Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Vietravel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.18 KB, 24 trang )


MỤC LỤC
Phần I. Cơ sở lý thuyết

6

1.1. Lợi nhuận và các đặc điểm của lợi nhuận kinh doanh du lịch

6

1.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh

7

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh

8

Phần II. Thực trạng lợi nhuận kinh doanh của Vietravel

9

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp

9

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

9

2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh



10

2.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Vietravel

12

2.3. Thực trạng lợi nhuận kinh doanh công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận
tải Việt Nam - VietTravel năm 2019-2020

16

2.4. Đánh giá chung về lợi nhuận kinh doanh của Vietravel

20

2.4.1. Thuận lợi

20

2.4.2. Khó khăn

21

Phần III. Đề xuất biện pháp nâng cao lợi nhuận của Vietravel

22

3.1. Đề xuất biện pháp đối với doanh nghiệp


22

3.1.1 Biện pháp về giá

22

3.1.2. Biện pháp khắc phục khó khăn đối với tình hình dịch bệnh hiện nay

23

3.1.3. Biện pháp về chiến lược tiếp cập

24

3.2. Đề xuất biện pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

28


MỞ ĐẦU
Du lịch được xem là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng ở Việt Nam - một trong
những quốc gia có nguồn tài ngun du lịch vơ cùng to lớn. Nếu biết khai thác và sử
dụng hợp lý những ưu đãi có sẵn này thì sẽ đem lại lợi nhuận vô cùng to lớn cho nền
kinh tế của đất nước. Chính vì vậy mà ngành du lịch ở nước ta đang từng bước phát
triển mạnh mẽ và các công ty lữ hành đang nhanh chóng khẳng định được thương hiệu
của mình đối với các đối tác quốc tế, bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các cơng ty trong

nước cũng vô cùng khốc liệt. Và nhắc đến một doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam,
chúng ta không thể không nhắc đến Viettravel - một trong những công ty du lịch lữ
hành hàng đầu tại Việt Nam nói riêng và cũng như châu Á nói chung với bề dày 27
năm hình thành và phát triển.
Trong thời gian tìm hiểu cho thời gian tìm hiểu về Cơng ty du lịch Vietravel với
chủ đề thảo luận “Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp”
nhóm 8 đã nhìn nhận được một số ưu điểm và hạn chế của Vietravel. Với mong muốn
áp dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học, đưa ra những giải pháp hữu ích từ việc
đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp, góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Đây cũng là cơ hội để nhóm 8 có thể nghiên cứu, giải quyết vấn đề trong ngành
du lịch, trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho công việc sau này.


Phần I. Cơ sở lý thuyết
1.1. Lợi nhuận và các đặc điểm của lợi nhuận kinh doanh du lịch
a. Lợi nhuận kinh doanh du lịch
Lợi nhuận là thước đo quan trọng nhất cho thành công trong kinh doanh. Lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng sẽ làm tăng lợi ích của các nhóm: Khách hàng, nhân
viên, nhà quản trị, các cổ đơng và nhà đầu tư (chủ sở hữu). Mục tiêu của doanh nghiệp
là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh chất lượng và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận theo nghĩa chung là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, là phần vượt
trội của giá bán sản phẩm dịch vụ với chi phí tạo ra và cung ứng sản phẩm dịch vụ đó.
Thu nhập là khoản thu được dưới mọi hình thức (tiền tệ, hàng hóa hay dịch vụ) mà
một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia nhận được đều đặn trong từng thời kỳ
nhất định (1 tháng, 1 năm). Theo đó, lợi nhuận và thu nhập khác nhau về phạm vi áp
dụng, về nguồn gốc, về biểu hiện và tính chất.
Ở góc độ kinh tế học, phân biệt lợi nhuận thông thường và lợi nhuận siêu ngạch
(lợi nhuận vượt mức).

Ở góc độ kinh tế chính trị, lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư,
là hình thức biểu hiện bên ngồi của giá trị thặng dư.
Ở góc độ tài chính, lợi nhuận được xác định dựa trên lãi gộp, chi phí sản xuất
kinh doanh, kết quả các hoạt động khác và thuế phải nộp.
Thực tế trong kinh doanh du lịch, lợi nhuận được xác định khá đơn giản:
L=D-F-T
Trong đó:
L: Lợi nhuận.
D: Doanh thu.
F: Chi phí.
T: Thuế phải nộp
b. Các đặc điểm của lợi nhuận kinh doanh du lịch
Quá trình hình thành lợi nhuận trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch có nhiều
đặc trưng gắn với nguồn hình thành lợi nhuận.
-

Lợi nhuận trong kinh doanh du lịch được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

tùy theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trong khách sạn
có nguồn hình thành từ kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống và kinh doanh dịch vụ
bổ sung. Lợi nhuận của một cơng ty lữ hành có nguồn từ kinh doanh tour trọn gói, hoa


hồng cho nhà cung ứng và bán các dịch vụ lẻ kèm theo. Lợi nhuận của một nhà hàng
có nguồn từ sản xuất kinh doanh sản phẩm tự chế và hàng chuyển bán.
-

Cơ cấu nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp khác nhau tùy theo đặc

điểm và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu lợi nhuận của khách sạn khác

với cơ cấu lợi nhuận của công ty lữ hành. Tỷ trọng lợi nhuận của từng lĩnh vực kinh
doanh trong tổng lợi nhuận có sự khác biệt. Thơng thường, doanh nghiệp cùng kinh
doanh các dịch vụ thuần túy thì lợi nhuận càng lớn.
-

Bản chất của lợi nhuận xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Lợi nhuận có

nguồn gốc, bản chất từ quá trình sản xuất, do sự kết hợp các nhân tố sản xuất tạo giá
trị mới tăng thêm. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh sản phẩm tự chế thể hiện rất rõ đặc
điểm này. Lợi nhuận có nguồn gốc, bản chất từ q trình sản xuất nhưng do các ngành
sản xuất khác tạo ra. Doanh nghiệp du lịch kinh doanh hàng chuyên bán được hưởng
lợi nhuận này do kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất khác. Mặt khác,
doanh nghiệp du lịch còn thu được phần lợi nhuận không nhỏ khi khai thác tài nguyên
du lịch phục vụ cho du khách.
1.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ % so sánh giữa tổng mức lợi nhuận và tổng doanh thu
đạt được trong một thời kỳ nhất định.
Công thức xác định:
x 100
Trong đó:
�′: Tỷ suất lợi nhuận.
L: Tổng mức lợi nhuận.
D: Tổng mức doanh thu đạt được trong thời kỳ đó.
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh chất lượng và hiệu quả của hoạt
động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.
Vì tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối nên có thể dùng để so sánh hiệu quả kinh
doanh giữa các doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định hoặc giữa các thời kỳ của
cùng một doanh nghiệp.
Giữa lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận có thể có nhiều mối quan hệ, ví dụ như lợi
nhuận tăng và tỷ suất lợi nhuận tăng, lợi nhuận tăng và tỷ suất lợi nhuận giảm, lợi

nhuận giảm và tỷ suất lợi nhuận cũng giảm,... Các doanh nghiệp ln tìm mọi cách để
tăng cả lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, song, theo xu hướng thì lợi nhuận tăng và tỷ
suất lợi nhuận giảm.


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh
Gồm các nhân tố ảnh hưởng đến cả tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Các
nhân tố có thể lượng hóa được và khơng lượng hóa được, Trong phạm vi doanh
nghiệp, các nhà quản trị cố gắng tiết kiệm các nguồn lực, đầu tư nâng cao chất lượng
dịch vụ, thu hút khách hàng để tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
❖ Nhân tố khách quan
-

Chính sách, pháp luật của Nhà nước: Các chính sách, pháp luật của Nhà nước

có ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua một số chính sách
về thuế, vốn,...Chính sách về thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của
doanh nghiệp do thuế ảnh hưởng đến chi phí đầu và và giá cả đầu ra, từ đó gây ảnh
hưởng lên tổng chi phí và doanh thu của doanh nghiệp.
-

Giá cả: Giá cả đầu ra ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Giá

cả đầu vào có xu hướng tăng làm doanh thu tăng, từ đó tăng lợi nhuận và ngược lại.
Giá phí đầu vào cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi tác động đến chi
phí kinh doanh. Giá phí đầu vào tăng sẽ gây ra việc tăng lên của tổng chi phí và làm
cho lợi nhuận giảm xuống và ngược lại.
-


Sự ổn định của tiền tệ: Tùy thuộc vào mức độ ổn định khác nhau sẽ tác động

khác nhau đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
-

Vị trí kinh doanh của doanh nghiệp: Vị trí kinh doanh của doanh nghiệp càng

thuận tiện càng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao sự cạnh tranh trên thị
trường.
Từ đó, giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, tác động tích cực đến lợi nhuận kinh
doanh.
-

Các nhân tố khác như tính thời vụ, các yếu tố về dịch bệnh, thiên tai cũng ảnh

hưởng đến lợi nhuận. Tính thời vụ cao hay thấp đều ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tính
thời vụ càng cao, đón khách càng đơng, lợi nhuận trong giai đoạn đó có xu hướng tăng
lên. ❖ Nhân tố chủ quan
-

Quy mô và cơ cấu kinh doanh: Quy mô tác động trực tiếp đến doanh thu, quy

mô kinh doanh càng có xu hướng mở rộng khiến doanh thu của doanh nghiệp có xu
hướng tăng lên và ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Cơ cấu kinh doanh
khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỷ suất lợi nhuận kinh doanh.
-

Chi phí sản xuất kinh doanh: ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, chi phí sản

xuất tăng lên làm cho lợi nhuận giảm xuống và ngược lại.

-

Trình độ tổ chức và quản lý: tác động đến chi phí và doanh thu của doanh

nghiệp. Từ đó, ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận. Trình độ tổ chức và quản lý tốt giúp


doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, biết cách sử dụng tốt các nguồn lực trong tổ
chức, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận.
-

Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh tác động đến kết quả đầu ra của

doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chiến lược kinh doanh càng đúng
hướng, doanh thu và lợi nhuận sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
-

Uy tín của doanh nghiệp: Là một trong những yếu tố tác động đến vị thế, khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh
doanh. Một doanh nghiệp có uy tín càng cao thì lượng khách đến với doanh nghiệp đó
càng nhiều. Từ đó, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận.
-

Các nhân tố khác như sự khác biệt hóa của sản phẩm, chu kỳ sống của sản

phẩm cùng tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi một sản phẩm sẽ phải trải
qua một vịng đời, trong vịng đời đó có những giai đoạn khác nhau của sản phẩm,
thông thường các giai đoạn đó lần lượt là xâm nhập thị trường, phát triển, bão hịa, suy
thối. Tương ứng với mỗi giai đoạn của sản phẩm sẽ có những mức lợi nhuận khác

nhau.
Hiểu biết được tác động của các nhân tố và đưa ra biện pháp điều chỉnh giảm tác
động tiêu cực, phát huy tác động tích cực, thích ứng những biến động của mơi trường
kinh doanh vĩ mơ sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, đạt mục đích
cuối cùng của doanh nghiệp.

Phần II. Thực trạng lợi nhuận kinh doanh của Vietravel
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt nam, Vietravel là nhà cung
cấp dịch vụ tour trọn gói và chuyên nghiệp nhất hiện nay. Ngày 20/12/1995, Công ty
Du lịch và tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải (Vietravel) ra đời trên cơ
sở của trung tâm Du lịch- tiếp thị và dịch vụ đầu tư (Tracodi – Tourism) được thành
lập ngày 15/08/1992, tại 16 BIS Alexander de Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh. Thành lập và phát triển từ năm 1995, công ty Vietravel không ngừng lớn mạnh
và khẳng định vị trí thương hiệu của mình khơng chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở
rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày 31/08/2010 chuyển đổi loại hình
cơng ty thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với tên mới Công ty TNHH
một thành viên Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam, tên tiếng Anh Vietravel (Vietnam
Travel and Marketing Transports Company). Ngày 01/01/2014 Vietravel chính thức
chuyển thành Cơng ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam


(Vietravel). Hiện nay, ngồi trụ sở chính đặt tại số 190 Pasteur - quận 3 - Thành phố
Hồ Chí Minh, Vietravel cịn có 30 văn phịng, trung tâm, chi nhánh trong cả nước.
● Địa chỉ: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
● Điện thoại: 028 38 668 999
● Email:
● Website:
● Thị trường chính: Tồn cầu.

2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh
a. Du lịch nội địa (Domestic)
Sản phẩm trọn gói

Sản phẩm theo yêu cầu

-

Du lịch văn hóa, lịch sử

-

Tour theo yêu cầu

-

Du lịch sự kiện

-

Du lịch hội nghị

-

Du lịch nghỉ dưỡng

-

Tour khảo sát


Du lịch chữa bệnh

-

Dịch vụ du lịch tại Việt
Nam dành cho người Việt
Nam

-

Du lịch sinh thái
Du lịch khám phá
Du lịch thăm thân nhân
Du lịch quá cảnh

-

Du lịch đường biển

-

Du lịch thể thao
Du lịch trăng mật

b. Du lịch nước ngồi (Outbound)
Sản phẩm trọn gói

Sản phẩm theo u cầu



-

Du lịch văn hóa, lịch sử

-

Tour theo yêu cầu

-

Du lịch sự kiện

-

Du lịch hội nghị

-

Du lịch nghỉ dưỡng

-

Tour khảo sát

-

Dịch vụ du lịch tại Nước
ngoài

-


Du lịch chữa bệnh
Du lịch sinh thái
Du lịch khám phá
Du lịch thăm thân nhân
Du lịch quá cảnh

-

Du lịch đường biển

-

Du lịch thể thao
Du lịch trăng mật

c. Du lịch phục vụ khách quốc tế (Inbound)
Sản phẩm trọn gói

Sản phẩm theo yêu cầu

-

Du lịch văn hóa, lịch sử

-

Tour theo yêu cầu

-


Du lịch sự kiện

-

Du lịch hội nghị

-

Du lịch nghỉ dưỡng

-

Tour khảo sát

Du lịch chữa bệnh

-

Dịch vụ du lịch tại Việt

-

Nam dành cho người Nước

Du lịch sinh thái

Ngoài

Du lịch khám phá

Du lịch thăm thân nhân
Du lịch quá cảnh

-

Du lịch đường biển

-

Du lịch thể thao
Du lịch trăng mật

d. Sản phẩm khác
TT Lá Xanh

-

Hỗ trợ sân bay

-

Thu đổi ngoại tệ

Asian Express

-

Vận chuyển du lịch

Vietravel Training


-

Trung tâm đào tạo nghề và nghiệp vụ du lịch

VIMAC

-

Xuất khẩu lao động


Ticket Centre

-

Vé máy bay trong nước và nước ngoài

-

Tàu hỏa

2.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Vietravel
❖ Đặc điểm lợi nhuận kinh doanh của Vietravel:
Là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam, Vietravel là nhà cung
cấp dịch vụ tour trọn gói và chuyên nghiệp nhất hiện nay. Vì thế, lợi nhuận kinh doanh
của cơng ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Bán tour du lịch theo yêu
cầu, tour khảo sát, du lịch hội nghị, du lịch nước ngoài; Hỗ trợ sân bay; Thu hồi ngoại
tệ; Vận chuyển du lịch; Đào tạo nghề và nghiệp vụ du lịch; Xuất khẩu lao động; Vé
máy bay, vé tàu…

Cơ cấu nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp khác nhau tùy theo đặc
điểm và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vietravel là doanh nghiệp lữ hành nên
lợi nhuận chủ yếu tập trung ở bán hàng, bán các tour du lịch. Theo Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh hợp nhất của doanh nghiệp năm 2020, lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp là 152,392,028,490 đồng còn lợi nhuận từ
các sản phẩm khác là 13,450,877,423 đồng. Từ số liệu có thể thấy rõ doanh nghiệp
kinh doanh chủ yếu về bán tour và cung cấp dịch vụ nên lợi nhuận của lĩnh vực này
cao gấp hơn 11 lần so với các sản phẩm khác (Hỗ trợ sân bay, đào tạo nghề, xuất khẩu
lao động…).
Bản chất lợi nhuận của doanh nghiệp Vietravel xuất phát từ nhiều nguồn gốc
khác nhau. Lợi nhuận có nguồn gốc, bản chất từ quá trình nghiên cứu, thực hiện bán
các tour du lịch, do sự kết hợp các nhân tố sản xuất (nghiên cứu nhu cầu khách du lịch;
hoàn cảnh thị trường; trình độ hướng dẫn viên…) tạo giá trị mới tăng thêm. Lợi nhuận
có nguồn gốc, bản chất từ quá trình sản xuất nhưng do các ngành sản xuất khác như
hàng không, khách sạn, vận chuyển… tạo ra.
❖ Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
➢ Nhân tố khách quan:
-

Chính sách, pháp luật của Nhà nước: Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh

covid – 19, Nhà nước đã ban hành các chính sách đóng cửa du lịch quốc tế - nguồn thu
chính của ngành du lịch những tháng đầu năm khiến cho lượng tiêu thụ bị sụt giảm
mạnh trong năm. Vietravel cũng khơng phải ngoại lệ với tình trạng này khiến cho lợi
nhuận thu được giảm mạnh so với năm 2019.
-

Giá cả: Dịch bệnh bước vào giai đoạn đỉnh điểm khiến cho giá cả hàng hóa,

nhất là đồ dùng sinh hoạt tăng ảnh hưởng một phần đến Vietravel. Tuy nhiên, do du

lịch bị hạn chế nên giá các dịch vụ đi kèm có xu hướng giảm, điều này thuận lợi cho
doanh nghiệp truyền thơng tìm kiếm thêm khách hàng bù đắp phần nào vào khoản thất
thu do covid – 19 gây nên.


-

Sự ổn định của tiền tệ: Tính chung năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 03 lần

điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi
suất điều hành (là một trong các ngân hàng trung ương (NHTW) có mức cắt giảm lãi
suất điều hành lớn nhất trong khu vực); giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm
1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Về điều hành tỷ giá,
NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị
trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá USD/VND diễn biến
phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới. Vì
những lý do này, lợi nhuận của Vietravel khơng bị ảnh hưởng bởi tiền tệ, giảm bớt
gánh nặng cho doanh nghiệp.
-

Vị trí kinh doanh của doanh nghiệp: Vietravel là doanh nghiệp lữ hành kinh

doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch cho nên trước ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh,
doanh nghiệp cũng chịu tác động tiêu cực dẫn đến lợi nhuận năm 2020 giảm mạnh so
với năm 2019 (giảm hơn 3 lần).
➢ Nhân tố chủ quan:
-

Quy mô và cơ cấu kinh doanh: Là doanh nghiệp lữ hành đầu tiên tại Việt Nam,


với đầy đủ các kinh nghiệm cũng như thị trường kinh doanh, Vietravel có cơ cấu kinh
doanh đa dạng: du lịch khách đoàn; du lịch khách lẻ; trip U; INBOUND; xe cho thuê
và các dịch vụ khác. Đặc biệt, Vietravel cung cấp 4 dòng tour với các mức giá phù hợp
cho từng đối tượng khách hàng: Tour cao cấp; Tour tiêu chuẩn; Tour tiết kiệm; tour giá
tốt. Vì vậy, với tình hình dịch bệnh kéo dài khơng thể bán tour du lịch, doanh nghiệp
vẫn có thể cung cấp các dịch vụ khác để tạo ra lợi nhuận dù nhỏ.


-

Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí của Vietravel bao gồm như: chi phí tài

chính – lãi vay vốn; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí
khác. Do việc bán hàng, tour du lịch, trong năm khơng được thuận lợi nên chi phí cho
việc bán hàng, quản lý doanh nghiệp và chi phí khác đều giảm ít nhất một nửa. Tuy
nhiên, để ứng phó với dịch bệnh, doanh nghiệp đã phải tăng vay vốn dẫn đến chi phí
tài chính tăng lên hơn 60 tỷ. Lợi nhuận doanh nghiệp từ đó cũng bị ảnh hưởng.
-

Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Là một doanh nghiệp lâu đời trong

lĩnh vực du lịch lữ hành, Vietravel ln tự hào có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, phân
cấp rõ ràng. Chính nhờ đội ngũ chuyên nghiệp như vậy mà doanh nghiệp có thể vượt
qua được thời kỳ khó khăn của dịch bệnh.

-

Chiến lược kinh doanh: Chiến lược marketing của Vietravel thực ra khơng có gì

q phức tạp hay cao siêu, thực chất nó rất rõ ràng bởi lẽ doanh nghiệp đã áp dụng

chiến lược Marketing-mix. Thơng thường, một chiến lược Marketing-mix sẽ có 2
dạng: 4P hoặc 7P, ở đây Vietravel đã sử dụng 7P cho chiến lược Marketing của mình.
Đúng như tên gọi của mình, chiến lược Marketing Mix của Vietravel sẽ được chia theo
7 mục nhỏ ứng với 7 chữ cái P (product; price; place; promotion; physical evidence;
people strategy; process). Nhờ chiến lược cụ thể như vậy mà doanh nghiệp mới được
xây dựng và tồn tại lâu dài trên thị trường.
-

Uy tín của doanh nghiệp:
Năm 2020, Vietravel đã đáp ứng hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe của ban tổ

chức đưa ra nhằm đảm bảo các tiêu chí như: hiệu quả kinh tế (doanh thu, lợi nhuận,
đóng góp ngân sách), thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và lao động, thực hiện tốt chính sách
pháp luật (an tồn vệ sinh thực phẩm, mơi trường, PCCC…), thực hiện tốt trách nhiệm


xã hội, đổi mới, sáng tạo, vượt qua thách thức do tác động của dịch Covid-19 gây ra.
Vietravel luôn khẳng định vị thế dẫn đầu ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững,
một doanh nghiệp ln đặt lợi ích khách hàng, xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp.
Ngồi những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, Vietravel cịn vinh dự
đón nhận nhiều giải thưởng của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế. Trong đó,
đặc biệt 04 năm liên tiếp nhận giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia” (2012, 2014,
2016, 2018), 7 năm đạt giải thưởng TTG Travel Awards (2011- 2018); 7 năm liên tiếp
đạt giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (2013 - 2019). Và là đại diện
duy nhất của Việt Nam 03 năm liên tiếp (2017 - 2019) chiến thắng hạng mục “Nhà
điều hành tour du lịch trọn gói hàng đầu thế giới”…
Năm 2020 đánh dấu cột mốc 25 năm sức trẻ, Vietravel quyết không lùi bước,
luôn giữ vững niềm tin và sự lạc quan để cùng nhau tạo lập một kỳ tích mới. Ngồi
phát triển bền vững, duy trì tăng trưởng kinh doanh song song các hoạt động trách
nhiệm xã hội, cộng đồng, Vietravel với sứ mệnh “Người tiên phong” cịn hướng đến

mục tiêu trở thành cơng ty lữ hành đa quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. 25 năm hình
thành và phát triển, Vietravel đã cho thấy sự năng động và “sức trẻ” của một doanh
nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam đang hội nhập sâu vào sân chơi khu vực và toàn
cầu.
2.3. Thực trạng lợi nhuận kinh doanh công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông
vận tải Việt Nam - VietTravel năm 2019-2020
Năm 2019
CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, VTR) công bố
BCTC hợp nhất cả năm 2019 với doanh tăng nhẹ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ từ 6667.3 tỷ năm 2018 lên
6785,2 tỷ năm 2019. Cụ thể, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành đạt 6706,9 tỷ, doanh
thu bán vé máy bay đạt 57.7 tỷ, doanh thu từ cung cấp các dịch vụ khác đạt 20.5 tỷ.

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng nhẹ đạt 7601.5 tỷ năm 2020. Cụ thể, lãi
tiền gửi đạt 370.8 triệu, lãi cho vay đạt 574.8 triệu, cổ tức và lợi nhuận được chia đạt
1.3 tỷ, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh đạy 5.2 tỷ và doanh thu từ các hoạt động tài
chính khác đạt 14.4 triệu.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh vào cuối năm tuy nhiên Vietravel vẫn giữ
được doanh thu ổn định với mức tăng trưởng dương cuối kỳ lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp đạt 44.3 tỷ.


Song, điểm nhấn đáng chú ý nhất của Vietravel nửa đầu năm 2019 là việc thành
lập Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) vào ngày 19/2,
với quy mô vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng. Khoảng 3 tháng sau, quy mô
vốn điều lệ của Vietravel Airlines được nâng lên mức 700 tỷ đồng.

Năm 2020
CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, VTR) công bố
BCTC hợp nhất cả năm 2020 với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng dù đã cắt giảm chi

phí (cắt giảm 50% chi phí nhân viên).
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống còn 1685,1 tỷ năm 2020.
Cụ thể, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành đạt 1593,9 tỷ, doanh thu bán vé máy bay đạt
19.4 tỷ, doanh thu từ cung cấp các dịch vụ khác đạt 71.8 tỷ.

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đạt 24,6 tỷ năm 2020. Cụ thể, lãi tiền gửi
đạt 213,7 triệu, lãi cho vay đạt 5,2 tỷ, cổ tức và lợi nhuận được chia đạt 15,1 tỷ, lãi
chênh lệch tỷ giá phát sinh đạt 3,6 tỷ và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác đạt
349,6 triệu.

Cơng ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel)
chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 khiến kết quả kinh doanh năm 2020 thua
lỗ
98.9 tỷ đồng.
Lý giải nguyên do khiến Vietravel lỗ gần 90 tỷ đồng năm 2020, gấp hơn 2 lần lợi
nhuận cả năm 2019 của doanh nghiệp, doanh nghiệp cho biết, dù chi phí bán hàng,


quản lý doanh nghiệp và các loại chi phí khác trong năm qua đều được cắt giảm mạnh
nhưng chi phí tài chính của hãng lữ hành này, trong đó chủ yếu là lãi vay tăng hơn 2,5
lần so với năm 2019 lên hơn 83 tỷ đồng.
Bài tập
STT Các chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

1.


6 818 982

1 714 783

-Doanh thu bán hàng và cung cấp 6 785 269
dịch vụ

1 685 273

2.

Tổng doanh thu

-Doanh thu hoạt động tài chính

7 602

24 656

-Thu nhập khác

26 111

4 854

Tổng chi phí

6 779 615

1 791 058


639 621

154 673

3.
Tổng thuế GTGT
Đơn vị: triệu đồng
STT Các chỉ tiêu

DVT Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2020/2019
+/-

1.

Tổng doanh thu

%

Tỷ

6 818 982

1 714 783

-5 104 199 25.15

-Doanh thu bán hàng Tỷ
và cung cấp dịch vụ


6 785 269

1 685 273

-5 099 998 24.84

%

99.51

98.28

(-1.23)

-

-Doanh thu hoạt động Tỷ
tài chính

7 602

24 656

+17 054

324.34

Tỷ trọng

Tỷ trọng


%

0.11

1.44

(+1.33)

-

- Thu nhập khác

Tỷ

26 111

4 854

-21 257

18.59

Tỷ trọng

%

0.38

0.28


(-0.1)

-

2

Tổng chi phí (F)

Tỷ

6 139 996

1 636 385

-4 503 611 26.65

3

Thuế GTGT(T)

Tỷ

639 621

154 673

-484 948

24.18


Tỷ lệ thuế (T’)

%

9.38

9.02

(-0.36)

-

Lợi nhuận trước thuế
(Ltt)

Tỷ

39 365

-76 275

-115 640

-193.76

Tỷ suất Ltt (L’tt)

%


0.58

-4.45

-5.03

-

Lợi nhuận sau thuế
(Lst)

Tỷ

31 492

-76 275

-107 767

-242.2

%

0.44

-4.45

-4.89

-


4

5

Tỷ suất Lst (L’st)
NOTE:
T’=T/D x100


Ltt= D-F-VAT
Lst= Ltt - thuế TNDN
Thuế TNDN= Lttx20%
L’tt= Ltt/D x100
L’st= Lst/Dx100
Nhận xét: Tình hình lợi nhuận qua 2 năm của công ty không được tốt, cụ thể như sau:
-

Về tổng doanh thu: Tổng DT năm nay so với năm trước giảm 5 104 199 triệu

đồng tương đương 74.85%. Sự giảm của tổng DT này là do:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Thu nhập khác đều giảm so với năm
trước, lần lượt giảm là 5 099 998 triệu đồng tương ứng 75.16% và 21 257 triệu
đồng tương ứng 81.14%.
+ Doanh thu hoạt động tài chính tăng 17 054 triệu đồng tương ứng 224.34%. Tuy
nhiên, tỷ trọng của Doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm 0.11% thấp hơn
nhiều so với tổng tỷ trọng của Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Thu
nhập khác. Nên tổng doanh thu của công ty vẫn giảm.
-


Về tổng CP: Tổng chi phí của cơng ty năm nay so với năm trước giảm 4 503

611 triệu đồng tương ứng với 73.35%.
-

Về thuế GTGT: Thuế GTGT của công ty năm nay thấp hơn năm trước, giảm

484 948 triệu đồng tương ứng 75.82%.
-

Tỷ lệ thuế GTGT (T’ = T/D x 100): So sánh tốc độ giảm của T và D ta thấy cả T

và D đều giảm nhưng tốc độ giảm của T là 75.82% cao hơn so với tốc độ giảm của D
là 74.85% dẫn đến T’ giảm 0,36%.
-

Về Ltt và Lst: Ltt và Lst của công ty năm nay so với năm trước đều giảm và lần

lượt giảm là 115 640 triệu đồng và 107 767 triệu đồng.
-

Về L’tt (L’tt = Ltt/D x 100): So sánh tốc độ giảm của Ltt và D ta thấy cả Ltt và

D năm nay đều giảm so với năm trước nhưng tốc độ giảm của Ltt là 293.76% cao hơn
so với tốc độ giảm của D là 74.85% nên L’tt năm nay so với năm trước giảm 5.03%
-

Về L’st (L’st = Lst/D x 100): So sánh tốc độ giảm của Lst và D ta thấy cả Lst

và D năm nay đều giảm so với năm trước nhưng tốc độ giảm của Lst là 342.2% cao

hơn so với tốc độ giảm của D là 74.85% nên L’st năm nay so với năm trước giảm
4.89%
=> Kết luận: Tình hình lợi nhuận 2 năm của cơng ty khơng được tốt vì tốc độ giảm
của lợi nhuận cao hơn tốc độ giảm của doanh thu. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của
doanh thu cao hơn tốc độ giảm của của chi phí nên trong thời gian tới cơng ty cần có


những chính sách, chiến lược mới để tăng doanh thu (D) và đồng thời cũng có những
biện pháp duy trì mức chi phí tối thiểu nhằm tối đa hóa doanh thu.
2.4. Đánh giá chung về lợi nhuận kinh doanh của Vietravel
2.4.1. Thuận lợi
-

Điều chỉnh chiến lược linh hoạt: Khả năng điều chỉnh chiến lược linh hoạt đã

giúp Vietravel vượt qua tình hình thua lỗ trong đại dịch covid, Vietravel đang đẩy
nhanh q trình tái cấu trúc theo mơ hình holdings và cổ phần hóa CTCP Hàng khơng
Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Một trong những động thái nhằm tái cấu trúc
lại toàn bộ hệ sinh thái kinh doanh theo hướng holdings của Vietravel chính là việc
Hội đồng quản trị thơng qua quyết định chuyển nhượng 55,58% cổ phần đang sở hữu
tại Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) cho nhà đầu tư
vào tháng 12/2021. Thời điểm trên, việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện trong
bối cảnh doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh bán niên với khoản lỗ lũy kế lên
tới 326 tỷ đồng. Thực ra, nếu giữ nguyên cấu trúc sở hữu như cũ, Vietravel là công ty
mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ của Vietravel Airlines thì tồn bộ khoản lỗ của hãng hàng
không này sẽ được hợp nhất trên báo cáo tài chính của Vietravel. Việc hợp nhất khoản
lỗ của Airlines sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung tồn cơng ty. Do đó, Hội đồng quản trị
Vietravel đã thơng qua việc chuyển nhượng phần vốn góp tại Vietravel Airlines để
khơng phải chịu khoản lỗ từ hãng bay này.
-


Phát triển về công nghệ số: Với sự đầu tư và phát triển vượt bậc của Internet và

cơng nghệ, doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt cơng nghệ, tối ưu chi phí tiếp cận
khách hàng, cắt giảm chi nhánh để có mức giá cạnh tranh hơn. Vietravel có nhiều kế
hoạch liên quan đến cơng nghệ, như chuyển đổi hình thức marketing của tồn cơng ty
sang hình thức tiếp cận số; hồn thiện hệ thống bidding online trên cả 2 thị trường
trong và ngoài nước; tập trung đầu tư về công nghệ và chuyển đổi hình thức kinh
doanh sang kênh bán online; số hóa 100% quy trình hoạt động cơng ty, tất cả cán bộ
nhân viên làm việc 100% trên hệ thống phần mềm…
-

Chất lượng dịch vụ chính là điều giữ chân khách hàng ở lại, hiểu được điều này

Vietravel luôn quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Hiện có hơn 1.000 tour du lịch trong
và ngoài nước mở bán tại website www.travel.com.vn và hơn 40 văn phịng, chi nhánh
trên tồn quốc. Hàng năm, Vietravel tung ra rất nhiều chương trình mới để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của du khách. Bên cạnh đó, cơng ty cịn thường xun khảo
sát, kiểm tra chất lượng dịch vụ của hệ thống đối tác. Dù tour siêu tiết kiệm hay tour
cao cấp đều phải đạt chất lượng tốt nhất, đó chính là tiêu chí Vietravel ln hướng
đến. Chính chất lượng dịch vụ tốt đã giúp Vietravel trở thành hãng lữ hành được
nhiều người tin dùng, từ đó giúp khẳng định vị thế và tăng doanh thu.
-

Khả năng tài chính mạnh giúp Vietravel ln có mức giá tốt nhất với chất lượng

dịch vụ không đổi bất kể ngày thường hay mùa lễ, Tết. Do có tần suất khởi hành


thường xuyên, lượng khách hàng lớn và ổn định nên công ty nhận được giá cạnh tranh

hơn so với các đơn vị khác. Bên cạnh đó, Vietravel ký hợp đồng với các đối tác nhà
hàng, khách sạn, hãng hàng không… nên dù rơi vào mùa cao điểm vẫn đảm bảo mức
giá ổn định, chất lượng tốt. Ngoài ra khả năng tài chính cũng là yếu tố giúp doanh
nghiệp duy trì hoạt động vào giai đoạn khó khăn như covid.
2.4.2. Khó khăn
-

Cùng với sự phát triển của du lịch, các doanh nghiệp lữ hành xuất hiện ngày

càng nhiều. Cạnh tranh về giá cả và chất lượng giữa các doanh nghiệp lữ hành ngày
càng gay gắt. Bên cạnh đó, Vẫn cịn rất nhiều bất cập trong quản lý về chất lượng, giá
cả chương trình du lịch và cịn tồn tại nhiều doanh nghiệp sử dụng phương thức cạnh
tranh kinh doanh không lành mạnh làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý du khách khi tiến
hành mua chương trình du lịch như việc: sao chép chương trình du lịch, chặt chém tiền
tour của khách bằng việc bán hàng giá cao, chất lượng thấp, kinh doanh ăn uống
khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, kinh doanh vận chuyển tăng giá do giá
nhiên liệu tăng…
-

Nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng do sự biến chuyển xấu của dịch bệnh

dẫn đến lượng khách du lịch giảm mạnh do tâm lý thắt chặt chi tiêu. Đặc biệt trong
thời kỳ dịch bệnh kéo dài, những đợt giãn cách liên tục khiến ngành du lịch bị ảnh
hưởng nặng nề. Vietravel cũng không ngoại lệ. Thời gian qua doanh nghiệp đã chịu
nhiều tổn thất lớn do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
-

Doanh nghiệp chưa thực sự có chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu phù

hợp: Sự đa dạng sản phẩm giúp Vietravel có thể phục vụ rất nhiều nhóm đối tượng

khác nhau, từ những bạn trẻ đam mê du lịch phượt bụi cho tới những người có điều
kiện, muốn du lịch nghỉ dưỡng sang trọng hoặc du lịch nước ngoài. Tất cả đều nằm
trong danh mục sản phẩm, dịch vụ của Vietravel. Tuy nhiên, Vietravel lại chưa có
những chiến lược tiếp cận cụ thể rõ ràng và sâu sắc cho nhóm khách hàng mục tiêu
của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng chưa tiếp cận được các sản
phẩm và dịch vụ mà Vietravel cung cấp.

Phần III. Đề xuất biện pháp nâng cao lợi nhuận của Vietravel
3.1. Đề xuất biện pháp đối với doanh nghiệp
3.1.1 Biện pháp về giá
Giá cả dịch vụ là một yếu tố cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng và lợi nhuận của cơng ty. Do đó, nó cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì thế, trong q trình kinh
doanh du lịch, khơng thể định giá một cách chủ quan tùy tiện mà phải mềm dẻo, linh


hoạt và mang tính chiến lược phù hợp với nhu cầu của thị trường để thu được lợi
nhuận tối ưu. Các biện pháp thực hiện:
-

Xây dựng chính sách giá phù hợp với từng thời điểm, mùa cao điểm thường giá

cao, mùa thấp điểm giá thấp và kèm theo những chương trình khuyến mãi của khách
sạn, hàng khơng…
-

Chính sách phù hợp với từng đối tượng khách đoàn hay khách lẻ. Đối với

khách đồn giá cả có thể rẻ hơn so với khách lẻ vì số lượng khách đơng hơn nên sẽ
giảm thiểu một số chi phí như hướng dẫn viên, xe ô tô…

-

Căn cứ vào giá, khả năng cung cấp dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp

công ty có quyết định đúng đắn về giá cả sản phẩm của mình.
-

Căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng và năng lực cung cấp dịch vụ

của doanh nghiệp. Vietravel đã xây dựng nhiều mức giá khác nhau trên cùng một
chương trình du lịch. Điều này là một thế mạnh của cơng ty vì như vậy khách hàng sẽ
có nhiều lựa chọn hơn trong khi mua sản phẩm và có thể lựa chọn được những sản
phẩm phù hợp với khả năng chi trả của mình.
-

Tùy vào yêu cầu của khách và đối tượng khách mà áp dụng chiến lược định giá

thấp khơng nên lạm dụng vì giá cả đi đôi với chất lượng.
-

Công ty cần ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ dài hạn với các nhà cung cấp

(thường là 6 tháng hay một năm) nhằm tránh những biến động giá ảnh hưởng không
tốt đến giá bán và tính cạnh tranh của cơng ty.
-

Vietravel kết hợp đối tác vàng giảm giá tour: Hãng hàng không, địa điểm lưu

trú, công ty lữ hành, những bộ máy cấu thành một tour du lịch đẩy mạnh hợp tác, cùng
giảm giá giữ vững doanh thu bằng cách đẩy mạnh số lượng nhưng vẫn đáp ứng được

chất lượng
-

Hợp tác với công ty lữ hành ngoài nước, xây dựng khu du lịch trọng điểm, khơi

phục hình ảnh, đẩy mạnh tiếp thị qua internet (hình thức truyền thông giá rẻ), tổ chức
kèm các hoạt động lớn
-

Kết hợp cùng Vietnam Airline, các ngành chức năng có liên quan tại các khu

vực du lịch nước ngoài, giảm giá vé thường 20%, giảm 10% giá vé so với các hãng có
cùng đường bay, đơn giản hóa q trình làm Visa nhằm tăng lượt khách
-

Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để được hưởng chiết khấu tốt hơn.

Bên cạnh đó, cơng ty cần phải tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới có chất lượng
tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn. Ngành du lịch của nước ta đang trong đà phục hồi
một cách nhanh chóng, nhà hàng, khách sạn họ thường tung ra những chương trình
khuyến mãi nhằm lơi kéo. Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đối với giá thành và khả
năng khác biệt hóa: sự phát triển của hệ thống cung cấp gia tăng, dẫn đến sự cần thiết


của khác biệt hóa sản phẩm nhằm mục đích tồn tại của nhà cung cấp, giá thành thường
sẽ linh động theo.
3.1.2. Biện pháp khắc phục khó khăn đối với tình hình dịch bệnh hiện nay
-

Số lượng người dân, du khách có nhu cầu đi du lịch là rất lớn nhưng tâm lý vẫn


cịn e ngại, vì thế truyền thơng của doanh nghiệp về vấn đề phòng chống dịch bệnh
phải được quan tâm để du khách yên tâm đi du lịch. Doanh nghiệp cần đưa ra các định
hướng, biện pháp để bảo vệ an tồn tốt nhất có thể trong tình hình dịch bệnh đến du
khách như cung cấp thơng tin minh bạch tới khách hàng; liên kết với các cơ quan ý tế
để kịp thời báo cáo và xử lý những vấn đề liên quan đến sức khỏe, dịch bệnh khi cần
thiết, tránh gây ảnh hưởng đến nhiều khách hàng khác;... để khách hàng tin tưởng lựa
chọn sử dụng sản phẩm của DN
-

Trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, sự phát triển ngành du lịch và lữ

hành đã bị chững lại và kết quả là tầm quan trọng và nhu cầu về chuyển đổi số tăng
cao. Nhu cầu và cách đưa ra quyết định của các khách hàng của ngành du lịch và lữ
hành thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Và với cách tiếp cận truyền thống họ khó
có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vietravel muốn phát triển mạnh cần
phải cung cấp các điểm đến một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của du khách và
phong phú thông tin trên nhiều nền tảng đặc biệt là trên các trang mạng xã hội để
khách hàng có thể chia sẻ và khám phá. Với sự hỗ trợ của q trình số hóa, các đại lý
du lịch đã tận dụng để thực hiện các giao dịch và công bố chi tiết thông tin trong từng
giai đoạn của chuyến đi, cho phép khách hàng nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị
xuất phát.
-

Để phục hồi nhanh thì mọi hoạt động du lịch phải đảm bảo an toàn. Mức độ

phục hồi của du lịch phụ thuộc vào mức độ dễ dàng di chuyển của du khách. Vietravel
phải xây dựng các tuyến du lịch an toàn, du lịch xanh, các sản phẩm du lịch sạch,
thiên nhiên và du lịch chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm du lịch phải đa dạng, trải nghiệm
sâu, giá trị hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, du khách nội địa đang hướng đến du

lịch nghỉ dưỡng. Đối với du khách quốc tế cần mở cửa quốc tế, mở các tour du lịch
nghỉ dưỡng, xây dựng các tour du lịch văn hóa; kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với du lịch
văn hóa.
-

Bên cạnh đó, Vietravel cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh

nghiệp. Hồn thiện cơng tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp cũng là một yếu tố
giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong
giai đoạn khó khăn.


3.1.3. Biện pháp về chiến lược tiếp cập
-

Trong thời đại internet bùng nổ như hiện nay, mạng internet mà một trong

những phương tiện marketing rất hiệu quả. Google là công cụ tìm kiếm số một trên
thế giới, thu hút hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, nó sẽ giúp cho trang web của cơng ty
xuất hiện ở những vị trí dễ dàng được nhìn thấy nhất khi người dùng cần tìm kiếm
những thơng tin liên quan đến du lịch. Một trào lưu hiện nay đó là hầu hết mọi người
đều sử dụng mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube, twitter hoặc zing me. Đây là
một phương thức marketing rất hiệu quả vì tính lan truyền trên cộng đồng mạng rất
cao mà chi phí lại rẻ.
-

Tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm du lịch để quảng bá về các sản

phẩm của cơng ty mình và học hỏi các kinh nghiệm của các công ty lữ hành lớn trong
nước và ngồi nước. Thêm vào đó, khi tham gia các hội chợ du lịch, cơng ty có thể có

thêm những mối quan hệ tốt với những đối tác như khách sạn, nhà hàng. Điều này rất
có lợi cho việc kinh doanh của công ty sau này.
-

Xây dựng một hệ thống kênh phân phối gián tiếp thông qua các biện pháp sau:

Phân phối qua các khách sạn; phân phối qua người tiêu dùng, đây là một kênh phân
phối vô cùng hiệu quả vì sẽ giảm được sự lo lắng về chất lượng của sản phẩm khi
được người quen giới thiệu và sẽ dễ dàng mua sản phẩm du lịch của công ty hơn; phân
phối qua các công ty lữ hành gửi khách. Xây dựng một hệ thống kênh phân phối gián
tiếp sẽ giúp cơng ty có được những lợi ích: Giảm chi phí khi mở rộng và phát triển
kênh phân phối cho công ty, tăng phạm vi tiếp cận với khách hàng cho công ty du lịch,
tăng khả năng cạnh tranh cho công ty du lịch.
3.2. Đề xuất biện pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước
Bên cạnh những đề xuất những biện pháp đối với doanh nghiệp, để Vietravel nói
riêng và các doanh nghiệp du lịch nói chung có cơ hội phục hồi và phát triển hơn trong
tương lai thì các cơ quan ban ngành cũng như Nhà nước, Chính phủ cũng cần có
những chính sách tạo điều kiện cho thị trường này phát triển. Cụ thể:
-

Điều kiện tiên quyết cho sự thành - bại của việc mở cửa là vẫn phải đảm bảo an

tồn phịng chống dịch. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến
phức tạp và tình hình xung đột giữa các quốc gia, ngành du lịch của Việt Nam sẽ phải
đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. Mở cửa du lịch khơng có nghĩa là có khách
ngay, mà đây là một q trình phục hồi tính bằng nhiều tháng.
-

Để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến cho các doanh nghiệp, cho phép áp


dụng lại chính sách thị thực với khách nhập cảnh như thời điểm năm 2019.
-

Hiện Việt Nam đã công nhận “hộ chiếu vaccine,” giấy chứng nhận tiêm chủng

của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng mới có 14 quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine


Việt Nam. Đây là một trong những rào cản trong việc đưa khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài. Chỉ khi cân bằng được cung - cầu của khách inbound (khách quốc tế đến
Việt Nam) và outbound (người Việt Nam du lịch nước ngồi) thì mới giảm chi phí các
chuyến bay, giảm giá tour của các công ty du lịch.
-

Chuẩn bị các điều kiện về năng lực phục vụ, cơ sở vật chất cho ngành du lịch.

-

Du lịch Việt Nam chính thức mở lại giao lưu, giao thương quốc tế từ ngày 15/3,

như trước khi có dịch Covid-19, nhưng kèm theo một số giải pháp. Với mục đích quản
lý kiểm sốt rủi ro, có biện pháp bảo đảm an tồn cho tất cả mọi người, không phân
biệt người Việt Nam và người nước ngồi trong phịng, chống dịch. Mở lại du lịch
quốc tế đặt trong bối cảnh chúng ta mở lại tồn bộ hoạt động kinh tế, giao thương. Vì
vậy, thời gian tới, các cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngồi cần tích cực xúc tiến
mở lại các hoạt động du lịch như trước khi có dịch.
-

Nhà nước cần tiếp tục quảng bá chiến dịch “Live Fully In Vietnam” (Sống trọn


vẹn tại Việt Nam) và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn đồng thời tập trung
quảng bá du lịch Việt Nam tới các thị trường mục tiêu.
-

Về vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, sau hai năm chịu tác động nặng nề do

đại dịch COVID-19, doanh nghiệp cần có thời gian để phục hồi. Vì vậy, các chính
sách hỗ trợ đang có cần tiếp tục kéo dài ít nhất đến hết năm 2023 như chính sách giảm
giá điện, giảm thuế VAT, giảm tiền thuê đất, giảm phí cấp phép lữ hành, cấp thẻ hướng
dẫn viên.
-

Để các doanh nghiệp du lịch có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh

lành mạnh, Nhà nước cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn tạo môi trường
phát triển cho các doanh nghiệp. Khung quy định này cần được sửa đổi và bổ sung sao
cho phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của thế giới.


KẾT LUẬN
Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc cùng
với những cảnh quan kỳ thú được thiên nhiên ban tặng, một đất nước có tiềm năng du
lịch phong phú. Tận dụng những ưu thế đó mà du lịch chính là mảnh đất màu mỡ để
các công ty du lịch phát triển. Trong đó, Vietravel đã có những đóng góp có thể nói là
hàng đầu cho sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh để từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
ln là bài tốn khó với mọi doanh nghiệp kinh doanh loại hình này nên rất mong
những lý luận và giải pháp nhóm 6 đưa ra sẽ có giá trị tham khảo và đóng góp được
một phần nào đó vào sự phát triển của cơng ty.
Do khả năng cịn hạn chế nên chắc chắn trong bài viết cịn nhiều những khuyết

điểm khó tránh khỏi, kính mong sự đóng góp cơ và các bạn để nhóm 6 có thể hồn
thiện hơn, đạt được kết quả cao trong học tập và vững vàng hơn khi bước vào nghề.
Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn giảng viên Ths. Trần Thị Kim Anh và giảng viên
Nguyễn Thị Thanh Nga đã luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để nhóm 6 có thể
hồn thành bài thảo luận này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />3%A0i%20ch%C3%ADnh%20h%E1%BB%A3p%20nh%E1%BA%A5t%20n
%C4%83m%202020%20(ki%E1%BB%83m%20to%C3%A1n).pdf
2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />


×