Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kế hoạch bài dạy đạo đức lớp 4 tuần 10 đến 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.48 KB, 20 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 15/8/2011
Tuần: 1
Tên bài dạy: Trung thực trong học tập (Tiết 1)
I/. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- HS khá, giỏi: + Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. Biết quý trọng những
bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: Khiêm tốn học hỏi. Trung thực trong học tập
chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra sách vở học sinh.
- Giới thiệu nội dung và chương trình
- Bài mới: Trung thực trong học tập ( tiết 1 )
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Treo tranh. Yêu cầu HS nêu nội dung tranh
- Gọi HS đọc tình huống SGK
- Yêu cầu HS đọc 2 câu hỏi - thảo luận
- Gọi HS trình bày
+ Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như
thế nào? (Mượn tranh, ảnh của các bạn để đưa cho cô giáo.


Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. Nhận lỗi và
hứa với cô sưu tầm và nộp sau).
+ Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Kết luận: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ nộp sau thể hiện tính
trung thực trong học tập.
- Hỏi: Theo em, thế nào là trung thực trong học tập? (Khi
mắc lỗi nên nhận lỗi và sửa lỗi). Trung thực trong học tập
có ích lợi gì? (Em sẽ tiến bộ và được mọi người quý mến)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
-HSG nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. Biết
quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho

Hoạt động của Trò

- Kiểm lại Sách vở

- Quan sát – Phát biểu
- Theo dõi
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm phát biểu

- Một vài HS phát biểu

- 2 HS đọc SGK / 4


những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Phát phiếu BT, yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS phát biểu, giải thích
- Kết luận: Việc làm trung thực trong học tập ( c ),
* Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Nêu từng ý trong BT, yêu cầu HS lựa chọn ( tán thành:
thẻ đỏ, không tán thành : thẻ xanh, phân vân: thẻ vàng)
- Yêu cầu HS giải thích lí do
- Kết luận: Ý kiến b, c là đúng .
* Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: Khiêm tốn học
hỏi. Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm
điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi : Ai nhanh hơn
( Dùng BT 5 / VBT – 4 )
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Sưu tầm mẩu chuyện, tấm
gương về trung thực trong học tập

- Tự làm bài
- Trình bày
- Đưa thẻ theo quy ứơc
- Trình bày

- 2 đội tham gia, mỗi đội 4
HS


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 22/8/2011
Tuần: 2
Tên bài dạy: Trung thực trong học tập (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiêu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- HS khá, giỏi: + Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. Biết quý trọng những
bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: Khiêm tốn học hỏi. Trung thực trong học tập
chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức bài “Trung thực trong học tập”:Theo
em, thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung
thực trong học tập? Những hành vi nào mà em cho là
trung thực trong học tập.
- Bài mới: Trung thực trong học tập ( tiết 2 )
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi các nhóm trình bày
- Kết luận:
a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại cho đúng.
c) Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực
trong học tập.

* Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS giới thiệu
- Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm
gương đó?
- Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về
trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.

Hoạt động của Trò

- Một vài HS phát biểu

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Đại diện nhóm báo cáo

- Một vài HS trình bày
- Cả lớp trao đổi, chất vấn
- Theo dõi


* Bài tập 5: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Gọi HS trình bày tiểu phẩm
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Củng cố
* Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: Khiêm tốn học
hỏi. Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm
điều Bác Hồ dạy.
- Tổ chức trò chơi: Thi kể những việc làm Đúng – Sai
( Kể tên các hành động trung thực – Không trung thực )
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Vượt khó trong học tập


- Trình bày
- 2 HS đọc

- 2 đội tham gia , mỗi đội
4 HS


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 29/8/2011
Tuần: 3
Tên bài dạy: Vượt khó trong học tập (Tiết 1)
I/. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
- HS khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học
tập.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập, thẻ màu.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức bài “Trung thực trong học tập”:
Thế nào là trung thực trong học tập? Tại sao phải trung
thực trong học tập? Những hành vi nào là trung thực trong
học tập?

- Bài mới: Vượt khó trong học tập ( Tiết 1 )
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Kể chuyện “ Một học sinh nghèo vượt khó”
- Treo tranh – Yêu cầu HS trình bày nội dung
- Kể lần 1
- Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ
+ Gọi HS đọc câu hỏi SGK
- Yêu cầu HS trao đổi ( Chia lớp 3 dãy, mỗi dãy 1 câu )
- Gọi HS trình bày
1) Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập? (nhà
nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà xa trường)
2) Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào
Thảo vẫn học tốt? (Vừa học, vừa giúp đỡ bố mẹ)
3) Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ
làm gì?
- Kết luận: Thảo gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và
cuộc sống, song Thảo biết cách khắc phục, vượt qua, vươn
lên học tập.

Hoạt động của Trò

- Nối tiếp nhau phát biểu

- Quan sát , phát biểu
- 3 HS đọc nối tiếp
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm phát biểu


- Hỏi: Vậy trong cuộc sống hay khi gặp khó khăn trong

học tập chúng ta nên làm gì? (Cần cố gắng, kiên trì vượt
qua những khó khăn)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HSG nêu thế nào là vượt khó trong học tập và vì
sao phải vượt khó trong học tập.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho HS bày tỏ thái độ
- Yêu cầu HS giải thích lí do em chọn cách làm đó.
- Kết luận: Những cách giải quyết tích cực :a, b , đ
+ Liên hệ: Đã có bao giờ em gặp khó khăn chưa? Em giải
quyết khó khăn đó như thế nào?
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được
điều gì ?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Bài tập 2, 3 , 4 Sgk.

- Một vài HS phát biểu
- 2 HS đọc

- Dùng thẻ màu xanh, đỏ
- Giải thích
- Một vài HS phát biểu
- Phát biểu


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 05/9/2011
Tuần: 4

Tên bài dạy: Vượt khó trong học tập (Tiết 2)
I/. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
- HS khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học
tập
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập 4, thẻ màu xanh (đỏ).
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Tìm hiểu BT 2, 3, 4.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ: Vượt khó trong học tập
+ Thế nào là vượt khó trong học tập? (Khắc phục khó
khăn và phấn đấu đạt kết quả tốt trong học tập) Vượt khó
trong học tập giúp ta điều gì? (Giúp ta tự tin trong học tập
và được mọi người yêu quý). Theo em, những hành vi nào
là vượt khó trong học tập?
- Bài mới: Vượt khó trong học tập ( Tiết 2 )
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS trao đổi
- Gọi các nhóm trình bày
- Kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, chúng ta phải
tìm cách để giúp đỡ bạn vượt qua.
* Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS trao đổi

- Gọi HS trình bày
- Kết luận: Khen những học sinh biết vượt qua khó khăn
trong học tập.
* Bài tập 4 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Giải thích yêu cầu BT
- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi HS trình bày trên bảng lớp

Hoạt động của Trò

- Một vài HS phát biểu

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Đại diện nhóm phát biểu

- Hoạt động nhóm đôi
- Một vài HS phát biểu

- Theo dõi
- Hoạt động nhóm 4 HS
- Đại diện nhóm báo cáo


- Yêu cầu HS nhận xét
- Kết luận - khuyến khích HS thực hiện những biện pháp
khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Kết luận chung: Trong cuộc sống , mỗi người đều có khó
khăn riêng. Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những
khó khăn.

Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức cho HS bày tỏ ý kiến ( BT4 / 6 VBT )
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Biết bày tỏ ý kiến

- Trao đổi
- 2 HS đọc

- Dùng thẻ màu thể hiện
theo quy ước


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 12/9/2011
Tuần: 5
Tên bài dạy: Bày tỏ ý kiến (Tiết 1)
I/. Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ
em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người
khác.
- HS khá, giỏi: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan
đến trẻ em. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của
người khác.
- GDMT: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em
trong đó có vấn đề môi trường. HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô giáo ,
với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường
lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập. Tranh phóng to SGK, thẻ màu.

2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Tổ chức trò chơi “ Diễn tả”
+ Kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến , nhận xét khác
nhau về cùng một sự vật.
- Bài mới : Biết bày tỏ ý kiến ( tiết 1 )
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Treo tranh, hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Gọi HS đọc tình huống và câu hỏi. GV giao việc cho các
nhóm
- Gọi HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
1) Em được phân công làm một việc không phù hợp với
khả năng. (Xin cô giao việc khác phù hợp với sức khoẻ và
sở thích)
2) Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. ( Xin cô cho em
được kể lại sự việc)
3) Chủ nhật này, bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên,
nhưng em lại muốn đi xem xiếc. (Em sẽ nói với bố mẹ về

Hoạt động của Trò

- Cả lớp tham gia

- Xem tranh - trình bày
- Hoạt động nhóm 4 HS
- Đại diện nhóm phát biểu



sở thích của mình là muốn được xem xiếc).
4) Em muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của
lớp, của trường nhưng chưa được phân công.
(Em sẽ trình bày nguyện vọng và khả năng của mình để
em được tham gia)
* Nêu câu hỏi 2 (Có thể em sẽ bị hiểu lầm, có những quyết
định không phù hợp với nhu cầu mong muốn của em).
- Kết luận
- Hỏi : Khi có những việc liên quan đến bản thân em, các
em sẽ làm gì? (Nêu ý kiến, mong muốn của mình).
+ Khi trình bày ý kiến, mong muốn của mình em cần chú
ý điều gì? (Mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến, mong muốn
của mình với người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ).
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1 : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi HS trình bày
- Kết luận : Việc làm của Dung là đúng, vì bạn đã biết bày
tỏ mong muốn của mình.
* Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho HS bày tỏ thái độ
- Yêu cầu HS giải thích.
- Kết luận: Trẻ em có quyền có ý kiến về việc liên quan
đến mình nhưng ý kiến đó có lợi cho sự phát triển của các
em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, đất
nước mới được thực hiện.
- Liên hệ: Em đã bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình
chưa?

- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có
liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn
trọng ý kiến của người khác.
Hoạt động 4: Củng cố
* GDBVMT
- Trò chơi: “ Chuyền hộp thăm”
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Xem BT4.

- 2 HS đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm phát biểu

- Dùng thẻ màu xanh, đỏ,
vàng
( a, b , c, d )

- Một vài HS phát biểu
- HSG
- HSG

- Cả lớp tham gia
- Lắng nghe


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 19/9/2011
Tuần: 6
Tên bài dạy: Bày tỏ ý kiến (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ
em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người
khác.
- HS khá, giỏi : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan
đến trẻ em. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của
người khác.
- GDMT: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ
em trong đó có vấn đề môi trường. HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô
giáo , với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi
trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk. Tiểu phẩm “ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Xem Bài tập 4.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức bài “Biết bày tỏ ý kiến”: Khi có
những việc liên quan đến bản thân mình, trẻ em có quyền
gì?(Tham gia phát biểu ý kiến của mình). Khi trình bày ý
kiến của mình trẻ em cần có thái độ như thế nào? (Em cần
mạnh dạn, tự tin, bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình một
cách rõ ràng, lễ độ)
- Bài mới: Biết bày tỏ ý kiến ( Tiết 2 )
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Tiểu phẩm: “ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
- Tổ chức cho HS sắm vai tiểu phẩm
- Yêu cầu HS thảo luận:

+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc
học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? (Đi học
một buổi, còn một buổi giúp mẹ làm bánh)
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- Kết luận: Mỗi gia đình đều có những vấn đề, khó khăn

Hoạt động của Trò

- Cả lớp theo dõi
- Hoạt động nhóm 4 HS
- Một vài em phát biểu
theo suy nghĩ


riêng. Là con cái, em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết.
Ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng.
Cần phải bày tỏ ý kiến rõ ràng, lễ độ.
* Bài tập 3 ( SGK ):
- Nêu cách chơi trò chơi “Phóng viên”: Một số HS đóng
vai phóng viên và phỏng vấn các bạn theo nội dung SGK
hoặc các câu hỏi: Bạn hãy giới thiệu một bài hát hoặc bài
thơ mà bạn thích. Người mà bạn yêu quý nhất là ai? Sở
thích của bạn hiện nay là gì? Mơ ước của bạn hiện nay là
gì ?
- Tổ chức trò chơi.
- Kết luận : Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng và
có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
* Bài tập 4 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận

- Gọi HS trình bày
- Kết luận : Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày Ý kiến
của trẻ cần được tôn trọng nhưng phải phù hợp điều kiện
gia đình. Trẻ em cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến người
khác.
Hoạt động 3: Củng cố
* GDBVMT
- Hỏi : Theo em, những việc làm nào dưới đây em cho là
đúng ( BT2 / 9 VBT )
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Tiết kiệm tiền của

- Cả lớp cùng tham gia

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Đại diện nhóm phát biểu

- Dùng thẻ màu xanh, đỏ


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 26/9/2011
Tuần: 7
Tên bài dạy: Tiết kiệm tiền của (Tiết 1)
I/. Mục tiêu:
- HS nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- HS biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,…trong cuộc sống hàng ngày
là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- HSG biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực

hiện tiết kiệm tiền của.
- Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “Cần kiệm liêm chính”. Giáo dục cho học sinh
đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ “Biết bày tỏ ý kiến”: Khi có
những việc liên quan đến bản thân trẻ em có quyền gì?
Theo em, có phải mọi ý kiến của trẻ đều được cha mẹ
đồng ý không?
+ Khi trình bày ý kiến cần có thái độ như thế nào ?
- Bài mới: Tiết kiệm tiền của ( tiết 1 )
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Treo tranh. Hỏi: Em nhìn thấy gì trong tranh?
- Gọi 1 HS đọc thông tin
- Yêu cầu HS thảo luận:
1) Qua xem tranh và đọc các thông tin trên, theo em cần
phải tiết kiệm những gì ?
2) Theo em, có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm
không? (Không phải do nghèo .Có tiết kiệm mới có thể có
nhiều vốn để giàu có).
- Hỏi : Theo em, của cải do đâu mà có? (Do sức lao động
của con người làm ra).
+ Để thể hiện sự yêu quý sức lao động chúng ta cần làm
gì? (Cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của
phung phí).


Hoạt động của Trò

- Một vài HS phát biểu

- Quan sát và trả lời
- Cả lớp theo dõi SGK
- Hoạt động nhóm đôi
- Nối tiếp nhau phát biểu


- Kết luận : Tiền của do sức lao động con người làm ra cho
nên tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết
kiệm sức lao động để góp phần làm giàu đất nước.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh giỏi nêu vì sao cần phải tiết kiệm tiền
của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền
của.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1 : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho HS bày tỏ thái độ về tiết kiệm
- Yêu cầu HS giải thích về lí do lựa chọn của mình
- Kết luận: Ý kiến c, d là đúng.
- Hỏi: Thế nào là tiết kiệm tiền của? (Sử dụng tiền của một
cách hợp lí, có hiệu quả).
* Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS thảo luận và sắm vai
- Gọi một vài nhóm trình bày
- Hỏi: Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ?
- Kết luận: Cất hộp mới để dành, dùng hộp màu cũ

* Liên hệ: Yêu cầu HS kể những việc đã làm thực hiện tiết
kiệm tiền của.
* GDBVMT
* Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “Cần kiệm liêm
chính”. Giáo dục cho học sinh đức tính tiết kiệm theo
gương Bác Hồ.
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua : Ai nhanh hơn ( BT1 / 15 VBT )
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Sưu tầm mẩu chuyện về
người biết tiết kiệm.

- 2 HS đọc

- 2 HS đọc SGK / 12
- Dùng thẻ màu xanh, đỏ
- Phát biểu

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Một vài HS phát biểu
- Phát biểu
- Lắng nghe

- 2 đội tham gia, mỗi đội 3
HS


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 03/10/2011

Tuần: 8
Tên bài dạy: Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
I/. Mục tiêu:
- HS nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- HS biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,…trong cuộc sống hàng ngày
là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em
thực hiện tiết kiệm tiền của.
- Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “Cần kiệm liêm chính”. Giáo dục cho học sinh
đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Phiếu bài tập. Câu chuyện về thực hành tiết kiệm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Tự liên hệ thực hành tiết kiệm của bản thân.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ: Theo em, tiền bạc của cải do đâu
mà có? (Mồ hôi, công sức của bao người làm ra). Chúng ta
cần phải sử dụng như thế nào? (Tiết kiệm, không dùng
phung phí). Em hãy kể những việc đã làm thể hiện tiết
kiệm trong sinh hoạt, đời sống.
- Bài mới: Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 4 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài ( phát phiếu BT )
- Gọi HS sửa bài và giải thích
- Kết luận : Các việc làm tiết kiệm tiền của: a,b,g,h,k
* Bài tập 5 : Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi các nhóm trình bày
+ Tình huống 1: Tuấn không xé vở và khuyên Bằng chơi
trò chơi khác.
+ Tình huống 2: Tâm dỗ em chơi trò chơi đã có.Như thế
mới đúng là bé ngoan.
+ Tình huống 3: Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và
Hà có thể viết tiếp vào sổ đó sẽ tiết kiệm hơn.
- Hỏi: Cần phải tiết kiệm như thế nào? (Sử dụng đúng lúc,

Hoạt động của Trò

- Một vài HS phát biểu

- Tự làm bài
- Lần lượt từng HS phát
biểu
- Hoạt động nhóm 4 HS
- Đại diện nhóm báo cáo


đúng chỗ, hợp lí). Tiết kiệm tiền của có lợi gì ? (Giúp ta
tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ít
hơn).
* Bài tập 5 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS kể trước lớp ( Nếu HS không sưu tầm được GV
kể cho HS nghe câu chuyện Một que diêm )
* Bài tập 6 : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi HS trình bày

Hoạt động 3: Củng cố
* GDBVMT
* Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “Cần kiệm liêm
chính”. Giáo dục cho học sinh đức tính tiết kiệm theo
gương Bác Hồ.
- Tổ chức cho HS bày tỏ thái độ (BT 5 / 14 VBT)
- Nhận xét tiết học . Chuẩn bị : Tiết kiệm thời giờ

- Một vài HS kể

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Nối tiếp nhau phát biểu

- Dùng thẻ màu xanh, đỏ


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày dạy: 10/10/2011
Tuần: 9
Tên bài dạy: Tiết kiệm thời giờ (Tiết 1)
I/. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,…hằng ngày một cách hợp lí.
- HS khá, giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập,
sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.
- Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “ Cần kiệm liêm chính”. Giáo dục cho HS biết
quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị :

1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Tiết kiệm tiền của
Theo em, thế nào là tiết kiệm tiền của? (Sử dụng đúng
mục đích, hợp lí, không sử dụng thừa thải). Vì sao chúng
ta phải tiết kiệm tiền của? (Tiền bạc, của cải là mồ hôi,
công sức của bao người). Em hãy kể những việc em đã
làm để tiết kiệm tiền của.
- Bài mới : Tiết kiệm thời giờ ( tiết 1 )
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- GV kể chuyện : “ Một phút”
- GV cho HS đọc phân vai
- Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi SGK
- Gọi HS trình bày
1) Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
(Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người)
2) Chuyện gì xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt
tuyết? (Mi-chi-a bị thua cuộc thi trượt tuyết)
3) Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì? (1 phút
cũng làm nên việc quan trọng)
- Kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta cần phải tiết
kiệm thời giờ.
- Qua câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có biết câu tục

Hoạt động của Trò


- Một vài HS phát biểu

- Cả lớp theo dõi
- 4 HS đọc phân vai
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm phát biểu

- Một vài HS phát biểu


ngữ nào nói về sự quý giá của thời giờ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm
thời giờ. Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng
ngày một cách hợp lí.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi HS trình bày
a) Học sinh đến phòng thi muộn (Không được vào phòng
thi hoặc ảnh hưởng đến kết quả bài thi)
b) Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh
(Có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay)
c) Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm (Có
thể nguy hại đến tính mạng).
- Kết luận : Thời giờ rất quý báu. Chúng ta phải tiết kiệm
thời giờ “ Thời gian thấm thoát thoi đưa. Nó đi đi mãi có
chờ đợi ai”
* Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi
- Tổ chức cho HS bày tỏ thái độ

- Hỏi: Theo em, thế nào là tiết kiệm thời giờ? (Sử dụng
thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả).
- Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, sắp xếp
công việc hợp lí, không làm liên tục, không tranh thủ làm
nhiều việc cùng lúc.
- Liên hệ: Em hãy kể những việc em đã làm để tiết kiệm
thời giờ?
* Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “Cần kiệm liêm
chính”. Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập
đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Thế nào là tiết kiệm thời giờ? Tiết kiệm thời giờ có
tác dụng gì? (Giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích)
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Sưu tầm câu ca dao, tục
ngữ, thành ngữ nới về tiết kiệm thời giờ

- 2 HS đọc ghi nhớ

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Nối tiếp nhau phát biểu

- Hoạt động nhóm đôi
- Dùng thẻ màu xanh, đỏ

- Một vài HS phát biểu
- Lắng nghe


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP BỐN
Ngày soạn: 16/8/2011

Ngày dạy: 17/10/2011
Tuần: 10
Tên bài dạy: Tiết kiệm thời giờ (Tiết 2)
I/. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,…hằng ngày một cách hợp lí.
- HS khá, giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập,
sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.
- Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “ Cần kiệm liêm chính”. Giáo dục cho HS biết
quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị :
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức bài“Tiết kiệm thời giờ (Tiết1)” Theo
em, thế nào là tiết kiệm thời giờ? Sử dụng thời giờ một
cách hợp lý, hiệu quả). Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời
giờ? (Thời giờ rất quý , nếu biết tiết kiệm sẽ giúp ta làm
được nhiều việc có ích). Em hãy kể những việc em đã làm
để tiết kiệm thời giờ?
- Bài mới: Tiết kiệm thời giờ ( tiết 2)
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS trao đổi trước lớp.
- Kết luận:
+ Các việc làm (a),(c),(d) là tiết kiệm thời giờ.

+ Các việc làm (b),(đ),(e) không phải là tiết kiệm thời giờ.
* Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng
thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình
trong thời gian tới.
- Nhận xét khen ngợi
- Yêu cầu học sinh trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các
tư liệu đã sưu tầm về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- Yêu cầu học sinh thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ,

Hoạt động của Trò

- Một vài HS phát biểu

- Đọc yêu cầu
- Thảo luận và trình bày

- Đọc yêu cầu
- Thảo luận trình bày

- Trình bày, giới thiệu
- Cả lớp cùng thảo luận


ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương… vừa trình bày.
- Khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
- Kết luận chung: Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử
- Lắng nghe
dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào
các việc có ích một cách hợp lí,có hiệu quả.

- Giáo dục HS thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt
hàng ngày.
Hoạt động 3: Củng cố
* Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: “ Cần kiệm liêm
chính”. Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập
đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
- Hỏi : Thế nào là tiết kiệm thời giờ? Tiết kiệm thời giờ có - Trả lời
tác dụng gì ?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Thực hành kĩ năng giữa học
kì I.



×