Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên tỉnh Nam Định thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.2 KB, 17 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI: BIỂU HIỆN VỀ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở TỈNH NAM ĐỊNH –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
II. NỘI DUNG...............................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SUY THOÁI ĐẠO
ĐỨC, LỐI SỐNG Ở NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN............................2
1.1. Khái niệm suy thoái đạo đức, lối sống............................................2
1.2. Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.....3
1.3. Nguyên nhân của tình trạng suy thối đạo đức, lối sống................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG
SUY THỐI ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
ĐẢNG VIÊN TỈNH NAM ĐỊNH.............................................................7
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định................................................7
2.2. Thực trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ,
đảng viên tỉnh Nam Định.......................................................................9
2.3. Giải pháp phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng
viên tỉnh Nam Định..............................................................................12
III. KẾT LUẬN...........................................................................................14


1



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới tồn diện đất nước, nhờ
có đường lối đứng đắn và sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân mà đất
nước ta đã có nhiều bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao, chính trị ổn
định, nhiều mặt của đời sống xã hội được lành mạnh hóa. Đất nước thốt
khỏi sự khủng hoảng về kinh tế và bước vào thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được trong quá trình đổi mới,
những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thối về đạo đức, lối
sống làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Tình trạng này đang tác động tiêu cực đến cơng cuộc đổi mới ở nước ta, nó
diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng và tính
chất phức tạp làm cho lịng dân không yên, đe dọa sự tồn vong của Đảng,
chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy vấn đề phòng chống, khắc phục suy thoái
về đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng viên là vô cùng quan trọng.
Nam Định là một trong những tỉnh thành đi đầu cả nước trong phong
trào phịng, chống hiện tượng suy thối về đạo đức, lối sống ở đội ngũ cán
bộ, đảng viên. Để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của tỉnh và làm cơ
sở để đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng suy thối đạo đức, lối
sống, tơi lực chọn chủ đề: “Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống trong
đội ngũ cán bộ, đảng viên ở tỉnh Nam Định – thực trạng và giải pháp” làm
đề tài nghiên cứu.


2

II. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC,
LỐI SỐNG Ở NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
1.1. Khái niệm suy thoái đạo đức, lối sống
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ta tìm hiểu khái niệm
“đạo đức” theo các khía cạnh dưới đây:
Với nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp
các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con
người. Với nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực biểu
hiện sự tự giác trong quan hệ của con người với con người, con người với
cộng đồng xã hội, với tự nhiên và cả bản thân mình.
Tóm lại, có thể hiểu đạo đức là những nguyên tắc, những chuẩn mực
của xã hội được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và ngược lại trong xã
hội. Đó là những phẩm chất tốt đẹp được hình thành trong quá trình tu
dưỡng rèn luyện của bản thân con người được xã hội thừa nhận.
1.1.2. Khái niệm lối sống
Lối sống là những nét điển hìnhm được lặp đi lặp lại và định hình
thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội hay là cả
một nền văn hóa. Một lối sống thường phản ánh thái độ của một cá nhân,
giá trị hoặc thế giới quan của cá nhân đó.
Có thể hiểu lối sống là chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình
hiện thực hóa các giá trị văn hóa thơng qua hoạt động sống của con người.
Lối sống bao gồm tất cả các hoạt động sống và phương thức tiến hành các
hoạt động sống được toàn thể bộ phận lớn hoặc các nhóm, cộng đồng người


3
chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt

trong mối tương tác biện chứng của điều kiện sống hiện hữu và trong mối
liên hệ lịch sử của chúng.
1.1.3. Suy thoái đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Suy thoái về đạo đức, lối sống là sự kém nhận thức về lý tưởng, mục
tiêu, ước mơ, không biết nhận thức đúng đắn về hành vi của mình, có
những hành động sai trái ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân và những
người xung quanh. Những người như vậy không biết phân biệt đúng sai,
luôn làm theo ý muốn chủ quan của bản thân, họ dễ dàng sa vào những lời
dụ dỗ, bị kích thích bởi những ham muốn nhất thời. Chính vì vậy, sự suy
thoái về đạo đức, lối sống gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
Suy thoái về đạo đức, lối sống ở đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là
tình trạng phai nhạt lí tưởng cách mạng, khơng kiên định mục tiêu, sa sút ý
chí chiến đấu, thấy đúng mà không bảo vệ, thấy sai mà không đấu tranh,
không làm trịn bổn phận, chức trách được giao, khơng thực hiện đúng các
nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng làm dao động, mơ hồ, mất phương
hướng, cho rằng theo con đường nào cũng được. Từ đó làm sai trái nhận
thức, quan điểm lệch lạc, nói và làm trái với cương lĩnh, Điều lệ, Nghị
quyết, quy định của Đảng, thậm chí a dua, xuyên tạc về Đảng Cộng sản,
chế độ xã hội chủ nghĩa,…
1.2. Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban
hành ngày 30/10 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thẳng thắn
chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hố" trong nội bộ. Theo đó, Trung ương chỉ rõ
27 biểu hiện suy thối thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống


4
và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. 9 biển

hiện về suy thoái đạo đức, lối sống bao gồm:
Thứ nhất, cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi;
chỉ lo thu vén cá nhân, khơng quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố
kỵ, so bì, tị nạnh, khơng muốn người khác hơn mình.
Thứ ha, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội
bộ; đoàn kết xi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị,
tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo,
điều hành.
Thứ ba, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Thứ tư, mắc bệnh "thành tích", háo danh, phơ trương, che dấu khuyết
điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca
ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".
Thứ năm, quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu
kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị
mình; thờ ơ, vơ cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và
địi hỏi chính đáng của nhân dân.
Thứ sáu, quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thốt
tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công
tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công
vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí
nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.
Thứ bảy, tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết
với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức
vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng,
tiêu cực.
Thứ tám, thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền,
chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội,…Sử dụng quyền lực


5

được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
Thứ chín, đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc
tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi
phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn
mực đạo đức gia đình và xã hội.
1.3. Nguyên nhân của tình trạng suy thối đạo đức, lối sống
Từ thực tiễn tổ chức tiến hành các hoạt động của công tác xây dựng
Đảng, quản lý của đội ngũ cán bộ, đảnh viên ở cơ sở, có thể chỉ ra một số
căn nguyên sâu xa như sau:
Một là, những sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ.
Trong thực tế, do chưa có cơ chế phù hợp trong việc tạo nguồn, tuyển
dụng, sử dụng, đãi ngộ, thiếu trách nhiệm, chuyên quyền, lũng đoạn, lợi ích
nhóm trong cơng tác cán bộ nên mới có chuyện chạy chức, chạy quyền,
chạy bằng cấp diễn ra khơng chỉ ở cơ sở mà cịn cả ở cơ quan cấp cao của
Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy mới có một bộ phận khơng nhỏ cán bộ,
đảng viên kém đức, kém tài, không đáp ứng đủ những điều kiện, tiêu chuẩn
của người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý nhưng vẫn
được quy hoạch vào những vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý các cấp
của Nhà nước.
Hai là, công tác giáo dục nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng
viên về vị trí, vai trị, tính cấp bách, sự hệ trọng của nhiệm vụ ngăn chặn,
đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống ở một số tổ chức đảng cịn hạn chế. Nội
dung, hình thức giáo dục phịng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức ở một
số tổ chức đảng còn lạc hậu, chồng chéo, xa thực tế; năng lực, phẩm chất
của một bộ phận đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chưa đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ. Vì thế, nhiều người có biểu hiện nhận thức sai lệch trong học


6

tập lý luận và kết quả dẫn đến là ai cũng được “học”, nhưng cái cần đạt
được trong nhận thức lý luận để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lại rất thấp.
Ba là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn
luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, việc quán triệt và thực hiện nghị quyết của
Đảng khơng nghiêm. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
xây dựng đội ngũ cán bộ cho Đảng, cho cách mạng, Người chỉ rõ: “Cán bộ
là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hoặc kém”. Nhưng trên thực tế, một số cán bộ, đảng viên do thiếu tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng mà sa vào chủ nghĩa cá nhân, lợi
dụng chức vụ để trục lợi, “thăng quan phát tài”. Những người đó tìm mọi
cách che đậy khuyết điểm, nịnh trên, nạt dưới, mua chuộc lòng người, kéo
bè, kết phái, tranh công, đổ lỗi,…
Những cán bộ, đảng viên suy thối khơng thấy hoặc cố tình khơng
chập nhận sự thật rằng mình đã và đang suy thối về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống; đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tìm mọi cách che dấu
khuyết điểm, dẫn đến ngày càng trượt dài trên con đường suy thoái. Do lo
sợ bị phát hiện, xử lý mà mất quyền, mất chức, mất bổng lộc, uy tín; sợ
phải chịu hình phạt của Nhà nước, Đảng, tổ chức mà khơng cịn đủ dũng
khí để nhận trách nhiệm, thừa nhận những khuyết điểm, hạn chế của bản
thân mình mà thờ ơ, bàng quan.
Bốn là, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng chưa kiên
quyết, triệt để, còn nể nang, né tránh, “dĩ hịa vi q”. Tự phê bình và phê
bình là quy luật phát triển của Đảng, là biện pháp hàng đầu để các tổ chức
đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, cơng tác này ở
khơng ít tổ chức đảng chưa kiên quyết và thiếu hiệu quả. Chính vì tự phê
bình và phê bình không nghiêm dẫn đến những khuyết điểm không được
khắc phục, sửa chữa, rồi lại bị dụ dỗ, lôi kéo vào những việc làm trái với


7

quy định, lâu ngày dần dần sa vào chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến suy thối về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Năm là, cán bộ chủ trì, người đứng đầu ở một số tổ chức đảng, cơ
quan, đơn vị thiếu gương mẫu. Người đứng đầu có vai trị quyết định đối
với việc phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối
sống trong cán bộ, đảng viên ở cơ quan đơn, vị mình. Tuy nhiên, có những
cơ quan, đơn vị khi cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền để tham nhũng,
làm ăn phi pháp, làm giàu bất chính, nhưng khơng được cấp ủy đảng, người
đứng đầu kiểm tra, làm rõ và xử lý kịp thời.
Sáu là, những tồn tại, bất cập trong đời sống xã hội. Đây vừa là
nguyên nhân, vừa là hệ quả khiến nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên của Đảng gặp nhiều
khó khăn, hạn chế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG SUY
THỐI ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG
VIÊN TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc nước ta với diện
tích lớn thứ 52 trong 63 tỉnh thành. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 226 đơn vị hành chính cấp xã
trực thuộc, bao gồm 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn.
Có thể nói, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của đội ngũ cán bộ
quản lý, các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng lịng của nhân dân thì giai
đoạn 2015 - 2020, Nam Định đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả
các lĩnh vực.
Tính đến đầu năm 2021, với hơn 1,8 triệu dân, Nam Định đứng thứ
13 Việt Nam về số dân trên cả nước, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc



8
độ tăng trưởng GRDP. Đây là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại góp phần cải
thiện vị thế địa kinh tế, tạo diện mạo mới, tác động lâu dài tới sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều khu, cụm cơng
nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, tạo
nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách. Bên cạch đó, cơng tác cải cách hành
chính, xây dựng chính quyền điện tử, đơ thị thơng minh đạt kết quả tích cực
và tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, giữ
vững môi trường ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngồi ra, tỉnh
rất tích cực, chủ động trong cơng tác phịng chống đại dịch Covid – 19.
Đến nay, dịch bệnh trên địa bàn đã cơ bản được khắc phục và các hoạt
động đang dần trở lại trong cộng đồng.
Có thể nói, có được những thành tựu to lớn như vậy trên tất cả các
lĩnh vực là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng suốt của đội ngũ cán bộ
quản lý, các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng lịng của nhân dân tỉnh
Nam Định.
Thế nhưng hiện nay, một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
của tỉnh Nam Định đang bị suy thoái về đạo đức, lối sống làm giảm hiệu
quả cơng tác quản lý, gây mất lịng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
chính quyền và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Nam Định nói chung.


9
2.2. Thực trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng
viên tỉnh Nam Định
2.2.1. Tình trạng suy thoái ở cán bộ, đảng viên tỉnh Nam Định đang ở mức

báo động
Bác Hồ từng cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người,
ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, khơng nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi nếu lịng dạ khơng trong
sáng nữa nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Thật vậy, đây là tình trạng suy
thối về đạo đức, lối sống diễn ra trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và
trên cả nước nói chung. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu
dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên tỉnh Nam Định diễn ra
rất nghiêm trọng. Thể hiện:
Thứ nhất, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên tỉnh
Nam Định có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi. Sự suy thoái về
đạo đức, lối sống làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân
dân, trước kia diễn ra chủ yếu ở cán bộ, đảng viên hoạt động trong lĩnh vực
kinh tế, thì nay xảy ra ở trong tất cả các ngành, các lĩnh vực: Y tế, giáo dục,
văn hoá, thực hiện chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, cơng tác tham mưu,
hoạch định chính sách cụ thể,…với mức độ ngày càng tăng.
Nếu trước kia chủ yếu là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất cá
nhân, đơn lẻ, thì nay diễn ra với nhiều thủ đoạn, có tính tổ chức chặt chẽ,
móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngồi để trục lợi như: Thông đồng, chia
chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua
sắm vật tư, thiết bị, hàng hoá, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối dự án,
hoàn thuế giá trị gia tăng, trong cấp phát vốn, nhận hối lộ trong điều tra,
truy tố, xét xử; “ra giá” trong việc cung cấp thơng tin bí mật và trong bổ
nhiệm, đề bạt cán bộ.


10
Thứ hai, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng và
khơng chỉ có ở đội ngũ cán bộ, đảng viên nơi kinh tế phát triển như trung
tâm thành phố Nam Định mà còn ở những khu vực kém phát triển hơn ở

xung quanh như huyện Vụ Bản, Trực Ninh, Nam Trực,…nhất là những cán
bộ nắm quyền, nắm tiền và tài sản công, nắm cán bộ, nắm thông tin. Lối
sống này trái với những chuẩn mực đạo đức của người cộng sản “cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư” như sinh thời Bác Hồ đã dạy.
Thứ ba, nói nhiều làm ít, nói nhưng khơng làm cịn xảy ra ở khơng ít
cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp tỉnh Nam Định và nó trái với lời dạy của
Bác Hồ là “nói phải đi đơi với làm”, “dù khó khăn đến mấy cũng kiên
quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng”.
Thứ tư, quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật.
Một số cán bộ đảng viên cịn xa dân, khơng sát cơ sở, khơng hiểu thực tiễn,
ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, không nắm được hoạt động, lối sống của cán
bộ dưới quyền, nên có trường hợp đề ra chủ trương, chính sách không phù
hợp với thực tế, người dân không đồng tình. Việc nhận xét cán bộ chung
chung, thậm chí sai lệch tới mức “vô trách nhiệm”.
Thứ năm, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân gây hậu quả nặng nề
trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của tỉnh, của nhân dân và hư
hỏng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Tình trạng “nhũng nhiễu”,
“vịi vĩnh” dân ở nhiều cán bộ, đảng viên, công chức khi thực thi công vụ,
nhưng chưa tới mức phải truy tố trước pháp luật diễn ra ngày càng nghiêm
trọng trong nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, gây bức xúc trong xã
hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, làm nhiều cán bộ, đảng viên và
nhân dân băn khoăn, chưa thật sự tin tưởng đối với cuộc đấu tranh phòng,
chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễn dân của lãnh đạo
tỉnh Nam Định.


11
Tóm lại, có thể nói tình trạng suy thối về phẩm chất đạo đức, lối
sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu của một bộ
phận khơng nhỏ cán bộ, công chức, đảng viên tỉnh Nam Định diễn ra

nghiêm trọng làm cho nhân dân bất bình, lo lắng và giảm lòng tin đối với
Đảng, Nhà nước, là nhân tố kìm hãm bước tiến của cơng cuộc đổi mới và
vẫn là nguy cơ, hiểm họa lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ ta.
2.2.2. Công tác phịng, chống suy thối về đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên tỉnh Nam Định
Trong tình hình suy thoái trên, lãnh đạo tỉnh Nam Định quyết liệt
triển khai các biện pháp giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư
tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của tỉnh. Bên cạnh đó, tích cực triển
khai cơng tác phòng, chống các hiện tượng tiêu cực ở các cơ quan, đơn vị.
Trên cơ sở kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 28/02/2019 của UBDN tỉnh về
triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, UBND tỉnh
đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành cho lãnh đạo các Sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp
tham mưu cho lãnh đạo Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố về cơng
tác phịng, chống tham nhũng; ban hành kế hoạch 104/KH-UBND năm
2019 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021”,…
Ban thường vụ Tỉnh ủy Nam Định cho biết, từ năm 2011 đến tháng
3/2017 đã xử lý kỷ luật đối với 190 trường hợp sai phạm là cán bộ, đảng
viên các cấp ủy, tổ chức Đảng , người đứng đầu có hiện tượng suy thối về
đạo đức, lối sống để xảy ra tham nhũng và có liên quan tới tham nhũng.
Báo cáo cơng tác phịng, chống tham nhũng 9 tháng năm 2021 của
UBND tỉnh Nam Định cho biết, toàn tỉnh đã xem xét, xử lý 17 vụ án tham
nhũng, gồm 04 vụ đang trong giai đoạn điều tra; 13 vụ đã được tòa án nhân
dân các cấp xét xử theo thẩm quyền. Trong đó, nhóm hành vi dễ xảy ra tiêu


12
cực gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thẩm định dự toán,
quyết toán, phân bổ ngân sách; luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, tuyển

dụng công chức, viên chức; thẩm định dự án đầu tư; đấu thầu,… Riêng
trong năm 2021, lực lượng Cảnh sát kinh tế toàn tỉnh Nam Định đã khởi tố,
điều tra 8 vụ án, 20 bị can phạm tội về tham nhũng. Tổng số tài sản thiệt
hại lên đến gần 16.000 tỷ đồng. Tiêu biểu trong số các vụ án có thể kể đến
là Phịng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Nam Định khởi tố vụ án “lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng”, khởi tố 4 bị can nguyên là lãnh đạo huyện Mỹ Lộc.
Đây đều là các thành phần bị suy thối về đạo đức, lối sống trầm trọng.
Ngồi ra, vẫn còn rất nhiều vụ việc trên địa bàn tỉnh liên quan đến
việc những cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống mà chưa đến
mức bị xử lý kỉ luật, vẫn ngang nhiên “nhũng nhiễu” nhân dân mà vẫn chưa
bị phanh phui, bị lên án. Thực trạng này đặt ra một nhiệm vụ cho tồn hệ
thống chính trị của tỉnh Nam Định là phải nhanh chóng tìm ra những giải
pháp để khắc phục sự suy thoái ở đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2.3. Giải pháp phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng
viên tỉnh Nam Định
Để góp phần phịng, chống, đấu tranh đẩy lùi tình trạng suy thối về
đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên tỉnh Nam
Định, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả trên
địa bàn tỉnh. Cùng với đó, cần nêu gương đạo đức của những chiến sĩ cộng
sản tiêu biểu qua các thời kỳ cách mạng bởi Nam Định là vùng đất giàu
truyền thống cách mạng với các đồng chí như nguyên cố Tổng Bí thư
Trường Chinh, nguyên cố Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ, bộ trưởng Bộ
Quốc Phịng đại tướng Phan Văn Giang,…Việc nêu vừa có ý nghĩa giáo


13
dục truyền thống tốt đẹp của Đảng, của cách mạng, vừa có ý nghĩa tơn vinh

những tấm gương sáng trong điều kiện mới.
Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, tạo sự
chuyển biến thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nhằm nâng cao
nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng của cán bộ, đảng
viên về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, hết lịng phấn
đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân
dân; làm tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; giữ gìn sự đồn kết, thống
nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Thứ ba, tiến hành thường xuyên việc rèn luyện cán bộ, đảng viên
trong hoạt động thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: mỗi cán bộ, mỗi
đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế.
Kết quả hoạt động thực tiễn là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá phẩm chất
và năng lực cán bộ, đảng viên. Qua hoạt động thực tiễn, tiếp xúc với công
việc, với quần chúng, cán bộ, đảng viên có điều kiện rèn luyện để trưởng
thành; cũng qua hoạt động thực tiễn, những hạn chế khuyết điểm của cán
bộ, đảng viên sẽ bộc lộ để được giúp đỡ sửa chữa tiến bộ.
Thứ tư, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc thực hiện tự phê bình và
phê bình, phải gắn với nêu cao tính tiền phong gương mẫu của người đứng
đầu và cấp uỷ. Rút kinh nghiệm từ việc tự phê bình và phê bình của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, vừa qua ban thường vụ tỉnh Nam Định đã chỉ ra
được ưu điểm của cán bộ, đảng viên để phát huy, đồng thời vạch rõ những
yếu kém, khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên để kịp
thời ngăn chặn, khắc phục sự suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên.
Thứ năm, cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán
bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên cần nêu cao ý thức tổ chức và chấp hành


14

nghiêm kỷ luật, sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, nhân nghĩa, chan hịa
với mọi người. Làm tốt cơng tác thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời
những cán bộ, đảng viên có thành tích của tỉnh. Xử lý nghiêm minh, đúng
pháp luật cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, đồng thời xác định rõ trách
nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí.
Thứ sáu, nâng cao sức lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng,
nhất là ở cơ sở, trước hết phải nâng cao sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ.
Các tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, cấp ủy phải thực sự trong sạch,
vững mạnh, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, làm tốt công tác tự phê
bình và phê bình trong đảng bộ, chi bộ cơ sở. Các tổ chức đảng và cấp ủy
các cấp phải chăm lo xây dựng đạo đức cách mạng, tăng cường quản lý về
tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống, các mối quan hệ, hồn cảnh gia
đình và tài sản của cán bộ, đảng viên thuộc quyền.
Những nội dung nêu trên là những biện pháp thiết thực với tỉnh Nam
Định nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung, nhằm tăng
cường quản lý, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần đẩy lùi tình
trạng suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống.
III. KẾT LUẬN
Bài luận trình bày những kiến thức liên quan đến suy thoái đạo đức,
lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung. Đó là tình trạng phai
nhạt lí tưởng cách mạng, sa sút ý chí chiến đấu; khơng làm tròn bổn phận,
chức trách được giao; mơ hồ, mất phương hướng làm sai trái nhận thức; nói
và làm trái với cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng hay a dua, xuyên
tạc về Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa,…
Với tỉnh Nam Định, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đảng
viên cơ bản có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp,
lố sống lành mạnh nên được lòng tin yêu của nhân dân, có trách nhiệm cao
trong cơng việc của mình. Bên cạnh đó, cịn một bộ phận nhỏ những đối



15
tượng suy thoái về đạo đức, phẩm chất gây hậu quả nghiêm trọng trong
công tác quản lý, lãnh đạo; làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, Nhà nước
và gây thiệt hại cho kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh Nam Định cần thực hiện
đúng đắn các biện pháp khắc phục, phịng chống hiện tượng suy thối đạo
đức, lối sống ở đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu cách
mạng, xây dựng tỉnh vững mạnh về kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.



×