Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.09 KB, 13 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
......0O0......

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài
số 3: Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về

mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây
dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ
với thực tiễn.

Họ, tên SV: Trần Kim Dương Mã SV: 11211647
Lớp: Triết Mác(121)_36 Khóa: 63 GĐ: D302

Hà Nội -11/2021

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
PHẦN 1. Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức.......................................................................................... 3
1.1 Quan niệm về vật chất và ý thức.......................................................... 3
1.1.1 Vật chất.................................................................................................. 3
1.1.2 Ý thức...................................................................................................... 5
1.2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy
vật biện chứng.............................................................................................................. 6
1.2.1 Vật chất quyết định ý thức.................................................................... 7
1.2.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật


chất....................................................................................................................................... 8
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận chung....................................................... 9
PHẦN 2 : Liên hệ với thực tiễn...................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 13

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN 1. Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức
1.1 Quan niệm về vật chất và ý thức
1.1.1 Vật chất
A. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước
C.Mác về phạm trù vật chất
Định nghĩa một phạm trù, một hiện tượng ln có hoặc là sự khác
nhau nhất định, hoặc là sự khác nhau hoàn toàn phụ thuộc vào những chủ
nghĩa và thời đại khác nhau. Với phạm trù vật chất, chủ nghĩa duy tâm
( khách quan và chủ quan) từ cổ đại đến hiện đại buộc phải thừa nhận sự
tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc
trưng “tự thân tồn tại” của chúng. Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa
nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên nhưng lại cho rằng nguồn gốc
của nó là do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ
quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn
tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình thức tồn tại khác của ý thức. Do
đó, quy sang mặt hình thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người
hoặc là không thể hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngồi của sự
vật, hiện tượng. Nói cách khác, cái nhìn của con người về sự vật, hiện
tượng là nơng cạn, phiến diện, không đào sâu được vào cốt lõi, bản chất
vấn đề. Như vậy, thực chất, các nhà triết học duy tâm đã xuất phát từ cái
thừa nhận sự tồn tại của thế giới nhưng lại để đi đến phủ nhận đặc tính tồn

tại khách quan của vật chất.
Với các nhà triết học duy vật, quan điểm nhất quán từ xưa đến nay
là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới
tự nhiên để giải thích tự nhiên.
Triết học duy vật cổ đại đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể
và xem chúng là khởi nguyên của thế giới. Các nhà triết học như Ta-lét
cho rằng vật chất là nước; A-na-xi-men coi là khơng khí; Hê-ra-clít coi là
lửa. Thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại trong học
thuyết về vật chất là thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và học trị của ơng là Đêmơ-crít.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỉ XVII-XVIII đồng nhất vật
chất với dạng vật chất cụ thể và tính chất của chúng. Các nhà triết học thời
kì đó đã đồng nhất vật chất với khối lượng, coi những định luật cơ học như
những chân lý không thể thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng của thế
giới theo những chuẩn mực thuần thúy cơ học.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phát minh của vật lý học : phát
hiện ra tia X, phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani, phát
hiện ra điện tử, phát hiện ra chất phóng xạ mạnh Pơlơni và rađium đã bác

TIEU LUAN MOI download :


bỏ quan niệm đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất hoặc với
thuộc tính của vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại và cận đại.
Những bước tiến lớn của khoa học tự nhiên một mặt đã khẳng định sự
tồn tại khách quan của vật chất, mặt khác cũng đặt ra những vấn đề mới
cho các nhà khoa học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát,
siêu hình. Những vấn đề đó đã dẫn đến sự hồi nghi tính đúng đắn của chủ
nghĩa duy vật, để rồi những nhà khoa học tự nhiên trượt dài sang chủ nghĩa
tương đối và rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Để chiến thắng thời kì khủng
hoảng về hướng đi này, bắt buộc chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay

thế, khắc phục những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình.
B. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về vật chất
Trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, V.I Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là
một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa vật chất của Lênin bao hàm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên
ngồi ý thức và khơng lệ thuộc vào ý thức : Vật chất là những thứ đã và
đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện
thực chứ không phải hư vơ và hiện thực này tồn tại mang tính khách quan.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con
người thì đem lại cho con người cảm giác : Vật chất luôn biểu hiện sự tồn
tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các thực thể này bằng cách
gián tiếp hoặc trực tiếp sẽ tác động vào các giác quan, mang đến cho con
người cảm giác.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của
nó :
V.I Lê nin đã chỉ rõ mối quan hệ của hiện tượng vật chất và hiện
tượng tinh thần khi chúng cùng tồn tại trong một thế giới. Các hiện tượng
vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần.
Còn các hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy, cảm giác…) lại được sinh ra
từ những hiện tượng vật chất và những gì bao hàm trong hiện tượng tinh
thần (nội dung của nó) chính là sự chụp lại, chép lại là bản sao của những
sự vật, hiện tượng đang tồn tại khách quan.
Định nghĩa của V.I Lênin về phạm trù vật chất cho đến ngày nay vẫn giữ
nguyên giá trị và càng được khẳng định chắc chắn hơn về tính đúng đắn.
V.I Lênin đã giúp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn
tiến nhanh hơn trên con đường phát triển, đồng thời khẳng định giá trị,


TIEU LUAN MOI download :


vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong quá khứ, hiện tại và tương
lai.
1.1.2 Ý thức
Cùng với vật chất, ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được đào sâu
nghiên cứu của triết học. Nhưng tùy theo cách lý giải khác nhau mà cho ra
đời những định nghĩa khác nhau, là cơ sở để hình thành các trường phái
triết học khác nhau, hai đường lối cơ bản đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm.Triết học Mác-Lênin đứng trên tinh thần của chủ
nghĩa duy vật biện chứng kết hợp cùng sự phát triển của khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề ý thức
và mối quan hệ giữa vật chất và vật chất.
Trước hết là ý thức trong quan niệm của chủ nghĩa duy tâm. Ở trường
phái triết học này, các nhà triết học cho rằng ý thức là nguyên thể đầu tiên,
tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối tồn tại, biến đổi của
toàn bộ thế giới vật chất. Chủ nghĩa duy tâm khách quan tuyệt đối hóa vai
trị của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm” hay “ý niệm tuyệt đối” là bản
thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực. Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan
tuyệt đối hóa vai trị của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, “tiên
thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất.
Đến thời kì chủ nghĩa duy vật siêu hình, các nhà duy vật siêu hình
nhìn chung đã có bước tiến hơn khi kiên quyết phủ nhận tính chất siêu tự
nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải
nguồn gốc của ý thức. Tuy nhiên, do sự hạn chế về khoa học cùng sự chi
phối của siêu hình nên những nhà triết học thời kì này đã mắc sai lầm khi
đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý thức là một dạng vật chất đặc biệt,
do vật chất sinh ra.

Phải cho đến khi chủ nghĩa duy vật biện chứng đứng lên giải thích, ý
thức mới có một cái nhìn và cách định nghĩa đúng đắn. C.Mác một mặt
phê phán chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng “ý niệm” có trước, sáng
tạo ra thế giới, mặt khác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý
thức: “Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu
óc con người và cải biến đi ở trong đó.”
Từ đây, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phân định rạch ròi hai
nguồn gốc của ý thức:
Một là nguồn gốc tự nhiên: Dựa trên những tiến bộ của khoa học tự
nhiên, đặc biệt là sinh lý học - thần kinh hiện đại, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng: Ý thức là thuộc tính của vật chất;
nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng
vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Sự xuất hiện con người
và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách
quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Đây là hai điều kiện cơ bản - điều
kiện cần để hình thành nên ý thức.

TIEU LUAN MOI download :


Hai là nguồn gốc xã hội: Theo C.Mác định nghĩa, ý thức thực chất chỉ
là vật chất (những gì tồn tại khách quan) được đưa vào đầu óc con
người( nguồn gốc tự nhiên của ý thức) và cải biến đi ở trong đó. Sự cải
biến này phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học xã hội và những
hoạt động thực tiễn diễn ra trong cuộc sống. Xuất phát từ những đòi hỏi cơ
bản để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu
của mình, từ đó hình thành lao động - hoạt động vật chất của con người. Là
phương thức tồn tại cơ bản của con người, lao động mang tính xã hội đã
làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên
trong xã hội và từ đó, như một điều tất yếu, ngơn ngữ ra đời - hệ thống tín

hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Là yếu tố sau lao động và đồng thời
với lao động, ngơn ngữ khẳng định vai trị quan trọng và bước tiến của
mình trong sự phát triển của xã hội loài người. Ý thức là sản phẩm của xã
hội - lịch sử, do đó nếu khơng có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngơn
ngữ thì ý thức khơng thể hình thành và phát triển được. Nói cách khác, lao
động và ngôn ngữ là hai điều kiện đủ để hình thành nên ý thức.
Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã dựa vào thực tế khách
quan để đưa ra những định nghĩa, lý giải đúng đắn về vấn đề ý thức, nguồn
gốc của ý thức. Đây là nền móng cơ bản cho sự phát triển bền vững của
khoa học và triết học sau này, gạt bỏ những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm
và chủ nghĩa duy vật siêu hình.

1.2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vật biện
chứng
Đứng trên những trường phái triết học khác nhau, xuất phát từ những
hệ tư tưởng, quan điểm khác nhau mà định nghĩa về vật chất và ý thức vẫn
ln có sự đối lập giữa hai trường phái triết học cơ bản là chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa duy vật. Từ đó mà việc lý giải mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức của hai trường phái này luôn tồn tại sự xung đột, đấu tranh với
nhau. Tuy nhiên, từ sự đúng đắn về định nghĩa hai phạm trù vật chất và ý
thức kết hợp cùng quan điểm vũng vàng luôn xuất phát từ khoa học tự
nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng một lần nữa đã lý giải chính xác mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, khắc phục những sai lầm tồn đọng của của
quan niệm duy tâm và siêu hình.
Theo quan điểm triết học Mác- Lênin, vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động
tích cực trở lại vật chất.
Quyết định

VẬT CHẤT


Ý THỨC
Tác động

TIEU LUAN MOI download :


1.2.1 Vật chất quyết định ý thức
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Như đã phân tích ở phần trước, ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất
hiện của con người từ 3 đến 7 triệu năm. Nguồn gốc của ý thức phát triển
từ những điều kiện cơ bản như bộ óc người, sự phản ánh thế giới khách
quan cho đến những đòi hỏi để tồn tại như lao động và ngôn ngữ. Những
điều kiện ấy gắn liền với con người, xuất phát từ con người mà hình thành
nên ý thức. Mặt khác, con người là kết quả của một q trình phát triển,
tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất. Con
người do giới tự nhiên - vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất nhiên, ý thức
- một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự nhiên, vật chất
sinh ra. Như vậy, có thể kết luận rằng : vật chất là cái có trước, cịn ý thức
là cái có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn
gốc sinh ra ý thức. Bộ óc con người là một dạng vật chất có tổ chức cao
nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc
vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực
khách quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra
đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc con người.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Thật vậy, một trong những yếu tố hình thành nên nguồn gốc của ý
thức chính là năng lực phản ánh hiện thực khách quan của bộ óc người.
Nói cách khác, ý thức là tấm gương soi chiếu hiện thực khách quan vào
trong đầu óc con người và chỉ khi thế giới hiện thực (vật chất) vận động,

phát triển theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý
thức mới có nội dung của ý thức. Chính vì vậy, nội dung của ý thức có
phong phú và sâu sắc hay khơng, có phản ánh chính xác, đúng đắn và tức
thời hiện thực hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển cả về bề
rộng và chiều sâu của những hoạt động thực tiễn. Đây là những động lực
mãnh mẽ nhất, tác động sâu rộng đến nội dung ý thức.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính khơng tách rời trong bản chất
của ý thức. Nhưng sự phản ánh của con người không đơn thuần là “chép
lại”, “chụp lại” hay là “phản ánh tâm lý” như động vật mà là sự phản ánh
tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng xem xét thế giới vật chật là thế giới của con người hoạt động thực
tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động vât chất có tính cải biến thế giới của con
người – là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con
người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong
phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến
đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải

TIEU LUAN MOI download :


thay đổi theo. Khi sản xuất xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, ý thức chính trị,
pháp quyền cũng dần thay thế cho ý thức quần cư, cộng đồng thời nguyên
thuỷ. Trong đời sống xã hội, vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
được biểu hiện ở vai trị của kinh tế với xã hội chính trị, đời sống vật chất
đối với đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất, nhưng
về mặt nhận thức luận, cần quán triện sâu sắc tư tưởng biện chứng của V.I.

Lênin rằng “sự đối lập giữa vất chât và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối
trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này chỉ giới hạn
trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì
có sau. Ngồi giới hạn đó thì khơng cịn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó
là tương đối”. Ở đây, tính tương đối của sự đối lập giữa vật chất và ý thức
thể hiện qua mối quan hệ giữa thực thể vật chất đặc biệt – bộ óc con người
và thuộc tính của chính nó.
1.2.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, ta khẳng định ý thức có tính độc lập tương đối bởi lẽ ý thức
là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào đầu óc con người, do vật
chất sinh ra. Tuy nhiên sự phản ánh của ý thức không phải là “chụp lại”,
“chép lại”, là sự sao chép y nguyên đơn thuần mà sự phản ánh mang tính
chất sáng tạo nên khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống riêng”, có quy luật
vận động, phát triển riêng, khơng lệ thuộc máy móc vào vật chất. Xuất
phát từ tính độc lập tương đối này, ý thức khơng chỉ tự tồn tại mà còn tác
động ngược trở lại thế giới vật chất, làm cho thế giới vật chất khách quan
cũng ít nhiều mang màu sắc của ý thức.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Thực tế mà nói, bản thân ý thức khơng thể
làm biến đối hiện thực nhưng thông qua những hoạt động thực tiễn, ý thức
có thể làm biến đổi những điều kiện, hồn cảnh vật chất, từ đó tiến lên
mức cao hơn là biến đổi hiện thực. Điều này thể hiện rất rõ qua quá trình
con người trau dồi hiểu biết, xác định mục tiêu và nỗ lực hết mình với ý
chí quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi mục tiêu đã định sẵn. Đặc biệt,
ý thức càng khẳng định sự tác động mạnh mẽ của nó vào thế giới vật chất
thơng qua thực tiễn khi nó trở thành một thứ vũ khí của cách mạng - soi tỏ
lịng dân, cổ vũ chiến đấu.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành
động của con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con

người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức cũng là một trong
những động lực mạnh mẽ để thúc đẩy vật chất phát triển khi nó phản ánh
đúng đắn hiện thực. Ý thức có thể dự báo, tiên đốn một cách chính xác
cho hiện thực, có thể hình thành nên những lý luận, định hướng đúng đắn,

TIEU LUAN MOI download :


tác động tích cực khi được đưa vào quần chúng nhân dân, là nguồn động
viên, cổ vũ mạnh mẽ, thúc đẩy tiềm năng sáng tạo không ngơi nghỉ.
Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai, xuyên tạc
hiện thực.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn,
nhất là trong thời đại của thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của các cuộc
cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, vai trị
của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức
quan trọng.
Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã lý giải đúng đắn mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trên cơ sở sự phát triển của khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng
định mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù, đồng thời làm nổi bật tính
độc lập, quyết định và tác động qua lại lẫn nhau giữa vật chất và
ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã nhìn nhận đúng đắn giá trị, vai
trò cũng như sức nặng của vật chất và ý thức khi được đặt vào mối quan hệ
với nhau, khắc phục những sai lầm nghiêm trọng như phủ nhận vai trò của
vật chất của chủ nghĩa duy tâm và phủ nhận vai trò của ý thức của chủ
nghĩa siêu hình.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận chung

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin,
rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tơn trọng tính khách quan kết hợp
phát huy tính năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn,
mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát
từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Phải
phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con
người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ,
thiếu tính sáng tạo và phải coi trọng vai trị của ý thức. Để thực hiện
ngun tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động, chủ
quan, chúng ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ xã
hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học,
không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình.

PHẦN 2 : Liên hệ với thực tiễn
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức luôn tồn tại xung quanh ta, trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một ví dụ về vai trị quyết định của vật
chất đối với ý thức được thể hiện trong sự ra đời và tiến lên của thế giới
công nghệ, nhất là cơng nghệ máy tính. Trước đây, con người làm việc
theo hướng thủ công - lấy con người làm trung tâm, làm nguồn lao động
chính, máy móc chỉ mang tính chất hỗ trợ vì chức năng cịn hạn chế, thơ

TIEU LUAN MOI download :


sơ. Con người không biết và không ý thức được về những cỗ máy ưu việt
như ngày nay vì chúng xuất hiện muộn và không được phổ biến trong quá
khứ. Chiếc máy tính đầu tiên Colossus của nước Anh ra đời năm 1943,
chuyên giải mã các tín hiệu của quân Đức, dự đốn đường bay của tên lửa,
… nhưng khơng được cơng bố rộng rãi. Tuy nhiên, đây chính là hạt giống
đầu tiên được gieo cho cơng nghệ máy tính sau này. Chiếc máy tính đầu

tiên (vật chất) ra đời đã được phản ánh vào nhận thức con người (ý thức)
dù chỉ là thiểu số. Song, sự phản ánh này khơng phải là tiếp nhận thụ động,
“chụp lại” hình ảnh cỗ máy ấy để lưu giữ mà đây là sự phản ánh sáng tạo
không ngừng. Ý thức con người ở đây vừa là yếu tố được vật chất quyết
định nhưng cũng đồng thời khẳng định tính độc lập tương đối - chỉ đạo
hoạt động, trở thành bàn đạp thúc đẩy vật chất phát triển lên gấp nhiều lần.
Bằng chứng là đến năm 1946, trên cơ sở tiếp thu sự ra đời của máy tính
Colossus kết hợp cùng sự sáng tạo trong q trình phản ánh, chiếc máy
tính khổng lồ ENIAC được trình làng đã cho thấy những sự phát triển nhất
định của cơng nghệ máy tính, dù đó vẫn là một gã khổng lồ với chức năng
chưa thực sự ưu việt. Điều đáng nói ở đây là khi ENIAC được trình làng
đồng nghĩa với việc máy tính được biết đến rộng rãi, khai mở ra tư duy về
công nghệ cho cộng đồng trên toàn thế giới. Sự phát triển, vận động không
ngừng của vật chất này đã mở rộng, tác động vào tư duy, ý thức của con
người làm ý thức ấy sâu sắc, phong phú và hiểu biết hơn. Đồng thời,
những hạt giống máy tính đầu tiên - đại diện của vật chất cũng quyết định
bản chất “ phản ánh và sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong
phản ánh” của ý thức. Những bước tiến vĩ đại trong lĩnh vực công nghệ
này như phát minh máy tính cá nhân của IBM, sự ra đời của những ông
lớn là Apple với Apple I, II, III, Macbok … và Microsoft đã chứng minh
vai trò quyết định của vật chất với nội dung và bản chất của ý thức.
Ngoài ra, mối quan hệ vật chất quyết định sự vận động, phát triển
của ý thức cũng được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Giai
đoạn 1975-1986 khi mà đất nước vừa lập lại hịa bình, kết thúc chiến tranh,
nền kinh tế bấy giờ là nền kinh tế bao cấp do nhà nước chỉ huy. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ kinh tế tư nhân, hạn chế giao thương mở
cửa. Dù khơng có luật chính thức nhưng xã hội ở thời kỳ đó rất nghi kị đối
với người nước ngồi vì sự khác biệt về tư tưởng và các vấn đề an ninh.
Du lịch không được chú trọng phát triển, xuất nhập cảnh rất gắt gao. Các
loại hình giải trí, sự tiếp cận văn hóa nước ngồi cũng bị hạn chế. Tuy

nhiên, khi nền kinh tế dần đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường hội nhập
như ngày nay, chính trị và xã hội cũng thay đổi như một điều tất yếu. Mở
cửa hội nhập trước hết đã mở rộng quan hệ chính trị với các nước láng
giềng, các nước Phương Tây, tạo đà cho phát triển kinh tế, giáo dục, y tế,...
nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ cơ thế thị
trường hội nhập, nhà nước tăng cường kích cầu du lịch,

TIEU LUAN MOI download :


quảng bá văn hóa, nét đẹp quê hương để thu hút khách du lịch nước ngoài.
Lượng khách du lịch ngoại quốc đến Việt Nam và quay trở lại luôn trên đà
tăng trưởng dù 2 năm trở lại đây đã ít nhiều bị ảnh hưởng do tình hình
phức tạp của đại dịch COVID-19. Đời sống tinh thần và giải trí của người
dân cũng phong phú, hội nhập hơn với thế giới. Những ca sĩ Việt Nam
thành công trên thị trường âm nhạc nước bạn như Sơn Tùng MTP, Mỹ
Tâm, Vũ Cát Tường… Như vậy, khi vật chất thay đổi, ý thức sớm hay
muộn cũng thay đổi theo. Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền
với quá trình biến đổi của vật chất cho nên ý thức đứng yên khi vật thay
đổi, vận động không ngừng là điều không thể.
Việt Nam là đất nước đã đi qua nhiều thăng trầm trong các giai đoạn
lịch sử, có thời kì hưng thịnh nhưng cũng có thời kì khó khăn, có độc lập
tự do nhưng cũng có những ngày tháng bị đơ hộ lầm than. Ở mỗi thời kì,
mỗi giai đoạn, bộ máy chính trị hay nhà nước ta ln có những chính sách,
hướng đi phù hợp. Đã hơn 2 năm kể từ 2019 - khi ca nhiễm Covid-19 đầu
tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam nói riêng và tồn thế giới
nói chung đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề về mọi mặt, đặc biệt
là mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, trong suốt hơn 2 năm,
khi đã có rất nhiều đất nước “vỡ trận”, điêu đứng trước sự lây lan của đại
dịch và sự kiệt quệ của nền kinh tế, Việt Nam đã làm tương đối tốt trong cả

cơng tác phịng chống dịch và củng cố nền kinh tế ít nhiều bị ảnh hưởng.
Nhìn lại cả một quá trình chống dịch đầy gian trn, ta có thể thấy chính
phủ Việt Nam đã thấu hiểu, áp dụng rất sát ý nghĩa phương pháp luận về
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Chủ trương của chính phủ khi đại
dịch mới xuất hiện ở nước ta là nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, truy
vết những ca bệnh đầu tiên. Đồng thời, cho dừng các hoạt động, dịch vụ,
đóng cửa đường bay, cấm xuất nhập cảnh để chặn đứng những nguồn lây
từ bên ngoài. Trong nước rất nhanh đã triển khai tinh thần, biện pháp
phịng dịch đến tồn bộ người dân : Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ
khoảng cách, khai báo y tế... Đồng thời tập trung chữa trị cho những ca
nhiễm F0, theo dõi sát sao các F1, F2. Chính phủ ta đã nhìn vào thực tế
khách quan - dự đốn được đây là loại bệnh dịch phức tạp, nguy hiểm, cần
dồn tồn lực ( kinh tế, chính trị, xã hội) để dập tắt đại dịch, đặt sức khỏe
cộng đồng lên làm ưu tiên số 1. Tất cả các chính sách được triển khai lúc
bấy giờ đều mang tính tức thời, nhanh nhạy, tập trung bảo đảm an tồn mà
khơng làm hoang mang lòng dân. Trải qua nhiều đợt dịch bùng phát tại
những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, vẫn trên quan điểm
khoanh vùng, cách ly triệt để nhanh chóng, nhưng Chính Phủ ta đã linh
hoạt, sáng tạo hơn trong nhiều trường hợp. Chúng ta hợp tác cùng các bác
sĩ từ những nền y học trên thế giới để nghiên cứu về loại Virus này, thảo
luận phác đồ điều trị cho những ca bệnh trong nước và cả những bệnh
nhân nước ngoài. Thời điểm 1 năm sau khi đại dịch bùng phát, nền kinh tế
đặc biệt là xuất nhập khẩu và du lịch gần như tê

TIEU LUAN MOI download :


liệt, GDP có xu hướng giảm, Chính Phủ ta nhận thấy nhiệm vụ cấp bách
thứ hai chỉ sau phòng chống dịch là khôi phục và củng cố nền kinh tế. Khi
đại dịch vẫn cịn ở mức đáng lo ngại, Chính Phủ vẫn giữ nguyên quan

điểm đóng cửa để bảo vệ người dân, đồng thời kích thích nền kinh tế bằng
những chính sách như điều tiết ngân sách, đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, giao thông, phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, lĩnh
vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó , khi tình hình dịch
bệnh đã có những thay đổi khả qua, Chính Phủ trước hết là nới lỏng và
kích cầu du lịch nội địa, sau đó dựa trên tình hình dịch bệnh trong nước và
quốc tế để khởi động những chiến dịch thu hút khách nước ngoài với mục
tiêu chung là hồi sinh ngành du lịch đang điêu đứng. Và cho đến thời điểm
hiện nay, tất cả các tỉnh, thành phố đã gỡ bỏ giãn cách xã hội, một bên tập
trung phòng dịch đồng thời phát triển kinh tế. Như vậy, căn cứ vào thực tế
khách quan của từng thời kì, nhà nước ta ln đưa ra những biện pháp,
chính sách phù hợp : Ưu tiên cái gì hơn cái gì, đẩy mạnh phát triển lĩnh
vực nào trên cơ sở thực tiễn. Không những bám sát thực tế để xây dựng
kết hoạch, Chính Phủ cịn linh hoạt sáng tạo trong chủ trương, vận dụng
nguồn sức mạnh con người tri thức,... để phát triển vả bảo vệ Đất Nước,
nhân dân.
Như vậy, có thể nói, những lý luận triết học Mác - Lênin nói chung và
mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức nói riêng bao hàm trên rất
nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Vật chất là thế giới khách quan quanh ta và
ý thức là thế giới ấy khi được phản ánh vào trong bộ óc kết hợp cùng
những điều kiện xã hội. Mối quan hệ giữa hai phạm trù này cũng tồn tại và
chi phối rất nhiều sự việc, hiện tượng trong cuộc sống của ta. Vì vậy, để có
những quyết định, hướng đi hay đơn giản chỉ là cái nhìn khách quan, chính
xác hơn về cuộc sống, ta cần bám sát lấy triết học, đặc biệt là mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức.

TIEU LUAN MOI download :


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác - Lênin ( Dành cho hệ đại học khơng chun
chính trị), NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.
2. />3. />
TIEU LUAN MOI download :



×