân tích vai trị và
vấn đề giải phóng người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều bước đột phá về
nhận thức và hành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới, giải phóng người phụ nữ.
Theo em, nội dung giáo dục về bình đẳng giới nên được đưa vào chương trình
đào tạo phổ thơng để hình thành cho các em nhận thức đúng đắn về vai trị của
người phụ nữ và bình đẳng giới. Giải phóng phụ nữ ở Việt Nam khơng chỉ là
quyền lợi của chị em mà chính là quyền lợi chung của đất nước bởi vì nếu một
đất nước chỉ sử dụng một nửa dân số thì khơng thể phát huy được đầy đủ và tối
đa năng lực của mọi người, mọi công dân bất kể nam hay nữ thì thật đáng tiếc.


19

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Hồng Chí Bảo (2019), giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Ngọc Vân (2011), “Gia đình và biến đổi gia đình Việt Nam”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
3. ThS. Hà Hoàng Giang (06/2015), “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
gia đình và vận dụng xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta”, tạp chí Dân tộc số
168, thánh 12/2014.
4. Trương Thị Điệp (22/10/2018), “Bình đẳng giới ở Việt Nam, thành tựu và
thách thức trong giai đoạn hiện nay”, , truy
cập lúc 16:12, 05-04-2022.
5. Nguyễn Mạnh Thân (06/03/2020), “Vai trò của người phụ nữ trong việc xây
dựng gia đình hạnh phúc”, , truy cập
lúc 15:29, 05-04-2022.
6. ThS. Trần Văn Toàn (2020), “Quan điểm của Ph.Ăngghen về gia đình và vấn
đề xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”, khoa Xây dựng Đảng trường
chính trị Lê Duẩn, , truy cập lúc 14:10, 0404-2022.

7. ThS. Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Hồ Chí Minh nói về mục tiêu và biện pháp
giải phóng phụ nữ”, truy cập lúc 21:10,
04-04-2022.



×