Tải bản đầy đủ (.pptx) (11 trang)

Kế hoạch bài dạy đạo đức lớp 1 cám ơn và xin lỗi tiết 1 _ ánh nguyễn hyunie

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.58 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần 25Thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2018

Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi ( Tiết 1 )


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần 25

Thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi ( Tiết 1 )
 

I.

Mục đích, u cầu

1. Kiến thức

-.
-.

Biết nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ; biết nói xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền người khác trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi: Biết cảm ơn xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác.

2. Kĩ năng

-.


Nêu được khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.

3. Thái độ

-.
-.

Có thái độ tơn trọng, chân thành khi giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.
Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người. Biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể.


II. Đồ dùng học tập
1. Giáo viên

-

Vở bài tập đạo đức.
Một số tranh ảnh minh họa.
Các tình huống cho học sinh chơi trị chơi đóng vai.
Bài giảng điện tử bài dạy.

2. Học sinh

-

Sách giáo khoa.
 

III. Cách hoạt động dạy học


1.

Hoạt động 1: Trò chơi khởi động
Mục tiêu:

-.

Kiểm tra kiến thức về bài “Đi bộ đúng quy định”.
Cách tiến hành:

-.
-.
-.
+.

GV: Trước khi vào bài học hôm nay cô sẽ cho các con chơi trị chơi “Đèn giao thơng”.
GV: Đây là các biển báo giao thơng, lớp mình hãy chọn và trả lời câu hỏi bí mật sau mỗi biển báo.
Các câu hỏi:
Ở thành phố đi bộ đúng quy định là đi như thế nào? (Ở thành phố, đi bộ phải đi trên vỉa hè, vạch quy định hoặc theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. Nếu khơng có vỉa hè thì phải đi sát lòng đường bên
phải, vạch quy định hoặc theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. )


+
+
-

Ở nông thôn đi bộ đúng quy định là đi như thế nào? (Ở nông thôn đi bộ cần đi sát lề đường bên phải.)
Đi bộ đúng quy định có lợi gì? (Đảm bảo an tồn cho bản thân và cho mọi người.)
GV nhận xét.
GV: Các con quan sát các tranh dưới đây, bức tranh nào đi đúng quy định thì điền Đ (Đúng ), bức tranh nào đi sai quy định thì điền S (Sai ).

GV chiếu 3 tranh lần lượt.
HS làm lần lượt từng tranh vào bảng con.
GV nhận xét và tuyên dương lớp.
GV: Đúng rồi. Đi bộ đúng quy định là thể hiện chấp hành luật giao thơng, góp phần bảo vệ an tồn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông.
GV chuyển ý: Các con là những mầm non của đất nước, tương lai của nước nhà. Ngoài việc chấp hành tốt các quy định, nội quy thì trong mối quan hệ với mọi người các con cũng phải chú ý. Để
trang bị cho các con những kiến thức, kĩ năng đó thì hôm nay chúng ta đến với bài đạo đức “Cảm ơn và xin lỗi”.

-

GV ghi bảng. Gọi HS nhắc tên bài.

2. Hoạt động 2: Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn, xin lỗi. ( Bài tập 1 )
Mục tiêu:

-

Nêu được khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Cách tiến hành:

-

GV chiếu đề Bài tập 1.
GV giới thiệu 2 tranh ở Bài tập 1 trong SGK trang 38. Cho HS quan sát tranh.
GV: Cơ có 2 bức tranh trên màn hình, các con quan sát kĩ từng tranh và trả lời câu hỏi.


+
+
+
+

+
+

Tranh 1:
Trong tranh có những ai? (Có 3 bạn nhỏ).
Các bạn đang làm gì? (Bạn Sơn cho bạn Nam và Bảo táo, Nam và Bảo đưa tay ra nhận và nói: “Cảm ơn bạn”).
Theo con vì sao bạn Nam và Bảo lại cảm ơn bạn Sơn? (Bạn Nam và Bảo cảm ơn bạn Sơn vì Sơn đã cho Nam và Bảo quả táo).
Lớp theo dõi và nhận xét.
GV nhận xét chung.
Kết luận: Trong tranh bạn Nam và Bảo đã cảm ơn Sơn vì bạn đã cho táo.
GV cho HS trả lời các câu hỏi:
Hằng ngày các con có gặp những trường hợp như bạn Hà hay không?
Con sẽ cư xử như thế nào, giống hay khác bạn Hà của chúng ta.
Ai xung phong nói cho cả lớp nghe trường hợp của mình nào?
 

+
+
-

Tranh 2:
Trong tranh có những ai? (Có cơ giáo đang dạy học và có một bạn đi học muộn).
Bạn đi học muộn đó đang làm gì? (Bạn khoanh tay xin lỗi cơ giáo vì đi học muộn).
Lớp theo dõi và nhận xét.
GV nhận xét chung.
GV chốt ý: Trong tranh bạn Nam và Bảo đã cảm ơn Sơn vì bạn đã cho táo Cơ giáo đang giảng bài có một bạn đi học muộn. Cô giáo phải dừng lại để cho bạn vào lớp. Như vậy, bạn đã làm phiền cơ
giáo và cả lớp. Bạn thấy mình có lỗi và đã xin lỗi cô giáo.


-


GV: Nội quy của nhà trường có ghi rõ, buổi sáng chúng ta mấy giờ vào học nào?
GV: Các con nhớ chú ý đến giờ giấc của mình sao cho không đi học muộn nhé, để không làm phiền cô giáo cùng các bạn. Bởi thời gian quý báu lắm!
Kết luận: “Các con ạ! Trong cuộc sống thường ngày khi được người khác quan tâm, giúp đỡ thì chúng ta phải nói lời cảm ơn. Khi có lỗi, làm phiền người khác thì phải nói lời xin lỗi.”
GV chuyển ý: Để tìm hiểu xem trong cuộc sống của chúng ta có những trường hợp nào cần nói lời cảm ơn và xin lỗi thì cơ trị chúng ta sẽ cùng bước qua Bài tập 2.

3. Hoạt động 3: Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống cụ thể. ( Bài tập 2 )
Mục tiêu:

-

Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
Cách tiến hành:

-

GV chiếu đề Bài tập 2.
GV giới thiệu 4 tranh ở Bài tập 2 trong SGK trang 39, 40. Cho HS quan sát tranh.
GV: Cơ có 4 bức tranh trên màn hình, kể về các sự việc khác nhau. Các con thấy có đẹp khơng nào?
GV: Nhưng mà bác họa sĩ đã quên viết lời vào một số tranh. Chúng ta hãy giúp bác họa sĩ hoàn thành những bức tranh này nhé.
GV cho HS thảo luận nhóm và nêu lời thoại còn thiếu trong từng tranh.
GV: Các con thảo luận nhóm đơi, viết câu nói vào phiếu học tập rồi dán lên bức tranh.


+
+
+
+
-


GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
Tranh 1: Nhóm 1.
Tranh 2: Nhóm 2.
Tranh 3: Nhóm 3.
Tranh 4: Nhóm 4.
GV: Đã hết giờ thảo luận rồi, bây giờ các bạn lên hoàn thành các bức tranh nào.
Học sinh lên dán phiếu học tập rồi về chỗ đọc.
GV: Bạn nào có ý kiến khác?
Tranh 1. Các câu nói gợi ý:






-

Mình cảm ơn bạn.
Ồ! Cảm ơn bạn rất nhiều mình đã cho mình một điều bất ngờ.
Cảm ơn bạn, vì bạn đã mang niềm vui đến cho mình.
Mình cảm ơn bạn vì món q tặng rất đẹp.
Tớ cảm ơn các cậu đã đến dự sinh nhật cùng tớ, tớ mời các cậu ăn bánh cùng tớ.
GV: Cô nhận thấy cơ nói nào của các con cũng đúng, cũng hay hết. Vậy, vì sao bạn Lan phải nói lời cảm ơn? (Vì các bạn chúc mừng và tặng quà sinh nhật Lan.)
GV chốt ý: Bạn Lan nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm.
GV: Trong 1 năm các con có thật nhiều dịp để được nhận quà từ người khác như là sinh nhật, ngày tết thiếu nhi, tết cổ truyền,.. Vậy, các con đã nói những lời cảm ơn như thế nào, hãy chia sẻ cho cả
lớp cùng biết được không?


Tranh 2. Các câu nói gợi ý:





-

Tớ xin lỗi, tớ sơ ý đã làm rơi hộp bút của cậu.
Mình xin lỗi bạn, lần sau mình sẽ khơng làm rơi hộp bút của bạn nữa.
Tôi xin lỗi bạn, tôi đã làm rơi của bạn.
GV: Tất cả các con đều nói là lời xin lỗi. Vậy, vì sao bạn Hưng phải nói lời xin lỗi? (Vì Hưng đã làm rơi hộp bút của bạn.)
GV chốt ý: Bạn Hưng nói lời xin lời khi làm phiền người khác.
GV: Chắc các con cũng có lúc phải làm phiền đến người khác đúng không nào. Trong những trường hợp nào và con đã xin lỗi ra sao, các con có thể kể cho cả lớp nghe trường hợp đó khơng nào
Tranh 3. Các câu nói gợi ý:



-

Cảm ơn bạn, vì bạn đã cho mình mượn bút của bạn.
Tớ cảm ơn cậu, vì cậu đã cho mình mượn bút mực.
GV: Tất cả các con đều nói là lời cảm ơn. Thế thì sao bạn Vân phải nói lời cảm ơn nào? ( Vì đã cho mình mượn bút.)
GV chốt ý: Bạn Vân nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm.
GV: “Cô ơi! Bạn làm rơi hộp bút của con”. “Cô ơi! Bạn làm hư bút của con”,… Hằng ngày, cô nhận được rất nhiều lời tố cáo của lớp chúng ta. Vậy những bạn mà bị mách thì sẽ xin lỗi bạn mình
như thế nào? Các con có thể nói lại những lời xin lỗi đó cho cả lớp cùng nghe khơng nào?


Tranh 4. Các câu nói gợi ý:







Con xin lỗi mẹ, ạ!
Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ cẩn thận hơn. (Giáo viên khen vì ngồi việc xin lỗi thì con cịn biết hứa để khơng tái phạm).
Con xin lỗi mẹ, vì mải chơi mà khơng nhìn thấy lọ hoa.
GV: Tất cả các con đều nói lời xin lỗi. Vậy, vì sao bạn Tuấn phải nói lời xin lỗi? (Vì bạn Tuấn mải chơi, đã đánh rơi làm vỡ lọ hoa của mẹ.)
GV chốt ý: Bạn Tuấn nói lời xin lời khi mắc lỗi, làm phiền người khác.
GV: Có ai đã từng làm rơi, vỡ cái gì, hay mắc phải lỗi chưa nào? Khi ấy các con xin lỗi ra sao, có thể kể lại lời xin lỗi của con lúc đó khơng nào?
Kết luận: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.
Quả thật đúng như lời dạy của ông bà ta, phải biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng nơi để khơng làm phiền lịng người khác, cũng như làm tăng thêm tình cảm giữa chúng ta với mọi người
xung quanh.


-

Biết cảm ơn xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. Các con hãy ghi nhớ điều này nhé.
GV: Trong cuộc sống các con đã làm được như vậy chưa? Cô tin rằng các con đã thực hiện tốt rồi phải không nào?


4. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế. ( Bài tập 4 )
Mục tiêu:

-

Có thái độ tơn trọng, chân thành, biết quý trọng những người biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.
Cách tiến hành:

-

GV tổ chức trị chơi “Đóng vai”

GV: Các con có thích trị chơi “Đóng vai” khơng nào?
GV: Hơm nay chúng mình sẽ chơi trị chơi sắm vai để làm sao chúng mình biết nói lời cảm ơn, xin lỗi thật đúng nhé.
GV cho HS thảo luận nhóm .
GV: Bây giờ cơ sẽ phát tình huống cho mỗi nhóm nhé.
GV: Hết thời gian thảo luận, nhóm nào sẽ trình diễn trước nào?
Tình huống 1:



-

Khi Hải đang chơi cùng Minh tại nhà Minh, mẹ của Minh đcon bánh kẹo ra mời 2 bạn. Nếu con là Hải thì con phải nói gì khi đó ? Vì sao ?
Các con hãy nhận xét nhóm bạn diễn có hay khơng ? Bạn Hải đã nói lời cảm ơn đúng chưa ?
Cơ thấy các con diễn rất hay tình huống 1, cơ khen các con nào.
Tình huống 2:



-

Mai và Hiền mượn truyện của chị Thảo đọc mà lỡ tay xé rách quyển truyện tranh yêu thích của Thảo. Nếu con là Mai, Hiền thì con phải nói gì khi đó ? Vì sao ?
Các con hãy nhận xét nhóm bạn diễn có hay khơng ? Bạn Hải đã nói lời xin lỗi đúng chưa ?
Cơ thấy các con diễn rất hay tình huống 2, cơ khen các con nào.








+
+

GV: Như vậy, qua trò chơi sắm vai này các con đã biết cách nói lời xin lỗi và cảm ơn thật là đúng rồi. Hôm nay cô chia sẻ cho các con những cách nói lời xin lỗi, cảm ơn khác nhau.
Cảm ơn!
Cảm ơn rất nhiều!
Cảm ơn, vì….
Ngồi nói trực tiếp chúng ta có thể viết thiệp, bằng nụ cười thân thiệt, cái ôm thắm thiết,..
Xin lỗi cũng tương tự như vậy, hơn việc nhận lỗi là phải biết sửa chữa lỗi lầm để khơng tái phạm. Đó cũng là lời xin lỗi chân thành nhất.
GV chốt lại cách ứng xử trong từng tình huống và kết luận:
Các con cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
Các con cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.

IV. Củng cố - Dặn dị:

+
+
-

GV: Hơm nay chúng ta học bài gì? (Cám ơn và xin lỗi.)
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm: chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Cần nói ___ ___ khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
Cần nói ___ ___ khi mắc lỗi hoặc làm phiền người khác.
GV nhận xét tiết học và tuyên dương lớp.
Nhắc nhở HS về nhà xcon trước các bài tập 3, 5, 6 còn lại.
Người soạn

 

Nguyễn Ngọc Ánh




×