Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

LÝ LUẬN GIÁ TRỊ HÀNG hóa và VIỆC NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của nền KINH tế VIỆT NAM TRONG hội NHẬP KINH tế QUỐC tế HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.15 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
-----

-----

BÀI TẬP LỚN

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề 1:
LÝ LUẬN GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ HIỆN NAY

Sinh viên

: Ngô Chu Minh Đức – Lớp CLC_08

Mã sinh viên

: 11211379

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Tô Đức Hạnh

Hà Nội, tháng 3 năm 2022
1

TIEU LUAN MOI download :


Mục lục


I. Lý luận về giá trị hàng hóa:...................................................................................................... 3
1. Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa:................................................................................ 3
1.1. Khái niệm hàng hóa:......................................................................................................... 3
1.2. Thuộc tính của hàng hóa:................................................................................................. 3
2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:................................................................... 4
2.1. Lao động cụ thể:.................................................................................................................. 5
2.2. Lao động trừu tượng:........................................................................................................ 5
3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:...............5
3.1. Lượng giá trị của hàng hóa:............................................................................................ 5
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:...................................... 6
II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay:..................................................................................................... 8
1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay:................................................................................................................. 8
1.1. Khái quát chung về hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay:.......................8
1.2. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam:........................................................................ 9

2

TIEU LUAN MOI download :


I. Lý luận về giá trị hàng hóa:
1. Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa:
1.1. Khái niệm hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thơng qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi,
mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
1.2. Thuộc tính của hàng hóa:

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
1.2.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người.
Nhu cầu đó có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản
xuất.
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản
xuất càng phát triển, khoa học – công nghệ càng hiện đại, càng giúp con người phát
hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người
mua. Vì vậy, người sản xuất phải chú ý hồn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do
mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của
người mua.
1.2.2. Giá trị của hàng hóa:
Để nhận biết được thuộc tính giá trị của hàng hóa, cần xét trong mối quan hệ trao
đổi.
3

TIEU LUAN MOI download :


Ví dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB
Ở đây, số lượng x đơn vị hàng hóa A được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng

hóa B. Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao
đổi.
Sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì giữa chúng có một điểm chung.
Điểm chung đó khơng phải giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng là yếu tốt cần thiết
để quan hệ trao đổi được diễn ra.
Nếu gạt giá trị sử dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một bên thì giữa

chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động
bằng nhau đã hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi
đó.
Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao phí để tạo ra
x đơn vị hàng hóa A đúng bằng lượng lao động đã hao phí để tạo ra y đơn vị hàng

hóa B. Đó là cơ sở để các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đổi được với
nhau theo tỷ lệ nhất định; một thực thể chung giống nhau là lao động xã hội đã hao
phí để sản xuất ra các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Lao động xã hội đã hao
phí để tạo ra hàng hóa là giá trị hàng hóa.
Vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa.
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao
đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng
hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên
ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi người ta ngầm
so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau.

4

TIEU LUAN MOI download :


2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản
xuất hàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hia thuộc tính là do lao
động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của
lao động.
2.1. Lao động cụ thể:
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề

nghiệp chuyên môn nhất định.
Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao
động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng
khác nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành,
nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có
nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
2.2. Lao động trừu tượng:
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa khơng kể
đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản
xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
Vì vậy, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong
hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác
nhau.

5

TIEU LUAN MOI download :


3.

Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng

hóa:
3.1. Lượng giá trị của hàng hóa:
Giá trị của hàng hóa do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng
hóa kết tính trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã
hao phí để tạo ra hàng hóa.

Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao
động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là do thời gian lao động của đơn
vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã
tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào
ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố
chủ yếu sau:
Một là, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
6

TIEU LUAN MOI download :


Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần
thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho
lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. “Như vậy là đại lượng giá trị
của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng
hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó”.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: i) trình độ khéo léo trung

bình của người lao động; ii) mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng
khoa học vào quy trình cơng nghệ; iii) sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; iv)
quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; v) các điều kiện tự nhiên.
Khi xem xét mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa, cần chú ý thêm mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị
của một đơn vị hàng hóa.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất.
Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ
lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng lượng giá trị của tất cả hàng hóa
gộp lại tăng lên
Hai là, tính chất phức tạp của lao động.
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản đơn và
lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ thoe yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định.
7

TIEU LUAN MOI download :


Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
AI.

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam


trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay:
1.

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội

nhập kinh tế quốc tế hiện nay:
1.1. Khái quát chung về hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay:
Hội nhập quốc tế là một q trình khơng thể thiếu, có lịch sử phát triển lâu đời và
có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển của các mối quan hệ
giữa người với người. Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển thì phải có
mối liên kết chặt chẽ với nhau. Theo nghĩa rộng hơn, các quốc gia muốn phát triển
hơn thì phải có mạng lưới kết nối với các quốc gia khác trên thế giới.
Trong quá trình thế giới phát triển một cách khơng ngừng như hiện tại, sự phát
triển nhanh chóng của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải mở
rộng hơn thị trường của họ từ đó hình thành thị trường khu vực cũng như thị trường
quốc tế. Đó là một trong những động lực chính để thúc đẩy q trình hội nhập quốc
tế.
Về bản chất, hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là
quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các nguyên tắc và luật lệ chung của cộng
đồng quốc tế và phải đảm bảo phù hợp với lợi ích của đất nước, của dân tộc. Nói
cách khác, các quốc gia tham gia vào quá trình thực hiện hội nhập quốc tế là tham
gia góp phần thúc đẩy sự văn minh của thế giới.
Hội nhập quốc tế có ba cấp độ là: hội nhập tồn cầu, hội nhập khu vực và hội
nhập song phương. Các phương thức hội nhập khác nhau thì được thực hiện ở các
mặt khác nhau của đời sống. Tính đến hiện tại, quá trình hội nhập quốc tế của Việt
8

TIEU LUAN MOI download :



Nam được khai triển ở ba lĩnh vực chính bao gồm: hội nhập trong lĩnh vực kinh tế
(hội nhập kinh tế quốc tế); hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và
hội nhập trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, khoa học – cơng nghệ và các lĩnh vực
khác. Nhưng trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là quan trọng nhất của quá trình hội
nhập quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế ra đời từ thời kỳ cổ đại và phát triển ở thời kỳ trung đại
và hiện đại. Từ thời La Mã cổ đại, khi đế quốc La Mã xâm lược thế giới họ đã mở ra
nhiều con đường từ đó hình thành các mạng lưới giao thơng và nó đẩy mạng sự trao
đổi hàng hóa giữa các đất nước với nhau. Sự giao thương ở thời kỳ cổ đại và trung
đại được chứng minh rõ rệt qua sự tồn tại và phát triển của “Con đường tơ lụa”. Tồn
tại hơn một thập kỷ, “Con đường tơ lụa” đã giúp cho sự giao thương giữa
phương Đông và phương Tây phát triển mạnh mẽ.
1.2. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam:
Tăng trưởng GDP: Khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực
chủ đạo.
GDP của Việt Nam trong năm 2021 tăng 2,58%. Nằm trong mức tăng chung của
toàn nền kinh tế, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp
13,97% vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế; lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,8%; lĩnh vực dịch vụ tăng 1,22%,
đóng góp 22,23%. Lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo vẫn là đầu tàu tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng
góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất phù hợp, hỗ trợ
giúp cho nền kinh tế phục hồi. Tính đến ngày 24/12/2021, tổng phương tiện thanh
toán tăng 8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng
8,44%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2021 giảm 0,18%
so với tháng 11 năm 2021 và tăng 1,81% so với tháng 12 năm 2020. Bình 9


TIEU LUAN MOI download :


quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm
2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.
Giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới. Bình quân giá
vàng thế giới đến ngày 25/12/2021 giảm 1,8% so với tháng 11 năm 2021. Trong
nước, chỉ số giá vàng tháng 12 năm 2021 tăng 0,25% so với tháng 11 năm 2020;
tăng 1% so với tháng 12 năm 2020 và bình quân năm 2021 tăng 8,67% so với năm
trước. Trong nước, do nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng
làm chỉ số giá USD tháng 12 năm 2021 tăng 0,84% so với tháng 11 năm 2021; giảm
0,58% so với tháng 12 năm 2020 và bình quân năm 2021 giảm 0,97% so với năm
trước.

2. Đánh giá thực trạng của nền kinh tế Việt Nam:
1.2.1. Những kết quả đạt được:
Vào ngày 7/11/2006, tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra buổi lễ kết
nạp Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Từ ngày
11/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện
này đã để lại nhiều tác động mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế
của Việt Nam.
Tính đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược
tồn diện; có quan hệ ngoại giao với 189 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và
70 vùng lãnh thổ trên thế giới.
WTO đã đưa Việt Nam lọt vào top 20 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất
thế giới và trở thành một nước có nền kinh tế có độ mở cao cũng như phát triển cán
cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang suất siêu trong vòng 6 năm liên
tiếp từ năm 2016 cho đến nay.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu

hàng hóa cả nước trong tháng 12 năm 2021 đạt 66,21 tỷ USD, tăng 6% so với tháng
trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 34,59 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước
(tương ứng tăng 2,7 tỷ USD); nhập khẩu đạt 31,62 tỷ USD, tăng 3,1% (tương ứng
tăng hơn 1 tỷ USD).
Tính trong cả năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, tương ứng tăng 123,23 tỷ USD. Trong
đó kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 53,68
10

TIEU LUAN MOI download :


tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng tăng 69,54 tỷ
USD.
Tính trong năm 2020, Việt Nam có quy mơ GDP cao thứ 44 thế giới, thứ 4 ở
Đơng Nam Á và bình qn GDP đầu người đứng thứ 6 trong khu vực.
Theo bảng xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế năm 2021 (Index of Economic
Freedom 2021) mới công bố của Heritage Foundation (Mỹ), Việt Nam đạt điểm tổng
thể là 61,7 điểm (cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới). Việt Nam là nền
kinh tế tự do đứng thứ 17/40 quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và
đứng thứ 90/184 nền kinh tế trên thế giới trong bảng xếp hạng tự do kinh tế của
Heritage Foundation.
Tính đến hiện nay, đã có 90 nước trên thế giới cơng nhận Việt Nam là nền kinh tế
thị trường và đã có những thành tựu rõ nét về tăng trưởng kinh tế trong những năm
qua.
1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn thể
hiện một số hạn chế.
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã làm lộ ra những yếu kém của nền kinh tế
Việt Nam. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện. Tăng

trưởng trong thời gian vừa qua cịn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tín dụng, lao
động giá rẻ mà thiếu mất đi sự đóng góp của việc gia tăng năng suất lao động, cải
tiến kỹ thuật.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư chưa được cao như mong muốn, chậm đổi mới chính
sách liên quan đến thu hút FDI. Việc thu hút FDI có tăng về mặt số lượng nhưng về
mặt chất lượng thì chưa được đảm bảo
Thứ ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam
vẫn còn yếu so với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Những
ngành có khả năng vươn xa tầm thế giới chưa nhiều.
Thứ tư, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa
thống nhất, nhiều khi cịn khó khăn trong việc xác định hướng đi.
Thứ năm, xuất hiện các nút thắt trong thể chế, cơ sở hạ tầng,… gây ra những khó
khăn cho q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân
lực là những vấn đề cần đặc biệt lưu ý.
11

TIEU LUAN MOI download :


Thứ sáu, tồn tại khoảng cách về mặt năng lực và thiếu đi sự gắn kết, hỗ trợ nhau.
BI.

Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay:
1. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức:
Thứ nhất, tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng
viên và mọi tầng lớp nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập
quốc tế nói chung; nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của cả xã hội, đặc biệt là của
doanh nghiệp, doanh nhân đối với các thỏa thuận quốc tế, đặc biệt là cơ hội, thách

thức và những yêu cầu phải đáp ứng khi tham gia và thực hiện các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới bằng các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp và hiệu quả
cho từng ngành hàng, hiệp hội, doanh nghiệp và cộng đồng; chú trọng công tác bảo
vệ chính trị nội bộ. Chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các luận điệu, quan
điểm sai trái, thù địch; bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

12

TIEU LUAN MOI download :



×