Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tóm tắt hồ sơ 6 hợp đồng về việc cho thuê cột điện giữa Điện lực H và Truyền hình cáp Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.18 KB, 11 trang )

Vụ việc liên quan đến quá trình thực hiện và chấm dứt Hợp đồng về việc cho thuê
cột điện giữa Điện Lực H (chi nhánh của Tổng công ty điện lực miền Bắc) với
Cơng ty TNHH dịch vụ truyền hình cáp Y.
-

Ngày 15/09/2007, Điện Lực H với Công ty TNHH dịch vụ truyền hình cáp Y
(Truyền hình cáp Y) ký kết Hợp đồng kinh tế số 57A4/HĐKTĐHY-P2 về việc
thuê cột điện. Trong hợp đồng có một số điều khoản liên quan đến tranh chấp
như sau:
+ 1.1 Điện lực H đồng ý giao cho Truyền hình cáp Y thuê cột điện để treo
cáp thơng tin phục vụ truyền hình cáp;
+1.2 Số lượng thuê, đơn giá cho thuê theo phụ lục đính kèm;
+ 1.3 Giá trị hợp đồng là: 1.595.000VNĐ/ 01 tháng (chưa có thuế VAT);
+ 1.4 Giá trị hợp đồng sẽ thay đổi khi có văn bản hướng dẫn thực hiện đơn
giá mới của tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc của Công ty Điện lực 1;
Trong thời gian thực hiện, nếu số lượng cột tăng (hoặc giảm), Truyền hình
cáp Y sẽ thông báo cho Điện lực H bằng văn bản về số lượng cột thuê, giá
tiền theo biểu giá trong Hợp đồng này và mặc nhiên sẽ là Phụ lục hợp đồng
bổ sung.
+ 2.3 Thời hạn thanh tốn: trong vịng 10 ngày kể từ khi Truyền hình cáp Y
nhận được hóa đơn GTGT của Điện lực H.
Quá thời hạn trên mà Truyền hình cáp Y chưa thanh tốn, thì truyền hình cáp
Y phải chịu thêm lãi suất vay thương mại kỳ hạn 03 tháng của Ngân hàng
Công thương Việt Nam.

+ 3.1 Trách nhiệm, nghĩa vụ của Điện lực H: Không đơn phương chấm dứt
hợp đồng trước thời hạn (trừ trường hợp truyền hình cáp Y khơng thực hiện đúng
Biên bản thỏa thuận giữa Điện lực H và Truyền hình cáp Y ngày 20/9/2007 về việc
phối hợp triển khai cung cấp và kinh doanh dịch vụ Intrernet trên truyền hình cáp
tại địa bàn tỉnh H).
+ 4 Thời gian thực hiện hợp đồng: Hai Bên thống nhất thời gian thực hiện hợp


đồng là: 05 năm (đến 15/09/2012)
Khi hết thời gian thực hiện hợp đồng, hai Bên cùng có trách nhiệm thương
thảo ký lại hợp đồng mới.
-

Sau khi ký Hợp đồng, Truyền hình cáp Y đã 02 lần gửi công văn đến Điện lực
H bổ sung tăng cột điện bao gồm: công văn số 1161 ngày 27/11/2008 và công
văn số 0412 ngày 08/12/2008 nhưng Điện lực H không trả lời.


-

Ngày 23/11/2011, Điện lực H có cơng văn số 4570 về việc tháo hạ các tuyến
cấp truyền hình của Truyền hình cáp Y.

-

Ngày 1/12/2011, Truyền hình cáp Y có cơng văn số 1161 gửi UBND tỉnh H báo
cáo và có ý kiến: Theo Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi
hành Luật Viễn thơng thì “Cáp viễn thơng được phép lắp đặt trên cột điện tại
các khu vực chưa thể hạ ngầm hoặc không thể xây dựng cột treo cáp viễn thông
riêng biệt trên cơ sở bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật được áp dụng…”. Ngoài ra,
Điều 38 Nghị định 83/2011/NĐ-CP có quy định xử phạt VPHC đối với hành vi
Cản trở trái phép việc lắp đặt cáp viễn thông trên các cột điện tại các khu vực
không thể hạ ngầm hoặc không thể xây dựng cột treo cáp viễn thơng riêng biệt
và Giá th cơng trình hạ tầng kỹ thuật công cộng để lắp đặt cáp và thiết bị
viễn thông được xác định không dựa trên cơ sở giá thành.
THC Y cho rằng theo tinh thần NĐ 25/2011/NĐ-CP thì hệ thống cột điện khơng
cịn là tài sản của riêng Tập đoàn điện lực mà là tài sản quốc gia để phục vụ an
ninh, quốc phòng và phục vụ nhu cầu xã hội phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy,

việc Điện lực H đe dọa tháo dỡ hệ thống cáp viễn thông của THC Y là vi phạm
NĐ 25 nêu trên. Hành vi của ngành Điện và Công ty điện lực H còn vi phạm
nghiêm trọng luật cạnh tranh.
Trường hợp Điện lực H cố tình phá dỡ các hệ thống cáp, Y có quyền tự vệ và sẽ
đề nghị khởi tố vụ án hình sự đồng thời yêu cầu bồi thường mọi thiệt hại cho
hàng ngàn hộ dân tỉnh H đang ký hợp đồng sử dụng dịch vụ truyền hình cáp.
Ngồi ra, THC Y cịn cho rằng Điện lực H đã báo cáo không trung thực với Ủy
ban nhân dân tỉnh. Theo Hợp đồng kinh tế đã ký kết, tại Điều 1.4 hai bên đã quy
định về trường hợp số lượng cột tăng hoặc giảm. Trong quá trình thực hiện Y đã
2 lần gửi văn bản đến Điện lực H bổ sung tăng cột nhưng điện lực H khơng trả
lời và địi tăng giá q cao một cách bất hợp lý không phù hợp với giá thành.
Hợp đồng kinh tế số 57 ngày 25/9/2007 đang có hiệu lực, như vậy tất cả các hệ
thống cáp truyền hình đang treo và sẽ treo trên các cột điện là đã có thỏa thuận
bằng văn bản chứ khơng phải là ngồi hợp đồng như báo cáo của Điện lực H.

-

Ngày 19/12/2011, Điện lực H và Truyền hình cáp Y đã có cuộc họp có sự tham
gia của đại diện Sở TT & TT và Sở CT, theo Biên bản Họp xử lý vấn đề treo
cáp trên cột điện, các bên thống nhất: Theo bản chất của Nghị định
25/2011/NĐ-CP và các văn bản liên quan, THC Y được lắp đặt trên cột điện
trên cơ sở đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, được áp dụng và giá thuê cột được xác
định trên cơ sở giá thành;
Việc treo cáp phát sinh mới, THC Y cần thơng báo cho Điện lực H, khi đó Điện
lực H có văn bản trả lời trên cơ sở đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định;


Về đơn giá: Trong khi chờ Quyết định của Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương và
một số bộ ngành liên quan về giá thuê cột điện, các bên vẫn áp dụng theo quy
định trong Hợp đồng;

Hai bên căn cứ Hợp đồng đã ký kết cần bàn bạc, thống nhất về đơn giá mới do
Tập doàn điện lực Việt Nam quy đinh để đảm bảo lợi ích giữa các bên.
-

Ngày 22/12/2011, căn cứ Biên bản họp ngày 19/12/2011 Điện lực H gửi CV số
5012 mời đại diện Truyền hình cáp Y đến để thống nhất rà soát tiền thuê cột
điện và ký lại hợp đồng thuê cột điện theo đơn giá mới theo quy định của ngành
điện.

-

Ngày 27/12/2011, Truyền hình cáp Y có cơng văn 1612 phúc đáp cơng văn
5012 của Điện lực H với nội dung: Truyền hình cáp Y và Điện lực H tiếp tục
thực hiện hợp đồng số 57 ngày 19/12/2007 đã ký cho đến khi hợp đồng hết hiệu
lực, không thay đổi bất kỳ một điều khoản hoặc ký thêm phụ lục nào của hợp
đồng. Cùng nhau tuân thủ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP và tiếp tục chờ các văn
bản hướng dẫn, quyết định mới (về quản lý hạ tầng viễn thông và đơn giá cho
thuê…) của các Bộ, ngành liên quan.

-

Ngày 24/02/2012 tại Điện lực H, hai bên thống nhất số liệu cáp thông tin của
THC Y treo trên các cột điện hạ thế do Điện lực H quản lý.

-

Ngày 09/04/2012, Điện lực H gửi Giấy mời đại diện Truyền hình cáp Y đến họp
vào ngày 17/4/2012 để thống nhất tiền thuê cột điện năm 2011 và giá thuê cột
điện mới do Tổng Công ty điện lực Miền Bắc quy định tại văn bản số 429 ngày
22/02/2011.


-

Ngày 12/07/2012, theo Biên bản làm việc: Bộ phận kế toán của hai công ty đã
cùng nhau làm việc, kiểm tra và thống nhất số tiền thuê cột điện và số tiền THC
Y còn nợ Điện lực H là 107.471.100đ, THC Y cần thanh tốn số tiền th cịn
nợ trước ngày 15/7/2012.

-

Ngày 18/07/2012, Điện lực H có CV 2572 gửi THC Y: lần 3 đề nghị THC Y
thanh toán cho điện lực H số tiền thuê cột điện treo cáp truyền hình cịn nợ theo
Biên bản ngày 12/07/2012 và tiền lãi vay do vi phạm thời hạn thanh toán theo
Hợp đồng kinh tế số 57 (thời gian tính lãi từ ngày 5/7/2012) trước ngày
25/7/2012. Nếu quá thời hạn trên THC Y chưa thanh toán, điện lực H sẽ đơn
phương chấm dứt hợp đồng vào ngày 25/7/2012 và yêu cầu THC tháo dỡ cáp
truyền hình cũng như các thiết bị phụ trợ ra khỏi cột điện lực xong trước ngày
10/8/2012.

-

Ngày 25/07/2012, Truyền hình Y đã thanh tốn tiền cho Điện lực H số tiền cịn
nợ (khơng có lãi).


-

Ngày 10/09/2012, Điện lực H có CV 3284 gửi THC Y về việc ngày 26/9/2012
Hợp đồng kinh tế đã ký sẽ hết hiệu lực. Điện lực H đề nghị THC Y:
1.


Thanh tốn tiền th cột điện treo cáp truyền hình từ ngày 25/5/2012 đến
ngày 25/7/2012 với số tiền: 7.694.280đ

2.

Ngày 20/9/2012 đến Công ty Điện lực H để họp bàn, thống nhất ký hợp
đồng thuê cột điện năm 2012 theo đơn giá hiện hành của Tổng công ty
điện lực Miền Bắc.

-

Ngày 26/09/2012, Điện lực H tiếp tục có CV số 3519 về việc kí hợp đồng thuê
cột điện treo cáp truyền hình năm 2012 (lần 2) do THC Y khơng đến họp và
không trả lời CV 3284, Điện lực H đề nghị THC Y ngày 05/10/2012 đến Điện
lực H để họp bàn, thống nhất ký hợp đồng thuê cột điện năm 2012 theo đơn giá
hiện hành. Sau thời hạn trên, THC Y vẫn không đến làm việc, Điện lực H sẽ
thanh lý hợp đồng thuê cột điện từ ngày hết hạn hợp đồng đã ký giữa 2 bên
(26/9/2012).

-

Ngày 08/10/2012, THC Y có CV số 620 gửi Điện lực H trả lời CV 3519 ngày
26/9/2012 có nội dung: người có thầm quyền ký kết hợp đồng của THC Y đang
đi vắng nên không thể thực hiện được công việc của công ty tại H, đề nghị Điện
lực H dời kế hoạch họp bàn giữa hai bên đến sau ngày 25/10/2012, khi đó THC
Y sẽ có kế hoạch làm việc cụ thể với Điện lực H.

-


Ngày 31/10/2012, Điện lực H có CV số 3977 chấm dứt hợp đồng thuê cột điện
treo cáp với THC do Điện lực H đã 02 lần gửi công văn mời THC đến họp bàn
để ký lại hợp đồng thuê cột điện nhưng THC Y không đến họp và không trả lời.
Căn cứ Điều 4 của Hợp đồng kinh tế số 57 ngày 25/9/2007 đã ký, Điện lực H
thông báo chấm dứt Hợp đồng 57 kể từ ngày hết hiệu lực hợp đồng là ngày
26/9/2012 và đề nghị THC Y tháo dỡ toàn bộ các tuyến cáp hiện đang treo trên
cột điện do Điện lực H quản lý trước ngày 20/11/2012; đồng thời thanh tốn
tiền th cột điện cịn nợ của tháng 8 và 9 năm 2012 xong trước ngày
10/11/2012.

-

Ngày 11/06/2013, Điện lực H có CV số 2153 gửi THC Y do đến thời điểm này
THC Y vẫn chưa tháo dỡ các tuyến cáp ra khỏi cột điện của ngành điện và
khơng có phản hồi. Điện lực H u cầu THC Y:
+

Chấm dứt sử dụng trái pháp luật tài sản của ngành điện để kinh doanh thu lợi
và tự tháo dỡ tồn bộ hệ thống cáp truyền hình và các thiết bị phụ trợ hoàn
lại nguyên trạng hệ thống cột điện cho Điện lực H xong trước ngày
30/6/2013. Hết thời hạn trên mà THC Y vẫn chưa tháo dỡ xong, Điện lực H
sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tháo dỡ toàn bộ;


+

THC Y phải bồi thường thiệt hại cho Điện lực H số tiền do sử dụng trái phép
tài sản của Điện lực H từ ngày 26/9/2012 đến ngày THC Y tháo dỡ xong cáp
ra khỏi cột điện. Trong thời gian chưa tháo dỡ, THC Y phải chịu trách nhiệm
nếu xảy ra mất an tồn cho người và hệ thống điện.


Tìm hiểu thông tin liên quan
(2009) Quan điểm của Bộ Công Thương về giá thuê cột điện: EVN đáng bị
khiển trách khi... chậm nâng giá
Quan điểm của Bộ Công Thương về giá thuê cột điện: EVN đáng bị khiển trách
khi... chậm nâng giá
Đây là vấn đề được đông đảo dư luận quan tâm. PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao
đổi với ông Nguyễn Văn Thành, Phó vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương)
về vấn đề này.
- Nếu các doanh nghiệp viễn thông tuyên bố tự dựng cột để treo cáp thì việc làm
này có thể gây ra một sự lãng phí lớn. Bộ Cơng Thương đã có những động thái gì
giúp giải quyết những tranh chấp này, thưa ơng?
- Theo báo cáo của EVN hiện nay trong tất cả các doanh nghiệp thuê cột của EVN
để treo cáp thông tin thì chỉ có VNPT (Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam)
là chưa ký hợp đồng với EVN theo giá mới. Vậy nên tranh chấp về giá thuê hiện
nay thực ra chỉ là tranh chấp giữa EVN và VNPT.
Mặt khác, cột điện được trồng là để thực hiện chức năng truyền tải, phân phối điện.
Tất cả cột điện trồng trước khi EVN được phép kinh doanh viễn thông đều chưa dự
kiến đến việc cho các doanh nghiệp khác thuê để treo cáp thông tin. Việc treo cáp
thông tin trên cột điện chỉ thực hiện khi điều kiện kỹ thuật cho phép vì vậy khơng
thể nói việc để cho các doanh nghiệp viễn thông tự trồng cột để treo cáp là gây
lãng phí cho xã hội được. Tuy nhiên, tơi nghĩ rằng các doanh nghiệp trong kinh
doanh đều rất nhạy cảm, nếu quả thực tự dựng cột hiệu quả hơn, thì chắc chắn
chúng ta khơng cần có cuộc trị chuyện này.
- Ông đánh giá thế nào về phương án nhờ Bộ Tài chính can thiệp để hiệp
thương giá như Báo GĐ&XH đã đề cập (ở số báo 123 ra ngày 14/10/2009)?
- Theo quy định tại điều 11, Nghị định 75/2008/NĐ-CP thì việc tổ chức hiệp
thương giá được thực hiện với các “Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất,
cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và
các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh

tranh hạn chế”. Đối chiếu các điều kiện trên thì việc cho thuê cột điện để treo cáp
thông tin của EVN hiện nay khơng thuộc đối tượng hiệp thương giá. Vì thứ nhất,
việc EVN cho thuê cột chỉ là khai thác nốt phần dư khả năng chịu lực của cột,


móng, nhằm bù đắp phần nào những tốn kém trong q trình ngầm hố lưới điện
đơ thị, khơng phải mục đích kinh doanh là chính. Thứ hai, trước đây các doanh
nghiệp viễn thông cũng đã dựng cột để treo cáp ở những nơi khơng có cột điện sẵn.
Thứ ba, treo cáp trên đường dây điện lực chỉ là giải pháp trước mắt, mang tính kết
hợp. Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai công nghệ không dây
hay ngầm hố hệ thống cáp truyền dẫn thơng tin.
Mặt khác, như tơi đã nói ở trên, hiện nay tất cả các doanh nghiệp viễn thơng ngồi
VNPT đều đã ký hợp đồng thuê cột theo khung giá mới, kể cả truyền hình cáp.
Theo tính tốn của chúng tơi, mức giá EVN đưa ra không làm cho các doanh
nghiệp thuê lại bị lỗ và chưa đến mức ảnh hưởng làm cho giá dịch vụ viễn thông
tăng, tức là người tiêu dùng chưa bị ảnh hưởng.
- Tranh chấp xuất phát từ việc EVN đòi nâng giá cho thuê cột điện, việc này đã
được sự chấp thuận của Bộ Cơng Thương chưa? Doanh nghiệp có thể tự ý nâng
giá cho thuê như vậy không, thưa ông?
- Trước hết việc doanh nghiệp đưa ra yêu cầu điều chỉnh giá dịch vụ hàng năm
hoặc sau một số năm là điều dễ hiểu. Từ năm 2003 đến nay, giá cột điện và giá bê
tơng móng cột đã tăng từ 3,3 đến 4,4 lần thì việc bây giờ EVN mới đặt vấn đề nâng
giá dịch vụ là quá chậm, chưa linh hoạt trong kinh doanh. Nói đúng ra, EVN còn
đáng bị khiển trách trong việc chậm trễ nâng giá này. Mặt khác, việc điều chỉnh giá
dịch vụ cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường là quyền hạn của doanh
nghiệp. Nhà nước chỉ có tác động đến một số mặt hàng quan trọng thiết yếu. Giá
thuê cột điện không thuộc loại mặt hàng này.
- Từ tranh chấp giá thuê cột điện này, nhiều chuyên gia đề xuất nên có một cơ
quan đầu mối quản lý hệ thống hạ tầng chung, điện, nước, viễn thơng, khí gas…
như mơ hình nhiều nước trên thế giới. Xin ơng cho biết ý kiến về đề xuất này?

- Việc có một cơ quan đầu mối quản lý hạ tầng chung là rất tốt. Nhưng làm được
việc đó khơng phải dễ và lúc nào cũng làm được. Nó sẽ tránh được nhiều lãng phí,
hạn chế được tình trạng đào đường rồi lại lấp. Nhưng nói chung khả năng mang lại
hiệu quả về tài chính cho doanh nghiệp là mong manh. Cơ hội hồn vốn đầu tư cho
doanh nghiệp loại này nói chung là thấp. Nhìn chung việc này cần phải thực hiện
ngay khi đưa ra quy hoạch mới, quy hoạch lại ở các khu đơ thị, cịn đối với khu
vực nơng thơng thì đề xuất này sẽ rất khó thực hiện.


(2010) Cách đây 3 tháng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) quyết định tăng
giá cho thuê cột điện sau 6 năm duy trì ở mức giá cũ, mức giá này tăng từ 4-8
lần.
Trong số 16 nhà cung cấp viễn thông đang thuê cột điện của EVN để treo cáp
thông tin, chỉ duy nhất cịn lại Tập đồn bưu chính viễn thông việt Nam là không
chấp nhận đơn giá mới. EVN và VNPT đã nhiều lần thương lượng, nhưng cho đến
nay vẫn chưa đi đến thống nhất về mức giá thích hợp. Chuyện tranh chấp về giá
thuê cột điện giữa 2 doanh nghiệp lớn của nhà nước vẫn chưa có hồi kết, và sẽ khó
có hồi kết khi mà cơ chế quản lý hệ thống tài nguyên đường trục của quốc gia chưa
được tái cấu trúc.
Mức giá cho thuê cột điện của 7 năm trước theo EVN chỉ là bảng giá tạm tính và
đã trở nên quá thấp so với giá cả hiện nay. Nguyên nhân tăng giá mà EVN đưa ra là
thời gian qua, các DN viễn thông lợi dụng giá rẻ nên treo dây tràn lan dẫn tới quá
tải gấp nhiều lần cho phép.
Theo thống kê, trên một cột điện chỉ có 10% là dây điện, cịn 90% là dây cáp viễn
thơng, trong đó gần một nửa là dây vô chủ.
VNPT là đơn vị viễn thông chiếm tỷ lệ lớn dây cáp trên cột điện. Theo tập đoàn
này, đây là mạng viễn thơng quốc gia, hiện chi phí duy trì mạng cố định cao, kinh
doanh hiệu quả thấp nên việc tăng chi phí thuê cột khiến VNPT gặp khó khăn. Về
cơ bản, VNPT đồng ý việc tăng giá, nhưng phải có lộ trình và khơng chấp nhận
mức tăng cao nhất gấp 8 lần. Ví dụ, một loại cột phổ biến tại các thành phố hiện

nay, EVN đề xuất giá là khoảng 20.000 đồng/tháng, nhưng phía VNPT lại chỉ chấp
nhận gần 5.000 đồng/tháng (tức chỉ bằng ¼).
Khúc mắc giữa VNPT và EVN, theo các luật sư, các bên có thể tự giải quyết.
Nhưng nếu hịa giải khơng thành, sẽ ra tổ chức trọng tài, rồi cuối cùng là tòa án.
Đây là vụ tranh chấp giữa hai đơn vị hoạt động kinh doanh, nhưng là hai đơn vị rất
đặc thù vì đều là tập đồn lớn của nhà nước, có vai trò rất đặc biệt trong việc cung
cấp dịch vụ cho người dân, đó là điện và viễn thơng. Vì vậy, nếu chỉ nhìn nhận sự
việc như một cuộc tranh chấp thương mại là chưa thỏa đáng, vì đằng sau hai doanh
nghiệp này còn là quyền lợi của hàng chục triệu người tiêu dùng.
Tiến sỹ Lê Đình Vinh, Phó TGĐ Công ty luật Smic cho rằng: “Các DN đang quản
lý và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông không nên đặt lợi ích kinh tế của mình lên
hàng đầu, không nên dựa vào lý luận thuận mua vừa bán để gây khó khăn cho
nhau, làm thiệt hại đến lợi ích chung. Quan điểm này cũng thể hiện rõ trong Luật
Viễn thông vừa được Quốc hội thông qua tháng 11/2009”.
(2010)


Tháng 9-2008, EVN đã quyết định tăng giá sàn thuê cột điện để treo cáp viễn
thông với mức tăng đột biến từ 3,98 đến 8,08 lần so với mức giá cũ áp dụng từ năm
2003. Ngay khi EVN ban hành mức giá mới, nhiều nhà khai thác viễn thông đang
thuê cột điện của EVN đã phản ứng khá gay gắt, trong đó có VNPT. Mặc dù lãnh
đạo hai tập đồn đã có nhiều buổi đàm phán về giá thuê cột nhưng vẫn chưa đạt
được sự đồng thuận. Sau khi có sự can thiệp của Bộ Tài chính trong hội nghị hiệp
thương giá tổ chức ngày 9-11-2009, những vướng mắc về giá thuê cột điện giữa
EVN và VNPT vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, tại một số địa
phương, như Tiền Giang, Kiên Giang, Hà Nam, Ninh Bình... các đơn vị điện lực
thường xuyên gây sức ép với VNPT, yêu cầu ký hợp đồng thuê cột theo mức giá
mới bằng hình thức thơng báo sẽ tháo dỡ cáp thông tin. Một số nơi, điện lực địa
phương đã đơn phương tháo dỡ cáp thông tin, làm ảnh hưởng trực tiếp việc liên lạc
của khách hàng. Ðiều này khiến các đơn vị VNPT gặp khó khăn trong việc kéo cáp

mới để phát triển thuê bao và bảo dưỡng thuê bao, bảo đảm thông tin liên lạc của
khách hàng, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Ðảng, chính quyền các
cấp. Phó Tổng Giám đốc VNPT Nguyễn Bá Thước cho rằng: Việc điều chỉnh giá
thuê cột của EVN là cần thiết, song việc tăng giá thuê cần có lộ trình, tăng dần
hằng năm, khơng tăng đột biến (3,98 đến 8,08 lần), dẫn đến việc tăng quá cao chi
phí sản xuất, kinh doanh (khoảng hơn 300 tỷ đồng/năm), ảnh hưởng trực tiếp đến
các chỉ tiêu của doanh nghiệp (DN) như giảm nộp ngân sách Nhà nước và dự báo
cân đối nguồn chi phí.
VNPT chỉ ra một số bất hợp lý trong việc tính tốn giá th cột của EVN. Chẳng
hạn EVN tính tốn giá th căn cứ trên cơ sở chi phí đầu tư xây dựng cột, số năm
để tính khấu hao, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cột. Chi phí vận hành khai thác, bảo
dưỡng sửa chữa cột được phân bổ 50% cho việc sử dụng cáp điện lực và 50% cho
cáp thuê. VNPT cho rằng chi phí khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cột sau
khi phân bổ 50% cho cáp thuê cần phải tiếp tục phân bổ cho số nhà khai thác viễn
thơng, truyền hình bình quân treo cáp trên một cột điện bởi hiện nay có nhiều
doanh nghiệp khác cùng thuê trên một cột điện lực để treo cáp như Viettel, SPT,
VCTV... Do vậy, chi phí khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cột cần phải
được phân bổ cho tất cả các nhà khai thác cùng thuê. Dựa vào định mức xây dựng
cơ bản chun ngành bưu chính viễn thơng, các văn bản liên quan của liên sở Xây
dựng-Tài chính..., VNPT đã tính tốn chi phí đầu tư một cột bê-tơng là hơn 3,6
triệu đồng. Và, với mức đầu tư này cùng với các tính tốn chi phí khấu hao, phân
bổ cho viễn thơng, phân bổ bình qn cho hai nhà khai thác viễn thông treo cáp
trên một cột,... VNPT đề xuất mức giá thuê cột điện để treo cáp thông tin từ 4.845
đồng đến 27.500 đồng/cột/tháng, thấp hơn mức giá của EVN đề nghị từ bốn đến
năm lần.


Trong khi đó, theo báo cáo của các đơn vị điện lực thì hơn 40% số cáp trên cột là
cáp vô chủ. Ðây là cáp viễn thông không sử dụng, khơng DN nào nhận là cáp của
đơn vị mình. Mặc dù, cáp viễn thông tương đối nhiều trên cột điện, song thực tế

chỉ có 10 đơn vị đăng ký và ký hợp đồng thuê cột điện để treo cáp như VNPT,
Viettel, FPT, SPT, Hanoi Telecom, các đơn vị kinh doanh truyền hình cáp... EVN
khơng chỉ đạo các đơn vị thành viên tháo dỡ cáp viễn thông đang vận hành trên cột
điện, mà chỉ có những tuyến cáp viễn thơng nào có nguy cơ gây mất an tồn mới
phải tháo dỡ hoặc chỉnh trang để bảo đảm an toàn. EVN đã kiến nghị Bộ Thông tin
và Truyền thông, Bộ Công thương các giải pháp giải quyết vấn đề này, trong đó
yêu cầu các địa phương ban hành quy chế treo cáp thơng tin trên cột điện, phải gắn
thẻ có tên các đơn vị sở hữu cáp; hướng dẫn chế tài xử lý đối với những đơn vị treo
cáp thông tin không có thỏa thuận... Phải thừa nhận một thực tế, lâu nay, việc treo
cáp viễn thơng tùy tiện dẫn đến tình trạng mất mỹ quan đơ thị với những "mạng
nhện", "thịng lọng" trên phố, làm mất an toàn cho cột điện, cản trở giao thơng, ảnh
hưởng tài sản và tính mạng của người dân. Từ năm 2003, EVN đã đưa ra bảng giá
tạm tính thuê cột mắc cáp, nhưng giá này đã lạc hậu vì rất thấp và chỉ mang tính
tượng trưng. EVN cũng cho rằng, việc điều chỉnh giá thuê sát thực tế sẽ góp phần
hạn chế tình trạng treo cáp tràn lan trên cột điện và các DN viễn thơng sẽ có trách
nhiệm hơn với việc này.
Giải quyết tranh chấp theo tinh thần hợp tác
Từ cuộc tranh cãi "bất tận" giữa EVN và VNPT về giá thuê cột điện treo cáp viễn
thông, vấn đề đặt ra là tại sao các DN không thể hợp tác cùng khai thác bảo đảm
lợi ích của hai phía và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng? Việc chấn chỉnh treo,
mắc cáp viễn thông trên cột điện là cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho việc cung
ứng điện, an toàn cho người dân cũng như bảo đảm mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, đây
không chỉ là vấn đề thuê cột điện để treo cáp thơng tin mà cịn liên quan đến việc
sử dụng chung cơ sở hạ tầng, tránh lãng phí tài sản quốc gia cũng như tránh đầu tư
chồng chéo giữa các DN. Cứ thử hình dung, bên cạnh cột điện của EVN, nhà khai
thác viễn thông nào cũng dựng cột để treo cáp của mình thì mỹ quan đơ thị sẽ như
thế nào? Khơng chỉ vậy, đó cịn là sự lãng phí lớn khi thực tế tại nhiều vùng nơng
thơn hiện nay, một số DN viễn thông cũng đã tự đầu tư xây cột bê-tông chỉ để treo
vài sợi cáp viễn thơng. Trong khi chi phí đầu tư một cột bê-tơng khoảng hơn ba
triệu đồng và để hồn thiện mạng lưới thì mỗi nhà khai thác phải xây dựng hàng

triệu cột.
Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Trần Ðức Lai, không phải đến bây giờ
mà từ lâu, Bộ Thông tin và Truyền thơng đã có chủ trương khuyến khích các DN
dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông (gồm cống, bể, cáp, cột...). Tuy nhiên chủ
trương này chưa đưa được vào luật và đây chính là một trong những nguyên nhân
dẫn đến tranh cãi về giá thuê cột điện, đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm


mặc dù Bộ đã có nhiều cuộc họp. Trách nhiệm chính giải quyết vấn đề này thuộc
về DN. EVN và VNPT cần đàm phán trên cơ sở hợp đồng kinh tế theo nguyên tắc
hai bên cùng có lợi. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ
phối hợp Bộ Công thương xây dựng khung giá thuê cột. Hy vọng Luật Viễn thông
vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XII, có hiệu lực từ
ngày 1-7 tới, trong đó có nội dung về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ
giải quyết tận gốc những tranh chấp hiện nay.
Phó Vụ trưởng Năng lượng (Bộ Công thương) Nguyễn Văn Thành cho biết: Quan
điểm của Bộ Công thương là không can thiệp vào việc kinh doanh của các DN,
không áp đặt mệnh lệnh hành chính, song trước tình trạng trên, Bộ Cơng thương đã
kịp thời ban hành văn bản số 12901/BCT-NL ngày 22-12-2009 gửi EVN và VNPT,
yêu cầu hai bên tích cực đàm phán để sớm thống nhất giá thuê, giải quyết dứt điểm
việc trên trước ngày 5-1-2010. Trong thời gian này, EVN cần chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc dừng việc tháo dỡ cáp thông tin treo trên cột điện, bảo đảm thơng tin
thơng suốt. Việc tính giá th cột điện là cần thiết, song hai bên phải thương lượng
để thống nhất đưa ra một mức giá hợp lý. Ðiều quan trọng hơn, số tiền thu được từ
việc cho thuê cột mắc cáp phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Bộ
Cơng thương sẽ phối hợp Bộ Thơng tin và Truyền thông giải quyết vấn đề này. Bộ
Công thương cũng khuyến khích các doanh nghiệp viễn thơng áp dụng cơng nghệ
mới khơng dây trong q trình phát triển mạng viễn thông, hạn chế việc treo mắc
cáp thông tin.
Qua sự việc này, cho thấy EVN và VNPT cần ngồi lại thương lượng một cách thiện

chí trên tinh thần xây dựng để thống nhất mức giá hợp lý, hài hòa lợi ích đơi bên,
khơng làm ảnh hưởng hình ảnh của hai tập đoàn lớn. Trong lúc chờ đạt sự nhất trí,
EVN cần kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thành viên không được tháo dỡ dây cáp viễn
thông, làm ảnh hưởng lợi ích xã hội và quyền lợi của người dân.
(2010)
Dù 3 bộ đứng ra "hòa giải", EVN và VNPT vẫn chưa thống nhất về giá thuê
cột điện
(ĐCSVN) - Để thống nhất về giá thuê cột điện để treo cáp viễn thông, vừa qua
giữa ba bộ: Thông tin và Truyền thơng, Cơng Thương, Tài chính đã đứng ra
"hịa giải", nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu
chính Viễn thơng (VNPT) vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung là "thuận mua
vừa bán".
Vẫn giữ nguyên quan điểm của mình, đại diện EVN cho rằng, hiện việc treo cáp
của các doanh nghiệp viễn thông, thông tin không theo quy trình, quy chuẩn kĩ
thuật nên gây mất an tồn cho người dân, mất mỹ quan đô thị. Hơn nữa, trong việc


bảo hành, bảo dưỡng cột điện, bó lại cáp treo EVN đã phải bỏ tiền túi của mình ra.
Vì th
ế, việc tăng giá thuê cột điện là điều tất yếu, khơng thể giảm như đề xuất của
VNPT.Trong khi đó, VNPT giữ nguyên quan điểm, bảng giá thuê cột điện mới mà
EVN đưa ra là quá cao, đột biến và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, đặc biệt là ở một số khu vực mà VNPT không được phép
xây cột, phải sử dụng cột điện của EVN.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay: “Cái khó mà các bộ chưa thể can thiệp
được là “cái lý” của doanh nghiệp nào cũng đúng”. Nhưng lý do quan trọng ở đây,
theo quan điểm của Bộ Tài chính, hiện hệ thống văn bản luật pháp quy định hiện
hành chưa coi giá thuê cột điện là giá mà Nhà nước quyết định, nên không thể ban
hành giá thuê cột điện cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do cột điện là hạ tầng sử dụng chung nên ba bộ đã thống nhất, giải pháp

trước mắt về giá thuê là tiếp tục để hai doanh nghiệp tự thỏa thuận, nhưng đến hạn
cuối cùng là 28/2, nếu các doanh nghiệp không thỏa thuận được, 3 bộ sẽ vào cuộc
để xác định giá thuê. Giá th này sẽ được tính tốn trên cơ sở giá thành như vốn
đầu tư, khấu hao, chí phí vận hành bảo dưỡng cột điện…
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thơng Lê Dỗn Hợp, việc dùng chung cơ
sở hạ tầng về lâu dài cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, thay cho
việc “thỏa thuận” hiện nay của các doanh nghiệp.
Cụ thể, ba bộ sẽ xây dựng văn bản thơng tư liên tịch để trình Chính phủ ban hành
làm nghị định chung và doanh nghiệp sẽ phải sử dụng giá tính của liên bộ để làm
giá thuê. Dự kiến thông tư liên tịch sẽ được ban hành vào cuối quí hai, đầu quí ba
năm nay.
Theo định hướng phát triển ngành viễn thông, thông tin quốc gia là dùng chung và
khuyến khích dùng chung hạ tầng viễn thơng, đặc biệt là việc ngầm hóa cáp viễn
thơng, thơng tin. Trong đó, tại những khu vực khơng cấp phép mới để dựng cột thì
buộc các doanh nghiệp phải dùng chung, những nơi được cấp phép thì các doanh
nghiệp có thể tự xây dựng hạ tầng riêng cho mình.



×