Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
LU N V N T T NGHI PÂ Ă Ố Ệ
tàiĐề : B c u tìm hi u dây chuy n s n xu t phân bón t ngướ đầ ể ề ả ấ ổ
h p N-P-K t i công ty c ph n v t t nông nghi p Ngh anợ ạ ổ ầ ậ ư ệ ệ
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 1
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu chuyên đề,thực tập tốt nghiệp là giai
đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo của Trường Đại Học Thành Phố Hồ
Chí Minh mà sinh viên nào cũng phải thực hiện. Trong quá trình thực tập tại
Nhà Máy Phân Bón Sao Vàng thuộc tổng Công Ty Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ
An, qua một thời gian tìm hiểu thực tế thời gian tìm hiểu thực tế, sưu tầm tư
liệu, nghiêm cứu và hoàn thành đề tài, bản thân tôi đã nhận được sự đón tiếp,
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến quý giá của Ban Giám đốc, lãnh
đạo các phòng ban chức năng, cán bộ, công nhân viên của Công ty phân bón sao
vàng thuộc tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An. Tôi xin cảm ơn Ks. Trần
Văn Long đã tận tình hưỡng dẫn tôi trong thời gian thực tập trong Công ty vừa
qua. Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến NCS.ThS. Trần Đăng
thạch đã nhiệt tâm hướng dẫn đề tài khoa học (báo cáo thực tập), giúp đỡ, động
viên bản thân tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo
này. Tuy nhiên, chắc rằng, báo cáo sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự giúp đỡ từ tập thể cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học
Khoa Công nghệ - Cơ sở Nghệ An - Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Phòng, Khoa, bộ
phận, Ban lãnh đạo Cơ sở Nghệ An, quý thầy cô giáo và tập thể các Khoa,
Trung tâm, bộ phận chuyên trách của các cơ sở trực thuộc Nhà trường, các anh
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 2
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
chị và các bạn đã tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu
dưỡng tại Khoa và Nhà trường, trực tiếp là tại Cơ sở Nghệ An.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.Vinh, ngày 25 tháng 04 năm 2011
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 3
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ trương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta sau gần 15
năm (1996-2011) đã và đang thu được nhiều kết quả. Quá trình toàn cầu hóa và
xu thế quốc tế hóa cũng như những tác động của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ diễn ra nhanh chóng. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quỹ đạo
đó. Nhiều dự án trọng điểm, đặc khu kinh tế, trung tâm công nghệ cao, công
nghệ sạch, công nghệ tái tạo, công nghệ ứng dụng, công nghệ sinh học đã và
đang được triển khai.
Mục đích của việc đẩy mạnh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói
trên là để nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
trong tiến trình đó cũng đã có nhiều nỗ lực vươn lên trong sự nghiệp đổi mới.
Quy mô Thành Phố mở rộng, nhiều dự án, nhà máy, xí nghiệp được thành lập
và đổi mới, mở rộng sản xuất các sản phẩm, thiết bị phục vụ đời sống hàng ngày
của con người, phục vụ ngành y tế, giáo dục, an ninh - quốc phòng…
Nắm bắt được nhu cầu thị truờng, xu thế của thời đại và tầm quan trọng
của phân bón tổng hợp N-P-K Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An là
tiền thân của Công ty tư liệu sản xuất Nghệ an được thành lập vào ngày 01
tháng 06 năm 1960. Nghành nghề lúc này chủ yếu kinh doanh các loại phân bón
và dụng cụ cầm tay, giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y nhằm phục vụ cho
nghành sản xuất.
Phân bón có tác dụng rất lớn đối với nghành nông nghiệp nước ta từ bao
đời, mà công ty vật tư nông nghiệp Nghệ an ra đời là công ty quan trọng đối với
nghành nông nghiệp Nghệ an nói riêng và cả nước nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chủ động chọn đề tài "Bước
đầu tìm hiểu dây chuyền sản xuất phân bón tổng hợp N-P-K tại công ty cổ phần
vật tư nông nghiệp Nghệ an " cho đợt thực tập của bản thân.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 4
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về phân bón tổng hợp N-P-K dưới góc độ tính chất hóa lý,
phương pháp sản xuất, cũng như đặc điểm của phân bón đã được khá nhiều
nhà khoa học nghiên cứu kỹ và có kết quả, sản phẩm ứng dụng. Những kết quả
đó được trình bày trong nhiều công trình khoa học chung, được ứng dung vào
nghành nông nghiệp. Nhiều giáo trình chuyên ngành hóa nói chung đã đề cập
đến các khía cạnh của phân bón tổng hợp N-P-K. Đây chính là sự hiểu biết cần
thiết cho nghành nông nghiệp.
Dây chuyền sản xuất phân bón tổng hợp N-P-K tại Công ty Cổ phần vật
tư nông nghiệp Nghệ An hoạt động khá tốt, là kết quả ứng dụng thành tựu của
nghiên cứu khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Cho đến hiện nay vẫn chưa có
công trình nào tổng kết toàn diện hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, cũng đã có
một số tài liệu lưu hành nội bộ phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, đáng kể
nhất phải kể đến:
- Tài liệu hướng dẫn các nguồn nguyên lịêu sản xuất phân bón tổng hợp N-P-K.
- Tài liệu hướng dẫn vận hành dây chuyền sản xuất phân bón tổng hợp N-P-K.
- Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống máy sấy ,vê viên tạo hạt của công ty.
Kế thừa có chọn lọc nguồn tài liệu nói trên, cộng với quá trình thực địa,
chúng tôi đã trình bày tổng hợp những kết quả trong công trình này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài này là bước đầu khảo sát, tìm hiểu dây chuyền sản
xuất phân bón tổng hợp N-P-K tại công ty vật tư nông nghiệp Nghệ an hiện nay
Từ đối tượng đó, chúng tôi vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học
được ở Nhà truờng vào thực tế, xác định nhiệm vụ chính là:
- Tìm hiểu dây chuyền sản xuất và các thiết bị của Công ty.
- Tìm hiểu các quá trình hoá học trong quy trình sản xuất của Công ty.
- Sản phẩm, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, an toàn lao động của Công
ty.
Về phạm vi nghiên cứu:
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 5
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần phần vật tư
nông nghiệp Nghệ An ở Thành phố Vinh.
- Phạm vi thời gian: những kết quả nghiên cứu của đề tài giới hạn trong
10 năm trở lại đây, đặc biệt mấy năm hiện nay.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu lý luận chung: là những giáo trình, bài giảng để vận dụng những
kiến thức đã học được vào quá trình nghiên cứu, thực tập.
- Tài liệu lưu hành nội bộ của công ty
- Một số nguồn tài liệu khác, ví như tài liệu thu thập từ một số trạng mạng
Internet chính thống, khoa học.
- Nguồn tài liệu thực tế (tiếp xúc thực tế) với dây chuyền, quy trình và
phỏng vấn, lắng nghe, ghi chép từ nhân chứng (cán bộ, nhân viên)
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp loại suy, phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu tham khảo
thành văn của Công ty.
- Phương pháp trực quan (quan sát trực tiếp) và tham gia thực hiện dây
chuyền của Công ty.
- Phương pháp tiếp xúc, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên.
5. Đóng góp của đề tài
Bước đầu tìm hiểu đề tài này, tác giả không có tham vọng sẽ đóng góp
nhiều vấn đề lớn, mà chỉ góp một phần nhỏ trong việc:
- Xác định và khẳng định một lần nữa kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học về vai trò, ứng dụng của phân bón tổng hợp N-P-K trong nghành
nông nghiệp.
- Có cái nhìn tổng quan về quy trình công nghệ dây chuyền sản xuất phân
bón tổng hợp N-P-K của một công ty điển hình tại địa bàn không chỉ ở Thành
phố Vinh mà của cả tỉnh Nghệ An: lịch sử hình thành, tổ chức của nhà máy,
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 6
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
cách thức vận hành, cấu tạo thiết bị, sản phẩm, bảo quản, an toàn lao động
trong sản xuất,
- Nguồn tài liệu tham khảo cho HSSV khóa sau tiếp tục tìm hiểu, nghiên
cứu, sâu sắc hơn.
- Sinh viên có thêm một số kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu cho
việc đi làm tại các công ty, xí nghiệp sau này.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề
tài được kết cấu trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan quan về nhà máy.
Chương 2: Nội quy, quy chế nhà máy.
Chương 3: Dây chuyền công nghệ sản xuất phân bón tổng hợp N- P- K.
CHƯƠNGI. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Lịch sử phát triển của nhà máy phân bón Sao Vàng.
Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, được thành
lập ngày 01 tháng 06 năm 1960 tên gọi là Công ty Tư Liệu Sản Xuất Nghệ
An. Ngành nghề chủ yếu lúc này là kinh doanh các loại phân bón và dụng
cụ cầm tay, giống, bảo vệ thực vật, thuốc thú y phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp.
Năm 1997 công ty được UBND tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ làm đầu
mối nhập khẩu trực tiếp các loại phân bón cung cấp cho các địa bàn trên
toàn tỉnh.
Công ty có trụ sở đặt tại số 98 Nguyễn Trường Tộ - Phường Đông Vĩnh
– Tp.Vinh. Đây là một vị trí thuận lợi chỉ cách ga Vinh 700 m và cách quốc
lộ 1A gần 1 km là đầu mối giao thông quan trọng tỏa đi các địa phương, các
tỉnh bạn.
Những năm 1998-2000 công ty đã được khen thưởng nhiều bằng khen,
cờ thi đua UBND tỉnh Nghệ An, nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 7
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
liên đoàn lao động Việt Nam, 3 huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
Đặt biệt đối với những thành tích nỗi bật trong sản xuất, phục vụ sản xuất
từ năm 1998-2000 Công ty vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu
anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. năm 2003 Công ty được trao tặng
giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương.
Suốt trong những năm qua phát huy truyền thống của một doanh
nghiệp luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch của Nhà nước, từ những năm
hoạt động trong cơ chế cũ cho đến ngày nay doanh nghiệp luôn tìm tòi sáng
tạo, chủ động đổi mới vươn lên khó khăn dần được tháo gỡ, hiệu quả sản
xuất kinh doanh ngày một tăng. Sản lượng phân bón cung ứng luôn thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng, lợi nhuận thu được năm sau cao hơn
năm trước.
Năm 2005 là công ty cổ phần 49 %, năm 2008 là công ty cổ phần 100 %,
đến tháng 09 năm 2009 trở thành Tổng Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông
Nghiệp Nghệ An.
1. 2. Cơ cấu, tổ chức của nhà máy.
Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An là một doanh nghiệp nhà nước thực
hiện hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý theo chế độ một giám đốc, một
phó giám đốc, 3 phòng, 3 phân xưởng, 15 trạm huyện, 5 vùng kho trung tâm, 3
kho ngoại tỉnh, một đội xe vận tải nội bộ.
Giám đốc: Giám đốc công ty là người đại diện cho nhà nước vừa đại diện
cho công ty có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhà nước và trước tập thể cán bộ
công nhân viên toàn công ty về kết quả kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: Là người được giám đốc đề nghị bổ nhiệm giúp Giám đốc
phụ trách khâu tổ chức hành chính.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh
doanh của công ty bao gồm khai thác thị trường đầu vào, tổ chức bán hàng và
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 8
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
tìm kiếm thị trường đầu ra, tổ chức mua hàng nhập kho, vận chuyển đến các
trạm huyện để tiêu thụ, quản lý 5 vùng kho trung tâm và 3 kho ngoại tỉnh.
Phòng tài vụ: Thực hiện quản lý kế toán tài chính của công ty theo đúng
quy định của nhà nước, mở và ghi chép đầy đủ rõ ràng các loại sổ kế toán báo
cáo tài chính đúng quy định. Cùng phòng kinh doanh chuẩn bị tài chính cho
công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý,
tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, khen thưởng, công tác cán bộ, bảo hộ lao động,
chế độ tiền lương cho toàn công ty.
Kho trung tâm: Có trách nhiệm nhập xuất hàng hóa, bán hàng, bảo vệ bảo
quản kho tàng hàng hóa.
Trạm huyện: Có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến các địa điểm bán lẻ,
bán lẻ trực tiếp cho các hộ sản xuất.
Phân xưởng sản xuất đạm tổng hợp N-P-K chuyên môn sản xuất đạm tổng
hợp N-P-K phục vụ cho nông nghiệp trong tỉnh và các tỉnh bạn.
Sơ đồ 1 : Sơ Đồ bộ máy quản lý của công ty.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 9
Ban Giám Đốc
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính
Hệ
Thống
Kho
Hàng
Phân
Xưởng
Sản
Xuất
N-P-K
Hệ
Thống
Các
Trạm
Huyện
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
Sơ Đồ 2 : Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Của Công ty
1.3. Phương hướng nhiệm vụ của nhà máy.
Sự đột biến giá về giá cả và sự khan hiếm nguồn hàng liên tục gây ra
những diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa nói chung và mặt hàng vật
tư nông nghiệp nói riêng.
Đây là thời kỳ công ty phải tích cực khấu hao nhanh chi phí đầu tư dự án
để phục vụ chiến lược lâu dài đó là tất cả đảng viên phải xác định thực hiện
chính sách tiết kiệm trên mọi phương diện. Tiền lương của người lao động có
thể chưa nâng cao thêm nữa. Các đầu tư khác tạm dừng khi thực sự cần thiết
mới thực hiện. Các khoản chi tiêu trong công ty đều phải tiết kiệm.
Tập thể BCH đảng ủy thống nhất tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát đại
hội nhiệm kỳ 2005-2008 đã đề ra là:
“ Tiếp tục phát huy thế lực hiện có, phấn đấu với nỗ lực lớn và quyết tâm
để đạt thành tích cao hơn – toàn diện hơn- xuất sắc hơn xứng đáng đạt
danh hiệu Anh hùng lao động lần 2 vào năm 2010. Giữ vững danh hiệu
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 10
K
ế
T
o
á
n
T
r
ư
ở
n
g
K
ế
T
o
á
n
T
ổ
n
g
H
ợ
p
Kế
Toán
Tiền
Mặt
Thủ
Quỹ
Kế
Toán
Tài
Sản
Cố
Định
Kế
Toán
Thuế
Giá
Trị
Gia
Tăng
Kế
Toán
Thanh
Toán
Kế Toán
Chi Phí
Tiền
Lương
Kế
Toán
Tiền
Gửi
Ngân
Hàng
Kế
Toán
Hàng
Hóa
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
Đảng bộ trong sạch – vững mạnh tiêu biểu trong suốt nhiệm kỳ. Không
ngừng nâng cao đời sống và việc làm cho người lao động. Đảm bảo nhịp độ
tăng trưởng cao, ổn định, bền vững ”.
1.3.1. lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
Các chỉ tiêu định hướng:
• Tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực khoa học công nghệ :
Triển khai nhanh dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón tổnh
hợp NPK chất lượng cao tại khu kinh tế Đông Nam. Phấn đấu có sản phẩm
ra đời đúng thời kỳ phục vụ sản xuất vụ đông xuân năm 2011. Khi có sản
phẩm mới ra đời cần áp dụng ngay các phương pháp khuyến mãi tích cực
để mặt hàng sớm đi vào thị trường trong tỉnh và khu vực.
• Thực hiện phân cấp cơ sở để nâng cao quy mô điều hành tập trung:
Trong quý II/2008 công ty làm thủ tục để nâng lên thành Tổng công
ty, đồng thời tiến hành nâng cấp các xí nghiệp trực thuộc lên công ty cổ
phần vật tư nông nghiệp huyện.
• Đổi mới phương thức kinh doanh mới cho phù hợp với điều kiện thị
trường chung :
Xác định mặt hàng phân bón vẫn là mặt hàng chính 70% tổng
doanh thu. Bám sát chiến lược kinh doanh của công ty phân đạm dầu khí
để tranh thủ các lợi thế đang có khả năng khai thác được. Tiếp tục khai
thác nguồn hàng thông qua các đại lý thu gom hàng tiểu nghạch khi có điều
kiện thuận lợi. Chấn chỉnh các điểm bán ngoài tỉnh để tăng them hiệu quả
kinh doanh.
• Tiếp tục đầu tư chương trình giống:
• Tăng cường kinh doanh mặt hàng nông sản:
• Kinh doanh các mặt hàng hóa chất, thuốc BVTV:
• Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực:
Giao chỉ tiêu phấn đấu:
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 11
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
• Phát động thường xuyên các phong trào thi đua:
• Đây là việc làm cần thiết để thúc đẩy sự phát triển.
Phát động các phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết để biểu dương
khen thưởng kịp thời là động lực quan trọng để kích thích phát triển.
Chế độ tiền lương và các lợi ích khác đối với cán bộ quản lý:
Tiền lương, tiền thưởng và các khoản thù lao của giám đốc điều
hành và người quản lý khác được trả theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là tập trung đầu tư cơ sở vật
chất để đảm bảo kinh doanh nhiều mặt hành. Trước mặt nâng cấp củng cố
hệ thống quầy ốt bán lẻ trên địa bàn toàn tỉnh để đảm bảo yêu cầu kinh
doanh tổng hợp.
1.3.2. Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo các đoàn thể quần chúng:
Xuất phát từ yêu cầu công tác xây dựng đảng trong tình hình mới,
phương hướng công tác xây dựng đảng từ năm 2008 đến 2010 là tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng, giữ vững và phát huy sức mạnh của đơn vị
trong sạch - vững mạnh để lãnh đạo công ty phát triển vững chắc trong giai
đoạn bước vào cơ chế hội nhập.
Chỉ tiêu cụ thể: Trong giai đoạn này toàn thể đảng bộ cần phấn đấu
nỗ lực để đạt các chỉ tiêu sau:
+ Đảng bộ vững mạnh trong sạch tiêu biểu từ 2008-2010
+ 100% chi bộ vững mạnh trong sạch. Trong đó 50% chi bộ trong sạch
vững mạnh tiêu biểu.
+ 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, 30% đảng viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ
• Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
Truyền đạt kịp thời, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến tận
Đảng viên, CNVT nhằm tăng cường nhận thức tư tưởng đến mọi người,
quán triệt nhiệm vụ và hành động đúng. Xây dựng chương trình hành động
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 12
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
thực hiện nghị quyết của đảng bộ các cấp, chỉ đạo các chi bộ triển khai
nhiệm vụ cụ thể của chương trình.
• Công tác tổ chức cán bộ:
Rà soát lại đội ngũ cán bộ, cụ thể hóa các đối tượng, chức danh để
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Không ngừng nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ
trong giai đoạn mới.
Duy trì tốt chế độ sinh hoạt định kỳ của đảng ủy theo quy định của
điều lệ Đảng. sinh hoạt Đảng phải ra nghị quyết hàng kỳ để các chi bộ và tổ
chức quần chúng thực
• Công tác kiểm tra của đảng:
Củng cố Ủy ban kiểm tra (UBKT) theo định kì mới, xây dựng công trình
kiểm tra ngay từ đầu nhiệm kỳ. Phải quán triệt cho cán bộ đảng viên hiểu kiểm
tra chủ yếu là ngăn ngừa, đề phòng. Trong nhiệm kỳ tiến hành kiểm tra 100%
chi bộ trực thuộc ít nhất chi bộ 2 lần, kiểm tra hoạt động của cấp ủy.
• Lãnh đạo các tổ chức quần chúng:
Trong giai đoạn này đảng bộ tập trung củng cố và xây dựng các tổ chức
vững mạnh toàn diện để khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và lực lượng
nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
1.4. Nguyên Liệu Vào Nhà Máy
1.4.1. Mục đích
Nhằm nhập các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ việc sản
xuất phân bón NPK
1.4.2. Các yêu cầu kỷ thuật và biện pháp thực hiện
Quá trình nguyên liệu vào Nhà máy có hai hình thức, đó là hàng hóa
Công ty nhập vào Nhà máy, nguyên liệu Nhà máy nhập vào.
• Quy trình nhập hàng hóa công ty
Hàng hóa công ty được vận chuyển vào Nhà máy theo đường sắt,
bộ, thủy,…dùng để bán hoặc làm nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất .
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 13
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
Khi có lô hàng hóa Công ty chuyển vào Nhà máy bộ phận kho phải
báo cho bộ phận kỷ thuật để tiến hành kiểm tra hàng hóa. Sau khi kiểm tra và
tiến hành lấy mẫu, bộ phận kỷ thuật phải báo lại cho bộ phận
kho bằng phiếu kiểm tra với nội dung là: tên hàng hóa, xuất xứ, khối
lượng/bao, hàm lượng chất dinh dưỡng,…để thủ kho làm thủ tục tiến hành
nhập kho.
• Quy trình nhập nguyên liệu Nhà máy (thông thường là chất phụ gia)
Sau khi chủ phương tiện hoặc lái xe đưa hàng hóa vào Nhà máy, bộ
phận kỷ thuật tiến hành lấy mẫu và kiểm tra cảnh quan ban đầu như màu
sắc, độ ẩm, độ mịn, quy cách đóng bao,…
Nếu lô hàng đạt yêu cầu bộ phận kỷ thuật phải báo lại cho thủ kho
Nhà máy bằng phiếu kiểm tra với nội dung: tên hàng hóa, xuất xứ, quy
cách hàng hóa,… để thủ kho tiến hành thủ tục nhập hàng.
Nếu lô hàng đạt trung bình về màu sắc, độ ẩm, độ mịn thì làm thủ
tục nhập kho nhưnh phải trừ % lượng hàng của lô hàng.
Nếu lô hàng có quy cách đóng bao không đạt như sổ đường chỉ may,
buộc túm với một số hàng cần phải may bao,…thì yêu cầu chủ hàng phải
may hoặc trả về.
Nếu lô hàng không đạt yêu cầu thì bộ phận kỷ thuật tiến hành lấy
mẫu báo cáo với ban lãnh đạo Nhà máy, nếu BLĐ đồng ý không nhập thì
báo với chủ xe trả lô hàng, hoặc cho chủ xe gửi hàng tại Nhà máy,nhưng
không viết phiếu nhập.
1.4.3. Một số nguồn nguyên liệu cơ bản được nhập về nhà máy
Nguyên liệu được nhập về nhà máy từ nhiều vùng, nhiều nước và
khu vực khác nhau, kể cả trong nước, nhằm mục đích cải thiện chất lượng
của sản phẩm, và một số nguyên liệu chính được nhập khẩu đó là :
(NH4)2SO4 nhập khẩu ở trung Quốc, (NH4)2HPO4 , được nhập khẩu chủ
yếu từ Đình Vũ thuộc tỉnh Hải Phòng. Urê thì được nhập khẩu chủ yếu từ :
Côet, Liên Xô cũ, Trung Quốc Nay được nhập khẩu nhiều trong nước từ
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 14
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
Đạm Urê Phú Mỹ, Vũng Tàu, Hà Bắc Lân Supe được nhập khẩu chủ yếu
từ Long Thành - Đồng Nai, Lân Lâm Thao
1.5. Các sản phẩm của nhà máy
Sản phẩm chủ yếu của công ty phân bón Sao Vàng thuộc tổng công
ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An là phân bón tổng hợp N-P-K, mà
mặt hàng chiếm phần lớn của nhà máy là phân bón tổng hợp N-P-K.8-10-3,
khối lượng tịnh là 25kg/bao, chiếm khoảng 80% sản lượng.
Ngoài sản phẩm N-P-K.8-10-3 thì nhà máy còn có các sản phẩm
khác nữa là :
• N-P-K 5-10-3 Chiếm khoảng 2%
• N-P-K 3-9-6 Chiếm khoảng 1%
• N-P-K 16-16-8 Chiếm khoảng 4%
• N-P-K 15-5-20 Chiếm khoảng 5%
• N-P-K 10-5-10 Chiếm khoảng 8%
Theo thiết kế dây chuyền thì dây chuyền công nghệ của nhà máy sản
xuất sản lượng ước tính lên đến 60.000 tấn/năm. Nhưng theo số liệu thống
kê được từ năm 2008 thì cho thấy sản lượng mà nhà máy đạt được trong
những năm gần đây như sau :
+ Năm 2008 sản lượng mà nhà máy thu được là : 38.738 tấn N-P-K các
loại, trong đó chiếm chủ yếu là loại N-P-K 8-10-3 với sản lượng khoảng hơn
20.000 tấn.
+ Năm 2009 sản lượng mà nhà máy thu được đạt là : 52.400 tấn N-P-K các
loại, và chiếm chủ yếu là N-P-K 8-10-3 với sản lượng ước tính đạt 40.000
tấn.
+ Năm 2010 sản lượng nhà máy đạt được là : 46.432 tấn N-P-K các loại, sản
phẩm N-P-K 8-10-3 chiếm khoảng 38.000 tấn.
Sản phẩm đóng gói 25Kg/bao, và bao được dệt từ sợi pp và tráng 1
lớp màng pe bên ngoài, và bên trong có 1 lớp pe, nhằm giữ độ ẩm cho sản
phẩm.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 15
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
CHƯƠNG II. NỘI QUY, QUY CHẾ NHÀ MÁY
2.1. PHẦN AN TOÀN LAO ĐỘNG
2.1.1. Định nghĩa
Là hệ thống tổ chức an toàn bao gồm: An toàn công nghệ, thiết bị,
nhà xưởng, cơ sở vật chất nhằm ngăn ngừa các tai nạn, sự cố bệnh nghề
nghiệp gây ảnh hưởng, thiệt hại tới cơ sở vật chất của Nhà Máy, người lao
động và người khác.
2.1.2. Nội dung
2.2 XÁC ĐỊNH VÙNG NGUY HIỂM.
- Trong sản xuất có nhiều vùng nguy hiểm và vùng có nguy cơ gây nguy hiểm
- Tại Nhà máy Phân Bón Sao Vàng có một số vùng nguy hiểm và vùng có
nguy cơ nguy hiểm bao gồm:
2.2.1. Nguy hiểm điện:
Gây nguy hiểm về hỏa hoạn, hư hỏng thiết bị, gián đoạn sản xuất, điện giật
về người.
Vùng nguy cơ gây nguy hiểm về điện gồm : Hệ thống động cơ điện nói
riêng và thiết bị tiêu thụ điện nói chung, công tắc, cầu dao, dây dẫn.
2.2.2. Nguy hiểm cơ khí :
Gây nguy hiểm về thiết bị, tai nạn lao động
Vùng nguy cơ gây nguy hiểm về cơ khí : Các động cơ và thiết bị đang
hoạt động, máy vê viên, máy nghiền, băng tải, trống sấy, các gối đỡ, con
lăn đang hoạt động, khi thao tác ở trên cao
2.2.3. Nguy hiểm trong lưu kho, vận chuyển :
Gây nguy hiểm cho con người, làm hư hỏng hàng hóa, thiết bị và vật
chất khác.
Vùng nguy cơ gây nguy hiểm : làm việc nơi có nguyên vật liệu và sản
phẩm chồng cao, vùng sân bãi có phương tiên vận chuyển qua lại,
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 16
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
2.2.4.Nguy hiểm về sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế và vệ sinh :
Gây nguy hiểm cho con người, hư hỏng thiết bị.
Vùng có nguy cơ gây nguy hiểm : Sửa chữa ở trên cao, sửa chữa các
thiết bị khó với khối lượng lớn, nguyên vật liệu ăn da, khí có mùi làm khó
thở, hàn cắt bằng bình ga, bơm dầu, sửa chữa hệ thống dầu FO
2.2.5. Nguy hiểm về khí, bụi :
Gây nguy hiểm về con người, làm hư hỏng thiết bị.
Vùng có nguy cơ gây nguy hiểm : Các khu vực nguyên liệu, bọc áo
vê viên, khu vực sấy, khu vực vệ sinh, khu vực chuyển các nguyên vật liệu
mịn như mùn tinh, phốt - pho, sét - pen -tin,
Ngoài ra còn có các nguy hiểm trong sản xuất như hóa chất tiếng
ồn,
2.3. Các giải pháp kỷ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động.
- Khi sửa chữa, thay thế, phải tắt nguồn điện của thiết bị, khu vực thao
tác, và treo biển cấm đóng điện.
- Trong lúc làm việc với các máy móc chuyển động thì phải tắt máy để máy
dừng hẳn mới được thao tác.
- Làm việc ở trên cao thì phải có các dụng cụ bảo hộ như : dây bảo hộ,
thanh gỗ
- Các thiết bị, công tắc có nguy cơ gây nguy hiểm thì phải có biển báo để
ngăn ngừa người không có nhiệm vụ vào khu vực đó.
- Khi làm việc với vùng nguy hiểm về điện phải có dụng cụ bảo hộ chuyên
dụng, các thiết bị dò thử, phải có biển báo nơi đang sữa chữa.
- Các thiết bị cơ khí phải có các hệ thống bảo hiểm như vỏ bọc, lắp đặt nơi
kín,
- Chỉ cho phép dùng đèn xách tay có điện thế <=36V khi thao tác ở vùng
nguy hiểm để tránh nguy cơ điện của đèn giật.
- Không được phép sửa chữa các thiết bị điện, dây dẫn nếu không phải là
thợ điện.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 17
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
- Phải trang bị các bảo hộ cần thiết khi làm viêc với vùng nguy hiểm như :
Quần áo bảo hộ, găng tay, giày lao động, khẩu trang, mũ bảo hộ.
2.4. An toàn về hóa chất, khí bụi, tiếng ồn
2.4.1. Đặc điểm
Trong khi sản xuất NPK phải đủ một số nguyên liệu hóa chất để sản
xuất. Các hóa chất gây rát da, ngứa da và tác động xấu đến một số bộ phận
nhạy cảm của con người như mắt mụi
Khí chủ yếu phát sinh ra trong quá trình sản xuất NPK là
NH3,H2S, SO2 ngoài ra còn có nồng độ CO2 cao, hơi nước Các khí này
phát sinh ra trong quá trình lưu kho nguyên vật liệu, sản phẩm,
nghiền trộn các nguyên liệu, ve viên, sấy bằng dầu, phương tiện vận
chuyển, vùng tập trung nhiều người tham gia làm việc. Chúng gây khó thở
trong lúc làm việc, trường hợp hàm lượng cao sẽ gây khó thở
2.4.2. Biện pháp đảm bảo an toàn
Khi làm việc trong Nhà máy bắt buộc mọi người phải có bảo hộ lao
động. Tùy từng vị trí mà phải có bảo hộ lao động chuyên dụng. Vị trí ve
viên, nghiền trộn liệu, dụng cụ sau khi nghiền bắt buộc phải có găng tay,
mũ, khẩu trang.
Khi các nguyên liệu, sản phẩm, bụi bám dính vào mắt, miệng, mũi,
tai thì phải lập tức dùng nước để rửa sạch
Khi thao tác trên đĩa ve viên, máy nghiền, trộn liệu, đổ liệu, vận
chuyển các nguyên vật liệu có kích thước nhỏ vớ độ ẩm thấp thì phải có
khẩu trang bảo vệ mắt, mụi ( đối với phụ nữ phải đội mũ bụi cao tóc), găng
tay để tránh bụi, mùi nguyên vật liệu vào cơ thể.
Bình chứa Gas, Oxy có áp suất cao dễ bị kích nổ do áp lực chỉ cần
sự tác động về va đập, nhiệt độ vào các bình này sẽ làm áp lực trong bình
tăng lên và gây nổ.
Các bình Gas, Ôxy không được để dính dầu mỡ, phơi nắng, gần
nguồn nhiệt điện, tránh va chạm mạnh. Khi sử dụng xong công việc các hệ
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 18
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
thống vòi dẫn phải được để gọn gàng, Các van phải được đóng kín khóa an
toàn.
Không được vứt bỏ tàn thuốc lá, thuốc lào, quá trình hàn cắt gần
bình Gas, Ôxy, hệ thống dầu FO để loại trừ các nguồn nhiệt tác động gây
nổ và cháy
Sau khi làm việc xong phải rửa sạch sẽ cơ thể để ngăn ngừa sự tác
động hóa chất lên cơ thể, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
2.5. An toàn về điện
2.5.1. Đặc điểm
Nhà máy sử dụng hai loại động cơ, đó là động cơ điện 1 pha và động
cơ điện 3 pha. Đặc biệt các động cơ sử dụng điện 3 pha rất nguy hiểm, khi
hoạt động có thể gây ra tia lửa điện tại cầu dao, công tắc hay động cơ.
Các nguồn điện này có điện thế rất cao, loại động cơ 3 pha có hiệu
điện thế tới 380V - 600V, do vậy khi bị điện giật có thể làm tê liệt, cháy da
gây tử vong cho người bị nạn.
Khi bị chập điện, rò điện các thiết bị dễ cháy, các thiết bị khác dễ bị
trở thành dẫn điện gây nguy hiểm cho một vùng rộng lớn do môi trường
sản xuất ẩm, có các nguyên liệu làm mồi dẫn điện, các thiết bị chủ yếu là
kim loại,
Môi trường sản xuất là các dạng hóa chất muối axit nên dễ ăn mòn
các kim loại, đặc biệt là các mối dây dẫn gây nên zét-rỉ thiết bị, mối
nối, dẫn đến dễ bị rò điện.
Quá trình sản xuất sử dụng rất nhiều các thiết bị điện do vậy hệ
thống dây dẫn nhiều, khi thao tác có thể bị nhầm dây dẫn đang sử dụng và
dây dẫn không sử dụng gây nên tai nạn về điện.
Một số các thiết bị máy móc làm việc ở dạng chuyển động như :
Băng tải, chảo vê, trong quá trình làm việc các thiết bị này có nguy cơ cạt
vào các dây dẫn điện dẫn đến rò điện gây tai nạn về điện.
2.5.2. Biện pháp bảo đảm an toàn
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 19
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
Trước khi tiến hành sữa chữa các máy móc thiết bị điện nhất thiết
phải đóng điện tại cầu dao và treo biển cấm đóng điện tại cầu dao.
Không được tháo bỏ hay di chuyển các biển cấm và các loại biển
khác, không, được ngắt điện. Chỉ có người treo, đặt tấm biển đó mới được
tháo dỡ.
Người trực điện phải có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động
cho bản thân nhằm xữ lý các sự cố và tai nạn về điện. Các trang thiết bị
bao gồm : Bút thử điện, kìm cắt có võ nhựa bão vệ, băng dính dây dẫn,
đồng hồ đo mạch, tuốc-nơ-vít, dây đai bảo hiểm trèo cao, ủng và găng tay
cách điện, thang tre, bảng sơ đồ mạch điện nhà máy. Ngoài ra thợ điện
còn có đầy đủ các dụng cụ cần thiết dùng để sữa chữa, thay thế các máy
móc thiết bị do sự cố về điện gây nên.
Chỉ cho phép dùng đèn xách tay có điện thế 12 ÷ 36V khi thao tác ở
trong thùng sấy, xy-clon, trong bóng tối, ở trên cao để đủ ánh sáng và
tránh điện giật từ đèn.
Không được phép sửa chữa các thiết bị điện, dây dẫn nếu không
phải là thợ điện, người có trách nhiệm.
Dây dẫn phải được cố định chắc chắn, không va quệt vào các thiết
bị chyển động như băng tải, chảo vê,
Quá trình sử dụng các thiết bị điện, nên hạn chế việc di dời dây
dẫn, nếu thiết bị liên quan đến việc di dời như băng tải sản phẩm, quạt
gió, máy khâu thì dây dẫn luôn được kiểm tra, thay thế theo đúng định
kỳ.
Tuyệt đối phải tuân thủ các quy định về vận hành, sửa chữa các
máy móc thiết bị điện.
Người không có trách nhiệm không được đóng mở các nút công tắc
vận hành máy móc, tuyệt đối cấm người không liên quan vào phòng điều
khiển dây chuyền sản xuất.
2.6 An toàn về cơ khí
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 20
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
2.6.1. Đặc điểm
Khi các thiết bị máy móc hoạt động có thể có nguy cơ cuốn người
vận hành, thao tác, các vật dụng, dụng cụ, khi tiếp xúc với chúng gây ra
tai nạn về người và máy móc rất nguy hiểm.
Các máy nghiền có tốc độ quay rất lớn, đăc biệt các động cơ máy
nghiền có tốc độ quay 1000 Vòng/phút. Búa của chúng có thể nghiền nát
hay cuốn bất cứ vật cứng nào khi va vào nó.
Băng tải, máy vê viên có tốc độ cuốn, kéo lớn do sử dụng điện 3 pha,
hệ thống hộp số,
Hệ thống búa của máy sấy hoạt động gián đoạn theo vòng nên có thể
va vào người khi thao tác hay di chuyển cạnh nó.
Đa số thiết bị có khối lượng lớn nên khi ở trên cao nó có thể rơi tự
do gây nguy hiểm cho người thao tác.
2.6.2. Các biện pháp an toàn
Khi làm việc với vùng có nguy hiểm về cơ khí bắt buộc phải bội mũ
bảo hộ cứng (mũ nhựa, mũ cối, ), quần áo bảo hộ phải gọn gàng, đi dày
bảo hộ(tuyệt đối không được đi dép lê nhằm hạn chế rơi dép, trượt dép),
khu vực làm việc phải có ánh sáng rõ, phải tuyệt đối tuân thủ các khẩu
lệnh báo hiệu theo quy trình vận hành máy móc thiết bị.
Trước khi bắt đầu làm việc phải kiểm tra máy móc thiết bị, các
phương tiện bảo đảm an toàn cho người và máy theo yêu cầu sau:
Chạy thử không tải các hệ thống băng tải, chảo vê, vòi phun nước, máy
nghiền, máy khâu, thùng sấy, sàng, hệ thống hút bụi,
Công nhân không có nhiệm vụ không được lại gần, trêu đùa, tại
các vị trí có nguy cơ tai nạn về cơ khí như khu vực chảo vê,băng tải, khu
vực quạt gió, động cơ máy nghiền, trống sấy,
Trước khi chạy hệ thống máy sản xuất NPK từ băng tải 1, chảo
vê, đến băng tải sản phẩm đều phải bấm còi báo hiệu cho mọi người
tránh xa hệ thống, khoảng cách gần nhất để đảm bảo an toàn là 1,5m.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 21
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
Không được tháo lắp, điều chỉnh dây chuyền trong khi dây chuyền
đang hoạt động
Tuyệt đối cấm đưa tay vào dây băng tải, xích băng tải, bánh răng,
gối đỡ, con lăn, cánh quạt, hộp giảm tốc, thùng sấy, Trong khi hệ thống
đang làm việc. Khi cần sửa chữa nhất thiết phải tắt điện, dừng máy móc
thiết bị đang hoạt động.
2.7. An toàn vệ sinh công nghiệp
Mọi cán bộ công nhân viên, công nhân lao động khi tham gia vào dây
chuyền sản xuất phải giữ vệ sinh công nghiệp chung.
Để bảo vệ máy móc thiết nhà xưởng sử dụng an toàn lâu dài thì bắt
buộc sau mỗi ca sản xuất phải vệ sinh công nghiệp tại vị trí quy định. Bộ
phận liệu phải vệ sinh khu vực máy nghiền SA, lân, khu vực đã chuyển
phụ gia, Bộ phận sản xuất phải vệ sinh khu vực đổ liệu, vê viên, băng tải,
sàng, sấy, đóng tịnh, lưu kho, Bộ phận cơ khí phải vệ sinh băng tải, con
lăn, bộ giảm tốc, lòng thùng sấy, búa sàng máy nghiền, gốc bi.
2.8. An toàn về lưu kho, giao thông
Xếp chồng nguyên vật liệu, sản phẩm phải tuân theo quy trình về độ cao,
lô hàng,chủng loại. ngày nhập kho, cấm không được xếp quá cao làm ảnh
hưởng xấu đến hàng hóa và gây nguy cơ tai nạn do đổ hàng hóa.
Mọi người khi đi lại, làm việc tại kho bãi phải chú ý tới các phương tiện
như ôtô, công nông, tàu hỏa đang vận chuyển hàng hóa.
Khi bốc dỡ, lươ kho phải đề phòng bóng điện, quạt trần, dây điện ở trên cao
Các bộ phận đang hoạt động như :Băng tải, hệ thống sấy, ve
viên, đang hoạt động thì không được để bất kỳ loại hàng hóa nào phía
dưới.Lúc để hàng hóa ở dưới, bên cạnh nhứng thiết bị máy không hoạt động,
thi khi hoạt động bắt buộc phải di rời các hàng hóa đó phải di dời đến vị trí
khác.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 22
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
CHƯƠNG III: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN BÓN
TỔNG HỢP N- P- K.
3.1. Mục đích
Cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn kỷ thuật, đầy đủ, kịp thời cho
bộ phận vê viên tạo hạt. Đây là công đoạn chế ban đầu cho sản xuất NPK.
3.2. Các yêu cầu kỹ thuật và biện pháp thực hiện
Nghiền nguyên liệu gồm có 3 công đoạn:
+ Lân sản phẩm được nghiền và trộn đều,đóng bao ( khoảng 50 kg/bao)
+ Nghiền, trộn các loại nguyên liệu như : Đạm Urê. Đạm SA,DAP
MAP,Kali, đóng bao (khoảng 50 kg/bao)
3.2.1. Công đoạn 1 : Nghiền lân Supe và sản phẩm phụ
+ Công đoạn này được thực hiện tại vị trí máy nghiền lân.
+ Công nhân làm việc tại vị trí này tự trang bị cho mình về bảo hộ lao
động và an toàn lao động.
+ Bộ phận phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình sau khi nghiền,
Yêu cầu kỷ thuật đồi với sản phẩm Lân su-pe, sản phẩm phụ sau khi
nghiền như sau:
Hạt có kích cỡ : <1mm chiếm 85%
Hạt có kích cỡ : 1÷4mm chiếm không quá 10%
Hạt có kích cỡ : > 4mm chiếm không quá 5%
+ Bộ phận không được tự ý thay lỗ sàng phải thường xuyên kiểm tra
sàng, búa. Nếu sàng búa bị thủng, búa quá cùn thì báo ngay cho bộ phận kỷ
thuật hoặc cơ điện để có biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Lân sau khi nghiền phải đồng đều, đủ lượng vào bao ( khoảng 50 ±
5kg ) phù hợp với lượng nguyên liệu khác như than mùn, cao lạnh,…và để công
tác đổ liệu của bộ phận vê viên được đồng đều giữa các nguyên liệu Lân hỗn
hợp SA, phụ gia,…
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 23
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
3.2.2. Công đoạn 2: Nghiền, trộn qua sàng và đóng bao các nguyên liệu hạt
+ Nguyên liệu trước khi phối trộn phải được phối trộn phải được tập kết
một cách đầy đủ theo từng loại xung quanh máy nghiền SA vào theo từng mẽ
nghiền.
Các thao tác khi nghiền trộn máy SA:
+ Mỗi loại nguyên liệu khi dùng để trộn phải có ít nhất một người đổ liệu,
công đoạn mở bao phải có nhiều công nhân thao tác để tránh trường hợp máy
chạy không tải. Nguyên liệu ướt, vón cục nhiều thì phải bổ sung một người chọc
phễu để tránh trường hợp tắc máy, loại bỏ các loại rác ra khỏi máy.
+ Sau khi nguyên liệu được phối trộn đều theo tỷ lệ và qua máy nghiền
phải được đóng bao ( khoảng 50- 5kg/bao ). Sau đó được vận chuyển lên pháo
cho bộ phận đổ liệu vê viên ( Gọi là hỗn hợp SA ).
3.2.3. Công đoạn 3: Vận chuyển, bốc xếp các loại nguyên liệu lên bệ pháo và sàn
thao tác.
+ Chủng loại và lượng nguyên liệu đưa lên sàn thao tác do phòng kỹ
thuật quy định. Liệu đưa lên sàn thao tác bằng băng tải 1 và 2 hoặc trực tiếp.
Trên sàn thao tác liệu được xếp thành 2 hàng dọc theo sàn thao tác. Số lượng
chiều cao của nguyên liệu xếp chồng không được quá 10 bao loại 50kg/bao. Nếu
có 2 loai nguyên liệu bọc áo thì phải xếp rải đều 2 loại liệu để tiện cho việc bọc
áo đúng theo quy trình kỹ thuật.
Vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu lên bệ pháo theo yêu cầu sau:
+ Nguyên liệu được đua lên bệ pháo theo nhiều đợt. Mỗi đợt phải đưa lên
pháo đầy đủ các loại nguyên liệu theo công thức kỷ thuật quy định.
+ Nguyên liệu được xếp thành cọc, mỗi loại đồng đều cho 2 máy vê viên để
thuận tiện cho việc thao tác đổ liệu. Không được xếp chồng cao quá 4 bao trên
pháo để đảm bảo an toàn cho việc thao tác trong sản xuất.
+ trong các đợt đưa nguyên liệu lên bệ pháo phải bổ sung thường xuyên
lên pháo đầy đủ các loại nguyên liệu và cân đối kịp thời, đúng tiến độ sản xuất
vê viên.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 24
Trường Đại học Công Nghiệp Khoa Công Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh Lớp NCHD2.NA
Thao tác kiểm tra : Người kiểm tra tiến hành kiểm tra thao tác kỷ
thuật và sản phẩm từng cung đoạn như sau:
- Kiểm tra kích thước hạt sau khi nghiền.
- Kiểm tra trọng lượng tính sau khi nghiền.
- Kiểm tra phối trộn giữa các loại lân su-pe và với nguyên liệu phụ.
- Kiểm tra mức độ đồng đều giứa các loại nguyên liệu sau khi trộn.
- Kiểm tra độ vo cục, tỷ lệ cục sót lại sau khi đập, nghiền.
- Kiểm tra lượng nguyên liệu chuyển lên bọc áo.
- Kiểm tra quy cách trộn liệu giữa các loại nguyên liệu trên các máy
nghiền( máy nghiền SA, máy nghiền lân).
Hình ảnh: Dây chuyền sản xuất phân bón NPK
3.3. Quy trình và công đoạn làm bao bì
3.3.1. Mục đích
Để đảm bảo bao bì NPK đưa vào sử dụng luôn đạt yêu cầu kỷ thuật
về số lượng, chất lượng,mẫu mã và có dấu kiểm soát trên bao bì/
3.3.2. Yêu cầu đối với bộ phận bao bì
+ Bộ phận bao bì phải chủ động nắm kế hoạch sản xuất để nhận số bao bì
từ thủ kho Công ty về hợp lý, không để tình trạng thừa hoặc thiếu bao bì đóng
gói trong ca sản xuất.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 25