Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN đề tài lý LUẬN của CHỦ NGHĨA MÁC–LENIN về XUẤT KHẨU tư bản và LIÊN hệ THỰC TIỄN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.7 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

========================

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LENIN VỀ XUẤT
KHẨU TƯ BẢN VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Họ và tên : Phan Nữ Hồng Hạnh
MSV

: 11212117

Lớp

: Kinh doanh thương mại 63C

Hà Nội, tháng 4 năm 2022
1

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LENIN VỀ XUẤT KHẨU TƯ BẢN 4

1. KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU TƯ BẢN
2. BẢN CHẤT CỦA XUẤT KHẨU TƯ BẢN


3. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU TƯ BẢN
4. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU TƯ BẢN

5. SỰ THAY ĐỔI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ẢNH HƯỞN
KHẨU ĐỘC QUYỀN TỪ SAU CTTG 2

PHẦN II: THỰC TIỄN XUẤT KHẨU TƯ BẢN TẠI VIỆT NAM

1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TƯ BẢN CỦA VIỆT NAM GẦ
2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC
XUẤT KHẨU TƯ BẢN
A) NHỮNG NÉT LỚN TRONG TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM
B) NHỮNG CƠ HỘI CHO VIỆT NAM ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI...
C) …VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

TIEU LUAN MOI download :


LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay khi mà xu thế hội nhập ngày càng phát triển, xuất khẩu tư bản đã trở
thành xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Từ các nước có nền kinh tế phát triển, tiềm lực
tài chính mạnh, khoa học cơng nghệ hiện đại, đến các nước đang và kém phát triển, hoạt động đầu
tư quốc tế diễn ra hết sức sôi nổi. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi kèm với nó là sự chuyển giao về

vốn, cơng nghệ, thị trường và các kinh nghiệm trong quản lý đáp ứng nhu cầu của các nước đang
phát triển, đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động.
Khơng nằm ngồi xu thế đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế.
Chặng đường đổi mới của nước ta từ năm 1986 đến nay là một q trình đầy chơng gai và thử
thách, những thành tựu đạt được có ý nghĩa lịch sử to lớn, là tiền đề, động lực để Việt Nam bước
sang giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Trong đó, khơng thể khơng kể đến vai
trị của hoạt động xuất khẩu tư bản. Các hoạt động xuất khẩu tư bản giúp các doanh nghiệp khia
thác được điểm mạnh của mình, tăng khả năng cạnh tranh, vượt qua các rào cản thương mại của
các nước nhận đầu tư, nâng cao hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh. Khơng những thế, nó cịn
mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tham gia thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Với vai trò to lớn của hoạt động xuất khẩu tư bản đối với thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, em xin phép nghiên cứu và trình bày đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa MácLenin về xuất khẩu tư bản và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.”. Vì thời gian có hạn, sự tiếp
xúc với mơn học và đề tài chưa được sâu rộng nên bài luận khơng tránh khỏi cịn nhiều
thiếu sót. Mong nhận được những góp ý, nhận xét từ q thầy cơ.

3

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN VỀ
XUẤT KHẨU TƯ BẢN

1. Khái niệm
-

Xuất khẩu tư bản là hành động mang tư bản đầu tư từ nước ban đầu sang


một hay nhiều nước khác nhằm mục đích chính là sản xuất ra giá trị thặng dư.
-

Các đặc điểm của xuất khẩu tư bản:
Các nhà tư bản đem tư bản ra nước ngồi nhằm mục đích chính và to lớn nhất
là bóc lột giá trị thặng dư ở nước nhập khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản là công cụ mà các nước phát triển sử dụng để bóc lột các
nước ngồi nước mình.
Xuất khẩu lao động là cơng cụ để các tổ chức độc quyền mở rộng tính độc
quyền của mình.

2. Bản chất của xuất khẩu tư bản
-

Xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản xuất giá trị

thặng dư ở nước sở tại, khác với xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước
ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư được tạo ra trong nước.
-

Lenin nhận định rằng: “Xuất khẩu tư bản là quá trình ăn bám bình phương.”

Để chứng minh cho luận điểm này, ông đã xem xét chi tiết về khả năng và tính tất
yếu của xuất khẩu tư bản. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, xuất khẩu tư bản trở nên tất
yếu và phổ biết do những lý do sau:
Các nước tư bản phát triển đã tích lũy được khối tư bản kếch xù nhưng một
phần trở thành “tư bản thừa” do khơng tìm được thị trường đầu tư có tỷ suất
lợi nhuận cao tại quốc nội.
Các nước đang phát triển và kém phát triển cũng tham gia, bị lôi cuốn vào sự
giao lưu kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế nhưng vốn tư bản khơng đủ nên ở đó

có nguồn ngun liệu, nguồn lao động, nhân công rẻ, giá ruộng đất tương đối
giảm, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao.
Xuất khẩu tư bản là một phương pháp xoa dịu sự mâu thuẫn kinh tế - xã hội –
vốn nảy sinh từ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

4

TIEU LUAN MOI download :


3. Các hình thức xuất khẩu tư bản
-

Xét về cách thức đầu tư, xuất khẩu tư bản tồn tại dưới hai hình thức:
Đầu tư trực tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp
mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó
thành một chi nhánh của cơng ty mẹ. Các xí nghiệp mới được hình thành
thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí
nghiệp mà tồn bộ số vốn là của một cơng ty nước ngồi.
Đầu tư gián tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi.
Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc
gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn
định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức
này cịn được thực hiện bằng việc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công ty
ở nước nhập khẩu tư bản.

-

Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân:


Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấy
tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ
hồn lại hay khơng hồn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị
và quân sự. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các
ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư
nhân. Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị
thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài. Về quân
sự, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các
khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến
chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của
mình hoặc đơn thuần để bán vũ khí.
Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực hiện.
Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thơng qua
hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là
thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi
nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư
bản, có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất khẩu. Nếu những
năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt
5

TIEU LUAN MOI download :


trên 50% thì đến những năm 80 của thế kỷ này nó đã đạt tỷ lệ 70% trong tổng
tư bản xuất khẩu.
-

Nếu xét về cách thức hoạt động, có các chi nhánh của các công ty xuyên quốc

gia, hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng và

chuyển giao cơng nghệ, trong đó, hoạt động dưới hình thức chuyển giao cơng nghệ
là biện pháp chủ yếu mà các nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế
nền kinh tế của các nước nhập khẩu tư bản.
-

Xuất khẩu tư bản về thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản

chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế, là sự bành trường thế lực của tư bản tài chính nhằm
bóc lột nhân dân lao động thế giới, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột
gía trị thặng dư, cơ cấu kinh tế què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ
nghĩa. Từ đó làm cho mâu thuẫn kinh tế - xã hội gia tăng.

4. Tác động của xuất khẩu tư bản
-

Mặt tích cực:
Tác động tích cực đến sự biến chuyển của nền kinh tế của các nước nhập
khẩu tư bản, góp phần thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp, hiện đại hóa
đất nước cũng như làm thúc đẩy biến chuyển từ nền kinh tế đang phụ thuộc
rất nhiều vào nông nghiệp sang phát triển đồng thời công nông phối hợp.
Nước nhập khẩu tư bản có thể học tập nước xuất khẩu tư bản về sự tiến bộ
hơn trong phát triển công nghệ thông qua q trình chuyển giao cơng nghệ
từ đó nối tiếp xu hướng đi tắt đón đầu, phù hợp với hồn cảnh hiện nay.
Tạo thêm việc làm đối với nuước nhập khẩu tư bản, ổn định đời sống người
dân. Khi xây những nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp lớn tại các thành
phố ở các nước khác, nhà tư bản được quyền sử dụng nhân công rẻ mạt nơi
đây và đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên làm cho họ
qua việc cung cấp tư liệu sản xuất, tư liệu ăn ngủ nghỉ, …
Mở rộng, thúc đầy lĩnh vực ngoại giao. Khi hợp tác ở một ngành nghề nhất định
đem lại kết quả cho nhiều nhà tư bản xuất khẩu tư bản vào các quốc gia nhập khẩu

tư bản, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc phát triển các dịch vụ như du lịch, lan tỏa
văn hóa. Mặt khác, vì kinh tế là nền tảng của chính trị, là kiến

6

TIEU LUAN MOI download :


trúc hạ tầng của xã hội, mỗi quan hệ giữa hai nước theo đà đó mà phát
triển theo chiều hướng tích cực.
-

Mặt tiêu cực:
Gia tăng mức độ bành trướng của đất nước xuất khấu tư bản, gia tăng tính độc
quyền, lợi nhuận, su thống trị, kiểm soát của nước này đối với nước khác.

Khiến cho nền kinh tế hoặc có thể là thêm nhiều mặt khác nữa trong đời
sống xã hội của nước nhập khẩu tư bản lệ thuộc vào nước xuất khẩu tư bản
như là về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lương thực, ...
Thiệt hai về tài nguyên thiên nhiên mà các nước xuất khẩu không chịu trách
nhiệm, các nước đang phát triển cũng không quá coi trọng đến vấn đề này.

5.

Sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản độc quyền ảnh hưởng đến xuất khẩu tư

bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2:
Sau chiến tranh, việc xuất khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển có sự tăng
trưởng rất nhanh. Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày càng lớn. Một
mặt, là do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đầy sự phát triển

của việc phân công quốc tế, việc quốc tế hóa sản xuất và việc tăng nhanh tư bản
“dư thừa" trong các nước.
Mặt khác, là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh. Chiều
hướng xuất khẩu tư bản cũng có những thay đổi rõ rệt. Trước kia, luông tư bản
xuất khẩu hủ yếu từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sang các nước kém phát
triển (khoảng 70%). Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt sau những
năm 70 của thế kỉ XX, ¾ tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước phát triển,
mở đầu bằng việc tư bản quay trở lại Tây Âu.
Từ đầu những năm 70 của thế ki XX, đại bộ phận dòng tư bản lại chày qua lại
giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau, nguyên nhân chủ yếu là do:
-

Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hình chính trị

thiếu ổn định; thiếu mơi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội ngũ chuyên gia, cán
bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân trí thấp và tích lũy nội bộ nền
kinh tế quốc dân ít, khơng đủ mức cần thiết để tiếp nhận đầu tư nước ngoài.
-

Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

làm xuất hiện nhiều ngành sàn xuất và dịch vụ mới, nhất là những ngành có hàm
7

TIEU LUAN MOI download :


lượng khoa học - kỹ thuật cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu khoa học kỹ
thuật và sản xuất. Có một sự di chuyển vốn trong nội bộ các công ty độc quyền xuyên quốc
gia. Các công ty này đặt chi nhánh ở nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở

các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc
phục những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như Liên minh châu Âu (EU),
Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) v.v… các công ty xuyên quốc gia đã đưa tư
bản vào trong các khối đó đề phát triển sàn xuất.

PHẦN II: THỰC TIỄN XUẤT KHẨU TƯ BẢN TẠI VIỆT
NAM
1.

Tình hình xuất khẩu tư bản của Việt Nam gần đây

Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sau hơn 30 năm hội nhập
và phát triển, đến nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu
trong khu vực mà cịn vươn lên, trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiờ Ôp (DN), d
ỏn u t ra nc ngoi. Hot động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa
dạng, được thể hiện rõ nét qua thị trường, ngành nghề đầu tư, quy mơ, hình thức đầu
tư, các loại hình kinh tế và DN tham gia đầu tư.
Thống kê cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 25
tỷ USD (số liệu tính đến hết tháng 3/2022) với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông
nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn thơng. Trong đó, tập trung tại các nước như Lào,
Campuchia và Myanmar với vốn đầu tư chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của DN
Việt Nam. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2022, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, đạt 211,5
triệu USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các quốc gia nhận đầu tư lớn của
Việt Nam, gồm: Lào với 64,3 triệu USD, chiếm 30,4% tổng vốn đăng ký; Hoa Kỳ 34,5 triệu
USD, chiếm 16,3%; Ca-na-đa 34 triệu USD...

8

TIEU LUAN MOI download :



Xét theo địa bàn đầu tư, trong 3 tháng năm 2022, đã có 12 quốc gia, vùng lãnh thổ
nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Lào là nước dẫn đầu với 64,3 triệu USD, chiếm
30,4% tổng vốn đăng ký; Hoa Kỳ 34,5 triệu USD, chiếm 16,3%; Canada 34 triệu USD,
chiếm 16,1%; Singapore 29,9 triệu USD, chiếm 14,1%; Indonesia 22,7 triệu USD,
chiếm 10,8%.Khơng bó hẹp khu vực châu Á, DN Vit Nam cũn m rụngÔ a bn sang
Australia, New Zealand, Mỹ, Canada, Haiti, Cameroon… Để đón đầu dịng vốn đầu tư
này, hàng loạt ngân hàng Việt Nam đã “nối gót” doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài,
như BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, SHB… Trong quá trình đầu tư, quan hệ đối
ngoại, hữu nghị, sự hỗ trợ của Chính phủ nước sở tại, các nước láng giềng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ vậy, hoạt động đầu tư diễn ra suôn sẻ
hơn, mang lại nhiều kết quả tích cực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội.

9

TIEU LUAN MOI download :


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trải qua vô vàn
thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Bắt đầu từ dự án đầu tiên từ năm 1989, đến khi Nghị định
số 78/2006 / NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài
được ban hành, số lượng dự án và vốn đăng ký có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên,
sự bùng nổ hoạt động đầu tư ra nước ngồi của các cơng ty Việt Nam thực sự bắt đầu
khi được hưởng lợi từ việc chuẩn hóa các thủ tục đầu tư liên quan đến việc hồn thiện
khn khổ pháp lý trong tình hình mới.
Trên thực tế, Nghị định số 83/2015 / NĐ-CP hướng dẫn đầu tư nước ngoài đã tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi đầu tư kinh
doanh ra nước ngồi. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số
03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 hướng dẫn ban hành văn bản mẫu trong quá
trình tham mưu, ban hành luật, nghị định. Quy định các thủ tục pháp lý đối với hoạt

động đầu tư nước ngoài, tạo mơi trường thơng thống, giúp các cơ quan quản lý nhà
nước tăng cường hiệu quả quản lý các dự án đầu tư nước ngồi tại Việt Nam ... Do đó,
hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo được ấn tượng nhất định. Nhiều doanh nghiệp,
cơng ty, doanh nghiệp có vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã vượt ngưỡng 1 tỷ đơ la
Mỹ, như: Tập đồn Dầu khí Việt Nam, Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel), Cơng
ty Cổ phần Hoàng Anh - Gia Lai ...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, sự gia tăng đáng kể của các quỹ đầu tư nước ngoài
mới trong quý I năm nay là do có hai dự án quy mơ lớn mới được cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư. Đây là các dự án do Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng Vines đầu
tư tại Hoa Kỳ và Canada. Đồng thời, do có nhiều dự án quy mơ lớn sẽ điều chỉnh, tăng
vốn trong 3 tháng năm 2021 nên kinh phí đầu tư điều chỉnh sẽ giảm đi rất nhiều. Chẳng
hạn, việc điều chỉnh dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ tăng thêm 300 triệu đô la Mỹ; dự
án Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương của Campuchia tăng vốn
76 triệu đô la Mỹ, dự án Vinfast của Đức tăng vốn thêm 32 triệu đô la Mỹ. Riêng 3 dự
án này đã chiếm 94,5% vốn điều chỉnh 3 tháng năm 2021.
Trong 3 tháng qua, nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 8 ngành, lĩnh vực
cơng nghiệp, trong đó dẫn đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 5 dự án
đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư 96,75 triệu USD. đô la Mỹ, chiếm tổng vốn đầu tư
96,75 triệu đô la Mỹ, chiếm gần 45,8%.

10

TIEU LUAN MOI download :


Trong số các quốc gia nhận được nhiều đầu tư từ Việt Nam, đáng chú ý là số lượng
các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, vào
thánG 1 năm nay, tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào Hoa Kỳ là 2,9 triệu đô la Mỹ.
Trong hai tháng đầu năm 2022, tổng đầu tư của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 2,9 triệu đơ
la Mỹ, con số này nhanh chóng tăng lên 34,5 triệu đô la Mỹ trong ba tháng đầu tiên.

Ngày 29/3, VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) công bố ký kết về việc
xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ. Dự án có mức
đầu tư lên tới 2 tỷ USD (tổng mức đầu tư là 4 tỷ USD trong giai đoạn 1 theo thông tin
từ Nhà Trắng). Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle
Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha. Giải thích về việc lựa
chọn địa điểm đầu tư, bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đồn Vingroup kiêm
Tổng Giám đốc VinFast Toàn cầu cho biết: “Mục tiêu của Bắc Carolina là năng lượng
sạch, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong giao thơng vận tải, điều
này phù hợp với định hướng của VinFast là phát triển xe điện cao cấp, thông minh và
thân thiện môi trường. Cơ sở sản xuất tại đây sẽ giúp VinFast chủ động nguồn cung, ổn
định giá thành và rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, dễ tiếp cận khách hàng.”

2.

Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc xuất khẩu tư bản

a)

Những nét lớn trong toàn cảnh kinh tế Việt Nam

-

Gia nhập WTO
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức được kết nạp, là thành viên thứ 150 của

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là cuộc đàm phán lâu dài và đa dạng
nhất trong cả 4 lĩnh vực: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư liên
quan đến thương mại và sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.
Chúng ta vẫn giữ vững mục đích gia nhập tổ chức thương mại này vì đây thực
sự là một sân chơi lớn toàn cầu. Sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trên

trường quốc tế, chủ động tham gia vào các điều kiện của chính sách thương mại
tồn cầu, đồng thời tập trung xây dựng, điều chỉnh hệ thống pháp luật minh bạch,
phù hợp với xu thế chung, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia
nhập WTO Lương Văn Tự, sau 15 năm gia nhập WTO, chúng ta được nhiều hơn
mất, cụ thể:
11

TIEU LUAN MOI download :


Việt Nam trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Tất cả đối tác đàm phán
song phương gia nhập WTO lúc bấy giờ đều trở thành đối tác chiến lược và đối tác
toàn diện trong hợp tác kinh tế với Việt Nam như Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Trung
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Anh…

Kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng dương. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới năm 2010, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt trên 5% và là 1
trong 20 nước có tăng trưởng dương. Khi nhiều nước phải đóng cửa biên
giới, thực hiện giãn cách xã hội, GDP của họ âm do đại dịch COVID-19 từ
năm 2020, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia vẫn tăng trưởng dương.
Những thành tựu của việc gia nhập WTO và quá trình hội nhập kinh tế là cơ
sở để chúng ta hội nhập những lĩnh vực khác về văn hóa, an ninh quốc
phịng, khoa học kỹ thuật…
Đội ngũ doanh nghiệp ngày càng tăng, có chất lượng, đất nước có thêm
nhiều tỷ phú USD.
Tuy Oxfarm dự báo ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phá sản, chúng ta đã phát triển
theo hướng hiện đại và ngày càng nâng cao giá trị. Năm 2021, nhiều ngành kinh tế
gặp khó khăn, song nơng nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vẫn vượt
mốc 43 tỷ USD, dự kiến hết năm đạt 47 tỷ USD.

Cuối cùng, việc gia nhập WTO giúp chúng ta có được hệ thống pháp luật mới phù
hợp với kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện được nguyên
tắc minh bạch hóa chính sách và pháp luật theo quy định của WTO.

Đến nay, khung pháp lý ngày càng hoàn thiện làm cơ sở cho việc ký các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Như vậy có thể thấy rằng, những lợi ích nêu trên đã trở thành tiền đề để hoạt
động xuất khẩu tư bản của Việt Nam diễn ra suôn sẻ hơn.
-

Ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ
Ngày 10/12/2001, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ

chính thức có hiệu lực, bình thường hóa quan hệ đầu tư và thương mại giữa 2
nước. Hiệp định này đã mở ra thị trường Hoa Kỳ rộng lớn cho doanh nghiệp xuất
khẩu Việt trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Khơng những thế,
có thể thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ còn là cơ hội để các doanh nghiệp xuất
khẩu lấn sân sang thị trường các nước phát triển khác.
12

TIEU LUAN MOI download :


b)

Những cơ hội cho Việt Nam đầu tư nước ngoài…

-

Doanh nghiệp Việt có cơ hội lựa chọn nơi đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao


hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thi hành những biện pháp khuyến
khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra cho doanh nghiệp Việt Nam cơ
hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng
mang lại lợi nhuận cao hơn.
-

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản trong q trình xâm nhập
thị trường nước ngồi, nhưng để thực sự cắm rễ sâu bền tại thị trường các nước,
doanh nghiệp phải thành lập các chi nhánh ở nước ngoài thơng qua các hình thức
như doanh nghiệp liên doanh (cơng ty liên doanh Del Monte – Vinamilk tại
Phillipines) hay doanh nghiệp 100% vốn. Đây chính là chìa khóa lớn mạnh và phát
triển của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.
-

Doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của

nước ngồi để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình.
Mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là có
hạn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp của quốc
gia này cần tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác nguồn lực của
nước đó để phát triển. Song song với việc đầu tư khai thác chính là phát huy thế
mạnh của doanh nghiệp. Nếu như thế mạnh không được áp dụng vào thực tiễn thì
nó sẽ trở nên vơ dụng, khơng có ý nghĩa.
-

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc


tế về vốn, máy móc thiết bị, khoa học cơng nghệ từ đó có điều kiện tiếp thu cơng nghệ
mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện học hỏi những kinh nghiệm quản lý tiên
tiến, nâng cao trình độ chuyên môn về tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về
luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, tăng khả năng cạnh tranh công bằng trên thị
trường trong và ngoài nước.

c)

…Và những thách thức
13

TIEU LUAN MOI download :


-

Tiềm lực kinh tế các doanh nghiệp Việt còn yếu

Chúng ta muốn có thị trường quốc tế thì cũng cần phải mở cửa thị trường nội địa cho các
nước. Như vậy, khi các doanh nghiệp nước ngoài đặt chân vào Việt Nam, mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với doanh nghiệp nước ngoài trở nên
khốc liệt hơn bao giờ hết. Trong khi đó, theo số liệu điều tra và cập nhật của Tổng cục
Thống kê, cả nước có 610.637 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh
doanh (tại thời điểm ngày 31/12/2018); trong đó, có 295.731 doanh nghiệp kinh doanh lỗ,
chiếm 48,4%. Theo đó, trong tổng số các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có
269.169 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, chiếm 44,1%; có

45.737 doanh nghiệp kinh doanh hịa vốn, chiếm 7,5%. Đặc biệt, trong tổng số

các doanh nghiệp đang hoạt động, có tới có 295.731 doanh nghiệp kinh doanh lỗ,
chiếm 48,4%.

Có thể thấy, quy mơ và hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp trong nước chưa
cao, đặt ra thách thức lớn khi phải cạnh tranh nguồn lực với các doanh nghiệp
nước ngồi có sức mạnh kinh tế lớn hơn.
-

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ kinh nghiệm xuất khẩu tư bản

Trong khi một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia lại
khuyến khích các doanh nghiệp nước mình xuất khẩu tư bản từ cuối thập kỷ 80 của
thế kỷ 20, đến tận năm 1999 Việt Nam mới chính thức cho phép các doanh nghiệp
đầu tư ra nước ngoài. Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu tư bản mới chỉ được quan
tâm từ 2-3 năm gần đây, do đó so với các nước khác, chúng ta cịn thiếu sót rất
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, dẫn đến nhiều bất cập xảy ra.
-

Thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp

14

TIEU LUAN MOI download :


Mặc dù hoạt động kinh doanh ở nước ngoài nhưng đa số doanh nghiệp hoạt động
mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với nhau. Điều này một phần do các
chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tư bản chưa được
đồng bộ, chưa cụ thể, từ đó dẫn đến thiếu sự quản lý, nắm bắt tình hình của các
bên kinh doanh.

-

Hiệu quả vốn đầu tư nước ngồi chưa cao, nhất là trong vịng 2 năm gần đây

do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo báo cáo về tình hình hoạt động, tài chính và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước
năm 2020 của Chính phủ, đến cuối năm 2020 có 131 dự án đầu tư ra nước ngồi của 28
doanh nghiệp nhà nước, có vốn nhà nước với tổng vốn hơn 6,7 tỷ USD, trong đó 95% vốn
đầu tư thuộc về các dự án đầu tư của PVN, Viettel và Tổng công ty Cao su Việt Nam
(VRG). Cụ thể, PVN đã chi 3,97 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài (chiếm 59% tổng vốn các dự
án), Viettel là hơn 1,45 tỷ USD (chiếm 22%), VRG xấp xỉ 926 triệu USD (14%). Các lĩnh
vực được rót vốn chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí, viễn thơng, trồng, chế biến cây cao su,
khai thác khống sản, nông nghiệp...

Đến cuối năm 2020, gần một nửa dự án đầu tư ra nước ngoài đã thu hồi vốn, gần
3,17 tỷ USD (gồm lợi nhuận chuyển về nước 1,45 tỷ USD). Trong đó PVN thu hồi
gần 2,4 tỷ USD (60% vốn đầu tư thực hiện), Viettel là 706,29 triệu USD (49% vốn
ban đầu). Riêng năm 2020, 32 dự án đầu tư ra nước ngồi khơng phát sinh doanh
thu, 89 dự án đạt hơn 5,54 tỷ USD doanh thu (giảm 21% so với 2019). 28 dự án bị
lỗ, gần 237 triệu USD (tăng 81 triệu USD so với năm 2019).
-

Sự khác biệt về văn hóa, truyền thống, chính sách của nước sở tại cũng là một

chướng ngại cho hoạt động xuất khẩu tư bản của doanh nghiệp Việt Nam. Do lối
làm việc, suy nghĩ cịn mang nhiều tính “Việt Nam” cộng với sự thiếu nắm chắc các
chính sách, luật pháp nước nhận đầu tư khiến cho mâu thuẫn, tranh chấp dễ nảy
sinh, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

KẾT LUẬN


15

TIEU LUAN MOI download :


Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thế giới hiện nay chính là đầu tư nước ngồi. Cơ hội
xuất khẩu tư bản không chỉ đến với các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển và
kém phát triển chỉ cần các doanh nghiệp năng động, sáng tạo và biết đánh giá, tận dụng
thời cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong thời gian
qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khai
thác lợi ích của hoạt động lưu chuyển loại vốn đầu tư quốc tế này. Tuy hoạt động của các
doanh nghiệp được đánh giá là chưa quá thành công, hạn chế và thiếu sót cịn rất nhiều,
tin rằng với sự linh hoạt, thích ứng tốt của doanh nghiệp và sự hỗ trợ ngày càng có hiệu
quả của Nhà nước, hiệu quả xuất khẩu tư bản của Việt Nam sẽ được nâng cao, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế xã hội nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

WEBSITE TỔNG CỤC THỐNG KÊ

2)

WEBSITE CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

3) GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LENIN NXB CHÍNH TRỊ
QUỐC GIA SỰ THẬT
4)


TẠP CHÍ CUNG & CẦU 2020

5)

TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG 2022

6)

TẠP CHÍ TÀI CHÍNH 2020

16

TIEU LUAN MOI download :



×